Tiểu luận Công cụ kinh tế quản lý chất thải rẵn

Đặt cọc hoàn trả là người tiêu dùng phải trả một khoản tiền cho chủ cửa hàng khi mua sản phẩm mà sau đó có thể tái chế, tái sử dụng (như bia, nước ngọt đựng trong trai thuỷ tinh, ắc quy ô tô ) khoản tiền này sẽ được hoàn lại nếu sau đó, người tiêu dùng đem trả lại đồ thuỷ tinh, ác quy ôtô cho cửa hàng hoặc một điểm thu gom nào đó để tái chế, tái sử dụng.

Việc phải đặt cọc và có thể nhận lại tiền đã tạo ra chi phí cá nhân bổ sung của việc vứt rác, đó là chi phí cơ hội của việc không lấy lại được tiền. Mức tiền có thể được hoàn lại cho mỗi đơn vị thải là dành đã làm cho chi phí vứt rác tăng lên một khoản là d. Và như vậy, với chi phí thải rác cao hơn, các cá nhân sẽ giảm mức thải và tăng mức tái sử dụng đến mức tối ưu xã hội.

Hệ thống đặt cọc hoàn trả còn tạo ra một thị trường tái sử dụng. Ở nhiều nơi, Nhà nước và tư nhân cũng như rất nhiều lao động trong khu vực kinh tế phi chính thức chuyên môn hoá vào hoạt động thu gom, mua bán và vận chuyển vật liệu có thể tái sử dụng. khi thị trường này lớn hơn và hiệu quả hơn thì cầu về vầt liệu tái sử dụng sẽ tăng lên so với cầu về vật liệu nguyên chất, vì thế sẽ làm tăng tác động tích cực đối với môi trường.

 

doc7 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1951 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Công cụ kinh tế quản lý chất thải rẵn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Công cụ kinh tế quản lý chất thải rẵn Chất thải rắn đô thị (MSW- Municipal Solid Waste) là một loại chất thải rắn tổng hợp ở khu vực đô thị, bao gồm có chất thải sinh hoạt của các hộ gia đình thải ra, chất thải rắn của các hoạt động thương mại và dịch vụ, chất thải của các hoạt động công nghiệp, chất thải rắn từ hoạt động xây dựng, chất thải rắn bệnh viện vv… chúng có một đặc thù riêng và đang trở thành vấn đề quan tâm đặc biệt của nhiều quốc gia trên thế giới trong việc thu gom, vận chuyển, tái chế, tái sử dụng và chôn lấp. Và vấn đề ô nhiễm do chất thải rắn gây ra cần có những công cụ kinh tế hiệu quả giải quyết. Phương pháp kinh tế áp dụng cho các chính sách về môi trường ngày nay đang được áp dụng rộng rãi trong hầu hết các quốc gia công nghiệp hoá. Phương pháp này nhấn mạnh sự ích lợi của các công cụ kinh tế (EI) được dùng để thay đổi thái độ của con người thông qua cơ chế về giá cả. Các công cụ kinh tế được đưa vào nền kinh tế để sữa chữa các sai lầm của thị trường và nó thích ứng tốt với phương pháp chi phí và lợi ích về nguyên lý quản lý. Tuy nhiên các EI không thể làm giảm nhẹ khó khăn về mặt sai lạc thông tin và đòi hỏi sự triển khai cẩn thận, chú ý đến hiệu quả của hệ thống và nhu cầu quản lý tổng hợp. Một loạt các công cụ kinh tế khác nhau để quản lý chất thải rắn được áp dụng trên thế giới là: thuế và phí môi trường; giấy phép chất thải có thể mua bán hay “cota ô nhiễm” ; ký quỹ môi trường; trợ cấp môi trường; nhãn sinh thái. Thuế và phí môi trường Thuế ô nhiễm môi trường: Về mặt lý thuyết, thuế là một khoản chuyển giao thu nhập bắt buộc từ các thể nhân và pháp nhân cho nhà Nước theo mức độ và thời hạn được pháp luật quy định, nhằm sử dụng cho mục đích công cộng. Thuế ô nhiễm môi trường là loại thuế thu được từ các hoạt động sản xất kinh doanh gây ra ô nhiễm môi trường. Loại công cụ này được sử dụng nhằm: một mặt tăng nguồn thu cho ngân sách Nhà nước, mặt khác hạn chế hoặc ngăn chặn tác nhân gây ô nhiễm môi trường tại các đô thị và khu công nghiệp và đảm bảo công bằng xã hội. Đây là công cụ hữu hiệu có tác dụng điều hoà trực tiếp các quan