Tiểu luận Đảng lãnh đạo thực hiện giải quyết nhiệm vụ dân tộc và dân chủ qua cuộc cải cách ruộng đất ở Việt Nam ( 1945-1957)

 

Môc lôc

 

MỞ ĐẦU 1

NỘI DUNG 2

1. Tình hình quan hệ ruộng đất ở Việt Nam trước cách mạng tháng 8 -1945 3

2. Cương lĩnh ruộng đất của Đảng Macxit – Lêninnit 5

3. Đảng thực hiện giải quyết nhiệm vụ dân tộc và dân chủ qua cuộc cải cách ruộng đất (1945 – 1957) 9

3.1.Tại sao phải tiến hành cải cách ruộng đất trong kháng chiến? 9

3.2. Tiến hành cải cách từng phần – sự sáng tạo đúng đắn của Đảng ta (1945 – 1953) 11

3.3 Đảng lãnh đạo phát động quần chúng triệt để giảm tô, giảm tức và cải cách ruộng đất (1953 – 1957) 14

4. Mối liên hệ khăng khít giữa nhiệm vụ dân tộc và dân chủ; Một số bài học kinh nghiệm trong việc thực hiện giải quyết vấn đề ruộng đất. 21

KẾT LUẬN 23

TÀI LIỆU THAM KHẢO 25

 

 

 

