Thách thức về sản lượng và chất lượng: Sở dĩ lượng gạo xuất khẩu còn chưa cao la do việc sản xuất gạo còn manh nhúm và thông thường la hoạt động đơn lẻ, chưa có một tổ chức đứng lên đại diện tìm đối tác. Thậm chí một tổ hợp sản xuất đông nhân công nhưng không được đầu tư về kỹ thuật cũng sẽ không mang lại hiệu quả kinh doanh tối đa.
18 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2074 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Công nghệ xuất khẩu gạo, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường Đại học ngoại thương
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
Bộ môn Chuyển giao công nghệ
----------***---------
TIỂU LUẬN
Đề tài : Công nghệ xuất khẩu gạo
Giảng viên : thầy Đinh Hoàng Minh
Sinh viên thực hiện : Nhóm Tiềm năng Việt
Phùng Thị Thanh Dung
Hoàng Thị Diệp
Vũ Thanh H ương
Nguyễn Hoàng Liên
Nguyễn Phương Liên
Chu Thị Trang
Mạc Thị Sen
` Lớp : Anh 3 - CĐ K2
I - Lý do lựa chọn đề tài :
Nhu cầu gạo trên thế giới đang tăng mạnh. Dự báo những năm tới nhu cầu gạo trên thị trường thế giới vẫn rất bức xúc. Tình hình bất ổn về chính trị ở các nước Trung Đông, châu Phi và lũ lụt, hạn hán xảy ra ở nhiều nước, đã làm xuất hiện xu hướng tăng cầu. Trong khi đó các nước xuất khẩu gạo lớn đều chịu ảnh hưởng của Elnino, chưa có khả năng tăng sản lượng nên nguồn cung không tăng. Đối với Việt Nam, hạn hán, lũ lụt, sâu rầy vẫn còn là những thách thức lớn và sẽ ảnh hưởng đến sản xuất lúa trong những năm tới. Để đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, nâng cao sức cạnh tranh trong bối cảnh hội nhập thì đầu tư cải tiến dây chuyền công nghệ là một hướng đi hiệu quả..
Sản lượng gạo chưa đáp ứng được nhu cầu, chất lượng chưa cao và không ổn định : chính vì thế yêu cầu đặt ra là cần phải chú trọng phát triển công nghệ chế biến gạo để có thể đáp ứng được nhu cầu trong nước nói riêng cũng như trên thế giới nói chung.
II - Khái quát về nghành và thực trạng :
* Trên thế giới : Hiện nay nguồn cung gạo đang kham hiếm, giá trên thị trường quá cao :
Tại Thái Lan: Giá gạo xuất khẩu của Thái lan trong tháng 12/07 vẫn tiếp tục ở mức cao. Bên cạnh đó, mặc dù nông dân đã bắt đầu vụ thu hoạch mới nhưng việc thu mua gạo trong nước vẫn rất khó khăn. Các thương gia dự báo nhu cầu mới từ Philippine và Indonexia chắc chắn sẽ gây sức ép hơn nữa tới nguồn cung gạo tấm các loại. Do nhu cầu mạnh, khối lượng gạo xuất khẩu của Thái Lan trong 11 tháng đầu năm 2007 tăng 24% so với năm 2006 nhờ chính phủ nước này tăng cường bán gạo để giảm bớt lượng gạo tồn kho lớn của mình. Dự báo Thái Lan sẽ vẫn là nguồn cung cấp chính cho nhu cầu nhập khẩu tăng trong năm 2008 nhờ lượng dự trữ quốc gia còn nhiều, 2 triệu đến 2,5 triệu tấn. Được hỗ trợ bởi nhu cầu gạo tấm mạnh, cộng với việc tăng cường xuất khẩu gạo thơm, nhất là sang Trung Quốc, xuất khẩu gạo Thái Lan năm 2008 sẽ đạt 9 triệu tấn.
Tại Ấn Độ: Ngày 27 tháng 12 năm 2007, Ấn Độ đã tăng giá xuất khẩu gạo tối thiểu lên mức 500 USD/tấn, lần tăng giá thứ 3 trong gần 1 năm trở lại đây, từ mức 315 USD/tấn vào tháng 2 năm 2007. Tháng 11 năm 2007, Ấn Độ đã bỏ lệnh cấm xuất khẩu gạo sang Bangladesh nhưng sau đó đưa ra một số điều kiện và cuối cùng là tăng giá tối thiểu lên 500 USD/tấn vào ngày 27 tháng 12 năm 2007.
