Tiểu luận Cuộc chạy đua lãi suất liệu đã đi đến hồi kết?

MỤC LỤC

Trang

Lờinói đầu: .2

I, Nguyên nhân của cuộc chạy đua lãi suất : .4

1.Khái niệm: .4

2.Tình hình lãi suất các ngân hàng: .4

3.Nguyên nhân của cuộc chạy đualãi suất: .6

II,Ảnh hưởng và hệ lụy tới các doanh nghiệp và toàn bộ nền kinh tế: .9

1.Ngân hàng thương mại bước vào cuộc đua tăng lãi suất khốc liệt nhất:.9

2.Cung tiền Đồng sẽ còn giảm: .10

3.Dự báo những tác động của việc lãi suấttiền Đồng tăng cao:.12

III,Can thiệp của chinh phủ và ngân hàng Nhà nước: .14

Kếtluận: .2

pdf28 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2378 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Cuộc chạy đua lãi suất liệu đã đi đến hồi kết?, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n vay kỳ hạn 1-2 tuần từ NHNN với lãi suất trúng thầu lên tới 30%/năm, tăng cao so với mức 25%/năm ngày trước đó. 2.Cung tiền Đồng sẽ còn giảm: Trước Tết Nguyên đán Mậu Tý, thời điểm cuối tháng 1-2008, lãi suất thị trường liên ngân hàng đã lên tới 27%/năm. Một mức lãi suất chính bản thân các NHTM cũng không ngờ tới và lúc bí quá buộc lòng “bấm bụng“ phải vay vì không còn cách nào khác! Dự báo trong thời gian tới lãi suất thị trường liên ngân hàng tiếp tục nóng lên và ở mức cao. Còn nguyên nhân tiếp theo đó là cầu vốn tiền Đồng Việt Nam tăng cao, trong khi đó cung hạn chế bởi các lý do sau đây: Một là Ngân hàng Nhà nước ( NHNN) quyết định phát hành 20.300 tỷ đồng tín phiếu NHNN với lãi suất 7,8%/năm, kỳ hạn 364 ngày nhằm mục tiêu thu hút bớt tiền từ lưu thông về, kiềm chế lạm phát. Hình thức phát hành là bắt buộc phải mua đối với các Tổ chức tín dụng (TCTD) theo mức phân bổ cụ thể. Theo đó có tới 41 TCTD đô thị phải mua loại tín phiếu nói trên, nhưng lại không Trường ĐH Ngoại Thương Tiểu luận Tài chính - Tiền tệ Nhóm SV thực hiện lớp Anh 3 – TCQT B – K46 11 được sử dụng để giao dịch tái cấp vốn. NH nông nghiệp và phát triển nông thôn, Quỹ tín dụng nhân dân và các TCTD có số vốn huy động VND đến 31-1- 2008 từ 1.000 tỷ đồng trở xuống không phải mua tín phiếu NHNN đợt này. Thời điểm phát hành là ngày 17-3-2008. Do đó để chủ động có đủ vốn mua tín phiếu NHNN bắt buộc vào thời điểm đó thì ngay từ bây giờ các NHTM phải “ chạy đôn , chạy đáo” huy động vốn trên thị trường, bởi vì hơn 20.000 tỷ đồng đâu có phải ít! Hai là, kể từ ngày 1-2-2008 các TCTD phải thực hiện tỷ lệ dự trữ bắt buộc mới, theo hướng mở rộng phạm vi tiền gửi phải nộp dự trữ bắt buộc và tăng thêm 1% tỷ lệ dự trữ bắt buộc so với mức trước đó. Theo đó Thống đốc NHNN quyết định mở rộng thêm phạm vi phải thực hiện tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với tiền gửi trên 24 tháng, thay vì chỉ có tới 24 tháng như trước đây. Tỷ lệ dự trữ bắt buộc tiền gửi VND không kỳ hạn đến dưới 12 tháng tăng từ 10% lên 11%, tiền gửi có kỳ hạn từ 12 tháng trở lên tăng từ 4% lên 5%; tiền gửi ngoại tệ không kỳ hạn đến có kỳ hạn dưới 12 tháng tăng từ 10% lên 11%, tiền gửi ngoại tệ có kỳ hạn từ 12 tháng trở lên tăng từ 4% lên 5%. Như vậy từ tháng 2-2008, các NHTM phải bỏ ra thêm ít nhất là gần 10.000 tỷ đồng để nộp dự trữ bắt buộc cho NHNN. Ba là, Thống đốc NHNN quyết định tăng một số loại lãi suất chủ đạo, thực hiện từ tháng 