Từ giữa năm 1997, cuộc khủng hoảng tài chính, tiền tệ ở châu Á nỏ ra đe dọa gây nên những ảnh hưởng xấu tới kinh tế – xã hội nước ta; điều đó buộc Đáng và nhà nước phải đề ra những chính sách kịp thời để ngăn chặn, ổn định nền kinh tế trong giai đoạn khủng hoảng trầm trọng này. Chính vì thế mà ngay trong thời kì khủng hoảng trầm trọng này, công cuộc cải cách vẫn đạt được những thành tựu đáng kể.
Kinh tế tăng trưởng khá; GDP tăng bình quân 6,94%/năm. Nông nghiệp tăng trưởng liên tục, sản lượng lương thực năm sau cao hơn năm trước một triệu tấn; công nghiệp tăng trưởng đều 13,5%/năm về giá trị sản xuất; bộ phận kinh tế dịch vụ khởi sắc, dần chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu kinh tế nhìn chung, tới năm 2000, đã chặn được đà giảm sút mức tăng trưởng kinh tế, các chỉ tiêu đề ra đều đạt hoặc vượt mức kế hoạch đề ra. Cơ sở hạ tầng có nhiều sự đổi thay đáng kể, góp phần quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế.
26 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3189 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Đảng Cộng sản Việt Nam chính là nhân tố tất yếu trong mọi chiến thắng của dân tộc ta, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hông vận tải: “ưu tiên giao thông vận tải đường thủy, tăng tỷ trọng vận tải đường săt, sắp xếp hợp lý vận tải đường bộ, phát triển đường không”, bên cạnh đó cũng cần chú trọng việc phát triển màng lưới giao thông nông thôn thông qua việc kết hợp giữa người dân, nhà nước và các tổ chức kinh tế tập thể khác.
Đồng thời trong báo cáo; đại hội cũng chỉ ra tầm quan trọng của các ngành kinh tế dịch vụ. Bởi trong nền kinh tế không thể thiếu đi các ngành kinh tế này. Tuy nhiên trong thực tế, tỷ trọng của ngành dịch vụ trong cơ cấu kinh tế nước ta chỉ chiếm một phần rất nhỏ. Đại hội đã nêu ra cần phải đẩy mạnh việc phát triển các ngành như sản xuất hàng tiêu dùng; buôn bán nhỏ và vừa, phục vụ cho những nhu cầu thiết yếu của nhân dân.
Tựu chung lại, sự đổi mới của cơ cấu kinh tế là nhằm hướng tới thực hiện tốt kế hoạch 5 năm trong tương lai gần và ba mục tiêu – ba chương trình trọng điểm về:
Lương thực thực phẩm
Sản xuất hàng tiêu dùng
Đẩy mạnh xuất khẩu
Những định hướng trong việc đổi mới cơ chế quản lý
Bên cạnh công tác đổi mới cơ cấu kinh tế; Đại hội còn đưa ra quyết định mới về cải tạo Xã hội Chủ nghĩa dựa trên 3 nguyên tắc:
Cải tạo Xã hội Chủ nghĩa nhất thiết phải tuân theo những quy luật khách quan về sự phù hợp giữa quan hệ sản xuất với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất để xác định những bước đi và hình thức thích hợp; từ đó đại hội khẳng định “ đẩy mạnh cải tạo Xã hội Chủ nghĩa là thường xuyên, liên tục trong suốt thời kì quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội…”
Ngoài việc phát huy nội lực từ kinh tế trong nước Đảng ta còn chủ trương đẩy mạnh, mở rộng hiệu quả của kinh tế đối ngoại. Nhiệm vụ ổn định và phát triển của kinh tế trong chặng đường đầu tiên của con đường đổi mới toàn diện này nhanh hay chậm phụ thuộc một phần quan trọng vào việc mở rộng và nâng cao hiệu quả của công tác kinh tế đối ngoại. Đại hội VI nêu rõ sự cần thiết “ công bố chính sách khuyến khích đầu tư vào nước ta dưới nhiều hình thức nhất là đối với các ngành, cơ sơ đòi hòi trình độ kĩ thuật cao, làm hàng xuất khẩu. Đi đôi với việc công bố luật đầu tư mới cần có các chính sách và biện pháp tạo điều kiện thuận lợi cho người nước ngoài và việt kiều vào nước ta để kinh doanh.”
