Tiểu luận Đại diện trong Luật Dân sự

MỤC LỤC

Trang

A. PHẦN MỞ ĐẦU 1

B. PHẦN NỘI DUNG 1

I. Khái niệm, đặc điểm của đại diện 1

1. Khái niệm 1

2. Đặc điểm 2

II. Phân loại đại diện 4

1. Đại diện theo pháp luật 4

a. Khái niệm 4

b. Các trường hợp đại diện theo pháp luật 5

2. Đại diện theo ủy quyền 8

a. Khái niệm 8

b. Các trường hợp đại diện theo ủy quyền 9

III. Phạm vi thẩm quyền đại diện 10

IV. Chấm dứt đại diện 14

V. Thực trạng áp dụng 16

VI. Một vài kiến nghị 19

C. KẾT LUẬN 20

 

 

 

 

 

 

 

 

 

doc22 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 6931 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Đại diện trong Luật Dân sự, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
p luật là đại diện do pháp luật qui định hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định”. Căn cứ để hình thành quan hệ đại diện này là do ý chí của nhà nước, pháp luật quy định mối quan hệ đại diện dựa trên các mối quan hệ tồn tại sẵn có chứ không phụ thuộc vào ý chí hay sự định đoạt của các chủ thể. Như vậy , đại diện được quy định theo pháp luật chung là đại diện mặc nhiên, ổn định về người đại diện. Các chủ thể trong quan hệ đại diện có thể là cá nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác hoặc pháp nhân. Ví dụ : Người đại diện của công ty là người mà công ty đăng ký với vị trí là “người đại diện theo pháp luật” – thể hiện trong Giấy đăng ký kinh doanh (thường là giám đốc) do Sở kế hoạch và đầu tư cấp. Đây là trường hợp đại diện mà pháp luật qui định. b. Các trường hợp đại diện theo pháp luật.  Như đã nói, “đại diện theo pháp luật” là sự đại diện do pháp luật quy định hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định. Điều 141 BLDS 2005 qui định “người đại diện theo pháp luật” trong một số trường hợp như sau: 1. Đối với con chưa thành niên (dưới 18 tuổi) - Cha, mẹ là người đại diện theo pháp luật. 2. Đối với người được giám hộ - Người giám hộ là người đại diện theo pháp luật.  3. Đối với người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự - Người được Toà án chỉ định là người đại diện theo pháp luật. 4. Đối với pháp nhân- Người đứng đầu pháp nhân theo qui định của điều lệ pháp nhân hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền là người đại diện theo pháp luật. 5. Đối với hộ gia đình - Chủ hộ là người đại diện theo pháp luật. 6. Đối với tổ hợp tác - Tổ trưởng tổ hợp tác là người đại diện theo pháp luật. 7. Những người khác theo qui định của pháp luật. * Trường hợp thứ nhất đó là cha mẹ đối với con chưa thành niên. - Điều 39 Luật Hôn nhân gia đình năm 200 quy định: “Cha mẹ là người đại diện theo pháp luật của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự, trừ trường hợp con có người khác làm giám hộ hoặc có người khác đại diện theo pháp luật”. Có thể thấy người chưa thành niên là người chưa có đủ khả năng nhân thức và điều khiển hành vi của mình nên họ không thể tham gia các giao dịch dân sự một cách độc lập, trừ những giao dịch nhỏ đảm bảo cho sinh hoạt hàng ngày. Trong những giao dịch quan trọng mà người chưa thành niên tham gia thì cha, mẹ của họ sẽ là người nhân danh, và vì lợi ích của họ xác lập và thực hiện các giao dịch đó với điều kiện cha, mẹ là người có đủ năng lực hành vi dân sự. * Trường hợp thứ hai đó là người giám hộ đối với