Tiểu luận Đặc điểm pháp lí của khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế

Khu kinh tế

*) Định nghĩa:Theo khoản 3 Điều 2 Nghị định của Chính phủ số 29/2008/NĐ-CP thì khu kinh tế là khu vực có không gian kinh tế riêng biệt với môi trường đầu tư và kinh doanh đặc biệt thuận lợi cho các nhà đầu tư, có ranh giới địa lý xác định, được thành lập theo điều kiện, trình tự và thủ tục quy định của Nghị định này.

*) Đặc điểm pháp lí:

a) Về không gian thành lập: Khu kinh tế được thành lập trên cơ sở diện tích đất tự nhiên rộng lớn, có tính đặc thù về điều kiện tự nhiên và vị trí địa lí kinh tế.

b) Về lĩnh vực đầu tư: Khu kinh tế cho phép đầu tư đa ngành, đa lĩnh vực nhưng có mục tiêu trọng tâm, phù hợp với từng khu kinh tế; được thành lập ở mỗi địa bàn khác nhau.

c) Về quy hoạch tổng thể: Khu kinh tế được chia làm 2 khu vực là khu thuế quan và phi thuế quan

- Khu phi thuế quan : có ranh giới địa lí xác định, được ngăn cách bằng hàng rào cứng với khu vực xung quanh; không có dân cư sinh sống. Các hoạt động tong khu phi thuế quan bao gồm: sản xuất hàng xuất khẩu và hàng phục vụ tại chỗ, thương mại hàng hoá, thương mại dịch vụ, xúc tiến thương mại và các hoạt động thương mại khác. Nó có đặc điểm giống như khu chế xuất nhưng phạm vi hoạt động lớn hơn.

- Khu thuế quan: là khu vực còn lại của khu kinh tế, nó bao gồm các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu giải trí đặc biệt, khu du lịch, khu dân cư và hành chính. Hàng hoá ra vào khu thuế quan thuộc khu kinh tế phải tuân theo pháp luật về mặt hàng, thuế xuất nhập khẩu nhưng được áp dụng thủ tục hải quan thuận lợi. Hàng hoá được tự do lưu thông giữa khu thuế quan và nội địa. Khu kinh tế có tính “mở” về không gian và tính “tổng hợp” về ngành nghề, lĩnh vực đầu tư.

 

