Tiểu luận Cuộc tổng tấn công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968, ý nghĩa và bài học lịch sử

Bài học lịch sử Cuộc tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968.

-Đây là cuộc tấn công có nhiều nét đặc sắc và sáng tạo. Sáng tạo trong việc xác định hướng tấn công chủ yếu và tìm cách đánh mới. Lần đầu tiên chúng ta đồng loạt tiến công vào hầu hết các đô thị: 4/6 thành phố; 37 thị xã và hàng trăm thị trấn. Sáng tạo trong nghệ thuật chọn thời cơ chiến lược nhằm tạo ra bước ngoặt chiến lược cho cuộc chiến tranh. Năm 1968 là thời điểm rất nhạy cảm về chính trị đối với nước Mỹ - năm bầu cử Tổng thống. Sáng tạo trong chọn thời cơ tấn công, tấn công vào dịp tết Nguyên đán - đúng giao thừa và cũng là thời điểm địch dễ chủ quan, sơ hở. Thực tế, khi ta tấn công, địch hoàn toàn bị bất ngờ. Tuy nhiên, trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo chúng ta đã phạm sai lầm chủ quan trong việc đánh giá tình hình, đã đề ra yêu cầu chưa sát với thực tế. Đặc biệt là sau đợt tấn công trong Tết Mậu Thân, ta đã không kiểm điểm, rút kinh nghiệm kịp thời, không đánh giá đúng tương quan lực lượng giữa ta và địch cũng như âm mưu đối phó của chúng, chủ trương tiếp tục mở các đợt tiến công vào đô thị khi không còn điều kiện và yếu tố bất ngờ "là sai lầm về chỉ đạo chiến lược, để địch gây cho ta nhiều khó khăn, tổn thất".

 

doc17 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 6283 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Cuộc tổng tấn công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968, ý nghĩa và bài học lịch sử, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
bộ binh tiến công quân nguỵ ở Lâm Xuân Đông và yểm trợ cho đặc công đánh tàu địch trên sông Cửa Việt. - Cùng ngày giờ trên, được pháo binh chi viện cho bộ binh tiến công quân nguỵ ở Lâm Xuân Đông và yểm trợ cho đặc công đánh tàu địch trên sông Cửa Việt. - Cùng ngày giờ trên, được pháo binh chi viện, tiểu đoàn 7 trung đoàn 66, sư đoàn 304 nổ súng tiến công quận lý Hướng Hoá do một đại đội Bảo an nguỵ phòng giữ, tại đây có cơ quan hành chính nguỵ quyền huyện và dân dồn về khoảng 10.000 người. Trận mở đầu diễn ra tương đối thuận lợi, đại bộ phận quân địch bị tiêu diệt, quân ta chiếm và làm chủ quận lỵ, một số tên đích chạy thoát về cụm cứ điểm Tà Cơn. Cùng đêm, tiểu đoàn 6 trung đoàn 2 tiến công quân địch ở điểm cao 832 không thành công, phải chuyển sáng bao vây kiềm chế địch. - 21 – 1 – 1968, một đại đội Bảo an địch từ Quảng Trị cơ động bằng trực thăng, đổ bộ xuống ngã ba Khu Bốc (đông bắc quận lỵ Hướng Hoá 2 km) liền bị quân ta tiêu diệt. - 23- 1- 1968, bộ tư lệnh chiến dịch đường số 9 hạ quyết tâm tiêu diệt cứ điểm Huội San và giao nhiệm vụ này cho tiểu đoàn 1 trung đoàn 24 sư đoàn 304 được tăng cường 1 đại đội xe tăng lội nước (PT76). Cứ điểm này nằm án ngữ trên đường số 9 sát biên giới Việt Lào do tiểu đoàn BV 33 nguỵ Lào phòng giữ. Cách đánh là bao vây toàn cụm, dùng lực lượng bộ binh và xe tăng đánh thẳng vào trung tâm Tà Mây nơi đóng chỉ huy sở của địch, rồi từ đó tỏa ra đánh tiêu diệt toàn cụm cứ điểm. Quân ta làm chủ cụm cứ điểm Huội San trong đêm nhưng do bao vậy không chặt nên 400 tên địch đã rút chạy về được Tà Cơn cũ - 24 - 1 – 1968, tiểu đoàn 3 thuộc trung đoàn 1 lính thủy đánh bộ Mỹ đánh