Tại Inđônêxia: Hiện tại, Indonexia đang nỗ lực tăng sản lượng gạo để đáp ứng nhu cầu lương thực cho 226 triệu dân. Năm 2007, Indonexia đã sản xuất khoảng 57,05 triệu tấn thóc, thấp hơn mục tiêu 58,18 triệu tấn năm trước.. Chính phủ Inđônêxia cho phép nhập khẩu gạo vào bất cứ lúc nào trong năm để tránh tình trạng thiếu hụt trên thị trường nội địa. Nhập khẩu gạo là một vấn đề nhạy cảm ở Inđônêxia và trong quá khứ đã từng gây ra làn sóng phản đối từ phía người nông dân. Chính phủ cũng đã giảm thuế nhập khẩu gạo. Thêm vào đó, Chính phủ vẫn sẽ cấm tư thương nhập khẩu gạo, và chỉ cho phép nhập khẩu một chủng loại gạo nhất định như gạo nếp hay gạo dinh dưỡng.
Tham khảo 20 thị trường đạt kim ngạch xuất khẩu gạo lớn nhất trong năm 2007
Thị trường
Năm 2007
So sánh năm 2006
Lượng (Tấn)
Trị giá (USD)
Lượng (%)
Trị giá (%)
Philippin
1,458,136
466,070,763
-0.52
12.03
Inđônêxia
1,169,429
378,979,955
237.64
255.61
Cu Ba
431,370
167,260,760
-4.80
27.45
Malaixia
376,929
115,867,041
-25.37
-17.14
Bờ Biển Ngà
148,010
45,888,349
-30.69
-13.61
Gana
130,921
39,712,399
13.14
39.15
Ăngôla
115,472
36,202,615
-36.45
-23.86
Singapore
82,390
25,911,742
-16.14
1.63
Nhật Bản
64,640
18,718,676
-60.88
-56.56
Côngô
54,546
16,069,099
-25.14
-13.13
Trung Quốc
42,630
15,903,299
3.12
15.30
Tanzania
50,078
15,564,993
-42.24
-29.20
ĐôngTimo
50,302
15,234,648
1.91
27.61
Nga
38,594
13,209,642
-37.52
-24.05
Nam Phi
36,980
10,908,910
-64.66
-56.20
Papua New Guinea
32,450
9,468,475
26.76
53.89
Môdămbic
31,250
9,372,850
-13.55
6.86
Iran
31,500
9,315,390
12,500
11,931
Đài Loan
19,521
7,855,140
118.60
237.59
Camêrun
25,942
7,750,236
-41.24
-29.67
Tại Việt Nam: Gạo xuất khẩu cũng liên tục tăng giá do nguồn cung khan hiếm trong khi nhu cầu thế giới lại rất lớnTheo tổng kết của Xuân Bách, báo Nhân dân số ngày 2/8/2007, trong sáu tháng đầu năm 2007, xuất khẩu gạo của Việt Nam đạt hơn 2,3 triệu tấn, kim ngạch 731 triệu USD, giảm hơn 18% về lượng và gần 6% về trị giá so cùng kỳ năm trước. Các thị trường nhập khẩu gạo chủ yếu của Việt Nam vẫn tập trung ở khu vực châu Á (chiếm 76,58%), phần còn lại là châu Phi (14,32%) và châu Mỹ (5,9%). Cho đến thời điểm hiện nay, tổng lượng gạo xuất khẩu đã ký hợp đồng đạt 4,5 triệu tấn (trong đó các hợp đồng thương mại chiếm khoảng 30%). Cụ thể số lượng đã ký có thời gian giao hàng từ ngày 1-7 còn khoảng 2,2 triệu tấn, trong đó có khoảng 100 nghìn tấn giao vào đầu năm
Thống kê xuất khẩu gạo
Gạo
Đơn vị
Tăng trưởng
Nghìn tấn
1995
1988.0
-
1996
3003.0
51%
1997
3575.0
19%
1998
3730.0
4%
1999
4508.3
21%
2000
3476.7
-23%
2001
3720.7
7%
2002
3236.2
-13%
2003
3810
18%
2004
4063.1
7%
Sơ bộ 2005
5250.3
29%
Tổng cục thống kê, 2007
III - Ưu và nhược đểm của ngành xuất khẩu gạo :
Ưu điểm:
- Ngay khi gia nhập WTO, ngành nông nghiệp mà tiêu biểu là nghành chế biến gạo xuất khẩu đã được đặc biệt chú trọng phát triển. Đến nay ngành này đã giữ vai trò quan trọng với nền nông nghiệp nói riêng và với nền kinh tế Việt Nam nói chung. Việt Nam đã trở thành quốc gia xuất khẩu gạo và liên tiếp từ đó đến nay chúng ta luôn đứng trong tốp hàng đầu thế giới. Hoạt động xuất khẩu gạo Việt Nam không chỉ tăng về số lượng mà còn có tiến bộ về chất lượng và khả năng cạnh tranh trên thị trường
Việc xuất khẩu gạo ở việt nam đang có xu hướng đi lên : Lúa gạo luôn là mặt hàng xuất khẩu có thế mạnh truyền thống của Việt Nam. Từ chỗ đảm bảo lương thực còn là mối lo, đến nay sản lưọng gạo xuất khẩu của Việt Nam đã tăng cao. Việt Nam vươn lên xếp thứ hai sau Thái Lan trong dự đoán 10 quốc gia xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới.
