Đặc trưng văn hoá truyền thống trong trang phục của cư dân Đông Nam Á trước kia là cởi trần đóng khố. Lúc này con người chưa chú trọng đến việc mặc mà chủ yếu tìm cách kiếm nguồn thức ăn duy trì cuộc sống . Tiện những vật dụng có trong tự nhiên như cành lá, vỏ cây đan vào nhau để che thân. Dần Dần khi đời sống tiến bộ hơn, con người chú trọng hơn đến cách ăn mặc, trang phục thì lúc này mỗi quốc gia lại sáng tạo một loại trang phục, một cách ăn mặc sao cho phù hợp tuy nhiên đi theo đặc trưng chung nhất của khu vực Đông Nam Á là giữ nét kín đáo, trang nhã, tôn lên vẻ đẹp của con người Á Đông.
23 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4245 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Đặc trưng truyền thống văn hóa Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ây trồng lớn trên thế giới.
Với các yếu tố địa hình thuận lợi, khí hậu nhiệt đới nóng ẩm mưa nhiều và có gió mùa, hệ thống thuỷ lợi (Tại Việt Nam theo như một số nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng sáng tạo nhất của Việt Nam tìm ra được chính là hệ thống đê điều)… đã tạo cơ sở thuận lợi cho việc trồng lúa nước. Và cũng chính từ quá trình hình thành và phát triển mạnh mẽ của cây lúa đã trở thành yếu tố hạt nhân mang tính lịch sử đầu tiên tạo ra một khu vực văn hoá Đông Nam Ávới nền văn minh lúa nước có từ ngàn đời mang những đặc trưng : Tính bám đất, một yếu tố thiêng liêng sống còn chỉ có ở những cư dân nông nghiệp (truyền thống yêu nước cũng có cơ sở xuất phát từ đây); Yếu tố tự túc, chính là việc tự cung tự cấp, người dân làm ra của cải, lương thực thực thực phẩm để phục vụ cho chính nhu cầu sống, quá trình lao động và sinh hoạt của cá nhân và toàn xã hội; Yếu tố hướng nội, chỉ biết mình, riêng mình là nhất, thể hiện rõ nét trong tâm lý cư dân Đông Nam Á nói chung và Việt Nam nói riêng, thêm vào đó là yếu tố đóng cửa khiến cho đời sống nhân dân và các mối quan hệ, thông thương rất dễ rơi vào tình trạng trì trệ, thiếu nhạy bén…Ngoài ra còn tạo ra một giá trị hành động trường cửu “Tậu trâu, lấy vợ, làm nhà” giá trị ấy không chỉ đúng trong quá khứ mà còn phù hợp với hiện tại và trong cả tương lai.
Không phải ngẫu nhiên biểu tượng của hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á luôn là bó lúa – nó “thể hiện cái thống thất nhưng thống nhất trong đa dạng”. Cây lúa tuy nhỏ bé nhưng lại đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sự sống và mang những giá trị văn hoá tốt đẹp:
Tính lựa chọn : Người ta trồng lúa để tạo ra nguồn lương thực, trồng lúa để mưu sinh cuộc sống. Ngoài ra lúa cũng trở thành nguồn cảm hứng mang đầy tính nghệ thuật trong ca dao, dân ca, thơ hoạ…
Tính lịch sử, cố kết cộng đồng : Cây lúa đã giúp gắn kết cộng đồng trong suốt quá trình lịch sử hình thành và phát triển của mỗi dân tộc. Những nền văn minh nông nghiệp lúa nước ở các quốc gia phương Đông đều gắn liền với lịch sử ra đời của cây lúa, Lịch sử phát triển của cây lúa gắn với lịch sử phát triển của cả dân tộc Việt Nam, in dấu trong từng thời kỳ thăng trần của đất nước.
Tính cần cù, ưa lao động: Nhắc đến cây lúa là nhắc đến hình ảnh của người nông dân lam lũ, vất vả chịu khó một nắng hai sương để làm ra hạt ngọc cho đời
Tính biểu trưng: Cây lúa trở thành hình ảnh biểu trưng tiêu biểu cho cuộc sống sung túc, no đủ. Mặt khác còn là hình ảnh của người nông dân, hình ảnh của bản làng, quê hương đất nước
Ngoài ra giá trị văn hoá của cây lúa còn được thể hiện thông qua tính hợp tác và tiết kiệm.
