TT NỘI DUNG TRANG
A PHẦN MỞ ĐẦU 1-4
1 Tính cấp thiết của đề tài 1
2 Đối tượng nghiên cứu 3
3 Phạm vi nghiên cứu 3
4 Phương pháp nghiên cứu 4
5 Kết cấu của tiểu luận 4
B PHẦN NỘI DUNG 5-22
1 Cơ sở lý luận. 5
2 Thực trạng. 8
3 Phương hướng, mục tiêu và những giải pháp. 16
C KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 22-24
1 Kết luận 22
2 Kiến nghị 24
3 Mục lục 25
4 Tài liệu tham kháo 26
5 Xác nhận của cơ quan đơn vị đến khảo sát 27
6 Bảng nhận xét, đánh giá của Hội đồng chấm tốt nghiệp 28
28 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 15529 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Công tác xây dựng gia đình văn hoá ở xã Tân Hòa- Huyện Buôn Đôn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ác đoàn thể quần chúng cần đề ra phương hướng, chính sách và có biện pháp tổ chức thực hiện về xây dựng gia đình văn hóa mới, bảo đảm hạnh phúc gia đình. Nâng cao trình độ tự giác xây dựng những quan hệ tình cảm, đạo đức trong từng gia đình, đảm bảo sinh đẻ có kế hoạch và nuôi dạy con ngoan, tổ chức cuộc sống vật chất, văn hóa của gia đình” .
Đến Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII Đảng, tiếp tục khẳng định: “Xây dựng gia đình văn hóa mới có ý nghĩa rất quan trọng trong tình hình hiện nay, góp phần phát triển lực lượng sản xuất vật chất, ổn định và cải thiện đời sống, thực hiện kế hoạch hóa dân số, giữ gìn và phát huy những truyền thống đạo đức, văn hóa tốt đẹp của dân tộc. Nâng cao ý thức về nghĩa vụ gia đình đối với mọi lớp người. Kết hợp và phát huy vai trò của xã hội, các đoàn thể, nhà trường, tập thể lao động và tập thể dân cư trong việc chăm lo bồi dưỡng tình đồng chí, đồng đội, hình thành nhân cách cao đẹp và nếp sống có văn hóa”.
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII: “Xây dựng gia đình ấm no, bình đẳng, tiến bộ và hạnh phúc, làm cho gia đình thực sự là tế bào lành mạnh của xã hội, là tổ ấm của mỗi người. Phát huy trách nhiệm của gia đình trong việc lưu truyền những giá trị văn hóa dân tộc từ thế hệ này sang thế hệ khác, thực hiện tốt luật hôn nhân và gia đình, phát huy người tốt việc tốt. Hình thành hệ giá trị và chuẩn mực xã hội mới phù hợp với truyền thống, bản sắc dân tộc và yêu cầu của thời đạị” Trước mắt “ấm no, bình đẳng, tiến bộ và hạnh phúc” chính là những chuẩn mực cần vươn tới của gia đình mới ở nước ta. Sự ấm no là kết quả của lao động cần cù, sáng tạo và chính đáng của gia đình. Sự bình đẳng vừa thể hiện dân chủ vừa đảm bảo tính nề nếp và hòa thuận giữa các thành viên trong gia đình. Gia đình tiến bộ trên cơ sở sự tiến bộ của mọi thành viên và không tách rời sự tiến bộ chung của xã hội. No ấm, bình đẳng và tiến bộ tạo nên hạnh phúc cho gia đình. Gia đình hạnh phúc không phải là cái gì trừu tượng mà là tổng hòa những nét đẹp thường ngày của cuộc sống gia đình.
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, X, XI tiếp tục khẳng định: “Nâng cao trách nhiệm của gia đình trong việc xây dựng và bồi dưỡng các thành viên của mình có lối sống văn hóa, làm cho gia đình thực sự là một tổ ấm của mỗi người và là tế bào lành mạnh của xã hội. Đẩy mạnh phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa.
