Một số nước trước khi tiến hành CNH-HĐH có cơ cấu kinh tế khác nhau nhưng sau khi tiến hành chuyển dịch thì đã tạo lập được nền kinh tế ổn định và có nhiều điều kiện để phát triển.
Dựa vào các điều kiện tự nhiên, xã hội sẵn có nên các nước trong khu vực đã tiến hành CNH-HĐH tương đối thuận lơi.
Singapo là một nước có sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế khá mạnh dạn. Nền kinh tế Singapo ban đầu chủ yếu dựa vào thương mại và dịch vụ, sau đã quyết định phát triển các ngành sản xuất để tạo nên sức mạnh cho nền kinh tế, chủ yếu là các sản phẩm của ngành công nghiệp có chất lượng cao như điện tử, dụng cụ y tế. Theo hường chuyển đổi này, nền kinh tế Singapo không còn phụ thuộc vào sự biến động của thương mại quốc tế, và đã làm cho Singapo có mức thu nhập Quốc dân bình quân đầu người cao nhất Châu á.
18 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1806 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Công nghiệp hoá ở các nước Asean và khả năng vận dụng ở Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ào thoái trào, nhưng vẫn không làm thay đổi tính chất của thời đại, loài người vẫn trong thời kỳ quá độ lên CNXH. Điều này đã ảnh hưởng rất lớn đến định hướng phát triển của nước ta, không thể chỉ quan hệ với các nước XHCN mà phải mở cửa thị trường, hoà nhập với kinh tế của các nước trong khu vực và trên thế giới. Nhưng, nước ta vẫn phải xác định rõ mục tiêu chính là tiến lên CNXH .
Ngoài ra tình hình chính trị không ổn định cũng tạo ra không ít khó khăn. Đấu tranh giai cấp, đấu tranh dân tộc, xung đột vũ trang... đặc biệt là các hoạt động can thiệp, lật đổ, khủng bố vẫn xảy ra làm suy kiệt nền kinh tế ảnh hưởng tởi đời sống của nhân dân.
Cách mạng khoa học kỹ thuật phát triển với trình độ cao, tăng nhanh lực lượng sản xuất ( LLSX ) thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo ra sự cách biệt lớn giữa các nước phát triển và đang phát triển, giữa các nước Tư bản chủ nghĩa
( TBCN ) và XHCN ...
Tuy nhiên, " Hoà bình, ổn định và hợp tác để phát triển" ngày càng trở thành đòi hỏi bức xúc của các dân tộc và quốc gia trên thế giới. Các nước đều có mục tiêu phát triển kinh tế làm chính nên ngày càng có nhiều tổ chức kinh tế ra đời nhằm tạo điều kiện cho các nước phát triển như WTO, APEC, ASEAN...
Việt Nam cũng nằm trong xu thế chung, tham gia vào nhiều tổ chức nhằm mở rộng quan hệ đối ngoại, tạo tiền đề cho Công nghiệp hoá- Hiện đại hoá (CNH -HĐH ) đất nước, khả năng giữ vững độc lập tự chủ và hội nhập với cộng đồng thế giới tăng thêm.
Bối cảnh chung trong nước và trên thế giới tạo ra nhiều thuận lợi nhưng cũng không ít khó khăn. Điều quan trọng là nước ta phải chủ động nắm lấy thời cơ để vươn lên phát triển, tuy nhiên cũng phải tỉnh táo khôi phục những khó khăn để đưa nền kinh tế phát triển ổn định, cải thiện và năng cao đời sống nhân dân.
2. Quan niệm về Công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
2.1. Khái niệm:
ở thế kỷ XVII- XVIII, khi cách mạng Công nghiệp được tiến hành ở Tây Âu, CNH được hiểu là Quá trình thay thế lao động thủ công bằng lao động sử dụng máy móc.
Trong báo cáo đọc ngày 5/7/1921 tại Đại hội III Quốc tế Cộng sản, Lenin khẳng định: " Cơ sở vật chất- kỹ thuật của CNXH chỉ có thể là nền đại công nghiệp cơ khí, có khả năng cải tạo cả Nông nghiệp, nhưng có thể không đóng khung ở nguyên lý đó, một nền đại công nghiệp ở vào trình độ kỹ thuật hiện đại và có khả năng cải tạo nông nghiệp đó là điện khí hoá đất nước". Và thực tế cũng cho thấy, một số các nước Tư bản (TB) phát triển đã sớm hoàn thành CNH bằng cách xác lập nền đại Công nghiệp Cơ khí và đang tiến lên điện khí hoá.
