MỤC LỤC
1. Sơ lược về đồ hộp 4
1.1 Lịch sử phát triển 4
1.2 Vai trò của ngành đồ hộp 5
1.3 Các loại thực phẩm đóng hộp 6
2. Giới thiệu quy trình sản xuất đồ hộp pate gan 7
2.1 Nguyên liệu 9
2.1.1. Nguyên liệu chính: 9
2.1.2.Phụ gia và các nguyên liệu phụ trong sản xuất pate gan: 10
2.2.2. Làm sạch 15
2.3 Quá trình xử lý sơ bộ bằng cơ học 15
2.3.1 Cắt, xay 15
2.3.2 Chần 16
2.3.3 Ướp muối 19
2.3.4 Băm nhuyễn 19
2.4 Vào hộp 20
2.4.1 Khái quát 20
2.4.2 Mục đích 20
2.4.3 Sơ lược bao bì đồ hộp 20
2.4.4 Yêu cầu bao bì đồ hộp 22
2.5 Quá trình bài khí 23
2.5.1. Khái quát 23
2.5.2. Mục đích 23
2.5.3. Phương pháp bài khí 25
2.5.4 Giới thiệu các thiết bị bài khí 26
2.6 Ghép nắp 26
2.6.1 Khái quát 26
2.6.2 Các mối ghép 26
2.6.3 Cơ cấu ghép 27
2.6.4 Giới thiệu máy ghép nắp 28
2.6.5 Thử độ kín của đồ hộp 32
2.6.6 Xử lý đồ hộp hở 32
2.7 Quá trình thanh trùng 33
2.7.1. Khái quát 33
2.7.2. Mục đích 33
2.7.3. Nguyên lí thanh trùng 33
2.7.4. Phương pháp thanh trùng bằng tác dụng của nhiệt độ 33
2.7.5. Giới thiệu một số thiết bị thanh trùng đồ hộp thịt 36
2.8. Bảo ôn- đóng gói 39
2.8.1. Bảo ôn 39
2.8.2. Đóng gói 39
3.Các dạng hư hỏng của thực phẩm đóng hộp 39
4. Giới thiệu sơ lược các công ty và sản phẩm đồ hộp ở Việt Nam hiện nay 42
5. Kết luận 45
47 trang |
Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 12113 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Công nghệ chế biến đồ hộp thịt, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
bột không có phần háo nước và háo béo. Tinh bột cố định nước trong quá trình tiệt trùng (sự hồ hóa của tinh bột), tinh bột hỗ trợ ổn định của nhũ tương. Gelatin đôi khi cũng được dùng làm tăng độ mềm của sản phẩm và hỗ trợ sự cố định của nước trong hệ nhũ tương trong quá trình xử lí nhiệt.
Đường:
Sử dụng đường RE đạt tiêu chuẩn:
Chỉ tiêu đường sử dụng trong chế biến thực phẩm
Thành phần
Chỉ tiêu %
Saccharose
99.7
Ẩm
0.15
Tro
0.15
Đường khử
0.15
pH
7
Màu sắc
Trắng
2.2. Rửa và làm sạch nguyên liệu
2.2.1. Rửa
Mục đích: loại trừ các tạp chất, bụi,cát, đất bám xung quanh, đồng thời giảm một lượng lớn vi sinh vật.
Nguyên liệu sau khi rửa: sạch, ít bị tổn thất chất dinh dưỡng (tránh tiếp xúc lâu với nước)
Chỉ tiêu vật lý
Tiêu chuẩn
Mùi vị
Không
Độ trong (ống Dienert)
100ml
Màu sắc (thang màu coban)
50
Chỉ tiêu hóa học
Tiêu chuẩn
pH
6.0 – 7.8
CaO
50 – 100mg/l
MgO
50mg/l
Fe2O3
0.3mg/l
MnO
0.2mg/l
BO43-
1.2 – 2.5mg/l
SO42-
0.5mg/l
NH4+
0.1 – 0.3mg/l
NO2-
Không
NO3-
Không
Pb
0.1mg/l
As
0.05mg/l
Cu
2mg/l
Zn
5mg/l
F
0.3 – 0.5mg/l
Chỉ tiêu vi sinh
Tiêu chuẩn
Tổng số vsv hiếu khí
<100cfu/ml
Chỉ số coli
<20
Chuẩn số coli
>50
VSV gây bệnh
Không
Quá trình rửa chia làm 2 giai đoạn:
Ngâm cho bở các cáu bẩn
Xối nước cho sạch hết bẩn
Thời gian rửa phụ thuộc vào giai đoạn đầu tức là phụ thuộc vào tính chất hóa lý của chất bẩn, sức bám chặt của nó vào nguyên liệu rửa và khả năng tác dụng của dung dịch rửa.
