Tiểu luận Đặc trưng của bảo hiểm và thực tiễn bảo hiểm Việt Nam

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU 1

NỘI DUNG 2

I. Đặc trưng của bảo hiểm 2

1. Bảo hiểm là sự chuyển dịch rủi ro. 2

2. Bảo hiểm là sự chia nhỏ tổn thất. 5

3. San sẻ tổn thất. 6

II. Thực tiễn bảo hiểm Việt Nam. 9

LỜI KẾT 10

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 11

 

 

doc12 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4437 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Đặc trưng của bảo hiểm và thực tiễn bảo hiểm Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI NÓI ĐẦU Trong cuộc sống thường nhật, luôn luôn có những nguy hiểm, những rủi ro có thể xảy ra bất kì lúc nào mà đương nhiên khi xảy ra sẽ kéo theo nhiều tổn thất cho con người (tài sản, sức khỏe, tính mạng) và con người thường không dự liệu trước được những rủi ro đó. Vì vậy, khi có rủi ro và dẫn đến tổn thất con người rất khó để có thể bù đắp và khôi phục lại tổn thất nếu như không có một sự chuẩn bị trước bảo hiểm chính là một ngành dịch vụ nhằm khắc phục tình trạng trên cho những người tham gia bảo hiểm. Là ngành dịch vụ tài chính đảm bảo khắc phục những rủi roc ho con người nên bảo hiểm có những đặc trưng riêng biệt. Bài dưới đây sẽ đi vào phân tích những đặc trưng của bảo hiểm. NỘI DUNG Đặc trưng của bảo hiểm Khái niệm bảo hiểm: được hiểu theo hai phương diện: Thứ nhất, bảo hiểm được hiểu là một hoặc nhiều phương thức được thực hiện nhằm phòng ngừa, ngăn chặc một tai nạn có thể xảy ra. Như vậy bảo hiểm là một cách thức thực hiện đề phòng tai nạn. Thứ hai, bảo hiểm là một mối quan hệ được hình thành giữa các bên chủ thể trong đó một bên cam kết về việc bảo đảm tài chính cho bên kia khi xảy ra một rủi ro tổn thất nhất định. Như vậy, bảo hiểm là một cách thức bảo đảm về mặt tài chính. Bảo hiểm là sự chuyển dịch rủi ro. Rủi ro được coi là tiền đề của bảo hiểm, không có rủi ro thì sẽ không có bảo hiểm. Có thể nói dù ở trong một xã hội nào thì vẫn luôn luôn tiềm ẩn những rủi ro có thể xảy ra bất cứ lúc nào đối với con người . Xét về đối tượng thiệt hại do rủi do thì gồm ba loại: Rủi ro về người là rủi ro về tính mạng hoặc thân thể của con người; Rủi ro về tài sản là những thiệt hại về của cải vật chất; Rủi ro về trách nhiệm dân sự là những rủi ro gây thiệt hai về tài sản, sức khỏe, tính mạng của người khác mà người gặp rủi ro gây ra thiệt hại đó phải gánh chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hạn theo quy định pháp luật. Khi gặp những rủi ro xảy đến thì con người sẽ phải gánh chịu những tổn thất về sức khỏe, tính mạng, tài sản… và khi chưa có bảo hiểm thì con người sẽ phải tự gánh chịu những rủi ro đó và những thiệt hại mà rủi ro gây ra. Khi có bảo hiểm thì những rủi ro đó sẽ được chủ thể khác gánh nhận thay, bên nhận bảo hiểm đối với rủi ro đó phải thực hiện việc bù đắp vật chất đối với các tổn thất tài chính mà người tham gia bảo hiểm (người được bảo hiểm) gặp phải. Rủi ro là khả năng có thể xảy ra một sự cố không thể đoán trước và không chắc chắn được về tổn thất. Rủi ro bao gồm: Thứ nhất, hiểm họa (các sự cố gây ra tổn thất như hiểm họa cháy, nổ, ... ). Hiểm họa gồm nhiều loại: Hiểm họa riêng biệt: xuất phát điểm từ hành vi của một cá nhân hoặc một nhóm cá nhân riêng biệt. Thiệt hại xảy ra cũng chỉ là của một hoặc một nhóm cá nhân riêng biệt. Hiểm họa chung: phát sinh từ các nguyên nhân nằm ngoài