Tiểu luận Công tác xã hội với trẻ em bị bạo lực gia đinh

Trẻ em bị bạo lực gia đình cũng như những đứa trẻ khác và nhu cầu của những người bình thường khác. Áp dụng bậc thang nhu cầu của Maslov ta có thể thấy đối với trẻ em bị bạo hành, bị tổn thương về cả thể chất và tâm lý thì nhu cầu an toàn của trẻ là nhu cầu thiết yếu và cấp thiết hơn cả. Đó là nhu cầu được khám chữa bệnh, an toàn về thân thể, được sống trong gia đình, được yêu thương.

doc17 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 12438 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Công tác xã hội với trẻ em bị bạo lực gia đinh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
óc riêng vì sợ gây ảnh hưởng đến người khác và do nhiều người không muốn tiếp xúc với các em. Khi không bị đau yếu, các em thường vui đùa, nghịch ngợm, hồn nhiên như bao trẻ em khác. Tuy nhiên các em thường bị ghẻ lạnh, bị trêu trọc, bị coi thường, bị canh chừng từ chúng bạn và thậm chí cả từ những người chăm xóc các em.       Nhìn về tương lai, trẻ em bị lây nhiễm HIV/ AIDS mang bệnh cho đến lúc chết. Sức đề kháng cơ thể kém, các em thường dễ đau ốm vặt. Các em không có nghề nghiệp cho tương lai do không có sức khoẻ, không được học văn hoá, học nghề và cơ bản các em thường chết trước tuổi trưởng thành. Nếu trẻ vị thành niên bị HIV/AIDS do sử dụng ma tuý, mại dâm… các em sẽ bị cộng đồng, xã hội và thậm chí cả gia đình kỳ thị, lên án. Bệnh tật, thiếu thốn, cô đơn, lo sợ, mặc cảm…. có thể nhanh chóng đẩy các em quay lại với các tệ nạn xã hội ... Nhìn chung trẻ em bị nhiễm HIV/AIDS trong bối cảnh hiện nay là không có tương lai.       Xem xét nguồn gốc gia đình, các em bé bị nhiễm HIV đa phần có cha mẹ cũng bị nhiễm căn bệnh này. Cha mẹ các em thường nghèo khó, mất nguồn thu nhập và có thể bị tan vỡ, hoặc đã bị chết. Với những trẻ đang còn cha mẹ, sự mặc cảm, đau buồn, tủi nhục hay vô trách nhiệm với bệnh của các em đã khiến họ tránh, giảm liên hệ với các em. Hầu như họ phó thác các em cho các Trung tâm xã hội, bệnh viện. Nhìn chung, các gia đình có người bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS khó đương đầu tốt với dư luận cộng đồng, với mặc cảm bản thân, với bệnh tật và với kinh tế. Do đó các gia đình này thường khó lập được kế hoạch đối phó với những gì sẽ xảy ra tiếp theo. Các nghiên cứu của nước ngoài chỉ ra rằng: Quyền con người của trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS thường bị chối bỏ, trong đó chủ yếu là các quyền cơ bản sau    1. Quyền tự do không bị phân biệt đối xử (điều 2) 2. Quyền được sống, tồn tại và phát triển 3. Nghĩa vụ của nhà nước trong việc hỗ trợ cha mẹ và những người bảo trợ hợp pháp trong việc nuôi trẻ em (điều 18) 4. Quyền có được tiêu chuẩn cao nhất về chăm sóc y tế và sức khoẻ (điều24) 5.Quyền có được tiêu chuẩn sống đầy đủ và tiếp cận phúc lợi xã hội (điều27) 6. Quyền được biết tất cả những vấn đề có ảnh hưởng đến bản thân đứa trẻ (điều12) 7. Quyền được học hành và tiếp cận thông tin (điều 28 và 13 ) 8. Quyền được nhận sự chăm sóc thay thế thích hợp khi gia đình không có khả năng chăm sóc (điều 20 và 21 ) Thái độ của cộng đồng đối với trẻ nhiễm HIV/AIDs   Với trẻ có HIV/AIDS cộng đồng luôn có thái độ xấu, tiêu cực. Thái độ này thể hiện qua ngôn từ, lời nói mang tính riễu cợt, nguyền rủa, thể hiện ở sự phân biệt ứng xử. Quan sát của chúng tôi tại một Trung tâm bảo trợ xã hội - nơi chăm soc, nuôi dạy rất nhiều nhóm