doc27 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4905 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Đảng lãnh đạo thực hiện giải quyết nhiệm vụ dân tộc và dân chủ qua cuộc cải cách ruộng đất ở Việt Nam ( 1945-1957), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
và thất nghiệp không thể hóa ra công nhân hết mà phải đọng lại trong quê nhà. Tình cảnh ở nhà quê cũng rất thê thảm”.[5; Tr 91 – 92] Bởi vậy mà, sự cốt yếu của tư sản dân quyền cách mạng một mặt là phải đấu tranh để đánh đổ các di tích phong kiến,đánh đổ các cách bóc lột theo lối tiền tư bổn và để thực hành thổ địa cách mạng cho triệt để; một mặt nữa là tranh đấu để đánh đổ đế quốc chủ nghĩa Pháp, làm cho Đông Dương hoàn toàn độc lập. Hai mặt tranh đấu có liên lạc mật thiết với nhau, vì có đánh đổ đế quốc chủ nghĩa mới phá được cái giai cấp địa chủ và làm cách mạng thổ địa được thắng lợi; mà có phá tan chế độ phhong kiến thì mói đánh đổ được đế quốc chủ nghĩa. Như vậy, mặc dù Luận cương có những hạn chế nhất định do quá đề cao đấu tranh giai cấp, khi chưa thấy được nhiệm vụ dân tộc mới là nhiệm vụ chủ yếu nhất, khi cho “thổ địa cách mạng là cái cốt của cách mạng” nhưng qua đó ta cũng thấy được việc Đảng ta coi trọng nhiệm vụ ruộng đất, nhiệm vụ dân chủ. Ngay sau khi Đảng và bản Cương lĩnh đầu tiên của Đảng ra đời, theo phương pháp do nó vạch ra, một phong trào cách mạng của công nông dưới sự lãnh đạo của đảng đã diễn ra hết sức sôi nổi. Xô Viết Nghệ Tĩnh là đỉnh cao của phong trào trong những năm 1930-1931. Mặc dù bị dìm trong máu lửa, phong trào xô viết Nghệ Tĩnh đã chứng minhh một cách hùng hồn tính chất đúng đắn của đường lối cách mạng do chính đảng của giai cấp công nhân đề ra và dựng lên khối liên minh công nông vững chắc – nguồn gốc của mọi sự thắng lợi sau này của cách mạng. Giai cấp công nhân Việt Nam từ đó đã tìm thấy lãnh tụ của mình là giai cấp công nhân mà đội tiên phong là Đảng cộng sản. Nhận thức đúng vai trò quan trọng của nông dân trong cách mạng thuộc địa, đặt ra và giải quyết một cách đúng đắn vấn đề ruộng đất và vấn đề nông dân, Đảng đã dấy lên được cao trào cách mạng của nông dân và trở thành lãnh tụ chân chính của cách mạng Việt Nam. Vào giữa những năm 30, trước nguy cơ của cuộc chiến tranh thế giới thứ II và nguy cơ phát xít, Đại hội VII Quốc tế Cộng sản đã chủ trương tập hợp mọi lực lượng dân chủ, hòa bình chống chế độ phản động và phát xít. Trước tình hình đó, Đảng Cộng sản Đông Dương đã chuyển hướng lãnh đạo của Đảng mở đầu từ Hội nghị tháng 6 – 1936 và bổ sung, phát triển trong các Hội nghị mở rộng của Đảng năm 1937 và năm 1938. Tại các hội nghị nói trên, Đảng xác định mục tiêu của cách mạng tư sản dân quyền vẫn là chống đế quốc và phong kiến, nhưng trong tình hình lúc này, mục tiêu trực tiếp trước mắt là chống phát xít chống chiến tranh và bọn phản động thuộc địa, đòi tự do, dân chủ, cơm áo và hòa bình. Bởi vậy mà Đảng chủ trương tạm gác khẩu hiệu “tịch thu ruộng đất của địa chủ chia cho dân cày” bằng khẩu hiệu “tự do, dân chủ, cơm áo, hòa bình”. Năm 1940, phát xít Nhật đem quân chiếm đóng nước ta. Tình hình thế giới cũng như trong nước có những chuyển biến mới. Trước sự áp bức bóc lột tàn bạo của Pháp – Nhật, giai cấp địa chủ càng phân hóa rõ rệt. Trong thực