Đặc biệt, ngày 04 tháng 05 năm 2001, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 72/2001/QĐ-TTg chọn ngày 28 tháng 06 hàng năm làm NGÀY GIA ĐÌNH VIỆT NAM nhằm tôn vinh những giá trị truyền thống của văn hóa gia đình, đồng thời hướng tới xây dựng những chuẩn mực đạo đức, gia phong mới phù hợp với sự phát triển của xã hội hiện đại. Việc tổ chức ngày Gia đình Việt Nam hàng năm, chứng tỏ Đảng ta, Nhà nước ta, dân tộc ta rất quan tâm tới việc tôn tạo những giá trị gia đình, nêu lên tầm quan trọng của gia đình trong quá trình phát triển đất nước, thực hiện tiến bộ xã hội. Đây chính là một trong những nhân tố cơ bản để phát triển xã hội và bảo tồn giá trị của nền văn hóa dân tộc một cách bền vững trong tiến trình hội nhập quốc tế.
2. Thực trạng công tác xây dựng gia đình văn hoá ở xã Tân Hòa Huyện Buôn Đôn từ năm 2007 - 2011.
a. Đặc điểm kinh tế - xã hội của xã Tân Hoà.
Xã Tân Hoà - huyện Buôn Đôn là xã có đông các thành phần dân tộc cùng sinh sống, có diện tích? Toàn xã có bao nhiêu thôn buôn??với vị trí địa lý như sau:
Phía Đông tiếp giáp
Phía Tây
Phía Nam
Phía Bắc
Dân số của toàn xã hiện nay có 2.575 hộ gia đình, với 11.241 khẩu, gia đình có 2 thế hệ chiếm 25% quy mô trung bình của hộ, gia đình ba thế hệ trở lên chiếm dưới 21%. Quy mô trung bình của hộ gia đình là 4,2 người/ hộ,tỷ lệ gia đình có từ 2-3 người chiếm 45%.
Thu nhập chủ yếu dựa vào các hoạt động sản xuất nông nghiệp, chiếm khoảng 80%. Thu nhập bình quân hàng tháng của một nhân khẩu từ 556.000 đồng tăng lên 719.000 đồng, tỉ lệ hộ nghèo giảm từ 20,35% xuống còn 18,67% (năm 2010). Nhiều gia đình bắt đầu chú trọng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần thông qua việc xây dựng nhà ở kiên cố hơn, các phương tiện sinh hoạt trong gia đình cũng được mua sắm trang bị nhiều hơn (tivi, tủ lạnh, máy giặt, xe máy…) để phục vụ cho cuộc sống gia đình.
Thực hiện mục tiêu nhiệm vụ năm 2010 và các năm tiếp theo được các ngành, các cấp tập trung tổ chức các phong trào vận động trong các tầng lớp nhân dân kết hợp cuộc vận động huy động từ nhiều nguồn vốn trong năm trên 14,8 tỷ đồng giúp vốn cho hộ nghèo; giải quyết việc làm cho 864 lao động; xây dựng mới 34 căn nhà tình nghĩa, sửa chữa 6 căn; tặng 06 sổ tiết kiệm cho 06 gia đình chính sách; hoàn thành cơ bản việc xây nhà tình nghĩa cho hộ gia đình chính sách ở 13/17 thôn trong xã, , và có 13/17 thôn không còn hộ gia đình chính sách nghèo; vận động các nhà hảo tâm, các tổ chức tôn giáo cứu hộ thường xuyên và đột xuất cho 273 hộ nghèo có hoàn cảnh khó khăn...
Khi đời sống được nâng lên thì sự quan tâm về sức khỏe, học tập, thỏa mãn các nhu cầu về tình cảm – tinh thần của từng thành viên cũng được nâng lên. Từ đó người dân sẽ tham gia tích cực, hưởng ứng các cuộc vận động, các phong trào thi đua yêu nước do các tổ chức chính trị, đoàn thể, chính quyền các cấp khởi xướng. Do đó, tạo động lực mạnh mẽ thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển ở cả nông thôn và thành thị. Bên cạnh đó, năng lực xã hội của từng cá nhân cũng được nâng lên. Đặc biệt ý thức tôn trọng, chấp hành tốt các chủ trương, chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước, của cá nhân, gia đình đã tạo sự ổn định về mặt kinh tế - chính trị - xã hội - an ninh - quốc phòng, là cơ sở vững chắc để củng cố và phát triển gia đình.