hệ lợi ích giữa xã hội và doanh nghiệp. Từ đó làm lành mạnh các quan hệ xã hội, đồng thời khuyến khích ý thức tiết kiệm, giảm bớt sự lãng phí trong quá trình khai thác sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên và tăng cường biện pháp bảo vệ môi trường. Để phát huy tối đa công cụ tính thuế chúng ta cần coi trọng hai hình thức thu gián tiếp và thu trực tiếp. Việc tính thuế phải dựa trên cơ sở xác định các yếu tố đầu vào hoặc dựa trên các yếu tố đầu ra. Xác định các yếu tố đầu vào của sản xuất hoặc dịch vụ, nguyên nhân có thể gây ô nhiễm môi trường để tính thuế có tác dụng điều chỉnh các hoạt động sản xuất kinh doanh theo hướng tích cực, tạo ra sự hài hoà giữa lợi ích của xã hội và các doanh nghiệp. Cho tới nay trên thế giới đã xuất hiện một số loại thuế ô nhiễm môi trường hoặc các loại thuế liên quan đến bảo vệ môi trường. Loại thuế đầu tiên là thuế Pigou đưa ra năm 1920. Với mục đích của việc thu thuế là nhằm thu hẹp khoảng cách giữa chi phí cá nhân (MC) biên và chi phí xã hội (MSC) biên. Phương pháp chủ yếu là đánh thuế vào từng đơn vị sản phẩm gây ô nhiễm môi trường. Gọi T là mức thuế đánh vào 1 đơn vị chất thải rắn T=MSC-MC Theo Pigou, mức thuế ô nhiễm môi trường phải được xác định theo sản lượng hàng hoá, nó có liên quan đến quy mô sản xuất và lợi nhuận của mỗi doanh nghiệp. Do vậy, để đảm bảo tối đa hoá lợi ích xã hội, doanh nghiệp phải điều chỉnh quy mô sản xuất ở mức tối đạt sản lượng tối ưu (doanh nghiệp phải tính tới chi phí môi trường). Nếu một doanh nghiệp nào đó sản xuất ra một sản lượng sản phẩm hảng hoá nhỏ hơn mức sản lượng tối ưu, thì doanh nghiệp không thu được lợi nhuận tối đa. Ngược lại nếu mức sản lượng của doanh nghiệp lớn hơn mức tối ưu, khi đó lợi nhuận của cận biên mà hãng thu được do việc sản xuất thêm đó sẽ nhỏ hơn mức thuế t* mà doanh nghiệp phải trả cho đơn vị sản phẩm thêm đó và việc này làm cho lợi nhuận doanh nghiệp giảm xuống. Do đó để tối đa hoá lợi ích, doanh nghiệp phải tự điều chỉnh tới quy mô sản lượng ở mức sản xuất tối ưu. Thu phí là việc thu lại khoản chi phí mà xã hội phải bỏ ra để khắc phục các hậu quả về môi trường do chi phí ngoại ứng biên gây ra sẽ có tác dụng không chỉ tăng thu cho ngân sách mà còn kích thích các doanh nghiệp tìm kiếm các giải pháp hạn chế tối đa các nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường. Vấn đề đặt ra đối với việc xác định mức thuế ô nhiễm là: một mặt cần khuyến khích các doanh nghiệp đẩy mạnh sản xuất, không ngừng tăng lợi nhuận; mặt khác phải thực hiện các giải pháp về bảo vệ mội trường. Trong thực tế, việc thực hiện thu thuế gặp rất nhiều khó khăn do việc lựa chọn các chỉ tiêu thích ứng với từng loại sản phẩm của từng lĩnh vực sản xuất kinh doanh. Tính thuế gây ô nhiễm dựa trên các nguyên tắc sau: Tính thuế theo nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả Tính thuế dựa vào khối lượng tiêu thụ các nguyên, nhiên vật liệu đầu vào Tính thuế dựa vào lợi nhuận của doanh nghiệp Tính dựa vào khối lượng sản phẩm được sản xuất ra Tính thuế theo mức độ gây ô nhiễm môi trường Tính thuế theo công thức tổng quát Vấn đề đặt ra là nhà nước phải chọn được phương pháp tính sao cho hợp lý đem lại lợi ích tối đa cho xã hội. Phí ô nhiễm môi trường: Phí là khoản thu của nhà nước, để bù đắp một phần các chi phí cho công tác bảo vệ và quản lý môi trường, đảm bao cho cung cấp dịch vụ trực tiếp cho người nộp phí. Như vậy, khác với thuế ô nhiễm môi trường, phần lớn nguồn thu từ phí sẽ được sử dụng cho công tác bảo vệ môi trường và quản lý môi trường, giải quyết một