Tiểu luận Đặc trưng văn hoá xứ Thanh- Một vấn đề có sức hấp dẫn du khách đến Thanh Hoá

Về mặt lịch sử, Thanh Hoá được khẳng định là một trong những vùng đất khởi nguồn của người Việt cổ, là nơi đã phát hiện được các di chỉ khảo cổ học thuộc hầu hết các thời đại khảo cổ học lớn của nước ta thời tiền sử và sơ sử. Với Núi Đọ, hang Con Moong, Đa Bút, Hoa Lộc mà đỉnh cao nhất là Đông Sơn-nền văn hoá tiêu biểu cho thời đại kim khí. Các di chỉ khảo cổ Đông Sơn được tìm thấy nhiều nhất trên đất Thanh Hoá, với các hiện vật phong phú (đồ dùng sản xuất, đồ dùng sinh hoạt, nhạc khí, tuỳ táng, vũ khí, trang sức.) thể hiện trình độ phát triển cao trong kỹ thuật chế tác đồng thau của người Việt cổ. Văn minh Đông Sơn-Văn hoá sông Mã- văn hoá xứ Thanh là dòng chảy xuyên suốt, vẫn đang hiện hữu trường tồn.

 

doc4 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 5262 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Đặc trưng văn hoá xứ Thanh- Một vấn đề có sức hấp dẫn du khách đến Thanh Hoá, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đặc trưng văn hoá xứ Thanh- một vấn đề có sức hấp dẫn du khách đến Thanh Hoá Du lịch đi tìm cái mới trong tinh thần, vật chất là xu hướng trong hoạt động du lịch ngày nay. ở đây bàn về cái mới trong hoạt động văn hoá thuộc phạm trù tinh thần. Làm thế nào để du lịch Thanh Hoá phát triển bằng các sản phẩm văn hoá có liên quan đến đặc trưng văn hoá xứ Thanh, đây chính là mục đích mà chuyên đề hướng đến. Vấn đề tạo nên tính khác biệt của văn hoá xứ Thanh là tính độc đáo. Tính độc đáo này được nhìn nhận ở ba khía cạnh: + Tính độc đáo về địa lý tự nhiên + Tính độc đáo về di sản văn hoá + Tính độc đáo về tính cách, con người xứ Thanh Nếu biết thai thác những thế mạnh như vậy thì sẽ tạo ra những khác biệt độc đáo cho du lịch Thanh Hoá. Về mặt địa lý tự nhiên, Thanh Hoá là một tỉnh tương đối khép kín. Phía Bắc được án ngữ bởi ngọn Tam Điệp, phía Nam kết thúc bởi dãy Hoàng Mai, phía Tây là khu vực rừng già với những ngọn núi cao chót vót, phía Đông là biển xanh bát ngát. Thanh Hoá như một vùng đã được tự nhiên định sẵn, có khả năng tồn tại độc lập cao. Địa hình mang tính chuyển tiếp minh chứng rõ nét cho câu “khu bốn đẩy ra, khu ba đẩy vào” dù nằm giữa đồng bằng Bắc Bộ và vùng Bắc Trung Bộ. Do có tính đặc biệt về kiến tạo địa hình, nhất là sự đa dạng về kiểu dạng địa hình (núi, sông, biển) tạo cho xứ Thanh nhiều “báu vật thiên nhiên”: Pù Luông, Pù Hu (Bá Thước, Quan Hoá), Bến En (Như Thanh), Hòn Vọng Phu (Đông Sơn), Hòn Trống Mái (Sầm Sơn), Hàm Rồng (Tp Thanh Hoá)... Trong địa hình ấy, sông Mã là trục chính gần như chi phối các nhánh sông, tạo ra một đường huyết mạch, nuôi sống toàn bộ vùng. Không những giữ vị trí quan yếu về kinh tế, thương mại mà còn đóng vai trò thúc đẩy và hình thành các giá trị văn hóa đặc trưng. Từ đầu công nguyên, khi chưa xuất hiện con đường thiên lý, trục giao thương, giao lưu chính tại nơi này lấy trục đông- tây làm chủ đạo. Tại đó, kinh tế, văn hóa được chuyên chở bởi dòng sông; mật độ đậm đặc nhất vẫn là ven đôi bờ sông Mã. Nói một cách hình tượng, văn hóa xứ Thanh vừa được chuyên chở vừa được bồi đắp bởi chính dòng sông này. Khởi nguồn từ trên cao tiến xuống miền đồng Bằng, sông Mã đi cả một hành trình dài vượt qua nhiều ghềnh thác trước khi trở nên hiền hoà ở hạ lưu để tiến ra biển. Sông Mã là tác nhân quan trọng hình thành các thắng cảnh, phức hệ sinh thái, nhân văn hai bên bờ. Về mặt lịch sử, Thanh Hoá được khẳng định là một trong những vùng đất khởi nguồn của người Việt cổ, là nơi đã phát hiện được các di chỉ khảo cổ học thuộc hầu hết các thời đại khảo cổ học lớn của nước ta thời tiền sử và sơ sử. Với Núi Đọ, hang Con Moong, Đa Bút, Hoa Lộc mà đỉnh cao nhất là Đông Sơn-nền văn hoá tiêu biểu cho thời đại kim khí. Các di chỉ khảo cổ Đông Sơn được tìm thấy nhiều nhất trên đất Thanh Hoá, với các hiện vật phong phú (đồ dùng sản xuất, đồ dùng sinh hoạt, nhạc khí, tuỳ táng, vũ khí, trang sức...) thể hiện trình độ phát triển cao trong kỹ thuật chế tác đồng thau của người Việt