Khổng tử là nhà tư tưởng Trung Quốc cổ đại có vai trò to lớn trong lịch sử giáo dục của thế giới. Ông đã để lại cho nhân loại những lời dạy bảo quý báu và những tư tưởng triết lý sâu sắc, mà ở từng giai đoạn lịch sử cụ thể với nhân tố con người là trung tâm thì người ta lại càng phát hiện ở đó chứa đựng những yếu tố tích cực, tiến bộ luôn còn giá trị trong sự nghiệp giáo dục.
Trải qua hơn 4000 năm, nhưng sức lan tỏa và chọn lọc những tư tưởng triết học Nho giáo đang được kế thừa một cách hiệu quả. Ngày nay, không còn cái gọi là “môn đồ” của Nho giáo, bởi ở Việt Nam – Nho giáo không tồn tại như một tôn giáo hiện hữu mà nó chỉ tồn tại trong ý niệm của những người trí thức. Ý niệm đó được đúc kết và chọn lọc từ những tư tưởng bất hủ của Nho giáo và thông qua quá trình giáo dục đã dần dần trở thành quan niệm.
15 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1886 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Cuộc đối thoại giữa môn đồ nho giáo và tác giả về giáo dục, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TPHCM
&
Đề tài tiểu luận :
CUỘC ĐỐI THOẠI GIỮA MÔN ĐỒ NHO GIÁO VÀ TÁC GIẢ
VỀ GIÁO DỤC
Học viên : Châu Đình Linh
Lớp : Cao học 13B2
Đơn vị công tác: Trường Đại học Ngân hàng TP.HCM
TP.HCM, tháng 12 năm 2011
LỜI MỞ ĐẦU
Trung Hoa là một trong những cái nôi của văn minh nhân loại, nền văn minh này đã trải qua hơn 4000 năm phát triển liên tục với nhiều phát minh, phát kiến vĩ đại trong mọi lĩnh vực – nhất là trong quan niện Triết học gắn liền với đời sống thường nhật của con người. Các quan niệm Triết học khác nhau đó có mối liên hệ điều chỉnh mọi hoạt động của chính con người trong xã hội, và từ đó tùy vào triết lý riêng mà hình thành nhiều học thuyết gắn liền với giáo phái tôn giáo khác nhau.
Trong số học thuyết này phải kể đến trước hết là Triết học Nho giáo. Nho – theo hán tự, do chữ Nhơn và chữ Nhu ghép lại. Nhơn là người, Nhu là cần dùng. Vậy, Nho là hạng người luôn luôn được cần dùng để giúp ích cho nhơn quần xã hội biết cách ăn ở sao cho hợp lòng người là lẽ Trời. Ngoài ra, chữ Nhu còn có nghĩa là chờ đợi, tức là người trí thức chờ đợi người ta cần dùng gọi đến thì đem tài ra giúp đời.
Sách Pháp Ngôn có câu :” Thông Thiên định Địa viết Nho”. Nghĩa là : Người biết rõ Thiên văn, Địa lý, thì mới gọi là Nho. “Phàm những người Nho học thì chuyên về mặt áp dụng thực tế, chớ không chú trọng về mặt lý tưởng. Bởi vậy, từ xưa đến nay, họ là những người sẵn sàng nhập thế cuộc, gánh vác việc đời, làm ích nước lợi dân, khác hẳn với những tu sĩ Phật giáo hay Lão giáo, chỉ biết xuất thế, lo tu thân độc thiên kỳ nhân” Trích lời bàn luận của tu sĩ đạo Cao Đài về Nho giáo
Hệ thống của Nho giáo thì theo chủ nghĩa :”Thiên Địa Vạn vật đồng nhất thể”, nghĩa là : Trời đất và muôn vật đều đồng một thể với nhau. Phương pháp của Nho giáo là chứng luận, lấy Thiên lý lưu hành làm căn bản. Như vậy, học thuyết của Nho giáo có 3 điều cốt yếu : một là, về tín ngưỡng – luôn luôn tin rằng Trời và người tương quan lẫn nhau; hai là, về thực hành - lấy sự thực nghiệm chứng minh làm trọng; về trí thức - lấy trực giác làm cái khiếu để soi rọi tìm hiểu sự vật.