2.2.2. Làm sạch
Quá trình làm sạch nhằm loại bỏ các phần không ăn được hoặc có giá trị dinh dưỡng thấp của nguyên liệu như: lông. Để nâng cao gía trị của sản phẩm, đồng thời có quá trình chế biến liên tục được thuận lợi như khả năng xay, nghiền được dễ hơn. Do hình dạng, cấu trúc nguyên liệu khác nhau và phức tạp nên quá trình làm sạch nguyên liệu thường tiến hành bằng phương pháp thủ công.
2.3 Quá trình xử lý sơ bộ bằng cơ học
Trong sản xuất đồ hộp người ta dùng tác dụng cơ học để làm thay đổi kích thước, hình dáng nguyên liệu thành dạng nhỏ và đông đều theo yêu cầu của từng loại sản phẩm. Quá trình này nếu thực hiện bằng tay sẽ tốn nhiều công sức, mức độ đồng đều kém. Vì vậy, người ta thường dùng máy để nâng cao năng suất và đảm bảo tính chất đồng đều của nguyên liệu sau khi làm nhỏ. Quá trình làm nhỏ phổ biến trong sản xuất đồ hộp thực phẩm: Cắt, xay, nghiền, đồng hóa.
2.3.1 Cắt, xay
Tùy theo mục đích làm nhỏ và đặc tính nguyên liệu, người ta dùng các loại dao: Thẳng, dao đĩa hay dao cong. Về cấu tạo lưỡi dao, có 2 loại: Lưỡi dao phẳng để cắt nguyên liệu mềm, lưỡi răng cưa để cắt nguyên liệu cứng.
+ Để nghiền nhỏ nguyên liệu, người ta thường dùng nhiều nguyên tắc khác nhau như đập nhỏ, xé nhỏ, bẻ nhỏ...Theo nguyên tắc này hay nguyên tắc khác là tùy theo từng loại nguyên liệu và tùy theo yêu cầu của từng quá trình kỹ thuật sản xuất.
Trong sản xuất đồ hộp, tùy theo mức độ nghiền nhỏ của nguyên liệu mà chúng ta có thể chia ra: Nghiền nhỏ, nghiền mịn... Nghiền nhỏ là nghiền đến kích thước tối thiểu 1,00 mm, thường gặp ở các máy xay thịt. Nghiền đến kích thước 0,5 mm hoặc 0,01 mm, thường gặp khi qua máy chà, máy đồng hóa .
2.3.2 Chần
2.3.2.1. Khái quát
Trong quá trình chế biến đồ hộp, nhiều loại nguyên liệu trong chế biến sơ bộ bằng cơ học, cũng như trước khi cho vào bao bì được xử lý bằng nhiệt. Người ta nhúng nguyên liệu vào nước hay dung dịch, hay xử lý nguyên liệu bằng hơi nước, tùy theo tính chất nguyên liệu và yêu cầu chế biến, ở nhiệt độ 75 – 1000C, trong thời gian 3 - 15 phút.
Các yếu tố ảnh hưởng đến thời gian chần, hấp, đun nóng: trong quá trình chần, hấp, đun nóng ngoài mục đích vô hoạt enzyme, còn phải đảm bảo chất lượng sản phẩm, nên thực phẩm phải được gia nhiệt nhanh. Do đó, việc lựa chọn nhiệt độ và thời gian phù hợp cho mỗi loại nguyên liệu có ý nghĩa rất quan trọng và thời gian gia nhiệt phụ thuộc vào các yếu tố:
• Loại nguyên liệu
• Kích thước nguyên liệu
• Nhiệt độ gia nhiệt
• Phương thức gia nhiệt
Sau khi chần, hấp xong cần làm nguội nhanh.
Hấp thì tổn thất chất dinh dưỡng ít hơn chần, nhưng trong thực tế sản xuất, người ta thường chần vì thao tác thuận tiện, thiết bị đơn giản, truyền nhiệt tốt hơn khi hấp.
Chần hấp nguyên liệu nhằm các mục đích:
- Đình chỉ các quá trình sinh hóa xảy ra trong nguyên liệu, giữ màu sắc của nguyên liệu không hoặc ít bị biến đổi
Đối với nguyên liệu động vật, quá trình chần, hấp làm cho quá trình phân giải bị đình chỉ.
- Làm thay đổi trọng lượng và thể tích của nguyên liệu để các quá trình chế biến tiếp theo được thuận lợi Với nguyên liệu giàu protid, do bị đông tụ dưới tác dụng của nhiệt, sẽ làm giảm thể tích và trọng lượng. Sự thay đổi trọng lượng và thể tích của nguyên liệu sau khi gia nhiệt làm cho sản phẩm ổn định, đáp ứng các yêu cầu về tỉ lệ cái - nước và thành phần các cấu tử trong hộp.
