Tiểu luận Công tác xã hội với trẻ em lao động sớm tại phường Cửa Nam, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An

ĐỀ MỤC NỘI DUNG TRANG

Lời mở đầu 1

1 Lý do chọn đề tài 2

2 Tổng quan vấn đề nghiên cứu 2

3 Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài 3

4 Đối tượng, khách thể, và phạm vi nghiên cứu 4

5 Phương pháp nghiên cứu 4

6 Giả thuyết nghiên cứu 4

Chương 1 Cơ sở lý luận 6

1.1 Các lý thuyết làm cơ sở lý luận cho vấn đề nghiên cứu 6

1.2 Các khái niệm công cụ 6

1.3 Nhu cầu cơ bản của trẻ em 7

1.4 Công ước quốc tế về quyền trẻ em 8

Chương 2 Thực trạng lao động trẻ em tại phường Cửa Nam –

Tp.Vinh - Nghệ An 9

2.1 Điều kiện kinh tế - xã hội có liên quan 9

2.2 Thực trạng “trẻ em lao động sớm” 10

2.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến “trẻ em lao động sớm” 12

2.4 Nguyên nhân 13

2.5 Hậu quả 15

Chương 3 Mô hình can thiệp 16

Kết luận, khuyến nghị 18

Danh mục tài liệu tham khảo 21

 