Đối với người Việt, cây lúa không chỉ là một loại lương thực quý mà còn là một biểu tượng trong văn chương ẩn dưới “bát cơm, hạt gạo”. Trong những năm gần đây, từ nước thiếu lương thực trầm trọng đã trở thành nước xuất khẩu gạo đứng thứ 2 trên thế giới. Không chỉ có giá trị đối với sự sống, cây lúa và hạt gạo còn đi vào thơ ca dân gian: “em xinh là xinh như cây lúa”…Qua hàng nghìn năm lịch sử, cây lúa cũng gắn bó mật thiết trong đời sống tinh thần của con người qua ngôn ngữ hàng ngày, cách nói, cách đặt tên, gọi tên từ cửa miệng của những người hai sương một nắng. Cây lúa gần gũi với người nông dân như bờ tre, khóm chuối, thấm đẫm tình người và hồn quê hoà quyện thân thương – cây lúa một văn hoá rất Việt Nam.
Nông nghiệp Việt Nam vốn mang dáng dấp một nước -nền công nghiệp lúa nước bao đời nay cho nên cây lúa gắn bó ,gần gũi với người Việt, với hồn Việt là lẽ dĩ nhiên. Cây lúa gần gũi với người nông dân cũng như bờ tre, khóm chuối. Bởi vậy thấm đẫm tình người và hồn quê. Càng nắng mưa, sương gió, càng nồng nàn hoà quyện thân thương.
Có thể nói, từ ngàn đời nay,cây lúa đã gắn bó với con người, làng quê Việt nam, và đồng thời cũng trở thành tên gọi cho một nền văn minh - nền văn minh lúa nước. Cây lúa không chỉ mang lại sự no đủ mà còn trở thành một nét đẹp trong đời sống văn hóa và tinh thần hạt lúa và người nông dân cần cù, mộc mạc là mảng màu không thể thiếu trong bức tranh của đồng quê Việt nam hiện nay và mãi mãi về sau.
Là cây trồng thuộc nhóm ngũ cốc, lúa cũng là cây lương thực chính của người dân Việt Nam nói riêng và người dân Châu Á nói chung. Cây lúa, hạt gạo đã trở nên thân thuộc gần gũi đến mức từ bao đời nay người dân Việt Nam coi đó là một phần không thể thiếu trong cuộc sống. Từ những bữa cơm đơn giản đến các bữa tiệc quan trọng không thể thiếu sự góp mặt của cây lúa, chỉ có điều nó được chế biến dưới dạng này hay dạng khác. Cây lúa không chỉ giữ vai trò to lớn trong đời sống kinh tế, xã hội mà còn có giá trị lịch sử, bởi lịch sử phát triển của cây lúa gắn với lịch sử phát triển của cả dân tộc Việt Nam, in dấu ấn trong từng thời kỳ thăng trầm của đất nước. Trước đây cây lúa hạt gạo chỉ đem lại no đủ cho con người, thì ngày nay nó còn có thể làm giàu cho người nông dân và cho cả đất nước nếu chúng ta biết biến nó thành thứ hàng hóa có giá trị.
Như vậy, Việt Nam là cái nôi của nền văn minh lúa nước, hạt gạo gắn liền với sự phát triển của dân tộc.
2, Thuần dưỡng trâu, bò, ngựa.
Những loài vật trên đều rất phổ biến và thích ứng tốt với địa hình, khí hậu cũng như là đặc điểm của một nền sản xuất nông nghiệp.
Ban đầu con người săn bắt lấy thịt, sau được thuần dưỡng vừa để lấy thịt, vừa làm công cụ cày bừa( theo lề lối canh tác “Thuỷ nậu”), vật tế thần. Hình ảnh hội đâm trâu của người việt cổ còn được trạm khắc trên trống đồng và vẫn còn sống động trong lễ hội mùa xuân ở Tây Nguyên.
Những con vật gắn bó gần gũi với con người, với người nông dân; đó còn là biểu tượng linh thiêng, vật tế thần. Ví dụ như : biểu tượng trâu vàng của Seagame. Tây Nguyên cũng lấy biểu tượng con trâu làm vật linh thiêng, trâu ở đây được nuôi không phải để giết thịt hay cày cấy mà được sử dụng vào mục đích duy nhất phục vụ trong các dịp tế thần, vật tế thay cho con người, nhằm xua đi những vận nạn, những điều không may.
Kể từ thời đại vua Hùng dựng nước, con Trâu trở nên một nhân tố cấu trúc hữu cơ của nền văn minh nông nghiệp trồng lúa nước Việt Nam: "Con Trâu là đầu cơ nghiệp".