cổ. Văn minh Đông Sơn-Văn hoá sông Mã- văn hoá xứ Thanh là dòng chảy xuyên suốt, vẫn đang hiện hữu trường tồn. Về hệ thống di sản văn hoá, với các đền, đình, chùa, lăng tẩm, thành quách... còn mãi với thời gian. Chúng vừa là bài học lịch sử, vừa là tài sản của ông cha, là nơi để gửi gắm tình cảm, ước vọng, tâm hồn, tính cách... của biết bao thế hệ con người, mảnh đất xứ Thanh lâu đời. Không những sở hữu hệ thống di tích dày đặc (trên 1.500 di tích), được mệnh danh là những “bảo tàng di sản” khổng lồ lẫn khuất trong các làng xã, chúng còn kết tinh giá trị thẩm mỹ độc đáo, trở thành những biểu tượng, niềm tự hào cho mỹ thuật xứ Thanh. Những “tác phẩm” kiến trúc điêu khắc gỗ hoàn mỹ như: Bảng Môn Đình (Hoằng Lộc- Hoằng Hoá), Lý Thường Kiệt (Hà Ngọc- Hà Trung); Trần Khát Chân (Vĩnh Thịnh- Vĩnh Lộc)...là những di sản còn bảo lưu khá nguyên vẹn các hiện vật gốc của thế kỷ XVII-XVIII, thông qua các mảng chạm khắc trên các cấu kiện của công trình. Nghệ thuật chạm khắc đã đạt tới độ tinh xảo và hoàn mỹ, phủ kín trên các cấu kiện. Nội dung phản ánh ngoài các biểu tượng mang tinh thần Nho giáo như tứ linh, tứ quý còn phảng phất yếu tố dân gian, sinh hoạt hội hè - ảnh hưởng phong cách nghệ thuật Mạc mang đặc tính phóng khoáng, dân dã. Các công trình này vừa khẳng định sự tài hoa, điêu luyện của nghệ thuật chạm khắc truyền thống Thanh Hoá, vừa góp tiếng nói quan trọng trong nền nghệ thuật cổ truyền người Việt. Bên cạnh điêu khắc gỗ, thì nghệ thuật trong chạm khắc đá cũng rất điển hình ở xứ Thanh. Đá là nguồn nguyên liệu được người thợ sử dụng nhiều trong xây dựng kiến trúc, đặc biệt là trong chạm khắc tượng người, linh thú ở các lăng mộ, thành quách... Thành nhà Hồ còn đó như một chứng tích lịch sử, vẫn còn để lại cho hậu thế sự ngưỡng phục về kỹ thuật xây thành, sự không đồng lòng trên dưới dẫn đến xã tắc nguy nan. Di tích Lam Kinh là minh chứng sống động cho quá trình phát tích của nhà Lê sơ với những chiến công hiển hách trong việc đánh đuổi quân xâm lược Minh, hình thành nên nhà nước phong kiến cực thịnh trong gần 100 năm (1428-1527). Lịch sử ấy đã gắn với những ông vua tài ba, nổi tiếng như Lê Thái Tổ, Lê Thái Tông, Lê Nhân Tông, Lê Thánh Tông, Lê Hiến Tông. Với hệ thống lăng tẩm lớn (tập trung ở Lam Kinh với các vua thời Lê sơ, Yên Định với các lăng chúa Trịnh cùng các lăng quận công, quan lại xứ Thanh nổi tiếng....) là những di vật đặc biệt giá trị, chúng là minh chứng duy nhất thể hiện cho văn hoá tôn giáo xứ Thanh. Về mặt nhân văn, tính chuyển tiếp về địa lý, sự ổn định về văn hoá của một vùng đất có lịch sử lâu đời được xem như là điều kiện chính ảnh hưởng đến tính cách, con người xứ Thanh. Xứ Thanh là một trong những vùng đất bảo lưu nhiều giá trị trong tiếng nói và âm ngữ Việt cổ. Thoáng qua, âm ngữ xứ Thanh có một tính đặc biệt (giao thoa giữa tiếng nói mềm mại, mượt mà của Bắc Bộ với tiếng trọ trẹ của khu vực miền trung). Tiếng nói nhiều thanh ngang là một điểm lý thú trong phương ngữ xứ Thanh. Được mệnh danh là vùng đất địa linh nhân kiệt, vùng đất “Tam vua, nhị chúa” với nhiều bậc anh hùng hào kiệt nổi tiếng lịch sử: Bà Triệu, Lê Hoàn, Lê Văn Hưu, Lê Lợi, Đào Duy Từ...Nhận xét sau đây về vùng đất, con người Thanh Hoá tuy ngắn mà đầy đủ của sử gia Phan Huy Chú: “Vẻ non sông tươi tốt nên chung đúc sinh ra nhiều bậc vương tướng, khí tinh hoa tụ họp lại, nảy sinh nhiều văn nho. Đến những sản vật quý cũng khác mọi nơi. Bởi vì đất thiêng thì người giỏi, nên nảy sinh ra những bậc phi thường; vượng khí chung đúc, nên xứng đáng đứng đầu cả nước” [Phan Huy Chú, Lịch triều hiến chương loại chí]. Với những thế mạnh văn hoá không phải nơi nào cũng có, đó là một “xứ” khép kín cả về địa lý lẫn nhân văn; nhiều báu vật thiên nhiên trao tặng; một hệ thống di sản khổng lồ, các nét thú vị về con người và tiếng nói...Chúng sẽ là tài sản vô giá có sức lôi cuốn lớn hấp dẫn du khách đến với tỉnh Thanh.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docVăn hóa xứ Thanh- một vấn đề có sức hấp dẫn từ du khách đến Thanh Hóa.doc
Tài liệu liên quan