Nếu ai đã hiểu tường tận tôn chỉ của Nho giáo thì đều công nhận Nho giáo là một tôn giáo rất cao minh của nhân loại. Sự cao minh đó bắt nguồn từ triết lý Triết học và sự giáo dục liên tục của giáo phái này. Thật không ngoa khi nói rằng, Nho giáo coi trọng sự học của mỗi bản thân, sự học phải được thực nghiệm, sự học để đem tài giúp sức, sự học để sống hợp lẽ Trời Đất và hợp lòng Người. “Ngọc bất trác bất thành khí, nhân bất học bất tri đạo” là một lẽ thường tình trong quá trình giáo dục của Nho giáo.
Tiểu luận này được thực hiện nhằm để làm rõ tường tận bản chất của giáo dục trong triết lý Nho học, cũng như phác thảo tính thời đại của tư tưởng Nho giáo trong sự nghiệp giáo dục hiện đại.
Nội dung của tiểu luận gồm 3 phần :
Phần 1 : Khái quát hiểu biết về Nho giáo và những tư tưởng của Nho giáo trong giáo dục.
Phần 2 : Cuộc đối thoại giữa môn đệ Nho giáo và tác giả về giáo dục.
Phần 3 : Kết luận.
PHẦN 1
MỘT SỐ TƯ TƯỞNG CHÍNH CỦA NHO GIÁO
Cốt lõi của Nho giáo là Nho gia. Đó là một học thuyết chính trị nhằm tổ chức xã hội. Để tổ chức xã hội có hiệu quả, điều quan trọng nhất là phải đào tạo cho được người cai trị kiểu mẫu - người lý tưởng này gọi là quân tử (quân = kẻ làm vua, quân tử = chỉ tầng lớp trên trong xã hội, phân biệt với "tiểu nhân", những người thấp kém về điạ vị xã hội; sau "quân tử" còn chỉ cả phẩm chất đạo đức: những người cao thượng, phẩm chất tốt đẹp, phân biệt với "tiểu nhân" là những người thiếu đạo đức hoặc đạo đức chưa hoàn thiện. Điều này có thể được lí giải bởi đối tượng mà Nho giáo hướng đến trước tiên là những người cầm quyền). Để trở thành người quân tử, con người ta trước hết phải "tự đào tạo", phải "tu thân". Sau khi tu thân xong, người quân tử phải có bổn phận phải "hành đạo" (Đạo không đơn giản chỉ là đạo lí. Nho gia hình dung cả vũ trụ được cấu thành từ các nhân tố đạo đức, và Đạo ở đây bao chứa cả nguyên lí vận hành chung của vũ trụ, vấn đề là nguyên lí đó là những nguyên lí đạo đức do Nho gia đề xướng (hoặc như họ tự nhận là phát hiện ra) và cần phải tuân theo. Trời giáng mệnh làm vua cho kẻ nào có Đạo, tức là nắm được đạo trời, biết sợ mệnh trời. Đạo vận hành trong vũ trụ khi giáng vào con người sẽ được gọi là Mệnh). Cần phải hiểu cơ sơ triết lí của Nho giáo mới nắm được logic phát triển và tồn tại của nó.
Tu thân
Khổng Tử đặt ra một loạt Tam Cương, Ngũ Thường, Tam Tòng, Tứ Đức... để làm chuẩn mực cho mọi sinh hoạt chính trị và an sinh xã hội. Tam Cương và Ngũ Thường là lẽ đạo đức mà nam giới phải theo. Tam Tòng và Tứ Đức là lẽ đạo đức mà nữ giới phải theo. Khổng Tử cho rằng người trong xã hội giữ được Tam Cương, Ngũ Thường, Tam Tòng, Tứ Đức thì xã hội được an bình.
