Tuy vốn đầu tư còn rất hạn chế nhưng những thành tựu mà ngành Cơ khí đã đạt được là rất đáng khích lệ. Nhưng chúng ta cần thẳng thắn đánh giá hơn 6 năm Cơ khí của Việt Nam mới chỉ được đầu tư rất khiêm tốn, dẫn đến mới dừng ở mức ''khởi sắc”, người lao động có công ăn việc làm, sản phẩm cơ khí mới chiếm được một ít thị phần trong nước, tham gia xuất khẩu còn nhỏ lẻ, giá trị gia tăng chiếm trong giá trị hàng hóa của sản phẩm cơ khí còn thấp. Nhìn chung, công nghiệp cơ khí nước ta hiện mới đạt trình độ gia công kết cấu thép và chế tạo các loại máy công cụ, chế biến nông nghiệp cỡ nhở. Có thể thấy Ngành Cơ khỉ Việt Nam hiện vẫn chưa có cơ sở vật chất kỹ thuật tiên tiến để đủ khả năng chế tạo máy, thiết bị đạt tiêu chuẩn, hàm lượng công nghệ cao đủ sức cạnh tranh với thị trường trong nước và quốc tế.
75 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2132 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Công nghiệp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
phớt, dây curoa và một số sản phẩm khác.
Các sản phẩm chất tẩy rửa: đáp ứng toàn bộ nhu cầu về sản lượng bột giặt, kem giặt, xà phòng thơm, nước cọ rửa,... cho thị trường trong nước. Đa dạng hoá các loại sản phẩm phù hợp với yêu cầu của người tiêu dùng và thị trường. Sản phẩm sản xuất đạt tiêu chuẩn quốc tế, có khả năng cạnh tranh cao.
Các sản phẩm sơn: bảo đảm nhu cầu các loại sơn thông dụng có chất lượng cao cho nhu cầu trong nước. Tiếp cận với công nghệ mới để sản xuất các loại sơn chất lượng cao, sơn đặc chủng. Phát triển công nghệ sạch trong ngành sơn: Sơn sử dụng dung môi nước, sơn có hàm lượng chất rắn cao,....
Các sản phẩm hoá dược: đầu tư cơ sở vật chất, kỹ thuật ban đầu cho các cơ sở công nghiệp hoá dược. Đảm bảo cung cấp phần lớn hoá dược vô cơ và tá dược thông thường. Trước mắt, xây dựng một số cơ sở sản xuất hoá dược hữu cơ phục vụ sản xuất và bào chế các loại thuốc thiết yếu. Sau năm 2010, ứng dụng và phát triển sản xuất hoá dược bằng công nghệ cao, công nghệ sinh học, công nghệ gen.
2.2.2. Quy hoạch phát triển các sản phẩm
a) Các sản phẩm phân bón:
- Giai đoạn đến hết năm 2010: đầu tư nhà máy sản xuất phân đạm từ than cám công suất 560.000 tấn/năm. Đẩy nhanh tiến độ đầu tư nhà máy đạm từ khí tại Cà Mau, công suất 800.000 tấn/năm. Đầu tư nhà máy sản xuất DAP tại Đình Vũ, Hải Phòng. Đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất NPK theo công nghệ tổng hợp có công suất 300.000 tấn/năm. Sản xuất supe phốt phát giàu với hàm lượng P2O5 từ 28 - 32%. Đầu tư hai nhà máy sản xuất phân bón sunphát amon với công suất tổng cộng 200.000 tấn/năm.
- Giai đoạn 2011 - 2020: nghiên cứu khả năng đầu tư nhà máy thứ hai sản xuất DAP.
b) Các sản phẩm thuốc bảo vệ thực vật:
- Giai đoạn đến hết năm 2010: đầu tư công nghệ thiết bị để đổi mới công nghệ gia công, sản xuất an toàn và sạch với môi trường. Tổng công suất các dạng gia công mới khoảng 10.000 - 15.000 tấn/năm. Đầu tư thêm hai nhà máy sản xuất hoạt chất công suất khoảng 3.000 tấn/năm và một nhà máy sản xuất chất hoạt động bề mặt công suất 7.000 - 10.000 tấn/năm.
- Giai đoạn từ 2011 - 2020: chọn lọc một số công nghệ thích hợp trong lĩnh vực công nghệ sinh học để triển khai sản xuất ở quy mô lớn hơn.
c) Các sản phẩm hoá dầu: theo Chiến lược phát triển ngành công nghiệp Dầu khí Việt Nam đã được phê duyệt:
- Giai đoạn đến hết năm 2010, hình thành ba cụm công nghiệp lọc - hóa dầu, bao gồm:
+ Cụm công nghiệp lọc - hoá dầu Dung Quất: nhà máy lọc dầu Dung Quất, nhà máy sản xuất PP, nhà máy sản xuất LAB (nguyên liệu cho bột giặt).
