Tiểu luận Công tác lập kế hoạch và quản lý quỹ tiền lương tại nhà máy xe lửa Gia Lâm

MỤC LỤC

Trang

Lời nói đầu 1

Phần I: Sự cần thiết phải hoàn thiện công tác lập kế hoạch và quản lý quỹ tiền lương trong các doanh nghiệp 2

I . Bản chất của tiền lương. 2

1. Khái niệm tiền lương . 2

2. Bản chất của tiền lương. 2

3. Chức năng của tiền lương. 3

4. Những nguyên tắc cơ bản của tổ chức tiền lương . 3

4.1. Những yêu cầu về tổ chức tiền lương . 3

4.2. Những nguyên tắc cơ bản của tổ chức tiền lương . 4

II. Sự cần thiết phải hoàn thiện công tác lập kế hoạch và quản lý quỹ tiền lương . 5

1. Vai trò của việc xây dựng và quản lý quỹ tiền lương trong điều kiện hiện nay 5

2. Sự cần thiết phải hoàn thiện công tác lập kế hoạch và quản lý quỹ tiền lương 6

Phần II: Phân tích thực trạng công tác lập kế hoạch và quản lý quỹ tiền lương ở nhà máy xe lửa Gia Lâm 8

I. Đặc điểm chung của Nhà máy có ảnh hưởng tới công tác lập kế hoạch và quản lý quỹ tiền lương. 8

1. Quá trình hình thành và phát triển. 8

2. Những đặc điểm của nhà máy có ảnh hưởng tới công tác lập kế hoạch và quản lý quỹ tiền lương. 9

2.1. Đặc điểm sản phẩm sản xuất. 9

2.2. Thị trường và đối thủ cạnh tranh: 10

2.3. Đặc điểm tổ chức sản xuất và tổ chức quản lý (cơ cấu bộ máy tổ chức): 10

2.4. Đặc điểm tổ chức quản lý: 11

2.5. Đặc điểm lao động: 12

2.6. Đặc điểm trang thiết bị kỹ thuật của Nhà máy: 14

2.7. Những thuận lợi và khó khăn có ảnh hưởng đến việc lập kế hoạch và quản lý quỹ tiền lương tại Nhà máy xe lửa Gia Lâm: 14

II. PHân tích tình hình xây dựng quỹ tiền lương của nhà máy xe lửa gia lâm 15

1. Xây dựng quỹ lương của Nhà máy 15

1.1. Xây dựng quỹ lương kế hoạch 15

1.2. Tiền lương tối thiểu của doanh nghiệp được xác định như sau: 16

1.3. Hệ số cấp bậc tiền lương bình quân của nhà máy được xác định như sau : 16

1.4. Hệ số các khoản phụ cấp bình quân của nhà máy: 16

2. Đơn giá tiền lương 16

3. Quỹ lương thực hiện 17

4. Xây dựng quỹ lương cho các bộ phận trong Nhà máy: 17

4.1. Quỹ lương dự phòng: 17

4.2.Tỷ suất lương của các bộ phận: 17

4.3.Xây dựng quỹ lương cho các bộ phận 18

4.4. Quỹ lương thực hiện của các bộ phận. 18

4.5. Quỹ lương phân phối lại 19

5. Xây dựng kết cấu quỹ lương của Nhà máy. 19

III. Phân tích tình hình quản lý quỹ tiền lương hiện nay của Nhà máy XLGL 19

1. Giao khoán quỹ tiền lương cho các bộ phận 19

2. Phân tích tình hình thanh toán tiền lương cho CBCNV 20

IV. Hiệu quả của công tác xây dựng và quản lý quỹ tiền lương của Nhà máy. 21

1. Mối quan hệ giữa tốc độ tăng NSLĐ và tốc độ tăng tiền lương bình quân. 22

2. Tỷ lệ phân chia giữa lao động trực tiếp và lao động gián tiếp. 22

3. Tính công bằng trả lương cho các bộ phận trong Nhà máy. 23

4. Tình hình sử dụng thời gian lao động. 23

Phần III: Một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác lập kế hoạch và quản lý quỹ tiền lương ở Nhà máy xe lửa gia lâm 24

I. Xây dựng đơn giá tiền lương theo sản phẩm của Nhà máy XLGL 24

1. Xác định sản phẩm xây dựng đơn giá. 24

2. Xây dựng đơn giá tiền lương giờ bình quân 24

3. Xây dựng đơn giá tiền lương Nhà máy năm 2005: 25

3.1. Định mức lao động sản phẩm đầu máy toa xe:(Biểu 07) 25

3.2. Đơn giá tiền lương giờ: (Biểu 08) 25

4. Xác định quỹ lương chung năm kế hoạch. 25

II. Hoàn thiện quy chế trả lương cho người lao động. 26

1.Xây dựng quỹ lương cho các bộ phận của Nhà máy 26

2. Trả lương cho người lao động theo mức độ hoàn thành công việc và trình độ của công việc. 27

III. Một số biện pháp khác. 28

Kết luận 29

 