Tam Cương: ba mối quan hệ quân thần (vua tôi), phụ tử (cha con), phu thê (vợ chồng).
1. Quân thần: Trong quan hệ vua tôi, vua thưởng phạt công minh, tôi trung thành một dạ.
2. Cha con:Cha hiền con hiếu. Cha có nghĩa vụ nuổi dạy con cái,con phải hiếu đễ và nuôi dưỡng cha khi cha về già
3. Vợ chồng: Chồng phải yêu thương và đối xử công bằng với vợ;vợ chung thủy tuyệt đối với chồng
Ngũ Thường: Ngũ là năm; Thường là hằng có; Ngũ Thường là năm điều phải hằng có trong khi ở đời, gồm: Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín.
1. Nhân: Lòng yêu thương đối với muôn loài vạn vật.
2. Nghĩa: Cư xử với mọi người công bình theo lẽ phải.
3. Lễ: Sự tôn trọng, hòa nhã trong khi cư xử với mọi người.
4. Trí: Sự thông biết lý lẽ, phân biệt thiện ác, đúng sai.
5. Tín: Giữ đúng lời, đáng tin cậy.
Tam Tòng: Tam là ba; Tòng là theo. Tam tòng là ba điều người phụ nữ phải theo, gồm: "tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử"
1. Tại gia tòng phụ: nghĩa là, người phụ nữ khi còn ở nhà phải theo cha,
2. Xuất giá tòng phu: lúc lấy chồng phải theo chồng,
3. Phu tử tòng tử: nếu chồng qua đời phải theo con"
Tứ Đức: bốn tính nết tốt người phụ nữ phải có, là: Công - Dung - Ngôn - Hạnh.
1. Công: khéo léo trong việc làm.
2. Dung: hòa nhã trong sắc diện.
3. Ngôn: mềm mại trong lời nói.
4. Hạnh: nhu mì trong tính nết.
Người quân tử phải đạt ba điều trong quá trình tu thân:
* Đạt Đạo. Đạo có nghĩa là "con đường", hay "phương cách" ứng xử mà người quân tử phải thực hiện trong cuộc sống. "Đạt đạo trong thiên hạ có năm điều: đạo vua tôi, đạo cha con, đạo vợ chồng, đạo anh em, đạo bạn bè" (sách Trung Dung), tương đương với "quân thần, phụ tử, phu phụ, huynh đệ, bằng hữu". Đó chính là Ngũ thường, hay Ngũ luân[1]. Trong xã hội cách cư xử tốt nhất là "trung dung". Tuy nhiên, đến Hán nho ngũ luân được tập chung lại chỉ còn ba mối quan hệ quan trọng nhất được gọi là Tam thường hay còn gọi là Tam tòng.
* Đạt Đức. Quân tử phải đạt được ba đức: "nhân - trí - dũng". Khổng Tử nói: "Đức của người quân tử có ba mà ta chưa làm được. Người nhân không lo buồn, người trí không nghi ngại, người dũng không sợ hãi" (sách Luận ngữ). Về sau, Mạnh Tử thay "dũng" bằng "lễ, nghĩa" nên ba đức trở thành bốn đức: "nhân, nghĩa, lễ, trí". Hán nho thêm một đức là "tín" nên có tất cả năm đức là: "nhân, nghĩa, lễ, trí, tín". Năm đức này còn gọi là ngũ thường.
* Biết Thi, Thư, Lễ, Nhạc. Ngoài các tiêu chuẩn về "đạo" và "đức", người quân tử còn phải biết "Thi, Thư, Lễ, Nhạc". Tức là người quân tử còn phải có một vốn văn hóa toàn diện.