2-2008. Theo đó, lãi suất cơ bản tăng từ 8,25%/năm lên 8,75%/năm; lãi suất tái cấp vốn tăng từ 6,5%/năm lên 7,5%/năm và lãi suất chiết khấu tăng từ 4,5%/năm lên 6,0%/năm. Các mức lãi suất trước đó được thực hiện từ tháng 12-2005, tức là ổn định trong hơn 2 năm đến nay mới điều chỉnh tăng trước áp lực gia tăng lạm phát. Đồng thời các mức lãi suất đó thực tế ít tác động đến lãi suất của các NHTM, nhưng về điều hành NHNN phát đi tín hiệu tăng lãi trên thị trường tiền tệ, tạo áp lực về tâm lý tăng lãi suất trên thị trường. Bốn là, cơ cấu vốn huy động Đồng Việt Nam của các NHTM có sự thay đổi theo hướng tiền gửi ngắn hạn và tiền gửi không kỳ hạn tăng lên nhanh hơn tiền gửi trung và dài hạn. Đây là loại tiền gửi không những có tỷ lệ dự trữ bắt buộc cao tới 11%, mà tỷ lệ sử dụng thấp do khách hàng có thể rút ra bất cứ lúc nào. Trong số đó có những khoản tiền gửi lớn của khách hàng chờ mua chứng khoán, chờ mua bất động sản của cá nhân, quỹ thặng dư vốn của doanh nghiệp, vốn tạm thời nhàn rỗi của chủ dự án đầu tư khu chung cư và căn hộ liền kề khách hàng đã nộp nhưng chưa giải ngân,…Những khoản tiền này khách hàng thường rút ra đột xuất với mức độ lớn, nên NHTM phải để tỷ lệ vốn khả dụng cao hơn. Trường ĐH Ngoại Thương Tiểu luận Tài chính - Tiền tệ Nhóm SV thực hiện lớp Anh 3 – TCQT B – K46 12 Năm là, sau Tết Nguyên đán Mậu Tý, nhu cầu vay vốn của các hộ gia đình và cá nhân, nhu cầu giải ngân các hợp đồng tín dụng của doanh nghiệp tăng lên, nên các NHTM cần số vốn lớn hơn. Sáu là nhu cầu VND để mua ngoại tệ của khách hàng. Để có vốn mua ngoại tệ, các NHTM buộc phải đẩy mạnh huy động vốn trên thị trường. Bảy là, một phần vốn trong dân được chuyển sang đầu tư vào vàng do chỉ số giá tăng cao, tâm lý một bộ phận người dân cho rằng lãi suất tiền gửi ngân hàng “ âm” vì chỉ số tăng giá năm 2007 là 12,6%, tháng 1-2008 là 2,8%, cao hơn rất nhiều so với lãi suất tiền gửi tiết kiệm. Trong khi đó giá vàng thị trường quốc tế và thị trường trong nước thời gian qua liên tục tăng cao. Giá vàng hiện nay đã tăng gần 40% so với đầu năm 2007. Bên cạnh đó một lượng vốn đáng kể khác được tiếp tục đầu tư vào bất động sản do thị trường này đang tiếp tục nóng và dự báo sẽ tiếp tục nóng từ nay đến hết năm 2008. Trong khi vốn Đồng Việt Nam nóng lên thì vốn ngoại tệ lại có xu hướng diễn biến trái chiều. Lãi suất huy động vốn USD đứng nguyên và có xu hướng giảm, do lãi suất chủ đạo đồng USD của Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) từ đầu năm 2008 đến nay 2 lần được cắt giảm từ mức 4,25%/năm xuống còn 3,0%/năm và được dự báo sẽ tiếp tục được giảm hơn nữa. Tỷ giá VND/USD tiếp tục giảm mạnh. Đến cuối tuần trước, ngày 15-2-2008 tỷ giá bán ra của các NHTM giảm xuống còn 15.959 VND/USD, giảm mạnh so với mức 15.995 VND/USD thời điểm cách đây 1 tháng; tỷ giá bán USD bằng tỷ giá mua của NHTM. Tỷ giá trên thị trường tự do cũng xuống dưới mức 15.995 VND/USD. 3. Những tác động của việc lãi suất tiền đồng tăng cao. Vậy lãi suất huy động vốn VND tăng cao sẽ tác động như thế nào! Có những ảnh hướng lớn sau đây: Một là làm tăng lãi suất cho vay vốn trên thị trường, tức là làm tăng chi phí vốn vay của doanh nghiệp và người kinh doanh, từ đó làm tăng giá thành sản