tiễn, xuất hiện khả năng là giai cấp công nhân có thể trung lập một bộ phận giai cấp địa chủ và tranh thủ một bộ phận khác đi với cách mạng trên vấn đề giải phóng dân tộc. Vì vậy, trên vấn đề ruộng đất, Đảng đã nêu khẩu hệu “Tịch thu tài sản của bọn đế quốc Pháp – Nhật và bọn Việt gian,...thi hành giảm tô, chia lại công điền” (chương trình của mặt trận Việt minh – 1941). Nhiệm vụ giải phóng dân tộc là nhiệm vụ trước mắt của toàn dân tộc. Đảng xác định “cuộc cách mạng ở Đông Dương hiện tại không phải là cuộc cách mạng phải giải quyết hai nhiệm vụ phản đế và điền địa nữa mà là cuộc cách mạng chỉ giải quyết một vấn đề cần kíp “dân tộc giải phóng”. [12; Tr 83 – 84]. Nhưng đó “không phải giai cấp vô sản Đông Dương bỏ mất nhiệm vụ điền địa đi đâu, cũng không phải đi lùi lại một bước, mà chỉ bước một bước ngắn hơn để có sức mà bước một bước dài hơn” [12; Tr 85] Thật vậy, chính trị là nhờ có đường lối mặt trận dân tộc thống nhất đúng đắn của Đảng trong đó quyền lợi của nông dân được giải quyết một cách thỏa đáng, cho nên Đảng đã động viên được lực lượng to lớn của nông dân đồng thời tăng thêm được những lực lượng đồng minh, tạo thành một lực lượng dân tộc thật sự hùng mạnh, tiến lên cuộc tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945, lật đổ ách thống trị của đế quốc và phong kiến. 3. Đảng thực hiện giải quyết nhiệm vụ dân tộc và dân chủ qua cuộc cải cách ruộng đất (1945 – 1957) 3.1.Tại sao phải tiến hành cải cách ruộng đất trong kháng chiến? Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám 1945 đã mở ra trang sử mới cho dân tộc Việt Nam. Nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng và ngọn cờ Mặt trận Việt Minh đã lật đổ ách thống trị của phát xít Nhật và thực dân Pháp, giải phóng dân tộc, đồng thời cũng xóa bỏ chính quyền bù nhìn đại biểu cho giai cấp địa chủ phong kiến và tư sản mại bản, tay sai đắc lực của đế quốc xâm lược. Giai cấp địa chủ phong kiến đã mất chỗ dựa và không còn là giai cấp thống trị nữa. Tuy nhiên với dã tâm cướp nước ta một lần nữa, thực dân Pháp với sự hậu thuẫn của Anh và Mỹ đã tiến hành xâm lược nước ta lần hai (23 – 9 – 1945). Trước tình cảnh đó, nhân dân ta lại một lần nữa phải đứng lên tiến hành cuộc kháng chiến toàn quốc để bảo vệ nền độc lập cho dân tộc “thà hy sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không làm nô lệ”. Trong tuyên ngôn Đảng Cộng sản (1848) Mac nói: “cách mạng ruộng đất là điều kiện để giải phóng dân tộc”. “Dân tộc ta đang kháng chiến, kiến quốc. Lúc này mọi việc đều phải phục vụ kháng chiến thắng lợi kiến lợi, kiến quốc thành công. Cải cách ruộng đất chính là nhằm mục đích ấy”. [3; Tr 384] Đế quốc và phong kiến là hai lực lượng nhất câu kết với nhau để thống trị nước ta đã gần một thế kỷ nay. Triều đình phong kiến đã ươn hèn đầu hàng, bán nước ta cho thực dân, đế quốc. Thực dân Pháp sau khi chiếm được nước ta đã dùng phong kiến làm chỗ dựa để xâm lược và áp bức boc lột đồng bào ta. Bởi vậy mà muốn đánh đổ đế quốc phải đồng thời đánh đổ phong kiến và ngược lại. Hai nhiện vụ phản đế và phản phong kiến có mối liên hệ khăng khít không thể tách rời. Song, cũng cần nhận rõ đế quốc là kẻ thù chủ yếu nhất của nhân dân ta, vì chúng hung ác nhất, đang đem quân xâm lược nước ta, tàn sát, áp bức và bóc