vào chốt Hoàng Hà (trên đường 9 khu Đông) bị tiêu diệt 200 tên. - Đêm 31 - 1- 1968, trung đoàn 48 bộ binh thuộc sư đoàn 320 tiến công quận lỵ Cam Lô (Quảng Trị) không thành công. Đợt I (30 - 1 – 1968 đến 28 - 3 - 1968) - Cuộc tổng tiến công và nổi dậy đồng loạt nổ ra vào đêm 30 rạng 31 tháng 1 năm 1968 (Ngày mồng một Tết Mậu Thân). Từ vĩ tuyến 17 đến Cà Mau các lực lượng vũ trang nhân dân ta bất ngờ tiến công rộng khắp vào 6 thành phố lớn, 44 thị xã, hàng trăm quân lỵ, chiếm một số nơi, phát động quần chúng nổi dậy, đập tan bộ máy nguỵ quyền cơ sở ở nhiều vùng nông thôn. - Đêm 30 - 1 - 1968 (đêm 29 rạng ngày 30 tết), các lực lượng vũ trang nhân dân ở khu 5 và Tây Nguyên tiến công bằng bộ binh, đặc công, pháo kích vào các tỉnh lỵ, thị trấn căn cứ Mỹ - nguỵ; Bộ tư lệnh Quân đoàn 1 nguỵ ở Đà Nẵng, Hội An, sân bay đà Nẵng, sân bay Non Nước, Nha Trang, Đắc Lắc, Plây cu, Quy Nhơn (Bình Định). - 31 - 1 - 1968 (Đêm 30 rạng mồng 1 Tết), tiến công bằng bộ binh, đặc công, pháo kích vào các tỉnh, thành phố Quảng Trị, Huế, Quảng Tín, Quảng Ngãi, Bình Thuận, Sài Gòn, Chợ Lớn, Gia Định, Phong Định, Vĩnh Long, Cần Thơ. - 1 - 2 - 1968 (Đêm 1 rạng ngày 2 Tết), các lực lượng vũ trang nhân dân tiếp tục đánh vào các tỉnh lỵ khác: Kiến Hoà, Định Tường, Gò Công, Kiên Giang, Vĩnh Bình, Bình Dương, Tuy Hoà, Biên Hoà, Tuyên Đức, Châu Đốc, An Xuyên. - 2 - 2 - 1968 (Ngày 2 Tết), hoạt động của các lực lượng vũ trang nhân dân trên toàn miền có phần dừng lại, một số nơi còn bám trụ ở trong thành phố: Huế, Sài Gòn, Buôn Ma Thuột, Kon Tum, Mỹ Tho, Vĩnh Long. Các nơi khác phân tán lực lượng trong nhân dân, hoặc rút ra vùng ven, bám trụ đánh địch. - 3 - 2- 1968 (Ngày 3 Tết), tiếp tục mở các cuộc tiến công bằng bộ binh, đặc công vào quân địch ở thị xã Kiến Tường và Long Khánh. - 4 - 2 – 1968, hoạt động tiến công của các đơn vị bắt đầu giảm, riêng tại Huế, ta còn chiếm giữ trong thành nội, chiến sự diễn ra rất ác liệt. Tại Sài Gòn, lực lượng của ta đã rút ra vùng ven. - 5 - 2 – 1968, lực lượng của ta ở tỉnh Gò Công mở cuộc tiến công vào tỉnh lỵ này. - 7 - 2- 1968, địch bắt đầu mở cuộc phản kích quyết liệt trên nhiều hướng vào nội thành Huế. Cứ điểm làng Vây do một tiểu đoàn biệt kích nguỵ phòng giữ đã bị trung đoàn 24 (thiếu) thuộc sư đoàn 304 được tăng cường xe tăng PT76 tiêu diệt. 400 tên địch chết tại chỗ, 253 tên bị bắt sống (có 5 tên Mỹ) chỉ có 72 tên sống sót trốn chạy về Tà Cơn. Ta thu toàn bộ vũ khí. Trong ngày, ta pháo kích vào tỉnh lỵ Phước Long. - 9 - 2- 1968, lực lượng vũ trang ta ở tỉnh Lâm Đồng pháo kích vào khu ở của phái đoàn M.A.C.V. ở quận lỵ Di Linh. - 10 - 2 – 1968: + Tại mặt trận đường số 9, ta bắt đầu vây hãm cụm cứ điểm Tà Cơn. + Tại Huế, cuộc chiến đấu chống quân địch pháo kích diễn ra vô cùng ác liệt tại Cửa Hữu và Bắc Cầu Bạch Hổ. + Tại Sài Gòn - Chợ lớn, địch liên tiếp mở các cuộc lục soát trong nội thành và hành quân tại thành vùng ven + Tại các thị xã, thị trấn khác trên toàn miền, lực lượng ta lần lượt rút ra vùng ven hoạt động. + Cũng trong ngày, ta pháo kích thị trấn Sa Đéc và tỉnh lỵ Long An. - 14 - 2- 1968, một lữ đoàn thuộc sư đoàn 82 dù từ Mỹ sang miền Nam Việt Nam. - 17 - 2 – 1968, lực lượng vũ trang nhân dân trên toàn miền Nam lại tiếp tục tiến công bằng bộ binh, đặc công, pháo kích vào 47 thị trấn, các