người được giám hộ. - Điều 58 BLDS năm 2000 quy định: Giám hộ là việc một hoặc nhiều người (người giám hộ) thực hiện việc chăm sóc và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của một hay nhiều người khác (người được giám hộ). Một người có thể giám hộ cho nhiều người, nhưng một người chỉ có thể được một người giám hộ, trừ trường hợp người giám hộ là cha và mẹ hoặc ông và bà của người được giám hộ. Người giám hộ có thể là cá nhân hoặc tổ chức; nếu là cá nhân thì có thể là người giám hộ đương nhiên hoặc người được cử ra; trường hợp không cử được cá nhân giám hộ thì một tổ chức sẽ được đề nghị đảm nhận việc giám hộ. Cá nhân làm người giám hộ phải có đủ các điều kiện sau: Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; có tư cách đạo đức tốt; có điều kiện cần thiết bảo đảm thực hiện việc giám hộ. - Pháp luật Việt Nam qui định về người được giám hộ như sau: Người chưa thành niên không còn cha, mẹ hoặc cha, mẹ đều mất năng lực hành vi dân sự, bị tòa án hạn chế quyền của cha, mẹ hoặc cha, mẹ không có điều kiện chăm sóc, giáo dục người chưa thành niên đó và nếu cha, mẹ có yêu cầu; người mất năng lực hành vi dân sự. *Trường hợp thứ ba là người được Tòa án chỉ định đối với người bị hạn chế NLHVDS. - NLHVDS của người đã thành niên có thể bị hạn chế trên cơ sở những điều kiện và thủ tục được quy định tại Điều 23 BLDS. Việc hạn chế NLHVDS phải thông qua Tòa án theo trình tự tố tụng dân sự và được áp dụng với những người nghiện ma túy và các chất kích thích dẫn tới hậu quả phá tán tài sản. Như vậy có thể thấy người bị hạn chế NLHVDS không có đầy đủ khả năng nhân thức và làm chủ hành vi của mình. Do là đối tượng cần được pháp luật bảo vệ bởi bản thân họ không thể trực tiếp tham gia vào bất kỳ giao dịch nào nên pháp luật phải quy định sẵn những chủ thể có nghĩa vụ bảo vệ quyền lợi cho họ trong việc xác lập và thực hiện các GDDS nên bắt buộc phải thông qua người đại diện cụ thể. Khoản 2 Điều 23 BLDS năm 2005 quy định: “Người đại diện theo pháp luật của người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự và phạm vi đại diện do Toà án quyết định. Giao dịch dân sự liên quan đến tài sản của người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự phải có sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật, trừ giao dịch nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày”. *Trường hợp thứ tư là người đứng đầu pháp nhân theo qui định của điều lệ pháp nhân hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền là người đại diện theo pháp luật. - Điều 84 BLDS năm 2005 mô tả: Pháp nhân là một tổ chức thống nhất, độc lập hợp pháp, có tài sản riêng và chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình, nhân danh mình tham gia váo các quan hệ pháp luật một cách độc lập. Như vậy để tham gia vào các quan hệ pháp luật thì pháp nhân phải thông qua hoạt động của mình như là những chủ thể độc lập tham gia các quan hệ xã hội nói chung và các quan hệ dân sự nói riêng. Mọi hoạt động của pháp nhân được tiến hành thông qua hành vi những cá nhân- người đại diện của pháp nhân. Người đại diện của pháp nhân có quyền nhân danh pháp nhân thực hiện các hành vi nhằm duy trì sự hoạt động của pháp nhân trong khuôn khổ pháp luật và điều lệ quy định (ký kết các hợp đồng và thực hiện các giao dịch khác). - Theo quy