phần các vấn đề môi trường do những người đóng phí gây ra. Phí xả thải là loại phí đánh vào lượng chất thải thực tế của người sản xuất. Đây là một dạng thuế pigou. Để xác định mức phí tính trên mỗi đơn vị chất thải rắn, người ta phải căn cư vào chi phí cần thiết để làm giảm đơn vị ô nhiễm đó. Khi áp dụng phí xả thải, người gây ô nhiễm sẽ có phản ứng phù hợp để nhằm tối thiểu hoá chi phí của mình. Để đạt một mức thải xác định nào đó, thì Nhà nước cần quy định mức phí thải đúng bằng với chi phí giảm thải cận biên và bằng với chi phí thiệt hại cận biên theo công thức sau: F=MAC=MDC Tuy nhiên trên thực tế áp dụng công thức này, cũng giống như chuẩn mức thải hay công cụ thuế, do không có đủ thông tin vể MAC và MDC nên mức phí quy định có thể cao hơn hoặc thấp hơn phí F và vì thế mà mức thải cuối cùng không chùng với mức tối ưu. Trợ cấp môi trường Trợ cấp thường đựơc sử dụng trong những trường hợp ở những khu vực mà ở đó khó khăn đáng kể về kinh tế. Trợ cấp của nhà nước để xử lý ô nhiễm môi trường do chất thải rắn. Nguyên nhân là trong các hoạt động này lợi ích cá nhân thường thấp hơn lợi ích xã hội, do đó chi phí mà các cá nhân chấp nhân bỏ ra để tiến hành các hoạt động trên không đạt mức cần thiết đối với xã hội. Nhà nước có thể điều chỉnh mức độ hoạt động của cá nhân về đến mức hiệu quả xã hội thông qua mức trợ cấp được xác đính đúng bằng chênh lệch giữa lợi ích cận biên xã hội và lợi ích cận biên cá nhân Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp cụ thể, trợ cấp của Nhà nước không đạt mức hiệu quả mong muốn, nhất là đối với các hoạt động mà lợi ích cá nhân mâu thuẫn với lợi ích xã hội. Trong các doanh nghiệp nếu không có sự dám sát chặt chẽ của các cơ quan chức năng thì hạch toán sẽ không được hạch toán vào toàn bộ chi phí giảm ô nhiễm, mà một phần sẽ được dùng để hạ thấp chi phí cá nhân trong sản xuất nhằm tăng lợi nhuận. Kết quả là trợ cấp không làm giảm ô nhiễm đến mức tối ưu của xã hội mà lại kích thích tăng số lượng doanh nghiệp gây ô nhiễm và tổng mức ô nhiễm có thể tăng lên. Hệ thống đặt cọc- hoàn trả và việc tái sử dụng rác thải rắn Đặt cọc hoàn trả là người tiêu dùng phải trả một khoản tiền cho chủ cửa hàng khi mua sản phẩm mà sau đó có thể tái chế, tái sử dụng (như bia, nước ngọt đựng trong trai thuỷ tinh, ắc quy ô tô…) khoản tiền này sẽ được hoàn lại nếu sau đó, người tiêu dùng đem trả lại đồ thuỷ tinh, ác quy ôtô… cho cửa hàng hoặc một điểm thu gom nào đó để tái chế, tái sử dụng. Việc phải đặt cọc và có thể nhận lại tiền đã tạo ra chi phí cá nhân bổ sung của việc vứt rác, đó là chi phí cơ hội của việc không lấy lại được tiền. Mức tiền có thể được hoàn lại cho mỗi đơn vị thải là dành đã làm cho chi phí vứt rác tăng lên một khoản là d. Và như vậy, với chi phí thải rác cao hơn, các cá nhân sẽ giảm mức thải và tăng mức tái sử dụng đến mức tối ưu xã hội. Hệ thống đặt cọc hoàn trả còn tạo ra một thị trường tái sử dụng. Ở nhiều nơi, Nhà nước và tư nhân cũng như rất nhiều lao động trong khu vực kinh tế phi chính thức chuyên môn hoá vào hoạt động thu gom, mua bán và vận chuyển vật liệu có thể tái sử dụng. khi thị trường này lớn hơn và hiệu quả hơn thì cầu về vầt liệu tái sử dụng sẽ tăng lên so với cầu về vật liệu nguyên chất, vì thế sẽ làm tăng tác động tích cực đối với môi trường. Ký quỹ bảo vệ môi trường Ký quỹ bảo vệ môi trường là việc cá nhân hay tổ chức trước khi tiến hành hoạt động sản xuất hay kinh doanh được xác định là gây ra những thiệt hại cho môi trường phải có nghĩa vụ gửi một khoản tiền hoặc kim khí quí, đá quí họăc các giấy