- Có nhiều loại gạo chất lượng cao : Gạo 5% tấm Việt Nam chào bán 376 USD/tấnGạo 25% tấm là 360 USD/tấn (tăng 5,88%) so với tháng trước. Theo kế hoạch năm 2008 cả nước sẽ xuất khẩu 4,5 triệu tấn gạo các loại với kim ngạch 1,7 tỷ USD, giữ nguyên lượng nhưng tăng 21,43% về trị giá so với năm 2007.
Giá gạo đang tăng dần: Năm ngoái, xuất khẩu gạo của Việt Nam tuy giảm về số lượng (2%) so năm 2006 nhưng lại kim ngạch lại tăng tới 15%. Có được điều này, chủ yếu là do giá gạo xuất khẩu bình quân của cả năm đã đạt tới 295 USD/tấn, cao hơn mức giá bình quân của cả năm 2006 tới 41 USD/tấn. Bước vào mùa xuất khẩu gạo 2008, hầu hết các chuyên gia về lúa gạo đều có nhận định lạc quan năm nay, gạo xuất khẩu của Việt Nam sẽ tiếp tục được giá cao. Hồi đầu tháng 1/2008, nếu như gạo 5% tấm còn ở mức 355 USD/tấn thì tới ngày 4/2, mức giá xuất khẩu của loại gạo này đã lên tới 400 USD/tấn, tăng hơn so với cùng kỳ năm ngoái từ 95-100 USD/tấn. Như vậy, đây lại là một mức giá cao kỷ lục mới của gạo Việt Nam xuất khẩu. Nguyên nhân khiến giá gạo xuất khẩu tăng mạnh là do nhu cầu tăng cao trên thị trường thế giới. Ngay trong những tháng đầu năm này, nhu cầu nhập khẩu gạo đã tăng mạnh ở nhiều nước châu Phi và khu vực Trung Đông. Nhu cầu sử dụng gạo thơm cũng tăng cao ở một số nước ở khu vực Đông Á để phục vụ tết Mậu Tý.
- Sự đầu tư của chính phủ cả về tài chính và kỹ thuật đã giúp cho ngành gạo đóng góp 1 tỷ trọng cao trong kim ngạch xuất khẩu. Việc ký kết, đấu thầu xuất khẩu gạo của các doanh nghiệp Việt Nam cũng đang khá thuận lợi. Vừa qua, các doanh nghiệp Việt Nam đã trúng thầu xuất khẩu 300.000 tấn gạo sang Philippines nâng tổng số lượng gạo đã ký hợp đồng xuất khẩu ra nước ngoài trong năm nay lên hơn 700.000 tấn. Tính đến giữa tháng 2 này, các doanh nghiệp Việt Nam đã xuất khẩu được khoảng 160.000 tấn gạo với mức giá tốt. Việc ký kết, đấu thầu xuất khẩu gạo của các doanh nghiệp Việt Nam cũng đang khá thuận lợi. Vừa qua, các doanh nghiệp Việt Nam đã trúng thầu xuất khẩu 300.000 tấn gạo sang Philippines nâng tổng số lượng gạo đã ký hợp đồng xuất khẩu ra nước ngoài trong năm nay lên hơn 700.000 tấn. Tính đến giữa tháng 2 này, các doanh nghiệp Việt Nam đã xuất khẩu được khoảng 160.000 tấn gạo với mức giá tốt.