+ Cụm công nghiệp sử dụng khí tại Phú Mỹ.
+ Cụm công nghiệp sử dụng khí Tây Nam.
Xây dựng nhà máy lọc dầu số 2 và các nhà máy sản xuất PP, sản xuất PTA cung cấp cho sản xuất xơ/sợi PET. Nâng công suất của nhà máy sản xuất chất hoá dẻo dibutylphthalat (DOP) từ 30.000 tấn/năm lên 75.000 tấn/năm.
- Giai đoạn từ 2011 - 2020: đầu tư mở rộng sản xuất chất hoạt động bề mặt LAB. Nghiên cứu hình thành tổ hợp cracker lỏng có công suất 600.000 tấn/năm, từ tổ hợp này có thể tạo ra các loại nhựa PE, PP, PVC, PTA và PET.
d) Các sản phẩm hoá chất cơ bản:
Phát triển những cụm nhà máy lớn, gắn với quy hoạch xây dựng các vùng nguyên liệu hoặc các hộ tiêu thụ chính. Đầu tư dự án sản xuất xút, phục vụ cho sản xuất PVC, boxit nhôm, giấy,... Đẩy mạnh việc sản xuất các loại hoá chất số lượng nhỏ, hoá chất tinh và tinh khiết, bao gồm việc nâng cao chất lượng sản phẩm hiện có và đa dạng hoá sản phẩm. Phát triển khai thác các loại tài nguyên như đá vôi, quặng apatit, quặng boxit, quặng imenhit, nước biển, muối mỏ kali... phục vụ sản xuất hoá chất cơ bản. Nhập kỹ thuật để sản xuất các loại hoá chất cơ bản đòi hỏi công nghệ phức tạp.
đ) Các sản phẩm điện hoá:
- Giai đoạn đến hết năm 2010: nâng cao chất lượng sản phẩm để có thể đạt tiêu chuẩn quốc tế. Nâng sản lượng ắc quy lên 1,5 đến 1,9 triệu KWh/năm. Tăng sản lượng pin truyền thống lên đạt 500 - 800 triệu viên/năm. Nghiên cứu sản xuất một số loại pin chuyên dụng cao cấp.
- Giai đoạn từ 2011 - 2020: nghiên cứu để phát triển và nâng cao chất lượng các nguồn điện mới, phục vụ cho các yêu cầu của thị trường về nguồn điện sạch, như các loại pin Ion-Li, ắc quy cho ôtô điện và ôtô lai điện.
e) Các sản phẩm khí công nghiệp:
- Giai đoạn đến hết năm 2010: tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế cùng đầu tư phát triển các sản phẩm khí công nghiệp, đặc biệt là oxy và nitơ vì các sản phẩm này rất đa dạng về cấp chất lượng. Tranh thủ thu hút vốn đầu tư nước ngoài để sản xuất các loại khí hiếm đòi hỏi công nghệ cao và vốn đầu tư lớn.
Đầu tư mở rộng sản xuất một số nhà máy hiện có đồng thời đầu tư nhà máy sản xuất nitơ lỏng đi kèm với dự án điện - đạm Cà Mau, nhà máy sản xuất oxy-nitơ lỏng đi kèm với dự án điện - đạm Phú Mỹ, nhà máy sản xuất khí công nghiệp tại phía Bắc.
- Giai đoạn từ 2011 - 2020: đầu tư dây chuyền công nghệ sản xuất khí hiếm để có thể xuất khẩu.
g) Các sản phẩm cao su:
- Giai đoạn đến hết năm 2010: tập trung đổi mới thiết bị và công nghệ cho các nhà máy sản xuất săm lốp ô tô theo công nghệ radian. Đầu tư mở rộng nâng công suất để có năng lực sản xuất 2,3 triệu lốp ô tô/năm. Đầu tư xây dựng một số nhà máy sản xuất nguyên liệu như dây tanh, sợi bố thép và than đen. Xây dựng nhà máy sản xuất cao su kỹ thuật: băng tải, dây cuaroa và nhà máy sản xuất lốp ô tô có công suất 2 - 3 triệu bộ/năm, nhà máy sản xuất các sản phẩm cao su từ mủ latex tự nhiên như găng tay cao su, ống dẫn cao su dùng trong y tế và công nghiệp.