phẩm và dịch vụ, tác động tăng giá trên thị trường xã hội, đi ngược lại mục tiêu kiềm chế lạm phát của việc NHNN thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt. Hai là lãi suất đầu vào của NHTM, tức lãi suất huy động vốn tăng cao, cộng với chi phí cao do tỷ lệ dự trữ bắt buộc tăng mạnh, chi phí bù lỗ cho việc mua tín phiếu NHNN, nhưng lãi suất cho vay tăng chậm, khoảng cách chênh lệch Trường ĐH Ngoại Thương Tiểu luận Tài chính - Tiền tệ Nhóm SV thực hiện lớp Anh 3 – TCQT B – K46 13 giữa lãi suất cho vay và lãi suất đầu vào thu hẹp. Bên cạnh đó tốc độ tăng trưởng dư nợ chậm hơn tốc độ tăng huy động vốn. Cả hai nhân tố đó làm cho lợi nhuận của NHTM ngày càng thấp, làm ảnh hưởng đến năng lực tài chính và khả năng cạnh tranh, uy tín của NHTM. Ba là việc vay vốn của doanh nghiệp, của khách hàng khó khăn hơn. Một mặt tạo điều kiện cho tiêu cực nảy sinh trong quan hệ tín dụng giữa khách hàng và ngân hàng, tức là NHTM buộc phải lựa chọn dự án, lựa chọn khách hàng, việc cho vay vốn khắt khe hơn. Mặt khác nhiều dự án bị từ chối vay vốn, hoặc doanh nghiệp không dám vay, không dám triển khai dự án, từ đó ảnh hưởng tới tốc độ tăng trưởng kinh tế mà Chính phủ đặt ra mục tiêu 9% trong năm 2008, cao hơn mức 8,44% của năm 2007. Bởi vì hiện nay vốn đầu tư của nền kinh tế, vốn hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và hộ gia đình chủ yếu là vốn vay ngân hàng. Mà hiệu quả của vốn đầu tư có độ trễ, ít nhất là 6 tháng. Tức là việc hạn chế đầu tư vốn tín dụng ngân hàng hiện nay sẽ có tác động làm chậm tốc độ tăng trưởng trong những tháng cuối năm 2008 và đầu năm 2009. Bốn là, việc thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt thu hút hàng chục nghìn tỷ đồng từ lưu thông về không thể kiềm chế được tốc độ tăng giá rau, thực phẩm, giá cà phê, sắt thép, giá bất động sản… hiện nay. Bởi vì giá các mặt hàng đó tăng là do rét đậm kéo dài, do nhu cầu sau Tết nguyên đán tăng cao, do giá thị trường thế giới tăng, do cung cầu…. Bởi vậy cho dù NHNN có tăng cao hơn nữa tỷ lệ dự trữ bắt buộc, điều chỉnh tăng các loại lãi suất chủ đạo, phát hành thêm hàng chục nghìn tỷ đồng tín phiếu NHNN có tính chất bắt buộc,…thì giá các nhóm mặt hàng đó vẫn diễn biến theo các nhân tố hiện hữu của nó. Bởi vì đó là những nhu cầu thiết yếu của cuộc sống còn người. Bên cạnh đó việc phát hành trên 20.000 tỷ đồng tín phiếu NHNN về để “ giam trong kho”, nhưng mỗi tháng NHNN phải trả 130 tỷ đồng cho các TCTD. Bên cạnh đó việc thu khoảng gần 100.000 tỷ đồng dự trữ bắt buộc cũng để “ giam kho”, mỗi tháng NHNN cũng phải trả lãi cho các TCTD gần 100 tỷ đồng. Chi phí kiềm chế lạm phát đó không đạt hiệu quả mà còn làm suy yếu đi năng lực tài chính của NHNN với tư cách một cơ quan của Chính phủ có nghiệp vụ sinh lời. Bên cạnh đó diễn biến giảm tỷ giá VND/USD và tình trạng cung USD tăng mạnh,…nếu tiếp tục diễn ra với mức độ lớn thì sẽ ảnh hưởng nhất định đến xuất khẩu, đến thu hút vốn đầu tư gián tiếp của nước ngoài. Trường ĐH Ngoại Thương Tiểu luận Tài chính - Tiền tệ Nhóm SV thực hiện lớp Anh 3 – TCQT B – K46 14 Định hướng điều hành chính sách tiền tệ nói trên rõ ràng là mục tiêu tăng trưởng kinh tế đang bị tạm thời “ hy sinh” cho mục tiêu kiềm chế lạm