trẻ có các hoàn cảnh khó khăn khác nhau, cho thấy: những ngôn từ mà trẻ thường dùng để ám chỉ, để gọi trẻ em có HIV là: "Con siđa", "Con ết", "Đồ mắc dịch", "Cẩn thận nó đến đấy". TháI độ tiêu cực với người bị ảnh hưởng còn thể hiện trong sự hiểu biết không đúng về HIV/AIDS, về người bệnh của họ. Đặc biệt tháI độ này được quan sát rõ trong ứng xử kỳ thị, trong hành vi xua đuổi trẻ. Ví dụ như ở một số Trung tâm bảo trợ hoặc ở cộng đồng, trẻ có HIV không được đến nhà trẻ, trường học để cùng vui chơi, học tập với trẻ khác. Điều này làm hạn chế các em tham gia vào đời sống xã hội, ngay cả khi các em còn khoẻ mạnh. Chúng tôi xin đơn cử một câu chuyện nuôi trẻ nhiễm HIV ở cộng đồng do Giám đốc Trung tâm nuôi dưỡng trẻ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, tỉnh Sóc Trăng kể: "Trong làng có một gia đình bán hàng khô (mắm, muối, mì chính, mì gói, đường, hành. tỏi khô...). Gia đình này mới nhận nuôi một cháu bé bị nhiễm HIV đã bị cha mẹ bỏ rơi . Từ khi đem đứa trẻ về nhà, người làng không còn ai đến mua đồ của chị nữa. Điều này đe doạ đến nguồn sống của cả gia đình chị và cháu bé. Chị khẩn khoản nói với người làng: "Mua đồ cho người ta đi, người ta có hoàn cảnh mà, thông cảm vì đứa bé đi..." Người làng vui vẻ cười nói với nhau: "Nếu muốn mua xi măng thì đến bả"(ý nói nếu muốn chết, muốn xây mả thì đến mua hàng bà ấy).  Thực tế làm việc với các nhân viên xã hội trong các khoá tập huấn cho thấy: Các nhân viên xã hội thường có những đánh giá tích cực, thể hiện thái độ thiện chí với người nhiễm, hoặc thường nói đến những tình cảm cao đẹp mà xã hội cần đạt tới, như: "Cần phải thương yêu trẻ này", "Cần phải tôn trọng các cháu đó", "Cần phải coi trẻ này như con cái mình", "Không nên kỳ thị các em" .v.v…. và họ rất ít nói về những thái độ tiêu cực của bản thân, cộng đồng; những lo sợ bị lây nhiễm cũng như những định kiến của cộng đồng đối với trẻ bị HIV/AIDS.       Tuy nhiên, các cuộc thảo luận nhóm đều cho thấy có sự khác nhau rất lớn giữa những mong muốn điều tốt lành cho trẻ HIV và thực tế biểu hiện những cảm xúc, hành vi âm tính của họ. Điều này thể hiện rất rõ khi những người nuôi trẻ, những người có trách nhiệm giám sát trẻ mô tả cảm xúc, suy nghĩ của mình đối với các cháu bị nhiễm HIV/AIDS, như: "Cảm thấy lo sợ bị lây", "Rùng mình”, “Hạn chế tiếp xúc", "Cảm thấy công việc vô vọng", "Quả báo của mình", "Mong cha mẹ nó rước về"...       Đứng trước người bị nhiễm HIV/AIDS, nếu chúng ta cảm thấy sợ hãi, ghê tởm, lo lắng bị lây nhiễm, về vô thức chúng ta thường có hành động né tránh, phớt lờ và chỉ tiếp xúc khi cần thiết. Khi chúng ta cảm thấy bối rối trước người bị nhiễm, ta dễ có những thái độ biểu hiện cười, nói, hành vi không đúng với tâm trạng và hoàn cảnh, hoặc chúng ta sẽ lánh xa, rủa, hạn chế trò chuyện trực tiếp và hỏi chuyện của họ qua người khác. Trước người có HIV ta cảm thấy bất lực vì cho là không thể giúp đỡ được, ta sẽ làm căng thẳng vấn đề của họ, tỏ ra thương hại hoặc bực bội với họ một cách vô cớ. Khi chúng ta cho rằng người bị HIV/AIDS không có khả năng ứng phó, không sống tích cực, không chịu trách nhiệm với bản thân và xã hội, chúng ta dễ coi thường người nhiễm, tự quyết định việc của họ mà không hỏi ý kiến họ…       Khi xem xét thái độ của cộng đồng về khả năng hoà nhập học tập của trẻ bị nhiễm với các trẻ em khác, một cô giáo cho biết: " Trẻ nhiễm HIV nên được học tập, vui chơi với các trẻ khác, nhưng tôi làm sao dám đảm bảo là sẽ không có gì nguy hiểm với các trẻ khác. Tôi thì không có gì phản đối, nhưng chẳng cha mẹ học sinh nào đồng ý cả. (Trích lời của một cô giáo nói về trường hợp giả định trong lớp học của cô có trẻ em nhiễm HIV).   