MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU .1
I-KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CTXH 2
1-Khái niệm cứu trợ xã hội 2
2-Đặc trưng của CTXH .2
3-Vai trò của CTXH 3
II-HỆ THỐNG CTXH Ở VIỆT NAM 4
1-Qúa trình phát triển CTXH ở VN 4
2-Đối tượng CTXH và các hình thức CTXH 7
2.1CTXH thường xuyên 8
2.2 CTXH đột xuất 14
3-Qúa trình thực hiện CTXH ở VN 17
4-Kết quả đạt được 20
III-NGUỒN TÀI CHÍNH CTXH 25
IV-KẾT LUẬN .28
30 trang |
Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 3076 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Cứu trợ xã hội ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h sách trợ giúp kinh phí cho gia đình, cá nhân nhận nuôi dưỡng trẻ em mồ côi và trẻ em bị bỏ rơi; Quyết định số 16/2004/QĐ-TTg ngày 05 tháng 02 năm 2004 của Thủ tướng Chính phủ về việc trợ giúp đối với hộ gia đình có từ 02 người trở lên không tự phục vụ được do bị hậu quả chất độc hoá học của Mỹ sử dụng trong chiến tranh Việt Nam; các khoản 1, 2, 3 Điều 1 và khoản 1, 2, 3 Điều 2 Quyết định số 313/2005/QĐ-TTg ngày 02 tháng 12 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ về một số chế độ đối với người nhiễm HIV/AIDS và những người trực tiếp quản lý, điều trị, chăm sóc người nhiễm HIV/AIDS trong các cơ sở bảo trợ xã hội của Nhà nước…và gần đây nhất là Nghị định số 67/2007/ NĐ-CP ngày 15/04/2007 về chính sách cứu trợ xã hội đã thay thế các nghị định trên…
Trải qua nhiều khó khăn thiếu thốn của đất nước nhưng hoạt động cứu trợ ở nước ta vẫn ngày càng phát triển và đi vào ổn định. Theo đánh giá chung, Việt Nam được coi là nước luôn có các cam kết mạnh mẽ về sự phát triển xã hội. So với nhiều nước trong khu vực việt nam là nước có chương trình cứu trợ khá toàn diện. Với sự quan tâm và trách nhiệm của Đảng và Nhà nước, của xã hội, cơ chế cứu trợ xã hội ở nước ta luôn được củng cố và tăng cường, góp phần tạo điều kiện giúp những người nghèo, yếu thế có thể vượt qua những khó khăn trong cuộc sống, hạn chế những mặc cảm và tự vươn lên hòa nhập với trong cộng đồng. Với sự quan tâm và trách nhiệm của Đảng với Nhà nước, của xã hội cơ chế cứu trợ xã hội của nước ta luôn được củng cố và tăng cường, góp phần tạo điều kiện giúp những người nghèo yếu thế có thể vượt qua khó khăn trong cuộc sống, hạn chế những mặc cảm và tự vươn lên hòa nhập với cộng đồng. Theo số liệu của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, số tiền ngân sách chi ra cho những hoạt động này (chỉ tính riêng năm 2000) là 648,8 tỷ đồng và những năm sau đó vẫn tiếp tục tăng. Riêng hai năm 2000 - 2001 đã đào tạo và đào tạo lại tay nghề cho gần 800 nghìn người lao động, khoảng 16% số người mắc phải tệ nạn xã hội được tập trung cải tạo và dạy nghề giúp họ trở lại con đường làm ăn lương thiện.
Người chết do thiên tai được hỗ trợ tiền thuốc chữa bệnh, hộ gia đình mất nhà, mất tài sản, phương tiện sản xuất, thiếu đói… đều có chính sách trợ giúp của Nhà nước. Đối với người già cô đơn không nơi nương tựa, trẻ em mồ côi, người tàn tật nặng không có nguồn nuôi dưỡng được hưởng trợ cấp cứu trợ xã hội thường xuyên của xã, phường hoặc được đưa vào nuôi dưỡng tập trung trong các cơ sở Bảo trợ xã hội. Ngoài ra, họ được hỗ trợ khám chữa bệnh miễn phí, giáo dục, chỉnh hình phục hồi chức năng, dạy nghề, tạo việc làm… và đặc biệt thường xuyên nhận được sự chăm sóc của cộng đồng xã hội. Hệ thống chính sách ngày càng hoàn thiện đã thể hiện sự bình đẳng, công bằng xã hội.