tầm kiểm soát của con người và thiệt hại xảy ra đối với nhiều người. Nguyên nhân thường là do các biến cố của thiên nhiên (động đất, lũ lụt…) hay do các nguyên nhân khác (thay đổi thể chế chính trị của một quốc gia, pháp luật…). Hiểm họa rõ: là hiểm họa mà tổn thất tài chính ngang bằng giá trị đối tượng được bảo hiểm. Hiểm họa mờ: tổn thất tài chính có thể vượt quá giá trị của đối tượng được bảo hiểm. Thứ hai, nguy cơ tiềm ẩn. Nguy cơ là biểu hiện về tần suất và mức độ nghiêm trọng của hiểm họa. Đây là yếu tố quan trọng trong khai thác bảo hiểm đối với doanh nghiệp bảo hiểm. tất cả các dối tượng đều có nguy cơ tiềm ẩn những mức độ của nguy cơ phụ thuộc nhiều yếu tố khác nhau (như vị trí tồn tại, tính chất, giá trị đối tượng bảo hiểm; thái độ, ý thức người được bảo hiểm). Đánh giá được mức độ của nguy cơ là nhằm tạo một căn cứ xác định phí bảo hiểm. Hai loại nguy cơ gồm: Nguy cơ vật chất: gắn liền đặc điểm vật chất của đối tượng bảo hiểm. Nguy cơ nhân thân: gắn liền với thái độ, ý thức của người được bảo hiểm. Ví dụ: hai chiếc xe cùng được mua bảo hiểm cho toàn bộ xe, xe thứ nhất trị giá 2500 USD, chiếc thứ hai trị giá 5000 USD. Như vậy xét về giá trị chiếc thứ hai sẽ có giá trị lớn hơn chiếc thứ nhất và khi bị hỏng thì chi phí cho việc sửa chữa cũng sẽ lớn hơn. Do đó mức phí bảo hiểm mà chủ xe phải đóng cũng sẽ cao hơn so với chiếc xe thứ nhất. Thứ ba, tổn thất bất thường là rủi ro mang tính khách quan và tổn thất là không thể biết trước (nếu biết trước thì không được bảo hiểm). ví dụ như xảy ra bão lũ, cháy nổ… Tóm lại, rủi ro là một hiểm họa mà tổn thất xảy ra nằm ngoài ý chí của người tham gia bảo hiểm hoặc của người được bảo hiểm và không thể biết trước. Mục đích của người tham gia bảo hiểm là hướng tới việc được bên nhận bảo hiểm khắc phục cho mình những tổn thất tài chính khi gặp rủi ro. Nếu rủi ro đem đến tổn thất cho chính người tham gia bảo hiểm thì bên nhận bảo hiểm phải bù đắp tổn thất tài chính đó trong phạm vi số tiền bảo hiểm xác định theo hợp đồng hoặc quy định pháp luật. Nếu rủi ro đến tổn thất cho người thứ ba (bảo hiểm TNDS) thì bên nhận bảo hiểm phải bù đắp tổn thất cho người bị thiệt hại thay cho người tham gia bảo hiểm. Khi giao kết hợp đồng bảo hiểm thì bên nhận bảo hiểm sẽ thu phí bảo hiểm và cam kết bảo đảm vật chất cho bên tham gia bảo hiểm khi có thiệt hại do rủi ro gây ra. Như vậy, thông qua việc bảo hiểm, rủi ro sẽ chuyển dịch từ bên tham gia bảo hiểm sang bên nhận bảo hiểm và hợp đồng bảo hiểm chính là hợp đồng chuyển dịch rủi ro. Ví dụ: anh A mua bảo hiểm cho sức khỏe của mình, sau một lần bị tại nạn A bị thương nặng và phải chịu một tổn thất lớn về tài chính khi đó doanh nghiệp bảo hiểm sẽ phải chi trả bảo hiểm theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm và quy định của pháp luật. Như vậy là tổn thất về tài chính của anh A được chuyển sang cho doanh nghiệp bảo hiểm. Tuy nhiên nếu trong trường hợp này anh A cố tình gây ra tai nạn đó để được hưởng bảo hiểm thì doanh nghiệp bảo hiểm có quyền từ chối trả tiền bảo hiểm cho anh A. Hoặc trong trường hợp anh A biết rõ khi đi vào khu vực đó sẽ dễ xảy ra tai nạn nhưng vẫn cố tình đi vào và không có biện pháp gì để bảo đảm cho sức khoae của mình ( đi vào khu công trường đang xây dựng nhưng không có bảo hộ lao động ). Khi đó doanh nghiệp bảo hiểm cũng có quyền từ chối chi trả bảo hiểm vì đấy là tại nạn mà anh A có thể