Tuy chưa có nhiều người thực lòng thương yêu thương và chăm sóc trẻ có HIV như con mình, nhưng chúng tôi cũng tìm được những người mẹ thứ 2 của trẻ – những người hàng ngày bồng bế, bón cơm, chăm sóc trẻ thay cho cha mẹ chúng. Như chị H. (Nhân viên chăm sóc các cháu bé bị HIV sơ sinh quận Gò Vấp, TP HCM) mộc mạc chia sẻ:       " Nếu nhiều người trong xã hội đều không sợ hãi trẻ bị HIV thì cuộc sống của chúng chắc sẽ còn được kéo dài thêm. Trẻ nhiễm HIV dù không được cha mẹ, người lớn quan tâm nhiều như trẻ em trong các gia đình, nhưng chúng vẫn vô tư, hồn nhiên. Tôi thương chúng như con mình. Tôi muốn có thêm nhiều hiểu biết về tình cảm của các cháu này để biết cách chăm sóc các cháu."       Hiện nay, thái độ của cộng đồng, của những người nuôi dưỡng các cháu bị nhiễm HIV/AIDS thể hiện ở những mức độ khác nhau và phát triển theo các giai đoạn khác nhau. Thường bắt từ sự định kiến, phủ nhận các cháu và căn bệnh, rồi chuyển dần đến giai đoạn chấp nhận sự hiện diện của các cháu với một thái độ dè dặt, sau đó là muốn thử giúp đỡ, chăm sóc các cháu.       Kinh nghiệm tập huấn về Hỗ trợ tâm lý cho trẻ em bị nhiễm HIV/AIDS cho thấy: phần lớn những thái độ tiêu cực của cộng đồng đối với trẻ em bị nhiễm HIV/AID đều xuất phát từ sự hiểu biết không đầy đủ về HIV/AIDS, nguồn gốc phát sinh và quá trình tiến triển của căn bệnh này. Việc xác định được mức độ định kiến của cộng đồng và cung cấp thông tin chính xác về căn bệnh này sẽ làm giảm sự sợ hãi, xa lánh, khinh bỉ của cộng đồng với người bị ảnh hưởng. Qua việc tiếp xúc với các cháu bị nhiễm HIV/AIDS và các nhân viên trợ giúp các cháu tại các trung tâm bảo trợ xã hội, chúng tôi rút ra một điểm chung cần nhấn mạnh đối với cộng đồng là:       Những người bị nhiễm HIV (trong đó có trẻ em bị nhiễm HIV), họ có thể tự đương đầu với bệnh tật một cách thích đáng. Nhưng họ khó có thể vượt qua được rào cản tâm lý xã hội để có được 1 cuộc sống bình thường như mọi người. Rào cản đó là sự khinh rẻ, kỳ thị, sự sợ hãi của nhiều người đối với người nhiễm. Vì vậy, ngăn ngừa thái độ tiêu cực và phân biệt ứng xử với người bị nhiễm HIV/AIDS phải được bắt đầu từ chính thái độ của các nhân viên xã hội, các bác sỹ, các nhà giáo dục, những người thân trong gia đình người bị nhiễm HIV/AIDS... và cả cộng đồng. Trẻ nhiễm HIV sẽ được chăm sóc ở đâu? Các thảo luận của chúng tôi về vấn đề này thường được bàn luận theo hai hướng. Cán bộ ở các Trung tâm nuôi dưỡng trẻ em khó khăn có xu hướng bảo vệ quan điểm cho rằng trẻ bị nhiễm cần được nuôi dưỡng trong các Trung tâm xã hội. Theo họ, ở đó có các y, bác sỹ họ chăm sóc sức khoẻ cho các cháu tốt hơn ở cộng đồng, rằng chế độ dinh dưỡng của các cháu cũng được lưu ý hơn, rằng các cháu sẽ có bạn – "Bạn giúp bạn" nên đỡ buồn tủi hơn. v.v… Trong khi đó, những gia đình nhận nuôi dạy các cháu bị nhiễm thì cho rằng các cháu cần được tái hoà nhập cộng đồng để không bị phân biệt đối xử, rằng các cháu cần có một mái ấm gia đình thực sự, cần tình yêu thương, đối xử thật sự như con cái trong nhà. Nhìn chung các nhân viên xã hội đều hiểu rằng việc đưa trẻ em bị nhiễm HIV về cộng đồng nhờ các gia đình chăm xóc là tốt nhất cho trẻ. Trong thực tế