doc38 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1572 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Công tác lập kế hoạch và quản lý quỹ tiền lương tại nhà máy xe lửa Gia Lâm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
khoán quỹ lương theo đơn giá khoán sản phẩm, phân phối lương theo hình thức lương theo thời gian và sản phẩm tập thể . Mục tiêu cuối cùng của công tác tiền lương là đảm bảo tiền lương phản ánh đúng kết quả lao động, kết quả kinh doanh, đảm bảo tính công bằng hợp lý, đảm bảo tốc độ tăng của tiền lương bình quân của doanh nghiệp chậm hơn tốc độ tăng năng suất lao động .. .Để đảm bảo các yêu cầu này thì ngay từ bước đầu tiên xây dựng quỹ lương phải đảm bảo tính khoa học . Thực tế các doanh nghiệp khi xây dựng quỹ lương ít căn cứ vào mức khoa học . Khó khăn cho các doanh nghiệp trong xây dựng đơn giá tiền lương là xây dựng định mức hao phí lao động cho một đơn vị công việc, việc xây dựng mức thiếu khoa học do đó xây dựng quỹ lương không chính xác . Xây dựng kết cấu lương còn không hợp lý bộ phận lương biến đổi chiếm tỷ trọng lớn hơn bộ phận lương cơ bản, thưởng nhiều hơn tiền lương làm giảm ý nghĩa của tiền lương . Tiền lương không còn phản ánh đúng sức lao động không phản ánh đúng kết quả công việc . Phân phối quỹ lương hợp lý là công việc khó khăn giữa lao động quản lý và lao động trực tiếp, giữa các lao động trong cùng bộ phận .Chọn hình thức phân phối nào hợp lý cho từng bộ phận, từng cá nhân để đảm bảo tính công bằng và khuyến khích người lao động . Vận dụng phương pháp xây dựng và quản lý quỹ tiền lương vào doanh nghiệp đòi hỏi phải có sự linh hoạt làm sao không vi phạm pháp luật lao động và vẫn đảm bảo cho hoạt động của doanh nghiệp, nếu áp dụng cứng nhắc sẽ kém hiệu quả . Mặt khác một phương pháp một hình thức trả lương chỉ phù hợp với một đối tượng nhất định . Vì vậy phải áp dụng một cách khoa học, chính xác nhưng cũng cần phải mềm dẻo, có sự điều chỉnh hợp lý tuỳ theo từng điều kiện thì mới tăng hiệu quả trong kinh doanh, góp phần tiết kiệm chi phí tiền lương, hạ giá thành sản phẩm . Mặt khác bên cạnh những doanh nghiệp làm tốt công tác xây dựng và quản lý quỹ tiền lương còn có không ít những doanh nghiệp làm chưa tốt bởi những nguyên nhân khách quan cũng như chủ quan . Hệ thống chính sách tiền lương của nhà nước vẫn còn trong giai đoạn điều chỉnh đổi mới, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp chưa mang tính ổn định, trình độ và kinh nghiệm của cán bộ làm công tác xây dựng và quản lý quỹ tiền lương còn thấp chưa coi trọng đúng mức lợi ích kinh tế của người lao động . Vì vậy không ngừng hoàn thiện công tác lập kế hoạch và quản lý quỹ tiền lương là một tất yếu khách quan đối với mỗi doanh nghiệp . Phần II Phân tích thực trạng công tác lập kế hoạch và quản lý quỹ tiền lương ở nhà máy xe lửa Gia Lâm I. Đặc điểm chung của Nhà máy có ảnh hưởng tới công tác lập kế hoạch và quản lý quỹ tiền lương. 1. Quá trình hình thành và phát triển. Nhà máy xe lửa Gia Lâm được thành lập năm 1905 sau khi thực dân Pháp thống trị nước ta, Pháp xây dựng Nhà máy với ý đồ xây dựng hệ thống Giao thông vận tải đường sắt nhằm phục vụ việc cướp bóc, khai thác tài nguyên, khoáng sản của nước ta. Tháng 10.1954 Nhà máy trở về tay giai cấp công nhân Việt Nam với đội ngũ 400 CNVC đi vào hoạt động sản xuất phục vụ vận tải đường sắt nước nhà. Đầu những năm 1960 được sự giúp đỡ của Nhà nước Ba Lan, Nhà nước ta đã xây dựng, cải tạo, mở rộng Nhà máy với công suất 120 đầu máy và 1099 toa xe một năm. Tháng 04.1994 được Thủ tướng Chính phủ cho phép thành lập lại Nhà máy theo Nghị định 388 NĐCP, Nhà máy trở