Cảnh sắc thường thấy trong môi trường sinh thái - nhân văn Việt Nam là cảnh:
Trên đồng cạn, dưới đồng sâu,
Chồng cày vợ cấy, con trâu đi bừa!
Trâu kéo cày dưới thung đồng. Trâu kéo gỗ trên ngàn, kéo lết không cần xe bánh... Những đoàn xe trâu đi trên đường Trường Sơn, từ Quảng Bình tới Quảng Nam, đã được Lê Quý Đôn (thế kỷ 18) mô tả kỹ lưỡng trong Kiến văn tiểu lục...
Và trâu còn được dùng trong chiến trận. Đinh Bộ Lĩnh và bầy trẻ mục đồng trong thung lũng Hoa Lư cưỡi trâu, rước cờ lau tập trận. Lê Đại Hành lùa trâu cùng quân sĩ đứng dày đặc trên hai bờ sông Hoàng Long để đón chào và dọa dẫm sứ thần nhà Tống. Trâu được cho uống rượu say và lùa xô vào húc phá đội hình quân địch. Và trâu còn được buộc mồi lửa sau đuôi, lùa sang trại giặc trong nhiều trận hỏa công...
Từ đời sống thực tại ấy, con trâu đã đi vào lĩnh vực tinh thần, tâm linh của người Việt chúng ta : Tượng trâu bằng đất nung hơn 3000 năm trước, vật trang sức bằng đầu trâu nửa đá quý( ở di chỉ Đình Chàng, Hà Nội), hình ảnh con trâu trong tranh dân gian xưa, huyền thoại trâu nước, tục lệ thi chọi trâu ( tổ chức hàng năm nhằm tái vận hành và tiếp sức sinh sôi nguồn xung lực, sinh lực của Trời - Đất - Con người), đi vào năm, tháng, ngày, giờ của lịch 12 con giáp.
Như vậy, con trâu có vai trò quan trọng trong nền văn hoá Việt Nam và Đông Nam Á cổ truyền. Tục ngữ ca dao ta có câu : Con trâu là đầu cơ nghiệp. Để nói lên sự sung túc, thành công của nhà nông: Ruộng sâu, trâu nái. Con trâu còn gắn liền với tuổi thơ của trẻ em nông thôn: Vui đùa với trâu, thả diều, phơi áo trên lưng trâu…
3, Ăn
Người Việt ta từ xưa đến nay rất quan tâm đến vấn đề ăn uống. phong tục ăn uống của người Việt tuân theo ngũ hành tương sinh tương khắc và dựa vào vốn văn hóa bản địa. Ăn trông nồi ngồi trông hướng. Lời chào cao hơn mâm cỗ. Câu nói ấy là cách ứng sử của người việt khi ngồi vào bàn ăn. Khi ăn người Việt không im lặng như người phương tây mà coi bữa ăn như một dịp để gia đình người thân có điều kiện trao đổi về công việc , hỏi thăm nhau và nói những chuyện vui. Người Việt dùng đũa khi ăn chứ không dùng thìa hay nĩa như người phương Tây. Cây tre khí hàn (khi gắp đồ nóng không bị nóng tay )biểu diẽn cho thuyết lấy âm trị dương, nếu ai chú ý sẽ thấy người việt ăn rầt nhiều gia vị , much đich ban đầu là làm cho món ăn thêm ngon nhưng sâu xa hơn cả là thuyết cân đối âm dương của món ăn và điều hòa âm dương trong cơ thể. Cá tanh có tính hàn (nhiệt) sẽ được nấu với những gia vị có tính âm như riềng, nghệ rau răm, ớt.... Khi ăn trứng vịt lộn (ăn món này hay lạnh bụng), ngưới ta thường ăn với rau răm và gừng tiêu....
Người Việt xưa thường dùng nồi đất (âm) để áp chế thủy (hàn). Những điều này có thể xuất phát từ phong tục thờ mẫu xa xưa của người việt. Trong tục thờ tứ linh của người Việt cũng có tục thờ mẫu (bà chúa thượng ngàn tức công chúa Liễu hạnh). Một chiếc bánh chưng người Viẹt vì thế phải có đủ âm dương, hình vuông của đất (âm ) thịt (dương) được khắc chế bằng hành. đỗ, hạt tiêu (âm).... và nhiều món ăn độc đáo nữa của người việt là sự kết hợp khéo léo của Âm và dương...