định của Luật doanh nghiệp năm 2005 thì đại diện theo pháp luật của các loại pháp nhân là: + Đối với Công ty cổ phần: Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc là người đại diện theo pháp luật của công ty được quy định tại Điều lệ công ty, người đại diện theo pháp luật phải thường trú tại Việt Nam. Giám đốc hoặc Tổng giám đốc công ty không được đồng thời làm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc của doanh nghiệp khác. + Công ty hợp danh: Các thành viên hợp danh có quyền đại diện theo pháp luật và tổ chức điều hành hoạt động hàng ngày của công ty. + Công ty trách nhiệm hữu hạn: Chủ tịch hội đồng thành viên hơcj Giám đốc hoặc Tổng giám đốc là người đại diện theo pháp luật của công ty theo quy định tại Điều lệ công ty, người đại diện theo pháp luật của công ty phải thường trú tại Việt Nam. *Trường hợp thứ năm là chủ hộ gia đình đối với hộ gia đình: - Tuy chưa có một khái niệm thống nhất về hộ gia đình nhưng chúng ta có thể hiểu hộ gia đình là tập hợp những người trong gia đình có các quan hệ huyết thống, nuôi dưỡng và hôn nhân. Để trở thành chủ thể trong quan hệ dân sự thì hộ gia đình phải có những điều kiện nhất định, đó là thành viên trong hộ gia đình có tài sản chung. Hộ gia đình hoạt động với tư cách chủ thể trong quan hệ dân sự phải thông qua đại diện của hộ gia đình mà pháp luật gọi là “chủ hộ”. Chủ hộ là người đại diện cho hộ trong các GDDS vì lợi ích chung của hộ ( chuyển quyền sử dụng đất, mua bán vật tư sản phẩm..). Khi tham gia vào giao dịch dân sự, chủ hộ đại diện cho hộ gia đình không cần có sự đồng ý của các thành viên nếu mục đích giao dịch phục vụ lợi ích chung của cả hộ. * Trường hợp thứ sáu là tổ trưởng tổ hợp tác đối với tổ hợp tác: - Theo Điều 111 BLDS, tổ hợp tác được hình thành trên cơ sở hợp đồng hợp tác có chứng thực của UBND cấp cơ sở của từ ba cá nhân trở lên, cùng đóng góp tài sản, công sức để thực hiện những công việc nhất định, cùng hưởng lợi và chịu trách nhiệm là chủ thể trong các quan hệ pháp luật dân sự. - Tổ hợp tác hoạt động thông qua đại diện của tổ. Đại diện của tổ là tổ trưởng do các tổ viên bầu ra. Theo đó, tổ trưởng sẽ nhân danh tổ xác lập, thực hiện các giao dịch dân sự phù hợp vơi mục đích hoạt động của tổ, trong phạm vi những công việc đã được ghi nhận trong hợp đồng hợp tác làm phát sinh quyền và nghĩa vụ của cả tổ. Tuy nhiên khoản 2 Điều 114 BLDS quy định: “Việc định đoạt tài sản là tư liệu sản xuất của tổ hợp tác phải được toàn thể tổ viên đồng ý; đối với các loại tài sản khác phải được đa số tổ viên đồng ý” thì hành vi của người đại diện mới phát sinh quyền và nghĩa vụ cho cả tổ. Nhưng xét theo nguyên tắc chung về chủ thể, cũng như về đại diện theo pháp luật, thì tổ trưởng là người đại diện cho tổ thì họ có quyền thực hiện các giao dịch mà không cần sự đồng ý của đa số các thành viên, miễn là giao dịch đó phù hợp với công việc và lợi ích của tổ. 2. Đại diện theo ủy quyền. a. Khái niệm: Có rất nhiều lí do chủ quan hay khách quan khiến các chủ thể không tự mình xác lập GDDS mà thông qua hành vi của người khác, pháp luật cho phép họ có thể ủy quyền cho người khác thay mặt mình tham gia giao dịch. Ủy quyền là phương tiện pháp lí cần thiết tạo điều kiện cho cá nhân, pháp nhân và các chủ thể khác của QHDS, bằng nhiều hình thức khác nhau có thể