hiện nay của Việt nam, theo chúng tôi, tuỳ vào từng hoàn cảnh và điều kiện của các cơ sở mà chúng ta có những hình thức quản lý các cháu khác nhau. Cách nào cũng có mặt tích cực, cũng đáng trân trọng. Chúng tôi xin giới thiệu các hình thức chăm sóc trẻ bị nhiễm HIV/AIDS khác nhau trên thế giới [3]: · Trẻ sống với gia đình, họ hàng (giải pháp tốt nhất). · Trẻ sống trong nhà nuôi dưỡng có hệ thống giám sát để đảm bảo trẻ em được chăm sóc tốt. · Trẻ sống với cha mẹ nuôi để chăm sóc các em như là một nhóm gia đình trong cộng đồng. · Đứa trẻ lớn nhất quản lý gia đình và chăm sóc những đứa em bé hơn dưới sự hỗ trợ của cộng đồng. · Gửi trẻ đến trại mồ côi (giải pháp cuối cùng).       Hỗ trợ các kỹ năng tâm lý xã hội cho cán bộ xã hội đang trực tiếp nuôi trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS có liên quan đến việc tuyên truyền, thuyết phục những người thân trong gia đình trẻ, cộng đồng, xã hội hiểu được bản chất của HIV, nhìn nhận HIV như là một căn bệnh hiểm nghèo như bao bệnh khác hơn là coi đó là tệ nạn xã hội hoặc là kết quả của tệ nạn xã hội. Chỉ có như vậy chúng ta mới có thái độ thiện chí và đối xử công bằng với những người bị ảnh hưởng, để không coi người bị ảnh hưởng là thù địch trong cộng đồng. Điều này liên quan trực tiếp đến thái độ tích cực của những người đang làm việc trong các hệ thống truyền thông đại chúng trong việc tuyền truyền nâng cao nhận thức xã hội về căn bệnh này. Cần tạo nên một dư luận đúng đắn trong cộng đồng về bệnh HIV/AIDS và người bị ảnh hưởng để giúp cộng đồng thay đổi định kiến và ứng xử với người bị HIV/AIDS. ĐIều này liên quan đến tuổi thọ của người bệnh, hạn chế sự đổ bệnh của họ và đặc biệt làm vơi đi nỗi đau đớn về thể xác và tình thần của người bị HIV.         Tài liệu tham khảo 1. Grace Ndeezi, The international newsletter on HIV/AIDS prevention and care, AIDS action, Asia-Pacific EDITION, July-December 1999. 2. AIDS và quyền trẻ em, bản tin AIDS Net, phần 1, số 1. 3. Hội thảo về "Trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS và cộng đồng", hội nghị AIDS thế giới lần thứ 12 ở Gênva, Thuỵ sỹ – 1998 -Trích kết luận và khuyến nghị. PGS, TS. Trần Thị Minh Đức TS. Nguyễn Trà Vinh THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ Số: 84/2009/QĐ-TTg CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ----- o0o ----- Hà Nội , Ngày 04 tháng 06 năm 2009 2 QUYẾT ĐỊNH Phê duyệt Kế hoạch hành động quốc gia vì trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020 THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001; Căn cứ Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em ngày 15 tháng 6 năm 2004; Căn cứ Luật Phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS) ngày 29 tháng 6 năm 2006; Căn cứ Nghị định số 108/2007/NĐ-CP ngày 26 tháng 6 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS); Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Phê duyệt Kế hoạch hành động quốc gia vì trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020, với những nội dung chủ yếu sau đây: 1. Trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS, bao gồm: a) Trẻ em nhiễm HIV. b) Trẻ em có nguy cơ cao nhiễm HIV: - Trẻ em mồ côi do bố và mẹ hoặc bố hoặc mẹ chết vì lý do liên quan đến HIV/AIDS; - Trẻ em sống với bố, mẹ hoặc người nuôi dưỡng nhiễm HIV; - Trẻ em sử dụng ma túy; - Trẻ em bị xâm hại tình dục; - Trẻ em là con của người mua dâm, bán dâm, sử dụng ma túy; - Trẻ em là nạn nhân của tội mua bán người; - Trẻ em lang thang; - Trẻ em mồ côi do các nguyên nhân khác; - Trẻ em sống trong các cơ sở bảo trợ xã hội; cơ sở giáo dục, trường giáo dưỡng. 