Kết cấu và qui mô của gia đình trong toàn xã hiện nay phản ánh sự biến đổi của hình thức gia đình từ gia đình nhiều thế hệ thành gia đình hạt nhân, với hai thế hệ là chủ yếu. Vừa giữ gìn được bản sắc riêng, tích cực của gia đình truyền thống, vừa kết hợp với tính chất hiện đại của gia đình mới phù hợp với xu hướng phát triển tiến bộ của xã hội trong quá trình đổi mới.
Trong gia đình hạt nhân ở xã Tân Hòa huyện Buôn Đôn, đôi vợ chồng có toàn quyền quyết định cuộc sống, song xu hướng truyền thống không vì thế mà bị xem nhẹ, trái lại vẫn tiếp tục được tôn trọng, đó là, con cái có nhu cầu được ở gần cha mẹ, ông bà để các thế hệ giúp đỡ lẫn nhau, gần gũi hơn về mặt tình cảm.
b. Thực trạng công tác xây dựng gia đình văn hóa ở xã Tân Hòa Huyện Buôn Đôn từ năm 2007 - 2011.
* Về xây dựng gia đình văn hoá.
Hưởng ứng cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư và nếp sống văn minh nơi công cộng”, những năm qua dưới sự chỉ đạo của các cấp uỷ Đảng, chính quyền, các ban ngành đoàn thể và nhân dân toàn xã Tân Hòa đã tích cực xây dựng gia đình văn hóa theo các tiêu chí cụ thể: "ấm no, hòa thuận, hạnh phúc, tiến bộ", chấp hành tốt các chủ trương chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước, các qui định của địa phương. Hàng năm, Ban vận động phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng gia đình văn hóa” cùng các thành viên là trưởng, phó các ban ngành, đoàn thể của xã đã thường xuyên chỉ đạo việc tuyên truyền, vận động bằng nhiều hình thức tới tất cả nhân dân trong xã, cùng nhau xây dựng và thực hiện nếp sống văn minh – gia đình văn hóa. Đây là cuộc vận động thường xuyên, liên tục và việc xây dựng gia đình văn hóa cũng là một tiêu chuẩn bắt buộc trong việc xét đạt danh hiệu thôn – xóm văn hóa. Công tác tuyên truyền được xác định là nhiệm vụ quan trọng nhằm nâng cao nhận thức của mọi tầng lớp nhân dân.
Đến nay, xã Tân Hòa đã tổ chức tuyên truyền sâu rộng về nội dung, ý nghĩa, tầm quan trọng của phong trào xây dựng gia đình văn hóa tới toàn thể nhân dân bằng các hình thức: thông qua các buổi sinh hoạt của các tổ chức đoàn thể, các hoạt động văn nghệ, phát thanh truyền hình, cùng các phương tiện thông tin đại chúng, nhất là vai trò của Ban vận động xóm, thôn và tổ an ninh tự quản với phương thức “mưa dầm thấm lâu”, “đi từng ngõ, gõ từng nhà” quan tâm động viên tạo mọi điều kiện cho nhân dân phấn đấu cộng đồng.
Nội dung xây dựng gia đình văn hóa cũng được triển khai thường xuyên thông qua hoạt động tích cực của tổ nhân dân tự quản, các câu lạc bộ không sinh con thứ ba, phụ nữ giúp nhau làm kinh tế, xóa đói giảm nghèo, câu lạc bộ gia đình nông dân văn hóa, thanh niên với hạnh phúc gia đình.
Từ khi phong trào xây dựng gia đình văn hóa, thôn văn hóa, xã văn hóa xã Tân Hòa phát triển mạnh, từng bước đi vào nội dung, chất lượng, đã tạo cho đời sống văn hóa Xã Tân Hòa khởi sắc, phát triển trên nền tảng kinh tế tăng trưởng khá, đời sống nhân dân từng bước được cải thiện, tỉ lệ hộ giàu ngày càng tăng lên, tỉ lệ hộ nghèo ngày càng giảm xuống. Kết quả phong trào quần chúng nhân dân tham gia thực hiện các chương trình kinh tế, văn hoá, xã hội, quốc phòng an ninh: Chương trình giải quyết việc làm, xoá đói giảm nghèo, đền ơn đáp nghĩa: Cuộc vận động đã khơi dậy truyền thống đoàn kết nhân ái, thuỷ chung tình làng nghĩa xóm, tạo thêm nhiều tấm gương về người tốt việc tốt.