doc24 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 10795 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Công tác xã hội với trẻ em lao động sớm tại phường Cửa Nam, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
m no, hạnh phúc và được hưởng những gì thuộc về các em. Vậy nguyên nhân do đâu mà các em phải sớm lao vào cuộc sống mưu sinh mà quên đi tuổi thơ của mình?Và chúng ta phải làm gì để giúp cho trẻ em có được cuộc sống tốt đẹp nhất? Câu hỏi này muốn trả lời được cần phải có sự chung tay, góp sức của toàn xã hội, ý thức của tất cả mọi người dành cho tương lai của Đất nước. 2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu: Trẻ em luôn là ưu tiên hàng đầu của mỗi cá nhân, mỗi gia đình và toàn xã hội, hầu hết ai cũng có ý thức dành cho trẻ em những gì tốt đẹp nhất, đảm bảo cho trẻ em có được một cuộc sống đầy đủ cả về vật chất và tinh thần. Thế nhưng, bóc lột sức lao động trẻ em hay tình trạng trẻ em phải lao động sớm không phải là mới lạ với chúng ta, đây lại là vấn đề đặc biệt nhạy cảm của những người làm Công tác xã hội. Nghành Công tác xã hội (Social Work) cũng đã lập ra một chuyên nghành mang tên “Công tác xã hội trẻ em” để nghiên cứu những vấn đề mà trẻ em gặp phải, những nhu cầu mà trẻ em mong muốn, và giúp người lớn hiểu những điều mà trẻ em chỉ nói ra bằng hành động, cử chỉ, hay ánh mắt. Cũng đã có rất nhiều đề tài nghiên cứu về trẻ em, về các vấn đề như: nạn bạo hành trẻ em, trẻ em lang thang – những cơ hội học tập, trẻ em bị sang chấn tâm lý, và tình trạng lao động sớm ở trẻ em, trẻ em vi phạm pháp luật… Nổi bật lên là những đề tài nghiên cứu được nhiều người biết đến và công nhận như: Lao động trẻ em trên địa bàn TP. HCM – thực trạng và giải pháp (TS. Đỗ Thị Loan – Viện nghiên cứu và phát triển TP. HCM) Chùm nghiên cứu về đề tài trẻ em (Viện nghiên cứu và phát triển xã hội) trong đó đề cập đến vấn đề sức khỏe của trẻ em lao động sớm. Công tác xã hội với trẻ em lao động sớm (đăng tải trên diễn đàn Vnsocialwork.net) Và rất nhiều bài báo, bài tiểu luận của sinh viên các trường Đại học cũng chọn lao động trẻ em làm đối tượng chính. Qua đó có thể thấy được mức độ quan trọng của vấn đề là như thế nào. 3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài: 3.1. Ý nghĩa khoa học: Đây là vấn đề đáng quan tâm của tất cả các cấp, các nghành và của toàn xã hội, bởi trẻ em chính là tầng lớp sẽ kiến tạo nên một xã hội mới giàu mạnh và văn minh hơn. Nhưng cũng trẻ em hiện nay đang gặp phải những vấn đề dẫn đến hạn chế phát triển về cả thể chất lẫn tinh thần. Thông qua đề tài nghiên cứu này hi vọng rằng toàn xã hội sẽ quan tâm hơn đến những mầm non tương lai của Đất nước, đặc biệt là những em có hoàn cảnh đặc biệt. 3.2. Ý nghĩa thực tiễn: Khơi dậy trong mỗi người ý thức về chăm sóc và bảo vệ trẻ em, cho trẻ em đựợc phát triển trong môi trường an toàn nhất. Trang bị những kiến thức cơ bản nhất cho các bậc làm cha làm mẹ, những người lớn về nhu cầu phát triển của trẻ thơ. 4. Đối tượng, khách thể, mục đích và phạm vi nghiên cứu: 4.1. Đối tượng: Trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt phải lao động sớm. 4.2. Khách thể: Nhóm trẻ em từ 7 – 18 tuổi phải đi làm kiếm sống. 4.3. Mục đích nghiên cứu: Tìm hiểu về thực trạng trẻ em lao động sớm ở TP. Vinh 4.4. Mục tiêu nghiên cứu: - Những công việc các em phải làm - Nguyên nhân vì sao các em phai lao động sớm. 4.5. Phạm vi nghiên cứu: Không gian: Khối 12 – phường Cửa Nam – TP. Vinh – tỉnh Nghệ An. Thời gian: từ ngày 10 – 23/ 05/ 2010 5. Phương pháp nghiên cứu: Qua một thời gian ngắn tìm hiểu, làm việc tại địa bàn phường Cửa Nam chúng tôi đã sử dụng những phương pháp thu thập thông tin để có được những thông tin chính