- Giai đoạn từ 2011 - 2020: phát triển mạnh sản xuất các sản phẩm lốp ôtô theo công nghệ radian với quy mô lớn và các sản phẩm khác như băng tải cao su, dây curoa... theo công nghệ hiện đại, bảo đảm chất lượng cao, phục vụ xuất khẩu.
h) Các sản phẩm chất tẩy rửa:
- Giai đoạn đến hết năm 2010: đáp ứng đủ toàn bộ nhu cầu về bột giặt, kem giặt, xà phòng thơm, nước cọ rửa cho thị trường trong nước. Đầu tư một nhà máy LAB công suất 30.000 tấn/năm cung cấp cho các cơ sở sản xuất LAS. Nghiên cứu đầu tư một hoặc hai nhà máy sản xuất hoá mỹ phẩm cao cấp.
- Giai đoạn từ 2011 - 2020: trên cơ sở phát triển của công nghiệp hoá dầu, nghiên cứu sản xuất một số chủng loại chất hoạt động bề mặt khác.
i) Các sản phẩm sơn:
- Giai đoạn đến hết năm 2010: chủ yếu đầu tư mở rộng, đồng thời đầu tư mới cho sơn công nghiệp và sơn đặc chủng như sơn cách điện, sơn tầu thuỷ, sơn giao thông,... Lựa chọn sản phẩm theo xu thế: giảm độc tố chì, đi dần vào sơn bột, phát triển sơn điện di, sơn nhũ tương. Tập trung đầu tư 1 - 2 cơ sở sản xuất để sản xuất nhựa alkyd, nhựa acrylic, nhựa epoxy và một số loại nhựa khác cho ngành sản xuất sơn.
- Giai đoạn từ 2011 - 2020: đầu tư một số cơ sở chuyên sản xuất các loại sơn có chất lượng cao phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.
k) Các sản phẩm hoá dược:
- Giai đoạn đến hết năm 2010: đầu tư công nghệ hiện đại, đổi mới trang thiết bị và quản lý để ngành công nghiệp dược từng bước đáp ứng nguồn nguyên liệu làm thuốc. Xây dựng cơ sở sản xuất kháng sinh và hoá dược. Từ nay đến năm 2010, đầu tư nhà máy sản xuất hoá dược vô cơ và tá dược thông thường, nhà máy chiết xuất dược liệu và bán tổng hợp, nhà máy liên doanh sản xuất hoá dược, nhà máy liên doanh tá dược cao cấp và nhà máy sản xuất thuốc kháng sinh.
- Giai đoạn từ 2011 - 2020: tập trung vào các hướng sau: kháng sinh và kháng khuẩn, các vitamin, các thuốc hạ nhiệt giảm đau, các thuốc tim mạch, tiểu đường, các thuốc phòng dịch. Trên cơ sở phát triển công nghiệp hoá chất và hoá dầu, tăng cường các cơ sở sản xuất hoá chất trung gian cho công nghiệp dược, đồng thời phục vụ cho sản xuất thuốc thú y, chất điều hoà sinh trưởng.
2.2.3. Các dự án đầu tư chủ yếu của ngành công nghiệp hoá chất
Các dự án đầu tư chủ yếu được nêu trong phụ lục kèm theo quyết định này.
2.2.4. Hệ thống các giải pháp và chính sách thực hiện quy hoạch
Để bảo đảm đầu tư tập trung, hiệu quả, căn cứ theo cơ cấu sản phẩm và khả năng cạnh tranh của các sản phẩm, chia các sản phẩm hoá chất thành ba nhóm như sau:
- Nhóm các sản phẩm mà nhà nước cần trực tiếp đầu tư (nhóm I), gồm: sản xuất phân đạm, phân lân (kể cả DAP), sản xuất các chế phẩm bảo vệ thực vật, sản xuất các sản phẩm hoá dầu, sản xuất các loại hoá chất cơ bản với số lượng lớn, khai thác nguyên liệu phục vụ sản xuất phân bón.
- Nhóm các sản phẩm cần nhà nước ưu đãi đầu tư (nhóm II), gồm: sản xuất các loại dược liệu, sản xuất các sản phẩm cao su, khai thác và chế biến các loại nguyên liệu khác, sản xuất một số loại hoá chất cơ bản khác phục vụ sản xuất công nghiệp.
