Tại Điều 349 BLTTDS: “Người gửi đơn yêu cầu Tòa án Việt Nam Công nhận và cho thi hành tại VN bản án, quyết định dân sự của TANN, quyết định của trọng tài nươc s ngoài phải nộp một khoản lệ phí theo quy định của PL VN”. Theo quy định này thì người gửi đơn yêu cầu phải nộp khoản lệ phí theo quy định. Mà theo quy định tại Điều 43 Pháp lệnh số 10/2009/UBTVQH12 ngày 27/2/ 2009 và danh mục mức án phí, lệ phí tòa án kèm theo thì mức lệ phí yêu cầu công nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sự của TANN tại Việt Nam là: cá nhân thường trú tại Việt Nam, cơ quan, tổ chức có trụ sở chính tại Việt Nam là 2.000.000 đồng; cá nhân không thường trú tại Việt Nam, cơ quan, tổ chức không có trụ sở chính tại Việt Nam là 4.000.000 đồng; người kháng cáo quyết định của Tòa án là 200.000 đồng
19 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 8850 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Công nhận và thi hành bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài tại Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ân sự của TANN còn là cơ sở để TA có thẩm quyền của các quốc gia khác công nhận và thi hành bản án quyết định dân sự của TA nước mình trên nguyên tắc có đi có lại. Mặt khác công nhận và thi hành bản án, quyết định dân sự của TANN cũng làm giảm chi phí tố tụng, thủ tục tố tụng để thực thi các bản án, quyết định dân sự của TANN.
Về phương diện pháp lý, công nhận và thi hành bản án, quyết định dân sự của TANN là một giai đoạn của quá trình tố tụng nếu các phán quyết của TANN không được thực thi thì kết quả ở giai đoạn trước đó sẽ không còn ý nghĩa.Không những thế, việc công nhận và thi hành bản án, quyết định dân sự của TANN tại một quốc gia góp phần khắc phục các lỗ hổng của pháp luật quốc gia về vấn đề này, pháp luật giữa các quốc gia có cơ hội được so sánh trực tiếp với nhau, từ đó có những sơ hở của pháp luật các quốc gia được củng cố, đảm bảo cho pháp luật quốc gia có tính hệ thống. Đây còn là một căn cứ pháp luật quan trọng để xác định thẩm quyền giải quyết của TA đối với các yêu cầu giải quyết khi có vụ việc của đương sự (được quy định cụ thể tại ĐIều 413 BLTTDS).
PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ CÔNG NHÂN VÀ THI HÀNH BẢN ÁN QUYẾT ĐỊNH DÂN SỰ CỦA TANN
Nguyên tắc công nhận và thi hành bản án, quyết định dân sự cảu TANN tại Việt Nam
Nguyên tắc công nhận và thi hành bản án, quyết định dân sự của TANN tại Việt Nam được quy định tại Điều 343 BLTTDS, bao gồm:
Toà án Việt Nam chỉ xem xét công nhân và cho thi hành tại Việt Nam bản án quyết định dân sự của TANN trong các trường hợp sau:
+ Bản án, quyết định dân sự của TANN mà Việt Nam và nước đó đã kí kết hoặc gia nhập điều ước quốc tế về vấn đề này;
+ Bản án, quyết định dân sự của TANN được pháp luật Việt Nam quy định công nhân và cho thi hành.
Nguyên tắc có đi có lại. khoản 3 Điều 343 BLTTDS: “Bản án quyết định dân sự của TANN cũng có thể được TA Việt Nam xem xét công nhận và cho thi hành tại VIệt Nam trên cơ sở có đi có lại mà không cần đòi hỏi Việt Nam và nước đó phải lý kết hoặc gia nhập điều ước quốc tế về vấn đề đó”.