thành một doanh nghiệp Nhà nước hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp đường sắt. Việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm theo hợp đồng ký kết với khách hàng. Từ đó đến nay, cùng với sự phát triển của đất nước, ngành GTVT, Nhà máy cũng không ngừng lớn mạnh, làm ăn có hiệu quả, lợi nhuận năm sau cao hơn năm trước, nộp NSNN đầy đủ, tham gia vào quá trình HĐH, CNH nền sản xuất Nhà nước. Hiện nay do đặc thù của ngành, Nhà máy chủ yếu sản xuất theo chỉ tiêu, đơn đặt hàng của LHĐSKVI, giá đầu máy, toa xe đóng mới, sửa chữa lớn xe khách, xe hàng đều do LHĐSVM và LHĐSKVI duyệt. Ngoài nhà máy còn thực hiện các hợp đồng ký kết ngoài chỉ tiêu với các đơn vị sản xuất khác như: kiểm định lò xo, kiểm định mẫu kim loại, làm vành xe lu, sản xuất và bảo dưỡng nồi hơi … thì giá sản xuất được thoả thuận giữa nhà máy với khách hàng. 2. Những đặc điểm của nhà máy có ảnh hưởng tới công tác lập kế hoạch và quản lý quỹ tiền lương. 2.1. Đặc điểm sản phẩm sản xuất. Hàng năm nhà máy lập kế hoạch sản xuất trên cơ sở chỉ tiêu cấp trên giao và dự trù khối lượng sản xuất ký kết ngoài chỉ tiêu. 2.1.1. Sản phẩm sản xuất theo chỉ tiêu bao gồm : - Sữa chữa đóng mới đầu máy toa xe, máy công cụ. - Gia công cấu thép, chế tạo sửa chữa nồi hơi các loại. - Sản xuất phụ tùng đầu máy toa xe, kiểm định đồng hồ áp lực, kiểm định kim loại. An toàn cho những chuyến tàu, từng bước hiện đại ngành đường sắt nước nhà là một nhiệm vụ quan trọng của ngành đường sắt. Do đó nhiệm vụ đảm bảo kỹ thuật đầu máy cho các chuyến tàu, đóng mới các toa tàu hiện đại, sửa chữa lớn sửa chữa nhỏ toa tàu của nhà máy là vô cùng quan trọng nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển của ngành. 2.1.2. Sản phẩm sản xuất ngoài chỉ tiêu. - Các sản phẩm thuộc hợp đồng sản xuất ngoài chỉ tiêu do nhà máy ký kết với khách hàng. - Nhà trẻ mẫu giáo, với một đội ngũ 26 giáo viên mầm non, hàng năm nhà trẻ mẫu giáo cũng đóng góp một phần vào tổng doanh thu của Nhà máy. Đây là một loại dịch vụ vừa là phúc lợi đối với CNVC Nhà máy, vừa là dịch vụ kinh doanh đối với khách hàng. - Cho thuê mặt bằng. Mặt bằng Nhà máy khá rộng khoảng 12000 m2. Hiện nay do đặc điểm sản xuất Nhà máy không sử dụng hết quỹ đất, do vậy Nhà máy đã tận dụng lợi thế này bằng việc cho khách hàng thuế mặt bằng. - Một số hoạt động khác. Dịch vụ khai thác ngoài hàng năm cũng đóng góp một phần không nhỏ vào tổng doanh thu của Nhà máy. Nhận xét: Việc sản phẩm sản xuất không ổn định và không đồng nhất qua các năm, các quý, tháng là một cản trở trong công tác lập kế hoạch và quản lý quỹ tiền lương của Nhà máy. Đặc biệt là việc xác định doanh thu để trích đơn giá tiền lương, hoặc là khó khăn trong việc xây dựng đơn giá tiền lương tổng hợp. 2.2. Thị trường và đối thủ cạnh tranh: Hiện nay trong toàn ngành đường sắt có 12 Nhà máy, xí nghiệp có cùng mục đích hoạt động với Nhà máy XLGL. Phân bổ dọc theo chiều dài đất nước. Song thị trường chính cho 12 nhà máy xí nghiệp này là LHĐSVN, LHVTĐSKVI, LHVTĐSKVII và LHVTĐSKVIII. Điều này dẫn đến Nhà Máy phải luôn luôn chú trọng nâng cao chất lượng sản phẩm, giá thành hợp lý. Để thực hiện được mục tiêu này thì công tác lập kế hoạch và quản lý quỹ lương đóng vai trò quan trọng. 