Để thiết lập cơ chế quản lý mới cần thực hiện một cuộc cải cách lớn về bộ máy nhà nước. Phân biệt rõ chức năng quản lý hành chính-kinh tế với quản lý theo đại phương và vùng lãnh thổ.
Đại hội VI của Đảng cho rằng để tăng cường sức chiến đấu của Đảng cũng như năng lực tổ chức thực tiễn, Đảng phải đổi mới về nhiều mặt, đổi mới tư duy mà đặc biệt là tư duy kinh tế, đổi mới tổ chức, đổi mới đội ngũ cán bộ, đổi mới phương cách lãnh đạo và công tác. Tuy nhiên, đổi mới nhưng phải nắm chắc áp dụng hợp lý chủ nghĩa Mác-Lenin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Phải đẩy mạnh công tác nghiên cứu một cách có hệ thống sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa và bảo vệ tổ quốc, từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm từ thực tiễn, khắc phục những quan điểm sai lầm, lỗi thời. Đổi mới tư duy không đồng nghĩa với việc phủ nhận sạch trơn những quan điểm tư duy lý luận sẵn có mà nó là sự phủ nhận mang tính kế thừa; phát huy những mặt đúng đắn trong tư duy đã có đồng thời khắc phục những mặt còn sai lầm hoặc lệch lạc. Đó chính là nhiệm vụ lớn lao của công tác tư tưởng trong sự nghiệp đổi mới. Đồng thời với việc đổi mới đội ngũ cán bộ, phong cách làm việc, các nguyên tắc tổ chức sinh hoạt Đảng cũng có yêu cầu tất yếu là cần đổi mới , nâng cao hiệu quả của công tác sinh hoạt tư tưởng trong việc thống nhất tư tưởng tăng cường đoàn kết trong Đảng.
Đại hội VI của Đảng đã hoạch định đường lối đỏi mới một cách toàn diện và sâu sắc, triệt để. Đó là sự kết tinh trí tuệ của toàn Đảng toàn dân, thể hiện cho tinh thần trách nhiệm cao của Đảng với dân tộc, với đât nước.
Và trên tinh thần của đại hội VI; công cuộc đổi mới đã được triển khai một cách mạnh mẽ. Tuy vậy tình hình đát nước cũng như thế giới trong giai đoạn 1987-1988 có nhiều biến động phức tạp, ảnh hưởng lớn tới đất nước ta. Trong nước, lạm phát vẫn chưa thaoát khỏi tình trạng “ba con số”: 1986-774,7%;1987 398,3%. Đời sống nhân dân khó khăn, tiền lương, trợ cấp xã hội giảm sút mạnh. Công thương nghiệp đình đốn, nông nghiệp không cung ứng đủ nhu cầu trong nước, nạn đói xảy ra ở nhiều nơi. Quốc tế, sự sụp đỏ của chủ nghĩa xã hội ở Đông Âu và Liên Xô gây nên những ảnh hưởng không tốt tới tình hình cách mạng đất nước ta.
Trước tình hình muôn ngàn khó khăn chồng chất như vậy, Đảng và nhá nước cùng với toàn thể nhân dân càng tỏ rõ bản lĩnh vững vàng; một mặt phân tích rõ những nguyên nhân của các khó khăn nhưchậm tổn kết thực tiễn để đưa ra những quyết sách hợp lý; nhà nước chậm cụ thể hóa đường lối của Đảng vào thực tiến…đồng thời giữ vững lập trường chính trị; khắc phục khó khăn, từng bước đưa nghị quyết đại hội VI vào thực tiễn.
