Tiểu luận Cục dự trữ liên bang Mỹ và các chính sách tài chính của nó

MỤC LỤC

 

MỞ ĐẦU 3

NỘI DUNG 5

I. TỔNG QUAN VỀ CỤC DỰ TRỮ LIÊN BANG MỸ (FED) 5

1) Hoàn cảnh ra đời 5

2) Cơ cấu của FED 5

3) Nhiệm vụ của FED 10

4) Tính độc lập của FED 11

II. CÁC CHÍNH SÁCH FED SỬ DỤNG ĐỂ TÁC ĐỘNG VÀO NỀN KINH TẾ MỸ ĐẶC BIỆT LÀ TRONG CUỘC KHỦNG HOẢNG 2007 -2009 12

1. Chính sách tiền tệ của FED 12

2. Các chính sách FED sử dụng trong cuộc khủng hoảng 2007-2009 23

III. GIẢI PHÁP FED ĐƯA RA CHO NỀN KINH TẾ MỸ 29

1. ndsjhls 29

2.dfgdsgsdh 34

KẾT LUẬN 41

 

doc26 trang | Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 10315 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Cục dự trữ liên bang Mỹ và các chính sách tài chính của nó, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
eo quy định của luật pháp, mỗi ngân hàng phải duy trì tỷ lệ dự trữ bắt buộc mà phần lớn đặt tại Fed. Cục dự trữ liên bang không trả lãi suất cho các khoản dự trữ này. Mỗi ngân hàng Fed khu vực được ký hiệu bằng chữ cái. Những chữ cái này in trên giấy bạc mà chúng phát hành. Boston A New York B Philadelphia C Cleveland D Richmond E Atlanta F Chicago G St Louis H Minneapolis I Kansas City J Dallas K San Francisco L Các ngân hàng thành viên Tất cả các ngân hàng đều là thành viên của FED, phải tuân thủ một mức dự trữ bắt buộc nhất định, được vay tiền từ FED, được thanh toán bù trừ tại FED, chịu sự giám sát về các hoạt động bởi FED Hội đồng thống đốc Lãnh đạo FED là Hội đồng thống đốc, gồm có 7 thành viên do Tổng thống bổ nhiệm và Thượng viện phê chuẩn. Bảy thành viên của ban Thống đốc đóng vai trò là cơ quan quyết định các chính sách tiền tệ Mỹ. Nhiệm kì của mỗi thành viên Hội đống thống đốc kéo dài 14 năm, các thành viên chỉ có thể đựoc tái bổ nhiệm nếu nhiệm kì trước của thành viên đó không phải là một nhiệm kì trọn vẹn. Hội đồng ấn định mức dự trữ bắt buộc và kiểm soát lãi suất tái chiết khấu. Ủy ban thị trường tự do liên bang (FOMC) Ủy ban bao gồm 12 thành viên, trong đó có 7 thành viên của hội đồng thống đốc, chủ tịch ngân hàng Dự trữ liên bang New York và các chủ tịch của 4 ngân hàng Dự trữ liên bang khác thường xuyên tiến hành việc chỉ đạo các nguồn vụ thị trường tự do. Vì các nghiệp vụ thị trường tự do là một công cụ quan trọng của FED để kiểm soát cung ứng tiền tệ nên FOMC là tiêu điểm cho việc hoạch định chính sách của hệ thống Dự trữ liên bang. Vị trí của các thành viên xoay vòng theo nhóm 4 thành viên, trong đó có 1 ngân hàng chủ tịch từ mỗi nhóm: Boston, Philadelphia, Richmond. Cleveland và Chicago. Atlanta, St. Louis và Dallas Minneapolis, Kansas City và San Francisco Những chủ tịch ngân hàng dự trữ không bầu cử tham gia vào những cuộc họp của Ủy ban, tham gia thảo luận, và xây dựng những đánh giá của Ủy ban đối với nền kinh tế và sự lựa chọn các chính sách. FOMC tổ chức 8 cuộc họp thường kì hằng năm. Trong những cuộc họp này, Ủy ban xem lại nền kinh tế và những điều kiện tài chính, quyết định quan điểm về chính sách tiền tệ thích hợp, đánh giá rủi ro của mục tiêu ổn định giá cả và tăng trưởng kinh tế bền vững trong dài hạn. Những thành viên của FOMC trong năm 2012: Ben S. Bemanke, Board of Governors, Chairman William C. Dudley, New York, Vice Chair man Elizabeth A. Duke, Board