Tiểu luận Công tác xã hội với trẻ em bị xâm hại

Hiện nay pháp luật của nước ta xử phạt về hành vi xâm hại tình dục trẻ em tương đối nặng so với các nước vì đây là nhóm tội nghiêm trọng. Mức án thấp nhất là 6 tháng và cao nhất là tử hình. Tuy nhiên, loại tội phạm này ngày càng xảy ra nhiều vì lối sống lệch lạc về tình dục ngày càng trở nên phổ biến. Quan trọng nhất là nhận thức của xã hội về vấn đề này còn thấp, cả người phạm tội và người bị hại, nên hiện nay loại tội phạm này chưa bị phát hiện nhiều. Đa số nạn nhân bị xâm hại tình dục là các em lang thang nên không khởi tố những người đã phạm tội. Còn nạn nhân thuộc gia đình có giáo dục lại không dám tố cáo vì bị đe dọa, thường giấu giếm do mặc cảm và lo ngại ảnh hưởng đến danh dự. Vì vậy, mặc dù luật pháp xử phạt với mức án cao nhưng thái độ của nạn nhân không quyết liệt nên không đủ cảnh báo xã hội và răn đe nhóm tội phạm này. Việc nói chuyện với con em mình về XHTD có thể làm các bậc cha mẹ ngại ngùng. Nhưng nếu không trang bị cho trẻ các thông tin và kỹ năng an toàn cá nhân thì khả năng bị XHTD tăng lên rất nhiều. Mặc dù cha mẹ là những người đầu tiên bảo vệ con em mình, nhưng chúng ta không thể bảo vệ trẻ tránh khỏi tất cả các mối nguy hiểm cũng như không thể luôn theo sát trẻ.

doc24 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 16819 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Công tác xã hội với trẻ em bị xâm hại, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c xâm hại, bạo lực, ngược đãi TE còn cao hơn song nhiều vụ không được gia đình nạn nhân khai báo, tố cáo đối tượng vì mặc cảm, sợ ảnh hưởng đến tương lai của trẻ. Những vụ xâm hại trẻ em mà ngành công an tổng hợp, thống kê theo hệ thống ngành là những vụ bị tố cáo, điều tra và xử lý. Điển hình cho những vụ xâm hại trẻ em bị phát hiện: Em Nguyễn Thị Bình trong nhiều năm bị chủ quán phở đường Nguyễn Trãi (Thanh Xuân) bóc lột sức lao động, đánh đập dã man; Bé Bông ở Tp. HCM bị mẹ nuôi đổ nước sôi vào người nếu không nộp đủ số tiền 200.000đ/ngày. Nghiêm trọng hơn, tại trường học, hiện tượng xâm hại trẻ em diễn ra ngày càng phổ biến. Bé Đỗ Ngọc Bảo Trâm (18 tháng tuổi) bị cô giáo dùng băng keo dính chặt miệng gây ngạt thở dẫn đến tử vong. Cháu Huỳnh Ngọc Trâm, 10 tuổi, học lớp 5 trường Tiểu học An Hiệp 2 (Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp) bị thầy hiệu trưởng, công an xã doạ nạt, ép cung dẫn đến hoảng loạn, mất khả năng nói trong thời gian dài. Hay vụ việc của cháu Huỳnh Thị Bé Tý, 13 tuổi, học lớp 7 trường Trung học cơ sở Hoà Bình (tỉnh Đồng Tháp) bị cô giáo chủ nhiệm nghi ngờ lấy cắp 100.000 đồng, bị sỉ nhục, khám xét trước cả lớp... Theo kết quả thanh tra, tại Hà Nội, 3 năm qua đã có 450 vụ xâm hại trẻ em bị khởi tố hình sự. Trong đó, số vụ bị xâm hại tình dục là 66, số vụ gây thương tích cho trẻ là 40. Điển hình nhất là vụ ngược đãi em Nguyễn Thị Bình, giúp việc cho gia đình Chu Văn Đức và Trịnh Thị Hạnh Phương, cư trú tại phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân. Tại TP HCM, 3 năm qua đã có hơn 200 vụ trẻ bị xâm hại, trong đó xâm hại tình dục là 78. Nhiều vụ gây bức xúc trong dư luận, như trường hợp Hồ Thi Ba ở phường 2, quận 10, đã ném ấm nước đun sôi vào cháu Hồ Thị Bông vì xin được ít tiền, vụ Nguyễn Thị Ngọc thường trú tại phường 5, quận 8, đã thuê 3 em đi ăn xin. Khi không xin đủ số tiền