- Giảm tỉ lệ tổn thất nguyên liệu và nâng cao hiệu suất chế biến
Đối với nguyên liệu động vật, khi xử lý nhiệt thì colagen chuyển thành gelatin do đó nâng cao hiệu suất chế biến.
- Đuổi khí có trong gian bào của nguyên liệu
Nhằm hạn chế tác dụng của Oxy xảy ra trong hộp, tránh phồng hộp, ăn mòn vỏ hộp sắt, oxy hóa vitamin...Chần còn làm giảm các chất có mùi vị không thích hợp như vị đắng (măng, cà tím) các hợp chất lưu huỳnh (rau cải, cải bắp, gia cầm)
- Làm giảm lượng vi sinh vật bám trên bề mặt của nguyên liệu
Mặc dù xử lý ở nhiệt độ không cao lắm, với thời gian không dài, nhưng có thể
tiêu diệt một số vi sinh vật kém chịu nhiệt bám trên bề mặt nguyên liệu.
2.3.2.3. Ảnh hưởng của quá trình chần, hấp đến chất lượng sản phẩm
Về dinh dưỡng
Trong quá trình chần, hấp, chất lượng sản phẩm giảm không nhiều. Sự mất mát chất dinh dưỡng thường do hòa tan hơn là bị biến đổi. Các chất khoáng, vitamin cũng như một số các cấu tử hòa tan bị hoà tan trong nước chần.
Lượng các cấu tử hòa tan phụ thuộc vào các yếu tố sau:
- Môi trường chất tải nhiệt (nước, hơi nước hay không khí nóng): quá trình hấp sẽ tổn thất chất hoà tan ít hơn chần, tuy nhiên cấu tạo thiết bị phức tạp và chi phí tốn kém hơn.
- Nhiệt độ, thời gian chần, hấp: nhiệt độ càng cao, thời gian càng dài, sẽ tổn thất
dinh dưỡng càng nhiều.
- Nồng độ chất tan có trong nước chần: nước chần chứa nhiều chất hữu cơ, chất tan sẽ ít hòa tan vào nước hơn (Nếu chần trong môi trường có chứa sẵn chất tan, thì chất tan trong nguyên liệu ít hòa tan vào nước chần hơn) Có thể chần trong dung dịch đường hoặc muối.
- Diện tích tiếp xúc giữa nguyên liệu và nước chần: diện tích tiếp xúc càng lớn, tổn thất chất tan càng nhiều. Loại củ và hạt ít tổn thất chất tan hơn rau.
Về mùi vị
Các chất mùi thường hiện diện trong nguyên liệu là các hợp chất ester dễ bay hơi. Vì vậy, mùi vị giảm một ít sau khi chần, hấp.
Về cấu trúc
Đối với một số sản phẩm thì quá trình chần, hấp, làm mềm cấu trúc không mong muốn. Mà một trong những nguyên nhân làm mềm cấu trúc là do colagen biến thành gelatin, làm cho bì có độ dai nhất định phù hợp với quá trình chế biến đồ hộp gan.
2.3.2.4.Giới thiệu thiết bị chần, hấp :
Thiết bị chần, hấp được phân loại theo các nguyên tắc
- Làm việc gián đoạn hay liên tục
- Trong chân không, áp suất thường hay áp suất cao
Thiết bị thường có một băng tải đặt trong thùng chứa nước hay phun hơi, hơi nước theo ống phun vào thùng hay phòng hấp, băng tải di chuyển với tốc độ sao cho khi qua thiết bị, nguyên liệu đã được chần đạt yêu cầu.
2.3.3 Ướp muối
Gan sau khi xay được đem đi ướp muối. Quá trình ướp gan được trộn đều với gia vị. Mục đích ướp muối là để tạo màu, mùi, vị cho sản phẩm sau này. Quá trình ướp muối có tác dụng quan trọng đến chất lượng của paté. Nếu ở nhiệt độ thường, thời gian ướp muối khoảng 1 giờ.
2.3.4 Băm nhuyễn
Băm nhuyễn là làm tơi, mịn các thực phẩm lỏng (làm cho các phần tử của sản phẩm có kích thước rất nhỏ, giảm từ 265 µm đến vài chục micrometer) nhằm tăng độ mịn của sản phẩm, làm cho sản phẩm không bị phân lớp.
Máy Băm nhuyễn: nguyên tắc làm việc của máy là dùng áp lực cao, đẩy sản phẩm đi qua các khe hở rất nhỏ (áp suất của sản phẩm vào khoảng 150 kg/cm2và khi ra khỏi khe nhỏ chỉ còn khoảng 2 - 3 kg/cm2) Khi thay đổi áp suất một cách đột ngột và tốc độ tăng lên nhiều, làm cho sản phẩm bị tơi nhỏ ra.
