Tiểu luận Cuộc đời Chủ tịch Hồ Chí Minh

Bác sống lạc quan,bình tĩnh,ung dung,chủ động,gần gũi đời thường.Giặc đến bên cạnh vẫn bình thản để vượt mọi gian nguy.Có lần ở Cao Bằng,khi di chuyển địa điểm,đi đêm,bị lạc,anh em lủng củng gắt nhau.Bác cười và bảo:Lạc càng biết thêm nhiều đường chứ sao.Tây nó có đuổi càng có thêm lối chạy.Thế là mọi người lại vui.Khi mới ra tù,Bác tập leo núi để chữa chân tê thấp,tập nhìn bóng tối để chữa mắt mờ,sáng dậy rất sớm để tập thể dục rồi xuống sông tắm,Bác có hòn cuội,tròn như quả mít,luôn cầm ở tay,bóp vào lại xòe ra để luyện cơ tay.Ở rừng,có đêm,Bác vào ngồi bên bếp lửa mới biết bị vắt cắn,máu chảy từ mắt cá chân.Trong khi chờ bác sĩ lấy thuốc Bác lấy tro nóng đắp vào chỗ vắt cắn để sát trùng.Bác chơi bóng cùng anh em cơ quan,mỗi lần anh em bên kia chuyền cho Bác,Người nói vui:Nó bỏ tủ.Khi bơi lội,anh em bơi xung quanh Bác bảo tàu bay khu trục bảo vệ “bà già”.Ngày 25/5/1948 Bác trả lời báo Freres D’armes:

doc11 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2082 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Cuộc đời Chủ tịch Hồ Chí Minh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chủ tịch Hồ Chí Minh tên thật là Nguyễn Sinh Cung,tự là Tất Thành sinh ngày 19 tháng 5 năm 1890.Quê nội là làng Kim Liên (tên Nôm là làng Sen).Người được sinh ra ở quê ngoại là làng Hoàng Trù (tên Nôm là làng Chùa, nằm cách làng Sen khoảng 2 km) và sống ở đây cho đến năm 1895.Hai làng này vốn cùng nằm trong xã Chung Cự, thuộc tổng Lâm Thịnh, huyện Nam Đàn.Quê nội của Người, làng Kim Liên là một làng quê nghèo khó.Phần lớn dân chúng không có ruộng,phải làm thuê cấy rẽ,mặc quần ít,đóng khố nhiều,bởi thế nên làng này còn có tên là làng Đai Khố.Vào đời Chủ tịch Hồ Chí Minh,phần lớn dòng họ của Người đều cơ hàn,kiếm sống bằng nghề làm thuê,và cũng có người tham gia các hoạt động chống Pháp. Chủ tịch Hồ Chí Minh là nhà chiến lược cách mạng thiên tài,là chiến sĩ cộng sản kiệt xuất,là nhà quân sự vô sản lỗi lạc.Trong cách mạng Việt Nam,Người là lãnh tụ vĩ đại của Đảng và của dân tộc,là linh hồn của khởi nghĩa vũ trang trong cách mạng Tháng Tám và của hai cuộc kháng chiến cứu nước,là người cha thân yêu của các lực lượng vũ trang nhân dân.Tư tưởng quân sự của người là ngọn cờ Quyết thắng đưa cách mạng Tháng Tám đến thành công và kháng chiến chống Pháp và Mĩ đi đến thắng lợi.Không chỉ là một người vĩ đại trong sự nghiệp giải phóng dân tộc,Người còn là một nhà văn hóa lớn của nhân loại,một con người có tầm ảnh hưởng trên toàn thế giới,là người có lòng nhân ái vô biên đối với nhân dân bị áp bức xung quanh mình.Nói về Bác nhà nghiên cứu Helen Tuocmezo đã đánh giá :”Hồ Chí Minh là hình ảnh sự khôn ngoan của đức Phật,lòng nhân từ của Chúa,tinh thần nhiệt tình cách mạng của Lenin,sự ung dung của một người chủ gia tộc…..,tất cả được kết hợp hài hòa trong một dáng dấp tự nhiên.” Thương người là một trong những đức lớn của Bác Hồ - được thể hiện qua từng lời nói, từng việc làm của Bác suốt cả cuộc đời hoạt động cách mạng không mệt mỏi.Trong tiềm thức của Bác Hồ – thương