Công nghệ chế biến xay xát gạo và các sản phẩm về gạo tưong đối phát triển. Đến nay hầu như tất cả các cơ sở chế biến lúa gạo trên địa bàn thành phố đều trang bị công nghệ hiện đại, đủ năng lực chế biến gạo phẩm cấp cao phục vụ nhu cầu xuất khẩu. Đây là bước phát triển đáng mừng cho ngành công nghiệp thành phố. Một chuyển biến tích cực khác trong ngành công nghiệp chế biến lương thực hiện nay là việc xuất hiện nhiều nhà máy có công suất lớn, khép kín các công đoạn sản xuất từ xay xát đến lau bóng gạo, giảm chi phí sản xuất ví dụ: Hoài Đức có 75 cơ sở lớn nhỏ đang sản xuất, chế biến và kinh doanh các sản phẩm từ gạo trong đó có 50 cơ sở nằm ngoài thị trấn và 25 cơ sở đặt ngay tại thị trấn, tỉnh Vĩnh Long có trên 600 dây chuyền chế biến lúa gạo có khả năng xay xát từ 1,2 - 1,3 triệu tấn/năm, trong đó nhiều dây chuyền được tự động hóa hoàn toàn góp phần nâng cao giá trị hạt gạo xuất khẩu, đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu của Vĩnh Long ...
Trong tháng 12/07, các doanh nghiệp đã xuất khẩu nốt 146 lô hàng cuối cùng của năm. Hầu hết các chủng loại gạo được tiêu thụ mạnh nhất như gạo 5% tấm, 25% tấm … coi như đã hoàn thành hợp đồng trong những tháng trước đó. Trong tháng này, các doanh nghiệp chỉ tập trung xuất khẩu nốt một số lô hàng gạo 15% tấm sang các thị trường Cu Ba, Đông Timo, Malaixia và Inđônêxia. Kim ngạch xuất khẩu gạo 15% tấm trong tháng cuối đạt 30 triệu USD với sản lượng 71 nghìn tấn. Ngoài ra, những mặt hàng gạo xuất khẩu còn lại trong thời gian này đều là những lô hàng gạo cao cấp, lượng xuất không nhiều nhưng có đơn giá rất cao. Trong đó, loại gạo giống Nhật 5% tấm có giá xuất khẩu cao nhất với 613 USD/tấn, được xuất sang 3 thị trường Nhật Bản, Malaixia và Singapore
Nhược điểm: Bên cạnh các thành tựu đã đạt được, vẫn còn nhiều khó khăn phía trước. Một số thách thức đối với ngành xuất khẩu gạo mà các doanh nghiệp Việt Nam phải đối mặt là:
- Liệu có duy trì được nguồn cung? Tình hình xuất khẩu gạo của Việt Nam trong tháng cuối cùng của năm 2007 diễn ra tương đối chậm chạp do chỉ giới hạn ở việc hoàn thành những hợp đồng cũ. Một thực tế đối với các nước xuất khẩu gạo là hầu như họ không phải lo đầu ra cho sản phẩm vì nhu cầu tiêu dùng gạo của thế giới ngày càng cao, trong khi lượng cung luôn thấp hơn nhiều so với cầu. Theo dự đoán của FAO trong vài thập kỷ tới, thế giới có hàng tỷ người thiếu đói lương thực, nhu cầu gạo tiêu dùng thế giới năm 2002 là 410,9 triệu tấn, năm 2003 là 414,2 triệu tấn, năm 2004 là 418 triệu tấn. Việt Nam là một cường quốc xuất khẩu gạo chiếm tỷ trọng quan trọng trong thị trường thế giới (từ 12-18% thị trường gạo thế giới). Năm 2005, để duy trì được 3,9 triệu tấn xuất khẩu và tăng hơn nữa thì bản thân nông nghiệp Việt Nam phải duy trì và tăng diện tích năng suất trồng lúa.
- Thách thức về sản lượng và chất lượng: Sở dĩ lượng gạo xuất khẩu còn chưa cao la do việc sản xuất gạo còn manh nhúm và thông thường la hoạt động đơn lẻ, chưa có một tổ chức đứng lên đại diện tìm đối tác. Thậm chí một tổ hợp sản xuất đông nhân công nhưng không được đầu tư về kỹ thuật cũng sẽ không mang lại hiệu quả kinh doanh tối đa.