Kích thước của khe hở có thể điều chỉnh được từ 0,1 - 0,15 mm. Tốc độ chuyển động của sản phẩm qua khe hở: 150 - 200 m/s.
Thịt, da lợn sau khi chần, hành sau khi xay, gan sau khi ướp muối và các nguyên liệu khác được phối trộn và băm nhuyễn nhằm mục đích tăng độ mịn của pate, tăng độ đồng đều và khả năng liên kết các cấc tử. Yêu cầu sau khi băm nhuyễn khối thực phẩm phải mịn, đồng đều
2.4 Vào hộp
2.4.1 Khái quát
Vào hộp là quá trình cho bán thành phẩm (khối thực phẩm đã được băm nhuyễn) và các phụ gia vào hộp theo đúng trình tự sao cho sản phẩm có hình thức thích hợp, đủ khối lượng và thành phần theo quy định
2.4.2 Mục đích
Mục đích của quá trình xếp hộp là tạo hình thức gọn, đẹp mắt, ổn định các thành phần trong hộp nhằm chuẩn bị tốt cho quá trình hấp cũng như quá trình thanh trùng sau này.
Khi cho khối thực phẩm đã băm nhuyễn vào hộp phải đạt các yêu cầu sau: Đảm bảo khối lượng tịnh và các thành phần của hộp theo tỉ lệ qui định., phải có hình thức trình bày đẹp mắt và đảm bảo các yêu cầu về điều kiện vệ sinh, đảm bảo hệ số truyền nhiệt và có điều kiện thuận lợi để tiệt trùng và bảo quản, không lẫn các tạp chất lạ vào trong hộp.
Khối lượng tịnh của đồ hộp là tổng số khối lượng sản phẩm đựng trong bao bì. Muốn đảm bảo khối lượng tịnh, người ta phải cân sản phẩm trước khi xếp vào hộp, hoặc xếp đầy hộp rồi cân và điều chỉnh khối lượng tịnh của từng cỡ hộp, được phép có sai số :
Đối với hộp có dung lượng trên 1kg là: ± 3%
Đối với hộp có dung lượng dưới 1kg là: ± 5%
2.4.3 Sơ lược bao bì đồ hộp
Trong sản xuất đồ hộp thường sử dụng 2 nhóm bao bì :
Bao bì gián tiếp:
Để đựng các đồ hộp thành phẩm, tạo thành các kiện hàng, thường là những thùng gỗ kín hay nan thưa hay thùng carton.
Bao bì trực tiếp:
Tiếp xúc với thực phẩm, cùng với thực phẩm tạo thành một đơn vị sản phẩm hàng hóa hoàn chỉnh và thống nhất, thường được gọi là bao bì đồ hộp. Trong nhóm này, căn cứ theo vật liệu bao bì, lại chia làm các loại : bao bì kim loại, bao bì thủy tinh, bao bì bằng chất trùng hợp, bao bì giấy nhiều lớp…:
Bao bì kim loại:
Đã được sử dụng trên 200 năm và vẫn đang là một trong những loại bao bì kinh tế, thân thiện với môi trường nhất và độ bền cơ học tốt, khả năng chống ẩm, không khí và côn trùng đều tốt. Với những đột phá trong thiết kế đã đảm bảo cho loại bao bì này 1 vi trí vững chắc trong thị trường tiêu dùng. Bao bì kim loại hoàn toàn có thể tái chế và thời gian tái chế nhanh gấp 2,5 lần so với những loại bao bì khác.Những loại hộp bằng thép có thể tái sử dụng nhiều lần mà không mất đi độ bền và chất lượng. Loại bao bì này còn có khả năng truyền nhiệt tốt nhưng cũng có một số điểm hạn chế là có độ bền hóa học kém hay bị rỉ và bị ăn mòn. Hiện nay đa số các bao bì kim loại làm từ sắt tây có tráng thêm lớp thiếc ở mỗi bên mặt và nhiều lớp phủ khác để chống sự mài mòn bởi sàn phẩm và độ ẩm môi trường,
Bao bì thủy tinh:
Thì bền vững về mặt hóa học, hình thức đẹp, nhưng có nhược điểm cơ bản là nặng, dễ vỡ và truyền nhiệt kém
Bao bì giấy nhiều lớp:
Với 2 tính chất chống thấm và chịu đựng (va chạm và sự tiếp xúc với thực phẩm) là loại bao bì màng ghép, gồm có các lớp sau ( dùng bao bì phức hợp ):
Lớp ngoài cùng là PE: chống ẩm
Lớp mực in (cellophane): dễ in
Lớp giấy: tăng cứng cho bao bì
Lớp PE: nối kết giữa lớp giấy và lớp nhôm ở trong cùng
Lớp nhôm: ngăn ẩm, giữ mùi, ngăn sáng
Chất trùng hợp
Có loại chịu được tác dụng của nhiệt độ cao, có loại không chịu được tác dụng của nhiệt. Có ưu điểm là nhẹ, dễ gia công, rẻ tiền.