phát, nhưng chỉ số giá tiêu dùng, diễn biến của thị trường bất động sản và thị trường chứng khoán thì vẫn dường như không thấy có liên hệ gì đến thắt chặt tiền tệ. Đây là mâu thuẫn trong điều hành cần được phân tích để có điều chỉnh phù hợp trong điều hành chính sách kinh tế vĩ mô. III. Can thiệp của Ngân hàng Nhà nước Trung ương. 30.01.08 Thống đốc Ngân hàng Nhà nước vừa quyết định điều chỉnh tăng các mức lãi suất kể từ ngày 01 tháng 02 năm 2008. Theo đó, lãi suất cơ bản từ 8,25%/năm tăng lên 8,75%/năm, tăng 0,5%/năm; lãi suất tái cấp vốn từ 6,5%/năm tăng lên 7,5%/năm, tăng 1,0%/năm; lãi suất chiết khấu từ 4,5%/năm tăng lên 6,0%/năm, tăng 1,5%/năm. Động thái này được nhìn nhận là cách để Ngân hàng Nhà nước thực hiện mục tiêu giảm lạm phát bằng cách thu hút tiền về, giảm lượng tiền lưu thông trên thị trường. Theo Ngân hàng Nhà nước, mục đích của việc tăng các mức lãi suất là nhằm tiến tới thiết lập mối quan hệ hợp lý giữa các mức lãi suất điều hành của NHNN với lãi suất thị trường, nâng cao hiệu quả điều tiết tiền tệ của công cụ lãi suất, phù hợp với chỉ đạo của Chính phủ về điều hành chính sách tiền tệ trong năm 2008. Ngân hàng Nhà nước dự báo, trong những tháng tới, cung - cầu vốn trên thị trường diễn ra bình thường, giá cả thị trường ít có khả năng tăng đột biến theo tính quy luật trong những tháng đầu năm, lãi suất thị trường quốc tế có xu hướng giảm, tỷ giá VNĐ so với USD có xu hướng giảm nhẹ và mức độ cạnh tranh trên thị trường có xu hướng tăng. Vì vậy, việc điều chỉnh tăng lãi suất này của NHNN sẽ ít tác động làm tăng mặt bằng lãi suất thị trường. Được biết, lãi suất là một trong những công cụ điều hành chính sách tiền tệ. Theo đó, NHNN công bố và điều chỉnh một cách linh hoạt lãi suất cơ bản, lãi suất tái cấp vốn và lãi suất chiết khấu để điều tiết tiền tệ, kiểm soát tổng phương tiện thanh toán phù hợp với mục tiêu lạm phát và tăng trưởng kinh tế hàng năm. Từ tháng 12/2005 đến nay, theo yêu cầu hỗ trợ cho tăng trưởng kinh tế ở mức cao và cung - cầu vốn trên thị trường không có những biến động lớn; lãi suất cơ bản, lãi suất tái cấp vốn và lãi suất chiết khấu được giữ ở mức 8,25%/năm - 6,5%/năm - 4,5%/năm, đã góp phần ổn định lãi suất thị trường, tạo điều kiện Trường ĐH Ngoại Thương Tiểu luận Tài chính - Tiền tệ Nhóm SV thực hiện lớp Anh 3 – TCQT B – K46 15 cho tổ chức tín dụng và các tổ chức khác huy động vốn và mở rộng cho vay, đầu tư. Tuy nhiên, lãi suất cơ bản phản ánh lãi suất cho vay tốt nhất của các tổ chức tín dụng đối với khách hàng nhưng hiện đang thấp hơn lãi suất cho vay của các tổ chức tín dụng; lãi suất tái cấp vốn và lãi suất chiết khấu thấp hơn lãi suất thị trường liên ngân hàng, chưa phù hợp với yêu cầu điều tiết và kiểm soát tiền tệ một cách chặt chẽ. Sáng ngày17/5, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã tổ chức họp báo thông báo thay đổi cơ chế điều hành lãi suất. Theo đó, việc sử dụng lãi suất cơ bản sẽ chỉ là cơ sở cho các tổ chức tín dụng án định lãi suất kinh doanh.Từ nay trở đi, lãi suất VND cơ bản chính thức là 12%/năm thay vì 8,75%/năm, lãi suất tái cấp vốn là 13%/năm và lãi suất chiết khấu 11%/năm chính thức được thay thế. Cơ chế điều hành lãi suất cơ bản này phù hợp với quy định của Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và điều 476 Bộ luật Dân sự: Cụ thể các tổ chức tín dụng ấn định lãi suất kinh doanh (lãi suất huy động, lãi suất cho vay) bằng VND đối với khách hàng không vượt quá 150% của lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố để áp dụng trong từng thời kỳ. Định kỳ hàng tháng NHNN công bố lãi suất cơ bản, trong trường hợp cần thiết, NHNN công bố điều chỉnh kịp thời lãi suất cơ bản. Quyết định này có hiệu lữ thi hành từ 19/5/2008. Quyết định số 546/2002/QĐ-NHNN ngày 30/5/2002 về việc thực hiện cơ chế lãi suất thoả thuận trong hoạt động tín dụng thương mại bằng đồng Việt Nam của tổ chức tín dụng đối với khách hàng hết hiệu lực thi hành. Theo đó, việc huy động vồn bằng VND của các tổ chức tín dụng phù hợp với quy định về cơ chế điều hành lãi suất cơ bản, mức trần lãi suất huy đồng 12%/năm theo công điện số 02/CĐ-NHNN ngày 26/2/2008 hết hiệu lực thi hành. Theo NHNN, vệc thực hiện cơ chế lãi suất cơ bản sẽ có hai tác động chính: 1 - Lãi suất cơ bản vừa phản ánh thực tế lãi suất thị trường, vừa đóng vai trò là lãi suất điều hành chính sách tiền tệ của NHNN, cho nên góp phần tạo nên mặt Trường ĐH Ngoại Thương Tiểu luận Tài chính - Tiền tệ Nhóm SV thực hiện lớp Anh 3 – TCQT B – K46 16 bằng lãi suất huy động và cho vay hợp lý và đảm bảo hài hoà lợi ích giữa người gửi tiền- tổ chức tín dụng - người vay vốn. 2 - Với mức lãi suất cơ bản là 12%/năm, thì lãi suất cho vay tối đa của các tổ chức tín dụng là 18%/năm, tương đối phù hợp với mặt bằng lãi suất thị trường, không gây nên xáo trộn lớn trên thị trường tiền tệ, tín dụng, và sẽ không xảy ra cuộc chạy đua lãi suất giữa các ngân hàng. Để đảm bảo sự đồng bộ trong điều hành cơ chế lãi suất nhằm mục đích điều tiết tiền tệ một cách có hiệu quả, Thống đốc NHN đã ban hành các Quyết định thay đổi cơ chế điều hành lãi suất tái cấp vốn, lãi suất chiết khấu có hiệu lực thi hành từ ngày 19/5/2008: Lãi suất tái cấp vốn là 13%/năm, lãi suất tái chiết khấu là 11%/năm. (Trước đây lãi suất tái cấp vốn là 7,5%/năm, lãi suất chiết khấu 6%/năm) Cơ chế này tạo nên hành lang giữa lãi suất tái cấp vốn và lãi suất tái chiết khấu (chênh lệch 2%) có tác dụng góp phần điều tiết lãi suất thị trường liên ngân hàng, trong đó lãi suất cơ bản và lãi suất nghiệp vụ thị trường mở sẽ dao động trong hành lang này. Khi điều kiện thị trường tiền tệ thay đổi, NHNN sẽ xem xét, điều chỉnh các mức lãi suất biến động theo một biên độ nhất định, phù hợp với mục tiêu và giải pháp điều hành chính sách tiền tệ. Theo ông Trần Bắc Hà - Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng Đầu tư - Phát triển, cơ chế mới là một giải pháp để khai thông tình huống khó khăn và bế tắc hiện nay. Quy định lãi suất trần như thời gian vừa qua và tách tời quy luật thị trường, các ngân hàng thương mại thì vi phạm luật, mục tiêu huuy động vốn từ lưu thông vào hệ thống ngân hàng không đạt mục đích; huy động vốn của các ngân hàng gặp khó khăn; lãi suất không hấp dẫn vì thực âm... "Với cơ chế điều hành mới, chúng ta sẽ đảm bảo thực hiện quản lý theo luật; các ngân hàng sẽ chủ động trong quyết định kinh doanh của mình. Hy vọng rằng vốn sẽ về ngân hàng nhiều hơn, các tổ chức tín dụng bớt khó khăn, khả