Bản án, quyết định dân sự của TANN chỉ được thi hành tại Việt Nam khi được TA Việt Nam công nhận và cho thi hành (khoản 4 ĐIều 343 BLTTDS)
Nguyên tắc “đương nhiên công nhận bản án, quyết định dân sự không có yêu cầu thi hành tại Việt Nam” (khoản 5 Điều 343 BLTTDS). Theo đó, bản án, quyết định dân sự của TANN không có yêu cầu thi hành tại Việt Nam và không có đơn yêu cầy không công nhận thì đương nhiên được công nhận tại Việt Nam theo điều ươc quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập
Toà án Việt Nam chỉ xem xét không công nhận bản án, quyết định dân sự của TANN không có yêu cầu thi hành tại Việt Nam khi có đơn yêu cầu không công nhân (khoản 6 Điều 343 BLTTDS)
Bản án, quyết định dân sự của TANN sẽ không được công nhận và cho thi hành tại Việt Nam nếu việc công nhận và cho thi hành tại Việt Nam trái với nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam và trật tự công cộng.
Nguyên tắc quyền miễn trừ của quốc gia
Tuy nhiên, có những bản án, quyết định dân sự của TANN mặc dù đáp ứng được các yêu cầu trên nhưng vẫn bị toà án Việt Nam không công nhận và cho thi hành tại Việt Nam
trong các trường hợp sau:
Bản án, quyết định chưa có hiệu lực pháp luật của nước có toà án đã ra bản án, quyết định đó;
Người phải thi hành án hoặc người đại diện hợp pháp của người đó vắng mặt tại phiên toà của toà án nước ngoài do không được triệu tập hợp lệ;
Vụ án thuộc thẩm quyền xét xử riêng biệt của toàn án Việt Nam;
Về cung một vụ án này đã có bản án, quyết định dân sự đang có hiệu lực pháp luật của toà án Việt Nam, hoặc của toà án nước ngoài đã được toà án Việt Nam công nhân; hoặc trước khi có quan xét xử của nước ngoài thị lý vụ án, toà án Việt Nam đã thụ lý và đang xem xét vụ án đó;
Đã hết thời hiệu thi hành án theo quy định của pháp luật của nước có toà án đã ra bản án, quyết định đó hoặc theo quy định của pháp pháp luật Việt Nam;
Việc công nhân và cho thi hành bản án, quyết định dân sự của toà án nước ngoài tại Việt Nam trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam.
Thẩm quyền của TA việt Nam
Thẩm quyền theo cấp xét xử: TAND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có thẩm quyền giải quyết các yêu cầu về công nhân và thi hành tại Việt Nam các bản án, quyết định dân sự của TANN (Đ34 BLTTDS)
Thẩm quyền về lãnh thổ: TA nơi người phải thi hành án, quyết định dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động của TANN cư trú, làm việc, nếu người phải thi hành án là cá nhân hoặc nơi có trụ sở, nếu người phải thi hành là cơ quan, tổ chức hoặc nơi có tài sản liên quan đến việc thi hành bản án, quyết định dân sự của TANN có thẩm quyền giải quyết yeu cầu công nhân và cho thi hành bản án, quyết định dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động của TANN (điểm d khoản 2 Điều 35 BLTTDS)
Đối với yêu cầu không công nhân và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định dân sự của TANN, thì TA nơi người gửi đơn cư trú làm việc nếu gửi người gửi đơn là cá nhân hoặc nươi có trụ sở nếu người gửi đơn là cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết yêu cầu không công nhận bản án, quyết định dân sự , hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động của TANN (điểm đ khoản 2 Điều 35).
Quyền yêu cầu công nhận và thi hành bản án, quyết định dân sự của TANN tại Việt Nam
Quyền yêu cầu công nhận và thi hành bản án, quyết định dân sự của TANN tại Việt Nam được quy định tại Điều 344 BLTTDS. Theo đó:
+ Người có quyền yêu cầu TA công nhận bản án, quyết định dân sự của TANN là người được thi hành, người đại diện hợp pháp của họ.
+ Người có quyền yêu cầu TA không công nhận bản án, quyết định dân sự của TANN không có yêu cầu thi hành án tại Việt Nam là đương sự, người có quyền và lợi ích hợp pháp liên quan hoặc người đại diện hợp pháp của họ.