Kế thừa những tri thức văn minh của nhân loại và rút kinh nghiệm trong lịch sử tiến hành CNH và thực tế CNH-HĐH ở Việt Nam trong thời kỳ đổi mới 1986, Hội nghị Ban chấp hành Trung ương lần 7, khoá 6 và Đại hội Đại biểu toàn quốc lần 7 Đảng Cộng Sản Việt Nam đã xác định:" CNH- HĐH là quá trình chuyển đổi căn bản toàn diện các hoạt động Sản xuất kinh doanh- Dịch vụ, quản lý kinh tế Xã hội từ sử dụng sức lao động thủ công là chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động cùng với công nghệ, phương tiện và phương pháp tiên tiến hiện đại dựa trên sự phát triển của công nghiệp và tiến bộ khoa học công nghệ tạo ra năng xuất lao động xã hội cao"
Như vậy, Công nghiệp hoá theo tư tưởng mới là không bó hẹp trong phạm vi, trình độ các LLSX đơn thuần, kỹ thuật đơn thuần để chuyển lao động thủ công thành lao động cơ khí như trước đây.
2.2. Quan điểm chỉ đạo công cuộc CNH-HĐH đất nước.
Một là: Giữ vững độc lập tự chủ đi đôi với mở rộng hợp tác quốc tế, đa phương hoá, đa dạng hoá quan hệ đối ngoại. Dựa vào nguồn lực trong nước là chính, đi đôi với tranh thủ tối đa nguồn lực bên ngoài. Xây dựng một nền kinh tế mở, hội nhập với khu vực và thế giới, hướng mạnh về xuất khẩu, đồng thời thay thế nhập khẩu bằng những sản phẩm trong nước sản xuất có hiệu quả.
Hai là: CNH- HĐH là sự nghiệp của toàn dân, của mỗi thành phần kinh tế, trong đó kinh tế nhà nước là chủ đạo.
Ba là: Lấy việc phát huy nguồn lực con người làm yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vững. Động viên toàn dân cần kiệm xây dựng đất nước, không ngừng tăng tích luỹ cho đầu tư phát triển, tăng trưởng kinh tế gắn với cải thiện đời sống nhân dân, phát triển văn hoá giáo dục, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo vệ môi trường.
Bốn là: Khoa học và công nghệ là động lực của CNH- HĐH. Kết hợp công nghệ truyền thống với công nghệ hiện đại, tranh thủ đi nhanh vào hiện đại ở những khâu quyết định.
Năm là: Lấy hiệu quả Kinh tế xã hội làm tiêu chuẩn cơ bản để xác định phương án phát triển, lựa chọn dự án đầu tư và công nghệ. Đầu tư chiều sâu để khai thác tối đa năng lực sản xuất hiện có. Trong phát triển mới, ưu tiên quy mô vừa và nhỏ, công nghệ tiên tiến, tạo nhiều việc làm thu hồi vốn nhanh; đồng thời, xây dựng một số công trình quy mô lớn thật cần thiết và có hiệu quả. Tạo ra những mũi nhọn trong từng bước phát triển. Tập trung thích đáng nguồn lực cho các lĩnh vực, các địa bàn trọng điểm; đồng thời, quan tâm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của mọi vùng trong nước; có chính sách hỗ trợ những vùng khó khăn, tạo điều kiện cho các vùng đều phát triển.
Sáu là: Kết hợp kinh tế, quốc phòng và an ninh
3. Tính tất yếu khách quan và mục tiêu của quá trình CNH- HĐH
3.1. Tính tất yếu khách quan.
Thông qua CNH-HĐH sẽ xây dựng được cơ sở vật chất kỹ thuật của CNXH, phát triển LLSX tăng năng suất lao động (NSLĐ). Tạo điều kiện vật chất để củng cố khối liên minh Công- Nông- Trí thức XHCN, nâng cao dân trí và sự phát triển toàn diện của con người. Trên cơ sở đó sẽ có điều kiện để tăng cường, củng cố lực lượng an ninh, quốc phòng nhằm xây dựng nền kinh tế phát triển độc lập tự chủ có đủ sức để thực hiện sự phân công và hợp tác quốc tế.