- Nhóm các sản phẩm khác (nhóm III), gồm: sản xuất các sản phẩm phân bón NPK, phân hữu cơ vi sinh, sản xuất các sản phẩm điện hoá, sản xuất các sản phẩm khí công nghiệp, sản xuất các sản phẩm chất tẩy rửa, sản xuất các sản phẩm sơn, sản xuất các sản phẩm hoá chất khác.
a) Các giải pháp về tài chính, tín dụng: giải pháp chung về tài chính và tín dụng là khuyến khích và tạo mọi điều kiện để các thành phần kinh tế đầu tư phát triển ngành công nghiệp hoá chất theo khả năng có thể. Có các ưu đãi cụ thể và ổn định nhằm tạo ra môi trường hấp dẫn các nhà đầu tư, đặc biệt là đầu tư nước ngoài. Vốn nhà nước được tập trung cho những công trình trọng điểm.
b) Các giải pháp về thị trường: hoàn thiện cơ chế, chính sách nhằm ngăn chặn việc nhập khẩu sản phẩm kém chất lượng, không an toàn, gây ô nhiễm hoặc hoá chất có tác hại đến sức khoẻ cộng đồng. Tăng cường chống hàng nhái, hàng giả và hàng nhập lậu. Thông qua các cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài, các đoàn công tác của Chính phủ giúp các doanh nghiệp tìm kiếm thị trường và bạn hàng xuất khẩu.
c) Các giải pháp về thu hút đầu tư nước ngoài: tạo ra môi trường hấp dẫn đối với các nhà đầu tư, tập trung vào lĩnh vực xuất khẩu và công nghệ cao. Tạo ra nhiều cơ hội, có những ưu đãi ổn định để thu hút vốn vào các ngành được xếp vào nhóm II.
d) Các giải pháp về khoa học - công nghệ: thực hiện một số chương trình, dự án khoa học - công nghệ (KHCN) trọng điểm về phân bón, khai thác sử dụng có hiệu quả quặng apatit, các sản phẩm cao su, các sản phẩm hoá dầu, công nghệ về nguồn điện hoá và công nghệ về hoá chất bảo vệ thực vật. Tạo lập thị trường KHCN, tổ chức tốt công tác nghiên cứu triển khai và mạng lưới các tổ chức nghiên cứu triển khai ba tầng: nghiên cứu cơ bản tại các trường đại học và các viện nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu triển khai công nghệ ở cấp tổng công ty và nghiên cứu áp dụng và hoàn thiện các công nghệ được chuyển giao tại các doanh nghiệp.
Trong việc triển khai các dự án, chương trình KHCN, cần đặc biệt chú ý tới các giải pháp về môi trường, đảm bảo phát triển bền vững.
đ) Các giải pháp về tổ chức quản lý: tăng cường vai trò quản lý nhà nước của các Bộ, ngành đối với nhóm sản phẩm nhậy cảm là phân bón,thuốc BVTV và các sản phẩm hoá dược. Sắp xếp, đổi mới hoạt động đối với các doanh nghiệp nhà nước thuộc nhóm III và một số doanh nghiệp thuộc nhóm II.
3 Công nghiệp luyện kim
Luyện kim ở Việt Nam cũng khá phát triển . Ở nơi nào có mỏ kim loại thì nơi đó có lò luyện kim .
Lò luyện
Nơi
Năng suất
Đồng
Đà Nẵng
65.000 tấn/năm
Thép
Thái Nguyên
550.000 tấn/năm
Gang
Thái Nguyên
150.000 tấn/năm
Sắt
Bình Định
400.000 tấn/năm
Kẽm, chì
Bắc Kạn
20.000 tấn chì/năm và 10.000 tấn kẽm/năm
Mangan
Cao Bằng
56 tấn/ngà
Thép
Bình Dương
4.000 tấn/năm
Titan
Thái Nguyên
20.000 tấn xỉ titan/năm và 10.000 tấn gang hợp kim/năm
Luyện kim tập trung nhiều TP. Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bà Rịa Vũng Tàu, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Hà Tĩnh, Thanh Hóa, Hải Phòng, Hải Dương, Thái Nguyên, Lào Cai, Tuyên Quang, Bắc Kạn, Cao Bằng…Trong đó ngành luyên kim đen của nước ta có xu hướng phát triển mạnh do khai thác nhiều từ các mỏ quặng sắt và nhập nguyên liệu từ các nước đang phát triển
3.1 Công nghiệp luyện kim đen
3.1.1 Vai trò
Luyện kim đen là một trong những ngành quan trọng nhất của công nghiệp nặng. Sản phẩm chính của nó là gang và thép, nguyên liệu cơ bản cho ngành công nghiệp cơ khí và gia công kim loại để tạo ra tư liệu sản xuất, công cụ lao động, thiết bị toàn bộ và cả vật phẩm tiêu dùng. Ngành luyện kim đen còn cung cấp những cấu kiện bằng sắt- thép cho ngành xây dựng.