quy định, các em bị Ngọc dùng roi sắt hành hạ. Bên cạnh đó, còn có trường hợp bố mẹ đã nhận tiền và đồng ý giao con (từ 6 đến 8 tuổi) cho Chương Văn Hùng để đi bán hàng đêm. Chương đã bắt các em đi bán hàng đến tận 2-3h sáng. Nếu không bán được 100.000 đồng một ngày, các em bị đánh đập, không được ăn và phải ngủ ở vỉa hè. Trên đây là những vụ xâm hại trẻ em điển hình bị phát hiện và xử lý còn trong thực tế, chắc chắn rất nhiều vụ xâm hại trẻ em xảy ra người lớn đều không biết đó là hành vi xâm hại. Bằng chứng là qua khảo sát tại 5 tỉnh, thành phố cho thấy, 58,3% trẻ được phỏng vấn trả lời đã bị người lớn dùng các biện pháp quát mắng, chửi, sỉ nhục, tát, phát vào mông, phạt úp mặt vào tường... khi các em mắc lỗi. Việc sử dụng các hình phạt, biện pháp giáo dục nghiêm khắc mang tính bạo lực, đặc biệt bạo lực về tinh thần trong xã hội, gia đình, trường học còn khá phổ biển. Rất nhiều người lớn chưa ý thức được những hành vi này là vi phạm quyền trẻ em và sẽ có ảnh hưởng rất nguy hại đến tinh thần của TE trước mắt và lâu dài, ông Nam khẳng định. Số trẻ em bị xâm hại tại Hà Nội và TP HCM có chiều hướng giảm, nhưng mức độ các vụ việc thì ngày càng nguy hiểm và phức tạp. Nhiều em đã phải mang thương tật suốt đời. Đó là đánh giá của đoàn kiểm tra liên ngành được thực hiện vào đầu tháng 1 tại Hà Nội và TP HCM, do Phó chánh thanh tra Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, Ninh Thị Hồng dẫn đầu. Theo kết quả thanh tra, tại Hà Nội, 3 năm qua đã có 450 vụ xâm hại trẻ em bị khởi tố hình sự. Trong đó, số vụ bị xâm hại tình dục là 66, số vụ gây thương tích cho trẻ là 40. Điển hình nhất là vụ ngược đãi em Nguyễn Thị Bình, giúp việc cho gia đình Chu Văn Đức và Trịnh Thị Hạnh Phương, cư trú tại phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân. Bà Ninh Thị Hồng, Phó chánh thanh tra Bộ, cho rằng số vụ trẻ bị xâm hại tình dục có thể còn nhiều hơn, nhưng do e ngại, né tránh nên nạn nhân đã không khai báo. "Sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng còn chậm, không xác định rõ trách nhiệm của từng cơ quan nên việc xử lý, hỗ trợ, bảo vệ nạn nhân và nhân chứng không kịp thời, kém hiệu quả", bà Hồng đánh giá. Đoàn thanh tra đã kiến nghị Bộ Lao động phối hợp với Bộ Nội vụ đề xuất với Chính phủ cho phép mỗi xã, phường được sử dụng một biên chế cán bộ chuyên trách làm công tác lao động, xã hội. Đặc biệt, cần có biện pháp xử phạt nghiêm khắc đối với cha mẹ cố tình bắt con cái phải đi lang thang kiếm sống cũng như các trường hợp bảo kê, chăn dắt nhóm trẻ em lang thang.   Một nhận định chung ở nước ta có hơn 1200 trẻ bị bắt buộc lao động sớm: Cụ thể tại Hà Nội tổng số trẻ em phải lao động sớm từ 6 đến 16 tuổi là 352, nữ chiếm 74%. Trong đó có 167 em làm giúp việc trong các gia đình ,116 em làm việc trong các nhà hàng , các cơ sở dịch vụ, 15 em trong các cơ sở sản xuất, 44 em làm các công việc khác… Các em có thu nhập bình quân từ 500 000 đến 700 000 đồng/ tháng. Tại thành phố Hồ Chí Minh có 750 lao động trẻ em, chuyên đi bán vé số, bán báo , phụ hồ… Mức thu nhập của các em từ 300 000 đến 700 000 đồng/ tháng. 