Qua đây, ta có thể thấy CNH-HĐH có ý nghĩa hết sức quan trọng, đó là con đường thoát khỏi nguy cơ tụt hậu xa hơn so với các nước xung quanh, giữ vững được sự ổn định chính trị xã hội bảo vệ độc lập, chủ quyền và định hướng phát triển XHCN - ảnh hưởng quyết định đến thắng lợi của sự nghiệp xây dựng CNXH ở nước ta.
Qua các kỳ Đại hội, CNH-HĐH là nhiệm vụ trung tâm trong suốt thời kỳ quá độ lên CNXH ở nước ta, và mang tính tất yếu khách quan. Đồng thời qua các thời kỳ khác nhau lại có quá trình nhận thức và cụ thể hoá thêm nhiệm vụ này cho phù hợp với điều kiện cụ thể của đất nước trong từng thời kỳ và phù hợp và phù hợp với xu thế chung của thời đại.
3.2. Tác dụng của CNH-HĐH
Tạo điều kiện đề biến đổi về chất lượng sản xuất, tăng năng suất lao động, tăng sức chế ngự của con người đối với tự nhiên, tăng trưởng kinh tế và phát triển kinh tế; do đó góp phần ổn định và nâng cao đời sống của nhân dân; góp phần quyết định sự thắng lợi của chủ nghĩa xã hội.
Tạo điều kiện vật chất cho việc củng cố tăng cường vai trò kinh tế của Nhà nước; nâng cao năng lực tích luỹ, tăng công ăn việc làm, nhờ đó làm tăng sự phát triển tự do và toàn diện trong mọi hoạt động kinh tế của con người (nhân tố trung tâm của nền sản xuất xã hội)
Tạo điều kiện vật chất cho tăng cường an ninh và quốc phòng.
Tạo điều kiện vật chất cho việc xây dựng nền kinh tế dân tộc tự chủ, đủ sức thực hiện sự phân công và hợp tác quốc tế.
4. Mục tiêu và nội dung cơ bản của CNH-HĐH
4.1. Mục tiêu của CNH- HĐH
Xuất phát từ tình hình nói trên và căn cứ vào Cương lĩnh của Đảng, cần tiếp tục nắm vững hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng CNXH và bảo vệ tổ quốc, đẩy mạnh CNH-HĐH.
Mục tiêu của CNH-HĐH là xây dựng nước ta thành một nước Công nghiệp có cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại, cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất tiến bộ, phù hợp với trình độ phát triển của LLSX, đời sống vật chất và tinh thần cao, quốc phòng, an ninh vững chắc, dân giầu nước mạnh, xã hội công bằng văn minh.
Từ nay đến năm 2020, ra sức phấn đấu đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp.
4.2. Nội dung cơ bản của CNH- HĐH
* Phát triển LLSX- cơ sở vật chất kỹ thuật (CSVCKT) của CNXH trên cơ sở thực hiện cơ khí hoá nền sản xuất Xã hội và áp dụng những thành tựu khoa học công nghệ (KHCN) hiện đại:
- Phát triển LLSX là phải cải biến lao động thủ công lạc hậu thành lao động sử dụng máy móc, tức là cơ khí hoá nền kinh tế, chuyển nền kinh tế Nông nghiệp sang nền kinh tế Công nghiệp.
- Phát triển LLSX thì phải phát triển cả các yếu tố cấu thành LLSX: Tư liệu sản xuất (TLSX), lực lượng lao động (LLLĐ) và KHCN. Cải biến TLSX là phải phát triển các ngành Công nghiệp chế tạo. Thêm vào đó, ngoài việc áp dụng KHCN tiên tiến, hiện đại trên thế giới thì nước ta cũng phải chú trọng đầu tư phát triền KHCN nước nhà. Nhưng, Nhà nước phải xác định được phương hướng đúng đắn, thông qua việc lựa chọn các lĩnh vực KHCN (như: công nghệ thông tin, công nghệ sinh học...). Mặt khác, ta cũng phải tạo dựng được những điều kiện cần thiết cho sự phát triển KHCN như: nguồn nhân lực, các nguồn lực tài chính...
- Con người (LLLĐ) cũng phải được phát triển theo chiều sâu, phải được nâng cao trình độ văn hoá, chuyên môn nghiệp vụ... thêm vào đó là các cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại để phù hợp với yêu cầu của quá trình CNH-HĐH.
* Chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại hoá, hợp lý và hiệu quả: quá trình chuyển đồi chủ yếu là theo cơ cấu ngành. Trong đó, sự chuyển đổi hợp lý là tăng dần tỷ trọng ngành Dịch vụ, Công nghiệp giảm dần tỷ trọng các ngành Nông, lâm, ngư nghiệp và khai khoáng trong tổng giá trị sản phẩm Xã hội.
* Thiết lập Quan hệ Xã hội theo định hướng XHCN: theo quy luật quan hệ xã hội phải phù hợp với tính chất và trình độ của LLSX. Vì vậy khi tiến hành CNH-HĐH, tuỳ theo trình độ phát triển của LLSX mà quan hệ sản xuất sẽ được cải biến cho phù hợp. Tuy nhiên, quan hệ xã hội phải thúc đẩy phát triển LLSX và cải biến đời sống nhân dân, tạo điều kiện thực hiện công bằng Xã hội.
Phần II: Công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở các nước Asean
Các nước Asean đều là những nước mới giành được độc lập, trải qua chiến tranh trong thời gian dài, vì vậy đều có nền kinh tế lạc hậu, kém phát triển. Công cuộc CNH-HĐH chỉ mới được tiến hành trong vài chục năm gần đây, và chỉ thấy rõ kết quả ở một số nước như Singapo, Thailan hay Malaysia. Cho nên trong bài viết của mình tôi chỉ đưa ra một số dẫn chứng liên quan đến CNH-HĐH ở các nước này.
1. Đặc điểm CNH-HĐH ở các nước Asean
1.1. Công nghiệp hoá gắn liền với hiện đại hoá.
Công nghiệp hoá phải gắn liền với hiện đại hoá vì trên thế giới đang diễn ra Cách mạng Khoa học Công nghệ (CM KHCN) hiện đại, một số nước đã chuyển từ kinh tế Công nghiệp sang kinh tế tri thức, nên phải tranh thủ ứng dụng những thành tựu của CM KHCN tiếp cận kinh tế tri thức để hiện đại hoá những ngành, những khâu và lĩnh vực có điều kiện nhẩy vọt.
Đây cũng là đặc điểm CNH ở Việt Nam vì ta có thể thấy sau khi tiến hành CNH-HĐH các nước trong khối Asean đều có nền kinh tế nhẩy vọt, hầu hết đều phát triển thành nền kinh tế Công nghiệp hiện đại ( Singapo, Malaysia, Thailan...). Ngoài ra, một số nước đã bước đầu tiếp cận với nền kinh tế tri thức như Singapo, Thailan...
1.2. Công nghiệp hoá- hiện đại hoá nền kinh tế trong bối cảnh toàn cầu hoá kinh tế:
Trong bối cảnh toàn cầu hoá về kinh tế thì nền kinh tế mở và phát triển các quan hệ kinh tế quốc tế là tất yếu. Hầu hết các nước trong khu vức đều đã tham gia vào Asean cũng như nhiều tổ chức khác nhằm mở rộng quan hệ quốc tế phục vụ cho mụch đích mở cửa nền kinh tế, tạo lập các quan hệ với các nước phát triển từ đó thu hút vốn đầu tư từ nước ngoài.
1.3. Công nghiệp hoá- hiện đại hoá nhằm mục tiêu xây dựng đất nước, nâng cao đời sống Xã hội.
Các nước trong khu vực có chế độ chính trị khác nhau, tuy nhiên tất cả đều tiến hành CHN-HĐH với mục đích phát triển nền kinh tế. Kinh tế ổn định góp phần làm cho đất nước giầu mạnh, và đời sống nhân dân được nâng cao.
1.4. Rút ngắn thời gian Công nghiệp hoá- hiện đại hoá.
Rút ngắn thời gian Công nghiệp hoá- hiện đại hoá là xu hướng có tính quy luật ở các nước Asean. Vì hầu hết các nước đều tiến hành CNH-HĐH khi CM KHCN đã diễn ra cho nên có thể tiếp thu và áp dụng các khoa học, kỹ thuật, công nghệ hiện đại trên thế giới vào các lĩnh vực của nền kinh tế. Mặt khác, các nước phải đặt ra các chính sách phù hợp để thích ứng với điều kiện kinh tế Thế giới hiện tại, như vậy là đã rút ngắn được thời gian nghiên cứu, đổi mới KHCN cũng có nghĩa là rút ngắn được thời gian CNH-HĐH.