Hành đạo
Sau khi tu thân, người quân tử phải hành đạo, tức là phải làm quan, làm chính trị. Nội dung của công việc này được công thức hóa thành "tề gia, trị quốc, bình thiên hạ". Tức là phải hoàn thành những việc nhỏ - gia đình, cho đến lớn - trị quốc, và đạt đến mức cuối cùng là bình thiên hạ (thống nhất thiên hạ). Kim chỉ nam cho mọi hành động của người quân tử trong việc cai trị là hai phương châm:
* Nhân trị. Nhân là tình người, nhân trị là cai trị bằng tình người, là yêu người và coi người như bản thân mình. Khi Trọng Cung hỏi thế nào là nhân thì Khổng Tử nói: "Kỷ sở bất dục, vật thi ư nhân - Điều gì mình không muốn thì đừng làm cho người khác" (sách Luận ngữ). Nhân được coi là điều cao nhất của luân lý, đạo đức, Khổng Tử nói: "Người không có nhân thì lễ mà làm gì? Người không có nhân thì nhạc mà làm gì?" (sách Luận ngữ).
* Chính danh. Chính danh là mỗi sự vật phải được gọi đúng tên của nó, mỗi người phải làm đúng chức phận của mình. "Danh không chính thì lời không thuận, lời không thuận tất việc không thành" (sách Luận ngữ). Khổng tử nói với vua Tề Cảnh Công: "Quân quân, thần thần, phụ phụ, tử tử - Vua ra vua, tôi ra tôi, cha ra cha, con ra con" (sách Luận ngữ).
Đó chính là những điều quan trọng nhất trong các kinh sách của Nho giáo, chúng được tóm gọi lại trong chín chữ: tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ. Và đến lượt mình, chín chữ đó chỉ nhằm phục vụ mục đích cai trị mà thôi.
Quân tử ban đầu có nghĩa là người cai trị, người có đạo đức và biết thi, thư, lễ, nhạc. Tuy nhiên, sau này từ đó còn có thể chỉ những người có đạo đức mà không cần phải có quyền. Ngược lại, những người có quyền mà không có đạo đức thì được gọi là tiểu nhân (như dân thường).
Trong Nho giáo rất chú trọng đạo làm người. Phải nói đạo làm người của Khổng Tử dạy là đạo làm người trong xã hội phong kiến. Chúng ta đều biết là trong xã hội có giai cấp thì những nguyên tắc đánh giá hành vi của con người, phẩm hạnh của con người trong mối quan hệ với người khác và trong mối quan hệ với nhà nước, Tổ Quốc…đều mang tính giai cấp rõ rệt và có tính chất lịch sử. Những quan niệm về đạo đức điều thiện, điều ác “thay đổi rất nhiều từ dân tộc này tới dân tộc khác, từ thời đại này tới thời đại khác, đến nỗi thường thường trái ngược nhau” (Enghen)
Những quan niệm đạo đức mà Khổng Tử đề ra không phải là vĩnh cửu, nhưng có nhiều phương châm xử thế, đã giúp ông sống giữa bầy lang sói mà vẫn giữ được tâm hồn cao thượng, nhân cách trong sáng, suy đến cùng đạo làm người ấy bao gồm hai chữ nhân nghĩa.
Khổng Tử giảng chử Nhân cho học trò không lúc nào giống lúc nào, nhưng xét cho kỹ, cốt tủy của chữ Nhân là lòng thương người và cũng chính là Khổng Tử nói “đối với người như đối với mình, không thi hành với người những điều mà bản thân không muốn ai thi hành với mình cả. Hơn nữa cái mình muốn lập cho mình thì phải lập cho người, cái gì mình muốn đạt tới thì phải làm cho người đạt tới, phải giúp cho người trở thành tốt hơn mà không làm cho người xấu đi” ( Luận ngữ). “Nghĩa” là lễ phải, đường hay, việc đúng. Mạnh Tử nói “nhân là lòng người, nghĩa là đường đi ngay thẳng của người” “ Nhân là cái nhà của người, nghĩa là đường đi ngay thẳng của người”
Đến đời Hán nho, Đổng Trọng Thư đua nhân nghĩa vào ngũ thường. Tam cương ngũ thường trở thành giềng mối trụ cột của lễ giáo phong kiến. sang Tống nho, hai chữ nhân nghĩa càng bị trừu tượng hóa. Các nhà Tống nho căn cứ vào thuyết “thiện nhân hợp nhất” khoác cho hai chữ nhân nghĩa sắc thần siêu hình. Trời có ‘lý” người có “tính” bẩm thụ ở trời. Đức của trời có 4 điều: nguyên, hạnh, lợi, trinh; đức của người có nhân, nghĩa, lễ trí. Bốn đức của người tương cảm với đức của trời.