2.3. Đặc điểm tổ chức sản xuất và tổ chức quản lý (cơ cấu bộ máy tổ chức): 2.3.1. Đặc điểm tổ chức sản xuất của Nhà máy: là đơn chiếc hoặc từng loạt nhỏ đầu máy, toa xe. Quy mô sản xuất tương đối lớn, chu kỳ sản xuất tương đối dài (một tháng đến một tháng rưỡi đối với sữa chữa đầu máy toa xe, hai đến ba tháng đối với đóng mới toa xe). Với đặc điểm trên Nhà máy tổ chức thành 8 phân xưởng, mỗi phân xưởng có một chức năng nhiệm vụ khác nhau. 2.3.2. Phân xưởng đầu máy: Chuyên sửa chữa đầu máy Diezen, chế tạo nồi hơi, các bộ phận chi tiết, phụ tùng đầu máy cần thay thế thì nhận từ các phân xưởng cơ khí, giá chuyển, cơ điện. 2.3.3. Phân xưởng đóng mới toa xe: Chuyên đóng mới các toa xe lửa, các chi tiết phụ tùng toa xe do các phân xưởng cơ khí, cơ điện, giá chuyển chế tạo sau đó giao cho phân xưởng đóng mới. 2.3.4. Phân xưởng đại tu xe khách: Chuyên sửa chữa lớn, sửa chữa nhỏ toa xe khách. 2.3.5. Phân xưởng đại tu xe hàng: Chuyên sửa chữa lớn, sữa chữa nhỏ toa xe hàng. 2.3.6. Phân xưởng gia công nóng: Chuyên tạo phôi cho việc sản xuất phụ tùng đầu máy toa xe. Sau đó, giao cho các phân xưởng đầu máy, đóng mới, đại tu xe khách, xe hàng. Chế tạo lò xo các loại. 2.3.7. Phân xưởng cơ khí: Chuyên sản xuất phụ tùng đầu máy toa xe giao cho các phân xưởng đầu máy, toa xe khách, toa xe hàng. 2.3.8. Phân xưởng cơ điện: Sản xuất phụ tùng toa xe, sửa chữa bảo dưỡng máy móc thiết bị và quản lý trạm điện của Nhà máy. 2.3.9. Phân xưởng giá chuyển: Chuyên sửa chữa giá chuyển, trục bánh đầu máy, toa xe. Các phân xưởng đều chịu sự quản lý trực tiếp từ giám đốc thông qua các quản đốc phân xưởng. Việc ký kết hợp đồng do Nhà máy thực hiện sau đó giao cho các phân xưởng tiến hành. Hai phó giám đốc tham mưu cho giám đốc, quản lý phân xưởng theo chức năng nhiệm vụ được giao. Quy trình sản xuất của Nhà máy là quy trình sản xuất phức tạp kiểu song song. Nhà máy có dây chuyền công nghệ khép kín từ khâu gia công chế tạo phụ tùng, phụ kiện đến lắp ráp hoàn chiỉnh đầu máy, toa xe theo yêu cầu kỹ thuật của ngành đường sắt. Công nghệ sản xuất của Nhà máy là bán cơ khí kết hợp với bàn tay tinh xảo của công nhân. 2.4. Đặc điểm tổ chức quản lý: Để đảm bảo cho việc tổ chức và quản lý sản xuất có hiệu quả bộ máy quản lý của Nhà máy được tổ chức theo dangj trực tuyển chức năng, bộ máy quản lý gọn nhẹ theo chế độ một thủ trưởng. Đứng đầu Nhà máy là Giám đốc chịu trách nhiệm trước Nhà nước và toàn thể cán bộ công nhân viên Nhà máy về lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh. Giúp việc cho giám đốc là 2 phó giám đốc, kế toán trưởng và 6 phòng ban chức năng. Biểu 01: Sơ đồ bộ máy tổ chức Nhà máy xe lửa Gia Lâm Giám đốc PGĐ nhân chính PGĐ kỹ thuật Phòng QSBV-YT Phòng TCNC Phòng TCKT Phòng KHSX Phòng VT Phòng KT cơ điện 2.4.1. Phòng tổ chức nhân chính: Có nhiệm vụ tổ chức bộ máy sản xuất, quản lý nhân lực, định mức lao động, chế độ tiền lương, tiền thưởng, công tác bảo hộ ATLĐ, công tác văn thư lưu trữ, tổ chức thi nâng bậc cho công nhân, công tác phúc lợi… 2.4.2. Phòng tài chính kế toán: Là cơ quan tham mưu cho giám đốc về công tác quản lý tài chính của Nhà máy để kịp thời đưa ra các quyết định nhằm tăng cường hiệu quả công tác quản lý tài chính, vật tư, tiền vốn, thực hiện hạch toán kinh doanh, thanh quyết toán với Nhà nước. 2.4.3. Phòng KHSX: Có nhiệm vụ lập kế hoạch sản xuất quý năm. Giao và kiểm tra kế hoạch sản xuất hàng tháng cho các phân xưởng, xây dựng và duyệt giá bán cho các sản phẩm của Nhà máy, ký kết hợp đồng với khách hàng… 2.4.4. Phòng kỹ thuật : Giải quyết toàn bộ khâu kỹ thuật của Nhà máy, lập thiết kế, giải thể xác định mức độ hỏng và yêu cầu sửa chữa toa xe đầu máy, kiểm tra nghiệm thu chất lượng sản phẩm… 2.4.5. Phòng vật tư: Có nhiệm vụ mua sắm bảo quản cấp phát vật tư Theo yêu cầu kế hoạch sản xuất, quản lý phương tiện vận tải. 2.4.6. Phòng bảo vệ quân sự và trạm y tế: Có nhiệm vụ bảo vệ tài sản của Nhà máy, phòng chống cháy nổ, công tác dân quân tự vệ, chăm sóc sức khỏe cho công nhân viên Nhà máy… - Các phân xưởng sản xuất: Là