Để tăng giá trị kim ngạch xuất khẩu gạo thì ngoài việc tăng khối lượng hàng xuất, việc cải tiến chất lượng để tăng giá thành là vấn đề hết sức quan trọng. kim ngạch xuất khẩu lại biến động hết sức thất thường do yếu tố giá trên thị trường thế giới và chất lượng gạo của Việt Nam.Việc xuất khẩu gạo tăng về lượng, nhưng giá trị lại không tăng, hoặc tăng ở tốc độ không tương xứng. So với Thái Lan, các chỉ tiêu về xuất khẩu gạo của chúng ta đều thấp hơn... Chất lượng gạo vẫn còn thấp so với yêu cầu thị trường thế giới và bất ổn khiến cho các khách hàng tiềm năng không có ý muốn hợp tác lâu dài. Cho dù đã có những tiến bộ trong cơ cấu hàng hóa xuất khẩu, nhưng trong sản lượng gạo xuất khẩu trong những năm gần đây vẫn có tới trên, dưới 60% là gạo cấp thấp (gạo 25% tấm) và trong số gần 40% còn lại hầu hết là gạo 5% tấm và 10% tấm, còn gạo thơm và gạo nếp chỉ chiếm vài phần trăm. Thêm vào đó, sau khi thu hoạch thì thường không phân loại được gaọ dẫn đến việc gạo chất lượng cao thưòng bị lẫn với các loại gạo chất lượng thấp hơn. Vì vậy, vấn đề đặt ra cho xuất khẩu gạo năm 2008 và các năm tới là phải tăng chất lượng và đa dạng hoá sản phẩm bằng hệ thống các giải pháp khoa học, công nghệ và thị trường để tăng giá trị trên 1 tấn gạo xuất khẩu. Dĩ nhiên tăng chất lượng là vấn đề rất nan giải nhưng bắt buộc chúng ta phải làm, không thể khác được.
- Giá bán chưa cao: do chất lượng gạo chưa cao nên giá bán bình quân các loại gạo xuất khẩu luôn thấp hơn giá gạo bình quân của Thái Lan. Khoảng cách chênh lệch giá gạo xuất khẩu Việt Nam với Thái Lan loại 5% tấm năm 2000 là 40-50USD/tấn, nay tuy có rút ngắn nhưng gạo 5% tấm của ta vẫn thấp hơn từ 20- 35USD/tấn so với Thái Lan. Còn so sánh bình quân tất cả các loại gạo xuất khẩu thì hàng của ta luôn thấp hơn hàng Thái Lan khoảng 12-24 USD/tấn. Nếu xét về mức tăng trưởng qua các năm cho thấy mặc dù chỉ tiêu tăng về khối lượng xuất khẩu của chúng ta không thấp hơn nhiều so với Thái Lan, nhưng do tăng về giá xuất khẩu lại thấp hơn rất nhiều so với nước này, kết quả là Thái Lan luôn đạt mức tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu lớn hơn. Thậm chí nếu như có tăng thi đó cũng là “sự cập nhật muộn màng”. Thực tế cho thấy có những khoảng thời gian nhu cầu gạo tăng cao khiến cho trị giá hạt gạo vượt qua giá trị thực của nó. Tuy nhiên đó lại là lúc các doanh nghiệp ôm đồm số lượng gạo mà họ đang có và chờ đến khi có sự sụt giá mới tung ra bán. Điều này khiến cho các doanh nghiệp cũng như Nhà nước mất đi một khoản thu đáng kể.
- Thách thức về thị trường và thương hiệu. Gạo Việt Nam được xuất sang nhiều thị trường với mức độ khác nhau, bao gồm. Châu Á 46%; Trung Đông 25%; Châu Phi 12%; Châu Mỹ 1%; các nước khác 13,5%. Ngoài ra Việt Nam còn xuất sang Trung Quốc, Ấn Độ, Pakistan... Phần lớn các khu vực thị trương này có trình độ tiêu dùng thấp, khả năng thanh toán hạn chế. So với Thái Lan việc gạo Việt Nam dành được những thị trường tiêu thụ có chất lượng tiêu dùng cao còn rất hạn chế. Nhìn chung việc xuất khẩu gạo của ta vào thị trường có chất lượng tiêu dùng cao đang bị cạnh tranh quyết liệt.