Bao bì kim loại
Bao bì thủy tinh
2.4.4 Yêu cầu bao bì đồ hộp
Không gây độc cho thực phẩm, không làm cho thực phẩm biến đổi chất lượng, không gây mùi vị, màu sắc lạ cho thực phẩm.
Bền đối với tác dụng của thực phẩm.
Chịu được nhiệt độ và áp suất cao.
Truyền nhiệt tốt, chắc chắn, nhẹ.
Dễ gia công, rẻ tiền.
Hình thức hấp dẫn, thích hợp với sản phẩm.
Sử dụng vận chuyển, bảo quản tiện lợi.
2.5 Quá trình bài khí
2.5.1. Khái quát
Trong quá trình chế biến cơ học và vận chuyển các bán chế phẩm hoặc rót khối thực phẩm vào hộp, không khí có thể xâm nhập hoặc lẫn vào trong khối thực phẩm nhiều hay ít.
Mặt khác, không bao giờ được xếp đầy thực phẩm vào hộp mà luôn luôn còn một khoảng không gian nhỏ gọi là khoảng không đỉnh hộp chứa đầy không khí và hơi nước
Chất khí tồn tại trong khối thực phẩm trong hộp gồm 2 dạng: tự do và liên kết. Khí ở dạng tự do dễ dàng tách ra hơn.
Cần loại bỏ những chất khí tồn tại bên trong khối thực phẩm và khoảng không đỉnh hộp vì những hậu quả không mong muốn có thể xảy ra
Quá trình bài khí là quá trình loại bỏ chất khí tồn tại bên trog khối thực phẩm và cả phần không khí trong khoảng không đỉnh hộp trước khi đem ghép mí.
2.5.2. Mục đích
Tiến hành bài khí trong sản xuất đồ hộp nhằm các mục đích sau đây:
- Giảm áp suất bên trong đồ hộp khi thanh trùng
Nguyên nhân làm tăng áp suất bên trong đồ hộp khi thanh trùng chủ yếu là do tồn tại lượng không khí trong đồ hộp đó sau khi ghép mí.
Áp suất trong hộp khi thanh trùng bằng tổng áp suất riêng phần của không khí, áp suất riêng phần của hơi nước và áp suất do sản phẩm dãn nở. Khi áp suất tổng cộng ấy bằng 1.96-3,92.105N/m2 (2-4at) có thể làm hỏng hộp. Bài khí sẽ làm giảm áp suất trong hộp, nên hộp khi thanh trùng không bị biến dạng hay hư hỏng hộp.
- Hạn chế sự oxy hóa các chất dinh dưỡng của thực phẩm
Oxy của không khí còn tồn tại trong đồ hộp làm cho các quá trình oxy hóa xảy ra mạnh, tổn thất vitamin C, các chất hữu cơ bị oxy hóa làm thay đổi hương vị, màu sắc của thực phẩm trong đồ hộp đó.
- Hạn chế sự phát triển của các vi khuẩn hiếu khí còn tồn tại trong đồ hộp
Sau khi thanh trùng đồ hộp, trong số các loại vi sinh vật còn sống, tồn tại các vi sinh vật hiếu khí và nha bào của nó. Nếu trong môi trường còn nhiều oxy, các vi sinh vật đó có điều kiện phát triển, gây hư hỏng đồ hộp. Khi bài khí, các vi sinh vật hiếu khí không có điều kiện phát triển, nên dù còn sống cũng không gây hư hỏng đồ hộp.
- Hạn chế hiện tượng ăn mòn sắt tây
Hộp sắt tây, nếu trong môi trường acid, các lỗ nhỏ không phủ thiếc trên bề mặt, sẽ tạo ra những cặp pin li ti mà hai điện cực là sắt và thiếc. Khi dòng điện chạy từ cực dương sang cực âm, đẩy hydro thoát ra dung dịch đến bám vào cực âm, tạo thành một màng bảo vệ cực âm, hạn chế sự phân cực của pin và tiến tới làm ngừng quá trình ăn mòn. Nhưng nếu trong hộp còn oxy, oxy phản ứng ngay với hydro phá hủy màng bảo vệ, dòng điện tiếp tục chạy và diễn ra quá trình ăn mòn. Do đó, bài khí thì hiện tương ăn mòn sẽ bị hạn chế.
- Tạo độ chân không trong đồ hộp khi đã làm nguội
Đồ hộp thực phẩm cần phải có một độ chân không nhất định, để khi vận chuyển, bảo quản trong các điều kiện kí hậu khác nhau; đồ hộp không có các biểu hiện phòng đáy, nắp, để người sử dụng có thể phân biệt được đồ hộp tốt hay xấu do các vi sinh vật tạo thành khí gây ra. Vì vậy độ chân không được coi là một chỉ số phẩm chất của đồ hộp. Độ chân không thường là 3,22-5,98.10N/m2 (250-450 mmHg) trường hợp đặc biệt mới tới 8,65-9,05.104 N/m2 (650-680 mmHg)
Ở Nhật bản, áp dau16t trong hộp yêu cầu chỉ còn 1,06.104 N/m2 (hay 80 mmHg)
2.5.3. Phương pháp bài khí
Trong sản xuất đồ hộp người ta dùng nhiều phương pháp bài khí khác nhau, các phương pháp này chia làm hai nhóm: Phương pháp bài khí bằng nhiệt và phương pháp bằng chân không.
Phương pháp bài khí bằng nhiệt
Cho thực phẩm vào hộp, gia nhiệt (từ 80-900C) trước khi đem đi ghép mí. Nhờ gia nhiệt không khí trong khối thực phẩm sẽ thoát ra ngoài, hơi nước từ thực phẩm bay lên thế chỗ của phần không khí trên khoảng không đỉnh hộp. Sau đấy, các hộp được đem đi ghép mí ngay, khi đồ hộp nguội hơi nước trong hộp ngưng tụ và sẽ tạo ra độ chân không.
Đơn giản và thuận tiện hơn là cho thực phẩm đã được gia nhiệt vào bao bì rồi ghép mí. Phương pháp này thích hợp cho thực phẩm là một thể thống nhất như nước rau quả , tương quả, mức mịn...Tuy nhiên, với thực phẩm không đồng nhất cách này không cho hiểu quả bài khí tốt.
Ngoài ra còn các phương pháp khác như:
Phương pháp dùng tia hồng ngoại bài khí (dùng cho các đồ hộp thủy tinh). Phương pháp bài khí không hiệu quả nếu trong khối thực phẩm còn lẫn nhiều không khí.
Phương pháp bài khí bằng phun hơi nước. Dùng hơi nước phun vào khoảng không đỉnh hộp trước khi ghép kín, hơi nước sẽ đẩy không khí ra ngoài, sau khi ghép kín và làm nguội, hơi nước đó ngưng tụ và tạo độ chân không trong hộp. Phương pháp này chỉ nên áp dụng cho thực phẩm lỏng, nếu áp dụng cho thực phẩm đặc sẽ làm xấu hình thức phía trên của nó.
Phương pháp bài khí bằng chân không: Người ta dùng bơm chân không để hút không khí ra khỏi hộp trong một ngăn kín của máy ghép mí và lập tức ghép mí ngay. Phương pháp này áp dụng cho bao bì sắt tây và cả đồ hộp thủy tinh.
2.5.4 Giới thiệu các thiết bị bài khí
Thiết bị bài khí ly tâm
Thiết bị bài khí kiểu phun
Thiết bị bài khí kiểu màng
2.6 Ghép nắp
2.6.1 Khái quát
Ghép nắp là một quá trình quan trọng trong quá trình chế biến pate do ảnh hưởng đến thời hạn sử dụng của sản phẩm. Quá trình ghép nắp (còn được gọi là ghép mí hay ghép kín) là quá trình ghép kín nắp với bao bì bằng máy ghép mí nhằm ngăn cách hoàn toàn sản phẩm thực phẩm trong hộp với môi trường không khí và vi sinh vật bên ngoài. Vì thế, nắp hộp phải được ghép thật chặt, kín và chắc chắn vào bao bì.
2.6.2 Các mối ghép
Phần lớn các bao bì thường là bao bì kim loại hay thuỷ tinh và nắp được ghép kín vào bao bì bằng các mối ghép. Dựa vào chất liệu của bao bì sản phẩm thực phẩm, ta có hai mối ghép cơ bản là mối ghép đơn và mối ghép kép.
Mối ghép đơn
Khi ghép kín nắp bao bì thủy tinh bằng sắt, người ta dùng mối ghép đơn để ghép kín.
Mối ghép kép
Đối với ghép nắp hộp sắt người ta ghép kín bằng mối ghép kép nghĩa là chỗ mí hộp sẽ do thân và nắp cùng cuộn lại.
Đây là mối ghép phổ biến hiện nay vì hầu hết người ta dùng nắp và bao bì bằng kim loại mà chủ yếu là sắt tây do dễ tái chế và độ bền cơ học cao.
2.6.3 Cơ cấu ghép
Để ghép kín hộp người ta dùng hai con lăn. Sự khác nhau về độ sâu của rãnh đã tạo nên các chức năng riêng cho từng con lăn. Con lăn cuộn có rãnh sâu để ghép sơ bộ: làm cho nắp và mép hộp gập vào nhau và cuộn lại, nắp hộp vẫn có thể xoay được nhưng không tháo ra được. Đối với con lăn ép có rãnh nông để ghép kín tức là ép cho mí hộp chắc lại. Khi đó nắp hộp không xoay được và cũng không tháo ra được, tạo mối ghép kín hoàn toàn.