Rút ngắn thời gian cũng có nghĩa là đi trước đón đầu, bỏ qua những ngành, lĩnh vực không còn phù hợp với thời đại. Đồng thời phải có nhận thức đúng đắn, kịp thời để phát triển các ngành hay lĩnh vực mới phù hợp với xu thế phát triển chung của nền kinh tế thế giới và khu vực.
2. Một số kinh nghiệm CNH-HĐH ở các nước Asean.
2.1. Công nghiệp hoá hiện đại hoá Nông nghiệp và Nông thôn.
Hầu hết các nước Asean đều tiến hành CNH-HĐH từ nền kinh tế lạc hậu, trình độ kỹ thuật thấp kém. Vì vậy phải CNH-HĐH ngành Nông nghiệp nhằm tăng năng xuất, sản lượng một phần nhằm giải quyết nhu cầu trong nước một phần nếu có sẽ phục vụ xuất khẩu. Asean là khu vục có các nước sản xuất và xuất khẩu nông sản với sản lượng lớn ra thị trường Thế giới như: gạo, chè, càphê, tiêu, sắn...
Với mục tiêu đã đề ra, các nước đều tiến hành xây dựng cơ sở hạ tầng với hệ thống thuỷ lợi, mạng lưới giao thông, hệ thống điện để phục vụ hoạt động sản xuất Nông nghiệp.
Ngoài ra, các nước cũng đã đầu tư về chiều rộng, tăng cường sản xuất các máy móc, thiết bị Nông nghiệp một phần để cơ giới hoá hoạt động sản xuất Nông nghiệp một phần để phục vụ khai hoang đất đai, tăng diện tích canh tác.
Về chiều sâu, các nước đã tiến hành nghiên cứu các giống cây trồng, vật nuôi cho năng suất cao đặc biệt là chất lượng tốt. Góp phần tăng khả năng cạnh tranh của nông sản trong quá trình tiêu thụ trên thị trường.
Đổi mới công tác quản lý tổ chức, điều hành cũng góp phần phát triển ngành Nông nghiệp. Như ở Malaysia, việc đầu tư cho Nông nghiệp, Chính phủ giao cho chính quyền địa phương giải quyết nên cơ cấu kinh tế vùng trong ngành nông nghiệp rất đa dạng.
2.2. Công nghiệp hoá hiện đại hoá hướng về xuất khẩu
Các nước Asean đều đã sử dụng các ưu thế của mình để thúc đẩy nền kinh tế. Với nguồn lực về mặt hàng nông, hải sản khá dồi dào, các nước trong khu vực đều đã phát huy rất tốt tiềm năng này. Sản lượng hàng hoá xuất khẩu ra thị trường ngày càng lớn với chất lượng ngày càng cao.
Một số nước thì xuất khẩu hàng hoá sản xuất ra với quan điểm là phải nâng cao chất lượng để tăng khả năng cạnh tranh với sản phẩm cùng loại trên thị trường. Một số nước khác (như Thailan, Malaysia ) đã chuyển đổi hàng hoá xuất khẩu, giảm dần hàng hoá đã qua sơ chế sang lĩnh vực lắp ráp các thiết bị điện tử như vậy vừa nâng cao đời sống người lao động, vừa tiếp thu được KHCN tiên tiến hiện đại.
Trong khi đó, Singapo không có lợi thế về Nông nghiệp mặt khác lại có thế mạnh về Công nghiệp. Và Singapo đã phát triển các ngành công nghiệp có chất lượng cao phục vụ xuất khẩu như: điện tử, dụng cụ y tế cao cấp, chế tạo thiết bị chuyên dùng...
2.3. Công nghiệp hoá hiện đại hoá thông qua quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Một số nước trước khi tiến hành CNH-HĐH có cơ cấu kinh tế khác nhau nhưng sau khi tiến hành chuyển dịch thì đã tạo lập được nền kinh tế ổn định và có nhiều điều kiện để phát triển.
Dựa vào các điều kiện tự nhiên, xã hội sẵn có nên các nước trong khu vực đã tiến hành CNH-HĐH tương đối thuận lơi.
Singapo là một nước có sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế khá mạnh dạn. Nền kinh tế Singapo ban đầu chủ yếu dựa vào thương mại và dịch vụ, sau đã quyết định phát triển các ngành sản xuất để tạo nên sức mạnh cho nền kinh tế, chủ yếu là các sản phẩm của ngành công nghiệp có chất lượng cao như điện tử, dụng cụ y tế... Theo hường chuyển đổi này, nền kinh tế Singapo không còn phụ thuộc vào sự biến động của thương mại quốc tế, và đã làm cho Singapo có mức thu nhập Quốc dân bình quân đầu người cao nhất Châu á.