3. Những hậu quả nặng nề: Mọi xâm hại đều ảnh hưởng không tốt đối với sức khoẻ và tinh thần của trẻ ( đặc biệt là về mặt tinh thần) nhưng sự xâm hại gây ảnh hưởng nặng nề nhất đối với trẻ là sự xâm hại về tình dục. Theo chuyên gia tâm lý Lan Hương, tổng đài 108, không chỉ mang vết sẹo về mặt thể chất, trẻ còn phải chịu những vết thương lớn về mặt tinh thần. Xâm hại tình dục trẻ em gây ra hậu quả khác nhau đối với từng đứa trẻ. Tuy nhiên, hành vi của kẻ cưỡng bức có thể ảnh hưởng đến suốt cuộc đời đứa trẻ, thậm chí làm các em bị rối loạn tâm thần. Sự tổn thương quá lớn về tinh thần và thể chất ấy rất khó có thể bù đắp nổi. Về mặt sinh lý và tâm lý sự tổn thương ấy là: Về sinh lý : + Tổn thương, sưng tấy ở bộ phận sinh dục hay hậu môn + Mang thai (đối với em gái) + Mắc các bệnh lây qua đường tình dục + Nhiễm trùng tiết niệu + Đi lại hoặc ngồi khó khăn + Ngòai ra có thể bị đau bụng, đau đầu, mất ngủ, thay đổi khẩu vị,… Về tâm lý : có thể có một hoặc nhiều trạng thái sau : + Cảm giác tội lỗi : thường tự đổ lỗi cho bản thân + Cảm giác lo lắng, sợ hãi + Cảm giác tuyệt vọng + Có ý định tự tử + Tự làm thương tổn mình + Cảm giác tức giận + Quan hệ bừa bãi với nhiều người hoặc xâm hại tình dục người khác. Nghiên cứu cho thấy một trong những biểu hiện lớn nhất của rối loạn tinh thần ở trẻ bị xâm hại tình dục là khó khăn của trẻ trong việc quan hệ với mọi người xung quanh, người lớn hay bạn cùng trang lứa. Khủng hoảng tâm lý này có thể gây ra những vấn đề rối loạn sinh lý sau này. Ở tuổi vị thành niên, các cô bé đã trở thành những người đàn bà mang cái nhìn cảnh giác với con người, không còn biết tin yêu vào cuộc sống. Không ít trẻ sau khi bị xâm hại tình dục đã tìm giải pháp kết thúc cuộc đời bằng cách tự vẫn. Mặc cảm tội lỗi có thể là một ảnh hưởng tâm lý đối với hôn nhân lúc trưởng thành. Rối loạn hành vi: bao gồm sống thu mình hay gây gổ quá mức, ăn uống không điều độ, gặp khó khăn trong học tập. Trẻ có phản ứng bốc đồng, hiếu chiến do bắt chước hành vi của trẻ xâm hại. Bên cạnh đó, do tình dục không an toàn, hậu quả có thể còn để lại việc mang thai, rối loạn về tình dục, và các bệnh lây nhiễm về đường tình dục. Khi trẻ trưởng thành thường mất khoái cảm, không có ham muốn tình dục. Tỉ lệ người xâm hại tình dục thời thơ ấu gặp các trục trặc về tình dục cao hơn nhóm khác 90% biểu hiện ở sự suy giảm chức năng tình dục, có xu hướng tình dục đồng giới, và có trường hợp trở thành người hành nghề mại dâm chuyên nghiệp hay quan hệ tình dục bừa bãi. Ví dụ điển hình: Vụ tên Nguyễn Duy Phong, 21 tuổi, tại tỉnh Ninh Bình có hành vi đồi bại với cháu Ngọc H., lúc đó mới 3 tuổi đã trôi qua cách đây khá lâu nhưng dư luận vẫn hết sức phẫn nộ bởi tên Phong vốn là hàng xóm với nhà cháu H. Tuổi mới lớn, tò mò về giới tính, lại không được người lớn chỉ bảo khiến tên Phong thường xuyên lén lút xem phim sex. Trong một lần uống rượu say, lại vừa xem phim sex xong, lợi dụng lúc bố mẹ cháu H. vắng nhà, tên Phong đã giở trò với cháu H. Sau khi sự việc xảy ra, cháu H. đã phải sống trong tâm trạng hoảng loạn, sốt cao, mê sảng, bị sang chấn tâm lý cùng những vết đau đớn về thể xác. Tên "yêu râu xanh" đã bị pháp luật trừng trị thích đáng. Nhưng nỗi đau của cháu H. đã trở thành một vết sẹo trong tâm hồn trong sáng. Đáng lẽ, ở lứa tuổi của mình, cháu H. có thể hồn nhiên, vô tư vui chơi, học tập cùng các bạn thì nay... Một trường hợp khác là bé H.M, mới 8 tuổi, ngụ ở quận 5 - TP.HCM, bị bố dượng và em trai của bố dượng cưỡng hiếp trong suốt gần một năm. Điều đau lòng là cả mẹ của em cũng biết chuyện này nhưng lại làm ngơ. Mỗi ngày bé H.M đi học đều được bố dượng đưa