Hệ thống hóa lại một cách tóm tắt hai chữ “nhân nghĩa” ở một số thời điểm phát triển của Nho giáo như trên, ta có thể kết luận hai chữ “nhân nghĩa” của Nho giaoslaf khái niệm thuộc phạm trù đạo lý, nội dung từng thời kỳ có thêm bớt nhưng căn bản vẫn là những lễ giáo phong kiến không ngoài mục đích duy nhất là ràng buột con người vào khuôn khổ pháp lý Nho giáo phục vụ quyền lợi của giai cấp phong kiến. Trong quá trình phát triển càng ngày nó càng bị trừu tượng hóa trên quan điểm siêu hình.
Tuy nhiên quan điểm đạo đức của Nho giáo quả là có rất nhiều điểm tích cực. Một trong những đặc điểm đó là đặt rõ vấn đề người quân tử, tức là người lãnh đạo chính trị phải có đạo đức cao cả, dù nguyên tắc ấy không được thực hiện trong thực tế nó vẫn là một điểm làm chỗ dựa cho những sĩ phu đấu tranh. Nho giáo đã tạo ra cho kẻ sĩ một tinh thần trách nhiệm cao cả với xã hội.
PHẦN 2
CUỘC ĐỐI THOẠI GIỮA MÔN ĐỆ NHO GIÁO VÀ TÁC GIẢ
VỀ GIÁO DỤC
Khổng tử là nhà tư tưởng Trung Quốc cổ đại có vai trò to lớn trong lịch sử giáo dục của thế giới. Ông đã để lại cho nhân loại những lời dạy bảo quý báu và những tư tưởng triết lý sâu sắc, mà ở từng giai đoạn lịch sử cụ thể với nhân tố con người là trung tâm thì người ta lại càng phát hiện ở đó chứa đựng những yếu tố tích cực, tiến bộ luôn còn giá trị trong sự nghiệp giáo dục.
Trải qua hơn 4000 năm, nhưng sức lan tỏa và chọn lọc những tư tưởng triết học Nho giáo đang được kế thừa một cách hiệu quả. Ngày nay, không còn cái gọi là “môn đồ” của Nho giáo, bởi ở Việt Nam – Nho giáo không tồn tại như một tôn giáo hiện hữu mà nó chỉ tồn tại trong ý niệm của những người trí thức. Ý niệm đó được đúc kết và chọn lọc từ những tư tưởng bất hủ của Nho giáo và thông qua quá trình giáo dục đã dần dần trở thành quan niệm.
Để hiểu rõ về tư tưởng giáo dục của Nho giáo ảnh hưởng đến xã hội hiện nay như thế nào? Cũng như giật mình khi thấy, trong ý niệm ban đầu của một người trí thức, dường như luôn tồn tại những tư tưởng triết học Nho giáo đầy uyên thâm? Dưới đây là cuộc đối thoại giữa môn đồ Nho giáo và tác giả về giáo dục.
Tác giả : Triết lý giáo dục là cái nền tảng để tạo dựng một hệ thống giáo dục, đồng thời là tôn chỉ để thực hiện giáo dục. Trong xã hội hiện đại và đáp ứng các nhu cầu phát triển, hệ thống giáo dục sẽ đào tạo những con người như thế nào? Những người tư duy đột phá, bản lĩnh, độc lập với những kiến thức chuyên môn rõ ràng, cụ thể và uyên thâm hay lớp người lệ thuộc, sao chép, dễ sai khiến và thực dụng với những kiến thức chuyên môn rõ ràng, cụ thể nhưng mang tính sao chép. Vậy, trước khi nói đến giáo dục, cần phải nói đến triết lý giáo dục – một kim chỉ nam xuyên suốt quá trình sự nghiệp giáo dục?