2.Đối tượng cứu trợ và các hình thức cứu trợ ở việt nam.
Hoạt động cứu trợ ở Việt Nam bao gồm cứu trợ thường xuyên và cứu trợ đột xuất; thưc hiện cứu trợ bằng tiền, cứu trợ bằng hiện vật, cứu trợ hỗn hợp.
2.1Cứu trợ xã hội thường xuyên.
Cứu trợ xã hội thường xuyên là sự giúp của Nhà nước và xã hội dành cho các thành viên trong cộng đồng về điều kiện sinh sống trong thời gian dài hoặc trong suốt cuộc đời của họ. Ở nước ta hiện nay, các đối tượng được hưởng cứu trợ xã hội thường xuyên được qui định theo điều 4 trong Nghị định 67/2007/NĐ-CP của Chính phủ ngày 15/04/2007 như sau :
Đối tượng bảo trợ xã hội thuộc diện trợ cấp hàng tháng do xã, phường, thị trấn quản lý gồm:
Trẻ em mồ côi cả cha và mẹ, trẻ em bị bỏ rơi, mất nguồn nuôi dưỡng; trẻ em mồ côi cha hoặc mẹ nhưng người còn lại là mẹ hoặc cha mất tích theo quy định tại Điều 78 của Bộ luật Dân sự hoặc không đủ năng lực, khả năng để nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật; trẻ em có cha và mẹ, hoặc cha hoặc mẹ đang trong thời gian chấp hành hình phạt tù tại trại giam, không còn người nuôi dưỡng; trẻ em nhiễm HIV/AIDS thuộc hộ gia đình nghèo.Người chưa thành niên từ đủ 16 đến dưới 18 tuổi nhưng đang đi học văn hóa, học nghề, có hoàn cảnh như trẻ em nêu trên.
Người cao tuổi cô đơn, thuộc hộ gia đình nghèo; người cao tuổi còn vợ hoặc chồng nhưng già yếu, không có con, cháu, người thân thích để nương tựa, thuộc hộ gia đình nghèo (theo chuẩn nghèo được Chính phủ quy định cho từng thời kỳ).
Người từ 85 tuổi trở lên không có lương hưu hoặc trợ cấp bảo hiểm xã hội.
Người tàn tật nặng không có khả năng lao động hoặc không có khả năng tự phục vụ, thuộc hộ gia đình nghèo.
Người mắc bệnh tâm thần thuộc các loại tâm thần phân liệt, rối loạn tâm thần đã được cơ quan y tế chuyên khoa tâm thần chữa trị nhiều lần nhưng chưa thuyên giảm và có kết luận bệnh mãn tính, sống độc thân không nơi nương tựa hoặc gia đình thuộc diện hộ nghèo.
Người nhiễm HIV/AIDS không còn khả năng lao động, thuộc hộ gia đình nghèo.
Gia đình, cá nhân nhận nuôi dưỡng trẻ em mồ côi, trẻ em bị bỏ rơi.
Hộ gia đình có từ 02 người trở lên tàn tật nặng, không có khả năng tự phục vụ.
Người đơn thân thuộc diện hộ nghèo, đang nuôi con nhỏ dưới 16 tuổi; trường hợp con đang đi học văn hoá, học nghề được áp dụng đến dưới 18 tuổi.
Các đối tượng trên được qui định mức độ trợ cấp của chế độ trợ cấp thường xuyên trong Nghị định 67/2007/NĐ-CP với các điều khoản sau
Điều 7:1. Quy định mức chuẩn để xác định mức trợ cấp xã hội hàng tháng là 120.000 đồng (hệ số 1); khi mức sống tối thiểu của dân cư thay đổi thì mức chuẩn trợ cấp xã hội cũng được điều chỉnh theo cho phù hợp.
2. Các mức trợ cấp xã hội hàng tháng thấp nhất đối với từng nhóm đối tượng bảo trợ xã hội quy định tại Nghị định này như sau:
Bảng 1.
Mức trợ cấp xã hội hàng tháng thấp nhất cho các đối tượng bảo trợ xã hội
sống tại cộng đồng do xã, phường quản lý
(Đơn vị tính: nghìn đồng)
TT
Đối tượng
Hệ số
Trợ cấp
1
- Đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 4 từ 18 tháng tuổi trở lên.
- Đối tượng quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 4 và đối tượng không có khả năng lao động quy định tại khoản 4 Điều 4 .