Những thành tựu ban đầu
Các hội nghị trung ương khóa VI đã tập trung bàn và quyết định những bước đi quan trọng của sự nghiệp đổi mới. Hội nghị lần 2 ban chấp hành trung ương (4-1987) bàn về vấn đề lưu thông phân phối; các hội nghị tiếp theo cho tới hội nghị 6 (3-1989)đã quyết định những chủ trương chính sách lớn nhằm đẩy mạnh quá trình đổi mới, đặc biệt là về vấn đề đổi mới cơ cấu kinh tế. Nhờ có những quyết sách hợp lý của Đảng mà nền kinh tế đã có những bước chuyển biến tích cực; mức lạm phát giảm xuống nhanh chóng chỉ còn ở mức “hai con số” (67,4%-1990). Công thương nghiệp khởi sắ trở lại; ba chương trình kinh tế trọng điểm đạt được những tiến bộ rõ rệt. Đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt; dân chủ trong xã hội được cải thiện và phát huy; quốc phòng an ninh được giữ vững; hoạt động kinh tế đối ngoại được mở rộng, đẩy lùi thị trường bị bao vây cô lập; công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng có nhiều tiến bộ. Một số chỉ tiêu kinh tế xã hội có tiến bộ đáng kể. Kim ngạch xuất khẩu năm 1986 là 439 triệu rúp và 387 triệu USD nhưng tới năm 1990 đã tăng đáng kể lên 1019 triệu rúp và 1170 triệu USD. Đã có hai mặt hàng xuất khẩu là gạo và dầu thô. Mức tăng trưởng hàng năm trong giai độan 1986-1990 đạt 3,9%. Đời sống tinh thần của nhân dân được nâng cao. Hệ thông luật pháp được cải thiện mang lại hiệu quả cao trong công tác quản lý.
Quả thực,qua thực tế đã chứng minh đường lối lãnh đạo của Đảng là hoàn toàn đúng đắn; và Đảng đã chứng minh vai trò lãnh đạo tất yếu của mình thông qua việc định hướng đổi mới cũng như lãnh đạo nhân dân ta bước những bước đầu tiên trên con đường ấy. Ngay sau khi đại hội VI kêt thúc, Bộ chính trị và ban chấp hành khóa VI đã lập ra ban soạn thảo cương lĩnh và chiến lược phát triển kinh tế-xã hội. Để phát huy trí tuệ tập thể trong việc chuẩn bị các văn kiện, 3-1990, 5 tiểu ban của trung ương đã được thành lập nhằm lấy ý kiến rống rãi trong toàn bộ các tầng lớp nhân dân. Đó là một quá trình chuẩn bị công phu và kĩ lưỡng dựa trên những cơ sở lý luận đúng đắn kết hợp với những kinh nghiệm thực tiến có được trong giai đoạn 1986-1990 tiến tới Đại hội VII.
Chương II:
ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU TOÀN QUỐC LẦN THỨ VII CỦA ĐẢNG
Đánh giá giai đoạn đầu tiên của chặng đường đổi mới
Đại hội VII diễn ra từ ngày 24 tới ngày 27-6-1991 tại Hà Nội. Tham dự đại hội có 1176 đại biểu thay mặt cho 2,1 triệu Đảng viên trên toàn quốc. Đại hội diễn ra trong hoàn cảnh mà Liên Xô và các nước Đông Âu đã sụp đổ, do vậy đại hội này mang tính chất quyết đinh vận mệnh đất nước. Nắm vững nguyên tắc và quan điểm đổi mới đã được đề ra từ đại hội VI, Đảng vẫn kiên định con đường tiến lên chủ nghĩa xã hội, Đảng sẽ lãnh đạo toàn dân vượt qua giai đoạn khó khăn này. Sau 5 năm tiến hành nghị quyết đại hội VI, công cuộc đổi mới đã đạt được những thành tựu quan trọng. Nhân dân ta, dưới sự lãnh đạo của Đảng đã phát huy được truyền thống anh hùng, bản chất cần cù sáng tạo, hoàn thành được những nhiệm vụ cơ bản đã được đề ra trong đại hội VI, đông thời cũng tạo tiền đề thuận lợi cho giai đoạn tiếp theo. Từ thực tiễn thành đã được tổng kết trong báo cáo tại đại hội VII, Đảng ta đã rút ra một số kinh nghiêm:
Phải kiên định giữ vững định hướng Xã hội Chủ nghĩa trong quá trình đổi mới
Đổi mới toàn diện triệt để theo những bước đi và hình thức thích hợp
Phát triển nền kinh tế nhiều thành phần theo định hướng Xã hội Chủ nghĩa có sự chi phối của nhà nước.