người đồng nghĩa với nhân ái.Vậy nhân ái của Bác Hồ khác gì với nhân ái của Khổng Mặc, hay chỉ là một mà thôi? Đương nhiên là khác không nhỏ. Nguyễn Tất Thành – Anh Ba bồi bếp rồi thủy thủ con tàu buôn ấy có một tâm hồn nhạy cảm, xót xa từng thân phận của những người cùng khổ mới có những nét bút làm xúc động lương tâm con người đến thế khi anh mô tả một cuộc hành hình theo kiểu Lunch ở đất Mỹ.Nếu không có trái tim đập cùng nhịp với những người thất thế cô đơn, làm sao viết chuyện một cụ già ở Epinettơ,Pari,đã mất hết nhà cửa, vợ con trong cuộc đại chiến, đang ngày ngày chờ từng bát cháo từ  thiện?Lòng thương người của Nguyễn Ái Quốc đồng nghĩa với tình thương dành cho các dân tộc bị xích xiềng thực dân.Tình thương của Người không chỉ là cảm thông mà là chỉ dẫn cho người lao động và các dân tộc bị áp bức biết tự mình cởi ách nô lệ, chớ không phải mòn móng ngựa, bánh xe để du thuyết cho vương hầu.Bác luôn quan tâm đến mọi người vì Bác tôn trọng yêu thương con người,thấu hiểu con người.Niềm quan tâm ấy không phân biệt địa vị cao hay thấp,sang hay hèn,không quên sót một ai,nhưng trước hết Người dành cho đồng bào,đồng chí đang chịu nhiều gian khổ,hy sinh.Lời Bác dạy thường phù hợp sâu sắc với mỗi hạng người,mỗi ngành nghề,mỗi lứa tuổi.Nhân dân ta thường nói lạt mềm buộc chặt.Bác không thích cái gì thái quá.Theo Thủ tướng Phạm Văn Đồng:”Người hạ mình cho vừa tầm mọi người Việt Nam để nâng đỡ mọi người Việt Nam lên đến tầm Người.”Bác lấy tình yêu thương con người,sự cống hiến cho con người là niềm vui,là thăng hoa của tâm hồn,là mục đích cao nhất để làm người.Do vậy mà không có điều gì thuộc về con người lại xa lạ với Bác.Vì giàu tình với con người mà đi làm cách mạng.Theo Bác,nếu đọc bao nhiêu sách Mac-Lenin mà sống với nhau không có tình cảm thì chỉ là giáo điều,sách vở.Đồng chí Vũ Kỳ kể lại chuyện Bác Hồ trong Tết Bính Tuất năm 1946.Bác đến thăm một số gia đình Tết nghèo,Tết vừa,Tết khá và Tết sang để nhìn thấy sự thật.Nhà trong ngõ tối om là người làm nghề kéo xe,đang ốm,gia đình không có người ở Hà Nội.Bác khẽ kéo chiếu kín cho người ốm nằm nghỉ và nói khẽ:”30 Tết mà không thấy Tết.”Nhà thứ hai là một viên chức nghèo,tiếp đến là một nhà giàu,nhà buôn bán,nhà quan lại cũ.Gần đến giờ giao thừa,Bác cải trang thành một cụ đồ quê,cùng các cháu ra đền Ngọc Sơn,chen giữa đám đông,khói hương nghi ngút.Bác chăn chú xem,các cháu thì lo Bác lạc.Giữa những trai gái thanh lịch vui xuân,Bác cháu nhà quê chẳng thấy khấn lễ,cũng không hái lộc.Không ai biết đêm giao thừa Tết độc lập đầu tiên ,Bác Hồ đã chung vui với đồng bào thủ đô giữa hồ Hoàn Kiếm.Bác đã dành nhiều tình thương với các cụ,các cô,các cháu đã chịu nhiều hy sinh vì miền Nam thân yêu.Chiều ngày mùng 5/5/1968,Bác mời cơm cụ thân sinh đồng chí Nguyễn Chí Thanh và chị Cúc vợ đồng chí Nguyễn Chí Thanh.Chiều ngày 8/5/1968,Bác mời cơm vợ và con gái đồng chí Phạm Hùng (người đang chỉ huy cách mạng miền Nam).Sáng ngày mùng 9/5/1968,Bác gặp và mời cơm dũng sĩ diệt Mỹ Tạ Thị Kiều và Hồ Văn Mên.Trưa ngày 12/5/1968,Bác mời cơm thân mật với cháu Hồng Minh