đón, ai nhìn vào cũng tưởng em được bố dượng thương yêu. Mỗi lần bé khóc vì bị cưỡng hiếp thì được bà nội (mẹ của bố dượng) cho tiền, dỗ dành rồi lại khuyên bé nên ngoan ngoãn và im lặng. Đáng lên án hơn là ngay cả người mẹ của bé cũng tiếp tay cho bố dượng thực hiện hành vi đồi bại với con gái mình. Khi bị cưỡng hiếp đau quá, bé H.M kể cho mẹ nghe nhưng người mẹ vô trách nhiệm này lại đánh và cấm bé nói cho người khác biết. Bé H.M ngày càng tiều tụy, suy dinh dưỡng và rối loạn tâm lý nặng nề kèm theo đó là bộ phận sinh dục bị viêm nhiễm lan rộng, kéo dài. Đến khi Hội Phụ nữ phường biết chuyện, đưa H.M đi giám định thì chuyện xảy ra đã lâu. Tại BV Từ Dũ, các bác sĩ giám định cho biết bé bị suy nhược tinh thần lẫn thể xác, bị viêm nhiễm gây ảnh hưởng đến vùng đại tràng do bé quá nhỏ nên bộ phận tiêu hóa và bộ phận sinh dục gần kề nhau. Theo bác sĩ Dương Phương Mai, có thể tình trạng viêm nhiễm và tổn thương bộ phận sinh dục khi bé còn quá nhỏ sẽ ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của bé sau này. Và những vụ xâm hại thể xác như việc cháu Bông, em Bình (đã nói ở trên) không chỉ để lại những vết sẹo trên lớp da thịt mà những vết sẹo tinh thần cũng không thôi ám ảnh các em, xã hội rất cần những tấm lòng hảo tâm để xoa dịu những vết thương trong lòng các em …. 4. Nguyên nhân: Một trong những nguyên nhân khiến tình trạng xâm hại trẻ em ngày càng diễn ra phổ biến với nhiều hình thức khác nhau do kinh tế xã hội phát triển mạnh mẽ tạo ra sự phân cấp giàu nghèo làm gia tăng đối tượng trẻ lang thang. Đây chính là những đối tượng dễ bị lạm dụng, bóc lột vì các mục đích thương mại khác (mại dâm, khiêu dâm, bán người...). Nguyên nhân thứ hai là do mặt trái cơ chế thị trường làm cho một bộ phận người lớn xuống cấp nghiêm trọng về đạo đức. Tiêu cực ngoài xã hội đã tác động mạnh mẽ vào môi trường học đường. Trong giáo dục cũng có một bộ phận người lớn, những cô bảo mẫu, cô nuôi dạy trẻ, nhà giáo sa sút đạo đức. Ngoài ra, trình độ nhận thức, hiểu biết về kiến thức nuôi dạy con cái, chăm sóc trẻ và cả kiến thức về pháp luật trong xã hội còn yếu cũng là vấn đề rất nhức nhối. Nhiều người mở lớp trông trẻ mà không biết trách nhiệm của mình như thế nào, các điều kiện mở trường mở lớp ra sao, thiếu kiến thức trong nuôi dạy trẻ em. Có người thiếu cả cái tâm, cả trái tim bao dung, điều rất quan trọng trong nuôi dạy trẻ. Nguyên nhân nữa phải kể đến đó là phía phụ huynh. Nhiều bậc cha mẹ gửi con mà chẳng cần tìm hiểu cơ sở đó có được Nhà nước cho phép hay không, phân công trách nhiệm hai bên như thế nào, nơi mình gửi có trách nhiệm với con mình đến đâu, có việc xảy ra thì ai là người có trách nhiệm… Còn trong gia đình, không ít xô lệch, rạn vỡ về tình cảm khiến nhiều bậc phụ huynh không còn quan tâm bảo vệ con cái, thậm chí còn ngược đãi khiến trẻ bị tổn hại nặng nề và lâu dài hơn. Lý do nữa, theo tôi là cơ chế quản lý của nhà nước trong bảo vệ, chăm sóc trẻ em còn nhiều bất cập và hạn chế. Trẻ em bị xâm hại ngày càng nhiều trong khi công tác truyền thông, vận động, tư vấn bảo vệ trẻ em chưa được quan tâm đầu tư về nguồn lực và trí tuệ; Pháp luật nước ta chưa có những quy định đầy đủ, cụ thể về các hành vi và chế tài xử phạt đối tượng xâm hại trẻ em và bạo lực đối với trẻ em, nhất là xâm hại về mặt tinh thần khiến cho nhiều người không nhận thức được hành vi của mình và trẻ em