tờ trị giá được bằng tiền vào tài khoản phong toả tại một tổ chức tín dụng nào đó đảm bảo nghĩa vụ phục hồi môi trường do hoạt động sản xuất hay kinh doanh gây ra theo quy định của pháp luật. Số tiền ký quỹ phải lớn hơn hoặc xấp xỉ với kinh phí cần để khắc phục môi trường nếu doanh nghiệp gây ra ô nhiễm hoặc suy thoái môi trường. Trong quá trình hoạt động đầu tư sản xuất, nếu cơ sở có các biện pháp chủ động khắc phục, không để xảy ra ô nhiễm hoặc suy thoái ra môi trường đúng như cam kết, thì số tiền ký quỹ sẽ được hoàn trả lại cho doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp không thực hiện đúng cam kết hoặc phá sản, số tiền trên sẽ được rút ra từ tài khoản ngân hàng chi cho công tác khắc phục sự cố ô nhiễm đồng thời việc đóng cửa doanh nghiệp. Ký quỹ môi trường tạo ra lợi ích, đối với nhà nước không phải đầu tư kinh phí khắc phục môi trường từ ngân sách, khuyến khích xí nghiệp hoạt động bảo vệ môi trường. Xí nghiệp có lợi ích lấy lại vốn khi không xảy ra ô nhiễm suy thoái môi trường. 5.Cô ta gây ô nhiễm “Côta gây ô nhiễm là một loại giấy phép xả thải chất thải có thể chuyển nhượng mà thông qua đó, Nhà nước công nhận quyền các nhà máy, xí nghiệp, vv… được phép thải các chất ô nhiễm vào môi trường”. Nhà nước xác định tổng lượng chất thải gây ô nhiễm tối đa có thể cho phép thải vào môi trường, sau đó phân bổ cho các nguồn thải bằng cách phát hành những giấy phép thải gọi là côta gây ô nhiễm và chính thức công nhận quyền được thải một lượng chất gây ô nhiễm nhất định vào môi trường trong một giai đoạn xác định cho các nguồn thải. Khi có mức phân bố côta gây ô nhiễm ban đầu, người gây ô nhiễm có quyền mua bán côta gây ô nhiễm. Họ có thể linh hoạt chọn lựa giải pháp giảm thiểu mức phát thải chất gây ô nhiễm vào môi trường hoặc đầu tư xử lý ô nhiễm để đạt tiêu chuẩn cho phép. Nghĩa là những người gây ô nhiễm mà chi phí xử lý ô nhiễm thấp hơn so với việc mua côta ô nhiễm thì họ sẽ bán lại côta gây ô nhiễm cho những người gây ô nhiễm có mức chi phí xử lý cao hơn. Như vậy, sự khác nhau về chi phí đầu tứ xử lý ô nhiễm sẽ thúc đẩy quá trình chuyển nhượng côta gây ô nhiễm. Thông qua chuyển nhượng cả người bán và người mua côta gây ô nhiễm đều có thể giảm được chi phí đầu tư cho mục đích bảo vệ môi trường, đảm bảo được chất lượng môi trường. Như vậy sử dụng côta ô nhiễm hạn chế được chất thải rắn của các doanh nghiệp. Nhãn sinh thái “Nhãn sinh thái là một danh hiệu của nhà nước cấp cho các sản phẩm không gây ra ô nhiễm môi trường trong quá trình sản xuất ra sản phẩm hoặc quá trính sử dụng các sản phẩm đó”. Được dán nhãn sinh thái là một sự khẳng định uy tín của sản phẩm và của nhà sản xuất. Vì thế các sản phẩm có nhãn sinh thái thường có sức cạnh tranh cao hơn các sản phẩm cùng loại. Như vậy, nhãn sinh thái là công cụ kinh tế tác động vào nhà sản xuất thông qua phản ứng tâm lý của khách hàng. Do đó, rất nhiều nhà sản xuất đang đầu tư để sản phẩm của mình đựơc công nhận là “sản phẩm xanh”, được dán “nhãn sinh thái” và điều kiện để được dán nhãn sinh thái ngày càng khắt khe hơn. Nhãn sinh thái thường được xem xét và dán cho các sản phẩm tái chế từ phế thải ( nhựa, cao su,…), các sản phẩm thay thế cho các sản phẩm tác động xấu đến môi trường, các sản phẩm có tác động tích cực đến môi trường hoặc hoạt động sản xuất, kinh doanh sản phẩm đó ảnh hưởng tốt đến môi trường. Như vậy nhãn sinh thái là một công cụ kinh tế thúc đẩy các hãng sản xuất sản phẩm sạch làm giảm lượng chất thải rắn tại nguồn.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc31129.doc