con gái đồng chí Lê Hồng Phong và Nguyễn Thị Minh Khai.Ngày 19/5/1968,Bác cùng thủ tướng Phạm Văn Đồng tiếp các chị Phan Thị Quyên(vợ liệt sĩ Nguyễn Văn Trỗi) và chị Nguyễn Thị Châu.Sau đó, Người mời hai chị dự bữa cơm trưa cùng Thủ tướng Phạm Văn Đồng và một số chiến sĩ bảo vệ,phục vụ,lái xe nhân ngày sinh của Người.Trước đó, Bác bảo đồng chí Cẩn nấu món ăn theo kiểu Nam Bộ để hai cháu miền Nam ngon miệng. Phẩm chất yêu thương quý trọng con người của Chủ tịch Hồ Chí Minh được thể hiện rõ ràng trong các mối quan hệ gia đình, anh em họ hàng, bầu bạn, đồng bào cả nước và tòan thể nhân loại. Ham muốn tột bậc của Người chính là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ta ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng đựơc học hành. Người chăm lo vun vén tiết kiệm từng hạt cơm, miếng vải vá áo, sửa đi sửa lại đôi dép lốp đã mòn vẹt, tiết kiệm từng miếng xà phòng nhỏ cũng là vì lo nghĩ đến đồng bào đồng chí.Tháng 9/1945,cả nước thực hiện lời kêu gọi của Bác Hồ cứ ba ngày nhịn ăn một bữa để lấy gạo giúp đồng bào đói.Tại trụ sở Bắc Bộ Phủ trong dinh thống sứ Bắc Kỳ cũ,cơm đủ hai bát lưng,cá chỉ vài khứa mỏng,canh trong vắt”.Đồng chí Trần Văn Giàu đứng đầu Ủy ban cách mạng Nam Bộ đến Hà Nội từ tháng 9,không chịu được chế độ ăn đó đến ăn nhà một người bạn giàu có.Biết chuyện Bác hỏi nhỏ đồng chí Trần Văn Giàu:”Ở Phủ Chủ Tịch chú chê cà muối hả?Lúc này đồng bào đang đói,chú không chia cái khổ với đồng bào được à?”.Từ đấy bữa nào đồng chí Giàu cũng ăn ở Bắc Bộ Phủ. Người luôn sống nhân hậu, độ lượng, tôn trọng người khác nhưng khiêm khắc với chính bản thân mình trong từng lời nói, cử chỉ, câu chữ.Đối với thái độ của người cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn nhắc nhở: “Một Đảng mà giấu giếm khuyết điểm của mình là một Đảng hỏng. Một Đảng có gan thừa nhận khuyết điểm của mình, vạch rõ những cái đó, vì đâu có khuyết điểm, xét rõ hoàn cảnh sinh ra khuyết điểm rồi tìm mọi cách để sửa chữa khuyết điểm. Như thế là một Đảng tiến bộ, mạnh dạn, chắc chắn, chân chính”.Còn đối với từng cán bộ đảng viên thì: “Mỗi ngày phải tự kiểm điểm, tự phê bình, tự sửa chữa như mỗi ngày phải rửa mặt. Được như thế thì trong Đảng sẽ không có bệnh mà Đảng sẽ khoẻ mạnh vô cùng”. (Cuộc cải cách ruộng đất, phát động vào cuối năm 1953 và kéo dài cho tới cuối năm 1957, đã phạm nhiều sai lầm nghiêm trọng, nhất là trong việc lạm dụng đấu tố và xử tử những người bị liệt vào thành phần địa chủ, phú nông thậm chí vu oan và giết nhầm cả những đảng viên trung kiên. Từ tháng 2 năm 1956, công cuộc sửa sai được khởi sự, phục hồi được khoảng 70-80% số người bị kết án, trả lại tài sản ruộng đất. Những nhân vật cốt cán của cải cách bị cách chức. Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thư cho đồng bào và cán bộ nhìn nhận sai lầm, ông khóc và nhận lỗi trước hội nghị toàn quốc). Người tìm cách đánh thức những gì tốt đẹp nhất ở tận thẳm sâu trong mỗi con người và tin rằng mọi người đều có thể hướng tới chân – thịên – mỹ: “Mỗi con người đều có thiện và ác ở trong lòng. Ta phải biết làm cho phần tốt ở trong mỗi con người nảy nở như hoa mùa xuân và phần xấu mất dần đi, đó là thái độ của người cách mạng. Đối với những người có thói hư tật xấu, trừ hạng người phản lại tổ quốc và nhân dân, ta cũng phải giúp họ tiến bộ bằng cách làm cho cái phần thiện trong con người đẩy lùi phần ác, chứ không phải đập cho tơi bời”. Trong công tác cách mạng, yếu tố con người cũng được Chủ tịch Hồ Chí Minh đặt thành trung tâm chủ thể đối với mọi quan niệm trong bầu trời không gì quý bằng nhân dân. Tình yêu thương con người, quý trọng nhân dân ở Chủ tịch Hồ Chí Minh hết sức sâu sắc, nồng thắm. Người cũng luôn nhắc nhở giữ gìn và phát huy truyền thống nhân ái tốt đẹp của cha ông ta trong thời đại cách mạng mới: “Hiểu chủ nghĩa Mác – Lênin là phải sống với nhau có tình có nghĩa”. Trong con người đầy tình yêu thương ấy còn sôi sục tinh thần cách mạng,tràn đầy tình yêu nước mãnh liệt.Người đã giành cả cuộc đời mình vì sự nghiệp giải phóng dân tộc,hy sinh tất cả vì độc lập dân tộc.Thái độ quyết tâm hy sinh tất cả vì độc lập dân tộc được Người nhiều lần nhấn mạnh.Tháng 8-1945,Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tỏ rõ quyết tâm: Dù phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn cũng phải giành được độc lập. Khi toàn quốc đứng lên chống thực dân Pháp xâm lựơc 19-12-1946, Người kêu gọi: Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ. Lúc 30 vạn quân đế quốc Mỹ ồ ạt đổ vào miền Nam và pháo đài bay,bom đạn đang tàn phá để đẩy miền Bắc Việt Nam về thời kỳ đồ đá, Người ra tuyên bố 17-7-1966: Chiến tranh có thể kéo dài 5 năm, 10 năm, 20 năm hoặc lâu hơn nữa song nhân dân Việt Nam quyết không sợ! Không có gì quý hơn độc lập tự do.Căn dặn lại đồng bào, đồng chí trong Di chúc của mình, Người khẳng định: Dù sao chúng ta phải quyết tâm đánh giặc Mỹ đến thắng lợi hoàn toàn. Còn non, còn nước, còn người, thắng giặc Mỹ ta sẽ xây dựng hơn mười ngày nay. Bác sống lạc quan,bình tĩnh,ung dung,chủ động,gần gũi đời thường.Giặc đến bên cạnh vẫn bình thản để vượt mọi gian nguy.Có lần ở Cao Bằng,khi di chuyển địa điểm,đi đêm,bị lạc,anh em lủng củng gắt nhau.Bác cười và bảo:Lạc càng biết thêm nhiều đường chứ sao.Tây nó có đuổi càng có thêm lối chạy.Thế là mọi người lại vui.Khi mới ra tù,Bác tập leo núi để chữa chân tê thấp,tập nhìn bóng tối để chữa mắt mờ,sáng dậy rất sớm để tập thể dục rồi xuống sông tắm,Bác có hòn cuội,tròn như quả mít,luôn cầm ở tay,bóp vào lại xòe ra để luyện cơ tay.Ở rừng,có đêm,Bác vào ngồi bên bếp lửa mới biết bị vắt cắn,máu chảy từ mắt cá chân.Trong khi chờ bác sĩ lấy thuốc Bác lấy tro nóng đắp vào chỗ vắt cắn để sát trùng.Bác chơi bóng cùng anh em cơ quan,mỗi lần anh em bên kia chuyền cho Bác,Người nói vui:Nó bỏ tủ.Khi bơi lội,anh em bơi xung quanh Bác bảo tàu bay khu trục bảo vệ “bà già”.Ngày 25/5/1948 Bác trả lời báo Freres D’armes: “-Hỏi:Thưa Chủ Tịch,Chủ tịch ghét gì nhất? Trả lời:Điều ác -Hỏi:Thưa Chủ tịch,Chủ tịch yêu gì nhất? Trả lời:Điều thiện -Hỏi:Chủ tịch mong gì nhất? Trả lời:Nền độc lập của nước tôi và tất cả các dân tộc trên toàn cầu -Hỏi:Chủ tịch,Chủ tịch sợ gì nhất? Trả