các bộ phận trực tiếp sản xuất theo lệnh của Giám đốc, phó giám đốc trên cơ sở tham mưu, các hợp đồng kinh tế đã ký kết. Nhận xét: Nhà máy Xe lửa Gia Lâm là một doanh nghiệp Nhà nước hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp nặng, với những đặc điểm của bộ máy tổ chức như trên đã có ảnh hưởng tới công tác lập kế hoạch và quản lý quỹ tiền lương. Cơ cấu bộ máy hợp lý, phân rõ chức năng nhiệm vụ của từng phòng, ban, tổ đội sản xuất góp phần nâng cao hiệu quả của công tác tiền lương. Tuy nhiên việc phân phối tiền lương đến từng phòng ban, tổ sản xuất gặp nhiều khó khăn để đảm bảo sử dụng hiệu quả quỹ tiền lương. 2.5. Đặc điểm lao động: 2. 5.1. Đặc điểm lao động theo trình độ đào tạo (Biểu 02). Do đặc điểm của Nhà máy là đóng mới và sửa chữa đầu máy toa xe. Vì vậy cán bộ, công nhân viên kỹ thuật của Nhà máy đều tốt nghiệp các trường thuộc khối kỹ thuật, kinh tế, trung học dạy nghề. Nhìn vào bảng tổng hợp ta thấy trình độ của cán bộ công nhân viên Nhà máy ở mức trung bình. Đại học và trên Đại học có 76 người chiếm 11,9%, cao đẳng và trung cấp có 53 người chiếm 8,3%, công nhân kỹ thuật chiếm phần lớn với 71%. 2.5.2. Đặc điểm lao động theo giới tính(Biểu 3): Là một Nhà máy cơ khí, công nghiệp do vậy giới tính có ảnh hưởng lớn tới quy trình sản xuất nói chung và công việc nói riêng. Lao động nam có 439 người chiém 68,8% Lao động nữ có 199 người chiếm 31,2%. Cơ cấu này là hoàn toàn hợp lý, tùy theo mức độ, tính chất công việc mà Nhà máy phân bổ tỷ lệ này đến các phòng ban, phân xưởng một cách hợp lý. Đối với lao động nữ do có đặc điểm riêng về sức khỏe, tâm sinh lý, không thích hợp với những công việc nặng nhọc, nguy hiểm. Nhà máy đã sắp xếp cho chị, em làm việc phù hợp, đa số là công việc phục vụ sản xuất hoặc văn phòng. Như vậy lao động nữ của Nhà máy chiếm tỉ trọng khoảng 1/ 3 lao động toàn Nhà máy. Điều này cho thấy trong chính sách sử dụng lao động Nhà máy cần quan tâm đến chị, em về điều kiện làm việc, thời gian làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, chế độ thai sản… Tất cả những yếu tố này đều có ảnh hưởng tới công tác xây dựng và quản lý quỹ tiền lương của Nhà máy. Vì vậy trong công tác này Nhà máy cần phải quan tâm tới đặc điểm giới tình nhằm sử dụng hiệu quả lực lượng lao động. 2.5.3. Cơ cấu lao động theo tuổi (Biểu 4): Là một Nhà máy cơ khí, công nghiệp do vậy giới tính có ảnh hưởng lớn tới quy trình sản xuất nói chung và công việc nói riêng. Lao động nam có 439 người chiém 68,8% Lao động nữ có 199 người chiếm 31,2%. Cơ cấu này là hoàn toàn hợp lý, tùy theo mức độ, tính chất công việc mà Nhà máy phân bổ tỷ lệ này đến các phòng ban, phân xưởng một cách hợp lý. Đối với lao động nữ do có đặc điểm riêng về sức khỏe, tâm sinh lý, không thích hợp với những công việc nặng nhọc, nguy hiểm. Nhà máy đã sắp xếp cho chị, em làm việc phù hợp, đa số là công việc phục vụ sản xuất hoặc văn phòng. Như vậy lao động nữ của Nhà máy chiếm tỉ trọng khoảng 1/ 3 lao động toàn Nhà máy. Điều này cho thấy trong chính sách sử dụng lao động Nhà máy cần quan tâm đến chị, em về điều kiện làm việc, thời gian làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, chế độ thai sản… Tất cả những yếu tố này đều có ảnh hưởng tới công tác xây dựng và quản lý quỹ tiền lương của Nhà máy. Vì vậy trong công tác này Nhà máy cần phải quan tâm tới đặc điểm giới tình nhằm sử dụng hiệu quả lực lượng lao động. 2.6. Đặc điểm trang thiết bị kỹ thuật của Nhà máy: Chức năng, nhiệm vụ của Nhà máy là đóng mới và sửa chữa đầu máy toa xe, do vậy máy móc, trang bị kỹ thuật của Nhà máy đa phần là máy chuyên dụng. Số máy móc này được Ba Lan cung cấp từ những năm 1960 và hàng năm Nhà máy có mua sắm bổ sung. Tính đến ngày 31/12/2005 toàn bộ máy móc, thiết bị của Nhà máy đã sử dụng khấu hao vào khoảng 23.121.128.043 đồng, trong nguyên giá là 35.661.235.124 đồng. Vậy giá trị còn lại vào khoảng 12 tỷ đồng. 2.7. Những thuận lợi và khó khăn có ảnh hưởng đến việc lập kế hoạch và quản lý quỹ tiền lương tại Nhà máy xe lửa Gia Lâm: * Thuận lợi: - Là một Nhà máy kỹ thuật, là một bộ phận quan trọng trong hệ thống vận tải đường sắt. Chi phí đóng mới sửa chữa và bảo dưỡng toa xe, đầu máy là rất lớn trong giá thành nên ngành đường sắt muốn kinh doanh có hiệu quả phải làm chỉ được về kỹ thuật máy móc, hay nói cách khác về kỹ thuật Nhà máy được sự quan tâm của ngành nên đây cũng là một thuận lợi cho Nhà máy trong việc đầu tư phát triển trước mắt cũng như lâu dài. - Trong mấy năm gần đây khối lượng công việc luôn ở mức phát triển ổn định. Nhà máy đã năng động trong việc tạo thêm việc làm, tìm kiếm các hợp đồng sản xuất ngoài ngành do đó lao động của Nhà máy có việc làm thường xuyên, thu nhập ổn định bảo đảm được đời sống, thu hút, kích thích người lao động yên tâm công tác, hăng say làm việc đem lại hiệu quả làm việc. - Nhà máy có một đội ngũ lao động kỹ thuật lành nghề với thâm niên lâu năm trong nghề. Đây là một tài sản quý giá mà Nhà máy đã và đang sử dụng có hiệu quả. * Khó khăn: - Định mức lao động: Hệ thống định mức lao động cho các sản phẩm của Nhà máy từ trước tới nay được xây dựng chủ yếu bằng phương pháp thống kê kinh nghiệm, điều chỉnh các hệ thống định mức này hàng năm đều chưa được thực hiện, nên chưa được hợp lý góp phần vào xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh. + Công tác định mức hoàn toàn phụ thuộc vào chủng loại đầu máy toa xe. + Đặc thù công việc sửa chữa và bảo dưỡng không mang tính đồng nhất. - Tiền lương và thu nhập. Chính vì công tác định mức lao động chưa được hoàn thiện nên thực tế mấy năm qua công tác tiền lương và thu nhập chưa được thực hiện đúng mức: + Xây dựng đơn giá tiền lương còn mang tính hình thức. + Xây dựng kế hoạch tiền lương chưa được sát với thực tế. Xây dựng kế hoạch tiền lương mới chỉ căn cứ vào lao động định biên và bình quân thu nhập năm trước. + Chưa đổi mới về quy chế phân phối thu nhập: Việc trả lương sản phẩm Nhà máy dựa theo quy chế phân phối tiền lương đã được Nhà máy xây dựng cách đây gần 10 năm. Vì vậy đến nay quy chế này đã không còn phù hợp nữa. + Chưa xác định và đánh giá được sản phẩm, công việc cá nhân lao động làm ra. Sản phẩm của Nhà máy thường mang tính tập thể nên việc đánh giá năng suất cũng như chất lượng sản phẩm làm ra của từng cá nhân đều chưa được thực hiện, dẫn đến việc đánh giá kết quả hoàn thành nhiệm vụ sản xuất của cá nhân, tập thể còn thiếu chính xác. Về trình độ hiện đại của máy móc, thiết bị của Nhà máy ở mức trung bình. Số máy móc được mua sắm từ những năm 1960 nay đã trở nên lạc hậu, số máy móc Nhà máy mua sắm gần đây lại quá ít. Điều này sẽ làm hạn chế năng suất lao động, phát sinh lao động và chi phí bảo dưỡng. Do đó đặc điểm này cũng ảnh hưởng không nhỏ tới công tác xây dựng và quản lý quỹ tiền lương của Nhà máy. II. PHân tích tình hình xây dựng quỹ tiền lương của nhà máy xe lửa gia lâm 1. Xây dựng quỹ lương của Nhà máy Theo văn bản 628 / TCCB - LĐ ngày 12 / 7 / 1997 của LHĐSVN hướng dẫn về việc thực hiện Nghị định 28 / CP thì Nhà máy xe lửa Gia Lâm áp dụng phương pháp tính đơn giá tiền lương trên doanh thu. 1.1. Xây dựng quỹ lương kế hoạch VKH = Lđb x TLmindn x HCb (1 + Hpc) x 12 Trong đó: Lđb : Lao động định biên TLmin dn : Tiền lương tối thiểu của Nhà máy Hcb : Hệ số tiền lương bình quân của