tham gia vào GDDS một cách thuận lợi nhất, bảo đảm thỏa mãn nhanh chóng các lợi ích vật chất, tinh thần mà chủ thể quan tâm. Điều 142 BLDS 2005 quy định: Đại diện theo uỷ quyền là đại diện được xác lập theo sự uỷ quyền giữa người được đại diện và người đại diện. Hình thức ủy quyền do các bên thỏa thuận, trừ trường hợp pháp luật quy định việc ủy quyền phải được lập thành văn bản. Điều 142 BLDS 2005 có một sửa đổi nhỏ về hình thức ủy quyền. So với khoản 2 Điều 151 BLDS 1995 thì quy định về hình thức uỷ quyền ở Điều 142 BLDS 2005 rộng hơn, nó không bắt buộc “Việc uỷ quyền phải được lập thành văn bản” như khoản 2 Điều 151 BLDS 1995. Như vậy quan hệ ủy quyền gồm hai bên: bên ủy quyền và bên được ủy quyền. Khi hai bên (bên ủy quyền và bên được ủy quyền) thiết lập một quan hệ ủy quyền đồng thời thiết lập một quan hệ hợp đồng với tính chất là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó, bên được ủy quyền có nghĩa vụ thực hiện công việc nhân danh bên ủy quyền. Bên ủy quyền phải trả thù lao nếu các bên có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định. Trong quan hệ ủy quyền, người được ủy quyền thay mặt người ủy quyền thực hiện một số hành vi nhất định làm phát sinh hậu quả pháp lý liên quan đến quyền lợi của các bên trong quan hệ hợp đồng hoặc lợi ích của người đã ủy quyền trong phạm vi ủy quyền. Ví dụ: Giám đốc công ty A ủy quyền cho một nhân viên là anh B đi dự họp tại cơ quan thuế – thì anh B sẽ trở thành người đại diện cho giám đốc công ty. Đây là trường hợp đại diện theo ủy quyền (do được ủy quyền mà có tư cách đại diện). b. Các trường hợp đại diện theo ủy quyền. Như đã nói, “đại diện theo ủy quyền” là sự đại diện được xác lập theo sự ủy quyền giữa người đại diện và người được đại diện. Điều 143 BLDS 2005 qui định “người đại diện theo ủy quyền” trong một số trường hợp như sau: - Khoản 1 Điều 143 BLDS 2005 quy định “Cá nhân, người đại diện theo pháp luật của pháp nhân có thể ủy quyền cho người khác xác lập, thực hiện giao dịch dân sự”. - Khoản 2 Điều 143 BLDS 2005 quy định “Người từ đủ muời lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi có thể là người đại diện theo ủy quyền, trừ trường hợp pháp luật quy định giao dịch dân sự phải do người từ đủ mười tám tuổi trở lên xác lập, thực hiện” thay cho quy định tại khoản 2 Điều 152 BLDS 1995 “người chưa thành niên, người mất NLHV dân sự hoặc bị hạn chế NLHV dân sự không được làm người đại diện theo uỷ quyền”. Từ 2 điều luật trên ta thấy, khoản 2 Điều 143 BLDS 2005 quy định những người được làm đại diện theo uỷ quyền, còn khoản 2 Điều 152 BLDS 1995 lại quy định những người không được làm đại diện theo uỷ quyền. Điều 143 BLDS 2005 đã mở rộng phạm vi người được đại diện theo uỷ quyền. Người đại diện theo uỷ quyền không nhất thiết cứ phải là người đã thành niên như quy định tại Điều 152 BLDS 1995 mà cả những người chưa thành niên từ đủ 15 tuổi đến 18 tuổi trừ trường hợp những giao dịch dân sự pháp luật quy định bắt buộc phải do người đủ 18 tuổi trở lên xác lập. Quy định như Điều 143 BLDS 2005 là phù hợp với quy định về NLHV dân sự của người chưa thành niên từ đủ 15 tuổi đến vừa đủ 18 tuổi (khoản 2 Điều 20 BLDS 2005). III. Phạm vi thẩm quyền đại diện. Người đại diện thực hiện hành vi nhân danh người được đại diện bởi vậy cần phải có một giới hạn nhất