2. Tầm nhìn đến năm 2020: - Nâng cao nhận thức và hành động cho toàn xã hội về công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS. - Giai đoạn 2011 - 2020, Nhà nước tiếp tục chỉ đạo, đầu tư và đẩy mạnh phối hợp liên ngành trong công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS. - Bảo đảm trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS được chăm sóc, tư vấn thích hợp, tiếp cận với giáo dục hoặc được hỗ trợ học nghề, hưởng các chính sách xã hội theo quy định hiện hành, được sống an toàn cùng với bố, mẹ, anh, chị, em ruột hoặc người thân trực hệ hoặc được sống ở những cơ sở chăm sóc thay thế; trẻ em nhiễm HIV trong diện quản lý được chẩn đoán, điều trị các bệnh có liên quan đến HIV/AIDS. 3. Các mục tiêu cụ thể đến năm 2010: a) Mục tiêu 1: tăng cường khả năng tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, giáo dục, chính sách xã hội cho trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS. Chỉ tiêu đến năm 2010: ít nhất 50% trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS được tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, chính sách xã hội theo quy định hiện hành. b) Mục tiêu 2: hình thành các dịch vụ cần thiết có chất lượng cao và thân thiện đối với trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS. Chỉ tiêu đến năm 2010: - 100% trẻ em nhiễm HIV trong diện quản lý được chăm sóc, điều trị, tư vấn thích hợp; - 100% phụ nữ nhiễm HIV trong thời kỳ mang thai, trẻ em dưới sáu tuổi nhiễm HIV được Nhà nước cấp miễn phí thuốc kháng HIV; 100% trẻ sơ sinh là con của bà mẹ nhiễm HIV được xét nghiệm phát hiện HIV ngay sau khi chào đời; - 50% cơ sở chẩn đoán, chăm sóc, điều trị cho người lớn nhiễm HIV có lồng ghép các dịch vụ nhi khoa trong chẩn đoán, chăm sóc, điều trị cho trẻ em nhiễm HIV; - Ít nhất 30% trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS được cung cấp các dịch vụ chăm sóc tâm lý - xã hội; chăm sóc tại gia đình và cộng đồng; tư vấn và xét nghiệm HIV; hỗ trợ dinh dưỡng và phát triển thể chất; tiếp nhận và chăm sóc tại các cơ sở giáo dục mầm non công lập cho trẻ em lứa tuổi mầm non; - 50% cơ sở giáo dục có bố trí nhân viên y tế có khả năng tư vấn cho trẻ em nhiễm HIV; - Ít nhất 50% trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS được chăm sóc thay thế dựa vào gia đình, cộng đồng; - 50% cơ sở nuôi dưỡng trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS được hỗ trợ để thực hiện các dịch vụ dự phòng lây nhiễm HIV, chăm sóc trẻ em nhiễm HIV. c) Mục tiêu 3: cải thiện cơ chế cung cấp thông tin, giáo dục, chăm sóc, điều trị, tư vấn cho trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS. Chỉ tiêu đến năm 2010: - 50% cơ sở nuôi dưỡng trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS, cơ sở chăm sóc và điều trị trẻ em nhiễm HIV được cung cấp kiến thức về phòng, chống HIV/AIDS cho trẻ em. - 50% tổ chức xã hội hoạt động trong lĩnh vực bảo vệ, chăm sóc trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS được cung cấp kiến thức và hướng dẫn về bảo vệ, chăm sóc trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS; - 50% cán bộ quản lý trẻ em nhiễm HIV tại cộng đồng, nhóm tự lực, trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS từ đủ mười