xác nhất về những vấn đề nảy sinh ở đây: Sử dụng phương pháp phỏng vấn sâu. Phương pháp quan sát trong khi phỏng vấn. Phương pháp phân tích tài liệu thứ cấp. Chúng tôi đã tiến hành những phương pháp thu thập thông tin này với các đối tượng là trẻ em lao động sớm, những người sử dụng lao động sớm, cha mẹ các em, những người có thẩm quyền tại địa phương, và một số người có liên quan khác. 6. Giả thuyết nghiên cứu: Trẻ em phải lao động sớm trên địa bàn phường Cửa Nam, Tp. Vinh tập trung chủ yếu ở các gia đình có hoàn cảnh khó khăn. Nguyên nhân của tình trạng trẻ em lao động sớm gồm có: hoàn cảnh kinh tế gia đình, sự thiếu nhận thức của các bậc làm cha làm mẹ, những nguyên nhân từ xã hội, do bất cập của pháp luật, sự yếu kém của các cơ quan quản lý. Hậu quả của tình trạng trẻ em lao động sớm: các em phải bỏ học chịu nhiều thiệt thòi trong cuộc sống. Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1. Các lý thuyết làm cơ sở lý luận cho vấn đề nghiên cứu: An sinh xã hội: Về cơ bản là một hệ thống các biện pháp thực thi bởi các tổ chức xã hội hay Nhà nước, bao gồm chính sách và pháp luật, chương trình quyền lợi và dịch vụ đáp ứng những nhu cầu con người. Công tác xã hội trẻ em: Là một trong những lĩnh vực hoạt động chính của Công tác xã hội, nó nhằm thúc đẩy mối quan hệ của trẻ em với các lực lượng xã hội và gia đình để giải quyết vấn đề của trẻ. Với những trẻ em lao động sớm, nhân viên Công tác xã hội cần đưa ra những phương pháp tiếp cận phù hợp để nhằm giúp các em có được những nhu cầu của bản thân, tránh đi những thiệt thòi và tổn thương không đáng có. 1.2. Các khái niệm công cụ: 1.2.1. Trẻ em: Theo công ước Quốc tế: “Trẻ em được xác định là người dưới 18 tuổi, trừ khi pháp luật quốc gia quy định tuổi thành niên sớm hơn.” Theo Luật chăm sóc, bảo vệ, giáo dục trẻ em 1991: “Trẻ em là công dân Việt Nam dưới 16 tuổi.” Theo định nghĩa sinh học: “Trẻ em là con người ở giai đoạn phát triển, từ khi còn trong trứng nước đến tuổi trưởng thành.” Tâm lý học cho rằng: “Trẻ em là giai đoạn đầu của sự phát triển tâm lý – nghiên cứu con người.” Nhìn dưới góc độ Xã hội học: “Trẻ em là giai đoạn xã hội hóa mạnh nhất và là giai đoạn đóng vai trò quyết định của việc hình thành nhân cách của mỗi con người.” 1.2.2. Trẻ em lao động sớm: Là những trẻ em phải lao động để tự nuôi sống bản thân, gia đình, sống trong những điều kiện không an toàn, ngoài làm việc hầu như các em không có các hoạt động vui chơi giải trí. 1.3. Nhu cầu cơ bản của trẻ em: 1.3.1. Nhu cầu chung của trẻ em: Nhu cầu vật chất: bao gồm thực phẩm, nước uống, nơi ở, điều kiện chăm sóc vệ sinh, sức khỏe. Tất cả các yếu tố này đảm bảo cho sự phát triển thể lực của trẻ. Nhu cầu mái ấm gia đình: đó là tình yêu thương của ông bà, cha mẹ, anh chị, họ hàng. Gia đình êm ấm là chỗ dựa vật chất và tinh thần an toàn nhất đối với các em. Gia đình là cái nôi đầu tiên cho các em học cách xã hội hóa cá nhân, từ đây các em học cách làm người, học cách cho và nhận tình yêu thương nhân loại, học cách gánh vác các trách nhiệm của người cha, người mẹ, người anh, người chị,…Mối quan hệ xã hội sau này ở tuổi trưởng thành có thành công hay không là phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng mối quan hệ gia đình của trẻ. Nhu cầu được vui chơi, học hành, được phát triển trí tuệ: hoạt động vui chơi cũng như học hành sẽ giúp các em trải nghiệm cuộc sống, phát triển trí tuệ và tích lũy kiến thức, hiểu biết cho mai sau. Nhu cầu được thừa nhận, được tôn trọng: việc thừa nhận những đặc điểm tính cách sẽ làm tăng tính tự tin ở trẻ; những lời khen, những công nhận thành tích của trẻ sẽ làm tăng nghị lực, giúp trẻ vượt qua khó khăn mỗi khi vấp ngã. 1.3.2. Nhu cầu của