cũng chẳng biết kêu ai khi chúng bị đánh đập. Chúng ta thiếu các giải pháp hữu hiệu bảo vệ trẻ em. Luật pháp quy định chi tiết nhưng trong quá trình tổ chức thiếu các giải pháp cụ thể, thiếu sự phối hợp một cách đồng bộ các cơ quan chức năng với chính quyền địa phương. Quốc tế đã có Công ước về quyền trẻ em, nước ta có Bộ luật hình sự và các văn bản, chỉ thị cụ thể của Chính phủ, song thật đáng tiếc loại tội phạm này vẫn không giảm. Thực trạng đó đòi hỏi chúng ta cần phải có những biện pháp cứng rắn và kiên quyết hơn nữa để bảo vệ tuổi thơ cho các em. Đã đến lúc chúng ta phải nhìn nhận lại cách dạy dỗ con cái. Quan niệm “Thương cho roi cho vọt” đã không còn phù hợp với điều kiện hiện tại. Suy cho cùng sự thiếu quan tâm, thiếu coi trọng của người lớn đến trẻ chính là nguyên nhân trực tiếp và quan trọng nhất để tình trạng xâm hại trẻ em diễn ra. 5. Giải pháp: a. Giải pháp chung: Hiện nay pháp luật của nước ta xử phạt về hành vi xâm hại tình dục trẻ em tương đối nặng so với các nước vì đây là nhóm tội nghiêm trọng. Mức án thấp nhất là 6 tháng và cao nhất là tử hình. Tuy nhiên, loại tội phạm này ngày càng xảy ra nhiều vì lối sống lệch lạc về tình dục ngày càng trở nên phổ biến. Quan trọng nhất là nhận thức của xã hội về vấn đề này còn thấp, cả người phạm tội và người bị hại, nên hiện nay loại tội phạm này chưa bị phát hiện nhiều. Đa số nạn nhân bị xâm hại tình dục là các em lang thang nên không khởi tố những người đã phạm tội. Còn nạn nhân thuộc gia đình có giáo dục lại không dám tố cáo vì bị đe dọa, thường giấu giếm do mặc cảm và lo ngại ảnh hưởng đến danh dự. Vì vậy, mặc dù luật pháp xử phạt với mức án cao nhưng thái độ của nạn nhân không quyết liệt nên không đủ cảnh báo xã hội và răn đe nhóm tội phạm này. Việc nói chuyện với con em mình về XHTD có thể làm các bậc cha mẹ ngại ngùng. Nhưng nếu không trang bị cho trẻ các thông tin và kỹ năng an toàn cá nhân thì khả năng bị XHTD tăng lên rất nhiều. Mặc dù cha mẹ là những người đầu tiên bảo vệ con em mình, nhưng chúng ta không thể bảo vệ trẻ tránh khỏi tất cả các mối nguy hiểm cũng như không thể luôn theo sát trẻ. Để ngăn ngừa các tình huống không an toàn có thể xảy ra, việc các em trang bị cho mình kiến thức và kỹ năng về an toàn cá nhân là rất cần thiết. Sự chăm sóc và đụng chạm của người lớn mang lại cho trẻ cảm giác được yêu thương. Kẻ xâm hại cũng sử dụng những hình thức này để tiếp cận và làm mất đi sự cảnh giác của trẻ và gia đình trẻ. Tuy nhiên, trẻ có thể phân biệt được đụng chạm “an toàn” và “không an toàn” bằng cảm nhận của chính mình. Do đó, thầy cô, cha mẹ và người lớn cần bảo vệ trẻ bằng cách cung cấp cho trẻ thông tin chính xác và rõ ràng về XHTD; giáo dục trẻ cách tự bảo vệ mình; khuyến khích trẻ kể lại bất cứ sự việc rắc rối nào và trình báo tất cả các trường hợp nghi ngờ cho những người có trách nhiệm. Bên cạnh đó, sự thiếu hụt thông tin và kỹ năng sống an toàn của trẻ em đã khiến các em trở nên dễ bị thương tổn và dễ dàng bị xâm hại. Nguyên nhân của những điều này là do người lớn thường ngại đề cập về tình dục với trẻ và vì vậy, trẻ không có vốn từ để nói về những điều đã và có thể xảy ra. Chưa kể những thói quen trong giáo dục, trẻ em ít bày tỏ cảm xúc của mình. Chúng thường được dạy phải nghe lời cha mẹ và kính trọng tất cả những người lớn tuổi hơn một cách vô điều kiện. Vì vậy, các bậc cha mẹ khó xây