cơ sở của quân đội Mỹ, ngụy và chư hầu. Sau pháo kích, ta tiến công bằng bộ binh vào: Cầu Bình Lợi, Thủ Đức, vùng Tân An, Bắc Gò Công, Định Tường, Kiến Hòa, Châu Đốc. Tại tỉnh lỵ Phan Thiết, quân địch bị thiệt hại nghiêm trọng. Các cuộc pháo kích đáng chú ý nhất là: sân bay Tân Sơn Nhất, phái bộ viện trợ Hoa Kỳ, Nha cảnh sát Đô thành trên đường Trần Hưng Đạo, đài ra đa Phú Lâm. Tiến công lần thứ hai vào thành phố Đà Lạt. Chiếm giữ khu vực An Thành, Du Sinh, Nam Thiệp và những ngày sau, đánh quân địch đến tăng viện. - 25 - 2 – 1968, sau pháo kích ta có tiến công bằng bộ binh vào tỉnh lỵ An Xuyên. Cũng trong ngày, một lực lượng bộ binh và đặc công đột nhập vào Hóc Môn và Phú Thọ Hòa. Trong đêm 25 tháng 2 năm 1968, quân ta rút ra khỏi thành Huế, sau 25 ngày đêm anh dũng chiến đấu tại đó. - 5 - 3 – 1968, các lực lượng vũ trang nhân dân miền Nam lại mở cuộc tiến công mới vào nhiều thành thị và các cơ sở của Mỹ - ngụy tại miền Nam. Tại quận lỵ Quán Lòng (Tức là Cà Mau), địch bị thiệt hại nặng nề nhất. Ta pháo kích vào sân bay Cam Ranh, làm hư hại nhẹ đường băng. - 11 - 3 – 1968, địch dùng 75 sư đoàn và 2 chiến đoàn (5 vạn quân) mở cuộc hành quân "Quyết thắng" càn quét 5 tỉnh: Gia Định, Long An, Biên Hòa, Bình Dương, Hậu Nghĩa. Trong cuộc hành quân này, địch bị hủy diệt 2.055 tên, 118 xe tăng, xe bọc thép bị phá hủy. + Tại Hậu Giang, địch mở chiến dịch "Trương Công Định" + Tại giới tuyến, địch mở cuộc hành quân Mắc áctơ có sư đoàn 4 Mỹ và khu chiến thuật 23 tham gia. + Tại Quảng Tín, Quảng Ngãi, địch mở các cuộc hành quân kéo dài hơn 1 tháng, nhằm mục đích tảo thanh và đẩy lực lượng chủ lực của ta ra xa. - 13 - 3 – 1968, Tổng thống Giônxơn quyết định tăng thêm quân Mỹ ở Nam Việt Nam, lên tới 549.500 tên và động viên lực lượng dự bị. - 16 - 3- 1968, lữ đoàn 82 Mỹ hành quân càn quét gây ra vụ thảm sát lớn ở Sơn Mỹ, Sơn Tịnh, Quảng Ngãi, giết hại 502 người: có 66 cụ già 80 tuổi, 162 phụ nữ, 274 trẻ em (có 172 em dưới 10 tuổi) - 22 - 3- 1968, Tổng thống Giônxơn tuyên bố cách chức tướng Oetmôlen và Gơrentơ Sáp. - Ngày 28 tháng 3 năm 1968, 28 nghị sĩ hạ viện Mỹ đòi hủy bỏ nghị quyết sự kiện Vịnh Bắc Bộ. - 30 - 3 – 1968, sau khi từ Mỹ trở về Sài Gòn, tướng Oétmôlen chủ trương: ... Bỏ chiến lước "tìm và diệt", thay thế bằng chiến lước "quét và giữ"; quân đội ngụy Nam Việt Nam thay quân Mỹ giữ vai trò chính trên chiến trường; cố gắng quân sự sẽ thay bằng nỗ lực nhiều mặt: quân sự, kinh tế, chính trị, xã hội. Tính chất cuộc chiến sẽ nặng về chống du kích - 31 - 3 – 1968, Tổng thống Giônxơn tuyên bố: Ném bom hạn chế Bắc Việt Nam, không ra tranh cử tổng thống nhiệm kỳ 2 và cử người đàm phán với Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa. - 3 - 4 – 1968, Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa ra tuyên bố vách mặt bịp bợm và ngoan cố của chính quyền Giônxơn trong việc Ném bom hạn chế Bắc Việt Nam và sẵn sàng cử đại diện của Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa tiếp xúc với đại diện Chính phủ Hoa Kỳ. - 8 - 4 – 1968, Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa tuyên bố sẵn sàng mở hội nghị hòa đàm. - 21 - 4 – 1968, Bộ Chính trị Trung ương Đảng họp đánh giá đợt hoạt động Tết Mậu Thân và đề ra phương hướng nỗ lực của quân và dân ta trong thời gian sắp tới... động viên toàn