Ăn uống là văn hoá hay đó là văn hoá tận dụng môi trường tự nhiên. Bởi vậy trong cơ cấu bữa ăn của người Việt Nam biểu hiện rất rõ dấu ấn truyền thống văn hoá nông nghiệp lúa nước: Cơ cấu ăn thiên về thực vật. Có người từng gọi xứ chúng ta là văn minh thực vật, thể hiện cho văn hoá lúa nước tính chất thực vật in đậm dấu nét trong cuộc sống hàng ngày. Tính chất thực vật còn được thể hiện rõ nét trong đời sống tâm linh mà điển hình là tục thờ cây
Bữa ăn chung thường có Cơm – rau – cá. Trong thực vật thì lúa gạo đứng đầu bảng, cùng với việc nằm trong khu vực của một trong những trung tâm trồng trọt, chúng ta có một danh mục rau quả vô cùng phong phú. Tuy nhiên nói đến rau trong bữa ăn của người Việt Nam không thể thiếu rau muống và dưa cà. Cá một loại thuỷ sản, sản phẩm đặc thù của vùng sông nước, sau cơm rau thì cơm cá là thông dụng nhất.
Các món ăn được chế biến công phu, theo nhiều kiểu khác nhau. Tại Việt Nam tuỳ theo từng vùng miền lại có những kiểu chế biến, món ăn khác nhau rất đặc trưng. Cách ăn với đũa trong tư thế ngồi thẳng người, gắp vừa ăn, vừa ăn uống vừa trò chuyện, làm nên văn hoá “mâm cơm” độc đáo. Bởi vậy đôi đũa đóng vai trò quan trọng trong văn hoá Á Đông; Có khi chỉ cần dựa vào cách cầm đũa cũng đoán biết được tính tình, khả năng của con người.
Qua ăn uống, người Việt Nam cũng biểu hiện quan hệ với cộng đồng, từ gia đình với bữa cơm gia đình đến họ hàng làng nước trong những dịp lễ tết, khao vọng, giỗ chạp, hội hè, yến tiệc. Trong cộng đồng gia đình, các thành viên thường quây quần xung quanh mâm cơm với những món ăn chung và chén nước măm chung. Trong bữa ăn của người Việt cũng đề cao tính tôn ti trật tự (mời cơm trước và sau khi ăn, hay những người gìa cả thì được ngồi mâm trên…).Ăn uống của người Việt còn mang tính hướng ngoại. Người ta có thể rất tiết kiệm, giản dị trong bữa ăn hàng ngày nhưng lại rất hào phóng đến mức hoang phí trong yến tiệc, hội hè, khao vọng bởi trong đó có vấn đề danh dự và sĩ diện
Ngoài ra ăn trầu cau cũng được xem là một phong tục cực kỳ lâu đời ở Việt Nam và cũng là phong tục phổ biến khắp vùng Nam Á và Đông Nam Á.Tục ăn trầu cau chứa đựng một triết lý tổng hợp hài hoà: Cây cau vươn cao - biểu tượng mặt trời (dương), vôi chất đá là biểu tượng của đất (âm), dây trầu mọc lên quấn quýt lấy thân cây biểu tượng cho vai trò trung gian hoà hợp. Miếng trầu có cái tươi ngọt từ hạt cau, vị cay của lá trầu, vị nồng của vôi, bùi của rễ… khiến môi đỏ má thắm. Cơi trầu thực sự đã trở thành một biểu tượng văn hoá đặc biệt : Được dùng khi tiếp khách (miếng trầu là đầu câu chuyện), là biểu tượng của tình cảm (miếng trầu ăn nặng bằng chì - ăn rồi em biết lấy gì đền ơn), biểu tượng của hôn nhân (nói cho ăn trầu có nghĩa là sẽ có đám cưới), biểu tượng của sự kính trọng (cơi trầu lên quan), của việc cám ơn (cơi trấu mời khách trong đám ma), của việc xin lỗi (cơi trầu tạ với làng khi nhà có con hư); cách têm trầu là thước đo tài khéo léo của người phụ nữ; ăn trầu phổ biến tới mức trở thành thước đo thời gian (thơ Nguyễn Bính : Láng giếng đã đỏ đèn đâu - Chờ em chừng giập bả trầu em sang)
4, Mặc.