dựng được cho trẻ kỹ năng ra quyết định hay kiên định, làm mất đi các tín hiệu trực giác, điều mà trẻ cần có để tự bảo vệ mình và hiểu được việc gì đang diễn ra. Cuối cùng, sự xấu hổ làm các gia đình thường giữ kín chuyện con em mình bị XHTD. Để giải quyết hữu hiệu nhất tình trạng này cần thay đổi nhận thức của cha mẹ: Những câu chuyện ở phần trên là một số trong nhiều hoàn cảnh trẻ em là nạn nhân của các vụ xâm hại. Nhằm bảo vệ trẻ em và phòng tránh xâm hại trẻ em, đặc biệt là xâm hại tình dục trẻ em, thời gian qua, Nhà nước và các tổ chức quốc tế đã có nhiều hoạt động tuyên truyền nâng cao nhận thức cho các em và cha mẹ các em về những nguy cơ và tác hại của tình trạng xâm hại trẻ em; hỗ trợ, tập huấn cho các cán bộ xã hội và các nhà tham vấn, các giáo viên, nhà hoạch định chính sách, cán bộ y tế về phòng tránh lạm dụng trẻ em… Song theo các chuyên gia phương pháp phòng tránh lạm dụng trẻ em hữu hiệu nhất là nhận thức từ ngay chính cha mẹ các em. Về vấn đề này, ông Lê Quang Chung - Vụ phó Vụ lao động Việt Nam có ý kiến: Theo tôi gia đình có trách nhiệm quan trọng trong vấn đề này; trong tổng hoà các trách nhiệm: Vai trò của dòng tộc, cộng đồng dân cư và đặc biệt là chính quyền cấp cơ sở trong việc giải quyết vấn đề này…”. Có một câu thành ngữ: “Trẻ em có tất cả mọi thứ, trừ những thứ mà người lớn đã lấy đi của chúng”. Những điều mà trẻ em bị lấy đi do hậu quả của sự đói nghèo hoặc không có khả năng chi trả là có thể biện minh. Nhưng khi các em bị lấy đi sức khoẻ cơ thể, sức khoẻ tinh thần, sự ngây thơ, lòng tin cậy, niềm hy vọng, tình yêu và hạnh phúc do bị lạm dụng, điều đó là không thể biện minh. Hệ thống pháp luật Việt Nam có nhiều quy định cụ thể và chi tiết các biện pháp trừng phạt nghiêm minh mọi hình thức lạm dụng đối với trẻ em: Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em ngày 16/6/2004 quy định “Mọi hành vi vi phạm quyền trẻ em, làm tổn hại đến sự phát triển bình thường của trẻ em đều bị nghiêm trị theo quy định của pháp luật”; Luật Hôn nhân và gia đình ngày 9/6/2000 cũng quy định nghiêm cấm bạo lực đối với trẻ em trong gia đình, theo đó, cha mẹ không được phân biệt đối xử giữa các con, ngược đãi, hành hạ, xúc phạm con…”. Với các trường hợp phát hiện xâm hại trẻ em dù ở mặt tinh thần hay thể chất cũng cần bị xử phạt nghiêm mang tính răn đe. Những khung hình phạt về loại hình tội phạm này đã được quy định tại nội dung của bộ luật hình sự nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Cụ thể điều 112 quy định về tội hiếp dâm trẻ em như sau: “Người nào hiếp dâm trẻ em từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm”. “Mọi trường hợp giao cấu với trẻ em chưa đủ 13 tuổi là phạm tội hiếp dâm trẻ em và người phạm tội bị phật tù từ mười hai năm đến hai mươi năm , tù chung thân hoặc tử hình”. “Người phạm tội hiếp dâm trẻ em còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hàng nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm”. b. Giải pháp của công t ác xã hội: Đối với vấn đề này người nhân viên phải giải quyết những hậu quả xấu của hành vi xâm hại đối với trẻ em và những liên quan đến gia đình của trẻ hiện tại và sau này. Trước tiên người nhân viên phải giúp trẻ đối diện với vấn đề bị xâm hại. Thông thường sau khi bị xâm hại trẻ thường có những dấu hiệu của những thương tổn về mặt tâm lý, do vậy nhân viên công tác xã hội cần tư