of Governors Jeffrey M.Lacker, Richmond Dennis P. Lockhart, Atlanta Sandra Bloom Raskin, Board of Governors Daniel K. tarullo, Board of Governors John C. Williams, San Fransisco Janet L. Yellen, Board of Governors. Những thành viên thay thế: James Bullard, St. Louis Charles L. Evan, Chicago Esther George, Kanas City Eric S. Rosengren, Boston Christine M. Cumming, First Vice president, New york Thành viên Ủy ban thay đổi vào cuộc họp thường niên đầu tiên của năm nay. 2013 2014 2015 Thành viên New York Chicago Boston St. Louis Kansas City New York Cleveland Philadelphia Dallas Minneapolis New York Chicago Richmond Atlanta San fransisco Thành viên thay thế New York+_ Cleveland Philadelphia Dallas Minneapolis New York+_ Chicago Richmond Atlanta San fransisco New York+_ Chicago Boston St. Louis Kansas City Nhìn bề ngoài cơ cấu phức tạp của FED, hẳn không phải ai cũng đặt ra câu hỏi “Ai thực sự nắm giữ FED?”. Theo Eustace Mullins, tác giả cuốn sách “ Bí mật của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ”- Secrets of Federal Reserve thì Ngân hàng New York là ngân hàng “khống chế thực tế” của hệ thống Cuc Dự trữ Liên bang Mỹ. Tuy nhiên Ban Thống đốc của FED vẫn chịu “sự thao túng” của các nhà tài phiệt. Vấn đề là ở chỗ, bên cạnh sự tồn tại của Hội đồng Thống đốc còn có Hội đồng Tư vấn liên bang. Hội đồng Tư vấn liên bang này do 12 đại diện của ngân hàng điạ phương thuộc cục dự trữ Liên bang, có quyền bỏ phiếu như nhau khi thông qua các quyết định. Chính hội đồng tư vấn liên bang này là người đề xuất các kiến nghị về chính sách tiền tệ cho Hội đồng Thống đốc. Bề ngoài là công bằng, khách quan nhưng không ai đảm bảo rằng quyền của Ngân hàng nhỏ ở Dallas có quyền ngang hàng với ngân hàng ở New York mà ngân hàng ở Ngân hàng ở New York thì luôn là đại diện cho các nhà tài phiệt phố Wall. Vậy ai thực sự nắm giữ FED? Câu trả lời là các nhà tài phiệt phố Wall- nhưng cụ thể họ là ai thì chưa ai xác định rõ, họ vẫn đứng đằng sau tấm rèm chỉ đạo hoạt động của FED. Nhiệm vụ của FED Thực thi những chính sách tiền tệ quốc gia để duy trì mức việc làm, giá cả ổn định và lãi suất hợp lí. Mua và bán trái phiếu chính phủ: Khi Cục dự trữ liên bang (FED) mua trái phiếu chính phủ, tiền được đưa thêm vào lưu thông. Bởi có thêm tiền trong lưu thông, lãi suất sẽ giảm xuống và chi tiêu, vay ngân hàng sẽ gia tăng. Khi FED bán ra trái phiếu chính phủ, tác động sẽ diễn ra ngược lại, tiền rút bớt khỏi lưu thông, khan hiếm tiền sẽ làm tăng lãi suất dẫn đến vay nợ từ ngân hàng khó khăn hơn. Quy định lượng tiền mặt dự trữ: Ngân hàng thành viên cho vay phần lớn lượng tiền mà nó quản lý. Nếu Fed yâu cầu các ngân hàng này phải dự trữ một phần lượng tiền này, khi đó phần cho vay sẽ giảm đi, vay mượn khó hơn và lãi suất tăng lên. Thay đổi lãi suất của khoản vay từ FED: Các ngân hàng thành viên của FED vay tiền từ FED để trang trải các nhu cầu ngắn hạn. Lãi suất mà FED ấn định cho các khoản vay này gọi là lãi suất chiết khấu. Hoạt động này có ảnh hưởng, tuy nhỏ hơn, đến số lượng tiền các thành viên sẽ được vay. Giám sát và quản lí các thể chế ngân hàng để đảm bảo đó là những nơi an toàn để gửi tiền và bảo vệ quyền lợi tín dụng của người dân. Cung cấp các dịch vụ tài chính cho các tổ chức tín dụng. chính