lột đồng bào ta. Vì vậy, hai nhiệm vụ phản đế và phản phong kiến đều là chủ yếu, nhưng nhiệm vụ phản đế là chủ yếu nhất. Công nông là những người đóng góp sức người, sức của nhiều nhất, hy sinh cho kháng chiến và cách mạng. Cuộc kháng chiến của ta được xác định là phải lâu dài. Yêu cầu của kháng chiến về sức người và sức của ngày một tăng. Người và của đó chủ yếu là do nông dân cung cấp. Nhưng nông dân vì thiếu thốn ruộng đất và không có ruộng đất, cho nên mới trở nên nghèo khổ và thiếu thốn. Vì vậy, cải cách ruộng đất đã đến lúc cần phải được tiến hành để “bồi dưỡng nông dân, bồi dưỡng kháng chiến, phát triển sản xuất, đẩy mạnh kháng chiến”. Hiện nay, một mặt cuộc kháng chiến bảo vệ tổ quốc ngày càng gay go và quyết liệt. Đế quốc thì tích cực dựa vào phong kiến để xây dựng ngụy quyền. Mặt khác, phong kiến ngày càng tích cực chống lại các chính sách ruộng đất, thuế nông nghiệp và tăng gia sản xuất. “Sau cách mạng tháng Tám, nhiều nơi địa chủ đã đoạt quyền lãnh đạo trong các tổ chức nông thôn. Thế lực chính trị của địa chủ chưa bị làm yếu tới mức độ cần thiết....Do đó, chỗ dựa của ta ở nông thôn chưa được vững mạnh, hậu phương của ta chưa được củng cố”.[3; Tr 394] Cách mạng muốn thành công, sự nghiệp kháng chiến và kiến quốc của toàn Đảng và toàn dân muốn tháng lợi thì chủ yếu phải dựa vào công nông, trong đó nông dân là lực lượng nòng cốt chủ yếu. Nguyện vọng của hàng chục triệu người nông dân ở nước ta lúc này là dân tộc độc lập và người cày có ruộng. Đó là hai vấn đề không thể tách rời. Vì vậy phải thực hiện khẩu hiệu người cày có ruộng để đẩy mạnh kháng chiến, hoàn thành sự nghiệp giải phóng dân tộc. Thật vậy, thực hiện cải cách ruộng đất thì quần chúng nông dân được ruộng đất, họ sẽ càng thêm phấn khởi tăng gia sản xuất, tham gia kháng chiến, lực lượng kháng chiến từ đó mà càng thêm mạnh. Muốn thực hiện khẩu hiệu người cày có ruộng phải từng bước thực hiện cải cách ruộng đất. “Ngày nay ta cải cách ruộng đất chính là để tích cực giải quyết vấn đề dân chủ và dân sinh”[3; Tr 391], để có thêm sức mạnh đánh đuổi đế quốc Pháp và can thiệp Mỹ ra khỏi nước ta. Hơn nữa, “then chốt tháng lợi của kháng chiến là củng cố và mở rộng Mặt trận dân tộc thống nhất, cúng cố công nông liên minh, củng cố chính quyền nhân dân ...Chỉ có phát động quần chúng cải cách ruộng đất, ta mới có thể tiến hành những công việc đó được thuận lợi”[3; Tr 396]. 3.2. Tiến hành cải cách từng phần – sự sáng tạo đúng đắn của Đảng ta (1945 – 1953) Sau khi cách mạng tháng Tám thành công, Đảng và toàn dân ta phải đứng trước muôn vàn khó khăn do thù trong, giặc ngoài gây nên. Thực dân Pháp được bọn đế quốc giúp sức ráo riết thực hiện âm mưu khôi phục quyền thống trị của chúng ở Đông Dương. Vì vậy. Đảng khảng định cuộc cách mạng ở Đông Dương lúc này vẫn là cuộc cách mạng dân tộc giải phóng; khẩu hiệu đấu tranh vẫn là: “Dân tộc trên hết, tổ quốc trên hết”. Trong tình hình đó, chính quyền cách mạng mới được thành lập chưa thể thực hiện ngay triệt để các chính sách cải cách dân chủ. Song, để đáp ứng một phần nào đó yêu cầu dân chủ của nhân dân, chính phủ lâm đã thi hành một số biện pháp như: Tịch thu ruộng đất của thực dân Pháp và Việt gian phản động chia cho dân nghèo. Chia lại công điền cho công bằng và hợp lý