Kết quả nổi bật do tác động của cuộc vận động ấy là do tác động của cuộc vận động đền ơn đáp nghĩa, thực hiện chính sách xã hội giúp đỡ các gia đình thương binh, liệt sĩ, các bà mẹ Việt Nam anh hùng cả về vật chất và tinh thần, khơi dậy truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
Công tác xây dựng gia đình văn hóa được Đảng chính quyền cơ sở quan tâm, đặc biệt là văn hóa và dịch vụ văn hóa được tiến hành có trọng điểm và hiệu quả, công tác thanh tra kiểm tra văn hóa thông tin được thực hiện thường xuyên, góp phần làm lành mạnh môi trường văn hóa thông tin trên địa bàn xã. Các hoạt động thể dục thể thao được duy trì và tổ chức vì đây là sân chơi bổ ích, lành mạnh cho mọi tầng lớp nhân dân tham gia. Chỉ đạo tổ chức các buổi giao lưu văn hóa, văn nghệ tại xã cũng như ở các thôn nhân dịp các ngày lễ lớn, ngày tết cổ truyền của dân tộc Việt Nam.
Tổ chức thành công lễ đăng ký xã văn hóa vào năm 2009…Nhằm phát huy, giữ gìn bản sắc dân tộc, văn hóa truyền thống được nhân dân nhiệt tình hưởng ứng. Tính đến nay toàn xã có 100% hộ gia đình được nghe phát thanh trên 98% hộ gia đình được xem truyền hình đạt trên 98% nghị quyết đề ra. Công tác triển khai thực hiện cuộc vận động toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư đã được triển khai có hiệu quả, trong nhiệm kỳ qua số thôn đạt thôn văn hóa mơi năm một tăng, năm 2005 có 10 thôn và 1.450 gia đình đạt gia đình văn hóa, thì đến năm 2010 có 17/17 thôn và 2.050 hộ gia đình đạt gia đình văn hóa đạt 79% trong tổng số hộ dân trong toàn xã. Từ những việc làm thiết thực trong năm đã xoá được 50 hộ nghèo, góp phần giảm tỉ lệ hộ nghèo toàn xã xuống còn 20% năm 2005) xuống đến nay còn (hiện còn 18%).
* Về hoạt động văn hoá - thể thao.
- Hoạt động văn hóa –thể thao có nhiều tiến bộ, trong nhiệm kỳ qua được sự quan tâm của cấp trên, đã đầu tư nâng cấp hệ thống truyền thanh của xã bằng toàn bộ hệ thông loa FM không giây với số tiền gần 200 triệu gồm 24 cụm thu phát trải đều trên 17 thôn đã góp phần nâng cao trình độ dân trí và nhu cầu nắm bắt thông tin của người dân.
Xã đã quan tâm đầu tư xây dựng hội trường thôn, đội bóng đá của xã, củng cố chính sách các thôn, nâng cao hoạt động các trạm truyền thông xã, thôn đảm bảo hoạt động phục vụ tốt cho cuộc bầu cử Đại biểu HĐND các cấp.
Như vậy, qua 5 năm thực hiện phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư và đặc biệt là phong trào xây dựng gia đình văn hoá, chất lượng xây dựng hộ gia đình đạt chuẩn văn hoá có chuyển biến tích cực đi vào thực chất. Xây dựng hộ gia đình văn hoá ở thôn đạt tỉ lệ khá cao, chất lượng hộ gia đình đạt chuẩn văn hoá, an toàn, sức khoẻ, xanh sạch đẹp ngày càng tăng, nhất là tiêu chí làm tròn nghĩa vụ công dân, xây dựng cảnh quan môi trường, các công trình của hộ, hàng rào, cột cờ, bảng hiệu, các công trình vệ sinh... không ngừng được nâng lên.