Môn đồ Nho giáo : Nho giáo có câu : “tiên học lễ, hậu học văn” và “nhân chi sơ tính bản thiện”. Vậy, con người sinh ra luôn chưa nhận thức những gì đã thấy, những gì đã nghe, những gì đã rờ…nên giáo dục là điều quan trọng. Có giáo dục thì con người mới điều chỉnh mọi hành động sao cho tinh tường hợp lẽ Trời Đất, con người không học mãi mãi là người vô minh, mãi mài là “tiểu nhân”. Đức Khổng tử rất rõ ràng trong triết lý Nho giáo, lễ là gốc của con người, dùng lễ để hàm dưỡng tính tình con người; dùng lễ để thích hợp với đạo Trung Dung; dùng lễ để định lẽ trái phải, tình thân sơ và trật tư trên dưới phân minh; dùng lễ để tiết chế lòng tư dục. Vậy, lễ là cái có trước, có lễ rồi mới học văn – đó chẳng phải là “tiên học lễ, hậu học văn” là gì.
Tác giả : Nho giáo tôn chỉ lễ là gốc của con người. Nên giáo dục từ lễ mà ra, sau đó mới đến văn võ. Có thể hiểu, triết lý giáo dục của nho giáo là lễ, con người có lễ sẽ phá bỏ lối vô minh để đi đến cái chí minh. Lễ điều chỉnh mọi hành động của con người, hướng con người đến cái Chân – Thiện – Mỹ, nhưng song hành với lễ luôn tồn tại cái Văn, cái Võ – chớ nên chối bỏ điều này.
Tác giả : Con người bắt đầu học từ đâu? Giả định, con người đã hiểu rõ lễ nghĩa, bởi trong xã hội Việt Nam, lễ nghĩ luôn được trân trọng gìn giữ. Nó được coi như một truyền thống quý báu mà biết bao thế hệ giữ gìn như :”bầu ơi thương lấy bí cùng. Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”, “công cha như núi Thái Sơn, nghĩa mẹ như nước trong nguồn chẳng ra”, “tôn sư trọng đạo”…Con người thời đại này chỉ biết sự học thật sự bắt đầu từ năm lớp 1 cho đến khi đỗ thành Tiến Sỹ, nhưng có ai biết rằng đó chỉ là tiến trình học tập. Chính trong tâm khảm của người học, họ dường như đang lạc lối, họ không biết học bắt đầu từ đâu, học để làm gì?
Môn đồ Nho giáo : Cái quan trọng trong sự học là định hướng được cho con người. Học là một tiến trình không ngừng, chẳng phải Lê Nin cũng nói :”học, học nữa, học mãi” đó sao!. Cái học khác với cái vô học là định hướng con người đi đến cái chí minh (như tác giả đã đề cập ở trên), từ cái chí minh sẽ giúp con người hiểu rõ học để làm gì? Còn cái sự học phải bắt đầu từ Tu thân. Đức Khổng tử nói về Tu thân thông qua tám điều mục như sau và thực hiện theo thứ tự :
Cách vật : cách ly sự vật để quan sát rõ ràng.
Tri trí : nghiên cứu đến tận gốc rễ vấn đề.
Thành ý : rèn luyện ý chí thành thật, dũng mãnh.
Chánh tâm : thanh lọc tâm hồn thoát khỏi sự ô nhiễm của vật dục.
Tu thân : sửa đổi những điều sai lầm của mình.
Tề gia : sắp đặt việt gia đình cho đúng phép.
Trị quốc : lấy nhân nghĩa, lấy chơn chánh để “trị dân”.