hơn, thực hiện giảm tô, giảm tức, ... Ngày 13 – 10 – 1945, Uỷ ban nhân dân Bắc Bộ đã ra thông tư 55-VP và ngày 20 – 11 – 1945, Chính phủ lâm thời đã ra thông cáo buộc chủ điền phải giảm 25% tô, chia lại ruộng đất công cho công bằng theo nguyên tắc dân chủ cho cả nam và nữ, tạm giao ruộng đất vắng chủ cho nông dân thiếu ruộng. Đây là văn kiện đầu tiên mà chính quyền cách mạng chính thức tấn công vào sự bóc lột của giai cấp địa chủ phong kiến, bảo vệ quyền lợi cho giai cấp nông dân. Ngày 15 – 1 – 1948, Hội nghị Trung Ương Đảng mở rộng được triệu tập. Trên cơ sở nhận định thấy so sánh lực lượng giữa ta và địch có hướng có lợi cho ta, Hội nghị đã ra nghị quyết về một hệ thống chính sách ruộng đất của Đảng trong kháng chiến gồm một số điểm như: “1. Triệt để thực hiện giảm 25% địa tô. 2.Bài trừ những thứ địa tô phụ thuộc như tiền trình gặt, tiền đầu trâu 3. Bỏ chế đọ quá điền. 4. Đem ruộng đất và tài sản của bọn phản quốc tạm cấp cho dân nghèo. 5. Chhia lại ruộng đất công cho hợp lý và công bàng hơn. 6. Đem ruộng đất của đồn điền chia cho dân cày nghèo, ....”[11; Tr 67]. Nghị quyết này có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc giải quyết vấn đề ruộng đất trong điều kiện của cuộc kháng chiến, nhằm phát triển sản xuất nông nghiệp. Việc giảm tô 25% được côi là nhiệm vụ hàng đầu, tiếp đó là việc chia lại ruộng đất công cho hợp lý, tạm cấp ruộng đất vắng chủ,... Tháng 8 – 1948, Trung ương Đảng triệu tập hội nghị cán bộ lần thứ V. Hội nghị đánh dấu một bước tiến mới, quan trọng trong thời kỳ kháng chiến. Từ những đánh giá rất xác đáng về vấn đề dân cày và địa chủ phong kiến, về bối cảnh và tính chất của cuộc cách mạng dân chủ mới ở Việt Nam, Hội nghị đã nhận định: Muốn xóa bỏ những tàn tích phong kiến, phát triển nông nghiệp, phải cải cách ruộng đất. Song, xuát phát từ việc phân tích đặc điểm và hoàn cảnh nước ta lúc này, Hội nghị đã chủ trương: “Dùng phương pháp cải cách dần dần mà thu hẹp phạm vi bóc lột của địa chủ phong kiến bản xứ (ví dụ: giảm tô), đồng thời sửa đổi chế độ ruộng đất (trong phạm vi không có hại cho mặt trận thống nhất chống thục dân Pháp xâm lược). Đó cũng là một cách ta thực hiện cách mạng thổ địa bằng một đường lối riêng biệt”.[8; Tr 3] Trước yêu cầu bồi dưỡng sức dân để đẩy mạnh cuộc kháng chiến và kiến quốc của dân tộc, Chính phủ ban Sắc lệnh 78-SL ngày 14-7-1949, Nghị định 130 NV ngày 24-7-1949 của Chính phủ và Thông tư số 50 ngày 15-11-1949 của Liên Bộ Nội Vụ - Tư pháp – Canh nông nêu rõ chính sách giảm tô của Đảng và Chính phủ là: Giảm và xóa bỏ địa tô chính, tô phụ. Đối tượng phải giảm tô gồm tất cả những cá nhân hay đoàn thể có ruộng đất cho tá điền lĩnh canh cấy rẽ hay cấy nộp phải nộp tô. Cách thức giảm: Giảm 25% số địa tô chính thức thu trước Cách mạng tháng Tám và địa tô sau khi đã nộp không quá 1/3 tổng số thu hoạch một vụ chính; Điền chủ nào tự nguyện giảm 25% sau Tổng khởi nghĩa nay không phải giảm nữa. Điền chủ nào đã giảm hơn 25% thì cứ để nguyên. Điền chủ nào giảm chưa đủ 25% nay giảm cho đủ; Đối với ruộng cấy rẽ, địa tô cũng phải giảm 25%”[11; Tr 74] Trong Chính cương Đảng Lao Động Việt Nam (2-1951) cũng khẳng định: “Trong kháng chiến chính sách ruộng đất chủ yếu là giảm tô, giảm tức. Ngoài ra thi hành những cải cách khác như: quy định chế độ lĩnh canh, tạm cấp ruộng đất của thực dân Pháp và Việt gian cho dân cày nghèo... Mục đích của những cải cách đó là cải thiện đời sống nông dân, đồng thời xúc tiến tăng gia sản xuấ, bảo đảm cung cấp và đoàn kết toàn dân để kháng chiến”. [11; Tr 73]Đến khi kháng chiến thành công, trọng tâm của cách mạng sẽ chuyển từ nhiệm vụ giải phóng dân tộc sang nhiệm vụ xóa bỏ di tích phong kiến Việt Nam. Khẩu hiệu “thực hiện người cày có ruộng” sẽ được đề ra và thực hiện trong toàn quốc. Phương thức tiến hành cải cách từng phần như trên đã trình bày của Đảng đã kế thừa và phát triển kinh nghiệm giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa nhiệm vụ dân tộc (chống đế quốc) và nhiệm vụ dân chủ (chống phong kiến) trong những năm vận động giải phóng dân tộc trước Cách mạng tháng Tám. Những điều kiện mới quy định phương thức cải cách ruộng đất riêng biệt ở Việt Nam đó là sự bùng nổ của cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc. Đảng đã giải thích rõ chủ trương tiến hành cải cách từng phần và tiến tới triệt để cải cách ruộng đất trong kháng chiến: “Cố nhiên phải tập trung mọi lực lượng làm cho xong nhiệm vụ phản đế, nhưng nhiệm vụ phản phong kiến không phải hoàn toàn gác kaij sau khi đã làm xong nhiệm vụ phản đế rồi mới tính đến. Lúc này cách mạng dân chủ mới Đông Dương đâu có thể chia đứt ra làm hai khúc dứt đoạn, dành mạch... trong quá trình kháng chiến, việc tịch thu, không bồi thường ruộng đất của thực dân và của bọn phản quốc vẫn phải tiếp tục. Ruộng đát của bọn chúng tịch thu đến đâu, có thể giao cấp cho dân cày đến đó chứ. Nhớ rằng giảm tô, giảm tức, tạm cấp ruộng đất của thực dân Pháp và Việt gian cũng là bắt đầu cải cách ruộng đất một phần nào rồi”.[8; Tr 3-4] Như vậy, có thể thấy Đảng ta đã chủ trương từng bước thực hiện nhiệm vụ dân chủ, từng bước đáp ứng yêu cầu ruộng đất cho nông dân, bằng cách ddanhs mạnh vào chế độ sở hữu ruộng đất của bọn đế quốc, tư bản Pháp và những kẻ phản quốc. Điều đó không những mang lại lợi ích to lớn cho dân cày mà hơn nữa còn có tác dụng làm phân hóa giai cấp địa chủ phong kiến theo hướng có lợi cho cuộc cách mạng kháng chiến, kiến quốc. Như vậy, chủ trương chung của Đảng trong kháng chiến là chưa đánh đổ giai cấp địa chủ, chưa tịch thu ruộng đất của họ vì chính sách đại đoàn kết dân tộc, cô lập tối đa kẻ thù, đảm bảo xây dựng lực lượng toàn dân chống lại thực dân Pháp. Vì nhận thức sâu sắc “Tổ quốc trên hết, dân tộc trên hết” nên Đảng chủ trương dùng phương pphaps cải cách từng phần để thu hẹp dần phạm vi bóc lột của địa chủ phong kiến bản xứ qua hai hình thức chủ yếu là giảm tô, giảm tức. Chính sách cải cách ruộng đát từng phần mà Đảng lãnh đạo thực hiện từ 1945-1952 đã thu được những kết quả to lớn: “Tính từ liên khu IV trở ra, đến năm 1953 đã có 397.000 ha ruộng đất được giảm tô 25%. Ở miền Tây Nam Bộ có nơi mức tô được giảm cao hơn nhiều. Ruộng đất được chia cho nông dân lao động chiếm một diện tích rất lớn. Theo số liệu thống kê của 3035 xã ở miền Bắc truwowcg khi cải cách ruộng đât từ 1945-1953, ruộng đất đã tịch thu của thực dân Pháp chia cho nông dân la 26,8nghìn ha; ruộng đất của địa chủ đem chia nông dân là 156,6 nghìn ha; ruộng đát của nhà chung đem chia cho nông dân là 3,2 nghin ha; ruộng đất công và nửa công được đem chia là 289,3 nghìn ha”.