Tiếp tục phát huy sâu rộng nền dân chủ Xã hội Chủ nghĩa nhưng cần xem xét và cân đối, đề ra những bước đi phù hợp với tình hình chính trị thực tiễn xã hội nói chung.
Trong quá trình đổi mới cần đề cao công tác dự báo, kịp thời phát hiện và giải quyết những vấn đề nảy sinh ngay từ gốc rễ của nó. Tăng cường tổng kết, rút ra kinh nghiêm thực tiến, kết hợp với hoàn chỉnh lý luận về con đường đi lên chủ nghĩa Xã hội.
Từ đó, đại hội đã đề ra định hướng, cương lĩnh cho những bước đi tiếp theo.
Những bước đi tiếp theo của sự nghiệp đổi mới:
Nhiêm vụ quan trọng của đại hội VII là tập trung trí tuệ thảo luận và thông qua Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kì quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội và chiến lược ổn định, phát triển kinh tế-xã hội đến năm 2008.
Cương lĩnh đã khái quát qua quá trình cách mạng Việt Nam và từ đó rút ra bài học: nắm vững ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Cương lĩnh cũng trình bày vấn đề quá trình quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội còn tồn tại nhiều khuyết điểm và các biện pháp khắc phục trước tình hình thế giới.
Từ kết qủa nghiên cứu lí luận và tổng kết thực tiễn xây dựng chủ nghĩa xã hội đồng thời cũng nêu ra những đặc trưng cơ bản nhất của Xã hội Chủ nghĩa ở nước ta. Đó là một xã hội:
“ - Do nhân dân lao động làm chủ
Có một nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và chế độ công hữu về các tư liệu sản xuất chủ yếu.
Có một nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc.
Con người được giải phóng hoàn toàn khỏi áp bức bóc lột bất công, làm theo năng lực, hưởng theo lao động, có cuộc sống ấm no, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện.
Các dân tộc trong nước bình đẳng đoàn kết giúp đỡ nhau cùng tiến bộ.
Có quan hệ hữu hảo hợp tác với tất cả các nước trên thế giới.”
Ngoài ra cương lĩnh cũng cho rằng “Để thực hiện mục tiêu dân giàu nước mạnh theo con đường Xã hội Chủ nghĩa, điều quan trọng nhất là phải cải biến căn bản tình trạng kinh tế xã hội kém phát triển, chiến thắng những lực lượng cản trở việc thực hiện mục tiêu đó, trước hết là các thế lực thù địch chống độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.”
Đại hội VII của Đảng đã thông qua chiến lược ổn định và phát triển kinh tế đến năm 2000. Mục tiêu tổng quát năm 2000 là “ra khỏi khủng hoảng, ổn định tình hình kinh tế xã hội, phấn đấu vượt qua tịnh trạng nước nghèo và kém phát triển, cải thiện đời sống nhân dân, củng cố quốc phòng an ninh, tạo điều kiện cho đất nước phát triển nhanh hơn vào đầu thế kỷ 21. Đề ra chiến lược về vấn đề cơ cấu kinh tế, cơ chế quản lý và các cơ sở lớn, xây dựng những chỉ tiêu dựa trên những căn cứ vào kinh nghiệm thực tiễn của từng lĩnh vực.
Sau Đại hội VII, sự tan rã của Liên Xô tác động sâu sắc đến nước ta. Một số Đảng viên cùng nhân dân đồng hoài nghi về tiền đồ của chủ nghĩa xã hội. Bên cạnh đó, nước ta còn bị các thế lực thù địch đẩy mạnh các hoạt động chống phá gây mất ổn định và bạo loạn. Nước ta một lần nữa rơi vào tình trạng hiểm nghèo.
Trước tình hình đó, Trung ương Đảng tổ chức động viên toàn dân và toàn quân tăng cường đoàn kết, nêu cao ý chí tự lực - tự cường, độc lập - sáng tạo, vượt qua thách thức, tiếp tục tiến lên Xã hội Chủ nghĩa.
Ngày 25 – 11 – 1991 tới ngày 4 – 12 – 1991, Hội nghị lần II Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VII họp và ra nghị quyết về nhiệm vụ và giải pháp ổn định, phát triển kinh tế xã hội trong giai đoạn 1992 – 1995.