Thailan vừa tiến hành CNH-HĐH Nông nghiệp lại vừa tiến hành CNH-HĐH
Công nghiệp. Phát triển Nông nghiệp toàn diện, thâm canh và hiện đại để có nhiều nông sản hàng hoá, đồng thời phát triển Công nghiệp hàng tiêu dùng và xây dựng ngành công nghiệp điện tử. Việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế hợp lý, theo đúng hướng CNH-HĐH đã làm cho nền kinh tế Thailan đạt được tốc độ tăng trưởng bình quân 6.2% trong 30 năm.
Trong khi đó, Malaysia lại chuyển dịch từ từ, các ngành đều được CNH-HĐH về chiều sâu. Nông nghiệp thì vẫn có những vùng tập trung với các sản phẩm truyền thống. Về công nghiệp thì Malaysia đang tập trung vào Công nghiệp điện tử, lọc dầu... Malaysia đang trở thành nước thứ 3 trên Thế giới sản xuất và xuất khẩu hàng bán dẫn.
2.4. Kinh tế đối ngoại
Hầu hết các nước Asean đều đã hợp tác kinh tế theo cơ chế mở cửa, hội nhập với Thế giới nói chung và các nước trong khu vực nói riêng.
Do sự phát triển khá chênh lệch về kinh tế giữa các quốc gia trong khu vực nên khi hợp tác kinh tế: Các nước có nền kinh tế phát triển đã thành công trong quá trình CNH-HĐH như Singapo, Thailan, Malaysia... thì giúp đỡ hỗ trợ về vốn, công nghệ, phương pháp quản lý và đào tạo... trong khi đó các nước còn lại thì đáp ứng về nguyên, nhiên vật liệu, lao động, thị trường, chuyển giao công nghệ.
Sự liên kết kinh tế đã tạo ra các vùng tam giác tăng trưởng đa quốc gia (Singapo, Malaysia, Indonesia; Tây Malaysia, Nam Thailan, Bắc Indonesia;...) đã khai thác triệt để các thế mạnh của mỗi khu vực để thúc đẩy, tạo điều kiện mở cửa ra Thế giới bên ngoài.
Hiện nay và sắp tới khu vực mậu dịch tự do Asean (AFTA) sẽ là nòng cốt cho sự hợp tác ở Đông Nam á, đem lại lợi ích cho các thành viên. Lợi ích quan trọng nhất là nhằm mục đích thay thế hàng hoá nhập khẩu từ các nước khác ngoài khu vực bằng các hàng hoá xuất khẩu của các nước trong khu vực. Như vậy sẽ tăng lượng hàng hoá sản xuất ra phục vụ xuất khẩu và giá cả của hàng hoá nhập khẩu sẽ thấp. Một số chính sách được đề xuất, nhưng đặc biệt là mở cửa hàng rào thuế quan để tăng khả năng bảo hộ đối với hàng xuất khẩu của các nước trong khu vực, đồng thời sẽ thúc đẩy ngành sản xuất hàng hoá tiêu dùng trong nước, ảnh hưởng tích cực đến đời sống nhân dân.
Phần III: Một số giải pháp thúc đẩy CNH-HĐH ở Việt Nam
(Trên cơ sở vận dụng các kinh nghiệm CNH-HĐH ở các nước Asean)
Như các nước Asean khác, quá trình CNH-HĐH ở Việt Nam đã tiến hành trên nhiều lĩnh vực. Việc tiến hành CNH-HĐH sau đã giúp ta có nhiều lợi thế. Một mặt ta có thể áp dụng các phương pháp hay, mặt khác trên cơ sở các khó khăn của các nước đi trước thì nhanh chóng tìm ra các giải pháp phù hợp. Vì vậy, một số giải pháp nhằm thúc đẩy quá trình này có thể áp dụng cho một ngành hoặc lĩnh vực cụ thể, bên cạnh đó thì lại có những giải pháp có thể ứng dụng cho nhiều ngành, lĩnh vực trong nền kinh tế.
1. CNH-HĐH Nông nghiệp và nông thôn
1.1.Thực tế ở Việt Nam
CNH-HĐH Nông nghiệp và nông thôn cũng là mục tiêu hàng đầu của Việt Nam như các nước Asean khác.