trẻ em lao động sớm: Theo đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ “Đánh giá nhu cầu giáo dục của trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt”. Ngoài những nhu cầu nêu trên thì nghiên cứu đánh giá nhu cầu giáo dục của trẻ em lao động sớm đã chỉ ra rằng phần lớn các trẻ em phải lao động sớm vẫn có nhu cầu giáo dục. Các em mong được học tập với chương trình và hình thức giáo dục linh hoạt, giáo dục thường xuyên và dặc biệt cần các khóa đào tạo nghề ngắn hạn với các nghề mà xã hội đang cần, dễ xin được việc làm. Các khảo sát trường hợp tại địa phương cũng cho thấy nhu cầu giáo dục phòng ngừa trẻ em lao động sớm, tác động đến ý thức của phụ huynh và giáo viên phổ thông về quyền học tập của trẻ em, sự nhạy cảm trước mỗi số phận, nhất là trẻ em gia đình nghèo và có học lực yếu kém(nhóm dễ bỏ học tham gia lao động sớm nhất). 1.4. Công ước Quốc tế về quyền trẻ em Công ước về quyền trẻ em là luật Quốc tế để bảo vệ Quyền trẻ em bao gồm 54 điều khoản. Công ước đề ra các Quyền cơ bản của con người mà trẻ em trên toàn Thế giới đều được hưởng và được Liên hiệp quốc thông qua năm 1989. Công ước đã được hầu hết các nước trên Thế giới đồng tình và phê chuẩn. Việt Nam là nước đầu tiên ở Đông Nam Á và là nước thứ hai trên thế giới phê chuẩn Công ước Quốc tế về quyền trẻ em. Trong đó nêu lên bốn nhóm quyền chính của trẻ em là : Quyền được sống còn Quyền được bảo vệ Quyền được phát triển Quyền được tham gia Việc phân chia bốn nhóm quyền này chỉ mang ý nghĩa tương đối, trên thực tế các nhóm quyền này có mối quan hệ chặt chẽ và mật thiết với nhau. Chương 2 THỰC TRẠNG LAO ĐỘNG TRẺ EM TẠI PHƯỜNG CỬA NAM - TP. VINH - TỈNH NGHỆ AN 2.1. Điều kiện kinh tế - xã hội có liên quan: Cửa Nam là một trong những địa bàn có vị trí của ngõ của thành phố Vinh, nằm ở phía Tây Nam của thành phố, với diện tích tự nhiên 197, 135 ha. Địa hình Cửa Nam khá phong phú, bao gồm vùng bằng phẳng xen lẫn sông hồ. Đây là nơi có điều kiện giao thông thuận lợi, cả đường bộ lẫn đường sông. Chính vì vậy, đời sống kinh tế nơi đây cũng phát triển khá đa dạng, nhiều loại hình kinh doanh dịch vụ cả trên bộ lẫn trên sông. Nhìn chung, phường Cửa Nam có nhiều nét khá đặc thù, đó là một đặc điểm tự nhiên dễ nhận thấy của phường. Đất đai ở đây tương đối màu mỡ, đó là dấu tích phù sa của sông Cả thời xa xưa. Tuy nhiên, hiện nay do điều kiện đô thị hóa nhanh chóng nên diện tích đất nông nghiệp của phường đã bị thu hẹp. Về mặt dân cư, dân số hiện nay của phường là 13.000 người (năm 2004), với 16 khối dân cư, được chia làm 2 vùng dân cư phía Đông và phía Nam. Đời sống dân cư ở đây cũng có sự khác nhau. Dân vùng dưới phía Đông (từ khối 1 đến khối 9) chủ yếu là kinh doanh buôn bán, dịch vụ; sản xuất tiểu thủ công nghiệp. Dân vùng trên, phía Tây (từ khối 10 đến khối 15) chủ yếu là dân sản xuất nông nghiệp của HTX nông nghiệp Vĩnh Nam và dân ngụ cư. Riêng khối 12 và khối 15 chủ yếu là dân của hai HTX vận tải đường sông, bốc xếp. Sau khi xóa bỏ bao cấp, các HTX giải thể nhân dân chuyển sang làm các nghề dịch vụ như: dịch vụ vận tải, bốc xếp. làm mộc, buôn bán kinh doanh, sản xuất cơ khí phục vụ nông nghiệp. Từ những vấn đề kinh tế - xã hội nêu trên có thể thấy rằng tình trạng trẻ em phải bỏ học lao động sớm rơi vào vùng phía Tây của phường nơi có trình độ dân trí thấp hơn và người dân chủ yếu là hoạt động nông nghiệp, đặc biệt là ở khối 12, nơi được chọn làm địa bàn nghiên cứu. 2.2. Thực trạng “trẻ em lao động sớm”. Theo số liệu mới công bố của tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), hiện có khoảng 218 triệu lao động trẻ em trên toàn thế giới, trong đó 100 triệu là trẻ em gái và hơn một nửa số trẻ em gái này đang phải lao động