Dựa trên những quan điểm của Đảng, ngày 15 – 4 – 1992, Quốc hội khóa VIII kỳ họp thứ XI đã thông qua Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Hiến pháp đã thể chế hóa đường lối đổi mới của Đảng và khẳng định điều đó tại điều 4.
Ngày 23 – 8 – 1995, Hội nghị lần thứ VIII của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VII đã ra nghị quyết tiếp tục xây dựng và hoàn thiện nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, trọng tâm là cải cách một bước nền hành chính.
Ngoài ra Đảng còn rất chú trọng công tác lý luận, vận dụng chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trong điều kiện lịch sử mới.
Ngày 28 – 3 – 1992, Bộ Chính trị ra Nghị quyết số 01-NG/TU về công tác lý luận trong giai đoạn hiện nay.
Ngày 29 – 6 – 1992, Hội nghị lần III Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VII đã đề ra một số nhiệm vụ đổi mới trong công tác xây dựng và chỉnh đốn Đảng.
Hội nghị lần IV Ban chấp hành Trung ương Đảng, tháng 1 năm 1993, đã có các nghị quyết và nhiệm vụ văn hóa-văn nghệ, sự nghiệp giáo dục-đào tạo, chăm sóc y tế, bảo vệ sức khỏe nhân dân và chính sách dân số – kế hoạch hóa gia đình và công tác thanh niên trong thời kỳ mới.
Trong tiến trình đổi mới, nông nghiệp luôn là ngành kinh tế được Đảng và Nhà nước quan tâm đặt lên hàng đầu. Qua 5 năm đổi mới, nông nghiệp đã đạt được những thành tựu to lớn. Chính vì vậy, Đảng nhấn mạnh “Đổi mới cơ cấu kinh tế nông nghiệp hướng vào sản xuất hàng hóa kết hợp với chính sách kinh tế nhiều thành phần. Góp phần làm thay đổi cơ cấu kinh tế hiện có ở nước ta. Bên cạnh nông nghiệp, công nghiệp cũng được chú trọng, đặc biết là các nghành công nghiệp nặng, xây dựng cơ sở vật chất Xã hội Chủ nghĩa. Đảng dánh giá là “chủ trương phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước chính là yêu cầu cấp bách, trọng tâm của thời kỳ mới.
Đi đôi với quá trình phát triển kinh tê, Đảng chủ trương đoàn kết dân tộc, tăng cường mặt trận dân tộc thống nhất như tinh thân của Đại hội VII đã đề ra. Đại đoàn kết đan tộc là là đoàn kêt những ngưoif trong một đại gia dình các dân tộc Việt Nam bao gồm mọi tầng lớp, giai cấp, tôn giáo, dân tộc,nhằm giữ vững và bảo vệ chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ quốc gia, đồng thời cũng là điều kiện tiên quyết để đưa nước ta ra khỏi thời kì lạc hậu tiến lên “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh”.
Những thành tựu đạt được trong giai đoạn 1991-1995:
Từ 1992, vượt qua những thử thách, công cuộc đổi mới do Đảng lãnh đạo tiếp tục phát triển toàn diện, vững chắc. Giá trị sản lượng công nghiệp – nông nghiệp – dịch vụ tăng khá nhanh. Lạm phát năm 1992 là 17,5%, giảm xuống một cách nhanh chóng xuống còn 5,2% năm 1993. Tăng trưởng kinh tế trong giai đoạn này đạt bình quân 7,2%. Tốc độ tăng trưởng công-nông nghiệp cao. Tính tới năm 1993, nước ta đã hoàn thành các chỉ tiêu về kinh tế xã hội, bảo đảm các yêu cầu về quốc phòng và an ninh. Đồng thời cũng mở rộng quan hệ đối ngoại.