Việt Nam coi trọng phát triển toàn diện Nông, lâm, ngư nghiệp, thông qua các hoạt động thực hiện thuỷ lợi hoá, điện khí hoá, cơ giới hoá, sinh học hoá. Phát triển chế biến với công nghệ ngày càng cao, gắn liền nguồn nguyên liệu và liên kết với Công nghiệp đô thị. Phát triển làng nghề, ngành nghề, dịch vụ, xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế Xã hội, từng bước hình thành Nông thôn mới văn minh hiện đại.
Việt Nam đã phát triển toàn diện liên tục, tăng trưởng cao về sản lượng sản xuất Nông nghiệp ( tốc độ bình quân 4.3%/năm). Mặt khác, tuy sản lượng sản lượng sản phẩm Nông nghiệp tăng nhưng vẫn diễn ra sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Các mặt hàng xuất khẩu có giá trị lớn như gạo, cà phê, tôm, cá... tăng mạnh. Lợi thế này giúp cho cơ sở hạ tầng nông thôn được cải thiện rất nhiều. Đặc biệt là hệ thống thuỷ lợi ( đến nay 84% diện tích gieo trồng lúa cả năm được tưới nước), mạng lưới giao thông (93% xã có đường ôtô tới khu trung tâm), mạng lưới điện ( 70% xã có điện),... Ngoài ra đời sống nhân dân được cải thiện, đặc biệt là các hộ nông dân.
1.2. Các giải pháp
Nước ta phải tiến hành CNH-HĐH một cách nhanh hơn như xu thế chung của các nước Asean. Nhiều ngành nghề kém phát triển, nông nghiệp vẫn nặng về trồng trọt, nhiều ngành nghề chưa được khai thác như nuôi trồng thuỷ sản, hoặc khai hoang đất đai. Thêm vào đó, nước ta cần phải tập trung sản xuất với quy mô lớn và trình độ cao( công nghệ chế biến) như vậy mới cho được sản lượng lớn với chất lượng tốt, tạo nhiều khả năng cạnh tranh khi xuất khẩu ra thị trường Quốc tế.
Đi đôi với khai thác môi trường, nước ta cũng phải thực hiện việc bảo vệ môi trường sinh thái để phòng tránh thiên tai.
2. CNH-HĐH Công nghiệp.
2.1. Thực tế phát triển ở Việt Nam
Trong quá trình đổi mới, nhịp độ phát triển Công nghiệp được đẩy mạnh, làm cho cơ cấu kinh tế cũ được chuyển nhanh sang cơ cấu Công- Nông nghiệp- Dịch vụ, rất phù hợp với quy luật của sự phát triển kinh tế.
Các ngành chế biến lương thực, thực phẩm, sản xuất hàng tiêu dùng, hàng xuất khẩu, công nghiệp điện tử, công nghệ thông tin đều được ưu tiên phát triển. Tuy nhiên chỉ có các ngành trọng yếu có nhu cầu và các điều kiện về vốn, công nghệ, thị trường... thì được ưu tiên phát triển trước.
2.2. Các giải pháp
Để phát triển các ngành nghề này, Nhà nước cần phải thu hút được các nguồn vốn trong và ngoài nước để có tiềm lực phát triển bằng các chính sách khuyến khích đầu tư.
Mặt khác cần phải nâng cao trình độ tổ chức quản lý để phát triển Công nghiệp có sự đầu tư về cơ sở vật chất, kỹ thuật, KHCN sản xuất ra các mặt hàng không chỉ để phục vụ nhu cầu trong nước mà còn để phục vụ xuất khẩu.
Tuy nhiên khi có được nguồn vốn đầu tư rồi thì Nhà nước phải biết lựa chọn các ngành phù hợp với thời đại, có nhiều yếu tố thuận lợi như: thị trường tiêu thụ, nguồn nhân công lao động, nguồn nguyên vật liệu...
3.CNH-HĐH Du lịch- dịch vụ
3.1. Thực tế phát triển ở Việt Nam
Ngành dịch vụ ở nước ta đang phát triển tự phát chưa chịu sự quản lý của Nhà nước. Qua những năm phát triển cho thấy, tư nhân kinh doanh các lĩnh vực này có hiệu quả hơn so với các thành phần kinh tế khác.