Đối với quyền gửi đơn yêu cầu TA Việt Nam công nhận và cho thi hành tại Việt nam bản án, quyết định dân sự của TANN chỉ được chấp nhận nếu:
+ Cá nhân phải thi hành cư trú, làm việc tại Việt Nam hoặc cơ quan, tổ chức phải thi hành có trụ sở chính tại Việt Nam;
+ Tài sản liên quan đến việc thi hành bản án, quyết định dân sự của TANN có tại Việt Nam vào thời điểm gửi đơn yêu cầu.
Quyền yêu cầu này cũng được đảm bảo bằng quyền kháng cáo của chính đương sự hoặc quyền kháng nghị của VKS theo quy định tại ĐIều 345 BLTTDS.
Thủ tục công nhân và cho thi hành bản án quyết định dân sự của TANN tại Việt Nam.
Nộp đơn yêu cầu
Về nguyên tắc. những bản án, quyết định dân sự của TANN kể chỉ được TA Việt Nam xem xét công nhận và cho thi hành tại Việt Nam khi có đơn yêu cầu của những chủ thể có quyền yêu cầu. Theo quy định tại Điều 344 BLTTDS, chủ thể có quyền yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định dân sự của TANN là người được thi hành hoặc người đại diện hợp pháp của họ, nếu người phải thi hành là cá nhân cu trú, làm viêc tại Việt Nam hoặc là cơ quan, tổ chức có trụ sở chính tại Việt Nam hoặc tài sản liên quan đến việc thi hành bản án, quyết định dân sự của TANN có tại Việt Nam vào thời điểm gửi đơn yêu cầu.
Theo Điều 350 BLTTDS người yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nan bản án, quyết định dân sự của TANN phải làm đơn gửi đến Bộ tư pháp Việt Nam. Đơn yêu cầu phải có nội dung quy định tai khoản 1 Điều luật này.
Theo đó cùng với đơn, người nộp đơn phải gửi kèm các giấy tờ, tài liệu được quy định trong điều ước quốc tế mà Việt Nam kí kết hoặc gia nhập. Trong trường hợp điều ước quốc tế không quy định hoặc không có điều ước quốc tế liên quan thì kèm theo đơn yêu cầu, người gửi đơn phải gửi:
Bản sao hợp pháp bản án, quyết định của toà án nước ngoài;
Văn bản xác nhận bản án, quyết định đó có hiệu lực pháp luật, chưa hết hiệu lực thi hành và cần được thi hành tại VIệt Nam, trừ trường hợp trong bản án, quyết định đó đã thể hiện rõ những điểm này;
Văn bản xác nhận việc đã gửi cho người phải thi hành bản sao bán án, quyết định đó.
Trường hợp người phải thi hành hoặc người đại diện hợp pháp của người đó vắng mặt tại phiên toà của TANN thì phải có văn bản xác nhận người đó đã được triệu tập hợp lệ
Đơn yêu cầu và các giấy tờ, tài liệu gửi kèm theo bằng tiếng nước ngoài phải được dịch ra tiếng Việt, được công chứng, chứng nhận hợp pháp.
Thụ lý đơn yêu cầu
Saukhi nhận được đơn yêu cầu và các giấy tờ, tài liệu kèm theo, Bộ tư pháp kiểm tra, lập hồ sơ và gửi đến TAND cấp tỉnh có thẩm quyền trong thời hạn bảy ngày kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu và các giấy tờ, tài liệu đó. Khi nhận được hồ sơ do Bộ tư pháp chuyển sang, TA phải tiên hành kiểm tra lại hồ sơ để xem xet thụ lý. Trong thời hạn ba ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ, TA phải tiến hành thụ lý nếu thấy thuộc thẩm quyền của mình. Đòng thời, TA phải thông báo cho viện kiểm sát cũng cấp biết về việc xác nhận được hồ sơ và thụ lý hồ sơ đó.
Trong thời gian chuẩn bị xét đơn yêu cầu, TA có quyền yêu cầu người gửi đơn, TANN đã ra bản án, quyết định dân sự giải thích những điểm chưa rõ trong hồ sơ (khoản 2 Điều 353 BLTTDS)
Chuẩn bị xét đơn yêu cầu
Theo quy định tại ĐIều 354 BLTTDS thì trong thời hạn bốn tháng kể từ ngày thụ lý tùy từng trường hợp mà TA có thể ra một trong các quyết định sau: đình chỉ việc xét đơn yêu cầu hoặc mở phiên họp xét đơn yêu cầu.