ba tuổi trở lên, người chăm sóc trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS, cơ sở dịch vụ xã hội và tổ chức xã hội được cung cấp thông tin về các dịch vụ chăm sóc, tư vấn, về chính sách xã hội hiện hành và các quy trình cung cấp dịch vụ cho trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS. d) Mục tiêu 4: tạo môi trường xã hội thuận lợi cho công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS. Chỉ tiêu đến năm 2010: - Ít nhất 70% nhà quản lý làm việc với trẻ em trong lĩnh vực y tế, giáo dục và đào tạo, lao động - thương binh và xã hội, các nhà cung cấp dịch vụ cho trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS có kiến thức cơ bản về dự phòng lây nhiễm HIV, Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, Luật Phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người và các văn bản quy phạm pháp luật khác liên quan; - Ít nhất 50% phụ huynh, học sinh, giáo viên của các cơ sở giáo dục được cung cấp thông tin về các biện pháp dự phòng lây nhiễm HIV, kiến thức cơ bản về quyền của trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS; - Ít nhất 50% trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS và người chăm sóc trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS không bị kỳ thị và phân biệt đối xử khi tiếp cận các dịch vụ y tế, giáo dục và các dịch vụ xã hội khác. đ) Mục tiêu 5: cải thiện hệ thống theo dõi, kiểm tra, đánh giá tình hình trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS. Chỉ tiêu đến năm 2010: Hoàn thiện hệ thống theo dõi, kiểm tra, đánh giá tình hình trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS. 4. Các hoạt động chủ yếu: a) Nghiên cứu, rà soát, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật và văn bản hướng dẫn về công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS: - Rà soát để sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ, ban hành mới các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành về bảo vệ, chăm sóc trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS; - Rà soát, xây dựng và ban hành văn bản hướng dẫn về cung cấp các dịch vụ y tế, giáo dục, trợ cấp xã hội cho trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS; về sự phối hợp giữa các cơ quan nhà nước và các tổ chức xã hội trong việc cung cấp dịch vụ xã hội cho trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS và người chăm sóc trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS; về chống kỳ thị và phân biệt đối xử trong hệ thống y tế, giáo dục và phúc lợi xã hội đối với trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS; về hoạt động của các nhóm tự lực những người nhiễm HIV. - Xây dựng và ban hành văn bản về cơ chế chuyển tuyến giữa các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh công lập trong chẩn đoán, điều trị trẻ em nhiễm HIV; hướng dẫn lồng ghép trong chẩn đoán, chăm sóc, điều trị cho trẻ em nhiễm HIV với người lớn nhiễm HIV tại các cấp; quy trình chăm sóc liên tục đối với trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS. b) Thiết lập các dịch vụ bảo vệ, chăm sóc trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS: - Tăng cường thực hiện các dịch vụ hiện có về phòng, chống lây nhiễm HIV từ mẹ sang con, phát hiện sớm, chăm sóc, điều trị, tư vấn về HIV/AIDS cho trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS. - Cung cấp, hỗ trợ và nhân rộng các dịch vụ cho trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS về chăm sóc tâm lý - xã hội; về chăm sóc tại gia đình, cộng đồng; về tư vấn và xét nghiệm HIV; về hỗ trợ dinh dưỡng và phát triển thể chất; về nhận và chăm sóc tại các cơ sở giáo dục mầm non công lập cho trẻ em lứa tuổi mầm non. - Cung cấp, hỗ trợ, kiểm tra việc thực hiện các quy trình chuyển tuyến giữa các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh công lập trong chẩn đoán, điều trị trẻ em nhiễm HIV, quy trình chăm sóc liên tục đối với trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS. - Cung cấp và kiểm tra việc thực hiện các dịch vụ dự phòng, chẩn đoán, chăm sóc, điều trị trẻ em nhiễm HIV ở các cơ sở nuôi dưỡng trẻ em. - Cung cấp kiến thức về chăm sóc trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS cho gia đình, cộng đồng và cán bộ y tế ở các trường học, trung tâm dạy nghề, cơ sở bảo trợ xã hội. c) Cung cấp thông tin, kiến thức về bảo vệ, chăm sóc trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS: - Cung cấp thông tin, kiến thức cho người làm công tác quản lý trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS, ưu tiên người làm việc trực tiếp với trẻ em nhiễm HIV và trẻ em có nguy cơ cao nhiễm HIV. - Xây dựng cơ chế tăng cường phổ biến thông tin về các dịch vụ, chính sách xã hội có liên quan đến trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS. d) Xây dựng môi trường xã hội thuận lợi để trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS, người chăm sóc trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS được tiếp cận với các dịch vụ xã hội và được tham gia các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS: - Xây dựng tài liệu nâng cao kiến thức cho đối tượng có liên quan về sự lây truyền HIV, các biện pháp dự phòng, chống kỳ thị và phân biệt đối xử, quyền trẻ em và trách nhiệm xã hội đối với trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS. - Nội dung tập huấn của các nhà cung cấp dịch vụ có liên quan phải được lồng ghép các nội dung về chống kỳ thị và phân biệt đối xử, quyền trẻ em và trách nhiệm xã hội đối với trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS. - Xây dựng tài liệu giáo dục ngoại khóa về phòng, chống HIV/AIDS, sức khỏe sinh sản, tiến tới hoàn thiện để lồng ghép vào chương trình giảng dạy của hệ thống giáo dục quốc dân. - Tạo điều kiện cho người bị nhiễm HIV tham gia một số hoạt động về phòng, chống HIV/AIDS cho trẻ em do ngành Y tế, Giáo dục và Đào tạo, Lao động - Thương binh và Xã hội tổ chức. đ) Hoàn thiện hệ thống thông tin, kiểm tra, đánh giá tình hình trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS: - Hoàn thiện các chỉ số theo dõi, kiểm tra, đánh giá tình hình trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS. - Tổ chức tập huấn cho công chức, viên chức làm công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS của ngành Y tế, Giáo dục và Đào tạo, Lao động - Thương binh và Xã hội trong việc sử dụng các công cụ theo dõi, kiểm tra, đánh giá tình hình trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS. 5. Các giải pháp thực hiện: a) Giải pháp về xã hội: - Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, sự chỉ đạo của các cấp chính quyền đối với công tác dự phòng, chăm sóc, tư vấn cho trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS. - Các ngành Y tế, Giáo dục và Đào tạo, Lao động - Thương binh và Xã hội và các ngành liên quan có trách nhiệm tổ chức và