- Hầu như tất cả các ngành kinh tế đều sử dụng sản phẩm của công nghiệp luyện kim đen. Kim loại đen chiếm khoảng 90% tổng khối lượng kim loại sản xuất ra trên thế giới. Chính sự thông dụng của nó trong sản xuất và đời sống đã làm tăng thêm tầm quan trọng của ngành công nghiệp này.
3.1.2 Nước ta cũng có nhiều điều kiện để phát triển ngành luyện kim đen.
Tổng trữ lượng quặng sắt dự báo là 1,2 tỷ tấn, trong đó trữ lượng đã tìm kiếm là 1 tỷ tấn. Mỏ sắt lớn nhất hiện nay đã được phát hiện ở Thạch Khê (Hà Tĩnh) có trữ lượng 550 triệu tấn, chiếm 55% trữ lượng quặng sắt của cả nước. Một số mỏ khác cũng có trữ lượng khá như Tòng Bá- Hà Giang (140 triệu tấn), Bắc Hà, Nga Mi ở Tây Bắc (120 triệu tấn)...
Sản lượng thép sau năm 1990 tăng lên khá nhanh, từ 61,6 nghìn tấn năm 1985 lên 101,4 nghìn tấn năm 1990, rồi 1.583 nghìn tấn năm 2000 và đạt 2.682 nghìn tấn năm 2003.
3.2 Công nghiệp luyện kim màu
3.2.1 Vai trò
Công nghiệp luyện kim màu gồm các xí nghiệp khai thác, làm giàu quặng, sản xuất kim loại màu, hợp kim và chế biến chúng thành sản phẩm. Đây là những kim loại không có chất sắt (như đồng, nhôm, thiếc, chì, kẽm, vàng...), trong đó nhiều kim loại có giá trị chiến lược. Các kim loại màu được phân thành 4 nhóm chính là kim loại màu cơ bản, kim loại màu hợp kim, kim loại màu quý và kim loại màu hiếm.
Các kim loại màu được sử dụng rộng rãi trong công nghiệp chế tạo máy, đặc biệt là chế tạo ô tô, máy bay, kỹ thuật điện, điện tử, công nghiệp hoá chất và cả trong nhiều ngành kinh tế quốc dân khác như bưu chính viễn thông, thương mại...
3.2.2 Tình hình ở Việt Nam
Việt Nam cũng có trữ lượng bôxít đáng kể, khoảng 6,6 tỷ tấn, trong đó trữ lượng thăm dò là 3,0 tỷ tấn. Bôxít phân bố chủ yếu ở Tây Nguyên (Lâm Đồng, Đăk Lăk), sau đó là ở Lạng Sơn.
Bản chất của công nghiệp luyện kim là tinh luyện ra các kim loại từ quặng của chúng. Ngành này được chia làm hai phân ngành: luyện kim đen (sản xuất ra gang và thép) và luyện kim màu (sản xuất ra các kim loại không có sắt).
CHƯƠNG 4: CÔNG NGHIỆP PHỤC VỤ CÁC NGÀNH KHÁC
1. Cơ khí:
1.1 Khái quát về ngành cơ khí của Việt Nam:
Khởi nguồn là ngành cơ khí quân giới với các công binh xưởng, các cơ sở sản xuất nhỏ lẻ phục vụ chiến đấu chống giặc ngoại xâm. Hoà bình lập lại, ngành cơ khí được định hướng là ngành công nghiệp quan trọng. Rất nhiều nhà máy cơ khí lớn hiện vẫn còn tồn tại đến ngày hôm nay là kết quả thắng lợi từ những năm tháng đó.
Theo thống kê, thời kỳ này, mỗi năm ngành cơ khí sản xuất được hàng chục vạn tấn máy móc, công cụ, phụ tùng, đáp ứng được 45- 50% nhu cầu kinh tế và quốc phòng của đất nước. Thập kỷ 70- 80, trong khu vực, Việt Nam được coi là nước có ngành công nghiệp cơ khí rất phát triển. Cơ khí đã làm ra nhiều sản phẩm có chất lượng cao, tiêu biểu như: động cơ đốt diezel, bơm thuỷ lực, máy gia công kim loại, động cơ điện...
1.2 Tình hình phát triển:
Quá trình phát triển ngành cơ khí Việt Nam được chia làm 4 giai đoạn:
1.2.1 Giai đoạn trước năm 1975:
Ở giai đoạn này, ngành cơ khí ở Miền Bắc chủ yếu được hình thành và phát triển từ thời kỳ chống Pháp và được trang bị thêm một số máy móc thiết bị của các nước XHCN. Ngành cơ khí thời kì này tuy nhỏ bé nhưng đã có nhiều đóng góp cho nhu cầu của việc xây dựng XHCN ở Miền Bắc và nhu cầu của công nghiệp quốc phòng phục vụ công cuộc thống nhất đất nước.