- Đối tượng quy định tại khoản 9 Điều 4 đang nuôi con từ 18 tháng tuổi trở lên.
1,0
120
2
- Đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 4 dưới 18 tháng tuổi; từ 18 tháng tuổi trở lên bị tàn tật; bị nhiễm HIV/AIDS.
- Đối tượng quy định tại khoản 2 Điều 4 tàn tật nặng.
- Đối tượng quy định tại khoản 5, khoản 6 Điều 4.
- Đối tượng quy định tại khoản 9 Điều 4 đang nuôi con dưới 18 tháng tuổi; từ 18 tháng tuổi trở lên bị tàn tật hoặc bị nhiễm HIV/AIDS.
1,5
180
3
- Đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 4 dưới 18 tháng tuổi bị tàn tật nặng; bị nhiễm HIV/AIDS.
- Đối tượng không có khả năng tự phục vụ quy định tại khoản 4 Điều 4.
- Đối tượng quy định tại khoản 7 Điều 4 nhận nuôi dưỡng trẻ từ 18 tháng tuổi trở lên.
- Đối tượng quy định tại khoản 8 Điều 4 có 2 người tàn tật nặng.
- Đối tượng quy định tại khoản 9 Điều 4 đang nuôi con dưới 18 tháng tuổi hoặc bị tàn tật hoặc bị nhiễm HIV/AIDS.
2,0
240
4
Đối tượng quy định tại khoản 7 Điều 4 nhận nuôi trẻ em dưới 18 tháng tuổi; trên 18 tháng tuổi bị tàn tật hoặc bị nhiễm HIV/AIDS.
2,5
300
5
- Đối tượng quy định tại khoản 7 Điều 4 nhận nuôi trẻ em dưới 18 tháng tuổi bị tàn tật hoặc bị nhiễm HIV/AIDS.
- Đối tượng quy định tại khoản 8 Điều 4 có 3 người tàn tật nặng.
3,0
360
6
Đối tượng quy định tại khoản 8 Điều 4 có 4 người tàn tật nặng.
4,0
480
Bảng 2
Mức trợ cấp xã hội hàng tháng thấp nhất cho các đối tượng bảo trợ xã hội
sống trong các nhà xã hội tại cộng đồng do xã, phường quản lý
(Đơn vị tính: nghìn đồng)
TT
Đối tượng
Hệ số
Trợ cấp
Đối tượng quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 6 Điều 4
2,0
240
Bảng 3
Mức trợ cấp nuôi dưỡng hàng tháng thấp
nhất cho các đối tượng bảo trợ xã hội sống tại các cơ sở bảo trợ xã hội:
(Đơn vị tính: nghìn đồng)
TT
Đối tượng
Hệ số
Trợ cấp
1
- Đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 4 từ 18 tháng tuổi trở lên.
- Đối tượng quy định tại khoản 2, khoản 4 Điều 4.
2,0
240
2
- Đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 4 dưới 18 tháng tuổi.
- Đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 4 từ 18 tháng tuổi trở lên tàn tật; bị nhiễm HIV/AIDS.
- Đối tượng quy định tại khoản 5, khoản 6 Điều 4.
2,5
300
Điều 8. Các đối tượng nêu tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6; trẻ em mồ côi, trẻ em bị bỏ rơi được gia đình, cá nhân nêu tại khoản 7 nuôi dưỡng; người tàn tật trong hộ gia đình nêu tại khoản 8; trẻ em là con của người đơn thân nêu tại khoản 9 Điều 4 Nghị định này được cấp thẻ bảo hiểm y tế theo quy định tại Nghị định số 63/2005/NĐ-CP ngày 16 tháng 05 năm 2005 của Chính phủ ban hành Điều lệ Bảo hiểm y tế hoặc được khám, chữa bệnh không phải trả tiền tại các cơ sở y tế công lập theo quy định tại Điều 18 Nghị định số 36/2005/NĐ-CP ngày 17 tháng 03 năm 2005 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.
Điều 9.
1. Trẻ em từ 13 tuổi trở lên sống tại các cơ sở bảo trợ xã hội, nhà xã hội tại cộng đồng, không còn học văn hoá thì được giới thiệu đến các cơ sở dạy nghề để học nghề theo quy định hiện hành của Nhà nước.