doc7 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 5129 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Đặc điểm pháp lí của khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài làm Với xu thế hội nhập khu vực và quốc tế hiện nay đã đặt ra nhiều yêu cầu đối với pháp luật đầu tư nói chung cũng như pháp luật đầu tư về các khu vực kinh tế đặc biệt nói riêng. Trong bài viết này, nhóm em hi vọng có thể làm sáng rõ hơn nội dung đặc điểm pháp lí của các khu kinh tế đặc biệt cũng như trình bày điểm khác biệt giữa khu chế xuất và khu công nghiệp, khu công nghiệp và khu kinh tế. Đặc điểm pháp lí của khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế. Khu công nghiệp: *) Định nghĩa: Theo Điều 2 Nghị định của Chính Phủ số 29/2008/NĐ-CP thì khu công nghiệp được hiểu là “ khu chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện các dịch vụ cho sản xuất công nghiệp, có ranh giới địa lý xác định, được thành lập theo điều kiện, trình tự và thủ tục quy định của Nghị định này”. Theo đó, khu công nghiệp theo quy định của pháp luật VN có những đặc điểm pháp lí sau: *) Đặc điểm pháp lí: a. Về chức năng hoạt động: Khu công nghiệp là khu vực chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện các dịch vụ cho sản xuất công nghiệp. b. Về không gian: Khu công nghiệp là khu vực có ranh giới địa lí xác định, phân biệt với các vùng lãnh thổ khác và thường không có dân cư sinh sống. c. Về thủ tục thành lập: Khu công nghiệp không phải là khu vực được thành lập tự phát mà được thành lập theo quy định của Chính phủ, trên cơ sở quy hoạch đã được phê duyệt.Theo đó, Nhà nước phải xây dựng quy hoạch phát triển các khu công nghiệp, thẩm định kĩ trước khi thành lập và triển khai xây dựng. Trên cơ sở quy hoạch đã phê duyệt, dự án đầu tư đã thẩm định, Thủ tướng Chính phủ sẽ quyết định thành lập khu công nghiệp tại những địa bàn cụ thể. d. Về đầu tư cho xuất khẩu: Trong khu công nghiệp có thể có khu vực hoặc doanh nghiệp chuyên sản xuất hàng xuất khẩu ( khu chế xuất); doanh nghệip chế xuất và khu chế xuất có ranh giới địa lí phân biệt với các khu vực còn lại của khu công nghiệp và áp dụng quy chế pháp lí riêng. 2. Khu chế xuất: *) Định nghĩa: Khu chế xuất là khu công nghiệp chuyên sản xuất hàng xuất khẩu, thực hiện dịch vụ cho sản xuất hàng xuất khẩu và hoạt động xuất khẩu, có ranh giới địa lý xác định, được thành lập theo điều kiện, trình tự và thủ tục áp dụng đối với khu công nghiệp quy định của Chính phủ (Khoản 2 Điều 2 Nghị định số29/2008/NĐ-CP) *) Đặc điểm pháp lí: Từ định nghĩa trên, có thể thấy khu chế xuất trước hết là khu công nghiệp, do vậy mà nó cũng có những đặc điểm của một khu công nghiệp như bên trên đã phân tích. Tuy nhiên, khu chế xuất có đặc tính chuyên môn hoá trong việc chế tạo hàng hoá để xuất khẩu, kinh doanh dịch vụ xuất khẩu và cung cấp cho các tổ chức kinh tế cư trú trong đó các điều kiện tự do thương mại và môi trường pháp lí tự do. Do đó, ngoài đặc điểm chung với khu công nghiệp thì khu chế xuất còn mang thêm 2 đặc điểm nữa, sẽ được làm rõ hơn ở phần phân biệt với khu công nghiệp. 3) Khu công nghệ cao: *) Định nghĩa: Theo Khoản3 Điều 2 Nghị định 99/2003/NĐ-CP thì: “Khu công nghệ cao là khu kinh tế- kĩ thuật đa chức năng, có ranh giới xác định, do Thủ tướng chính phủ quyết định thành lập, nhằm nghiên cứu- phát triển và ứng dụng công nghệ cao, ương tạo doanh nghiệp công nghệ cao, đào tạo nhân lực công nghệ cao và sản xuất, kinh doanh sản phẩm công nghệ cao. Trong khu công nghệ cao có thể có khu chế xuất, kho ngoại quan, khu bảo thuế và khu nhà ở.” Trong đó “ ươm tạo doanh nghiệp công nghệ cao là hoạt động hỗ trợ các tổ chức, cá nhân có ý tưởng khoa học công nghệ, kết quả nghiên cứu khoa học công nghệ thực hiện việc hoàn thiện công nghệ, chế thử sản phẩm và thành lập doanh nghiệp sản xuất sản phẩm công nghệ cao”. *) Đặc điểm pháp lí: a) Về chức năng hoạt động: Khu công nghệ cao là khu kinh tế - kĩ thuật đa chức năng. Các doanh nghiệp khu công nghệ cao có thể hoạt động trong nhiều lĩnh vực hoạt động như sản xuất công nghiệp, chế tạo hàng xuất khẩu, nghiên cứu, ứng dụng, đào tạo nhân lực… b) Về lĩnh vực đầu tư: Các hoạt động kinh tế kĩ thuật, đào tạo… của khu công nghệ cao đều liên quan đến công nghệ cao như: sản xuất kinh doanh sản phẩm công nghệ cao; nghiên cứu, phát triển và ứng dụng công nghệ cao, ươm tạo doanh nghiệp công nghệ cao và đào tạo nhân lực công nghệ cao… c) Về thành lập và tổ chức hoạt động: Khu công nghệ cao được thành lập theo quy định của Chính phủ ( cụ thể là thủ tướng Chính phủ), có ranh giới xác định và hoạt động theo quy chế pháp lí do Chính phủ quy định. Trên cơ sở quy hoạch tổng thể phát triển các khu công nghiệp đã được xây dựng, Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập các khu công nghệ cao, có xác định địa giới cụ thể phân biệt với các vùng lãnh thổ khác. 4) Khu kinh tế *) Định nghĩa:Theo khoản 