1.2.2 Giai đoạn từ 1975 – 1986:
Đây là thời kỳ trước đổi mới, năng lực của ngành cơ khí cả nước tập trung vào khoảng 610 đơn vị quốc doanh. Các tổ chức kinh tế tư nhân…trong ngành cơ khí chiếm vai trò thứ yếu, chưa có cơ hội phát triển.
1.2.3 Giai đoạn từ 1986 – 2002:
Đây là thời kỳ đổi mới, chuyển từ chế độ bao cấp sang cơ chế thị trường. trong gia đoạn này, ngành cơ khí bị thả nổi, bị lo về mọi mặt. thời kỳ này, đầu tư mới cho ngành cơ khí không đáng kể: tổng vốn đầu tư cho ngành cơ khí trong năm 1990-1995 chỉ có 180,00 tỷ đồng , 1996-2000, các doanh nghiệp cơ khí thuộc Bộ Công Nghiệp chỉ được đầu tư thêm 342 tỷ đồng, bằng 0,6% tổng vốn đầu tư của toàn ngành công nghiệp thuộc bộ công nghiêp.
1.2.4 Giai đoạn từ năm 2002 đến nay:
Đây là giai đoạn đặc biệt quan trọng đối với ngành cơ khí Việt Nam với việc Thủ tướng Chính phủ ban hành qyuyết định số 186/2002/QĐ-TTg ngày 26/12/2002 phê duyệt: “chiến lược phát triển ngành cơ khí Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến năm 2020”. Trong đó ưu tiên phát triển chuyên ngành, sản phẩm cơ khí trọng điểm, gồm: thiết bị toàn bộ; máy động lực; cơ khí phục vụ nông – lâm – ngư nghiệp và công nghiệp chế biến; máy công cụ; cơ khí xây dựng; cơ khí đóng tàu; thiết bị kỹ thuật điện – điện tử; cơ khí ôtô – cơ khí giao thông vận tải.
Trong giai đoạn này, cùng với sự hoàn thiện các chính sách của nhà nước đối với ngành cơ khí, tình hình đầu tư đã có sự tiến bộ đáng kể: chỉ tính riêng trong ngành công nghiệp đóng tàu, Nhà nước đã cho tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam vay ưu đãi từ nguồn vốn trái phiếu Chính phủ tổng số 780triệu USD. Đã có nhiều doanh nghiệp FDI đầu tư lớn vào ngành cơ khí như: Tập đoàn Doosan Hàn Quốc đầu tư 360 triệu USD để xây dựng nhà máy chế tạo các thiết bị cơ khí lớn tại khu kinh tế Dung Quất…
1.3 Những thành tựu nổi bật:
Nhằm góp phần phát triển ngành cơ khí theo định hướng chung, Hiệp hội Cơ khí Việt Nam ra đời. Hiệp hội Doanh nghiệp Cơ khí Việt Nam hoạt động chính thức vào tháng 12/2002 với số doanh nghiệp thành viên là 164. Đến nay, qua hơn 5 năm hoạt động, Hiệp hội phát triển lên thành 208 đơn vị thành viên thuộc nhiều lĩnh vực kinh tế trong và ngoài nước. Đa số các doanh nghiệp cơ khí thành viên coi Hiệp hội là tiếng nói chung phản ánh nguyện vọng chính đáng của các doanh nghiệp, góp phần hướng dẫn doanh nghiệp phát triển ổn định, đúng hướng, là cầu nối giữa các doanh nghiệp trong và ngoài nước trong hợp tác sản xuất và đầu tư phát triển.
Hơn 5 năm qua (2002 - 2008), doanh nghiệp cơ khí thuộc nhiều thành phần kinh tế đã có những đổi mới, chú trọng đầu tư phát triển năng lực công nghệ, thiết bị và từng bước nâng cao năng lực thiết kế, trình độ quản lý, điều hành. Nhiều doanh nghiệp cơ khí đã tự vươn lên tìm kiếm nguồn vốn để đầu tư mở rộng sản xuất, đổi mới công nghệ, thiết bị, đã có thể làm tổng thầu EPC thiết kế, chế tạo, mua sắm, xây lắp cho một số dự án lớn như dầu khí, nhiệt điện, thuỷ điện, xi măng, bột giấy... đã đóng tầu biển, xuất khẩu sản phẩm cơ khí và đang chuẩn bị lực lượng để hội nhập với khu vực và thế giới. Khối các doanh nghiệp cơ khí thuộc lực lương vũ trang cũng tăng trưởng và từng bước liên kết với doanh nghiệp cơ khí toàn quốc.