Con lăn cuộn Con lăn ép
Cho vào máy ghép Qua con lăn cuộn Qua con lăn ép
Quá trình thực hiện mối ghép kép
Mặt cắt ngang của hộp đã ghép kín
2.6.4 Giới thiệu máy ghép nắp
Hiện nay có rất nhiều loại máy ghép có cấu tạo khác nhau, tuy nhiên quá trình tạo ra mối ghép và nguyên tắc truyền động đều giống nhau.
Có thể chia các máy ghép nắp làm 4loại chính:
- Máy ghép thủ công : Năng suất của máy là 6 - 10 hộp /phút, cao nhất không quá 20 hộp /phút.
- Máy ghép bán tự động : Năng suất 20 - 25 hộp / phút.
- Máy ghép tự động : Năng suất 120 hộp / phút.
- Máy ghép tự động chân không.
Cấu tạo hế thống ghép nắp hộp kim loại (Bán tự động)
1. Đông cơ điện
2. Bánh răng
3. Con lăn
4. Hộp
5. Mâm
6. Trục mâm
7. Cơ cấu đưa con lăn tiến sát vào máy
8. Bàn đạp
Máy ghép nắp bán tự động
Máy ghép nắp tự động
2.6.5 Thử độ kín của đồ hộp
Đồ hộp sau khi ghép kín thường còn phải kiểm tra độ kín theo từng chu kỳ của thời gian sản xuất. Trong một ca sản xuất phải lấy mẫu 2 - 3 lần để kiểm tra độ kín. Có thể tiến hành thử độ kín của đồ hộp theo một trong các phương pháp sau :
- Phương pháp ngâm trong nước nóng: Dùng để kiểm tra độ kín của đồ hộp sắt trong điều kiện phân xưởng: Rửa sạch hộp bằng nước nóng và xà phòng, để đứng thành một lớp trong chậu thủy tinh to có đựng nước nóng ở nhiệt độ không dưới 850C. Lượng nước nóng gấp khoảng 4 lần thể tích các hộp, mực nước phải ở trên mặt hộp từ 25 - 30 cm. Hộp để trong nước nóng từ 5 - 7 phút. Lúc đầu để đáy xuống, sau lật ngược, để nắp xuống dưới. Sau đó quan sát, nếu thấy bọt khí trong hộp thoát ra hàng loạt hoặc thoát ra đều đặn ở cùng một chỗ, thì hộp coi như bị hở.
- Phương pháp hút chân không: Dùng khăn tẩm ít xăng chùi kĩ hộp đặc biệt là ở mối ghép. Cho 1-3 hộp vào bình thủy tinh của máy hút chân không, rót nước vừa mới sôi trong 15 phút và đã làm nguội đến 40 - 450C vào bình đủ làm ngập hộp. Đậy kín bình và cho bơm chân không hoạt động, khi áp suất tuyệt đối đạt 35000 N/m2.
Trong quá trình chân không,quan sát từng hộp xem có bọt khí thoát ra không. Nếu có bọt phun ra hàng loạt hoặc phun ra đều đặn ở cùng một chỗ thì hộp coi như bị hở. Bọt xuất hiện lẻ tẻ không phải là dấu hiệu của hộp hở.
Mặt khác, do chênh lệch áp suất giữa bên trong và bên ngoài hộp, làm cho nắp hộp phồng lên nếu hộp kín. Và nước trong sản phẩm có thể theo chỗ hở rỉ ra ngoài trong trường hợp mối ghép không kín.
Không được dùng nước chưa sôi để kiểm tra độ kín vì như thế khi hút chân không trong bình chứa hộp sẽ dính đầy bọt và bọt sẽ thoát ra ở nhiều chỗ, làm sai việc kiểm tra.
2.6.6 Xử lý đồ hộp hở
Trường hợp phát hiện đuợc đồ hộp ghép không kín trước khi thanh trùng, cần phải điều chỉnh máy ghép kịp thời và có thể mở đồ hộp đó để chế biến lại hay chế biến thành các sản phẩm phụ.
Trường hợp phát hiện được đồ hộp ghép không kín sau khi thanh trùng, thì các đồ hộp đó đưa đi chế biến thành sản phẩm phụ.
2.7 Quá trình thanh trùng
2.7.1. Khái quát
Trong sản xuất đồ hộp thực phẩm, thanh trùng là một quá trình quan trọng, có tác dụng quyết định tới khả năng bảo quản và chất lượng của thực phẩm
Thanh trùng là quá trình gia nhiệt thực phẩm nhằm tiêu diệt những vi sinh vật gây hại như vi khuẩn, virus, nấm men, nấm mốc.