lời:Chẳng sợ gì cả,một người yêu nước không sợ gì hết và nhất thiết không được sợ gì” Ngày 1/12/1967 khi tiếp đoàn giáo sự,nhà văn,nhà báo của Mỹ,Bác nói:”Tôi chưa có thời gian nào để lấy vợ và lập gia đình.Tôi nói với thanh niên Việt Nam rằng họ là con cháu tôi,vì vậy tôi sống rất bình yên và giản dị.Tôi ngủ rất ngon,ngay cả khi có việc ném bom của các ông”. Tinh thần lạc quan của Bác còn được thể hiện ngay cả khi Người ở trong nhà lao của Tưởng Giới Thạch: Trong tù không rượu cũng không hoa Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ. Rồi khi ở chiến khu Pác Bó rất khó khăn: Sáng ra bờ suối tối vào hang Cháo bẹ rau măng cũng sẵn sàng Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng Cuộc đời cách mạng thật là sang. Từ tâm hồn thơ ấy,Bác đã truyền tới cả dân tộc ta niềm tin yêu,qua những bài thơ đuổi giặc,những bài thơ chúc Tết đêm giao thừa.Trải qua một cuộc đời đầy gian lao sóng gió,vượt qua mọi thử thách hiểm nguy,không bao giờ thấy ở Bác có điều gì phải kêu than,mà chỉ thấy ở Người niềm tin mãnh liệt vào nhân dân,vào dân tộc mình,niềm tin chắc chắn vào công việc đang làm,và niềm tin yêu tha thiết vào con người và đất nước. Hiểu người và yêu người nên có lẽ Bác là người biết dùng và nhận ra người có tài .Ngày 20/1/1948,tại Việt Bắc,Bác Hồ ký sắc lệnh số 111.SL phong hàm thiếu tướng cho Nguyễn Sơn – Khu trưởng chiến khu 4.Các tướng được phong tướng có:Võ Nguyên Giáp được phong đại tướng,tổng chỉ huy quân đội quốc gia ; Nguyễn Bình, trung tướng, chỉ huy quân sự miền Nam.Vì đồng chí Nguyễn Sơn ở xa nên Chủ tịch Ủy ban hành chính liên khu 4 được ủy nhiệm làm lễ thụ phong,nhưng không hiểu vì sao, Nguyễn Sơn chần chừ không nhận quân hàm tướng. Nhận được tin này,suy nghĩ một lát Bác lấy một tấm thiếp nhỏ vẫn thường dùng, viết luôn trên giấy mấy chữ Hán: Tặng Sơn đệ: Đảm dục đại Tâm dục tế Trí dục viên Đại ý:Tặng chú Sơn: Cái gan cần phải to lớn, (nhưng) Cái tâm thì nên tế nhị,chín chắn, Cái trí phải suy nghĩ cho toàn diện (và) Đức hạnh phải vuông vắn,ngay thẳng. Bác Hồ trao tấm thiếp cho bác sĩ Phạm Ngọc Thạch và cử bác sĩ làm phái viên chính phủ từ Việt Bắc vào khu 4 để đọc sắc lệnh,trao quân hàm cho Nguyễn Sơn.Nhận được tấm thiếp với 12 chữ đề tặng của Bác gửi cho,Nguyễn Sơn bỗng hiểu ra tất cả.Nguyễn Sơn là một chiến sĩ cộng sản kiên định,có khí phách,có chút ngang tang.Ông đã học ở trường Hoàng Phố,đã tham gia Vạn lý trường chinh của Hồng Quân Trung Quốc,sau này là lưỡng quốc tướng quân – người duy nhất được cả Việt Nam và Trung Quốc phong hàm cấp tướng. Lời Bác dặn thế hệ thanh niên Cách mạng đầu tiên của Đảng ta:”Xem xét hoàn cảnh kỹ càng,quyết đoán,dũng cảm,phục tùng đoàn thể”.Trước hết mọi việc đều phải “xem xét hoàn cảnh kỹ càng”.Nghĩa là tìm hiểu,nghiên cứu hoàn cảnh bên trong.bên ngoài,để hiểu hết lý tận cùng của sự việc.Bác vừa thành ý,chính tâm để tìm hiểu sự việc;vừa thực hiện “cách vật trí tri”(cách là nghiên cứu,vật là sự vật,trí là tận cùng,tri là nhận thức) của người phương Đông;vừa thực hiện phép biện chứng trong nhận thực.