phủ Mỹ và Ngân hàng trung ương các nước khác như thanh toán bù trừ, thanh toán điện tử, phát hành tiền,…. Tiến hành các nghiên cứu về nên kinh tế Mỹ cũng như kinh tế các bang, cung cấp thông tin về nền kinh tế thông qua các ấn phẩm, hội thảo giáo dục qua website. Tính độc lập của FED Đến nay, trên thế giới đã biết đến 3 mô hình NHTW: (1) NHTW độc lập với chính phủ; (2) NHTW là một cơ quan thuộc chính phủ; và (3) NHTW thuộc Bộ Tài chính. Trong đó, hai mô hình đầu tiên là phổ biến hơn cả. Trong suốt những năm 90 của thế kỷ XX, tính độc lập của NHTW được xem như nền tảng của những cải cách về mặt thể chế để giảm sự can thiệp bất hợp lý của chính trị đến quá trình xây dựng và thực thi CSTT nhằm đạt được mục tiêu ổn định giá cả. Lý do dẫn đến cuộc cải tổ này đó là việc xây dựng và điều hành CSTT mà có sự can thiệp chính trị thường chỉ đạt được những mục tiêu ngắn hạn. Điều này sẽ làm gia tăng tính tạm thời và không bền vững của kinh tế vĩ mô, đặt biệt là nguy cơ bùng nổ lạm phát và theo đó hạn chế tăng trưởng kinh tế và làm gia tăng tỷ lệ thất nghiệp. Tính độc lập của NHTW được thể hiện thông qua việc xác định rõ cơ chế hoạch định CSTT là như thế nào, NHTW có được toàn quyền quyết định việc sử dụng các công cụ để thực thi CSTT hay không cũng như nêu rõ trách nhiệm của NHTW nói chung và Thống đốc nói riêng trong trường hợp mục tiêu không đạt được như đã đặt ra. Mặc dù Chính phủ giữ quyền thông qua đạo luật cho ra đời Hệ thống Dự trữ Liên bang, FED hoạt động rất độc lập. Chi tiết các giao dịch của FED chưa bao giờ được công bố. Quốc hội và Bộ Tài chính chỉ biết chính xác số tiền mà FED nộp hàng năm vào ngân sách quốc gia. Một con số lớn. Doanh thu thực sự của FED vẫn luôn là ẩn số. Các bộ phận của Cục dự trữ liên bang (Fed) có tư cách pháp lý khác nhau. Hội đồng Thống đốc của Fed là cơ quan độc lập của chính phủ liên bang. Hội đồng không nhận tài trợ của Quốc hội và bảy thành viên của Hội đồng theo cơ chế dân chủ. Thành viên của Hội đồng là độc lập và không phải chấp hành yêu cầu của hệ thống lập pháp cũng như hành pháp. Tuy nhiên, Hội đồng phải gửi báo cáo tới Quốc hội theo định kỳ. Theo luật, thành viên của Hội đồng này chỉ rời chức vụ khi mãn hạn. Hội đồng Thống đốc chịu trách nhiệm việc hình thành và cụ thể hóa chính sách tiền tệ. Nó cũng giám sát và quy định hoạt động của 12 Ngân hàng dự trữ liên bang khu vực và hệ thống ngân hàng Hoa Kỳ nói chung. Các Ngân hàng dự trữ liên bang (Federal Reserve Banks) về danh nghĩa sở hữu bởi các ngân hàng thành viên (mỗi ngân hàng thành viên giữ cổ phần không có khả năng chuyển nhượng). Các ngân hàng sở hữu Ngân hàng dự trữ liên bang khu vực là của tư nhân và rất nhiều trong số đó có cổ phiếu phát hành trên thị trường. Giấy bạc do Fed phát hành là nguồn cung tiền tệ và chúng được đưa vào lưu thông qua các Ngân hàng dự trữ liên bang khu vực. Nói chung, các nghiên cứu về NHTW thường nghiêng về ý kiến cho rằng nên giao việc xây dựng, quyết định và thực thi CSTT cho một NHTW chuyên sâu, độc lập và kiên định với mục tiêu hàng đầu là duy trì sự ổn định giá cả. Điều đó sẽ góp phần nâng cao hiệu quả của các tác động về mặt chính sách cũng như uy tín của các nhà hoạch định chính sách. Tất nhiên, tính độc lập của NHTƯ cần được xây dựng trên cơ sở các quy định pháp lý liên quan. Việc thiếu tôn trọng pháp luật ở một số nước là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng NHTW độc lập về mặt hình thức không có khả năng kiểm soát lạm phát và thực thi các chức năng một cách có hiệu quả. CÁC CHÍNH SÁCH FED SỬ DỤNG ĐỂ TÁC ĐỘNG VÀO NỀN KINH TẾ MỸ ĐẶC BIỆT LÀ ĐỐI VỚI CUỘC KHỦNG HOẢNG 2008 Chính sách tiền tệ của FED Chính sách lãi suất Về cơ bản FED đang điều hành lãi suất thông qua hai công cụ quan trọng đó là Lãi suất chiết khấu (Discount rate) và Lãi suất quĩ dự trữ liên bang (Federal Funds Rate – FFR) Các loại lãi suất FED áp dụng Lãi suất quỹ dự trữ liên bang (Federal Funds Rate – FFR) FFR là công cụ được FED sáng tạo muộn hơn so với công cụ lãi suất chiết khấu. Nó bắt đầu được FED sử dụng từ những năm đầu thập niên 20 của thế kỉ XX. Trong khi đó công cụ lãi suất chiết khầu được sử dụng ngay từ khi FED thành lập. Quỹ dự trữ liên bang hình thành từ lượng tiền dự trữ bắt buộc của tất cả các trung gian tài chính nhận tiền gửi tại FED. Cũng chính vì thế mà FFR có tên gọi là “lãi suất quỹ dự trữ liên bang”. FFR được ủy ban thị trường mở công bố sau các phiên họp định kỳ và nó không mang tính chất ấn định cụ thể mà thực chất chỉ là lãi suất mục tiêu để Fed thực hiện trên thị trường mở nhằm đạt đến lãi suất mục tiêu đã công bố. FFR là lãi suất thấp nhất mà các trung gian nhận tiền gửi có thể vay để bù đắp thiếu hụt dự trữ bắt buộc . Mặc dù công cụ này được FED áp dụng chưa lâu nhưng FED lại thực hiện chính sách tiền tệ chủ yếu thông qua định hướng loại lãi suất này. Fed sẽ cố gắng tác động tỷ lệ này ở con số mong muốn bằng cách bổ sung hoặc hạn chế nguồn cung tiền tệ thông qua hoạt động của nó trên thị trường. Lãi suất chiết khấu Bên cạnh nhu cầu đảm bảo dự trữ bắt buộc, các trung gian tài chính còn có nhu cầu đảm bảo thanh khoản, an toàn chi trả. Lãi suất chiết khấu của Fed chính là lãi suất cho các trung gian tài chính vay để đáp ứng các nhu cầu này. Về nguyên tắc, lãi suất liên ngân hàng thông thường sẽ thấp hơn lãi suất chiết khấu vì nếu không, trung gian tài chính sẽ không vay liên ngân hàng mà sẽ vay từ Fed để được hưởng lãi suất chiết khấu thấp hơn. Lãi suất chiết khấu thường thường cao hơn lãi suất FFR và có ba mức lãi suất chiết khấu áp dụng cho ba loại cho vay khác nhau là tín dụng chính (Primary credit), tín dụng mở rộng (Secondary credit) và tín dụng thời vụ (Seasonal credit) . Tỷ lệ dự trữ bắt buộc Khái niệm Việc bắt buộc các NHTM phải để dự trữ tối thiểu cần thiết lần đầu tiên được sử dụng ở Mỹ vào năm 1913, với mục đích là nhằm đảm bảo khả năng thanh toán của các NHTM. Dự trữ bắt buộc là một phần số dư tiền gửi các loại mà các ngân hàng thương mại (NHTM) phải dự trữ dưới dạng tiền mặt hoặc tiền gửi tại Cục dự trữ liên bang. Trong thời hạn giới hạn quy định của pháp luật, Hội đồng thống đốc có quyền duy nhất đối với các thay đổi trong dự trữ bắt buộc. Tổ chức lưu ký phải có dự trữ dưới các hình thức tiền mặt, tiền gửi kho quỹ tại Cục dự trữ Liên bang. Số tiền dự trữ bắt buộc của một tổ chức lưu ký được xác định bằng cách áp dụng tỷ lệ dự trữ quy định tại Quy chế của Hội đồng Dự trữ Liên bang. Các tài khoản dự trữ bắt buộc bao gồm tài khoản giao dịch ròng, tiền gửi không kỳ hạn và nợ EURO. Kể từ ngày 27 tháng 12 năm 1990, tiền gửi có kỳ hạn và nợ EURO đã có một tỷ lệ dự trữ bằng không. Tỷ lệ dự trữ trên tài khoản giao dịch ròng phụ thuộc vào số lượng tài khoản giao dịch ròng tại tổ chức lưu ký. Sơ lược về tỷ lệ dự trữ bắt buộc của Fed năm 2011 Ngày 20/12, Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED) đã đề xuất những quy định mới về vốn và tính thanh khoản đối với các ngân hàng lớn nhất nước Mỹ để đảm bảo trụ vững trước cuộc khủng hoảng có thể xảy đến trong tương lai. FED cho biết, các quy định về vốn và tính thanh khoản đối với các đại gia ngân hàng tại Phố Wall sẽ được thực hiện trong hai giai đoạn. Giai đoạn một dựa vào các chính sách FED đã công bố, ví dụ như kế hoạch kiểm soát nguồn vốn hồi tháng 11 qua. Theo đó, các ngân hàng Mỹ có tổng tài sản trên 50 tỷ USD sẽ phải duy trì lượng tiền mặt tối thiểu tương đương 5% giá trị tài sản của mình nhằm đối phó với các khoản nợ xấu. Ngoài mức bắt buộc trên, các "đại gia" có tài sản từ 500 tỷ USD trở lên cũng phải trích riêng 10% giá trị các khoản cho vay và hợp đồng giao dịch với nhau. FED cũng thông qua quy định đối với các ngân hàng có tài sản dưới 10 tỷ USD. Theo đó những ngân hàng này sẽ phải trải qua các cuộc sát hạch về khả năng sẵn sàng ứng phó với cuộc suy thoái kinh tế mới. Giai đoạn thứ hai, các ngân hàng sẽ phải tuân thủ những quy định chặt chẽ theo thỏa thuận quốc tế Basel III về mức dự trữ tiền mặt tối thiểu, dự kiến sẽ có hiệu lực từ năm 2019. Ngoài ra, các nhà băng cũng phải nâng tỷ lệ vốn cấp 1 dựa trên rủi ro bắt buộc lên 7%. Riêng đối với yêu cầu về tính thanh khoản, FED đang chờ Ủy ban Giám sát ngân hàng Basel bổ sung những khuyến nghị về vấn đề này trước khi đưa ra những yêu cầu cụ thể đối với các ngân hàng Mỹ. Những quy định mới chặt chẽ hơn của FED đã vấp phải sự phản đối của hầu hết các ngân hàng tại Mỹ. Họ cho rằng việc duy trì lượng tiền mặt bắt buộc quá cao sẽ ảnh hưởng tới khả năng cho vay. Tuy nhiên, FED cho rằng những lợi ích xã hội từ một hệ thống ngân hàng mạnh mẽ sẽ lớn hơn nhiều so với lợi ích từ các khoản tín dụng ngắn hạn.  Trước động thái này, các chuyên gia tài chính của thị trường Wall Street nhận định rằng, đây thực sự được xem là các quy định khá chặt chẽ.  Trong đó, yêu cầu gia tăng vốn dự trữ có thể sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng  cho vay và cung cấp các dịch vụ tài chính phái sinh, cũng như lợi nhuận thu được ngoài hoạt động cho vay của các ngân hàng. Tuy nhiên, việc tăng dự trữ bắt buộc là một bước đi quan trọng để đảm bảo hoạt động của các ngân hàng trở nên an toàn hơn.  Các quy định mới của FED được đề xuất áp dụng cho 31 ngân hàng, trong đó có các ngân hàng siêu lớn như: JP Morgan Chase, Bank of America và Citibank, với khối tài sản khoảng trên 50 tỷ USD.  Các quy định mới được xây dựng dựa trên các nguyên tắc cơ bản được công bố tháng trước, nhằm giúp cho các ngân hàng lớn có đủ nguồn lực tài chính cần thiết, tránh một cuộc sụp đổ của thị trường chứng khoán tương tự như năm 2008 và sự sụt giảm lớn trong hoạt động kinh tế toàn cầu, bao gồm cả tỷ lệ thất nghiệp 13%.   