2.7.2. Mục đích
Thanh trùng nhằm mục đích tiêu diệt vi sinh vật và các hệ enzym có trong nó để bảo quản sản phẩm lâu hơn và tạo hương vị riêng cho sản phẩm đồ hộp.
Tuy nhiên, quá trình thanh trùng không cần đạt độ vô trùng tuyệt đối mà chỉ cần đạt được độ vô trùng thương phẩm, nghĩa là trong đồ hộp có thể còn một số vi sinh vật không gây hại nhưng không được tồn tại các loại vi sinh vật có chứa độc tố gây hư hỏng, ngộ độc thực phẩm.
2.7.3. Nguyên lí thanh trùng
Thanh trùng là biện pháp cất giữ thực phẩm theo nguyên lý tiêu diệt mầm móng gây hư hỏng thực phẩm (nguyên tắc đình chỉ sự sống): thực phẩm qua nhiệt độ cao làm cho protid thực phẩm và protid của bản thân vi sinh vật đều bị kết tủa lại. Do đó đại bộ phận vi sinh vật bị chết và các enzym của tổ chức bị phá hủy
2.7.4. Phương pháp thanh trùng bằng tác dụng của nhiệt độ
Thanh trùng bằng nhiệt độ cao của nước nóng và hơi nước nóng là phương pháp thanh trùng phổ biến nhất trong sản xuất đồ hộp.
Khi nâng nhiệt độ của môi trường quá nhiệt độ tối thích của vi sinh vật thì hoạt động của vi sinh vật bị chậm lại. Ở nhiệt độ cao, protid của chất nguyên sinh của vi sinh vật bị đông tụ làm cho vi sinh vật bị chết. Quá trình đông tụ protid này không thuận nghịch, nên hoạt động của vi sinh vật không phục hồi sau khi hạ nhiệt.
2.7.4.1. Chọn chế độ thanh trùng
Quá trình thanh trùng đồ hộp thịt bằng nhiệt độ chủ yếu gồm 3 bước:
- Xếp hộp vào thiết bị thanh trùng, nhiệt độ trung tâm của sản phẩm được tăng nhanh đến một nhiệt độ xác định.
- Giữ nhiệt độ này trong một khoảng thời gian xác định.
- Hạ nhanh nhiệt độ hộp xuống (làm lạnh nhanh) rồi lấy hộp ra khỏi thiết bị thanh trùng.
Ở đây, quá trình gia nhiệt và hạ nhiệt được thực hiện một cách nhanh chóng để gây ra sự sốc nhiệt nhằm tiêu diệt các vi sinh vật.
Ta phải chọn được một chế độ thanh trùng hợp lý, có nghĩa là đảm bảo được yêu cầu tiêu diệt các vi sinh vật có hại trong đồ hộp đó, đồng thời các chất dinh dưỡng ít bị tổn thất nhất, phẩm chất sản phẩm tốt nhất.
Như vậy, 3 thông số mà ta cần quan tâm đến đó là nhiệt độ thanh trùng, thời gian thanh trùng và áp suất đối kháng.
2.7.4.2.Nhiệt độ thanh trùng
Tất cả các loại thực phẩm đem đóng hộp đều là môi trường sống của các loại vi sinh vật. Do vi sinh vật rất nhạy cảm với pH của môi trường, nên độ pH là yếu tố quan trọng trong việc chọn nhiệt độ thanh trùng.
Người ta chia sản phẩm đồ hộp thành 2 nhóm :
- Nhóm sản phẩm đồ hộp không chua và ít chua có pH ≥ 4,5 ( như đồ hộp thịt, cá, một số đồ hộp rau.): thanh trùng ở nhiệt độ từ 1000C trở lên, thường khoảng 112 - 1200C.
- Nhóm sản phẩm đồ hộp chua có pH < 4,5 (như đồ hộp hoa quả, mứt ép..) thanh trùng ở nhiệt độ dưới 1000C.
Việc lựa chọn giá trị pH = 4,5 để phân loại đồ hộp chua hay không chua là do tính chất của Clostridium botulinum.Trong số các loại vi sinh vật có thể sống sót và phát triển sau quá trình thanh trùng thì Clostridium botulinum là loại nguy hiểm nhất do nó có thể sinh độc tố botulin có tính độc mạnh gây ngộ độc thịt. Trong khi nghiên cứu các nhà khoa học nhận thấy rằng Clostridium botulinum không phát triển ở trong đồ hộp có pH < 4,5 nên các loại đồ hộp đó được xem là chua và ở môi trường đó Clostridium botulinum dễ bị tiêu diệt nên có thể thanh trùng ở nhiệt độ thấp hơn 1000C.
Ngược lại, các sản phẩm có pH ≥ 4
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Công nghệ chế biến đồ hộp thịt.doc