Trong quá trình triển khai thực hiện xây dựng gia đình văn hoá, đạo đức gia đình được củng cố, ngày càng xuất hiện nhiều tấm gương ông bà, cha mẹ mẫu mực, con cháu thảo hiền. Hiện tượng ngược đãi người cao tuổi, sống thiếu trách nhiệm với gia đình đã giảm hẳn. Các hộ gia đình có ý thức hơn trong việc chăm lo học hành cho con em của mình. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đó, trong quá trình triển khai, thực hiện vẫn còn nhiều hạn chế, khiếm khuyết cần phải sớm khắc phục trong thời gian tới.
* Những hạn chế, khiếm khuyết.
- Dù rằng ngày càng có nhiều gia đình mức sống được cải thiện, nâng cao, thì cũng còn không ít những gia đình đời sống còn gặp nhiều khó khăn. Những thành tựu và kết quả đạt được trong lĩnh vực xây dựng gia đình văn hóa còn chưa tương xứng và chưa vững chắc, chưa đủ mạnh để tác động có hiệu quả đối với lĩnh vực của đời sống xã hội, đặc biệt là lĩnh vực tư tưởng, đạo đức lối sống,chất lượng đời sống văn hóa còn nhiều mặt hạn chế cụ thể là: Nhiệm vụ xây dựng con người Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hóa hiện đại hóa có đầy đủ 5 đức tính như nghị quyết TƯ 5 khóaVIII đề ra chưa tạo được sự chuyển biến rõ rệt.
- Chênh lệch giàu nghèo ngày càng gia tăng. Nếu tính theo chỉ số của Ngân hàng thế giới về sử dụng mức chi tiêu cần thiết để đạt 2.100 calo/ người/ ngày thì nhiều gia đình sẽ rơi vào mức dưới nghèo, có sự khác biệt lớn giữa gia đình người kinh và gia đình người dân tộc.
- Thu nhập của các hộ gia đình trong xã tuy có khá hơn trước nhưng chưa phải là cao, cơ cấu thu nhập chuyển biến chậm và mức chênh lệch thu nhập giữa các nhóm, vùng có xu hướng gia tăng. Nếu lấy thu nhập bình quân của một người trong tháng ở nông thôn là 1 thì thu nhập của người ở thị trấn (thành thị) gấp 2,55 lần. Sở dĩ có sự chênh lệch này là do thu nhập ở khu vực nông thôn chủ yếu là nông nghiệp.
- Tốc độ gia tăng của sản xuất nông nghiệp thường chỉ bằng 1/2 đến 1/3 tốc độ tăng của công nghiệp, xây dựng và dịch vụ. Việc vận dụng tăng thu nhập vào mục đích phát triển kinh tế hộ gia đình còn hạn chế.
- Khi nền kinh tế phát triển, thay đổi về cơ cấu sản xuất và điều kiện lao động cũng có ảnh hưởng nhất định đến các mối quan hệ truyền thống và sự bền vững của gia đình. Mối quan hệ vợ chồng của một số gia đình có nguy cơ bị phá vỡ do họ thiếu sự quan tâm chăm sóc lẫn nhau, con cái thiếu tôn kính đối với cha mẹ, có tâm lý ỷ lại, thích đua đòi, thích hưởng thụ do cha mẹ thiếu quan tâm, thiếu phương pháp giáo dục đúng đắn. Đây cũng chính là môi trường thuận lợi cho các tệ nạn xã hội có cơ hội thâm nhập vào gia đình.
- Vấn đề bình đẳng giới chưa được xã hội quan tâm và nhận thức đầy đủ, tư tưởng “gia trưởng”, “trọng nam khinh nữ” vẫn còn tồn tại ở nhiều thôn trong xã. Tình trạng bạo lực trong gia đình, nhất là bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em vẫn còn xảy ra đã gây nên bức xúc trong dư luận xã hội. Ngoài ra tình trạng vi phạm pháp luật như: trộm cắp, cướp giật, mê tín dị đoan, cờ bạc… gây mất trật tự cũng là những vấn đề đặt ra hết sức gay gắt cho các cấp, các ngành.