Đặc trưng văn hoá truyền thống trong trang phục của cư dân Đông Nam Á trước kia là cởi trần đóng khố. Lúc này con người chưa chú trọng đến việc mặc mà chủ yếu tìm cách kiếm nguồn thức ăn duy trì cuộc sống . Tiện những vật dụng có trong tự nhiên như cành lá, vỏ cây đan vào nhau để che thân. Dần Dần khi đời sống tiến bộ hơn, con người chú trọng hơn đến cách ăn mặc, trang phục thì lúc này mỗi quốc gia lại sáng tạo một loại trang phục, một cách ăn mặc sao cho phù hợp tuy nhiên đi theo đặc trưng chung nhất của khu vực Đông Nam Á là giữ nét kín đáo, trang nhã, tôn lên vẻ đẹp của con người Á Đông.
Nền văn hóa thực vật - sông nước của người Việt cổ, với cây lúa là chủ chốt, điều kiện rừng núi, cây cối rậm rạp, đàn ông thường cởi trần đóng khố còn đàn bà thường mặc váy và áo ngắn, sau này đã xuất hiện và lên ngôi một thứ cây thứ hai, nhằm giải quyết vấn đề mặc, đó là cây dâu. Cây dâu được trồng và chăm bón để làm thức ăn cho con tằm, tằm ăn lá dâu rồi nhả tơ cho người Việt cổ quay tơ, dệt lụa và trở thành cái mặc, để từ đó thành văn hóa mặc của người Việt qua các thời kỳ lịch sử. Sinh hoạt nông nghiệp cổ truyền phụ thuộc gần như hoàn toàn vào thiên nhiên. Việc ăn, mặc ở đây phải giản dị, thiết thực "ăn lấy chắc, mặc lấy bền". Nếu đủ cơm, đủ áo thì chẳng sợ thế lực nào nữa: Cơm ba bát, áo ba manh, đói không xanh, rét không chết. Người Việt cổ đã phân biệt rất rõ, hai cử chỉ văn hóa khác nhau trong việc mặc khi đi làm đồng vất vả thì mặc trang phục khác và khi đi trẩy hội, lúc Tết lễ hội hè lại có cách mặc khác. Tơ tằm được người Việt dệt ra nhiều "biến tấu" rất phong phú, đó là: tơ, lụa, lượt, là, gấm, vóc, đũi, nái, thao the, vân, sồi, nhiễu, đoạn, lĩnh... Về sau người Việt còn sử dụng các chất liệu khác như tơ chuối, tơ đay, tơ gai, sợi bông... nhưng chất liệu đầu tiên cho may mặc cổ truyền vẫn là tơ tằm. Theo cách phân chia của người Việt cổ tùy theo chủng loại, chức năng, trang phục gồm có đồ mặc phía trên, phía dưới, đồ đội đầu, đồ đi chân và đồ trang sức. Cách phục sức của người Việt thường bị chi phối bởi khí hậu nhiệt đới gió mùa, mưa dầm, gió bấc, đặc biệt là sự nóng bức. Tuy nhiên, trong cách phục sức người Việt có sự phân biệt giới tính nam và nữ.
Trang phục Việt Nam cũng được thay đổi theo quá trình phát triển của lịch sử. Hai nét nổi bật trong trang phục truyền thống của phụ nữ Việt Nam là áo dài và nón lá.
Thời phong kiến, trang phục của phụ nữ là: váy đen, yếm trắng, áo tứ thân, đầu chít khăn mỏ quạ, thắt lưng hoa lý. Bộ lễ phục gồm ba chiếc áo, ngoài cùng là áo dài tứ thân bằng the thâm hay màu nâu non, kế đến là chiếc áo màu mỡ gà và trong cùng là chiếc áo màu cánh sen. Khi mặc, cả ba chiếc áo chỉ cài khuy bên sườn, phần từ ngực đến cổ lật chéo để lộ ba màu áo. Bên trong là chiếc yếm thắm. Ðầu đội nón trông rất duyên dáng và kín đáo.
Tới nay, trang phục truyền thống của người Việt đã thay đổi. Bộ âu phục dần thay thế cho bộ đồ truyền thống của đàn ông. Chiếc áo dài của phụ nữ ngày càng được cải tiến và hoàn thiện hơn như ngày nay, mặt khác do yêu cầu của lao động, công việc, không phải lúc nào phụ nữ cũng mặc áo dài mà chỉ những ngày trang trọng, ngày vui... thì mới có dịp để "thể hiện mình".
Ðối với nhiều dân tộc khác ở Việt Nam, trang phục truyền thống cũng đang dần dần mất đi nét riêng và thay thế bởi những hàng may sẵn, vừa tiện dụng, rẻ lại thêm rất nhiều ưu điểm khác trong cuộc sống hiện tại cho bản thân và gia đình họ.