2. Trẻ em mồ côi đã đến tuổi trưởng thành nhưng không tiếp tục học văn hoá, học nghề; người tàn tật đã phục hồi chức năng; người tâm thần đã ổn định đang ở cơ sở bảo trợ xã hội được đưa trở về địa phương (nơi đối tượng sinh sống trước khi vào cơ sở bảo trợ xã hội). Ủy ban nhân dân cấp xã và gia đình có trách nhiệm tiếp nhận và tạo điều kiện cho họ có việc làm, ổn định cuộc sống.
3. Trẻ em bị bỏ rơi sống tại cơ sở bảo trợ xã hội đã đến tuổi trưởng thành nhưng không tiếp tục học văn hoá, học nghề thì cơ sở bảo trợ xã hội và địa phương nơi cơ sở bảo trợ xã hội đặt trụ sở có trách nhiệm hỗ trợ tạo việc làm, nơi ở và tiếp tục cho hưởng trợ cấp cho đến khi tự lập được cuộc sống, nhưng không quá 24 tháng.
Điều 10. Ngoài được hưởng khoản trợ cấp hàng tháng theo quy định tại Điều 7 Nghị định này, các đối tượng nêu tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6; trẻ em mồ côi, trẻ em bị bỏ rơi được gia đình, cá nhân nêu tại khoản 7 nuôi dưỡng, người tàn tật không có khả năng tự phục vụ trong hộ gia đình nêu tại khoản 8; trẻ em là con của người đơn thân nêu tại khoản 9 Điều 4 Nghị định này còn được hưởng thêm các khoản trợ giúp sau:
1. Các đối tượng đang học văn hoá, học nghề được miễn, giảm học phí, được cấp sách, vở, đồ dùng học tập theo quy định của pháp luật.
2. Khi chết được hỗ trợ kinh phí mai táng mức 2.000.000 đồng/người.
3. Các đối tượng ở cơ sở bảo trợ xã hội thuộc Nhà nước quản lý ngoài các khoản trợ giúp quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này còn được:
a) Trợ cấp để mua sắm tư trang, vật dụng phục vụ cho sinh hoạt đời sống thường ngày;
b) Trợ cấp để mua thuốc chữa bệnh thông thường; riêng người nhiễm HIV/AIDS được hỗ trợ điều trị nhiễm trùng cơ hội mức 150.000 đồng/người/năm;
c) Trợ cấp vệ sinh cá nhân hàng tháng đối với đối tượng nữ trong độ tuổi sinh đẻ.
Điều 11. Căn cứ điều kiện cụ thể của địa phương, đơn vị, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Bộ trưởng các Bộ, Thủ trưởng các ngành, đoàn thể ở Trung ương (có cơ sở bảo trợ xã hội) quyết định mức trợ cấp, trợ giúp cho các đối tượng bảo trợ xã hội thuộc quyền quản lý cho phù hợp, nhưng không thấp hơn các mức quy định trên.
2.2 Cứu trợ xã hội đột xuất
Cứu trợ xã hội đột xuất là sự giúp đỡ của Nhà nước và xã hội về điều kiện sinh sống cho các thành viên trong cộng đồng khi gặp các rủi ro khó khăn bất ngờ khiến cho cuộc sống của họ tam thời bị đe dọa, nhằm giúp họ nhanh chóng vượt qua sự hụt hẫng, ổn định cuộc sống và sớm trở lại hòa nhập với cộng đồng. Theo Nghị định số 67/2007/ NĐ-CP qui định đối tượng được cứu trợ như sau :
1. Đối tượng được trợ giúp đột xuất (một lần) là những người, hộ gia đình gặp khó khăn do hậu quả thiên tai hoặc những lý do bất khả kháng khác gây ra, bao gồm:
a) Hộ gia đình có người chết, mất tích;
b) Hộ gia đình có người bị thương nặng;
c) Hộ gia đình có nhà bị đổ, sập, trôi, cháy, hỏng nặng;
d) Hộ gia đình bị mất phương tiện sản xuất, lâm vào cảnh thiếu đói;
đ) Hộ gia đình phải di dời khẩn cấp do nguy cơ sạt lở đất, lũ quét;
e) Người bị đói do thiếu lương thực;
g) Người gặp rủi ro ngoài vùng cư trú dẫn đến bị thương nặng, gia đình không biết để chăm sóc;
h) Người lang thang xin ăn trong thời gian tập trung chờ đưa về nơi cư trú.