năng cung cấp vốn cho nền kinh tế sẽ được cải thiện... mang lại nhiều dấu hiệu tích cực cho nền kinh tế", ông Hà nói. Trường ĐH Ngoại Thương Tiểu luận Tài chính - Tiền tệ Nhóm SV thực hiện lớp Anh 3 – TCQT B – K46 17 Trả lời báo chí ngay sau khi NHNN ban hành cơ chế mới về điều hành lãi suất, bà Dương Thu Hương - Tổng thư ký Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam cho biết, trong cuộc họp sáng 17/5 với NHNN, các ngân hàng thương mại rất ủng hộ cơ chế mới này. Các ngân hàng xem đây là một bước đi đúng có tác động tháo gỡ tình hình khó khăn hiện nay. "Điều quan trọng nhất là chúng ta đã làm đúng luật. Luật Dân sự đã quy định, lãi suất ngân hàng thương mại không vượt quá 150% lãi suất cơ bản của NHNN công bố. Thời gian qua, chúng ta chưa thực hiện nhưng bây giờ không còn cách nào khác là thực hiện đúng luật", bà Hương nhấn mạnh. Theo bà Hương, "Cơ chế mới tạo chủ động và bình đẳng cho cả ngân hàng thương mại và NHNN, các ngân hàng thương mại biết mình đang hoạt động trong một hành lang pháp lý chung. Các quy định trước đây về trần lãi suất của NHNN hay trần lãi suất đồng thuận của Hiệp hội ngân hàng cũng chỉ là ngắn hạn. Hơn thế, cách làm này là phù hợp với thị trường. Đảm bảo lãi suất cơ bản có ý nghĩa và không còn bị đông cứng. Tôi cảm thấy, cơ chế mới đưa lãi suất cơ bản của NHNN có ý nghĩa gần như lãi suất FED trên thị trường. Cá nhân tôi cho rằng, với cơ chế mới này, trần lãi suất thỏa thuận của các thành viên Hiệp hội Ngân hàng cũng không cần tồn tại nữa". Ông Vũ Ngọc Bảo - Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ NHNN cũng cho rằng, trong một thời gian dài, lãi suất cơ bản không phản ánh thị trường, chỉ có ý nghĩa tham khảo. Với cơ chế này, lãi suất cơ bản sẽ thực hiện đúng chức năng là công cụ điều tiết chính sách tiền tệ, có tác dụng định hướng và điều tiết lãi suất thị trường. Ngày 10/6, Ngân hàng Nhà nước đã có các quyết định quan trọng liên quan đến chính sách tiền tệ, bao gồm quyết định nâng lãi suất cơ bản, lãi suất tái chiết khấu và lãi suất tái cấp vốn thêm 2%, lên các mức tương ứng là 13%, 14% và 15%/năm; yêu cầu các ngân hàng không được thu các khoản phí cho vay như hiện nay; tăng tỷ giá bình quân liên ngân hàng giữa VND và USD từ mức 16.139 VND/USD lên 16.461 VND/USD. Tất cả các quyết định này đều có hiệu lực từ ngày mai, 11/6. Theo đánh giá của NHNN, hiện nay, mặt bằng lãi suất thị trường tăng so với tháng 05/2008 - thời điểm công bố áp dụng mức lãi suất cơ bản 12%/năm. Cùng với việc dự báo xu hướng biến động trong thời gian tới của lạm phát, cung - cầu Trường ĐH Ngoại Thương Tiểu luận Tài chính - Tiền tệ Nhóm SV thực hiện lớp Anh 3 – TCQT B – K46 18 vốn thị trường, tỷ giá...và nhằm mục tiêu tiếp tục thực thi chính sách tiền tệ “thắt chặt” nhằm kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, hôm nay Thống đốc NHNN đã ban hành các Quyết định số 1316/QĐ-NHNN và số 1317/QĐ-NHNN điều chỉnh lãi suất cơ bản từ 12%/năm tăng lên 14%/năm, lãi suất tái cấp vốn từ 13%/năm tăng lên 15%/năm, lãi suất tái chiết khấu từ 11%/năm tăng lên 13%/năm và cùng có hiệu lực thực hiện kể từ ngày 11/6/2008. Trên cơ sở đó, NHNN cho biết các tổ chức tín dụng ấn định lãi suất huy động và cho vay bằng Đồng