CNNM. Hpc : Hệ số phụ cấp bình quân của CNNM. 1.2. Tiền lương tối thiểu của doanh nghiệp được xác định như sau: TLmindn = TLmin x (1 + K1 + K2) Trong đó: TL mindn là tiền lương tối thiểu của Nhà máy TL min là tiền lương tối thiểu chung K1 là hệ số điều chỉnh theo vùng. K2 là hệ số điều chỉnh theo ngành Nhà máy đóng trên địa bàn Hà Nội nên K1 = 0,3 Nhà máy là đơn vị sản xuất phương tiện vận tải nên K2 = 1,2 TLmin do Chính phủ quy định là 450.000 đồng. TLmin dn = 450.000 x (1 + 0,3 + 1,2) = 450.000 x 2,5 = 1.125.000 đồng Vậy tiền lương tối thiểu để Nhà máy tính đơn giá tiền lương là 1.125.000 đồng. 1.3. Hệ số cấp bậc tiền lương bình quân của nhà máy được xác định như sau : Vậy hệ số tiền lương bình quân của nhà máy là 2,76. 1.4. Hệ số các khoản phụ cấp bình quân của nhà máy: Các loại phụ cấp Nhà máy áp dụng bao gồm : - Phụ cấp trách nhiệm mức 0,4- trưởng phòng 0,3- phó phòng 0,1 - tổ trưởng - Phụ cấp kiêm nhiệm mức 0,15 - Phụ cấp làm đêm mức 0,3 Vậy quỹ tiền lương kế hoạch của Nhà máy năm 2005 là : VKH02 = 638 x 1.125.000 x 2,76 x (1 + 0,3) x 12 = 30.903.444.000 đồng 2. Đơn giá tiền lương Vđg = 0,1518 . 1000 Trong đó : VKH là quỹ lương kế hoạch TKH là doanh thu kỳ kế hoạch Năm 2005 Nhà máy được LHĐSVN duyệt doanh thu kế hoạch là 95 tỷ đồng. Vđg = 0.1518. 1000 = 151,8 đồng Vậy cứ 1000 đồng doanh thu được 151,8 đồng tiền lương. 3. Quỹ lương thực hiện VTH = Vđg x CSXKD Trong đó : Vđg là đơn giá tiền lương trên 1000 đồng doanh thu. Ví dụ 1 : Tháng 1 năm 2005 doanh thu của Nhà máy 8715596300 đồng Quỹ lương thực hiện tháng 1 của Nhà máy là : VTh1-02 = (151,8 x 8715596300)/1000 = 1323027500 đồng 4. Xây dựng quỹ lương cho các bộ phận trong Nhà máy: 4.1. Quỹ lương dự phòng: Vdp = VKH x 7% 4.2.Tỷ suất lương của các bộ phận: Pj = ồ (HCbi + HPCi)j : Tổng hệ số cấp bậc và phụ cấp của bộ phận j. ồ(HiCb + HiPC) : Tổng hệ số cấp bậc và phụ cấp của toàn Nhà máy. Pj: Nhằm xác định quỹ lương cho các bộ phận trong Nhà máy. Năm 2005 tỷ suất lương của các bộ phận trong Nhà máy được tính như sau Biểu 5: Tổng hệ số cấp bậc và phụ cấp của phòng TCNC. STT Tên HCb HPC 1 Nguyễn văn Chẩn 3,26 0,4 2 Trần thị Tý 4,1 0,3 3 Đinh thị Thắng 3,26 4 Võ Minh Thụy 4,2 5 Nguyễn Duy Tưởng 3,23 6 Nguyễn Thế Quý 3,26 7 Hoàng Thị Nhạn 2,3 8 Nguyễn Thị Bình 1,99 ồ 25,6 0,7 Nguồn : Phòng TCNC, Nhà máy XLGL Tương tự ta tính được tổng hệ số cấp bậc và phụ cấp của các đơn vị khác trong Nhà máy. Tổng hệ số cấp bậc và phụ cấp của toàn Nhà máy. ồ (HiCb + HiPc ) = 1952,28 Tỷ suất lương của phòng TCNC được tính như sau : PTCNC = = = 0,01347 Tương tự ta tính được tỷ suất lương của các bộ phận khác trong Nhà máy.(Biểu 6) 4.3.Xây dựng quỹ lương cho các bộ phận Quỹ lương của các bộ phận được xác định theo công thức: VjKH = Pj (ồVKH – Vd P) Vjkk: Quỹ lương kế hoạch của bộ phận j PJ : Tỷ suất lương của bộ phận j ồ VKH : Tổng quỹ lương kế hoạch của Nhà máy Vd p : Quỹ lương dự phòng Vthj = Pj . (Vth - Vdp) 4.4. Quỹ lương thực hiện của các bộ phận. 4.5. Quỹ lương phân phối lại Vpplj = (Vdpcl x ồKj)/ồK VPPlj : Quý lương phân phối lại của bộ phận j Vdpcl : Quỹ lương dự phòng sau điều chỉnh. ồKj : Tổng điểm sản xuất của bộ phận j ồK : Tổng điểm sản xuất của Nhà máy. Nhận xét : +Ưu điểm : Qua việc tính toán ở trên ta thấy việc xây dựng quỹ lương cho các bộ phận đơn giản dễ làm. + Nhược điểm : Chưa gắn quỹ lương của các bộ phận với năng suất chất lượng và hiệu quả sản xuất của mỗi bộ phận. Việc xây dựng còn mang tính bình quân, cào bằng chưa thực hiện đầy đủ nguyên tắc tiền lương. Vì vậy nó chưa phát huy được vai trò “đòn bẩy”của tiền lương trong việc nâng cao năng suất và doanh thu cho Nhà máy. 