Ủy ban nhân dân cấp xã, bệnh viện, cơ quan, đơn vị đứng ra tổ chức mai táng cho người gặp rủi ro ngoài vùng cư trú bị chết, gia đình không biết để mai tang.
Chế độ trợ cấp cho các đối tượng thuộc diện cứu trợ thường xuyên được qui định trọng Nghị định số 67/2007/ NĐ-CP như sau : theo điều 12 mức độ cứu trợ cấp cứu trợ đột xuất thấp nhất đối với các đối tượng quy định tại Điều 6 của Nghị định này như sau:
1. Đối với hộ gia đình:
a) Có người chết, mất tích: 3.000.000 đồng/người;
b) Có người bị thương nặng: 1.000.000 đồng/người;
c) Có nhà bị đổ, sập, trôi, cháy, hỏng nặng: 5.000.000 đồng/hộ;
d) Hộ gia đình phải di dời khẩn cấp do nguy cơ sạt lở đất, lũ quét: 5.000.000 đồng/hộ.
2. Cá nhân:
a) Trợ giúp cứu đói: 15 kg gạo/người/tháng; trong thời gian từ 1 đến 3 tháng;
b) Người gặp rủi ro ngoài vùng cư trú bị thương nặng, gia đình không biết để chăm sóc: 1.000.000 đồng/người;
c) Người lang thang xin ăn trong thời gian tập trung chờ đưa về nơi cư trú: 10.000 đồng/người/ngày nhưng không quá 30 ngày. Trường hợp đặc biệt cần phải kéo dài thì thời gian được hưởng trợ cấp tối đa không quá 3 tháng và mức trợ cấp bằng mức trợ cấp nuôi dưỡng hàng tháng tại cơ sở bảo trợ xã hội.
3. Đối với người gặp rủi ro ngoài vùng cư trú bị chết, gia đình không biết để mai táng được Ủy ban nhân dân cấp xã, bệnh viện, cơ quan, đơn vị tổ chức mai táng thì các cơ quan, đơn vị đứng ra mai táng được hỗ trợ kinh phí mai táng thấp nhất là 2.000.000 đồng.
Điều 13. Hộ gia đình có người là lao động chính bị chết, mất tích; hộ gia đình bị mất phương tiện sản xuất; hộ gia đình có nhà bị đổ, sập, trôi, cháy, hỏng nặng, lâm vào cảnh bị đói do thiếu lương thực, ngoài khoản trợ cấp nêu tại Điều 12 Nghị định này, được xem xét trợ giúp thêm các khoản sau cho đến khi hộ thoát khỏi diện nghèo:
1. Miễn, giảm học phí cho người đang học văn hoá, học nghề.
2. Được cấp thẻ bảo hiểm y tế hoặc khám chữa bệnh miễn phí tại các cơ sở chữa bệnh của Nhà nước.
3. Được vay vốn ưu đãi để phát triển sản xuất.
Điều 14. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định mức trợ giúp cụ thể đối với trường hợp nêu tại mục d khoản 1 Điều 6 cho phù hợp với tình hình thực tế và khả năng huy động nguồn lực của địa phương.
Nhà nước khuyến khích các địa phương nâng mức trợ cấp, trợ giúp cao hơn mức thấp nhất quy định tại Điều 12 Nghị định này.
3. Quá trình thực hiện cứu trợ xã hội ở Việt nam.
Trong quá trình thực hiện cứu trợ xã hội Việt Nam luôn tranh thủ sự ủng hộ và giúp đỡ của các tổ chức cứu trợ, các tổ chức nhân đạo trong khu vực cũng như trên thế giới. Nhà nước và Đảng luôn triển khai các công tác cứu trợ kịp thời, đúng lúc cho các đối tượng gặp khó khăn. Cứu trợ xã hội được coi như là "lưới đỡ cuối cùng" trong hệ thống các lưới đỡ an sinh xã hội. Vì vậy nó được coi là chế độ đảm bảo cộng đồng mang tính nhân đạo, nhân văn rất cao, thể hiện tình người rõ rệt.
Tuy nhiên, hoạt động cứu trợ xã hội không chỉ là của cá nhân, tổ chức bất kỳ trong xã hội mà trách nhiệm chính là của nhà nước. Nhà nước có trách nhiệm cao nhất trong việc tổ chức các hoạt động cứu trợ xã hội, với tư cách là đại diện của xã hội. Các chính sách, pháp luật về cứu trợ xã hội do nhà nước ban hành, xây dựng là cơ sở quan trọng để các tổ chức, cơ quan, cá nhân tiến hành các hoạt động cứu trợ xã hội, đồng thời là tiêu chuẩn đảm bảo sự công bằng, minh bạch, đúng đắn và tính hợp pháp của cứu trợ xã hội.