Việt Nam ở mức hợp lý, để tăng khả năng huy động và cho vay vốn. Cách đây hơn 3 tuần, ngày 17/5, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Thống đốc NHNN đã ban hành Quyết định số 16/2008/QĐ-NHNN về cơ chế điều hành lãi suất cơ bản bằng Đồng Việt Nam, có hiệu lực từ ngày 19/5/2008. Theo đó, các tổ chức tín dụng ấn định lãi suất kinh doanh (lãi suất huy động vốn, lãi suất cho vay) bằng đồng Việt Nam đối với khách hàng không vượt quá 150% của lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố. Định kỳ hàng tháng, NHNN công bố lãi suất cơ bản; trong trường hợp cần thiết, Ngân hàng Nhà nước công bố điều chỉnh kịp thời lãi suất cơ bản. Lãi suất cơ bản được xác định và công bố dựa trên cơ sở điều kiện của thị trường tiền tệ - tín dụng và mục tiêu điều hành chính sách tiền tệ trong từng thời kỳ. Kể từ ngày 19/05/2008 đến nay, các tổ chức tín dụng ấn định lãi suất huy động và cho vay bằng đồng Việt Nam trên cơ sở lãi suất cơ bản là 12%/năm, lãi suất cho vay bằng đồng Việt Nam tối đa là 18%/năm. Cùng với việc tăng lãi suất cơ bản, lãi suất tái chiết khấu và lãi suất tái cấp vốn, NHNN cũng kiên quyết thực hiện chủ trương không thu phí liên quan đến hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng. Theo đánh giá của NHNN, từ ngày 19/5/2008, áp dụng cơ chế điều hành lãi suất cơ bản, ngoài lãi suất cho vay ghi trong hợp đồng tín dụng, một số tổ chức tín dụng thực hiện thu phí liên quan đến cho vay (phí tư vấn, phí hồ sơ vay vốn, phí thẩm định...), đã làm tăng đáng kể chi phí vay vốn thực tế của khách hàng vay, chưa đảm bảo hài hoà lợi ích giữa tổ chức tín dụng và khách hàng vay. Mặt khác, Luật Ngân hàng Nhà nước, Bộ luật Dân sự và Pháp lệnh phí và lệ phí không quy định cụ thể về phí liên quan đến hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng. Vì vậy, để đảm bảo thi hành nghiêm túc cơ chế điều hành lãi suất cơ bản, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành văn bản số 5158/NHNN- CSTT ngày 10/6/2008, yêu cầu các tổ chức tín dụng thực hiện việc không được thu phí liên quan đến hoạt động cho vay và giao các NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố kiểm tra, giám sát các tổ chức tín dụng trên địa bàn thực hiện nghiêm túc quy định này. Trường ĐH Ngoại Thương Tiểu luận Tài chính - Tiền tệ Nhóm SV thực hiện lớp Anh 3 – TCQT B – K46 19 Cuộc chạy đua lãi suất đã bắt đầu. 11.6.08 Ngay sau khi NHNN công bố điều chỉnh mức lãi suất tiết kiệm VNĐ lên 14% (áp dụng từ ngày 11.6) cuộc chạy đua công bố mức lãi suất huy động mới của các NH đã chính thức bắt đầu. Đến chiều ngày 11.6.2008, ngân hang SeABank đã công bố “chương trình siêu lãi suất mới hấp dẫn” với mức lãi suất tiền gửi bằng VNĐ lên tới 19,2%/năm. Bên cạnh đó, các ngân hang như Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) cũng công bố mức lãi suất tiền gửi mới trên toàn hệ thống, cụ thể lãi suất mới cho các kỳ hạn từ 1 đến 12 tháng là 15,12-15,48%/năm, kỳ hạn 13 tháng trở lên là 15,24%/năm. OceanBank cũng điều chỉnh biểu lãi suất tại các điểm giao dịch với các mức gửi định kỳ từ 1 đến 3 tháng lên mức 17,5%/năm, 6 tháng hoặc 9 tháng là 17,7%/năm và từ 12 tháng trở lên là 17,8%/năm, áp dụng theo phương thức trả lãi 1 lần khi rút gốc. Trong khi đó các ngân hang khác cũng đang điều chỉnh lãi suất mang tính cạnh tranh, theo sát với các ngân hang nêu trên. Kể từ ngày 11/6/2008, lãi suất cơ bản được áp dụng với mức 14%/năm. Lãi suất cho vay tối đa sẽ là 21%/năm. Đồng thời, Ngân hàng Nhà nước yêu cầu các ngân hàng thương mại (NHTM) không thu phí cho vay. Những điều chỉnh quan trọng đó cho thấy cuộc chiến chống lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô của ngành Ngân hàng (NH) đã bước sang một bước ngoặt mới. Giờ là lúc các NHTM phải tính lại bài toán truyền thống "đi vay để cho vay"... Ngay sau khi có thông tin về lãi suất cơ bản mới, thị trường tín dụng như được giải tỏa những bức xúc đã và đang bị dồn nén suốt hơn hai tuần qua. TS. Hồ Phúc Nguyên - Giám đốc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Chi nhánh Phú Mỹ Hưng (TP. Hồ Chí Minh) cho rằng giải lại bài toán "đi vay để cho vay" là điều các NHTM phải làm. Lãi suất cơ bản đã và đang được NHNN thực hiện như một công cụ hiệu quả nhằm kiềm chế lạm phát. Đồng thời, thêm yêu cầu không thu phí cho vay, cuộc chiến cạnh tranh thị phần giữa các NHTM trên thị trường tín dụng sẽ trở nên minh bạch hơn. Những điều chỉnh đó buộc các NHTM phải xem lại một cách nghiêm túc hoạt động kinh doanh của mình, đặc biệt là tín dụng truyền thống, nếu không muốn bị vượt qua. Không phải thời của tín dụng "đi vay để cho vay" đã qua, vì đó là chức Trường ĐH Ngoại Thương Tiểu luận Tài chính - Tiền tệ Nhóm SV thực hiện lớp Anh 3 – TCQT B – K46 20 năng gốc của NHTM, nhưng giờ không còn là lúc "đi vay và cho vay lấy được" như trước nữa. Kinh tế thị trường đã phát triển lên một tầm cao mới, người có vốn không thiếu cách đầu tư. Vì vậy cuộc chiến chống lạm phát đã khiến các NHTM nhỏ phải đối mặt với khó khăn thách thức nhiều hơn và gay gắt hơn so với các NHTM lớn. Ông Đặng Quốc Tiến, Phó tổng giám đốc NHTMCP Quân đội (MB) cho biết, tính đến nay nguồn thu của MB chủ yếu vẫn nhờ vào tín dụng. Khách hàng của MB chủ yếu là các doanh nghiệp nhà nước (DNNN) với dư nợ chiếm 70% tổng dư nợ. Trước tình hình lãi suất tăng như thế này, nhiều DNNN đã phải điều chỉnh thu hẹp ngành hàng kinh doanh. Thuận lợi cho MB là đa số khách hàng đang có quan hệ tín dụng hoạt động trong lĩnh vực kinh tế quốc phòng nên sự điều chỉnh không quá lớn, mức tín dụng giảm không nhiều. Tuy vậy MB vẫn phải điều chỉnh cân đối lại để từ nay đến cuối năm giảm bớt 20% dư nợ tín dụng cho khối khách hàng DNNN. Bên cạnh đó, MB sẽ nâng nguồn thu từ dịch vụ lên dần, chí ít cũng phải đạt cho được 30% so với tổng nguồn thu trong năm nay để tạo đà cho việc chủ động kế hoạch kinh doanh vào các năm sau. Rất phấn khởi đón nhận thông tin NHNN tăng lãi suất cơ bản, ông Nguyễn Mạnh Quân, Phó tổng giám đốc NHTMCP Đông Nam Á (SeABank) cho rằng với mức lãi suất cơ bản đã khá sát với thực tế thị trường, việc cạnh tranh bằng cách đưa ra quá nhiều mức lãi suất, "băm nhỏ" các kỳ hạn làm rối mắt người gửi, và nhất là tung ra quá nhiều loại phí như thời gian qua sẽ được thanh lọc, cải thiện, bình ổn trở lại. SeABank luôn hướng đến sự ổn định nên thực hiện huy đ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfCuộc chạy đua lãi suất liệu đã đi đến hồi kết.pdf
Tài liệu liên quan