trong các điều kiện nguy hiểm, độc hại. Ở Việt Nam độ tuổi trung bình trẻ em bắt đầu lao động là 13 – 14 tuổi. Trẻ em vạn đò phải học chèo thuyền từ 5 – 6 tuổi, 10 – 12 tuổi đã đi làm kiếm tiền… Những số liệu gần đây cho thấy, trẻ em từ 6 – 17 tuổi tham gia vào những hoạt động kinh tế chiếm khoảng trên dưới 30%, khoảng 60% lao động ở các cơ sở ngoài quốc doanh sống trong điều kiện khó khăn (ăn, ngủ, sức khỏe, vệ sinh không đảm bảo…) tiền công rẻ mạt, cường độ lao động cao; 71,2% trẻ em làm việc từ 9 – 12 giờ/ ngày; 72% trẻ làm việc cả ngày chủ nhật; 1% trẻ làm việc trong diều kiện sức khỏe yếu. Nhóm trẻ độ tuổi từ 15 – 17 tuổi có tỷ lệ tham gia lao động tương đối cao (63,3% so với độ tuổi). Điều đáng lưu ý là có khoảng 15% trẻ em làm thuê, phải làm các nghề với điều kiện nặng nhọc và độc hại như sản xuất gốm, sành sứ, vật liệu xây dựng… Kết quả cuộc điều tra mức sống dân cư cho thấy, trong vòng 5 năm lại đây, cả nước cả nước có khoảng trên dưới 40.000 trẻ em tham gia các hình thức lao động. Trẻ em nông thôn tham gia hoạt động kinh tế sớm hơn và nhiều hơn trẻ em thành thị, với khoảng 19% so với trên dưới 7%. Trẻ em ở những vùng quê nghèo, đặc biệt là khu vực miền núi phía Bắc, Tây Nguyên, Đồng bằng sông Cửu Long phải lao động nhiều hơn, các chỉ số này lần lượt ở những vùng kể trên là 25,9%; 19,8% và 19,7%. Tại địa bàn phường Cửa Nam theo ước tính toàn phường có khoảng 2300 trẻ em, và có khoảng 7% trong đó rơi vào tình trạng lao động sớm. Tại điạ bàn nghiên cứu thuộc khối 12 của phường có tổng số trẻ em là 175 em, trong đó có 65 em độ tuổi từ 10 – 15 tuổi, 50 em từ 16 – 18 tuổi. Theo thống kê của phòng Chính sách và Xã hội phường, thì có 12% số trẻ em của khối phải đi làm kiếm sống. Em N.V.H (16 tuổi) hiện đang làm thợ phụ tại xưởng sản xuất cơ khí phục vụ nông nghiệp (nằm trên địa bàn khối 12). Tâm sự với chúng tôi, H kể lấy lý do nhà ở gần xưởng ông chủ thường bắt H phải đến sớm dọn dẹp lại xưởng, làm những việc lặt vặt nhưng không kém phần nặng nhọc. Ông chủ còn nói những việc đó mới phù hợp với số tiền lương 600.000 đ/tháng. Theo điều tra tìm hiểu tôi được biết đây không phải là trường hợp duy nhất mà còn rất nhiều những đứa trẻ làm việc trong xưởng cơ khí tư nhân này, các em chủ yếu là con em của những gia đình trong vùng và những vùng lân cận. Hàng ngày các em phải làm việc từ 5 giờ sáng, đến tận 7 giờ tối thì được nghỉ, hôm nào nhiều hàng thì phải tăng ca nhưng lại không được tăng lương. Công việc thường không được định trước mà do chủ giao việc gì thì làm việc đó, lúc thì vận chuyển hàng, giao hàng cho khách, có khi các em phải mang những thanh sắt nặng gấp mấy lần cơ thể mình trên vai. H chăm chỉ làm việc ở đây là vì đã được ông chủ hứa dạy nghề cho, nhưng 3 năm trôi qua em vẫn chỉ là một thợi phụ, chân sai vặt của chủ với đồng lương ít ỏi. Em H.T.T (14 tuổi) nhà ở khối 12, đã làm thuê cho một nhà hàng ở khối 10 được hơn 1 năm nay. Ngày nào cũng như ngày nào em phải thức khuya dậy sớm dọn dẹp, rửa bát, quạt than, bưng bê cho khách và hàng trăm việc lặt vặt khác. Làm việc vất vả là thế nhưng tiền lương mỗi tháng chỉ được hơn 700.000đ, em lại hầu như chẳng được tham gia bất cứ hoạt động nào của một đứa trẻ đang tuổi ăn tuổi chơi. Khi được hỏi lý do vì sao em lại chấp nhận đi làm thuê mà không đi học em chỉ trả lời: “tại nhà em nghèo quá, em lại là chị cả, sau em còn có 2 em nữa”. Trong những trẻ em lao động sớm, phải kể đến hàng trăm trẻ em lang thang trên các đường phố của Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng, TP.Vinh…Dù đang tuổi đến trường nhưng các em phải lê bước khắp đầu đường xó chợ bán vé số, ăn xin…Khi được hỏi các em làm việc tại xưởng cơ khí, và quán ăn trên địa