Việc chăm sóc giúp đỡ đối tượng cứu trợ xã hội được thực hiện theo hai hướng :
Hỗ trợ tại cộng đồng, tức là các đối tượng nhận sự giúp đỡ về vật chất và tinh thần từ người thân và cộng đồng. Đây là hướng cứu trợ luôn được khuyến khích và cũng phù hợp với đặc điểm văn hóa và truyền thống dân tộc.
Nuôi dưỡng tập trung với các đối tượng đặc biệt khó khăn.
Trong thời gian vừa qua Nhà nước và Đảng phối hợp cùng các cơ quan, đoàn thể, các tổ chức cá nhân đã tham gia các chương trình cứu trợ thường xuyên và đột xuất, trợ giúp cho những đối tượng gặp khó khăn : chương trình vì người nghèo được tổ chức hàng năm nhằm quyên góp sự ủng hộ lòng hảo tâm của mọi người để giúp đỡ những gia đình, cá nhân…nghèo đói, giúp họ cải thiện được phần nào cuộc sống của mình là một chương trình điển hình trong công tác cứu trợ thường xuyên. Chương trình này được tổ chức hàng năm và qui định ngày 17/10 hàng năm là ngày vì người nghèo, và tháng 10 là tháng vì người nghèo. Quĩ vì người nghèo được thành lập và hàng năm theo từng đợt sẽ được chuyển đến với những người nghèo khổ. Một số chương trình cứu trợ trong năm vừa qua là :
Trong năm 2008, đồng bào Khmer Sóc Trăng đã nhận được sự hỗ trợ, giúp đỡ từ Trung ương và các cấp ngành trong tỉnh để phát triển kinh tế, xoá nghèo với số tiền trên 200 tỷ đồng. Thực hiện Chương trình 135 của Chính phủ, Sóc Trăng được phân bổ 79 tỷ đồng. Tỉnh đã đầu tư trên các lĩnh vực cơ sở hạ tầng 42,7 tỷ đồng cho 36 xã đặc biệt khó khăn (mỗi xã 800 triệu đồng) và 150 triệu đồng/ấpđặc biệt khó khăn khu vực 2. Cũng từ nguồn vốn của Chương trình 135, tỉnh đã triển khai 79 công trình đường, cầu giao thông, thuỷ lợi, trường học, điện, nước cùng nhiều dự án hỗ trợ phát triển sản xuất, đào tạo, đem lại lưọi ích thiết thực cho hàng ngàn hộ dân người Khmer.
Ngoài nguồn vốn của chương trình 135, trong năm 2008, đồng bào Khmer Sóc Trăng cũng được hỗ trợ lớn từ Chương trình 134 của Chính phủ với tổng số tiền trên 122,3 tỷ đồng. Tỉnh đã phân bổ hỗ trợ về nhà ở được gần 50 tỷ đồng để xây dựng 6.880 căn nhà cho hộ Khmer nghèo thuộc 5 huyện (Vĩnh Châu, Mỹ Xuyên, Kế Sách, Long Phú, Mỹ Tú), bình quân mỗi căn nhà 7,2 triệu đồng.
Tỉnh cũng đầu tư gần 33,5 tỷ đồng để mở mạng 38 trạm cấp nước, xây dựng mới 4 trạm và 1 hệ cấp nước tập trung; lắp đặt 6.057 đồng hồ nước cho hộ Khmer nghèo, đầu tư 6 bể chứa nước cho các chùa Khmer, cấp 7.710 lu chứa nước, đầu tư 1.229 giếng khoan tay. Bên cạnh đó, với chính sách trợ giá, trợ cước, năm 2008, bà con Khmer Sóc Trăng cũng được phân bổ 4,8 tỷ đồng để hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi các loại cho hơn 2.000 hộ được thụ hưởng. Nhiều hộ từ được nhà nước hỗ trợ bò giống, lúa giống, cá giống... đã có thu nhập khá cao, thoát được nghèo.