Bình thiên hạ : đem lại thanh bình, hạnh phúc cho toàn dân.
Tác giả: Thưa, tám điều mục thật ý nghĩa. Nhưng xét thấy cần phải chỉnh sửa vài ý để phù hợp hơn cho thời đại mới này, nhất là trị quốc, bình thiên hạ. Bởi dễ dẫn đến tư tưởng lệch lạc, trị quốc và bình thiên hạ ngày nay có thể hiểu đơn giản hơn là cống hiến tài trí và sức lực cho xã hội, cộng đồng và đất nước. Đối với xã hội hiện đại, sự học để đi đến cái chí minh là đúng, nhưng bên cạnh đó cũng là nhu cầu cấp thiết của mọi đất nước. “Phi trí bất hưng”, học để cuộc sống tốt đẹp hơn; học để cống hiến xây dựng gia đình, đất nước; học để cải tạo xã hội loài người…
Tác giả : Hiện nay, một số đất nước hoàn toàn không có tài nguyên nhưng vẫn trở nên giàu có và một số khác, tài nguyên chỉ ở mức vừa vừa, cũng đã tiến xa trên cơn đường thịnh vượng. Tại sao như vậy? Và bí ẩn ở câu trả lời là chiến lược phát triển dựa trên tập trung cho giáo dục và chất xám cao cấp. Thay đổi số phận từ giáo dục?
Môn đồ Nho giáo : Sau khi giành lại được ngôi báu từ tay anh em trong nhà, vua Tề Hoàn Công chỉnh đốn triều thần và có vài điều trăn trở nên mới vời Quản Trọng – tướng quốc nước Tề thời Chiến Quốc. Vua Tề hỏi Quản Trọng, làm thế nào để trị quốc? Quản Trọng đáp, trị quốc cốt ở yên dân, dân ấm no quốc hưng thịnh, muốn dân ấm no thì phải chăm lo phát triển kinh tế, bên cạnh đó nâng cao dân trí bằng lễ nghĩ và văn võ. Khi kinh tế vững rồi xong dựng quân đội, trong quân đội cốt tử là kỷ luật nghiêm minh. Nhưng trước hết thì phải “nhất nhân định quốc”, chiêu đãi hiền tài là chuỗi đầu tiên của mắt xích đó. Vậy thời xưa, xu hướng chiêu hiền đãi sĩ giúp quốc gia hưng thịnh không ít, nên ngày nay điều đó chẳng gì là lạ!
Tác giả : chủ tịch Hồ Chí Minh có câu : “người có tài mà không có đức là người vô dụng, người có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó”. Nên chăng, tài đức song hành, quay lại cái chú trọng chữ Lễ trong giáo dục của Nho giáo đứng trước cái trí. Liệu có quá hạ thấp cái trí khi mà không có trí thì làm việc gì cũng khó?
Môn đồ Nho giáo : Về phương diện giáo dục cốt lấy cái Thiện đoan và tài chế cái Ác đoan. Người nào thực hiện năm điều : Nhân, Lễ, Nghĩa, Trí, Dũng, thì đó là người quân tử có cái phẩm giá rất tôn quý. Việc giáo dục của Nho giáo lấy Đức dục làm gốc và lấy Trí dục làm ngọn. Cái gốc có bền thì cái ngọn mới tươi tốt. Có Đức dục thì nghĩa lý thấm thía vào lòng người ta, làm cho người ta bỏ cái bụng gian tà. Thêm vào đó, phải tiếp thu cái Trí dục vào chỗ khiếm khuyết để từ đó Tâm Trí hài hòa. Đó là cốt cách đỉnh cao của người quân tử. Vậy, người có Đức là tốt nhưng khó là nguyên khí, vận tài của quốc gia. Nên hết phải Tâm Trí điều hòa để tiến hóa.