bàn phường đều nói muốn được đi học, vui chơi như các bạn cùng trang lứa nhưng vì nghèo đói mà phải bươn chải sớm, mưu sinh phụ giúp gia đình không thực hiện được những quyền cơ bản của mình. Những con số thống kê ở trên, mặc dù nó không hoàn toàn thể hiện được thực trạng của số trẻ em lao động sớm của cả nước nhưng đó cũng phản ánh được thực trạng trẻ em lao động sớm, đòi hỏi các cơ quan, các ban nghành lãnh đạo cần có những biện pháp phù hợp để hạn chế và tính đến việc giải quyết triệt để tình trạng này. Việc trẻ em phải từ bỏ tuổi thơ của mình, xa quê để ra thành phố kiếm sống là một điều hoàn toàn thiệt thòi cho các em khi mà ở lứa tuổi này các em đang có những ước mơ, hoài bão, đang trong quá trình hình thành và phát triển nhân cách một cách toàn diện. Nhìn chung lại, tình trạng này không phải dửng dưng mà có, nó được bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau. 2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến “trẻ em lao động sớm” 2.3.1. Kinh tế: Có thể nói đây là nhân tố mang tính chất quyết định khiến các em phải lao vào con đường mưu sinh khi còn quá bé. Do hoàn cảnh gia đình không cho phép các em tiếp tục được đến trường, sự thiếu quan tâm của các bậc làm cha làm mẹ không quan tâm đến nguyện vọng của con em mình. Và trẻ em chính là đối tượng mà những chủ kinh doanh dễ dàng sử dụng chiêu bài “tận thu lao động giá rẻ”. 2.3.2. Xã hội: Thái độ thờ ơ không quan tâm của xã hội, coi thường các em khiến các em cảm thấy tự ti với hoàn cảnh của mình, dẫn đến ngại bộc lộ bản thân. Đây là nguyên nhân dẫn đến một số chúng bệnh tâm lý của một số trẻ em phải lao động sớm. 2.3.3. Giáo dục: Trẻ em lao động sớm không được đến trường hoặc phải bỏ học giữa chừng do nghèo đói, do sự chê bai, khinh thường của bạn bè. Khi ra ngoài xã hội các em vẫn có quyền được học hỏi để nâng cao hiểu biết của mình và được học nghề để có thể tự nuôi sống bản thân bằng năng lực sẵn có chứ không phải là bán sức lao động của mình với giá rẻ. 2.3.4. Y tế: Đa phần trẻ em lao động sớm thường phải lao động trong điều kiện nặng nhọc, quá sức mình, hoặc trong môi trường khắc nghiệt. Cho nên việc mắc phải các bệnh làm giảm chức năng phát triển của cơ thể là điều không thể tránh khỏi. Ở đây nêu lên yêu cầu cần có những chính sách, quy định mới để trẻ em lao động sớm cũng có quyền được chăm sóc sức khoẻ như những người lao động khác. 2.3.5. Pháp luật: Luật Bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em “nghiêm cấm việc sử dụng lao động trẻ em trái quy định của pháp luật, có hại cho sự phát triển bình thường của trẻ em”. Khi phải bỏ học đi lao động các em đâu có biết Bộ luật bảo vệ mình, cho phép mình không phải tham gia những công việc lao động ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của mình. Nhưng không thể ngăn cấm được những gia đình bắt con em của họ tham gia lao động để tăng thu nhập, để khắc phục khó khăn do đói nghèo. 2.4. Nguyên nhân của tình trạng trẻ em lao động sớm. - Trước hết là do kinh tế gia đình khó khăn, đây là nguyên nhân chính dẫn đến thực trạng này. Do gia đình trẻ có hoàn cảnh quá nghèo khó, xuất phát từ trẻ em muốn có tiền để tự tiêu dùng riêng, và có cả trường hợp trẻ em bị gia đình bắt đi làm nhưng rất ít. Trẻ em lao động sớm góp được khá nhiều cho gia đình thậm chí có những em là thu nhập chính, 42,2% trẻ có thu nhập trên 20.000đ/ tháng; gần 10% trẻ có thu nhập cao hơn mức này; 39% trẻ lao động sớm còn lại có thu nhập 6000 – 10.000đ/ ngày (theo số liệu thống kê năm 2007). Trong số các em lao động sớm ở khối 12 - phường Cửa Nam có tới hơn một nửa phải làm việc trên 8 giờ mỗi ngày, 1/3 trong số đó phải làm việc cả ngày chủ nhật. Và có cả trường hợp làm việc kiếm sống