Hỗ trợ 310 tỷ đồng khắc phục hậu quả mưa lũ. Ngày 17/11, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định trích 310 tỷ đồng từ nguồn dự phòng ngân sách Trung ương năm 2008 cho 18 địa phương khắc phục hậu quả đợt mưa lũ vừa qua. Nguồn kinh phí trên được dùng để hỗ trợ dân sinh, mua giống khôi phục sản xuất, tu bổ cơ sở hạ tầng thiết yếu như trường học, trạm y tế, thủy lợi, giao thông nông thôn, vệ sinh môi trường và phòng, chống dịch bệnh.
Nguồn vốn được phân bổ cụ thể như sau: Ninh Bình 35 tỷ đồng; Hà Nội 40 tỷ đồng; Nghệ An 25 tỷ đồng; Hòa Bình 10 tỷ; Hưng Yên, Hà Nam, Thái Bình, Bắc Giang mỗi tỉnh 20 tỷ đồng; Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Thanh Hóa, Hải Dương, Hà Tĩnh, Bắc Ninh, Nam Định mỗi tỉnh 15 tỷ đồng; Lạng Sơn, Bắc Kạn và Thái Nguyên mỗi tỉnh 5 tỷ đồng.
Thủ tướng Chính phủ quyết định xuất cấp (không thu tiền) 5.400 tấn gạo từ nguồn Dự trữ quốc gia hỗ trợ các địa phương để cứu đói kịp thời cho dân bị thiệt hại do mưa lũ. Cụ thể: Ninh Bình, Bắc Giang, Nghệ An, mỗi tỉnh 1.000 tấn gạo; Thanh Hóa 900 tấn và Hà Tĩnh 1.500 tấn, 45 tấn hạt giống rau từ nguồn Dự trữ quốc gia được xuất cấp (không thu tiền) để hỗ trợ cho 13 địa phương phục hồi sản xuất. Theo đó, tỉnh Ninh Bình được hỗ trợ 3 tấn; Hà Nội 10 tấn; Vĩnh Phúc 7 tấn; Nghệ An 5 tấn; Hưng Yên 3 tấn; Thanh Hóa 3 tấn; Hà Nam, Phú Thọ, Hải Dương, Bắc Giang, Hà Tĩnh, Hòa Bình, Bắc Ninh mỗi tỉnh 2 tấn./.
Dự án giáo dục tiểu học cho trẻ em khó khăn (PEDC) cho biết: Ðể tăng cơ hội đến trường cho trẻ em ở 40 tỉnh khó khăn nhất cả cả nước, từ đầu năm học 2008 - 2009 đến nay, PEDC đã chi 250 tỷ đồng, hỗ trợ trực tiếp cho 2,15 triệu học sinh, mỗi em 32.000 đồng để mua các học phẩm tối thiểu: vở, bút,... với tổng số tiền là 68 tỷ đồng.…vv và nhiều chương trình khác.
4.Kết quả đạt được và triển khai công tác ,những giải pháp khắc phục khó khăn thiếu sót cứu trợ xã hội trong năm 2009
Theo báo cáo gần đây nhất vào chiều 16/01/2009, Cục Bảo trợ Xã hội đã tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác năm 2008 và triển khai chương trình công tác năm 2009. Tham dự có các đồng chí Thứ trưởng Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội Bùi Hồng Lĩnh, Phùng Ngọc Hùng cùng đại diện lãnh đạo các đơn vị có liên quan thuộc Bộ. Thay mặt lãnh đạo cục, Cục trưởng Nguyễn Trọng Đàm đã trình bày Báo cáo tình hình thực hiện chỉ tiêu, nhiệm vụ năm 2008 và Chương trình công tác năm 2009 của Cục Bảo trợ Xã hội với một số kết quả, nội dung chủ yếu sau đây:
Về xây dựng văn bản, năm qua Cục đã tham mưu, xây dựng và trình ban hành 9 văn bản trong đó có 5 văn bản cấp Chính phủ, 4 văn bản cấp bộ. Các văn bản hiện đang còn xây dựng là: Đề án nghiên cứu luật về người khuyết tật, Đề án phát triển nghề công tác xã hội; Thông tư hướng dẫn một số điều của Nghị định số 68...; góp ý 22 Nghị quyết, quyết định của Thủ tướng Chính phủ và Thông tư của các Bộ, ngành liên quan...Kết quả giảm nghèo, tính đến cuối năm 2008, tỷ lệ nghèo cả nước còn khoảng 13,08%, giảm 1,66% so với năm 2007, không đạt mục tiêu đề ra là giảm xuống còn khoảng 12% do tác động của nhiều yếu tố kinh tế- xã hội, thiên tai, bão lũ
Về trợ giúp đột xuất, căn cứ đề nghị của địa phương và qua kiểm tra thực tế, Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội đã trao đổi thống nhất với các bộ, ngành liên quan, xem xét đề nghị Chính phủ hỗ trợ lương thực cho các tỉnh nêu trên 40.000 tấn gạo và 825 tỷ đồng nhằm cứu đói và khắc phục hậu quả thiên tai. Đồng thời cũng đã hướng dẫn các địa phương rà soát và thực hiện cứu trợ kịp thời cho gần 1,4 triệu người dân...