vấn giúp trẻ sớm trở lại cuộc sống thường ngày. Có rất nhiều cách trị liệu tuy vậy trị liệu cho trẻ em thì phương pháp thông qua trò chơi vẫn tỏ ra khá hiệu quả: Vẽ bằng bút và giấy: Trẻ con thưòng biểu lộ cảm xúc qua các hình ảnh và cũng nhận định cuộc sống qua các trải nghiệm thị giác. Vì thế vẽ là một cách tìm hiểu trẻ em rất thông thường. Cách vẽ không cần đẹp hoặc có nghệ thuật nhưng là một phương tiện để trẻ có thể biểu lộ và phát biểu những suy nghĩ và cảm nhận cá nhân. Nhân viên nên có bút màu và giấy vẽ để trẻ có thể lựa chọn. Nhân viên có thể vẽ chung với trẻ, và bàn về hình vẽ với trẻ. Các hình vẽ thường biểu hiện những cảm tưởng của trẻ, và nhân viên có thể hỏi làm sáng tỏ thêm về hình vẽ hoặc một câu chuyện qua hình vẽ. Đây là một dịp để trẻ có thể bày tỏ và dẫn giải thêm về cách nhìn và cách hiểu về cuộc sống của trẻ. Chơi với hình tượng người (như búp bê, lính…) có nhiều loại hình tượng biểu hiện cho hình tượng người là một phương tiện để tìm hiểu thêm về cách trẻ nhận định và hiểu về những người chung quanh. Qua cách chơi với các hình tượng , trẻ có thể biểu lộ những cảm tưởng và mối quan hệ với những người thân. Đây cũng là một phương tiện để giải thích cho trẻ về các vấn đề trong sự liên hệ giữa con người. Qua các trò chơi khác: Tất cả các trò chơi đều có thể là một phương tiện để tìm hiểu thêm về thế giới nội tâm của trẻ. Cách trẻ chơi có thể cho ta biết thêm về cách ứng phó với những tình huống căng thẳng, cách liên hệ với những trẻ khác, cách theo luật lệ, cách chia sẻ, và cách ứng phó với tình huống khó khăn mới. Trẻ bị xâm hại nhất là trẻ bị xâm hại tình dục sẽ phải trải qua giai đoạn khủng hoảng do vậy người nhân viên cần trò chuyện tạo mối quan hệ cởi mở thân tình với trẻ. Trước tiên người nhân viên không nên nhắc lại sự việc đã trải qua mà chủ yếu hỏi trẻ những thông tin thông thường như sở thích và những hoạt động thường ngày. Người nhân viên cũng có thể tham gia cùng trẻ trong các hoạt động vui chơi hay dã ngoại tạo mối dây liên hệ thân thiết. Giai đoạn đầu tiếp xúc đòi hỏi người nhân viên cần có sự kiên trì. Khi đã tạo được mối dây liên hệ thân tình với trẻ lúc đó người nhân vien mới gợi nhắc lại chuyện đã xảy ra để tìm hiểu cảm xúc hiện tại của trẻ có dám đối mặt với vấn đề đó hay không. Tuỳ thuộc vào tình hình mà người nhân viên nên tiếp tục hay chấm dứt câu chuyện . Trị liệu gia đình: Có thể giải quyết vấn đề của trẻ thông qua các thành viên trong gia đình. Theo như lý thuyết trị liệu gia đình thì môi trường gia đình là môi trường quan trọng nhất đối với trẻ, ở đó trẻ học được những tương tác đầu tiên, cũng như những quy chuẩn đạo đức được đưa vào một cách tự nhiên. Vấn đề của trẻ cũng có thể nảy sinh từ chính môi trường gia đình. Do đó để giải quyết vấn đề của trẻ cần có sự tham gia tích cực của các thành viên trong gia đình. Đối với hoạt động này, tất cả các thành viên trong gia đình đều cần tham dự để xác định nguyên nhân dẫn đến những xung đột của họ và đưa ra các chiến lược phòng chống để giải quyết vấn đề. Trẻ bị xâm hại về mặt tinh thần mà nguyên nhân trực tiếp là từ gia đình thì bố mẹ cần nhìn nhận lại vấn đề trong cách đối xử với con cái. Người nhân viên cần chỉ ra cho họ thấy làm như vậy là đã vi phạm quyền cơ bản của trẻ em. Ngay cả khi vấn đề của trẻ bị xâm hại tình dục thì sự cố kết của các thành viên trong gia đình lại càng