định cho hành vi đó. Giới hạn này là phạm vi thẩm quyền đại diện. Việc xác định phạm vi thẩm quyền có ý nghĩa sẽ mang lại những ý nghĩa pháp lý rất quan trọng, đó là: Khi người đại diện thực hiện hành vi trong phạm vi đại diện thì mới làm phát sinh quyền và nghĩa vụ của người được đại diện với người thứ ba. Ngoài ra phạm vi đại diện còn là căn cứ để xem xét tính hiệu lực của một số giao dịch do người đại diện xác lập, nếu người đại diện vượt qua thẩm quyền cho phép thì họ phải tự chịu trách nhiệm về hành vi của mình. Như vậy: Phạm vi thẩm quyền đại diện là giới hạn quyền, nghĩa vụ theo đó người đại diện nhân danh người được đại diện xác lập, thực hiện GDDS với người thứ ba. Tùy thuộc vào quan hệ đại diện là đại diện theo pháp luật hay đại diện theo ủy quyền mà phạm vi thẩm quyền đại diện được xác định khác nhau (Khoản 1, 2 Điều 153 BLDS 2005). * Phạm vi thẩm quyền của người đại diện theo pháp luật. - Đại diện theo pháp luật là đại diện do pháp luật qui định hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định nên thẩm quyền của người đại diện theo pháp luật được pháp luật quy định hoặc thể hiện trong quyết định cử người đại diện của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Việc xác lập đại diện này thường không phụ thuộc vào ý chí của người được đại diện. Khoản 1 Điều 144 BLDS quy định: “Người đại diện theo pháp luật có quyền xác lập, thực hiện mọi giao dịch dân sự vì lợi ích của người được đại diện, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác”. Như vậy pháp luật cho phép người đại diện theo pháp luật có quyền chủ động tối đa trong việc lựa chọn, xác lập và thực hiện các giao dịch liên quan đến người được đại diện nhưng phải xuất phát vì lợi ích của người được đại diện. - Trong trường hợp đại diện cho người bị hạn chế NLHVDS có một số nét đặc biệt riêng. Chính người bị hạn chế NLHVDS vẫn trực tiếp tham gia giao kết hợp đồng, nhưng với sự chấp thuận của người đại diện. Người đại diện chỉ đống vai trò giám sát, đồng ý hay không đồng ý cho việc xác lập giao dịch. Nếu giao dịch đó không làm ảnh hưởng đến lợi ích của chính người đại diện, của những người thân thích trong gia đình của người bị hạn chế NLHVDS thì người đại diện cho phép người bị hạn chế NLHVDS xác lập, thực hiện giao dịch. * Phạm vi thẩm quyền của người đại diện theo ủy quyền. - Đại diện theo uỷ quyền là đại diện được xác lập theo sự uỷ quyền giữa người được đại diện và người đại diện nên “phạm vi thẩm quyền đại diện theo ủy quyền được xác lập theo sự ủy quyền” ( Khoản 2 Điều 144 BLDS 2005) và phụ thuộc vào ý chí của hai bên: bên đại diện và bên được đại diện. So với phạm vi thẩm quyền của người đại diện theo pháp luật thì phạm vi thẩm quyền của người đại diện theo ủy quyền bị hạn chế hơn bởi “người đại diện chỉ được thực hiện giao dịch dân sự trong phạm vi đại diện” (Khoản 3 Điều 144 BLDS 2005). Phạm vi của người đại diện theo ủy quyền được xác định trong văn bản ủy quyền và người đại diện theo ủy quyền chỉ được thực hiện phạm vi pháp lý trong khuôn khổ văn bản ủy quyền quy định. - Để bảo vệ lợi ích chính đáng cho người thứ ba, là người xác lập GDDS với người đại diện, pháp luật quy định “Người đại diện phải thông báo cho người thứ ba trong giao dịch dân sự về phạm vi đại diện của mình” (Khoản 4 Điều 144 BLDS 2005). Việc