Ngoài ra, các ngân hàng lớn nhất có thể sẽ được yêu cầu duy trì thêm một quỹ dự trữ khác, tương đương ít nhất 5% các tài sản có an toàn. Ở giai đoạn thứ hai, FED có thể sẽ ban hành quy định về việc các ngân hàng phải duy trì một lượng vốn dự trữ nhất định đối với các tài sản có tính thanh khoản cao. Tuy nhiên, FED còn phải chờ đợi Ủy ban Basel (Cơ quan Giám sát Ngân hàng quốc tế) xem xét.  Trong hai thập kỷ qua, số tiền mà các ngân hàng sử dụng để cho vay và thực hiện các dịch vụ tài chính phái sinh đã tăng lên mạnh mẽ so với tiền gửi của khách hàng mà họ có được, nhưng những thay đổi như vậy được coi là một trong những nguyên nhân dẫn đến cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008.  Trong các điều khoản về cải cách tài chính, Quốc hội Mỹ đã quyết định các ngân hàng nên duy trì vốn dự trữ với mức độ phù hợp với quy mô và trình độ quản lý thực tế. Và với quy định mới này về dự trữ bắt buộc, các ngân hàng có thể sẽ có được khả năng tốt hơn để vượt qua khủng hoảng.   Hiện Ủy ban Basel yêu cầu đến năm 2019 các ngân hàng phải duy trì tổng mức dự trữ bắt buộc là 10,5% (tăng 2,5% so với mức 8% trước đó). Trong khi đó, trước thời gian khủng hoảng, một số công ty, ngân hàng của Wall Street chỉ duy trì ở mức 3%. Điều này cho thấy các quy định của FED đã khá dễ dãi so với những quy tắc được thiết lập bởi Ủy ban Basel.  Theo FED, các quy tắc mà FED đề xuất sẽ được lấy ý kiến từ ​​công chúng và sớm nhất cũng phải đến cuối năm 2012 mới có hiệu lực. Theo đó, các ngân hàng Mỹ sẽ có một khoảng thời gian để nắm bắt và thực hiện, có nghĩa là phải đến 2013 các quy định về vốn dự trữ mới này mới được đáp ứng.  Nhóm ngân hàng và các nhà phân tích tài chính bước đầu đã có phản hồi rằng, các tiêu chí mà FED đặt ra cần phải tính toán để không gây ra nhiều khó khăn hơn so với tiêu chuẩn quốc tế của Basel, hoặc các điều khoản đã công bố trước đó đối với các ngân hàng lớn của Mỹ. Tuy nhiên, đề xuất của FED được xem như một giải pháp tạm thời cho đến khi có quyết định cuối cùng. Các chính sách FED sử dụng trong cuộc khủng hoảng tài chính 2007-2009 Khủng hoảng tài chính Hoa Kỳ 2007-2009 là cuộc khủng hoảng trong nhiều lĩnh vực tài chính (tín dụng, bảo hiểm, chứng khoán) diễn ra từ năm 2007. Cuộc khủng hoảng này bắt nguồn từ cuộc khủng hoảng tín dụng nhà ở thứ cấp. Và bản thân nó lại là nguồn gốc trực tiếp của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu vừa qua . Cuộc khủng hoảng này là nguyên nhân chính làm cho Hoa Kỳ rơi vào tình trạng suy thoái từ tháng 12 năm 2007. Đây là đợt suy thoái nghiêm trọng nhất ở Hoa Kỳ kể từ Chiến tranh thế giới thứ hai. Bình quân mỗi tháng từ tháng 1 đến tháng 9 năm 2008 có 84 nghìn lượt lao động Hoa Kỳ bị mất việc làm, hàng loạt tổ chức tài chính trong đó có những tổ chức tài chính khổng lồ bị phá sản đẩy nền kinh tế Hoa Kỳ vào tình trạng đói tín dụng. Những thay đổi trong chính sách lãi suất Điều chỉnh FFR Ngay khi khủng hoảng tín dụng nhà ở thứ cấp nổ ra, Fed bắt đầu can thiệp bằng cách hạ lãi suất. Đến khi tình hình phát triển thành khủng hoảng tài chính từ tháng 8 năm 2007, Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ (Fed) đã tiếp tục tiến hành các biện pháp nới lỏng tiền tệ để tăng thanh khoản cho các tổ chức tài chính. Cụ thể là lãi suất cho vay qua đêm liên ngân hàng đã được giảm từ 5,25% qua 6 đợt xuống còn 2% chỉ trong vòng chưa đầy 8 tháng (18/9/2007-30/4/2008). Diễn biến lãi suất cơ bản của