Đảng, toàn dân, toàn quân phát huy khí thế chiến thắng... đẩy kẻ địch ngày càng suy yếu tan rã không sao gượng được ... giành thắng lợi quyết định. - 28 - 4 – 1968, sư đoàn 1 không vận Mỹ mở cuộc hành quân bằng trực thăng vào thung lũng A Sầu (Tây Thừa Thiên). Địch đã sử dụng 200 máy bay trực thăng và ngay sau đó, một chiến đoàn nhảy dù cùng quân ngụy miền Nam cũng được điều động đến tăng cường. Cuộc chiến đấu bảo vệ thung lũng A Sầu diễn ra rất ác liệt; các lực lượng vũ trang ta hợp đồng chặt chẽ, chiến đấu ngoan cường, giữ vững thung lũng này, bắn rơi 30 máy bay trực thăng Mỹ. * Đợt 1 của cuộc tổng tiến công và nổi dậy đồng loạt đã diễn ra từ ngày 30 - 1 - 1968 đến cuối tháng 3 năm 1968. Trong thời gian ngắn, ta đã tiêu diệt: 147.000 địch (có 45.000 tên Mỹ), bắn rơi và phá huỷ 1.368.000 tấn vật chất chiến tranh, bức rút, bức hàng trên 700 đồn bốt, giải phóng 1000 thôn ấp và 1.200.000 dân. Tại hội nghị các bí thư tỉnh uỷ miền Bắc, ngày 9 tháng 3 năm 1968, đồng chí Lê Duẩn Bí thư thứ nhất Ban chấp hành Trung ương Đảng đã đánh giá thắng lợi cuộc tổng tiến công và nổi dậy đồng loạt Tết Mậu Thân:".... Đòn bất ngờ của cuộc tổng tiến công Mậu Thân vừa qua một lần nữa, nói lên thế chủ động của quân giải phóng miền Nam... Cũng bấy nhiêu quân với thế trận và so sánh lực lượng khi bước vào Đông XUân 67 - 68 nếu chúng ta vận dụng một chiến lược khác, chọn một hướng tiến công khác thì chắc chắn cục diện chiến tranh sẽ không thay đổi một cách đột biến, đấy địch vào thế tồi tệ, bốn bề nguy khốn như hiện nay cả về quân sự, chính trị ở miền Nam và ngay trên nước Mỹ..." Đợt II ( Đêm 4 rạng ngày 5 - 5 - 1968) - Đêm 4 rạng ngày 5 - 5 - 1968, quân vàdân miền Nam lại mở đợt II tiến công và nổi dậy, đánh vào 30 thành phố, thị xã, 70 thị trấn, quận lỵ, chi khu quân sự, 27 Bộ tư lệnh Quân đoàn, sư đoàn, lữ đoàn, trung đoàn Mỹ - nguỵ, 10 sân bay, nhiều kho tàng quan trọng và đường giao thông thuỷ, bộ của địch từ Trị Thiên đến Cà Mau, các chiến trường đều đánh thắng lớn. Đặc biệt là Sài Gòn lập chiến công mới rất xuất sắc. - Trị Thiên - Huế, nổi bật là trận đánh vào ấp 5 Động Toà (Tây Nam Huế) vào đêm 20 - 5 - 1968, phá huỷ hơn 100 xe quân sự. Trận đánh vào Đồng Lâm trong đêm 19 - 5 -1968, diệt 1.600 tên địch thuộc sư đoàn kỵ binh bay Mỹ. Trận phục kích trên sống Hương ngày 6 - 5 - 1968, diệt 1000 tên địch. Cuộc hành quân của đích vào A Lưới đến ngày 16 - 5 - 1968, đã bị lực lượng vũ trang diệt 2.197 tên, 72 máy bay trực thăng bị bắn rơi, 33 xe, 33 pháo các loại bị phá huỷ. - Trung và Trung Nam Bộ, tiến công bằng đặc công, pháo kích vào các thành phố, thị xã: Đà Nẵng, Hội An, Quảng Ngãi, Phan Thiêt. Nổi bật là trận đánh địch ở núi Ngang (Quảng Nam) từ đầu tháng 5 đến đầu tháng 6 năm 1968, diệt 2000 tên địch, phá hủy 74 máy bay, 33 xe tăng địch, và đánh bại cuộc hành quân giải tỏa của địch từ 5 đến 24 - 5 - 1968 tại ven sông Thu Bồn (Quảng Nam), diệt 1.400 tên địch. - Nam Bộ, từ ngày 5 đến 21 - 5 - 1968, tại Sài Gòn - Gia Định, ta đồng loạt tiến công vào Tổng nha cảnh sát, tòa Đô thành, khu nhà ở sứ quán Mỹ, dinh thủ tướng ngụy, đài phát thanh, đài vô tuyến truyền hình, làm chủ nhiều nơi trong nội thành Sài Gòn. Nổi bật là các trận đánh của các đội biệt động, các tiểu đoàn mũi nhọn của các phân khu 1 - 3 - 4. Tại cầu chữ Y, ngã tư Bảy