[8;Tr 5] Xuất phat từ sự nhận thức đúng đắn đặc điểm xã hội Việt Nam, Đảng Lao Động Việt Nam đã khéo léo đè ra một phương thức riêng, độc đáo, sáng tạo để thực hiện khẩu hiệu “người cày có ruộng” trong quá trình kháng chiến chống Pháp. Những cuộc cải cách nhỏ được thực hiện từng bước gộp lại thành một cuộc cách mạng mang lại hiệu quả cao thành quả đó chứng minh chủ trương tiến hành cải cách ruộng đất từng phần của đảng ta là hoàn toàn đúng đắn. Đường lối đó, trước hết đã tạo ra được mối trung hòa lợi ích giữa các giai cấp trên cơ sở vì lợi ích chung của cả dân tộc. Nó cho phép Đảng ta giải quyêt một cách khéo léo mối quan hệ giữa hai nhiệm vụ dân tộc và dân chủ trên cơ sở những điều kiện lịch sử cụ thể. Với sáng tạo đó, Đảnh vừa giải quyêt được vấn đề ruộng đất cho nông dân, phát huy tinh thần kháng chiến của nông dân, vừa tập hợp được đông dảo tầng lớp nông dân kể cả địa chủ và con em họ đóng góp sức người, sức của cho cuộc kháng chiến, kiến quốc bảo vệ độc lập dân tộc. 3.3 Đảng lãnh đạo phát động quần chúng triệt để giảm tô, giảm tức và cải cách ruộng đất (1953 – 1957) Việc thực hiện từng bước chính sách cải cách dân chủ từ sau cách mạng tháng Tám đến măn 1952 đã tạo ra những chuyển biến quan trọng trong chế độ ruộng đất và quan hệ giai cấp trong nông thôn nước ta.Tuy nhiên, chế độ chiếm hữu và bóc lột phong kiến chưa bị thủ tiêu, khẩu hiệu “người cày có ruộng” chưa được giải quyết căn bản, giai cấp địa chủ vẫn còn tồn tại như một giai cấp. Bởi vậy, trên cơ sở những thành tựu đã đạt được, cần phải tiếp tục tiến lên xóa bỏ hoàn toàn chế độ chiếm hữu và bóc lột phong kiến, đánh đổ giai cấp địa chủ, hoàn thành nhiệm vụ dân chủ . Sự tiến triển của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược vào những năm cuối càng đòi hỏi cấp thiết phải tiến lên hoàn thành nhiệm vụ này. Lúc này, bước sang năm 1953, tình hình cách mạng Việt Nam đã có những chuyển biến tích cực. Vùng tự do của ta được mở rộng và tương đối ổn định. Sự chuyển biến của cuộc kháng chiến chống Pháp ở giai đoạn cuối đòi hỏi chi viện sức người, sức của cho tiền tuyến càng trở nên cấp thiết. Điều đó đòi hỏi phải không ngừng bồi dưỡng lực lượng nông dân, cải thiện đời sống nông dân. Mặt khác, do nhiều nguyên nhân mà cuộc cải cách từng phần nhiều nơi đã không thu được kết quả như mong đợi, quá trình thực hiện đã xuất hiện những sai phạm. Những cải cách dân chủ thực hiện trong những năm đầu kháng chiến đã có tác dụng tích cực trong thời gian trước, đến nay tỏ ra không đủ nữa. Đã đến lúc phải tiến lên thỏa mãn yêu cầu cơ bản và cấp bách của nông dân Việt Nam: yêu cầu ruộng đất. Bởi, ta cải cách ruộng đất tức là củng cố hậu phương của ta, đồng thời làm tan rã hậu phương của địch. Trên cơ sở và hoàn cảnh đó, Đảng đã tiến hành kiểm điểm chính sách ruộng đất của Đảng trong những năm đầu kháng chiến mà nội dung chủ yếu là chúng ta đã chưa kết hợp chặt chẽ nhiệm vụ phản đế và phản phong kiến, chính sách ruộng đất chưa được thi hành đây đủ: “ Chúng ta đã quan niệm một chiều về chính sách đoàn kết rộng rãi dân tộc để kháng chiến, chúng ta lại thiếu kinh nghiệm, không thấy hết yêu cầu và triển vọng của cuộc kháng chiến lâu dài.... Chúng ta đã không tích cực thi hành