Đặc biệt trong những năm 1991-1995, nhờ việc thực hiện cương lĩnh, chiến lược phát triển kinh tế và những mục tiêu cụ thể do đại hội VII đề ra, công cuộc đổi mới đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Tăng trưởng bình quân hàng năm đạt 8,2% (kế hoạch là 5,5-6,2%). Tỷ trọng, sản lượng công nghiệp tăng cao. Sản xuất nông nghiệp không chỉ đáp ứng đủ nhu cầu trong nước mà còn xuất khẩu hàng năm 2 triệu tấn. Lạm phát giảm từ 67,4% năm 1991 xuống còn 12,7% năm 1995. Đời sống nhân dân được cải thiện đáng kể; trình độ dân trí tăng lên, sự nghiệp giáo dục và đào tạo có những chuyển biến tích cực. An ninh, chính trị, quốc phòng được củng cố và đảm bảo vững chắc; công tác củng cố và xây dựng Đảng đạt được nhiều thành tựu lớn. Về mặt đối ngoại, nước ta đã khôi phục và mở rộng quan hệ hợp tác với Ttrung Quốc về nhiều mặt; tăng cường quan hệ láng giềng hữu nghị vốn có với Lào, Campuchia; trở thành thành viên ASEAN; củng cố quan hệ với Nga và các nước Đông Âu; bình thường hóa quan hệ với Mỹ.Chương III:
TỔNG KẾT 10 NĂM ĐỔI MỚI – ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU TOÀN QUỐC LẦN THỨ VIII CỦA ĐẢNG
Tổng kết 10 năm đổi mới – định hướng cho giai đoạn tiếp theo:
Với những thành công của 10 năm đổi mới và 5 năm thực hiện nghị quyết đại hội VII; Đảng đã quyết định tiến hành Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng từ ngày 28-6-1996 tới 1-7-1996 tại Hà Nội. Tham dự đại hội có 1169 đại biểu cùng nhiều đoàn đại biểu quốc tế. Đại hội có nhiệm vụ tổng kết chặng đường 10 năm đổi mới đồng thời cũng quyết định mục tiêu, phương hướng, giải pháp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đât nước đến năm 2000 và 2020, bổ sung sửa đổi điều lệ Đảng.
Sau 10 năm thực hiện đường lối đổi mới một cách toàn diện và 5 năm thực hiện nghị quyết đại hội VII, đất nước ta đã vượt qua nhiều thử thách cam go, những khoảnh khắc tưởng chừng không vượt qua được; không những vậy nhân dân ta dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng còn vươn lên đạt những thắng lợi nổi bật trên nhiều mặt.
Công cuộc đổi mới trong 10 năm qua đã thu được những thành tựu to lớn và có ý ngĩa rất quan trọng. Nhiêm vụ được đại hội VII đề ra cho giai đoạn 1991-1995 đã cơ bản hoàn thành.
Nước ta đã ra khỏi khủng hoảng tuy nhiên vẫn còn nhiều mặt chưa vững chắc.
Nhiệm vụ được đề ra trong thời kì đầu quá độ lên chủ nghĩa xã hội là tạo tiền đề cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa đã cơ bản hoàn thành, cho phép nước ta bước vào thời kì mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa và hiện đại hóa một cách toàn diện.
Con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta ngày càng được xác định rõ ràng và chắc chắn hơn. Điều đó cho thấy tính đúng đắn trong quyết định đổi mới và phương cách lãnh đạo dổi mới của Đảng. Tuy nhiên bên cạnh những thành tựu đã đạt được, Đại hội VIII cũng chỉ ra nhiều khuyết điểm thiếu sót cần khắc phục như chưa thực hiện tiết kiệm, đời sống nhân dân còn nghèo, mức sống thấp…
Tựu chung lại, đánh giá chặng đường đổi mới 10 năm đổi mới; đại hội đã nêu ra những bài học kinh nghiệm chủ yếu:
Nắm vững mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội trong suốt quá trình đổi mới, quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Nắm vững hai nhiệm vụ chiến lược là xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Kiên trì chủ nghĩa Mác – Lenin cùng tư tưởng Hồ Chí Minh .
Kết hợp chặt chẽ ngay từ đầu đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị; lấy đổi mới kinh tế làm trọng tâm, từng bước đổi mới chính trị.
Xây dựng nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần với cơ chế thị trường, tăng cường vai trò quản lý của nhà nước theo định hướng Xã hội Chủ nghĩa. Tăng trưởng nhanh vè kinh tế phải đi đôi với thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội; giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc; bảo vệ môi trường sinh thái.
Mở rộng và tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân; phát huy sức mạnh dân tộc.
Mở rộng hợp tác quốc tế, tranh thủ sự đồng tình ủng hộ va giúp đỡ của nhân dân thế giới; kết hợp sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại.
Tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng, coi xây dựng Đảng là nhiệm vụ, là công tác then chốt
Ngoài ra Đảng còn xác định “Mục tiêu của công nghiệp hóa hiện đại hóa là xây dựng có sở vật chất kỹ thuật hiện đại, cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân cao, quốc phòng và an ninh vững chắc; dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh.
Từ nay tới năm 2020 ra sức phấn đấu đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp”
Đảng chủ trương phát triển mạnh mẽ khoa học và công nghệ; nang cao quy mô,chất lượng của công tác giáo dục – đào tạo, đưa chúng lên làm những quốc sách hàng đầu trong sự nghiệp đổi mới tư duy, nhân lực.
Những thành tựu đạt được trong giai đoạn 1996-2000:
Từ giữa năm 1997, cuộc khủng hoảng tài chính, tiền tệ ở châu Á nỏ ra đe dọa gây nên những ảnh hưởng xấu tới kinh tế – xã hội nước ta; điều đó buộc Đáng và nhà nước phải đề ra những chính sách kịp thời để ngăn chặn, ổn định nền kinh tế trong giai đoạn khủng hoảng trầm trọng này. Chính vì thế mà ngay trong thời kì khủng hoảng trầm trọng này, công cuộc cải cách vẫn đạt được những thành tựu đáng kể.
Kinh tế tăng trưởng khá; GDP tăng bình quân 6,94%/năm. Nông nghiệp tăng trưởng liên tục, sản lượng lương thực năm sau cao hơn năm trước một triệu tấn; công nghiệp tăng trưởng đều 13,5%/năm về giá trị sản xuất; bộ phận kinh tế dịch vụ khởi sắc, dần chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu kinh tế… nhìn chung, tới năm 2000, đã chặn được đà giảm sút mức tăng trưởng kinh tế, các chỉ tiêu đề ra đều đạt hoặc vượt mức kế hoạch đề ra. Cơ sở hạ tầng có nhiều sự đổi thay đáng kể, góp phần quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế.
Tình hình chính trị – xã họi về cơ bản được ổn định; quốc phòng và an ninh được tăng cường. Các lực lượng vũ trang nhân dân có nhiều cố găng trong công tác bảo vệ độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, bảo vệ an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội. Cơ cấu của các cơ quan an ninh quân đổi dược đổi mới phù hợp tình thình mới.
Quan hệ đối ngoại được mở rộng về nhiều mặt đem lại những kết quả tốt. Tăng cường quan hệ với các nước Xã hội Chủ nghĩa trên thế giới, các nước láng giềng, nhiều tổ chức kinh tế xã hội trên toàn thế giới. Ngoại giao nhân dân được mở rộng và phát triển.
Công tác tổ chức và xây dựng Đảng cũng được chú trọng và nâng lên một tầm cao mới; hệ thống chính trị được củng cố đã tiến hành cải cách một bước nền hành chính quốc gia, tiếp tục xây dựng nhà nước pháp quyền Xã hội Chủ nghĩa. Các tổ chức chính trị cũng được đổi mới về nội dung và hình thức hoạt động, mở rộng và nâng cao tính dân chủ, tăng cường quyền làm chủ thực sự của nhân dân trên nhiều lĩnh vực.
Những thành tựu của giai đoạn 5 năm 1996-2000 đã tăng cường sức mạnh tổn hợp lamg thay đổi bộ mặt đát nước và đời sống nhân dân; củng cố một cách vững chắc vai trò và vị trí của Việt Nam trên trường quốc tế. Nhà nước ta đã có nhiều cố gắng đáng kể trong việc điều hành quản lý hành chính; nhờ đó đã phát huy được lòng yêu nước, tinh thần dũng cảm, cần cù sáng tạo về trí tuệ ra sức bảo vệ tổ quốc Việt Nam Xã hội Chủ nghĩa.
Nhưng không chỉ có những thành tựu, việc thực hiện nghị quyết đại hội VII cũng đã bộc lộ nhiều yếu kém, khuyết điểm nghiêm trọng. Nền kinh tế
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Chủ đề- Đảng Cộng sản Việt Nam chính là nhân tố tất yếu trong mọi chiến thắng của dân tộc ta.doc