FED 2007-2009 Nguồn: Cục dữ trữ Liên bang Hoa Kỳ (FED) Điều chỉnh lãi suất chiết khấu FED cũng hạ lãi suất chiết khấu áp dụng với các khoản vay trực tiếp từ FED cho các ngân hàng và các công ty chứng khoán từ mức 1,25% xuống còn 0,5%. Diễn biến lãi suất chiết khấu Ngày, tháng Năm Lãi suất chiết khấu 19-2 2010 0,75 16-12 2008 0,5 29-10 2008 1,25 8-10 2008 1,75 30-4 2008 2,25 18-3 2008 2,5 17-3 2008 3,25 30-1 2008 3,5 22-1 2008 4,00 11-12 2008 4,75 31-10 2008 5,00 18-9 2008 5,25 17-8 2008 5,75 Nguồn: Cục dữ trữ Liên bang Hoa Kỳ (FED) Tác dụng của chính sách lãi suất trong việc đối phó khủng hoảng Đối với Mỹ FED mong muốn rằng việc cắt giảm các loại lãi suất có thể giúp khôi phục lòng tin của các nhà đầu tư, giảm bớt chi phí vay bao gồm các khoản cho vay doanh nghiệp và cho vay tiêu dùng. Từ đó giúp các doanh nghiệp khôi phục và mở rộng kinh doanh, kích thích tiêu dùng nội địa làm đòn bẩy thúc đẩy nền kinh tế . Tuy nhiên, mong muốn và thực tế không phải lúc nào cũng song hành. Giới đầu tư Mỹ thực sự nắm được thực trạng  nền kinh tế Mỹ. Họ đã tin rằng động thái của FED cũng không thể cứu vãn gì được nếu như suy thoái đã thực sự diễn ra. Với thực trạng là khủng hoảng tín dụng cho vay bất động sản (BĐS) từ tháng 7 của Mỹ đang ngày một lún sâu hơn. Điển hình là hàng loạt các ông lớn trên thị trường tài chính Mỹ như Citygroup, JPMorgan Chase, Merill Lynch... đồng loạt thông báo các khoản thua lỗ liên quan đến cho vay BĐS lên đến 97 tỷ đôla Mỹ (theo Bloomberg), Với tỉ lệ thất nghiệp cao nhất trong vòng 3 năm qua (5%), giá BĐS tiếp tục giảm mạnh (thấp nhất kể từ năm 1991), khủng hoảng trong cho vay thế chấp ngày càng lún sâu, cộng với sự căng thẳng chính trị quốc tế đang làm cho các nhà đầu tư Mỹ tin rằng một cuộc suy thoái kinh tế đã và đang xảy ra, giải pháp của FED là muộn và cần thời gian để phát huy tác dụng. Hơn thế nữa, chính động thái gấp gáp của FED càng làm cho nhận định trên là có thật và thị trường chứng khoán Mỹ có chiều hướng xấu đi là khó tránh khỏi . Đối với các nước khác Động thái của FED đã tạo ra niềm tin cho các nhà đầu tư từ hai châu lục Á và Âu rằng chính phủ Mỹ sẽ bằng mọi cách cứu vãn thị trường tài chính mà rộng hơn là nền kinh tế nước này cũng giống như những lần cắt giảm lãi suất trước của FED (năm 2001) Ở Việt Nam, trong khi quyết định của NHNN về việc tăng dự trữ bắt buộc đối với các NHTM phần nào sẽ tiếp tục làm giảm cung tiền thì thông báo của FED làm cho giá đô la chưa kịp phục hồi (do chính sách mua ngoại tệ của NHNN) lại tiếp tục xuống dốc, thị trường vàng bất ngờ tăng trở lại, khiến nhiều nhà đầu tư ngắn hạn vốn đã thiếu niềm tin với thị trường và nhà quản lý đã quyết định chuyển qua đầu tư trên thị trường vàng làm cho TTCK Việt Nam đã ảm đạm lại càng ảm đạm thêm. Cơ chế điều hành lãi suất của FED thời kì hậu khủng hoảng Đối với lãi suất FFR Ngày 10/8/2010 trong thông báo được đưa ra sau cuộc họp của Ủy ban Thị trường Mở Liên bang (FOMC), FED cho biết sẽ tiếp tục duy trì tỷ lệ lãi suất ở mức thấp kỷ lục thêm một thời gian nữa, đồng thời sẽ kéo dài các khoản đầu tư thời kỳ hậu khủng hoảng và bơm tiền vào nền kinh tế. Dưới sự đánh giá của một số chuyên gia, việc duy trì lãi suất ở mức thấp này là một con dao hai lưỡi. Duy trì tỷ lệ lãi suất thấp