Hiền, đến Phú Thọ Hòa là những nơi chiến sự diễn ra vô cùng ác liệt. Ở đồng bằng sông Cửu Long, đánh địch ở đều khắp các tỉnh: Mỹ Tho, Bến Tre, Cần Thơ, Châu Đốc, Vĩnh Long, Sa Đéc, Cà Mau. Đợt III. - Từ ngày 17 - 8 - 1968 đến 30 - 9 - 1968, quân và dân miền Nam lại tiếp tục mở đợt III chủ yếu là bằng pháo kích, đánh vào 27 thành phố, thị xã, 100 thị trấn, quận lỵ, chi khu quân sự, 17 sân bay, 3 khu kho, 6 bộ tư lệnh sư đoàn địch. - Đường số 9 - Trị Thiên - Huế - Từ 17 - 8 - 1968 đến 14 - 9 - 1968, các lực lượng vũ trang tại Đường số 9 - Trị Thiên - Huế, tiếp tục tiến công quân địch trên tuyến đường số 9 và chặn đánh quân địch hành quân ra vùng rừng núi. Bị vậy hãm, ngày 7 - 7 - 1968, quân địch đã buộc phải rút khỏi Tà Cơn. Đường số 9, từ Lao Bảo đến Ca Lu được giải phóng. - Từ ngày 22 đến 24 - 8 - 1968, ta pháo kích vào thành phố Đà Nẵng, các thị xã Hội An, Tam Kỳ, Hòa Vang, Vĩnh Điện. Nổi bật là đánh vào Đài phát thanh Đà Nẵng, sân bay và núi Non Nước, bán đảo Sơn Trà, đánh thiệt hại 2 trung đoàn cơ động ngụy và một bộ phận sư đoàn Amêricơn Mỹ, loại khỏi vòng chiến đấu 23.000 tên địch. - Nam Bộ, đợt này chủ yếu diễn ra ở Tây Ninh và Bình Long từ 17 - 8 đến 21 - 9 - 1968. Bộ đội ta pháo kích nhà Quốc hội ngụy quyền và Bộ tham mưu hành quân ngụy ở Sài Gòn. Ở Tây Ninh, các lực lượng vũ trang ta tiến công khu tòa thánh, căn cứ lữ 3, sư đoàn 25 bộ binh Mỹ ở Trảng Lớn, lực lượng đặc biệt ngụy ở Cà Tum, đài truyền tin Mỹ ở núi Bà Đen, căn cứ Mỹ ở Chà Là, Bến Củi, loại khỏi vòng chiến đấu 14.000 tên địch (có 10.000 tên Mỹ) bắn rơi, phá hủy 85 máy bay, phá hỏng 1.335 xe quân sự. Lực lượng vũ trang ở Bình Long tiến công vào sư đoàn 1 bộ binh Mỹ tại Lộc Ninh, diệt 1.600 tên (tên trung tướng sư đoàn 1 bộ binh Mỹ Ketuoa bị bắn chết trong đợt này). Cuộc tổng tiến công và nổi dậy đồng loạt năm 1968 đã diễn ra liên tục hơn 300 ngày. Quân và dân miền Nam đã: - Giết và làm bị thương và bắt sống 230.000 tên địch (có 80.000 tên Mỹ và chư hầu), làm tan rã hàng chục vạn quân ngụy. - Tiêu diệt, đánh thiệt hại nặng 1 lữ đoàn, 7 trung đoàn và chiến đoàn, 18 chi đoàn thiết giáp, và hơn 750 đại đội Mỹ, ngụy và chư hầu. - Bắn rơi, phá hủy, làm hỏng 6.000 máy bay các loại. - Phá hủy, làm hỏng 13.500 xe quân sự ( có hơn 7.000 xe tăng, bọc thép). - San bằng, bức rút, bức hàng hơn 1.500 bột và chi khu quân sự. - Giành quyền làm chủ hoàn toàn hơn 100 ấp gồm hơn 2 triệu dân. Ý nghĩa Cuộc tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968. - Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân (1968) đã giành thêm một thắng lợi có ý nghĩa chiến lược nữa trong tiến trình phát triển của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân Việt Nam. - Trên chặng đường 21 năm chiến đấu giành độc lập tự do cho Tổ quốc (1954-1975), dân tộc Việt Nam đã buộc phải đương đầu với đế quốc Mỹ - một cường quốc hàng đầu của thế kỷ XX đang theo đuổi chiến lược toàn cầu mà Việt Nam là một "đôminô" trong tính toán chiến lược của Mỹ.Trong suốt quá trình đó, Mỹ đã thi hành nhiều thủ đoạn và biện pháp, thay đổi nhiều chiến tranh, bỏ ra nhiều tiền của và công sức hòng khuất phục đối phương. Tìm đường đánh Mỹ và tìm cách đánh Mỹ, là cả một quá trình đầy sáng tạo, rất mưu lược của nhân dân Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh. Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968, với hiệu quả chiến lược của nó, là một thành công lớn trong quá trình này. - Cuộc tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968 là một đòn tiến công chiến lược đánh vào tận hang ổ kẻ thù. Nó thực chất là một cuộc tập kích chiến lược, một thắng lợi có ý nghĩa chiến lược của cách mạng miền Nam. Thắng lợi đó đã giáng cho địch một đòn quyết định vào chiến lược “chiến tranh cục bộ”, “một đòn sét đánh” đối với bọn trùm xâm lược Mỹ, làm choáng váng cả nước Mỹ và chấn động dư luận của nhân dân thế giới. Đây là thất bại chiến lược có tính chất bước ngoặt khởi đầu quá trình đi đến thất bại hoàn toàn của Mỹ - nguỵ. Chiến lược “chiến tranh cục bộ” của Mỹ bị phá sản. Sau một tháng, tướng Oétmolen - tổng chỉ huy quân Mỹ ở miền Nam bị cách chức, Bộ trưởng quốc phòng Mỹ - Mắc Namara từ chức. Đêm 31-3-1968, Tổng thống Mỹ - Giônxơn phải tuyên bố ba điểm: đơn phương ngừng đánh phá miền Bắc từ vĩ tuyến 20 trở ra; chấp nhận đàm phán với Việt Nam tại Hội nghị Pari; không ra tranh cử tổng thống nhiệm kỳ thứ hai. - Cuộc tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân – Xuân 1968 là một thắng lợi có ý nghĩa chiến lược trong quá trình tiến hành cuộc kháng chiến chống Mỹ. Nó đã tạo bước ngoặt quyết định của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, khởi đầu một quá trình đi xuống về chiến lược trong chiến tranh xâm lược Việt Nam của đế quốc Mỹ. - Đánh giá về cuộc tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân – Xuân 1968, Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ IV của khẳng định thắng lợi này đã làm “đảo lộn thế chiến lược của địch, làm phá sản chiến lược “chiến tranh cục bộ”, làm lung lay ý chí xâm lược của đế quốc Mỹ, buộc chúng phải xuống thang chiến tranh và ngồi vào bàn đàm phán với ta tại Hội nghị Pari”. Tuy nhiên, trong quá trình chỉ đạo cuộc tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968, chúng ta đã mắc một số thiếu sót, như mục tiêu khởi nghĩa không diễn ra, chủ trương các đợt tiến công tiếp theo và các đô thị lớn khi đã mất đi yếu tố bất ngờ là sai lầm về chỉ đạo chiến lược. Bộ Chính trị đã kết luận: “Tết Mậu Thân thắng rất lớn, mà nhất là đánh bại được ý chí xâm lược của Mỹ, tạo nên bước ngoặt quyết định của chiến tranh. Nhưng sau đó ta chuyển chậm, chủ trương tiếp tục các đợt tiến công khi vào đô thị khi không còn điều kiện là sai lầm về chỉ đạo chiến lược, để địch gây cho ta nhiều khó khăn, tổn thất”. Mặc dù vậy: “Cuộc tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân Xuân 1968 vẫn giữ một vị trí to lớn và oanh liệt trong cuộc kháng chiến chống Mỹ”. Bài học lịch sử Cuộc tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968. -Đây là cuộc tấn công có nhiều nét đặc sắc và sáng tạo. Sáng tạo trong việc xác định hướng tấn công chủ yếu và tìm cách đánh mới. Lần đầu tiên chúng ta đồng loạt tiến công vào hầu hết các đô thị: 4/6 thành phố; 37 thị xã và hàng trăm thị trấn. Sáng tạo trong nghệ thuật chọn thời cơ chiến lược nhằm tạo ra bước ngoặt chiến lược cho cuộc chiến tranh. Năm 1968 là thời điểm rất nhạy cảm về chính trị đối với nước Mỹ - năm bầu cử Tổng thống. Sáng tạo trong chọn thời cơ tấn công, tấn công vào dịp tết Nguyên đán - đúng giao thừa và cũng là thời điểm địch dễ chủ quan, sơ hở. Thực