lường trước. Với tính chất là dự liệu cho những tổn thất xảy ra trong tương lai do vậy những tổn thất đã xảy ra trước khi hợp đồng bảo hiểm có hiệu lực thì sẽ không được bảo hiểm. Ví dụ: anh A sau một đượt kiểm tra tổng thể sức khỏa, đã phát hiện mình bị nhiễm HIV, ngay sau đó anh A đã mua bảo hiểm sức khỏe cho mình. Trong trường hợp này nếu doanh nghiệp bảo hiểm phát hiện ra anh A đã bị bệnh trước khi giao kết hợp đồng bảo hiểm thì có quyền không trả tiền bảo hiểm cho anh A. ( Trong trường hợp này theo quan điểm cá nhân còn có chứa yếu tố lừa dối theo quy định của Bộ luật dân sự về hiệu lực hợp đồng thì hợp đồng bảo hiểm giữa anh A và doanh nghiệp bảo hiểm sẽ bị tòa án tuyên vô hiệu nếu có yêu cầu của một trong hai bên). Bảo hiểm là sự chia nhỏ tổn thất. Không phải bên tham gia bảo hiểm sẽ mong xảy ra một rủi ro đối với mình để được hưởng bảo hiểm. Nhưng nếu không tham gia bảo hiểm mà xảy ra rủi ro thì họ có thể sẽ phải chịu một tổn thất lớn về tài chính. Chính vì vậy việc đóng phí bảo hiểm cho doanh nghiệp bảo hiểm chính là việc người tham gia bảo hiểm chịu một khoản tổn thất nhỏ về tài chính một cách thường xuyên và biết trước đẻ đổi lại được sự an tâm và khi xảy ra rủi ro dẫn đến một tổn thất tài chính lớn thì họ sẽ được doanh nghiệp bảo hiểm bù đắp. Nghĩa là khoản tổn thất tài chính khi có rủi ro sẽ được chia nhỏ thành phí bảo hiểm. Thu phí bảo hiểm của người tham gia bảo hiểm chính là việc tích tụ vốn của doanh nghiệp bảo hiểm. Và doanh nghiệp bảo hiểm thay khách hàng áp dụng việc chia tổn thất lớn thành tổn thất nhỏ. Ví dụ: anh A gặp tai nạn giao thông và bị thương nặng, tổng chi phí để chữa bệnh và hồi phục sức khỏa là 40.000.000đ . Giả sử: Anh A không mua bảo hiểm cho sức khỏe của mình thì khi xảy ra tai nạn anh A sẽ phải chịu tòan bộ những tổn thất tài chính đó, có nghĩa trong một khoảng thời gian ngắn anh A sẽ phải chi trả một số tiền lớn. Nếu anh A mua bảo hiểm cho sức khỏa của mình với mức phài bảo hiểm là 2.000.000đ/tháng. Theo đó khi xảy ra tai nạn doanh nghiệp bảo hiểm sẽ phải chi trả khoản tài chính đó cho anh A. Như vậy thay vì phải trả cùng một lúc số tiền lớn là 40.000.000đ thì anh A chỉ phải trả 2.000.000đ hàng tháng và số tiền này được coi là một tổn thất nhỏ, cố định và biết trước. San sẻ tổn thất. Khi tham gia bảo hiểm có nghĩa người mua đã chuyển những tổn thất mà mình có thể phải gánh chịu sang cho doanh nghiệp bảo hiểm. Việc doanh nghiệp bảo hiểm chấp nhận sẽ chịu các tổn thất do rủi ro gây nên đối với người tham gia bảo hiểm sẽ thuộc về mình, doanh nghiệp bảo hiểm sẽ bằng nguồn tài chính của mình chi trả cho những tổn thất đã được bảo hiểm. Nguồn vốn này được hình thành ban đầu từ vốn điều lệ của công ty. Hoặc có những công ty thường bán cổ phần cho các cổ đông hoặc nhượng tái bảo hiểm đối với các bảo hiểm có giá trị lớn cho doanh nghiệp bảo hiểm khác . khi đó nguồn tài chính không phải của một doanh nghiệp bảo hiểm mà từ tiền, vốn của các cổ đông và các công ty nhận tái bảo hiểm khác. Như vậy là tổn thất tài chính của người tham gia bảo hiểm sẽ được san sẻ cho nghiều người (cổ đông của doanh nghiệp bảo hiểm, công ty nhận tái bảo hiểm). Không chỉ có vậy, do số lượng người tham gia bảo hiểm không phải chỉ là một người hay một nhóm người mà có vô cùng nhiều đồng thời có xu hướng ngày càng tăng lên. Đương nhiên ai tham gia bảo hiểm cũng phải nộp phí bảo hiểm cho doanh nghiệp bảo