Phiên họp xét đơn yêu cầu
Điều 355 BLTTDS thì phiên họp xét đơn yêu cầu bao gồm:
Hồi đồng gồm 3 thẩm phán tiến hành trong đó một người do chánh án chỉ định làm chủ tọa;
Kiểm sát viên Viện kiểm sát cùng cấp phải tham gia, trường hợp vắng mặt thì phải hoãn phiên tòa;
Người có nghĩa vụ phải thi hành hoặc người đại diện hợp pháp của người đó (trừ trường hợp họ yêu cầu TA xét đơn vắng mặt không có lý do chính đáng)
Sau khi xem xét đơn và các giấy tờ kèm theo, nghe ý kiến của người triệu tập, của kiểm sát viên, Hội đồng xét đơn yêu cầu thảo luận và quyết định theo đa số công nhận và cho thi hành hoặc quyết định không công nhận bản án, quyết định của TANN.
Đặc điểm lư ý là theo quy định tại khoản 4 Điều 355 BLTTDS là khi xet đơn yêu cầu công nhận và cho thi hành bản án, quyết đinh dân sự của TANN, TA Việt Nam không được xem xét lại vụ kiện mà chỉ xem xét các thủ tục về mặt tó tụng của việc tòa tuyên án, quyết định đó có đảm bảo không.
5. Thủ tục xét đơn yêu cầu không công nhận và thi hành tại Việt Nam các bản án, quyết định dân sự của TANN không có yêu cầu thi hành tại VIệt Nam
Thời hạn gửi đơn và thụ lý đơn không yêu cầu công nhận bản án, quyết định dân sự của TANN là ba mươi ngày kể từ ngày nhận được bản án, quyết định dân sự của TANN mà không có yêu cầu thi hành tại Việt Nam, đương sự, người có quyền, lợi ích hợp pháp có liên quan hoặc người đại diện hợp pháp của họ có quyền gửi đơn yêu cầu TA VN không công nhận bản án, quyết định dân sự đó đến Bộ tư pháp Việt Nam. Trường hợp người làm đơn chứng minh được vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan mà không thể gửi đơn đúng thời hạn thì thời gian có sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan đó không tính vào thời hạn gửi đơn.
Nộp đơn yêu cầu không công nhận
Theo quy định tại khoản 2 Điều 344 BLTTDS thì đương sự, người có quyền lợi ích liên quan hoặc người đại diện hợp pháp của đương sự có quyền gửi đơn yêu cầu TA Việt Nam không công nhận bản án quyết định dân sự của TANN không có yêu cầu thi hành tại VN.
Đơn phải có nội dung quy định tại khoản 1 Điều 361 BLTTDS
Thụ lý đơn yêu cầu không công nhận. Sauk hi nhận được đơn yêu cầu và các giấy tờ tài liệu kèm theo, Bộ tư pháp sẽ kiểm tra tính hợp pháp của các giấy tờ, lập hồ sơ và gửi đến TAND cấp tỉnh có thẩm quyền. Khi nhận được hồ sơ, TA sẽ tiến hành kiểm tra xem xét vào sổ thụ lý.
Xét đơn yêu cầu không công nhận. Thủ tục này được tiến hành qua hai bước
Chuẩn bị xét đơn yêu cầu cũng đuwocj thực hiện như thủ tục xét đơn yêu cầu công nhận bản án, quyết định của TANN
Mở phiên tòa xét đơn yêu cầu. Khi xét đơn, hội đồng xét đơn yêu cầu không công nhận bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài có quyền ra một trong các quyết định sau: không công nhận bản án, quyết định dân sự của TANN hoặc bác đơn yêu cầu không công nhận.