tế, khi ta tấn công, địch hoàn toàn bị bất ngờ. Tuy nhiên, trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo chúng ta đã phạm sai lầm chủ quan trong việc đánh giá tình hình, đã đề ra yêu cầu chưa sát với thực tế. Đặc biệt là sau đợt tấn công trong Tết Mậu Thân, ta đã không kiểm điểm, rút kinh nghiệm kịp thời, không đánh giá đúng tương quan lực lượng giữa ta và địch cũng như âm mưu đối phó của chúng, chủ trương tiếp tục mở các đợt tiến công vào đô thị khi không còn điều kiện và yếu tố bất ngờ "là sai lầm về chỉ đạo chiến lược, để địch gây cho ta nhiều khó khăn, tổn thất". - Đúc rút và vận dụng những bài học kinh nghiệm vào chiến tranh nhân dân, bảo vệ Tổ quốc thời kỳ mới : Một là, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, nắm chắc tình hình; có các chủ trương, đường lối lãnh đạo đúng đắn, sáng tạo phù hợp với thực tiễn phát triển của chiến tranh cách mạng trong điều kiện mới của Việt Nam. Để bảo vệ vững chắc Tổ quốc, trước hết, không ngừng tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với nền quốc phòng, xây dựng các lực lượng vũ trang nhân dân vững mạnh. Bài học kinh nghiệm của cuộc Tổng tiến công càng cho thấy, Đảng phải có đường lối đúng đắn, sáng tạo, trên nền tảng chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, xác định rõ mục tiêu cách mạng, phát triển học thuyết quân sự Việt Nam; xuất phát từ thực tiễn, phân tích tình hình cụ thể để tìm ra quy luật và hành động theo quy luật, nhất là quy luật chiến tranh kiểu mới của địch - chiến tranh vũ khí công nghệ cao. Cách mạng nước ta hiện nay bên cạnh những nhân tố thuận lợi thúc đẩy quá trình đối mới đất nước, giành nhiều thành tựu quan trọng (đặc biệt khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) và được bầu làm ủy viên không thường trực của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2008 - 2009, uy tín và vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế không ngừng nâng cao), chúng ta cũng đang phải vượt qua nhiều khó khăn, thử thách, nhất là việc các thế lực thù địch chống phá bằng chiến lược "diễn biến hoà bình", gây bạo loạn, lật đổ, âm mưu thúc đẩy "tự diễn biến", tạo cớ can thiệp dưới các hình thức. Vì vậy, đòi hỏi việc phát triển chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc cần có những bước phát triển mới, cả về quy mô, tính chất, yêu cầu các cấp, các ngành phải nhạy bén, sáng tạo, thường xuyên nắm chắc tình hình, xử lý tốt những tình huống phức tạp xảy ra, không để đất nước bị động, bất ngờ về chiến lược. Thường xuyên nêu cao tinh thần cảnh giác cách mạng, chủ động đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu, thủ đoạn thâm độc của kẻ thù, giữ vững ổn định chính trị - xã hội, tăng cường củng cố quốc phòng - an ninh, đẩy lùi nguy cơ chiến tranh, tạo môi trường hoà bình, thuận lợi cho sự nghiệp xây dựng, phát triển đất nước. Hai là, phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc và yếu tố chính trị - tinh thần. Xây dựng và phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc là vấn đề có ý nghĩa chiến lược quan trọng tạo nên sức mạnh vô địch trong chiến tranh cũng như trong hoà bình xây dựng, phát triển đất nước. Do đó, cần chăm lo khối đại đại đoàn kết ngay từ thời bình, để "lo giữ nước khi nước còn chưa nguy" theo kinh nghiệm truyền thống của cha ông. Nghị