Trang phục truyền thống Áo dài: Trải qua năm tháng, chiếc áo dài của phụ nữ Việt Nam ngày càng được thay đổi và hoàn thiện hơn. Ðó là chiếc áo dài có thân áo tương đối bó sát thân người, làm cho thân thể phụ nữ hiện lên được đường cong mềm mại, phù hợp với vóc người nhỏ nhắn của phụ nữ Việt Nam. Hai tà áo thả xuống ngang nửa ống chân, thướt tha bay trong gió, quấn quýt từng bước đi. Thân áo xẻ hơi cao, hơn cả quần để lộ một chút phần mình phía trên. Tay áo nới rộng vừa phải, có thể hơi loe, tay chỉ dài đến 3/4 cánh tay, nếu muốn tạo dáng khoẻ, trẻ trung.Gần đây, các mốt thời trang của nước ngoài được du nhập vào Việt Nam, nhưng bộ trang phục áo dài truyền thống vẫn được phụ nữ Việt Nam ưa chuộng.
Cùng với áo dài, phụ nữ Việt Nam còn có chiếc nón bài thơ duyên dáng. Chiếc nón bài thơ ngày nay cũng là kết quả của nhiều lần sàng lọc, qua thực tế sử dụng che mưa, nắng. Ðể làm ra những chiếc nón đẹp, người thợ làm nón phải chọn những lá non của cây cọ đem phơi khô, là phẳng để lợp nón. Bên trong lớp lá trắng ngần như lụa là hình ảnh con đò, bến nước quê hương và vần thơ quen thuộc. Trang phục của các dân tộc Việt Nam hết sức phong phú và đa dạng, và mỗi trang phục lại mang những nét độc đáo và đặc trưng riêng cho từng vùng, từng miền, chẳng hạn ở vùng thấp miền núi, các dân tộc sống trên những nếp nhà sàn thường mặc quần, váy, áo màu chàm với nhiều mô típ hoa văn mô phỏng hoa rừng, thú rừng. Ở vùng núi, cao nguyên phụ nữ thường mặc váy, nam giới đóng khố...Song nhìn chung trang phục của các dân tộc được trang trí hoa văn sặc sỡ hài hoà về màu sắc, đa dạng về mô típ, mềm mại về kiểu dáng, thuận cho lao động trên nương, tiện cho việc đi lại trên đường đèo dốc.
Cùng với những bộ váy áo do đôi bàn tay khéo léo và tâm hồn thẩm mỹ của các thiếu nữ dân tộc tạo ra thì những bộ đồ trang sức như các loại hoa tai, vòng tay, vòng cổ bằng đồng, bạc, dây cườm không thể thiếu được trong trang phục của người dân tộc. Về màu sắc, toàn bộ đều dùng màu trầm với hai màu chủ yếu là nâu, đen. Riêng yếm rất nhiều màu sắc với chủ yếu là đen và đỏ thắm. Cùng với thắt lưng, khăn, nón, mũ và đồ trang sức, trang phục người Việt cổ truyền đã tỏ ra linh hoạt, thích ứng với hoàn cảnh sống nông nghiệp.
§éi kh¨n: kh¨n vu«ng chÝt h×nh má qu¹, ®éi vµo mïa l¹nh, kh¨n vu«ng chÝt h×nh ®ång tiÒn ®éi vµo mïa nãng.
Ngêi Nam Bé th× ®éi kh¨n r»n. §µn «ng th× ®Ó tãc dµi bói tã, bã cñ hµnh. Khi lµm lông th× vÊn kh¨n ®Çu r×u, lóc sang träng th× ®éi kh¨n xÕp.
C¸c lo¹i nãn: Thay cho kh¨n lµ nãn che ma n¾ng gåm cã nãn chãp nhän ®Çu, nãn thóng réng vµnh, nãn ba tÇm. C¸c lo¹i nãn nµy ®Òu ph¶i cã quai ®Ó gi÷.
Sau nµy xuÊt hiÖn mò.
Ngêi ViÖt thêng ®eo vßng, nhuém r¨ng ®en, ¨n trÇu, nhuém mãng tay, mãng ch©n b»ng th¶o méc, tôc x¨m m×nh. T¸c dông lµ ®Ó trõ tµ ma vµ lµm ®Ñp cho con ngêi.
5, Ở (Nhà sàn).