có một thông báo rõ ràng về việc đại diện cũng như phạm vi đại diện sẽ tránh được những rắc rối về sau trong quá trình thực hiện hợp đồng. Thông báo rõ ràng, đầy đủ về có đại diện trong giao kết là hành lang pháp lý an toàn cho người đại diện cũng như người uỷ quyền. Ngoài ra pháp luật còn quy định “ Người đại diện không được xác lập, thực hiện các giao dịch dân sự với chính mình hoặc với người thứ ba mà mình cũng là người đại diện của người đó, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác” (Khoản 5 Điều 144 BLDS 2005). Quy định này nhằm ngăn ngừa và loại trừ những GDDS được xác lập , thực hiện có thể đem lại hậu quả bất lợi cho người được đại diện đồng thời làm cho người đại diện không còn cơ hội thự“lộng quyền”, lạm dụng vị trí để trục lợi. *Trường hợp không có thẩm quyền đại diện và hậu quả giao dịch do người không có quyền đại diện xác lập, thực hiện. Theo quy định tại Điều 145 BLDS 2005 thì: - Khi giao dịch dân sự do người không có quyền đại diện xác lập, thực hiện không làm phát sinh, quyền, nghĩa vụ đối với người được đại diện, trừ trường hợp người đại diện hoặc người được đại diện đồng ý. Người giao dịch với người không có quyền đại diện phải thông báo cho người được đại diện hoặc người đại diện của người đó để trả lời trong thời hạn ấn định; nếu hết thời hạn này mà không trả lời thì giao dịch đó không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ đối với người được đại diện, nhưng người không có quyền đại diện vẫn phải thực hiện nghĩa vụ đối với người đã giao dịch với mình, trừ trường hợp người đã giao dịch biết hoặc phải biết về việc không có quyền đại diện. - Trách nhiệm cho người đã giao dịch với người không có quyền đại diện đó là: Người đã giao dịch với người không có quyền đại diện có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hoặc huỷ bỏ giao dịch dân sự đã xác lập và yêu cầu bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp người đó biết hoặc phải biết về việc không có quyền đại diện mà vẫn giao dịch. *Trường hợp vượt quá thẩm quyền đại diện và hậu quả giao dịch do người vượt quá thẩm quyền đại diện xác lập, thực hiện. Điều 146 BLDS 2005 quy định: - Giao dịch dân sự do người đại diện xác lập, thực hiện vượt quá phạm vi đại diện không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ của người được đại diện đối với phần giao dịch được thực hiện vượt quá phạm vi đại diện, trừ trường hợp người được đại diện đồng ý hoặc biết mà không phản đối; nếu không được đồng ý thì người đại diện phải thực hiện nghĩa vụ đối với người đã giao dịch với mình về phần giao dịch vượt quá phạm vi đại diện. So với khoản 1 Điều 155 BLDS 1995, quy định này có một số sửa đổi bổ sung đó là: Thay cụm từ : “vượt quá thẩm quyền đại diện” bằng cụm từ “vượt quá phạm vi đại diện” và bổ sung thêm cụm từ “đối với phần giao dịch thực hiện quá phạm vi đại diện” mà Điều 155 BLDS 1995 không có. Theo Điều 153 BLDS 1995 và Điều 144 BLDS 2005 thì thẩm quyền đại diện (hay quyền đại diện) là thẩm quyền (hay quyền) xác lập thực hiện các giao dịch dân sự vì lợi ích của người được đại diện. Chỉ đối với đại diện theo uỷ quyền thì người đại diện mới phải thực hiện quyền đại diện trong phạm vi được uỷ quyền, nên dùng cụm từ vượt quá phạm vi được uỷ quyền là chính xác. - Người đã giao dịch với người đại diện