Song song với quá trình hoạt động và thực hiện Nghị quyết của Đảng và Chính phủ về việc phát triển ngành công nghiệp cơ khí Việt Nam, đặc biệt trong việc tổ chức thực hiện kết luận của Bộ Chính trị về Chiến lược phát triển ngành cơ khí Việt Nam, Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt chiến lược phát triển công nghiệp cơ khí Việt Nam với 8 nhóm sản phẩm cơ khí trọng điểm, các doanh nghiệp cơ khí trong nước đã có những chuyển biến tích cực, đạt nhiều hiệu quả rõ nét. Đó là giai đoạn các tổng công ty lớn của Nhà nước hoạt động trong các lĩnh vực đóng tầu, ô tô, thiết bị đồng bộ, cơ khí xây dựng, máy động lực, máy kéo và máy nông nghiệp, chế tạo thiết bị kỹ thuật điện đã có định hướng để xác định chiến lược sản xuất kinh doanh và phát triển tăng năng lực sản xuất. Nhìn chung, các doanh nghiệp cơ khí đã đạt được thành quả bước đầu và tăng trưởng trong sản xuất một số sản phẩm. Kết quả sản xuất kinh doanh các sản phẩm cơ khí tiếp tục tăng đã khẳng định chính sách và cơ chế đối với ngành cơ khí là tích cực. Mặc dầu giá vật tư sắt thép, kim loại mầu, xăng dầu tăng cao và không ổn định ảnh hưởng tới giá thành sản phẩm. Nhưng các sản phẩm cơ khí vẫn đang từng bước vươn lên khẳng định vị trí và tăng khả năng cạnh tranh của ngành trong cơ chế thị trường. Có thể nói tất cả các nhóm sản phẩm cơ khí trọng điểm, nhất là nhóm thiết bị đồng bộ và phụ tùng công nghiệp, đóng, sửa tầu thuỷ, lắp ráp ô tô, chế tạo máy động lực và máy nông nghiệp, sản xuất thiết bị điện trong những năm qua đã có sự phát triển khởi sắc và đang đi lên từ nội lực, phục vụ cho nhu cầu trong nước và từng bước tiến ra thị trường nước ngoài. Kết quả của những nỗ lực trên thể hiện bằng tốc độ tăng trưởng tính trung bình giai đoạn 2001-2007 của toàn ngành cơ khí đạt 2l,9%; giá trị sản xuất toàn ngành cơ khí năm 2005 tăng gấp 6,5 lần so với năm l995, giá trị sản xuất công nghiệp toàn ngành cơ khí năm 2006 đạt 9l,737 tỷ đồng, ước năm 2007 đạt l13,317 tỷ đồng, đáp ứng thị trường trong nước. Năm 2006 giá trị xuất khẩu toàn ngành cơ khí đạt l,17 tỷ USD, năm 2007 đạt trên 2 tỷ USD, ước tính 6 tháng đầu năm đạt 0,9 tỷ USD.
Trong tổ chức các hoạt động thực hiện hợp tác sản xuất và liên kết kinh tế, Hiệp hội đã tổ chức nhiều cuộc gặp gỡ trao đổi giữa các thành viên với mục đích: Hợp tác sản xuất kinh doanh giữa các doanh nghiệp cơ khí thành viên, khả năng cưng cấp thiết bị, vật tư cho sản xuất, v..v, để có định hướng phối hợp, liên kết tham gia chương trình nội địa hoá các sản phẩm cơ khí như ô tô, đóng tầu thuỷ, chế tạo thiết bị đồng bộ cho các nhà máy xi măng lò quay, nhà máy thuỷ điện, nhiệt điện. Tạo sự quan hệ, kết hợp sản xuất kinh doanh giữa nhiều doanh nghiệp cơ khí, viện nghiên cứu cơ khí với các nhà đầu tư trong và ngoài nước.
1.4 Định hướng phát triển mới của ngành:
Tuy vốn đầu tư còn rất hạn chế nhưng những thành tựu mà ngành Cơ khí đã đạt được là rất đáng khích lệ. Nhưng chúng ta cần thẳng thắn đánh giá hơn 6 năm Cơ khí của Việt Nam mới chỉ được đầu tư rất khiêm tốn, dẫn đến mới dừng ở mức ''khởi sắc”, người lao động có công ăn việc làm, sản phẩm cơ khí mới chiếm được một ít thị phần trong nước, tham gia xuất khẩu còn nhỏ lẻ, giá trị gia tăng chiếm trong giá trị hàng hóa của sản phẩm cơ khí còn thấp. Nhìn chung, công nghiệp cơ khí nước ta hiện mới đạt trình độ gia công kết cấu thép và chế tạo các loại máy công cụ, chế biến nông nghiệp cỡ nhở. Có thể thấy Ngành Cơ khỉ Việt Nam hiện vẫn chưa có cơ sở vật chất kỹ thuật tiên tiến để đủ khả năng chế tạo máy, thiết bị đạt tiêu chuẩn, hàm lượng công nghệ cao đủ sức cạnh tranh với thị trường trong nước và quốc tế.