Đó cũng là cơ sở nhận thức để người cách mạng có tầm nhìn xa trông rộng.Bởi thế mà Người luôn đưa ra những quyết định sáng suốt,đúng với tình hình thực tế,từ đó đưa cách mạng nước nhà đến thắng lợi. Mùa thu năm 1944,thoát khỏi sự quản thúc của chính quyền Quốc Dân Đảng ở Trung Quốc,Bác rời Liễu Châu về Cao Bằng,nghe tinh hinh và nghị Quyết của Liên Tỉnh Ủy,Bác đã kịp thời quyết định hoãn cuộc khởi nghĩa Cao-Bắc-Lạng vì thời cơ chưa đến.Ngày 22/12/1944 đội Việt Nam Tuyên truyền giải phóng quân ra đời.Đến khi Nhật đầu hàng Đồng Minh,thời cơ đã tới,nằm trên giường bệnh Bác nói với đồng chí Võ Nguyên Giáp:Lúc này dù phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn cung phải giành cho được độc lập.Đảng và Bác Hồ đã lãnh đạo toàn dân tổng khởi nghĩa giành chính quyền trước khi Đồng Minh vào nước ta. Mỗi bước thay đổi to lớn của lịch sử,mỗi khi có chủ trương lớn của Đảng.Bác đều chủ động lo tính trước cả về đường lối và những việc làm cụ thể.Trước những hành động khiêu khích của Pháp,đoán trước được sẽ không tránh khỏi chiến tranh,Người viết bản chỉ thị:”Công việc khẩn cấp bây giờ”.Người chỉ thị cho toàn Đảng,toàn dân và toàn quân tăng cường đoàn kết,đẩy mạnh công cuộc kháng chiến trên các mặt :quân sự,chính trị,kinh tế,giao thông….Bác đã phân công đồng chí Nguyễn Lương Bằng chuẩn bị việc di chuyển cơ quan và một số trang thiết kỹ thuật về căn cứ địa để Trung ương trở về Việt Bắc.Đặc biệt là việc đưa muối từ các vùng Duyên Hải lên Việt Bắc,Đông Bắc và Tây Bắc.Kết quả là hai vạn tấn muối từ kho Văn Lý(Nam Định) và bốn trăm tấn muối của ngành quân nhu đã được đưa đầy đủ lên căn cứ. thế kỷ XX đã qua, một thế kỷ nhiều sự kịên lịch sử đáng ghi nhớ tuy có mất mát đau thương nhưng hào hùng và oanh liệt nhất của Tổ quốc Việt Nam.Chính vào thời điểm quan trọng và quyết định đối với vận mệnh của dân tộc thì non sông đất nước ta đã sinh ra Hồ Chí Minh- vị lãnh tụ thiên tài, tấm gương mực thước về đạo đức, nhà cách mạng kiệt xuất, nhà văn hoá lớn, không chỉ nhân dân Vịêt Nam mà cả nhân loại đều ngưỡng mộ kính phục tư cách đạo đức của Người. Sự vĩ đại của đạo đức Hồ Chí Minh toát ra từ kết hợp nhuần nhuyễn giữa tư tưởng và phong cách đạo đức. Cả cuộc đời Hồ Chí Minh thể hiện sự nhất quán trọn vẹn lòng nhân ái và tính khiêm tốn cao cả, từ vịêc nhỏ đến vịêc lớn, từ chuyện riêng tư đến sự nghiệp chung... tất cả đều hướng tới đạo đức vẹn toàn, vì sự phát triển nhân cách con người và tiến bộ xã hội.Kể cả cho đến khi không còn sự sống Người vẫn nghĩ đến nhân dân,đến đất nước:”Điều mong muốn cuối cùng của tôi là:toàn Đảng toàn dân ta đoàn kết phấn đấu, xây dựng nước Việt Nam hòa bình,thống nhất,độc lập,dân chủ và giàu mạnh và góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng thế giới_Di chúc Hồ Chủ Tịch” ,Nhân dân Việt Nam sễ mãi mãi ghi nhớ công ơn của Người,Người là tấm gương sáng để lớp lớp thế hệ người Việt Nam noi theo. Bác để tình thương cho chúng con Một đời thanh bạch, chẳng vàng son Mong manh áo vải hồn muôn trượng Hơn tượng đồng phơi những lối mòn. _Tố Hữu_

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc110917.doc