6. Lệ phí
Tại Điều 349 BLTTDS: “Người gửi đơn yêu cầu Tòa án Việt Nam Công nhận và cho thi hành tại VN bản án, quyết định dân sự của TANN, quyết định của trọng tài nươc s ngoài phải nộp một khoản lệ phí theo quy định của PL VN”. Theo quy định này thì người gửi đơn yêu cầu phải nộp khoản lệ phí theo quy định. Mà theo quy định tại Điều 43 Pháp lệnh số 10/2009/UBTVQH12 ngày 27/2/ 2009 và danh mục mức án phí, lệ phí tòa án kèm theo thì mức lệ phí yêu cầu công nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sự của TANN tại Việt Nam là: cá nhân thường trú tại Việt Nam, cơ quan, tổ chức có trụ sở chính tại Việt Nam là 2.000.000 đồng; cá nhân không thường trú tại Việt Nam, cơ quan, tổ chức không có trụ sở chính tại Việt Nam là 4.000.000 đồng; người kháng cáo quyết định của Tòa án là 200.000 đồng
III. THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ CÔNG NHẬN VÀ THI HÀNH BẢN ÁN, QUYẾT ĐỊNH DÂN SỰ CỦA TANN TẠI VIÊT NAM VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN
1. Thực tiễn áp dụng pháp luật về công nhận và thi hành bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài
Việc công nhận và thi hành bản án, quyết định dân sự của TANN trên thực tế còn nhiều khó khăn, vướng mắc. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng này đó là:
Các quy định của pháp luật hiện này vẫn còn nhiều thiếu xót, hệ thống pháp luật chưa hoàn thiện.
Cơ chế phối hợp giữa các có quan hữu quan trong thủ tục xét đơn yêu cầu công nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sự của TANN theo pháp luật hiện nay vẫn còn lỏng lẻo.
a. Các quy định của pháp luật hiện hành vẫn còn nhiều thiếu xót, hệ thống pháp luật chưa hoàn thiện
Vướng mắc trong việc thực hiện một số nguyên tắc công nhận và thi hành bản án, quyết định dân sự của TANN
- Về nguyên tắc có đi có lại. Trong nhiều trường hợp, nếu áp dụng một cách cứng nhắc nó sẽ hạn chế, ảnh hưởng ngay chính đến quyền lợi chính đáng của công dân nước áp dụng nguyên tắc này. Vì nếu một nước đơn phương không áp dụng chế độ có đi có lại hoặc hạn chế quyền lợi của công dân một nước khác thì nước có công dân bị hạn chế quyền lợi sẽ áp dụng biện pháp trả đũa bằng cách hạn chế ngay quyền lợi tương tự đối với công dân của nước kia. Mặt khác, nguyên tắc này đà được BLTTDS 2004, nhưng nguyên tắc này vẫn chưa được có quan nhà nước có thẩm quyền hướng dẫn cụ thể về nội dung, điều kiện và có chế áp dụng. Luật tương trọ tư pháp năm 2008 đã quy định Bộ ngoại gia có nhiệm vụ công bố danh sách các nước có áp dụng nguyên tắc “có đi có lại” với Việt Nam nhưng việc này là tương đối khó khăn cần có sự phối hợp của nhiều có quan như Bộ ngoài giao, Bộ tư pháp, TA, Bộ công an…
Vướng mắc nhất trong việc công nhân và cho thi hành bản án quyết định của TANN tại VN là quy định TA VN chỉ xem xét yêu cầu dựa trên có cở ĐƯQT hoặc nguyên tắc có đi có lại (điều 343). Nguyên nhân chính là đến nay chưa có danh mục thống kê các nước ký HĐTTTP hay áp dụng nguyên tắc có đi có lại với VN
- Nguyên tắc đương nhiên công nhận bản án, quyết định dân sự không có yêu cầu thi hành tại VN về vấn đề này, cung như chưa có hướng dẫn về trình tự, thủ tục căn cứ áp dụng nguyên tắc có đi có lại
- Nguyên tắc không được trái với trật tự cộng cộn, trái với nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam. Hiện nay, vẫn chưa có bất kỳ một văn bản nào nói về nội hạm “nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam” nhưng thông qua Hiếp Phap và các Luật chuyên ngành thì ta có thể biệt được những nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam. Nhưng một vướng mắc gây nhiều khó khăn trong việc giải quyết xét công nhận và cho thi hành bản án, quyết định của TANN tại Việt Nam là nội hàm của khái niệm “trật tự công công” cũng chưa có cách hiểu thống nhất trong khi đó, mỗi địa phương,mỗi vùng miền khác nhau lại có các phong tục tập quán, lối sống, cách sinh hoạt riêng. Chính vì vậy, trong quá trình xem xét mỗi tòa lại có những cách hiểu khác nhau về trật tự công cộng.