hiểm làm tăng nguồn tài chính của doanh nghiệp (chính là nguồn tài chính để chi trả cho những rủi ro của khách hàng). Có nghĩa mỗi một người tham gia bảo hiểm đều đang cùng chia sẽ tổn thất với người khác. Số lượng người tham gia bảo hiểm càng nhiều thì mức đọ phát tán tổn thất càng rộng. Thực tế cho thấy có rất nhiều người tham gia bảo hiểm và trong một thời gian dài. Trong khi đó số người gặp rủi ro và được chi trả bảo hiểm là rất ít, do vậy bằng nguồn tài chính khổng lồ thì doanh nghiệp bảo hiểm chỉ phải chi trả cho rất ít tổn thất của một số ít khách hàng (số vốn còn lại doanh nghiệp bảo hiểm có thể sử dụng cho những công việc khác theo quy định của pháp luật). Như vậy bằng cách đó doanh nghiệp bảo hiểm đã dùng quy luật lấy của số dộng chia cho số ít, tổn thất mà môt người tham gia bảo hiểm gặp phải được chia sẻ cho tất cả những người tham gia bảo hiểm khác. Ví dụ: doanh nghiệp bảo hiểm X có số vốn ban đầu là 10 tỷ, trung bình mỗi năm có 1.000 người giao kết hợp đồng bảo hiểm với doanh nghiệp X. mức phí bảo hiểm trung bình mà người tham gia bảo hiểm phải nộp là 5.000.000đ/tháng/người. Theo đó trung bình mỗi năm doanh nghiệp X thu khoảng 60 tỷ tiền phí bảo hiểm. tỷ lệ người gặp rủi ro là 1/100, mỗi năm có khoảng 10 người gặp rủi ro và doanh nghiệp x phải chi trả bảo hiểm. Có thể thấy một năm doanh nghiệp X chỉ phải chi trả tổn thất cho 10 người tham gia bảo hiểm bằng nguồn tài chính thu được từ 1000 người khác. Có nghĩa tổn thất của một người được san sẻ cho 1000 người khác. *Rủi ro đối với doanh nghiệp bảo hiểm Hiện nay trên thế giới có rất nhiều doanh nghiệp bảo hiểm lớn và ở Việt Nam mặc dù phát triển chậm hơn so với thế giới nhưng cũng đã có những doanh nghiệp bảo hiểm lớn có uy tín hiện nay như Bảo Việt, AAA… do những thảm họa thiên tai liên tiếp xảy ra, do cuộc sống thường nhật của con người cũng chứa đựng nhiều nguy hiểm thường trực mà nhu cầu mua bảo hiểm của người dân ngày càng tăng cao. Có những quan điểm cho rằng trên thế giới liên tiếp xảy ra thiên tai, dịch bệnh… rủi ro đối với cuộc sống sống là vô cùng nhiều đồng nghĩa việc phải chi trả bảo hiểm cho khách hàng của doanh nghiệp bảo hiểm là lớn do vậy dễ dẫn đến việc quỹ tài chính của doanh nghiệp bảo hiểm không đủ để chi trả dẫn đến thua lỗ. Tuy nhiên như đã phân tích và thực tiễn cho thấy thì tỷ lệ số người gặp rủi ro trong tổng số người tham gia bảo hiểm là rất nhỏ, số tiền chi trả bảo hiểm nhỏ hơn nhiều so với số tiền phí bảo hiểm thu được. Số tiền nhàn rỗi trong bảo hiểm có thể được phép đầu tư sang các lĩnh vực kinh doanh khác (đương nhiên sẽ sinh lợi nhuận). Theo quy định tại khoản 2 Điều 98 Luật kinh doanh bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm có thể sử dụng vốn nhàn rỗi của mình để đầu tư ở Việt Nam trong các lĩnh vực: Mua trái phiếu chính phủ; Mua cổ phiếu, trái phiếu doanh nghiệp; Kinh doanh bất động sản; Góp vốn vào các doanh nghiệp khác; Cho vay theo quy định cảu Luật các tổ chức tín dụng; Gửi tiền tại các tổ chức tín dụng. Ngoài ra doanh nghiệp bảo hiểm có thể nhượng tái bảo hiểm cho doanh nghiệp bảo hiểm khác (thường các tập đoàn tài chính lớn trong và ngoài nước là chỗ dựa vững chắc cho các doanh nghiệp bảo hiểm) khi đó nếu xảy ra đối với khách hàng mà hợp đồng bảo hiểm đã được nhượng thì công ty nhận tài bảo hiểm phải thực hiện nghĩa vụ chi trả bảo hiểm cho rủi ro đó. Mặc dù trên thế giới cũng đã có nhiều