Gạo Sohafarm - một thương hiệu đã được người tiêu dùng tin tưởng sử dụng trong nhiều năm
Ngoài ra, để hạt gạo xuất khẩu giành được thế đứng vững chắc trên thị trường thế giới, việc xây dựng thương hiệu cho gạo đóng vai trò rất quan trọng. Sở dĩ không giành được thị trường tốt ngoài việc chất lượng gạo còn do chúng ta chậm trong xây dựng thương hiệu. Không phải chúng ta hoàn toàn yếu kém về chất lượng, chúng ta cũng có nhiều sản phẩm chất lượng cao và độc đáo như gạo thơm, gạo đồ nhưng nhiều người tiêu dùng thế giới lại không biết đến. Họ tưởng chỉ Thái Lan mới có, vì chúng ta chưa sớm xây dựng thương hiệu cho những mặt hàng độc đáo này.
- Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ chế biến, bảo quản xuất khẩu đã yếu kém lại phân bố không đều. Hệ thống nhà máy xay xát, đáo, danh bóng gạo xuất khẩu những năm gần đây tuy có được trang bị thêm máy móc, thiết bị hiện đại hơn nhưng số lượng ít, chủ yếu được bố trí ở các TP Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Mỹ Tho. Trong khi đó những vùng và địa phương có nhiều lúa hàng hoá phục vụ xuất khẩu lớn như An Giang, Đồng Tháp, Sóc Trăng, Long An.... lại không có các nhà máy chế biến và đánh bóng gạo xuất khẩu hiện đại. Ví dụ: lúa gạo sản xuất và chế biến chủ yếu ở ĐBSCL, còn cảng xuất khẩu gạo lớn nhất lại ở TP Hồ Chí Minh nên chi phí vận chuyển, bốc dỡ, bảo quản lớn. Trong khi đó cảng Cần Thơ dù đã nâng cấp nhưng vẫn chưa đủ sức đảm bảo yêu cầu xuất khẩu gạo của toàn vùng.
Hình ảnh dây chuyền chế biến gạo :
-
- Việc tổ chức, điều hành xuất khẩu gạo cũng bộc lộ nhiều nhược điểm. Kế hoạch xuất khẩu giao từ đầu năm trong khi chưa biết kết quả sản xuất lúa trong năm như thế nào, do đó liên tục phải điều chỉnh. Tình trạng kế hoạch không gắn với quy hoạch đang là một thực tế chưa khắc phục được. Việc dựa vào "cầu" của các khách hàng theo hợp đồng ký kết để quyết định kế hoạch xuất khẩu gạo cả năm chưa tính đến khả năng "cung" là chưa hợp lý. Đã xuất hiện tình trạng một số hợp đồng đã ký từ đầu năm với giá thấp, cuối năm giá cao nên nông dân không bán lúa theo giá hợp đồng dẫn đến tình trạng phá vỡ hợp đồng xuất khẩu gạo, làm giảm lòng tin của khách hàng và thiệt hại cho các doanh nghiệp xuất khẩu gạo. Những doanh nghiệp xuất khẩu đã thực hiện xong các hợp đồng bắt đầu bán gạo cho những đơn vị xuất khẩu còn hợp đồng phải hoàn tất. Mặt khác, việc phân bố lợi nhuận xuất khẩu gạo giữa người nông dân trồng lúa với các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gạo chưa hợp lý, trong đó phần thiệt thòi vẫn thuộc về nông dân và Nhà nước. Cơ cấu gạo xuất khẩu Việt Nam tuy có tiến bộ nhưng vẫn chưa đáp ứng yêu cầu của các thị trường khó tính.
- Giá cước vận tải cao: Dù giá gạo tăng cao nhưng lợi nhuận của DN vẫn chưa tương xứng. Nguyên nhân chính là do giá cước vận chuyển đã tăng gần 40% so với cùng kỳ năm ngoái (khoảng 30 USD/tấn). Thêm nữa, giá cước tăng nhưng vẫn khó thuê tàu. Lý do, trong tổng số hơn 1,7 triệu tấn gạo mà các DN phải giao từ nay đến cuối năm thì các DN mới thu mua được 0,6 triệu tấn. Số còn lại khá “khít” với lượng gạo còn tồn đọng trong dân.giá cước vận tải tăng nhanh đang là khó khăn rất lớn đối với hoạt động xuất khẩu gạo của Việt Nam. Cước luồng châu Á tăng từ 18-19 USD/tấn lên 26-30 USD/tấn; luồng vận tải đi châu Phi còn tăng cao hơn, từ 80-90 USD/tấn lên tới 120-130 USD/tấn, chiếm trên 30% trị giá FOB của loại gạo cao cấp khi xuất khẩu.