Về thẩm quyền Tòa án
Theo quy định tại Điều 34 BLTTDS thì TAND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có thẩm quyền giải quyế các yêu cầu về công nhận và thi hành tại Việt Nam các bản án, quyết định của TANN. Và theo quy định tại điển d, đ, e khoản 2 Điều 35 BLTTDS thì đối với yêu cầu cong nhận và thi hành bản án, quyết đinnhj của TANN thì người yêu cầu có thể yêu cầu TA nơi người phải thi hành cư trú, làm việc (nếu là cá nhâ) hoặc nơi có trụ sở (nếu là tổ chức) hoặc nơi có tài sản. Nhưng thực tế cho thấy người phải thi hành án có thể ó nhiêu ftaif sản ở nhiều nơi khác nhau hoặc cư trú, làm việc ở nhiều nơi khác nhau. Do đó, quy định chung chung như vậy dẫn tới việc Bộ Tư pháp khó xác định được TA có thẩm quyền giải quyết yêu cầu. Và đối với yêu cầu công nhận và thi hành mà tài sản của người phải thi hành có ở nhiều nơi khác nhau thì các TA nơi có tài sản đó có được cùng thụ lý giải quyết yêu cầu đó hay không? Tất cả những vướng mắc trên rát cần được cơ quan có thẩm quyền hướng dẫn giải thích để việc áp dụng các quy định này được thống nhất.
Về thủ tục công nhân và thi hành tai Việt Nam bản án, quyết định dân sự của TANN
Theo quy định tại khoản 2 Điều 353 BLTTDS: “trong thời hạn ba ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ do Bộ Tư pháp chuyển đến, TA có thẩm quyền phải thụ lý và thông báo cho Viện kiển sat cùng cấp biết”. Quy định này là chưa rõ rang, rất dễ gây hiểu nhầm rằng Tòa án phải tiến hành thụ lý mà không được quyền từ chối thụ lý. Chính vì vậy cần phải sửa quy định này theo hướng, TA có thẩm quyền có trách nhiệm thụ lý nếu hồ sơ do Bộ tư pháp chuyển đến đã đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của pháp luật và có quyền từ chối nếu chưa đáp ứng được đầy đủ các yêu cầu của pháp luật.
Vấn đề thu phí và lệ phí
Mặc dù đã có quy đinh về mức lệ phí mà người gửi đơn yêu cầu công nhận và chi thi hành bản án, quyết định của TANN tại Việt Nam phải nộp nhưng BLTTDS và các văn bản liên quan đặc biệt là Pháp lệnh số 10/2009/UBTVQH12 ngày 27/2/ 2009 về án phí, lệ phí tòa án lại có quy định mức lệ phí khác nhau cụ thể: đối với cá nhân thường trú tại Việt Nam, cơ quan, tổ chức có trụ sở chính tại Việt Nam là 2.000.000 đồng; còn cá nhân không thường trú tại Việt Nam, cơ quan, tổ chức không có trụ sở chính tại Việt Nam là 4.000.000 đồng. Mặc dù mức lệ phí này là không cao nhưng việc quy định chênh lệnh giữa hai nhóm đôi tượng này cũng phần nào thể thiện sự phân biệt đối xử giữa các chủ thể vi phạm nguyên tắc cơ bản của TPQT đó là nguyên tắc bình đằng và nguyên tắc không phân biệt đối xử. Hay một thiếu sót nữa hiện nay về vấn đề này là có nhiều trường hợp vụ việc bị đình chỉ hay tạm đình chỉ hay khi đương sự bị TA trả lại đơn yêu cầu thì việc xử lý lệ phí như thế nào thì PL vẫn chưa có các quy định rõ ràng. Như vậy các quy định trong BLTTDS cũng như các văn bản hướng dẫn về vấn đề này chưa tạo đủ cơ sở pháp lý để các TA vận dụng để xử lý tiền tạm ứng lệ phí trong các trường hợp trả lại đơn hay đình chỉ thủ tục xét đơn yêu cầu công nhận và cho thi hành bản án, quyết định của TANN tại Việt Nam. Cho đến nay, trường hợp nào thì được hoàn trả lệ phí, trường hợp nào thì không được hoàn trả vẫn chưa có quy định cụ thể rõ rang.