- Với tâm lý muốn sinh nhiều con để có con trai nối dõi tông đường vẫn còn tồn tại ở nhiều thôn trong xã. Nhiều gia đình sinh con đông không đủ khả năng nuôi dạy con, con cái bị thất học hay phải nghỉ học sớm, ngược lại, cũng không ít gia đình tuy sinh ít con nhưng cha mẹ lại buông lỏng quản lý do chỉ chú tâm đến việc làm kinh tế cho gia đình, thiếu sự quan tâm giáo dục toàn diện dẫn đến tình trạng trẻ em bỏ học, làm ảnh hưởng đến mục tiêu nâng cao chất lượng dân số và phát triển nguồn lực phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
- Tình trạng suy thoái về đạo đức, tha hóa trong lối sống như chạy theo đồng tiền, ảnh hưởng bởi tệ nạn xã hội, lối sống thực dụng, đề cao tự do cá nhân dẫn đến gia đình tan vỡ, tác động tiêu cực đến xã hội. Đó chính là những thách thức to lớn trong việc xây dựng gia đình.
* Nguyên nhân của những hạn chế, khiếm khuyết.
+ Nguyên nhân chủ quan:
- Mặc dù công tác xây dựng gia đình văn hóa được triển khai sâu rộng, với sự tham gia của cả hệ thống chính trị của xã nhưng việc triển khai thực hiện có lúc, có nơi còn thụ động, hình thức, chưa có sự phối hợp nhịp nhàng giữa các bộ phận; thiếu sự đôn đốc, kiểm tra.
- Việc tổng kết phong trào qua từng năm được tiến hành thường xuyên tuy nhiên, hiệu quả không cao, những giải pháp đưa ra chưa sát với thực tế.
- Cán bộ làm công tác văn hóa chưa được đào tạo bài bản, chủ yếu là cán bộ kiêm nhiệm; đời sống còn nhiều khó khăn, phụ cấp ít không đáp ứng được yêu cầu công việc...
- Công tác tuyên truyền còn nhiều hạn chế dẫn đến chưa làm cho nhân dân thấy được vai trò, vị trí trong việc xây dựng gia đình văn hóa, thôn xóm văn hóa...do vậy, chưa tạo được khí thế thi đua sôi nổi trong toàn xã, chưa thấy được trách nhiệm trong việc xây dựng gia đình văn hóa.
- Sự eo hẹp về ngân sách dẫn đến một số hoạt động văn hóa bị lãng quên. Hiệu quả sử dụng vốn đầu tư thường dàn trải và lãng phí, các hoạt động văn hóa ít được quan tâm đến hiệu quả xã hội và hiệu quả kinh tế. Đội ngũ cán bộ văn hóa trở nên bị động.
- Khoảng cách trong hưởng thụ văn hóa giữa các đối tượng ngày càng tăng. Nhân dân là đối tượng thụ động trong hưởng thụ văn hóa, không phát huy được khả năng sáng tạo trong hoạt động văn hóa.
+ Nguyên nhân khách quan:
- Quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đô thị hoá và hội nhập quốc tế tạo nhiều cơ hội và điều kiện, đồng thời cũng đặt gia đình và công tác gia đình trước nhiều khó khăn, thách thức. Mặt trái của cơ chế thị trường và lối sống thực dụng tác động mạnh tới các giá trị đạo đức truyền thống và lối sống lành mạnh. Sự phân hoá giàu nghèo sẽ tiếp tục tác động vào số đông các gia đình.
- Đời sống của nhân dân trong xã còn gặp nhiều khó khăn; lạm phát kéo dài, thị trường không ổn định, thiên tai, dịch bệnh… thường xuyên xảy ra đã tác động không nhỏ đến việc sản xuất của người dân, đến việc thực hiện các chức năng của gia đình, đặc biệt là chức năng kinh tế.
3. Phương hướng, mục tiêu và những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác xây dựng gia đình văn hoá ở xã Tân Hoà - Huyện Buôn Đôn từ năm 2011 – 2015.
a. Phương hướng mục tiêu.