trở nên quan trọng hơn . Một mặt để bảo vệ trẻ, tránh cho trẻ những áp lực tâm lý hay những lo sợ nảy sinh từ dư luận của xã hội. Đồng thời gia đình cùng người nhân viên đề xuất hướng giải quyết vấn đề để bảo vệ những quuyền lợi chính đáng của trẻ. Đối với những trường hợp người xâm hại trẻ là một người trong gia đình (cha/ mẹ đẻ, cha dượng, anh/ chị...), khi bị phát hiện thường có những tình cảm rất mạnh mẽ, rất phức tạp như giận dữ, xấu hổ... Khi gia đình công nhận điều này, ta nên giúp họ biểu lộ sự quan tâm và hỗ trợ lẫn nhau quan tâm vấn đề, ranh giới để tổ chức lại nó, vì chính sự không rõ ràng ranh giới đã dẫn đến tình trạng này. Nhân viên xã hội nên xây dựng mối quan hệ giữa người vợ và người chồng thay vì người chồng đối với đứa con gái hay người mẹ đối với đứa con khác. Nhân viên công tác xã hội nên giúp họ cải tiến truyền thông trong gia đình. Nếu có thể được, tốt nhất ta nên làm việc với cả gia đình và trong đó giúp cho kẻ vi phạm được trị liệu tốt. Nhưng điều này không phải luôn luôn dễ dàng. Nếu làm việc với nạn nhân, giúp trẻ đừng đổ lỗi cho bản thân mình, giúp trẻ nhận được, ý thức được hay bộc lộ cảm xúc mà trẻ che dấu từ lâu. Có thể sự việc xảy ra đó là cách của nó tìm ra sự thương yêu, ta có thể giúp nó thoả mãn nhu cầu của nó bằng nhiều cách khác. Tạo nên sự tin tưởng đối với đứa trẻ bị xâm hại, đây là việc làm tốt nhưng cần phải có thời gian. Ta nên làm những việc nhỏ để có sự thành công liền. Trẻ thường khó tin tưởng người lạ, nên nhân viên công tác xã hội phải luôn kiên nhẫn, phải luôn sẵn sàng hiện diện khi nó cần. Nhân viên công tác xã hội phải thông tin giáo dục cho cả cha mẹ và trẻ em, giúp cha mẹ hiểu rằng con họ có quyền của mình. Cha mẹ nên giúp con biết tránh môi trường nguy hiểm. Giúp cho cha mẹ kĩ năng biết trao đổi với con để con cũng có thể bộc lộ với họ, giúp cho gia đình đó có mối quan hệ tương tác. 6. Ứng dụng can thiệp một ca cụ thể: a. Tình huống: (Tình huống này dựa trên một câu chuyện có thật mà tôi đọc được trên báo cách đây vài năm). T.L mới 13 tuổi, học lớp 6 và đang sống cùng với bà nội. Một hôm, trên đường đi học về, T.L đã bị dụ dỗ bỏ nhà đến làm tại cơ sở may mũ bông vải của ông Q. Tại đây, em đã phải làm việc đến 11-12 giờ đêm, bị ăn đói, bị đánh đập mà mỗi tuần chỉ được 1 ngàn đồng. Không những thế, em còn bị cha con ông Q cưỡng hiếp 5 lần. Tủi nhục, sợ hãi, T.L đã thắt cổ tự tử nhưng không chết. Sau hơn 4 tháng sống trong địa ngục trần gian nhà ông Q, cuối cùng, gia đình mới tìm được em và nhờ có công an can thiệp, T.L mới được trả về gia đình trong tình trạng ốm yếu, ngớ ngẩn phải nằm điều trị tại bệnh viện tâm thần. Gia đình em đã nhờ tới sự can thiệp của nhân viên công tác xã hội. b. Giải quyết tình huống: Việc khắc phục và giải quyết trường hợp của em T.L đòi hỏi sự cẩn thận và khéo léo trong cách ứng xử, tiếp xúc. Qúa trình trị liệu có thể được tiến hành như sau: Một là tiếp cận thân chủ. Đối với tình huống của bé T.L, việc tiếp cận của nhân viên công tác xã hội là thông qua gia đình của bé, đầu tiên người nhân viên công tác xã hội cần tạo được mối quan hệ tốt với bé qua cách nói chuyện và tiếp xúc với bé. Sự việc xảy ra đã khiến em bị khủng hoảng, hoang mang, cần khiến cho em cảm thấy nhân viên công tác xã hội là

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docCông tác xã hội với trẻ em bị xâm hại.doc