Về chính sách xã hội, Chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương thực hiện Nghị định số 67/2007/NĐ- CP về chính sách trợ giúp các đối tượng xã hội, đến nay 63/63 tỉnh, thành hoàn thành việc rà soát, lên danh sách với tổng đối tượng là khoảng 1,13 triệu người. Trong năm, nhờ việc xây dựng và đưa vào ứng dụng phần mềm quản lý đối tượng bảo trợ xã hội theo Nghị định 67 nên công tác quản lý đối tượng bước đầu đã được chuẩn hoá. Ước tính đến nay có khoảng 90% và đến năm 2009 sẽ có 100% đối tượng thuộc diện trợ cấp theo nghị định này được hưởng trợ cấp...
Đối với lĩnh vực người khuyết tật, đến nay đã có 30 tỉnh, thành phố xây có kế hoạch và đề án trợ giúp người khuyết tật ( Đề án 329) cấp tỉnh; 24 tỉnh, thành phố tiến hành khảo sát thống kê người tàn tật, trợ cấp xã hội cho các đối tượng quy định tại Nghị định 67/2007/NĐ-CP, hướng dẫn thành lập tổ tự lực của người tàn tật, cấp thẻ bảo hiểm y tế, hỗ trợ giáo dục, đào tạo, dậy nghề tạo việc làm, vay vốn phát triển sản xuất, cải tạo các công trình công cộng, giao thông để đảm bảo cho người tàn tật tiếp cận.... Về thực hiện Pháp lệnh người cao tuổi và Chương trình hành động quốc gia về người cao tuổi (Chương trình 301), đã có gần 3,1 triệu người (40% người cao tuổi) được hưởng lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội hoặc chính sách đối với người có công và trợ cấp xã hội; trên 57% hộ gia đình có người cao tuổi có mức sống bằng hoặc cao hơn mức sống trung bình của cộng đồng: 93,88% người cao tuổi được khám, chữa bệnh và được hưởng chăm sóc của gia đình, trong đó khoảng 32,6% do nhà nước và các tổ chức hỗ trợ; số còn lại do tích luỹ của hộ, hoặc giúp đỡ của cộng đồng dân cư... Về công tác xã hội, theo chỉ đạo của Chính phủ, Bộ LĐ- TBXH đang tiếp tục phối hợp cùng các Bộ, ngành hữu quan và các đối tác quốc tế xây dựng Đề án Phát triển nghề công tác xã hội; Nghiên cứu đổi mới hoạt động của các Trung tâm Bảo trợ xã hội; Trình và chuẩn bị triển khai thực hiện dự án “Chăm sóc trẻ em và người chưa thành niên có hoàn cảnh đặc biệt” do UNICEF tài trợ; Đôn đốc và hướng dẫn các địa phương triển khai thực hiện các mô hình “Nhà xã hội” và “Ngôi nhà nhỏ trong các Trung tâm Bảo trợ xã hội” chăm sóc trẻ em tại một số địa phương. Trong năm 2008 đã triển khai được các mô hình nhà xã hội tại Hà Nội, Hà Tây, Đắc Lắc, TP.HCM, Bình Dương, Bà Rịa-Vũng Tàu, mô hình Ngôi nhà nhỏ trong trung tâm BTXH tại Phú Thọ, Sơn La, Hải Dương, Bắc Ninh, Thanh Hóa, Khánh Hòa... Báo cáo cũng đưa ra kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm2009. Theo đó, về giảm nghèo, dự kiến đến cuối năm 2009, tỷ lệ hộ nghèo nước ta giảm còn khoảng 12%; về trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội: đảm bảo 100% đối tượng có đủ điều kiện và hồ sơ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- An sinh xã hội- Cứu trợ xã hội ở Việt Nam.DOC