b. Về hoạt động, trách nhiệm của cơ quan nhà nước trong việc hoàn thiện, xây dựng và áp dụng pháp luật về công nhận và cho thi hành bản án, quyết định của TANN tại VN
Hiện nay, hoạt động của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong việc xây dựng và hoàn thiện và áp dụng pháp luật về công nhận và cho thi hành bản án, quyết định của TANN tại VN còn chồng chéo, sự phối hợp chưa đồng bộ, chưa tạo được sự thống nhất cho cả hệ thống, không phát huy hết vai trò của từng cơ quan trong hệ thống có quan nhà nước. Đặc biệt, đối với các cơ quan trực tiếp áp dụng pháp luật, TAND tỉnh, thành phố trược thuộc trung ương là cơ quan trực tiếp giải quyết các yêu cầu công nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sự của TANN nhưng hiện nay có không ít TA vi phạm trong vấn đề này. Đó là khi xem xét đơn yêu cầu công nhận và cho thi hành bản án quyết định dân sự của TANN có TA còn xem xét lại cả nội dung vụ án dân sự đó, điều này là vi phạm quy định tại khoản 4 Điều 355 BLTTDS. Toà án VN chỉ xem xét xem các thủ tục về mặt tố tụng của việc tuyên bản án, quyết định đó có đảm bảo không hay nói cách khác TA VN chỉ xem xét các quy định của luật hình thức mà không xem xét các quy định của luật nội dung. Lộc thường gặp là Hội đồng xét đơn yêu cầu so sánh việc việc áp dụng luật nước ngoài với pháp luật trong nước, để xem xét lại nội dung vụ kiện có đúng với pháp luật của VN hay không, sau đó mới ra quyết định công nhận và cho thi hành hay không công nhận. Việc này ảnh hưởng về thời gian, sử đúng đắc khi công nhận và cho thi hành bản án, quyết định của TANN tại nước ta
Bất cập về cơ chế phối hợp giữa các cơ quan có thẩm quyền trong việc công nhận và cho thi hành bản án, quyết định của TANN. Việc phối hợp giữa các cơ quan trong lĩnh vực này hiện nay cũng còn lỏng lẻo. Bộ tư pháp là cơ quan đầu mối, trực tiếp nhận hồ sơ từ đương sự, thu lệ phí và có trách nhiệm như là cầu nối giữa các cơ quan có thẩm quyền trong nước và cá nhân, tổ chức yêu cầu thi hành án. Tuy vậy, khi TA tiến hành thụ lý đơn cũng như trong quá trình xét xử, có một thực tế là các TA hoàn toàn không có thông báo cũng như báo cáo Bộ tư pháp về hoạt động của mình, dẫn đến việc Bộ tư pháp hoàn toàn bị động trước các vấn đề mà cá nhân, tổ chức nước ngoài hỏi hoặc yêu cầu. Về hướng giải quyết các vụ việc này, TANDTC hiện nay cũng chưa quan tâm đúng mức, dẫn đến tình trạng mỗi toà án giải quyết theo một kiểu, không nhất quán và gây tâm lý không tốt cho các cá nhân, tổ chức nước ngoài.