IV- GIẢI PHÁP
- Đảm bảo nguồn cung luôn ổn định: Trước tiên cần chú trọng sản xuất các loại gạo mà thị trường đòi hỏi thay vì xuẩt khẩu những mặt hàng ta đang có. Thị trường xuất khẩu gạo mở rộng do Việt Nam là thành viên của WTO và uy tín lúa gạo Việt Nam trên thị trường thế giới được cải thiện. Quá trình hội nhập vào kinh tế thế giới và khu vực, bên cạnh thách thức, gạo Việt Nam cũng có nhiều cơ hội để mở rộng thị trường xuất khẩu. Trong khi đó nhu cầu gạo trên thị trường thế giới và khu vực 5 năm tới dự báo là tiếp tục do cầu vẫn tăng như In-đô-nê-xi-a, Phi-lip-pin, Nhật Bản. Những năm gần đây, Hiệp hội xuất khẩu gạo Thái Lan và Việt Nam đã có sự phối hợp trong các hoạt động xuất khẩu gạo giữa 2 nước trên thị trường thế giới và khu vực nên tạo điều kiện thuận lợi cho mỗi nước.
- Cần đẩy mạnh xúc tiến thương mại mở rộng thị trường gạo cao cấp: hạn chế hợp đồng xuất khẩu gạo cấp thấp để đạt giá trị xuất khẩu bình quân khoảng 250-260 USD/tấn. Tăng mạnh tỷ trọng gạo đặc sản ít nhất lên khoảng 10 – 20% trong tổng khối lượng gạo xuất khẩu, tức là gấp khoảng 4 – 5 lần so với hiện nay, nhưng với giá cao gấp khoảng 2-3 lần giá gạo thường trong bối cảnh nhu cầu về các loại gạo này của thế giới tăng rất nhanh. Việt Nam cần phải chuyển sang đa dạng hóa mặt hàng gạo xuất khẩu để bán ở các thị trường cao cấp hơn, nếu muốn cạnh tranh với các nước láng giềng trong việc sản xuất gạo chất lượng cao.
- Sớm hình thành tập đoàn xuất khẩu gạo, hình thành mạng lưới thu gom, vận chuyển lúa gạo xuất khẩu theo hợp đồng. Xây dựng mới các cơ sở chế biến lúa gạo xuất khẩu tại các vùng sản xuất lúa hàng hóa phục vụ xuất khẩu gạo theo quy hoạch. Giải quyết thỏa đáng quan hệ giữa Nhà nước, nông dân và các doanh nghiệp xuất khẩu gạo trong phân phối lợi nhuận theo hướng quan tâm nhiều hơn đối với người trồng lúa. Mở rộng thị trường xuất khẩu gạo theo hướng lâu dài, bền vững bằng tăng sức cạnh tranh của gạo Việt Nam về chất lượng và giá cả. Tăng cường hợp tác với các nước xuất khẩu gạo, nhất là Thái Lan trong các hoạt động liên quan đến điều tiết thị trường lúa gạo thế giới với lộ trình hội nhập kinh tế thế giới.
- Kỹ năng tiếp thị, xây dựng thương hiệu sản phẩm và tăng cường các mối liên kết trong chuỗi giá trị gồm chu trình các hoạt động sản xuất và dịch vụ cũng là yếu tố cần được lưu ý. Những thay đổi đó sẽ tạo nên một chiến lược xuất khẩu gạo mang tính kinh doanh nhiều hơn và thu hút sự tham gia nhiều hơn của khu vực tư nhân trong hoạt động xuất khẩu. Ngòai ra, việc bán được nhiều hơn các loại gạo đã có “thương hiệu” sẽ có giá trị cao hơn ngay tại thị trường nội địa sẽ hướng đến các hộ nông dân, kể cả các nông dân nghèo ở vùng sau vùng xa ngày càng quan tâm nhiều hơn đến chất lượng và thương hiệu sản phẩm. Phải thực sự xây dựng thương hiệu “gạo Việt Nam” trên thị trường quốc tế. Hiện nay, gạo Việt Nam được xuất sang nhiều thị trường với mức độ khác nhau, bao gồm: Châu Á 46%; Trung Đông 25%; Châu Phi 12%; Châu Mỹ 1%; các nước khác 13,5%. Ngòai ra Việt Nam còn xuất sang Trung Quốc, Ấn Độ, Pakistan… Phần lớn nhu cầu tại các khu vực thị trường này là gạo chất lượng thấp và khả năng thanh toán hạn chế. Nhìn chung việc xuất khẩu gạo của ta vào thị trường có chất lượng tiêu dùng cao đang bị cạnh tranh quyết liệt, bởi ngoài chất lượng gạo còn do chung ta chậm trong xây dựng thương hiệu.