có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hoặc huỷ bỏ giao dịch dân sự đối với phần vượt quá phạm vi đại diện hoặc toàn bộ giao dịch dân sự và yêu cầu bồi thường thiệt hại trừ trường hợp người đó biết hoặc phải biết về việc vượt quá phạm vi đại diện mà vẫn giao dịch. Trong trường hợp người đại diện và người giao dịch với người đại diện cố ý xác lập thực hiện giao dịch dân sự vượt quá phạm vi đại diện và gây thiệt hại cho người được đại diện thì phải chịu trách nhiệm liên đới bồi thường thiệt hại. Ví dụ: A là giám đốc do phải đi công tác nước ngoài nên uỷ quyền cho B một phó giám ký kết hợp đồng với một công ty Hàn Quốc. Trong giấy uỷ quyền ghi rõ B ký kết mua 10 tấn vải lụa của công ty phía hàn quốc. Khi tiến hành đàm phán ký kết B đã xuất trình giấy uỷ quyền cho phía bên đối tác kiểm tra. Hai bên thoả thuận mua bán 20 tấn vải lụa. Hợp đồng được ký và hai bên đã giao nhận hàng và tién hành thanh toán. A về nước mới vỡ lẽ là B đã mua 20 tấn vải nên xin tuyên bố hợp đồng vô hiệu và yêu cầu bên công ty hàn quốc nhận lại số hàng mà B ký vượt quá thầm quyền. Trong ví dụ trên ta thấy rõ ràng B đã hành động vượt quá phạm vi thẩm quyền của mình (chỉ được kí kết hợp đồng mua 10 tấn vải lụa), phía đối tác Hàn Quốc khi xem giấy uỷ quyền phải biết rõ về việc này hoặc buộc phải biết thẩm quyền kí hợp đồng mua hàng của B cho nên phần nằm ngoài phạm vi uỷ quyền mà A uỷ quyền cho B không có hiệu lực ràng buộc đối với A. IV. Chấm dứt đại diện. Cũng như các quan hệ pháp luật dân sự khác, quan hệ đại diện không tồn tại mãi mãi mà nó sẽ chấm dứt khi xảy ra những sự kiện pháp lý nhất định. Khi chấm dựt đại diện, mọi hậu quả pháp lý phát sinh từ GDDS do người đại diện xác lập, thực hiện đều không có giá trị pháp lý đối với người được đại diện. a. Đối với cá nhân. * Theo khoản 1 Điều 147 BLDS 2005 thì đại diện theo pháp luật của cá nhân chấm dứt trong các trường hợp sau: - Người được đại diện đã thành niên hoặc NLHVDS đã khôi phục. Trong trường hợp này người đại diện đã đầy đủ NLHVDS để tự mình thực hiện quyền, nghĩa vụ và tự chịu trách nhiệm trước pháp luật, quan hệ đại diện không cần phải tiếp tục tồn tại. - Người đại diện hoặc người được đại diện chết làm chấm dứt tư cách chủ thể mọi quan hệ pháp luật của họ, trong đó có quan hệ đại diện. - Các trường hợp khác do pháp luật quy định. * Theo khoản 2 Điều 147 BLDS 2005 thì đại diện theo ủy quyền của cá nhân chấm dứt trong các trường hợp sau: - Thời hạn ủy quyền đã hết hoặc công việc được ủy quyền đã hoàn thành. - Người ủy quyền hủy bỏ việc ủy ủy quyền hoặc người được ủy quyền từ chối việc ủy quyền . Trong trường hợp này quan hệ ủy quyền chấm dứt theo ý chí của các chủ thể khi xuất hiện điều kiện để họ hủy hoặc từ chối việc ủy quyền. - Người ủy quyền hoặc người được ủy quyền chết, bị Tòa án tuyên bố mất NLHVDS, bị hạn chế NLHVDS, bị Tòa án tuyên bố mất tích hoặc tuyên bố chết. Mỗi sự kiện trong số các sự kiện này đều làm cho việc ủy quyền trở nên không thể thực hiện được, quan hệ đại diện phải chấm dứt. Ví dụ: A uỷ quyền cho B tới đàm phán và ký kết hợp đồng về việc mua bán chiếc xe BMW 3.0 của C. Khi B và C đang đàm phán và chuẩn bị ký hợp đồng thì đột nhiên A chết do tai lạn giao thông. Ta thấy khi A chết thì hợp đồng uỷ quyền giữa A và B đương nhiên chấm dứt, nên cũng sẽ không có hợp đồng nào được giao kết giữa A và C . Ở đây khi mà A chết thì B giao kết hợp đồng mua bán xe với C sẽ chỉ có hiệu lực đối với B mà thôi. Ngoài ra, xuất phát từ đặc điểm của đại diện theo ủy quyền là người xác lập, thực hiện GDDS vì lợi ích của người được đại diện, đem lại hậu quả pháp lý cho người được đại diện nên khoản 2 Điều 147 BLDS còn quy định khi chấm dứt đại diện theo ủy quyền, người đại diện phải thanh toán các nghĩa vụ với người được đại diện hoặc với người thừa kế của người này. b. Đối với pháp nhân. * Theo khoản 1 Điều 148 BLDS 2005 thì đại diện theo pháp luật của pháp nhân chấm dứt trong các trường hợp sau: - Hợp nhất pháp nhân, sáp nhập pháp nhân, chia pháp nhân, giải thể pháp nhân, pháp nhân bị tuyên bố phá sản theo quy định của pháp luật về phá sản. Pháp nhân chấm dứt đồng thời làm chấm dứt đại diện theo pháp luật của pháp nhân. * Theo khoản 2 Điều 148 BLDS 2005 thì đại diện theo ủy quyền của pháp nhân chấm dứt trong các trường hợp sau: - Khi hết hạn ủy quyền hoặc công việc được ủy quyền đã hoàn thành. - Khi người đại diện theo pháp luật của pháp nhân hủy bỏ việc ủy quyền hoặc người được ủy quyền từ chối việc ủy quyền. - Khi pháp nhân chấm dứt hoặc người được ủy quyền chết, bị Tòa án tuyên bố mất NLHVDS, bị hạn chế NLHVDS, mất tích hoặc là đã chết. - Khi chấm dứt đại diện theo ủy quyền, nguời đại diện phải thanh toán xong các nghĩa vụ tài sản với pháp nhân ủy quyền hoặc pháp nhân kế thừa. V. Thực trạng áp dụng. Đại diện quyền là phương tiện pháp lí cần thiết tạo điều kiện cho cá nhân, pháp nhân và các chủ thể khác của QHDS, bằng nhiều hình thức khác nhau có thể tham gia vào GDDS một cách thuận lợi nhất, bảo đảm thỏa mãn nhanh chóng các lợi ích vật chất, tinh thần mà chủ thể quan tâm. Mặc dù pháp luật đã có quy định cụ thể về chế định đại diện, bên cạnh những trường hợp hiểu đúng, áp dụng đúng, đem lại nhiều lợi ích, thuận lợi cho các chủ thể tham gia quan hệ đại diện thì vẫn còn có nhiều trường hợp hiểu sai và áp dụng chưa đúng nhất là khi có tranh chấp xảy ra dẫn đến việc các bên khởi kiện. - Trường hợp người đại diện theo pháp luật vì lợi ích của người được đại diện để khởi kiện, thì trong bản án phải xác định người được đại diện là nguyên đơn chứ không phải người đại diện là nguyên đơn. Trên thực tế không ít bản án đã xác định nguyên đơn là người đại diện. Ví dụ: Bà Nguyễn Thị S và ông Nguyễn Văn C có một con chung là cháu Nguyễn Thị D sinh năm 1988.  Năm 1990 ông C và bà S ly hôn. Tháng 3/1995 ông C chết. Bảo hiểm tỉnh B đã giải quyết tiền mai táng phí cho anh Nguyễn Thế A (con riêng ông C và là người trực tiếp lo mai táng cho ông C) với số tiền bằng 8 tháng lương của ông C là 960.000đ và lập sổ trợ cấp hàng tháng cho cháu Nguyễn Thị D nhưng do anh A đứng tên trong sổ và lãnh tiền. Bà S khởi kiện Bảo hiểm xã hội tỉnh B, yêu cầu được nhận số tiến hàng tháng của ông C mà cháu D được hưởng. Với vụ án trên, người được hưởng quyền lợi là cháu D con bà S và ông C. Bà S là người đại diện cho D kiện Bảo hiểm xã hội tỉnh B để đòi quyền lợi, do đó trong bản án phải xác định cháu D là nguyên đơn do bà S - mẹ của cháu D là người đại diện. Song bản án sơ thẩm số 01/2004/LĐ-ST ngày 09/12/2004 của Toà án nhân

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docĐại diện trong Luật Dân sự.doc