- Xây dựng khu dân cư văn hoá: Để phong trào đạt được kết quả tốt thì cần phải xem xét vai trò quan trọng của từng gia đình trong sự đóng góp chung. Do đó, xây dựng văn hoá sẽ là cái nền, là nội dung cốt lõi trong cuộc vận động toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá, cuộc sống mới ở khu dân cư. Ngược lại, cuộc sống mới ở khu dân cư chính là môi trường lành mạnh tác động đến việc xây dựng đời sống văn hoá. Trong năm, việc tập trung xây dựng khu dân cư văn hoá có nhiều cố gắng,
- Cần nhận thức sâu sắc hơn nữa gia đình là một trong những nhân tố quan trọng quyết định sự thành công của sự công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; sự thành công của công tác xây dựng văn hóa chính là yếu tố quan trọng thúc đẩy phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa phát triển. Việc xây dựng gia đình văn hóa là trách nhiệm của mỗi gia đình, của tòan xã hội, các cấp chính quyền, các ngành đoàn thể mà trực tiếp là Ban chỉ đạo các cấp.
- Tập trung chỉ đạo và kiểm tra, củng cố nâng cao chất lượng gia đình văn hóa. Đây là một trong những công tác trọng tâm; thường xuyên, lâu dài, vì vậy, cần có sự phối hợp đồng bộ giữa các cấp, các ngành, cơ quan đoàn thể và các thôn trong xã để chỉ đạo toàn diện đạt hiêu quả. Thường xuyên kiểm tra, thu hồi danh hiệu Gia đình văn hóa nếu vi phạm các tiêu chí qui định. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, triển khai tích cực chỉ thị số 49-CT/TW ngày 21/2/2005 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về xây dựng gia đình trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và Nghị quyết 47-NQ/TW của Bộ chính trị đẩy mạnh chính sách dân số kế hoạch hóa gia đình; triển khai Chiến lược xây dựng gia đình Việt Nam trên địa bàn xã trong giai đoạn 2010-2015, Ban chỉ đạo các cấp tiếp tục triển khai công tác 6 tháng cuối năm. Hàng năm, chọn tháng 11 tổ chức sơ, tổng kết phong trào xây dựng gia đình văn hóa nhằm biểu dương các gia đình văn hóa tiêu biểu trong ngày hội đoàn kết Toàn dân tộc tại khu dân cư. Việc họp mặt biểu dương, khen thưởng cần gắn kết với các hoạt động văn hóa văn nghệ phong phú tại địa phương.
- Ngoài việc vận động xây dựng gia đình văn hóa, Ban chỉ đạo các cấp cần quan tâm đến việc xây dựng thôn văn hóa phải được công nhận đúng thực chất. Đồng thời, cần quan tâm đến việc cấp giấy công nhận kịp thời đối với những gia đình, những thôn đã đạt danh hiệu thôn văn hóa, tiếp tục cuộc vận động toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”; làm cho mỗi người, mỗi gia đình và các ngành các cấp nhận thức được việc xây dựng đời sống văn hóa không chỉ đáp ứng nhu cầu về mặt tinh thần, mà đó là việc thể hiện trách nhiệm công dân trong xây dựng đạo đức, tư tưởng, lối sống, ý thức chấp hành luật pháp; tập trung phát triển kinh tế gia đình, xóa đói giảm nghèo; xây dựng tình tương thân thương ái trong cộng đồng; phát huy tinh thần tự quản của từng gia đình, thôn xóm để đảm bảo an ninh trật tự và phònh chống tệ nạn xã hội.
b. Những giải pháp cơ bản nhằm thực hiện tốt công tác xây dựng gia đình văn hoá ở xã Tân Hoà - huyện Buôn Đôn từ năm 2011 - 2015.
Nhằm nâng cao hiệu quả công tác xây dựng gia đình văn hóa ở xã Tân Hòa trong giai đoạn hiện nay, cần hướng vào những giải pháp cơ bản sau:
Thứ nhất, xây dựng gia đình văn hoá trong xã phải gắn liền với kế hoạch xây dựng và phát triển kinh tế, nâng cao đời sống nhân dân trong xã. Các tổ chức trong hệ thống chính trị của xã cần phải tuyên truyền, phổ biến cho các tầng lớp nhân dân trong xã thấy rằng: xây dựng gia đình văn hoá phải gắn liền với chính sách phát triển kinh tế nhiều thành phần trong xã. Đồng thời cần chỉ ra cho nhân dân trong xã thấy được tầm quan trọng của mỗi gia đình trong nền kinh tế nhiều thành phần như hiện nay. “Mỗi gia đình trở thành một đơn vị kinh tế trong nền kinh tế nhiều thành phần”. Tạo điều kiện cho các gia đình trong xã phát triển sản xuất, làm giàu chính đáng.