3 Điều 2 Nghị định của Chính phủ số 29/2008/NĐ-CP thì khu kinh tế là khu vực có không gian kinh tế riêng biệt với môi trường đầu tư và kinh doanh đặc biệt thuận lợi cho các nhà đầu tư, có ranh giới địa lý xác định, được thành lập theo điều kiện, trình tự và thủ tục quy định của Nghị định này. *) Đặc điểm pháp lí: a) Về không gian thành lập: Khu kinh tế được thành lập trên cơ sở diện tích đất tự nhiên rộng lớn, có tính đặc thù về điều kiện tự nhiên và vị trí địa lí kinh tế. b) Về lĩnh vực đầu tư: Khu kinh tế cho phép đầu tư đa ngành, đa lĩnh vực nhưng có mục tiêu trọng tâm, phù hợp với từng khu kinh tế; được thành lập ở mỗi địa bàn khác nhau. c) Về quy hoạch tổng thể: Khu kinh tế được chia làm 2 khu vực là khu thuế quan và phi thuế quan - Khu phi thuế quan : có ranh giới địa lí xác định, được ngăn cách bằng hàng rào cứng với khu vực xung quanh; không có dân cư sinh sống. Các hoạt động tong khu phi thuế quan bao gồm: sản xuất hàng xuất khẩu và hàng phục vụ tại chỗ, thương mại hàng hoá, thương mại dịch vụ, xúc tiến thương mại và các hoạt động thương mại khác. Nó có đặc điểm giống như khu chế xuất nhưng phạm vi hoạt động lớn hơn. - Khu thuế quan: là khu vực còn lại của khu kinh tế, nó bao gồm các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu giải trí đặc biệt, khu du lịch, khu dân cư và hành chính. Hàng hoá ra vào khu thuế quan thuộc khu kinh tế phải tuân theo pháp luật về mặt hàng, thuế xuất nhập khẩu nhưng được áp dụng thủ tục hải quan thuận lợi. Hàng hoá được tự do lưu thông giữa khu thuế quan và nội địa. Khu kinh tế có tính “mở” về không gian và tính “tổng hợp” về ngành nghề, lĩnh vực đầu tư. II/ Phân biệt khu chế xuất và khu công nghiệp; khu công nghiệp và khu kinh tế. Phân biệt khu chế xuất và khu công nghiệp: *) Về chức năng hoạt động và mục tiêu thị trường: Phạm vi thị trường mà khu công nghiệp hướng tới rộng hơn khu chế xuất - Doanh nghiệp khu công nghiệp sản xuất hàng phục vụ cho việc tiêu thụ trong nước hoặc cả nước ngoài, nhằm khai thác cả thị trường nội địa và thị trường nước ngoài. - Doanh nghiệp thành lập và hoạt động trong khu chế xuất chủ yếu xuất khẩu hàng hoá hoặc kinh doanh dịch vụ cho xuất khẩu, hướng tới khai thác thị trường khu vực và quốc tế. *) Về mặt không gian, tính chất hàng rào phân biệt với các vùng khác: - Các khu công nghiệp: được xác định bằng hệ thống hàng rào khu công nghiệp, phân biệt với các vùng còn lại của lãnh thổ quốc gia. - Các khu chế xuất: hệ thống hàng rào ngoài ý nghĩa phân biệt với các vùng lãnh thổ còn lại của quốc gia còn có ý nghĩa là hàng rào hải quan. Theo đó, tổ chức và hoạt động thương mại trong khu chế xuất được áp dụng với khu vực phi thuế quan. Đặc điểm này thể hiện rõ ở quy chế pháp lí áp dụng cho khu chế xuất. Việc trao đổi hàng hoá giữa các doanh nghiệp chế xuất với các doanh nghiệp ở nước ngoài hoặc các doanh nghiệp chế xuất khác thể hiện rõ tính thương mại tự do: không thuộc diện chịu thuế xuất khẩu, nhập khẩu; không phải thực hiện các thủ tục hải quan. Còn việc trao đổi hàng hoá giữa các khu chế xuất với các vùng lãnh thổ còn lại của quốc gia thì được coi như quan hệ xuất khẩu, nhập khẩu và phải nộp thuế, thực hiện chế độ hải quan theo quy chế hiện hành. 2) Phân biệt khu công nghiệp và khu kinh tế: a) Về không gian thành lập - Khu công nghiệp: + Phần lớn là có sự giải phóng mặt bằng, thiết kế và xây dựng mới theo quy hoạch. + Trong khu công nghiệp không có cư dân sinh sống. - Khu kinh tế: +Được thành lập trên cơ sở diện tích đất tự nhiên rộng lớn, có tính đặc thù về điều kiện tự nhiênvà vị trí điạ lí kinh tế. + Mặc dù ranh giới địa lí được xác định nhưng không tách biệt với khu dân cư. Cụ thể hơn là trong khu thuế quan, còn bao gồm cả khu dân cư. b) Về chức năng hoạt động: - Khu công nghiệp: là khu vực chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện các dịch vụ cho sản xuất công nghiệp.Trong khu công nghiệp, không có các hoạt động sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp và các dịch vụ phục vụ cho các loại hình sản xuất này. - Khu kinh tế: cho phép đầu tư đa ngành, đa lĩnh vực. Do đó, khu kinh tế được chia ra làm nhiều các khu chức năng khác nhau, trong đó có bao gồm cả khu công nghiệp, khu du lịch, khu chế xuất.. Nói một cách khác, khu công nghiệp chỉ là một trong những khu chức năng của khu kinh tế. Tài Liệu tham khảo: Giáo trình Luật đầu tư, Đại học Luật Hà Nội, NXB CAND 2009 Luật đầu tư 2005. Nghị định của Chính phủ sổ 109/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật đầu tư. Nghị định của Chính phủ số 29/2008/NĐ-CP ngày 14/3/2008 về khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế. Nghị định của Chính phủ số 99/2003/NĐ-CP ngày 28/8/2003 về việc ban hành Quy chế khu công nghệ cao

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docĐiểm khác biệt giữa khu chế xuất và khu công nghiệp, khu công nghiệp và khu kinh tế.doc
Tài liệu liên quan