Tác giả : Việt Nam trong thời đại mới đối mặt rất nhiều thách thức. Trong đó, nổi cộm hơn cả là sự bất cập trong sự nghiệp giáo dục, đến nổi chủ đề này được báo chí mổ xẻ dưới nhiều góc nhìn để hiểu rõ thực trạng, tình hình cũng như đề ra những giải pháp nâng cao chất lượng và hiểu quả đào tạo giáo dục. Tuy nhiên, hầu hết đều lúng túng khi bắt tay thực hiện đề án và phương pháp triển khai cụ thể.
Môn đồ Nho giáo : Sự nghiệp giáo dục nên nhìn dưới ba phương diện : mục tiêu, nội dung và phương pháp giáo dục. Nho giáo rất rõ ràng trong triết lý về giáo dục con người, đồng thời nội dung và phương pháp rất cụ thể. Nho giáo hướng con người đến đạt đạo, đạt đức, biết hiểu kinh – thư – lễ - nhạc, thông qua Tứ thư (Kinh Dịch, Kinh Thư, Kinh Xuân Thu, Kinh Thi, Kinh Lễ Nhạc), Ngũ kinh (Luận Ngữ, Đại Học, Trung Dung, Mạnh Tử). Mục đích cuối cùng của Nho giáo là tạc ra những con người hiểu rõ Lễ Nhạc, cư xử phù hợp lẽ Đất Trời và lòng Người, hết lòng vì dân – vì nước – vì vua…
Tác giả : Vậy, chấn hưng giáo dục là hoàn thiện triết lý giáo dục và cải tạo hệ thống đào tạo với những nội dung và phương pháp tiên tiến lẫn phù hợp với bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam. Trong tư duy đột phá của người Nhật, luôn tồn tại 7 nguyên tắc tư duy, nguyên tắc đầu tiên cũng là quan trọng nhất, mọi vấn đề luôn khác nhau độc đáo. Nguyên tắc này chỉ ra rằng, quá trình học hỏi những nền giáo dục thành công của quốc tế là điều nên làm nhưng phải nhớ khi ứng dụng rập khuôn, cứng nhắc thì sẽ không thể thành công bởi mọi vấn đề luôn khác nhau. Chúng ta nên đi tìm kiếm mô hình giáo dục hiện đại phù hợp nhất với xã hội, con người Việt Nam, mọi mô hình đều chỉ là nguồn để tham khảo. Và bài học dựng nước, giữ nước từ ngàn xưa đều cho thấy : “nhất nhân định quốc, phi trí bất hưng”.
PHẦN BA
KẾT LUẬN
Nho giáo từ khi ra đời đến nay đã trên 2500 năm và đã từng ảnh hưởng toàn diện và sâu sắc đến xã hội Việt Nam và góp phần xây dựng một xã hội thịnh vượng, ổn định, có trật tự, có pháp luật, một quốc gia thống nhất.
Ngày nay cả nước bước vào thời kỳ xây dựng mọi mặt đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, trên con đường tiến tới : dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, chúng ta lại thường xuyên đụng đến những vấn đề Nho giáo. Nho giáo tuy không còn ảnh hưởng nhiều trong đời sống như trước nhưng giá trị dường như vẫn mãi trường tồn theo những truyền thống ngàn đời của cha ông. Do đó, những thế hệ hiện nay cần phải biết chắc lọc, tiếp thu và phát triển những tư tưởng của Nho giáo để giải quyết những vấn đề về gia đình, về mối quan hệ cá nhân và xã hội, về quản lý đất nước, về phát triển kinh tế, nhất là trong sự nghiệp giáo dục đào tạo.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 Nho giáo -
2 Nho giáo Trung Quốc - Nguyễn Tôn Nhan - Nhà xuất bản Văn hóa thông tin.
3 “Giáo dục để thành Nhân” – Duyên Trường.
4 “Về chữ Lễ trong “Tiên học lễ hậu học văn”” – Nguyễn Minh Hào.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Cuộc đối thoại giữa môn đồ nho giáo và tác giả về giáo dục.doc