vào ban đêm. Vì gia đình các em không có điều kiện đáp ứng được các nhu cầu phát triển của trẻ, không có điều kiện được đi học. Tuổi còn bé nhưng phải lang thang kiếm sống với nguồn thu nhập ít ỏi là thực trạng cần báo động cho các bậc cha mẹ và các cơ quan chức năng ban nghành. - Nguyên nhân thứ hai là do bắt nguồn từ chính nhận thức của bố mẹ các em về quyền của trẻ thơ rất mơ hồ, ngay cả như quyền phát triển của trẻ: quyền được học tập, quyền được vui chơi giải trí lành mạnh, quyền được phát triển năng khiếu…họ hoàn toàn không biết, họ cho rằng gia đình còn nghèo nên việc cho con em nghỉ học, lao động là chuyện hiển nhiên. Nhiều chuyên viên hoạt động trong lĩnh vực trẻ em cũng cho biết, trẻ em không biết được quyền lợi mà lẽ ra chúng phải được hưởng theo pháp luật. Ngay cả bố mẹ chúng cũng không quan tâm, hay nói đúng hơn là họ không hề biết nên đã vô tình vi phạm “Luật lao động” khi bắt con cái phải làm việc quá sớm. Và lời giải thích cho những bậc cha mẹ có con lao động sớm thường là “nếu như gia đình chúng tôi dư dả, dại gì không cho con cháu mình học hành đến nơi đến chốn để có tương lai tươi sáng hơn, tội gì bắt nó lao động vất vả…” - Thứ ba là nguyên nhân từ chính xã hội: Trong xã hội nhiều người còn chấp nhận sử dụng lao động trẻ em, chưa có một cái nhìn đúng đắn về quyền lợi của trẻ và những vi phạm pháp luật nếu sử dụng lao động trẻ em. - Cuối cùng là do những bất cập của pháp luật, những chính sách, sự yếu kém trong hệ thống các cơ quan quản lý Nhà nước, ý muốn chủ quan của người sử dụng lao động và nhu cầu riêng của các em cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng trẻ em lao động sớm ngày càng có xu hướng phát triển như hiện nay. Trên đây là một số nguyên nhân khiến trẻ em phải lao động sớm. Thực trạng này xảy ra nhiều và đang trở thành nỗi lo lớn của xã hội. Trẻ em lao động sớm gây ra nhiều hậu quả không những đối với các em mà còn đối với cả gia đình và xã hội. 2.5. Hậu quả của tình trạng trẻ em lao động sớm. 2.5.1. Đối với bản thân các em: Các em phải bỏ học, thất học nên không có cơ hội phát triển, thu nhập thấp. Các em còn có thể chịu nhiều hậu quả như tai nạn lao động, suy dinh dưỡng, bị khủng hoảng về tinh thần, mất niềm tin, dễ bị tha hoá về đạo đức lối sống, hay sa vào các tệ nạn xã hội hoặc trộm cắp, gây ảnh hưởng trực tiếp đến bản thân gia đình các em. Trong thực tế nhiều trường hợp các em ra thành phố kiếm sống, không có chút kỹ năng và hiểu biết gì nên đã dễ dàng bị lôi kéo gây ra những hậu quả đáng tiếc cho bản thân các em. 2.5.2. Đối với gia đình: “Trẻ em lao động sớm” chịu nhiều những thiệt thòi và hậu quả nghiêm trọng. Khi trong gia đình có một em lao động sớm mắc phải một số vấn đề về sức khoẻ sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến kinh tế gia đình, nhất là trong việc chữa trị sức khoẻ cho các em. 2.5.3. Đối với xã hội: “Trẻ em lao động sớm” gây tình trạng đói nghèo, kém phát triển, làm cho các giá trị đạo đức và tinh thần chung bị phai nhạt. Lực lượng lao động què quặt không đáp ứng được các yêu cầu ngày càng cao của nền kinh tế. Khi trẻ tham gia lao động sẽ làm cho lao động người lớn thất nghiệp gia tăng, bởi lẽ lao động trẻ em có thể làm những công việc của người lớn nhưng chỉ phải trả đồng lương thấp hơn. Điều này có hại cho các em, gia đình, và toàn xã hội nhưng lại có lợi cho một số người sử dụng lao động. Nếu như tình trạng sử dụng lao động trẻ em diễn ra ở mức độ lớn, phạm vi rộng thì một số mặt hàng được sản xuất bằng sức lao động trẻ em phải đối mặt với sự tẩy chay trên thị trường Quốc tế, nhất là khi gia nhập WTO. Chương 3 MÔ HÌNH CAN THIỆP Với vấn đề trẻ em lao động sớm, muốn tìm kiếm một giải pháp độc lập hữu hiệu, là