một số công ty bảo hiểm lớn bị phá sản, ví dụ như gần đây nhất là vụ phá sản của Tập đoàn bảo hiểm Conseco của Mỹ tuy nhiên nguyên nhân chính dẫn đến việc tập đoàn này phá sản là do năm 1998 hãng này đã bỏ ra 6,4 tỷ USD mua lại công ty viễn thông Green Tree Financial sau đó bị thua lỗ kéo dài. Hiện nay các doanh nghiệp bảo hiểm của Thái Lan cũng đang bị đe dọa sẽ thiệt hại lớn trước sự đe dọa của các cơn lũ liên tiếp gây sức tàn phá khủng khiếp đối với nước này. Nhưng đó chỉ là con số rất ít trong hàng nghìn doanh nghiệp bảo hiểm trên thế giới và nguyên nhân dẫn đến phá sản chủ yếu là do thất bại trong những lĩnh kinh doanh khác khi doanh nghiệp bảo hiểm sử dụng nguồn vốn nhàn rỗi để đầu tư, hay những sự kiện bảo hiểm hiếm gặp. Thực tiễn bảo hiểm Việt Nam. Như đã phân tích về những đặc trưng của bảo hiểm, có thể thấy bảo hiểm đem lại rất nhiều lợi ích, tạo một nguồn vốn dự trữ, là nguồn bảo đảm tài chính chắc chắn cho các cá nhân các tổ chức kinh tế trong việc khắc phục hậu quả của các rủi ro đã được bảo hiểm. Tuy nhiên hiện nay ở Việt Nam số người tham gia bảo hiểm còn ít chủ yếu là tham gia các bảo hiểm bắt buộc (bảo hiểm lao động, bảo hiểm y tế). Thực trạng này do nhiều lý do: Thứ nhất là người dân chưa ý thức được tầm quan trọng của việc tham gia bảo hiểm, không nhận rõ được bản chất tích lũy của bảo hiểm.(người dân không nhận thấy được hiểm họa có thể xảy đến bất cứ lúc nào và không nhận thấy tham gia bảo hiểm chính là một hình thức “tiết kiệm” tiền cho chính họ) Thứ hai, nhiều người dân lao động không đủ điều kiện để tham gia bảo hiểm. (với số tiền phí bảo hiểm phải đóng hàng tháng không phải người lao động Việt Nam nào cũng có thể tham gia, có thể mức phí bảo hiểm có thể bằng số tiền mà một gia đình nông dân làm ra trong một tháng vậy nếu đóng bảo hiểm thì họ sống bằng gì?) Thứ ba, bảo hiểm là một lĩnh vực còn mới ở Việt Nam nên chưa được nhiều người biết và nhận thức rõ. Về quy định của pháp luật đối với bảo hiểm thì hiện nay đã ban hành Luật kinh doanh bảo hiểm quy định cụ thể các vấn đề liên quan đến kinh doanh bảo hiểm, ngoài ra còn có những quy định riêng lẻ ở một số bộ luật khác như Bộ luậy dân sự quy định về hợp đồng bảo hiểm, Bộ luật lao động quy định về loại bảo hiểm xã hội đối với người lao động. LỜI KẾT Với những phân tích về đặc trưng cảu bảo hiểm có thể nhận thấy bảo hiểm như là một sự bù đắp những tổn thất mà con người gặp phải trong cuộc sống. Bảo hiểm tạo ra sự san sẻ tổn thất giữa các cá nhân, tổ chức khác nhau trong xã hội, góp phần lập lại sự cân đối về đời sống của mỗi cá nhân từ đó tạo sự ổn định cho toàn xã hội, không chỉ vậy bảo hiểm còn là động lực thúc đẩy sự phát triển của các ngành kinh doanh đang tồn tại khi mà số vốn nhàn rỗi được các doanh nghiệp bảo hiểm sử dụng vào các lĩnh vực kinh doanh khác, bảo hiểm còn làm tăng mức độ an toàn đối với các nhà đầu tư nước ngoài khi vào Việt Nam. Do vậy trong thời điểm phát triển nền kinh tế thị trường hiện nay, Việt Nam cần thúc đẩy sự phát triển cảu kinh doanh bảo hiểm. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Bộ luật dân sự 2005. Luật kinh doanh bảo hiểm. Ts Phạm Văn Tuyết, “Bảo hiểm và kinh doanh bảo hiểm theo pháp luật Việt Nam” , Nxb Tư pháp, Hà Nội 2007. MỤC LỤC

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docHọc kỳ bảo hiểm- Phân tích và cho ví dụ minh họa đặc trưng về bảo hiểm.doc
Tài liệu liên quan