quyết Đại hội X của Đảng chỉ rõ: "Đảng ta luôn coi vấn đề dân tộc và đoàn kết các dân tộc là vấn đề chiến lược, cơ bản, lâu dài của sự nghiệp cách mạng nước ta… là nguồn sức mạnh, động lực chủ yếu và là nhân tố có ý nghĩa quyết định bảo đảm thắng lợi bền vững của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc" . Xây dựng, phát huy tốt yếu tố chính trị - tinh thần của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta là nhân tố làm chuyển hoá so sánh lực lượng để "lấy ít địch nhiều", "lấy nhỏ thắng lớn", là nét độc đáo của nền nghệ thuật quân sự Việt Nam cần nhân lên trong điều kiện mới. Phát huy yếu tố chính trị - tinh thần trong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, khơi dậy tinh thần yêu nước, quả cảm, ý chí quyết tâm chiến đấu, trí thông minh, sáng tạo, truyền thống chống ngoại xâm trong suốt chiều dài lịch sử mấy nghìn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc. Ba là, xây dựng các khu vực phòng thủ tỉnh, thành phố vững chắc, làm nền tảng của thế trận chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc. Thực tiễn sự kiện lịch sử này cho thấy, vai trò quan trọng của lực lượng tại chỗ, của thế trận chiến tranh nhân dân. Do đó, ngay từ thời bình phải chăm lo xây dựng các khu vực phòng thủ tỉnh, thành phố thành thế trận quốc phòng toàn dân và thế trận an ninh nhân dân vững chắc, bảo đảm tính toàn diện, nhưng có trọng tâm, trọng điểm, trong đó tập trung xây dựng vững mạnh về chính trị, phát triển vững chắc về kinh tế, ổn định về xã hội. Trên cơ sở tạo thế bố trí chiến lược chung của cả nước, chú trọng vào các khu vực phòng thủ then chốt, các địa bàn chiến lược, vùng biên giới, biển, đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số; gắn kết chặt chẽ giữa kinh tế với quốc phòng và quốc phòng với kinh tế ngay trong từng dự án cũng như trong quy hoạch của từng địa phương và tổng thể cả nước. Chăm lo bảo đảm tốt đời sống của nhân dân, thực hiện dân chủ, nhất là dân chủ ở cơ sở, góp phần xây dựng "thế trận lòng dân" vững chắc. Đồng thời, xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của các tổ chức đảng, hiệu lực quản lý, điều hành của chính quyền các cấp. Đẩy mạnh cuộc đấu tranh phòng chống tham nhũng, quan liêu, lãng phí nhằm củng cố vững chắc niềm tin của quần chúng nhân dân đối với sự lãnh đạo của Đảng và chế độ xã hội chủ nghĩa. Bốn là, phát triển tiềm lực quốc phòng, quân sự. Phát triển tiềm lực quốc phòng, quân sự tạo ra khả năng về vật chất và tinh thần có thể huy động được cho nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc, giữ vững hoà bình, ngăn ngừa mọi âm mưu, hành động gây chiến tranh của các thế lực thù địch, sẵn sàng đánh thắng chiến tranh xâm lược ở mọi quy mô, nếu xảy ra. Sức mạnh của chiến tranh bảo vệ Tổ quốc là sức mạnh tổng hợp, vì vậy, xây dựng tiềm lực quốc phòng, quân sự phải nhằm góp phần tạo ra sức mạnh tổng hợp, chủ động chuẩn bị, gắn liền với mỗi bước tăng trưởng, phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Hiện nay, cần tận dụng những thời cơ thuận lợi của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế để mở rộng q

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docCuộc tổng tấn công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968 Ý nghĩa và bài học lịch sử.DOC
Tài liệu liên quan