việc rất khó. Chúng ta cần thực hiện cùng lúc nhiều giải pháp tạo ra một hợp lực cùng chiều để giải quyết thì mới đạt hiệu quả cao. - Nhóm giải pháp thứ nhất là: gia đình và xã hội cùng có trách nhiệm với trẻ em. Điều có tính quyết định nhất là, người làm cha, làm mẹ hơn ai hết phải ý thức được nghĩa vụ của mình với con cái; mỗi tính toán, mỗi sự định đoạt của cha mẹ là một định hướng cuộc đời tương lai của các con, vì thế không vì nghèo túng, không vì bức xúc bởi đồng tiền, bát gạo mà bắt con cái phải bỏ học, sớm dấn thân vào những công việc quá nặng nhọc, lam lũ, đánh mất tuổi thơ trong trắng. Trong trường hợp này, về phía Nhà nước và cộng đồng phải thông qua các chính sách tạo việc làm, xóa đói giảm nghèo, miễn giảm học phí, viện phí, cứu trợ xã hội... để giúp họ có thể vượt qua khốn khó. - Nhóm giải pháp luật pháp, chính sách, quản lý: Phải nhấn mạnh hơn nữa việc chống lạm dụng sức lao động trẻ em. Trong chương trình hành động bảo vệ và phát triển trẻ em Việt Nam (được Chính phủ quyết định từ thập niên cuối cùng của thế kỷ trước) và trong chỉ đạo thực hiện chương trình này, cho đến nay hầu như mới chỉ tập trung nhiều vào bốn loại vấn đề là sức khỏe cho mọi trẻ em; giáo dục tiểu học; chăm lo đời sống văn hóa, tinh thần; quan tâm đến trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Một chừng mực nào đó có nói đến giáo dục trẻ em hư, phạm pháp, nhưng chưa đề cập thỏa đáng đến việc chống lạm dụng sức lao động trẻ em là vấn đề xuất hiện và phát triển khá nhanh trong nền kinh tế thị trường.Năm 1994, Quốc hội khóa IX đã thông qua Bộ luật Lao động và Luật có hiệu lực từ 01-1-1995. Điều 119 khoản 2 nói “Nghiêm cấm lạm dụng sức lao động của người chưa thành niên”, nhưng từ đó đến nay, các cơ quan hữu trách cũng chưa giám sát, kiểm tra, kiểm soát xem điều khoản này được thực hiện như thế nào. Chúng tôi cho rằng, trong nền kinh tế thị trường và trong tình hình hiện nay, phải nhấn đậm vấn đề bảo vệ và phát triển của trẻ em, triệt để chống lạm dụng sức lao động trẻ em. Vì nếu trẻ em lâm vào tình trạng lao động sớm, làm việc quá sức thì các mục tiêu bảo vệ sức khỏe, giáo dục đào tạo, văn hóa tinh thần... đều khó mà thực hiện được. Mặt khác, các cơ quan chức năng phải tổ chức nhiều đợt kiểm tra, giám sát, thanh tra việc thực hiện Điều 119 khoản 2 Bộ luật Lao động và xử lý vi phạm một cách nghiêm khắc, khách quan. - Nhóm giải pháp thứ ba là tuyên truyền vận động (trong đó phải quan tâm nhiều đến khu vực nông thôn): Trong nhiều thông tin khó đến được các vùng nông thôn xa xôi thì có thông tin về lao động và việc làm. Trong thông tin về lao động và việc làm thì các thông tin về lạm dụng sức lao động trẻ em và biện pháp ngăn ngừa lại càng ít ỏi và hầu như không có. Do thiếu thông tin, nên có những gia đình cho con thôi học để ra thành phố kiếm sống với mong muốn vừa bớt được nhân khẩu phải nuôi, vừa đỡ đần được cha mẹ, khi xảy ra hậu quả nặng nề thì đã muộn. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận: Trẻ em lao động sớm đang là một vấn nạn xã hội. Vì vậy chúng ta cần thiết phải có những cái nhìn cụ thể và sâu sắc hơn về vấn đề này. Công tác xã hội cần phải phát huy hơn nữa vai trò của mình để trẻ em không còn là đối tượng của sự bóc lột hành hạ và bị ngược đãi. Bởi đó là tương lai của một quốc gia dân tộc. Trẻ em lao động sớm cần thiết phải được quan tâm hơn nữa để vấn đề này không còn là một vấn nạn của xã hội. Các cơ quan có chức năng trong việc chăm sóc cho trẻ cần phải phát huy hơn nữa vai trò của mình để trẻ em có thể sống trong một môi tr

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTiểu luận chuyên nghành ctxh- thực trạng trẻ em lao động sớm hiện nay tại tpvinh - nghệ an.doc