kỷ lục (0,25%) là chơi một canh bạc nguy hiểm, về lâu dài có thể gây tổn thương cho nền kinh tế đang trong quá trình phục hồi mong manh của Mỹ. Đây là nhận định đáng lưu tâm của Thomas Heonig, Chủ tịch Ngân hàng dự trữ liên bang Mỹ tại thành phố Kansas, được đưa ra chỉ vài ngày sau khi Cục dự trữ liên bang (FED) quyết định mua các khoản nợ chính phủ, tiếp tục các gói kích thích đồng thời duy trì mức lãi suất thấp kỷ lục nhằm hỗ trợ đà phục hồi kinh tế đang có chiều hướng chậm lại trong những tháng gần đây. Nguyên nhân mà ông Heonig đưa ra là tỷ lệ lãi suất gần 0% này đã duy trì gần 2 năm qua có thể dẫn tới tình trạng lạm phát và tạo ra các bong bóng đầu cơ mới. Ngoài ra, lãi suất thấp khuyến khích người dân và các doanh nghiệp ỷ lại vào các khoản nợ và đòn bẩy tài chính của chính phủ. Điều này sẽ vô hình trung đẩy Mỹ rơi trở lại những sai lầm trước đây mà hậu quả chính là cuộc suy thoái được đánh giá là tồi tệ nhất kể từ năm 1930. Theo ông Heonig, trong giai đoạn ngắn hạn, ngân hàng trung ương cần tăng lãi suất cơ bản lên mức 1% và chờ đợi để nền kinh tế tự điều chỉnh trước khi tiếp tục tăng lên mức 2% - là thời điểm nền kinh tế đã đi đúng quỹ đạo phục hồi. Đối với lãi suất chiết khấu Ban điều hành chính sách của FED đã nâng lãi suất chiết khấu đối với các ngân hàng vay tiền trực tiếp của FED thêm 0.25% lên mức 0.75% và cho rằng điều này đảm bảo cho các thể chế tài chính hoạt động vững chắc hơn trong thị trường tiền tệ hơn là tập trung giải quyết những khoản vay ngắn ngày để giải quyết tính thanh khoản. Quyết định tăng lãi suất chiết khấu của FED bắt đầu có hiệu lực từ 19-2-2010. Ban điều hành FED cho biết họ vẫn điều hành chính sách tiền tệ như trước và cho biết ngân hàng trung ương này thấy rằng các điều kiện kinh tế đảm bảo lãi suất sẽ ở mức thấp trong một thời gian dài nữa. Tuy FED nói rằng không thắt chặt tiền tệ nhưng đồng đô la ngay lập tức tăng điểm khiến thị trường trái phiếu giảm điểm nhanh. Cụ thể là đồng đô la tăng 0.7% lên mức $1.3514 so với euro vào lúc 5:19 p.m. giờ New York. Trước đó, đồng eur đã ở mức $1.3607 trong ngày hôm trước. Cặp tỷ giá này đã giảm xuống $1.3502, mức giảm thấp nhất kể từ tháng 5 năm ngoái . Thị trường cho rằng FED đã tiến một bước nữa trong việc thu hồi các khoản tiền kích thích kinh tế. Khoản tiền này lên tới hàng trăm tỷ đô la được cung cấp bằng các khoản tín dụng cho các ngân hàng, cho các nhà môi giới trái phiếu, bằng các giấy nợ thương mại và bằng các khoản tiền cứu trợ các thể chế tài chính sắp phá sản như AIG là một ví dụ. Có thể nói điều này hoàn toàn là một bất ngờ khi các nhà đầu tư đang trông chờ FED sẽ không thay đổi đường lối giữ nguyên lãi suất ở mức thấp trong thời gian đến cuối năm 2010. Đây là lần nâng lãi suất chiết khấu đầu tiền của FED trong ba năm vừa qua. Các chuyên gia Bank of Tokyo-Mitsubishi UFJ Ltd tại New York cho rằng FED đang quay trở lại đường lối hoạt động khi môi trường kinh tế kinh doanh diễn ra bình thường. Họ cho rằng ngày hôm nay FED nâng lãi suất, cho dù thời gian gần họ chưa nâng lãi suất ngay thì sớm hay muộn FED cũng sẽ nâng lãi suất cơ bản. Khi tăng mức

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docCục dự trữ liên bang mỹ và các chính sách tài chính của nó.doc
Tài liệu liên quan