Thứ hai, nâng cao nhận thức trong việc xây dựng gia đình văn hóa cho tầng lớp nhân dân trong xã: Để cuộc vận động xây dựng nếp sống văn minh – gia đình văn hóa ngày càng được phát triển cả về số lượng lẫn chất lượng thì Ban lãnh đạo xã Tân Hòa cần phải từng bước nâng cao nhận thức về xây dựng gia đình văn hóa đối với các tầng lớp nhân dân trong địa bàn xã. Giúp đỡ, tạo điều kiện để các gia đình trong xã thực hiện tốt các chức năng của gia đình như: Chức năng kinh tế, chức năng thõa mãn nhu cầu tâm sinh lý, chức năng giáo dục, chức năng tái sản xuất...
Thứ ba, từng bước nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho các gia đình trong xã. Cần có những chính sách hỗ trợ để phát triển kinh tế nâng cao đời sống vật chất và tinh thần, đảm bảo cho mỗi người dân trong xã có được một cuộc sống ngày càng tốt đẹp hơn, những chính sách đó là:
- Thực hiện các chính sách hỗ trợ, tạo điều kiện cho mỗi gia đình phát triển kinh tế: Cho nhân dân vay vốn với lãi suất thấp, điều kiện dễ dàng, thời gian hợp lý cho việc đầu tư sản xuất nông nghiệp của nông dân nhằm tạo điều kiện và khuyến khích cho các gia đình trong việc phát triển kinh tế, vươn lên làm giàu chính đáng. Thúc đẩy các dự án hỗ trợ giải quyết việc làm, xoá đói giảm nghèo, kêu gọi đầu tư...
- Phát huy vai trò của các đoàn thể xã hội ở địa phương trong công tác xây dựng gia đình văn hoá và các công tác khác như: Hội phụ nữ, Hội cựu chiến binh, Hội nông dân, Đoàn thanh niên...đưa hoạt động của các đoàn thể xã hội đi vào thực chất. Đầu tư về kỹ thuật, công nghệ trong sản xuất, gắn với chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi phục vụ phát triển nghiên cứu nông thôn theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá. Đầu tư giúp đỡ kỹ thuật, công nghệ mới đến tận các gia đình trong xã, nâng cao năng suất lao động.
- Có chính sách đãi ngộ, trợ cấp xã hội đối với các gia đình nghèo và gia đình chính sách: Để nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân trong xã thì cần phải có những chính sách đối với một số đối tượng đặc biệt. Đối với các gia đình thương binh, liệt sĩ trong địa bàn, cần phải bảo đảm trợ cấp đến tay các gia đình một cách sớm nhất và đều đặn, có chính sách xây dựng nhà tình nghĩa, tổ chức nhiều cuộc viếng thăm, chúc tết và tặng quà cho các gia đình chính sách.
Thứ tư, tăng cường đầu tư vào việc nâng cao chất lượng giáo dục có liên quan đến chính sách tạo điều kiện cho con em học tập tốt hơn, miễn học phí cho học sinh nghèo ở cấp phổ thông cơ sở để giảm bớt tình trạng trẻ em bỏ học. Thực hiện xã hội hóa việc xóa nạn mù chữ bằng phương pháp phổ cập giáo dục từ bậc tiểu học đến trung học cơ sở đến trung học phổ thông, tập trung chủ yếu là vào nông thôn trong địa bàn xã.
Thứ năm, tổ chức tuyên truyền, kiểm tra sự hiểu biết về luật Hôn nhân và gia đình cho các tầng lớp nhân dân trong xã, về nhiệm vụ của người vợ, người chồng, trách nhiệm của cha mẹ đối với con cái, trang bị kiến thức cho các thanh
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Tiểu luận xây dựng đời sống văn hóa huyện buôn đôn.doc