Trong quan niệm về nhà cửa của người dân Việt, nhà là chỗ ở được đồng nhất với gia đình gồm mọi người sống trong gia đình. Đối với người nông nghiệp, ngôi nhà là yếu tố quan trọng nhất đảm bảo cho họ một cuộc sống định cư ổn định, đối phó với các hiện tượng thời tiết “ Có an cư thì mới lạc nghiệp”
Về đặc điểm ngôi nhà của người Việt, do yếu tố địa hình thường gắn liền với sông nước. Những người sống bằng nghề sông nước ( chài,lưới, chèo đò) thường lấy ngay thuyền làm nhà ở. Đó là các thuyền, nhà bè. Nhiều gia đình quần tụ, lập lên các xóm chài, làng chài
Kiểu nhà sàn là loại hình nhà phổ biến của cư dân khu vực Đông Nam Á và Việt Nam thích ứng với cả vùng sông nước và miền núi. Do yếu tố địa hình nằm ở phía Đông Nam của Châu Á, con người dựa vào những nhu cầu sinh tồn và điều kiện sống để xây dựng những ngôi nhà sàn có sàn và mái cao, phía dưới có khoảng rộng để nhốt gia súc. Đây là loại hình nhà ở thoáng mát, sạch sẽ. Nguyên liệu làm bằng gỗ, vật liệu sẵn có thích hợp trong tự nhiên, dựng trên các sườn dốc dọc quanh các con sông vừa tránh xói mòn vừa thích hợp với khí hậu xứ ẩm ướt tránh các loài côn trùng, các loài thú dữ và chống ẩm rất tốt. Việc chất bếp phía trong nhà giúp ích rất nhiều trong việc hạn chế mối mọt, các loại côn trùng nhờ vào hơi bay lên. Nhà sàn cũng có nhiều loại: nhà sàn của người Tày, Thái, Mường, Dao... mang những nét khác nhau như mái có hình mai rùa hoặc chữ nhật... Nhà của một số dân tộc dọc Trường Sơn - Tây Nguyên là những nhà dài có mái hình chữ nhật, nhà rông với kiến trúc đồ sộ bởi những hàng cột lớn có mái hình lưỡi rìu cao vút... Nhà nền đất của các dân tộc ven biển, trung du cũng có những kiểu dáng khác nhau.
Cư dân người Việt Cũng cư trú trên các doi đất cao dọc hai bên những con sông hoặc quanh các đầm hồ, các cồn cát ven biển, thường là ngã ba sông nơi hội tụ nguồn thức ăn thuỷ sản và các đầu mối giao thông. Ở mỗi tiểu vùng lại có những trung tâm được xem là những điểm cư trú hạt nhân với quy mô vài ba héc ta, với vài chục hộ gia đình. Với những đơn vị cư trú như vậy thường bao gồm những ngôi nhà của mỗi gia đình và một ngôi nhà lớn dùng trong sinh hoạt cộng đồng.
Thường thì phương Đông rất coi trọng yếu tố tâm linh. Việc chọn hướng nhà hướng đất cũng rất được coi trọng. Tuỳ thuộc vào địa hình và địa vật xung quanh và sự có mặt của núi, sông, của con người mà ảnh hưởng của gió, nắng… sẽ khác nhau. Truyền thống nông nghiệp đã hình thành cả một nghề chọn đất làm ăn, đặt mộ theo phong thuỷ. Phong thuỷ cũng được xem là hai yếu tố quan trọng nhất tạo thành vị khí hậu cho một ngôi nhà ( Phong = gió, thuỷ = nước. Nhà phải nắm vững hướng gió, mặt trước nhà sẽ tạo nên sự cân bằng sinh thái cho ngôi nhà).
Đặc điểm truyền thống của ngôi nhà người Việt là rất động và linh hoạt, Hình thức và kiến trúc ngôi nhà Việt còn tuân thủ theo nguyên tắc coi trọng số lẻ của truyền thống văn hoá nông nghiệp.
6, Phương tiện đi lại .