2. Kiến nghị hoàn thiện
* Sửa đổi, bổ sung, ký kết các ĐƯQT mới đồng thời tiếp tục việc nội luật hoá các ĐƯQT về công nhận và cho thi hành tại VN bản án, quyết định dân sự của TANN
Đẩy mạnh việc ký kết các ĐƯQT mới về công nhận và thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định của TANN.Trong quá trình công nhận và thi hành các bản án, quyết định dân sự của TANN tại Việt Nam gặp nhiều vướng mắc chủ yếu là do VN và nước có bản án chưa có điều ước quốc tế liên quan quy định về vấn đề này. Do đó thực tiễn đặt ra nhu cầu phải tiến hành kí kết các Điều ước quốc tế so phương, đa phương nhằm công nhận các bản án, quyết định của nhau cung như giải quyết vấn đề xung đột thẩm quyền giải quyết của TA. Hiện nay. VN đã quan hệ với khoản 165 nước và vùng lãnh thổ, là thành viên của 63 tổ chức quốc tế và 500 tổ chức phi chính phủ. Sự đa phương hoá các quan hệ quốc tế làm phong phú đa dạng thêm các quan hệ xã hội trên nhiều lĩnh vực. Nhưng trong lĩnh vực công nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sự của TANN, số lượng các ĐƯQT mà VN tham gia lý kết chưa nhiều. Hiện trong lĩnh vực tương trợ tư pháp về dân sự, có 15 ĐƯQT song phương VN ký với các quốc gia con số này là quá ít. NHư vậy đển bảo đảm quyền lợi ích chính đáng của đương sự nước ngoài cũng như chính công dân nước mình Việt Nam cần đàm phám ký kết thê nhiều các ĐƯQT hơn nữa tạo cơ sở pháp lý hữu hiện để TA giải quyết các yêu cầu chính đáng của đương sự.
Tiếp tục nội luật hoá các ĐƯQT mà VN là thành viên về công nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sự của TANN. ĐƯQT mà VN là thành viên với các cam kết quốc tế của VN được ưu tiên áp dụng so với pháp luật trong nước đặc biệt là khi có sự khác nhau giữa ĐƯQT mà VN là thành viên với pháp luật trong nước. Tuy nhiên trên thực tế, các cơ quan nhà nước của VN chưa có thói quen áp dụng trực tiếp các ĐƯQT mà chỉ áp dụng các quy phạm pháp luật trong nước mặc dù các quy phạm này mâu thuẫn với quy định trong các ĐƯQT mà VN là thành viên. Chính vì vậy, việc nội luật hoá toàn bộ hay một phần nội dung của ĐƯQT mà không nhất thiết phải thực hiện các thủ tục chuyển hoá ĐƯQT bằng việc xây dựng văn bản quy phạm pháp luật truyền thống vừa phức tạp, kéo dài và tốn kém mà chỉ cần ra quyết định thừa nhận toàn bộ hay một phần của ĐƯQT và hệ quả của nó là nội dung ĐƯQT trở thành bộ phận của hệ thóng pháp luật quốc gia, được thực hiện, dẫn chiếu áp dụng như các quy định của pháp luật quốc gia.
Chế định công nhận và thi hành bản án, quyết định dân sự của TANN trong BLTTDS cần phải được cụ thể hoá hơn nữa về các nguyên tắc công nhận và thi hành bản án, quyết định của TANN, trình tự, thủ tục bước đi trong việc giải quyết yêu cầu của đương sự. Bên cạnh đó các văn bản hướng dẫn cũng phải được ban hành một cách kịp thời và và đồng bộ. Các nguyên tắc công nhận và thi hành cần phải có sự hướng dẫn giải thích cụ thể của cơ quan chức năng để đảm bảo việc thống nhất áp dụng PL trong giải quyết yêu càu công nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sự của TANN. Tránh quy định chung chung như hiện nay, dẫn đến trong quá trình giải quyết yêu cầu của đương sự, mỗi toà địa phương có những cách hiểu khác nhau, áp dụng khác nhau.
Cần xây dựng những quy định để bổ sung một số điều của BLTTDS trong đó có vấn đề lệ phí, đặc biệt là quy định về việc xử lý lệ phí trong các trường hợp vụ việc bị đình chỉ hay tạm đình chỉ hay khi đương sự bị TA trả lại đơn yêu cầu từ đó tạo hành lang pháp lý cần thiết đẻ TA có thể tiến hành xử lý tiền lệ phí công nhận và cho thi hành mà đương sự đã nộp.
Đề cao trách nhiệm của cơ quan Nhà nước trong việc triển khai các giải pháp xây dựng và áp dụng pháp luật về công nhận và cho thi hành các bản án, quyết định dân sự của TANN t
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Công nhân và cho thi hành ban an, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài tại VIệt Nam.doc