Phát triển lĩnh vực du lịch cho phép ta khai thác thêm được các tiềm năng du lịch tăng thu nhập, tạo việc làm cho dân cư. Một mặt góp phần mở rộng giao lưu phát triển kinh tế đối ngoại. Tuy nhiên không ít các khu du lịch đang bị ảnh hưởng về môi trường sinh thái do công tác tổ chức quản lý chưa hợp lý.
3.2. Các giải pháp
Nhà nước phải có các công cụ để thực hiện sự quản lý và điều tiết các ngành dịch vụ, du lịch thông qua các chính sách, cơ chế mới về pháp luật, tổ chức kế hoạch... để định hướng các hoạt động và quản lý các ngành này.
Đầu tư ưu tiên cho các ngành dịch vụ, đặc biệt hỗ trợ cho sản xuất kinh doanh của hộ nông dân, góp phân CNH-HĐH nông thôn.
Cần chuẩn bị trước cơ sở vật chất, cán bộ để tham gia tốt vào ngành dịch vụ trong nước dần tiến ra thị trường Quốc tế.
4. CNH-HĐH về kết cấu hạ tầng.
4.1. Thực tế phát triển ở Việt Nam.
Trong quá trình CNH-HĐH nông thôn một số kết cấu hạ tầng được cải thiện tuy nhiên vẫn còn ở mức thấp kém, chưa đáp ứng được nhu cầu của sản xuất kinh doanh và đời sống người lao động.
Do khả năng tài chính có hạn nên việc xây dựng mới chỉ ở mức độ và tập trung vào những khâu trọng điểm, có ý nghĩa quan trọng, như chủ yếu là cải tạo, mở rộng, nâng cấp. Như vậy, vẫn chưa đi vào phát triển chiều sâu, chất lượng các công trình chưa được cải thiện so với trước.
4.2. Các giải pháp.
Cũng như các ngành, lĩnh vực khác, yêu cầu thiết yếu là nâng cấp tăng cường vốn đầu tư để nâng cao hiệu quả phục vụ cho các công trình, kết cấu hạ tầng: hệ thống thuỷ lợi, hệ thống giao thông, hệ thống cảng biển, san bay...
Nhà nước cần phải có kế hoạch để từng bước thực hiện xây dựng vững chắc theo hướng CNH-HĐH.
Ngoài ra cần tiếp tục hiện đại hoá mạng thông tin liên lạc tăng cường việc đầu tư kết cấu hạ tầng, xã hội (Giáo dục, y tế, khoa học, văn hoá, thông tin...).
5. Một số giải pháp khác.
*Pháp triển hợp lý các vùng lãnh thổ: cần phải khai thác lợi thế, tiềm năng của các vùng từ đó liên kết hỗ trợ nhau cùng phát triển
*Kinh tế đối ngoại: Mở cửa nền kinh tế là nhu cầu cấp bách của Nhà nước.
Thông qua hội nhập chúng ta cần tranh thủ các tác động tích cực( về vốn đầu tư...) qua đó đẩy mạnh xuất khẩu( xu thế chung của các nước Asean).
*Huy động vốn và sử dụng vốn: Như các phần trên, ta thấy vốn có tác dụng to lớn. Ngoài nguồn vốn được tích luỹ nội bộ, đang có xu hướng tăng lên, nước ta cần phải tạo ra nhiều điều kiện thích hợp để thu hút nguồn vốn từ bên ngoài. Như chế độ chính trị ổn định, chính sách kinh tế ổn định, lợi ích chính đáng của các chủ thể được bảo vệ, môi trường pháp lý thông thoáng... Tuy nhiên, khi có được nguồn vốn bên ngoài đầu tư, Nhà nước cũng cần phải có những cân nhắc, lựa chọn kỹ càng tránh sự bóc lột, khai thác tài nguyên, tăng nợ nước ngoài...
*Đào tạo nguồn nhân lực: thông qua các chương trình đầu tư cho giáo dục, đào tạo trên nhiều lĩnh vực và được tiến hành với tốc độ quy mô thích hợp đáp ứng yêu cầu của mỗi thời kỳ CNH-HĐH. Song song với việc đào tạo Nhà nước phải bố trí, sử dụng tốt các nguồn nhân lức đã được đào tạo để họ sáng tạo ra năng suất chất lượng và hiệu quả kinh tế cao đóng góp xứng đáng vào sự nghiệp CNH-HĐH.
* Phát triển KHCN: thông qua công tác nghiên cứu, nắm bắt công nghệ cao
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 21139.doc