5. Xây dựng kết cấu quỹ lương của Nhà máy. 5.1-Quỹ lương dự phòng 5.2-Quỹ lương cơ bản: được xác định trên cơ sở tiền lương tối thiểu và hệ số cấp bậc kỹ thuật 5.3-Quỹ lương biến đổi -Quỹ lương phụ cấp -Quỹ lương thực hiện ngày nghỉ theo chế độ -Quỹ lương năng suất. III. Phân tích tình hình quản lý quỹ tiền lương hiện nay của Nhà máy XLGL 1. Giao khoán quỹ tiền lương cho các bộ phận Vthj = Pj x (ồ Vth – Vdp) Trong đó : Vthj là quỹ lương Nhà máy giao khoán cho bộ phận j Pj là tỉ suất lương của bộ phận j Vth là quỹ lương thực hiện của Nhà máy Vdp là quỹ lương dự phòng trích trong kỳ. Nhận xét : -Ưu điểm : đơn giản, dễ làm. -Nhược điểm : Bình quân hoá thu nhập giữa các bộ phận, không khuyến khích tăng NSLĐ. 2. Phân tích tình hình thanh toán tiền lương cho CBCNV a-Lương kỳ 1; Căn cứ vào hệ số lương cấp bậc và số ngày công thực tế để tính lương kỳ 1 của từng người lao động. L1j = TLmin x Hi x Trong đó : TL min : Tiền lương tới theo do nhà nước quy định Hi : Hệ số tiền lương của người thứ i TTT: Ngày công thực tế của người thứ i TCĐ: Ngày công theo chế độ quy định Ví dụ 2: Tính lương kỳ i của ông Võ Minh Thụy phòng TCNC. Ông Thụy có hệ số lương 4,2. Trong tháng ông Thụy có 24 ngày công. Ngày công chế độ Nhà máy quy định là 24 ngày/tháng. Vậy lương kỳ 1 của ông Thụy là : L1 = 450.000 x 4,2 x = 1.890.000đồng b-Lương kỳ 2. được trả cho người lao động vào ngày 1-2 tháng sau Lt ti = Li – L1i Trong đó : Lt ti : Lương được lĩnh của người lao động i Li : Lương thanh toán của lao động i L1i : Lương kỳ 1 của lao động i Tổng tiền lương được lĩnh của mỗi CNVC trong tháng bao gồm 4 bộ phận : lương cơ bản, lương phụ cấp, lương chế độ, lương năng suất. B1.Lương cơ bản được tính trả làm lương kỳ 1 vào ngày 15, 16 hàng tháng B2.Lương phụ cấp Lpctn = 450.000 x Ktn + Phụ cấp trách nhiệm +Phụ cấp kiêm nhiệm Lpckn = 450000 x Kkn +Phụ cấp làm đêm: Lpclđ = 450000 x Klđ Lcđ = (Lcb x Ncđ)/24 B3. Lương chế độ Ncđ : Số ngày nghỉ chế độ trong tháng. B4.Lương năng suất: LNSi : Lương năng suất của người thứ i Ki : điểm sản xuất của người thứ i ồ ki : Tổng điểm sản xuất của bộ phận j VNSi : Quỹ lương năng suất của bộ phận j Vnsi = Vthj – (ồ Lcb + ồLcđ + ồL pc) Nhận xét : -Ưu điểm : dễ làm, đơn giản -Nhược điểm : + Không phản ánh được thực chất sản xuất của từng bộ phận. +Việc phân phối tiền lương cho người lao động cũng không phản ánh đúng năng lực sản xuất của từng người. IV. Hiệu quả của công tác xây dựng và quản lý quỹ tiền lương của Nhà máy. Giưã việc xây dựng và quản lý quỹ tiền lương có mối quan hệ phụ thuộc, nếu công tác xây dựng quỹ tiền lương trên cơ sở khoa học đúng đắn, thì việc sử dụng và quản lý quỹ tiền lương được dễ dàng và đảm bảo tính công bằng trong phân phối quỹ tiền lương, đảm bảo đúng nguyên tắc trả lương. Công tác xây dựng và quản lý quỹ tiền lương có hiệu quả nghĩa là phải tạo đựơc động lực tăng NSLĐ, đảm bảo ổn định về chi phí tiền lương, nâng mức sốgn của CBCNV và nâng cao hiệu quả sử dụng lao động cũng như hiệu quả SXKD. Hiệu quả của công tác xây dựng và quản lý quỹ tiền lương thể hiện rõ nhất ở các mặt sau: -Mối quan hệ giữa tốc độ tăng NSLĐ và tốc độ tăng tiền lương bình quân. -Tỷ lệ phân chia giữa lao động trực tiếp và lao động gián tiếp. -Tính công bằng trong công tác trả lương giữa các bộ phận và cá nhân lao động. 1. Mối quan hệ giữa tốc độ tăng NSLĐ và tốc độ tăng tiền lương bình quân. Hàng năm khối lượng công việc sản xuất kinh doanh của Nhà máy đều cao hơn năm trước liền kề, làm doanh thu và tổng quỹ lương của Nhà máy cũng tăng theo. Tiền lương là

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc35828.doc
Tài liệu liên quan