Việc đi lại bằng thuyền ở Đông Nam Á đã có từ rất xưa, có thể nói cư dân Đông Nam Á đã biết đóng thuyền bè mảng và thuyền đi biển rất sớm. Những chiếc thuyền được cải tiến theo thời gian và đạt đến đỉnh cao vào khoảng thế kỷ 5 TCN với những chiếc tàu có hình dáng to lớn, kiểu cong mũi, cong lái được khắc trên nhiều trống đồng Đông Sơn, Kiểu dáng hoa văn trang trí trên thuyền đều mang dáng dấp đặc trưng của đời sống cư dân khu vực Đông Nam Á. Việc buôn bán thông thương qua đường biển trở nên khá thuận lợi, không phải ngẫu nhiên mà ở khu vực này đã xuất hiện những nhà địa lý hay du lịch, nhà truyền giáo hay ngoại giao của cả phương Đông và phương Tây… Những nhà thám hiểm đã tiến hành việc tìm hiểu, ghi chép dựa trên cuộc thám hiểm thông qua các đại dương bằng thuyền và họ đã đưa ra được nhận xét về khu vực Đông Nam Á - một bộ phận của hệ thống mậu dịch thế giới, nối liền hai thế giới Đông - Tây
Tại Việt Nam, do môi trường sống là môi trường sông, biển nên đường thuỷ là tuyến giao thông chủ yếu và con thuyền là phương tiện chuyên chở, đi lại phổ cập. Còn trên cạn, voi là động vật thích hợp tối ưu trong giao thông vận tải, có thể chở các đồ vật nặng, có thể vượt sông, vượt suối và sử dụng trong chiến đấu. Ngày nay với nét độc đáo của phương tiện Việt Nam, mặc dù trải qua các quá trình lịch sử thì phương tiện xe mô tô - xe máy, là loại phương tiện thông dụng nhất trong sinh hoạt, trong vận chuyển, trong việc đi lại trên cạn của người Việt Nam hiện nay.
7, Cộng đồng xã hội.
Là một quốc gia nằm trong khu vực Đông Nam Á, chịu ảnh hưởng lớn từ hệ thống những quy định, hệ tư tưởng phương đông, các mối quan hệ xã hội mang tính thống nhất, chặt chẽ, quy tụ lại trong một khoảng không gian nhất định điều đó tạo nên tính gắn kết cộng đồng cao, tình đoàn kết tương thân tương ái giữa người với người. Hiện nay cộng đồng xã hội cũng đã được mở rộng hơn, tuy nhiên yếu tố tư tưởng cốt lõi vẫn tiếp tục tồn tại và không ngừng phát triển.
Tổ chức sinh hoạt cổ truyền đặc trưng của người Việt chính là Làng, khi nói đến Làng chính là một đơn vị tụ cư nhỏ nhất nhưng hoàn chỉnh của người nông dân Việt, trong đó chứa đựng một hệ thống những quan hệ hết sức đa dạng, chặt chẽ nhưng không bảo thủ và đóng kín. Làng có một nền văn hóa riêng và tạo thành tiểu văn hóa. Đó là văn hóa dân gian( như tổ chức việc học hành, bình văn, thu góp xây dựng đình chùa, tổ chức hội hè đình đám...)
Làng - Nước trong thiết chế chính trị xã hội cổ truyền có một quan hệ gắn bó đặc biệt, hết sức chặt chẽ về nghĩa vụ nhưng tương đối lỏng lẻo về tổ chức khiến cho làng gần như được tự quản mà thực hiện trách nhiệm của mình đối với quốc gia. Tính tự quản của làng Việt Nam là kết quả của quá trình vận động và phát triển của làng xã. Mỗi thành viên trong xã hội đều có nghĩa vụ kép với làng với nước: ''Trong làng, ngoài nước''. Nghĩa vụ đói với Nhà nước được thể hiện ra thành sưu (thuế, đinh), thuế điền. Làng đảm bảo nghĩa vụ binh dịch cho Nhà nước.
Làng Việt Nam một hình thức độc đáo của hình thức tồn tại xã hội, một tế bào xã hội đặc trưng cho nông thôn Việt nam. Sự tồn tại của xã hội nông thôn trong hệ thống xã hội đều phụ thuộc vào sự hiện diện và biến đổi của làng xã. Nếu làng xã bị phá vỡ và quần cư làng xóm mất đi thì xã hội mất đi sự khác biệt giữa nông thôn và đô thị. Chính sự hiện diện của cộng làng với tư cách là một tổ chức xã họi hữu cơ, có một nền văn hóa đặc thù độc đáo, tạo ra một thiết chế xã họi chặt chẽ làm cho nông thôn Việt Nam luôn bị trì kéo trong sự vận động đi lên của nó. Nói chung làng Việt Nam luôn đóng vai trò chủ đạo trong sự vận động biến đổi của xã hội Việt Nam. Đoa chính là nét đặc thù của thiết chế xã hội kiểu Á đông nà
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Đặc trưng truyền thống văn hóa việt nam.doc