Để Cơ khí chế tạo nước ta tiếp tục có đà tăng trưởng nhanh, bền vững và có hiệu quả, Đảng và Nhà nước ta đã đưa ra những định hướng chiến lược phát triển một số chuyên ngành và nhóm sản phẩm cơ khí quan trọng:
1.4.1 Thiết bị toàn bộ
Nâng cao năng lực chế tạo thiết bị toàn bộ với công nghệ tiên tiến. Sản xuất được thiết bị có độ phức tạp cao để thay thế sản phẩm nhập khẩu và từng bước xuất khẩu. Nâng cao năng lực thiết kế thiết bị toàn bộ, gắn kết có hiệu quả với công nghệ của từng ngành công nghiệp.
- Đầu tư có trọng điểm thiết bị và công nghệ vào các khâu cơ bản, như đúc, rèn, tạo phôi lớn để đồng bộ về thiết bị và công nghệ đáp ứng yêu cầu chế tạo chi tiết, cụm chi tiết lớn, phức tạp.
- Tận dụng năng lực thiết bị của các doanh nghiệp cơ khí trong cả nước, tăng cường sự phối hợp trong việc phân công và hợp tác sản xuất thiết bị toàn bộ.
- Phấn đấu đáp ứng 40% nhu cầu thiết bị toàn bộ trong nước vào năm 2010. Trước mắt tập trung cho các lĩnh vực sau: sản xuất bột giấy và giấy, sản xuất xi măng và vật liệu xây dựng, sản xuất điện và dầu khí, cấp nước sạch, công nghiệp chế biến ...
1.4.2 Máy động lực
- Phát triển ngành chế tạo máy động lực trở thành lĩnh vực công nghiệp mạnh của Việt Nam, thông qua các chương trình, dự án đầu tư chiều sâu, hiện đại hoá thiết bị và công nghệ, nâng cao năng lực chế tạo máy động lực, nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm.
- Đến năm 2010 đáp ứng 60 - 70% nhu cầu trong nước về máy động lực cỡ trung và cỡ nhỏ, sản xuất được động cơ thủy 400 mã lực trở lên với tỷ lệ nội địa hóa 35 - 40%.
1.4.3 Máy kéo và máy nông nghiệp
- Máy kéo:
+ Đầu tư sản xuất đáp ứng đủ nhu cầu trong nước về máy kéo 2 bánh có công suất 6 - 8 - 12 mã lực.
+ Sản xuất máy kéo 4 bánh có công suất 18 - 20 - 25 mã lực, từng bước sản xuất máy kéo 4 bánh công suất tới 30 mã lực.
+ Đến năm 2010 sản xuất được máy kéo 4 bánh cỡ trung công suất 50 - 80 mã lực.
- Máy nông nghiệp:
+ Tập trung đầu tư, xây dựng chuyên ngành chế tạo máy nông nghiệp đủ mạnh, bao gồm máy canh tác, máy chế biến và thiết bị bảo quản các sản phẩm nông nghiệp, nhằm đáp ứng nhu cầu trong nước, từng bước xuất khẩu.
+ Khuyến khích các cơ sở sản xuất vừa và nhỏ, cơ khí các địa phương tham gia chế tạo thiết bị máy móc phục vụ nông nghiệp và công nghiệp chế biến một cách có tổ chức, phân công và hợp tác hợp lý với các doanh nghiệp cơ khí trong và ngoài địa phương.
1.4.4 Máy công cụ
- Ưu tiên phát triển ngành chế tạo máy công cụ nhằm đáp ứng nhu cầu của các ngành công nghiệp.
- Nghiên cứu thiết kế, chế tạo các mẫu máy hiện đại (ứng dụng công nghệ PLC, CNC) và các thiết bị gia công đặc biệt.
- Đẩy mạnh chương trình hiện đại hóa theo hướng điện tử - tin học hóa (CNC) dàn máy công cụ hiện có trong các cơ sở công nghiệp.
1.4.5 Cơ khí xây dựng
- Đầu tư chiều sâu, đầu tư mới các cơ sở chế tạo máy xây d
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Địa lí kinh tế Việt Nam - Đề tài- Công nghiệp.docx