phát triển các dịch vụ xã hội cho trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS. - Khuyến khích các tổ chức, cá nhân, người nhiễm HIV và gia đình của người nhiễm HIV tham gia hoạt động dự phòng, chăm sóc, tư vấn cho trẻ em có nguy cơ cao nhiễm HIV; hoạt động dự phòng, chăm sóc, điều trị, tư vấn cho trẻ em nhiễm HIV. - Tăng cường và hỗ trợ các hoạt động chống kỳ thị, phân biệt đối xử đối với trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS và người chăm sóc trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS theo Luật Phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người. - Nâng cao kiến thức về pháp luật, chính sách, thông tin về dịch vụ cho trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS, người chăm sóc trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS, cán bộ, công chức, viên chức nhà nước, các tổ chức xã hội và cá nhân đang hoạt động trong lĩnh vực bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. b) Giải pháp về kỹ thuật: - Nghiên cứu, xây dựng và ban hành các quy trình kỹ thuật, hướng dẫn các tiêu chuẩn dịch vụ thiết yếu, bổ sung các dịch vụ chưa có và dịch vụ chất lượng cao về phòng ngừa, chăm sóc, điều trị cho trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS và người chăm sóc trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS. - Xây dựng, hướng dẫn và nâng cao năng lực của các nhà cung cấp dịch vụ, các tổ chức xã hội về nhận biết và đánh giá nhu cầu của trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS. - Cung cấp trang thiết bị thiết yếu cho các ngành Y tế, Giáo dục và Đào tạo, Lao động - Thương binh và Xã hội để thực hiện những dịch vụ hỗ trợ tư vấn, truyền thông, dự phòng, chăm sóc, điều trị cho trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS và cho người chăm sóc trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS. c) Giải pháp nâng cao năng lực quản lý: - Nâng cao năng lực chuyên môn của những người cung cấp dịch vụ xã hội trong việc dự phòng, chăm sóc, điều trị, tư vấn cho trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS và người chăm sóc trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS. - Kiểm tra và đánh giá chất lượng các dịch vụ dự phòng, chăm sóc, điều trị, tư vấn cho trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS và người chăm sóc trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS. - Cải thiện hệ thống thu thập dữ liệu về dịch vụ dự phòng, chăm sóc, điều trị, tư vấn cho trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS và người chăm sóc trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS. d) Giải pháp về huy động nguồn lực: Kinh phí thực hiện Kế hoạch hành động đến năm 2010: được huy động từ các nguồn vốn (ngân sách trung ương, ngân sách địa phương, vốn viện trợ quốc tế, vốn huy động cộng đồng và các nguồn vốn hợp pháp khác); được lồng ghép trong Dự án phòng, chống HIV/AIDS thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống một số bệnh xã hội, bệnh dịch nguy hiểm và HIV/AIDS giai đoạn 2006 - 2010; được bố trí trong dự toán chi ngân sách hàng năm của các Bộ, cơ quan Trung ương có liên quan và các địa phương theo quy định hiện hành. Điều 2. Tổ chức thực hiện 1. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Y tế, các Bộ, ngành có liên quan và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docCông tác xã hội với trẻ em bị bạo lực gia đinh.doc
Tài liệu liên quan