- Vận dụng công nghệ vào việc chế biến xuất khẩu gạo. Để nâng cao phẩm chất và giảm thất thoát trong khâu thu hoạch, sau thu hoạch, trước hết các nhà máy chế biến lúa gạo nên lắp đặt thêm máy sấy để chất lượng gạo được nâng lên nhờ khâu sấy lúa. Thiết lập thêm các hệ thống kho bảo quản đúng tiêu chuẩn để chủ động phân phối và giữ được chất lượng sản phẩm trong thời gian dự trữ. Để doanh nghiệp thực hiện được các khâu này, Nhà nước cần tạo hành lang pháp lý thông thoáng, hỗ trợ tài chính để tư nhân thực hiện. Bên cạnh đó, các ngành chức năng cần có định hướng rõ ràng về vùng sản xuất nguyên liệu lúa tập trung, tránh tình trạng doanh nghiệp phải thu mua lúa gạo với nhiều chủng loại khác nhau, hạt ngắn, hạt dài, hạt thì dẻo, hạt thì khô cứng... làm cho chất lượng gạo không đồng đều, sức cạnh tranh yếu. Mặt khác, doanh nghiệp xuất khẩu gạo phải liên kết chặt chẽ với nông dân sản xuất lúa dưới dạng nông dân là thành viên của công ty. Công ty và nông dân sản xuất đều hưởng lợi nhuận trong sản xuất và xuất khẩu gạo. Doanh nghiệp cung cấp phương tiện, vật tư sản xuất, bảo quản lúa sau thu hoạch... Nông dân sản xuất lúa đúng kỹ thuật, yêu cầu của doanh nghiệp. Thực hiện được khâu này, doanh nghiệp sẽ chủ động được nguồn hàng, gạo đạt chất lượng theo yêu cầu của đối tác, còn nông dân giảm chi phí đầu tư sản xuất, không bị thương lái ép giá khi thu hoạch rộ... Nâng cấp, hiện đại hóa các cơ sở chế biến, đánh bóng gạo xuất khẩu hiện có đồng thời xây dựng các cơ sở mới cần thiết theo quy hoạch, tăng cường đầu tư để nâng cấp hệ thống kho tàng, cơ sở phơi sấy, đường sá, bến cảng nhằm phục vụ đắc lực và hiệu quả xuất khẩu gạo. Tập trung đầu tư phát triển các cụm chế biến xay xát gạo chất lượng cao theo công nghệ liên hoàn từ khâu sấy khô, bảo quản đến xay xát chế biến, tạo ra sản phẩm đạt tiêu chuẩn, có sức cạnh tranh và giá trị cao đồng thời hạ giá thành sản phẩm để nâng cao hiệu quả xuất khẩu. Chương trình khuyến công tiếp tục hỗ trợ các DN nhỏ và vừa, cơ sở sản xuất xây dựng dự án vay vốn tín dụng đổi mới công nghệ chế biến. .
Việt Nam đã là thành viên của WTO nên thị trường nông sản nói chung, thị trường lúa gạo Việt Nam nói riêng sẽ mở rộng cửa cho hàng nhập khẩu từ các nước. Hàng rào thuế quan và sự bảo hộ của Nhà nước đối với sản xuất và xuất khẩu gạo sẽ hạn chế và tiến tới bãi bỏ. Gạo Thái Lan, Mỹ, Trung Quốc, Pa-ki-xtan…có chất lượng cao, giá rẻ hơn sẽ tràn vào thị trường Việt Nam với thuế nhập khẩu không đáng kể. Gạo Việt Nam phải chịu sức ép cạnh tranh gay gắt ngay trên sân nhà, trong khi đó cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ sản xuất, chế biến gạo còn yếu kém. Chỉ khi đầu tư chiều sâu, ứng dụng rộng rãi các tiến bộ khoa học, công nghệ chế biến xuất khẩu gạo mới giúp cho việc sản xuất và vận chuyển gạo xuất khẩu mới được tiến hành thuận lợi và giảm thiểu chi phí tối đa.
Một số bộ phận máy thuộc dây chuyền chế biến gạo xuất khẩu - công nghệ mới nhất mà Việt Nam có được tính đến nay :
equipment1 uipment2
equipment3 equipment4
equipment5 equipment6
equipment7 equipment8
equipment9 equipment10
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Công nghệ chế biến gạo xuất khẩu.doc