chính sách ruộng đất, không quan niệm thật rõ sự cần thiết phải thực hiện cải cách ruộng đất ngay trong kháng chiến. Vì vậy, đã có lúc chúng ta coi nhẹ nhiệm vụ phản phong kiến, không nhận rõ đẩy mạnh nhiệm vụ phản phong kiến chính là một phương pháp cơ bản để phục vụ nhiệm vụ phản đế, làm cho nhiệm vụ phản đế chóng thành công”. [ 3; Tr 397] Từ trên cơ sỏ nhận định và chủ trương đó Đảng ta đã chủ trương tiến hành triệt để giảm tô, đẩy mạnh hơn nữa việc thực hiện chính sách ruộng đất. Tháng 11 – 1953, Ban chấp hành Trung ương Đảng đã quyết định thông qua “Cương lĩnh ruộng đất” và quyết định cải cách ruộng đất trong kháng chiến. Tháng 12 – 1953, Quốc hội đã thông qua “Luật cải cách ruộng đất”. Theo đó thì cuộc cải cách ruộng đất mà Đảng ta tiến hành thực hiện nhằm: “Thủ tiêu quyền chiếm hữu ruộng đất của thực dân Pháp và của đế quốc xâm lược khác ở Việt Nam, xóa bỏ chế độ chiếm hữu ruộng đất của giai cấp địa chủ” Để thực hiện chế độ sở hữu ruộng đất của nông dân. Để giải phóng sức sản xuất ở nông thôn, đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp và mở đường cho công thương nghiệp phát triển ............. Để đẩy mạnh kháng chiến hoàn thành giải phóng dân tộc, củng cố chế độ dân chủ nhân dân, phát triển công cuộc kiến quốc.” [13; Tr 396] Muốn thực hiện cải cách ruộng đất, điều quan trọng bậc nhất là cần phải xác định rõ được đường lối chung của Đảng ở nông thôn. Là cuộc đấu tranh giai cấp gay go và quyết liệt của nông dân chống địa chủ phong kiến, cách mạng ruộng đất ở nước ta có liên quan tới các giai cấp và tầng lớp trong xã hội. Vì vậy, vấn đề thù, bạn của cách mạng cũng như thái độ với bạn và thù phải được xác định thật rõ ràng, có như thế mới đoàn kết được những người bạn thực sự thành lực lượng mạnh mẽ để đánh vào kẻ thù chủ yếu của cách mạng. Cách mạng ruộng đất ở nước ta lại tiến hành trong điều kiện phải tập trung mũi nhọn của cách mạng chủ yếu chĩa mũi nhọn vào bọn đế quốc xâm lược và tay sai của chúng, trong điều kiện phải giữ vững và mở rộng Mặt trận dân tộc thống nhất chống đế quốc, vì vậy vấn đề sách lược đối với kẻ thù cũng là một vấn đề có tầm quan trọng đặc biệt. Theo đó, Đảng đã đề ra đường lối chung ở nông thôn lúc này là: “Dựa hẳn vào bần cố nông, đoàn kết chặt chẽ với trung nông, liên hiệp với phú nông, tiêu diệt tận gốc chế độ bóc lột phong kiến từng bước và có phân biệt, phát triển sản xuất, đẩy mạnh kháng chiến” [3; Tr 400]. Đường lối trên của Đảng đã thể hiện rõ quan điểm, thái độ của Đảng đối với từng giai cấp, tầng lớp ở nông thôn. Chúng ta thấy rằng, đến năm 1953 thì đường lối chiến lược cách mạng dân tộc, dân chủ nhân dân của Đảng ta đã có sự thay đổi. Nếu như trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chiến, Đảng đề ra khẩu hiệu “Tổ quốc trên hết, dân tộc trên hết” và “Cuộc kháng chiến này chỉ hoàn thành nhiệm vụ giải phóng đất nước, củng cố và mở rộng chế độ dân chủ cộng hòa. Nó không tịch thu ruộng đất của địa chủ chia cho dân cày, chỉ tịch thu ruộng đất và các hạng tài sản khác của Việt gian phản động để bổ sung ngân quỹ kháng chiến hay ủng hộ các gia đình chiến sĩ hi sinh”.[2; Tr 30 – 31] Thì tới nay, bước vào giai đoạn cuối của cuộc kháng chiến, trước yêu cầu về sức người và sức của ngày càng lớn, trước tình hình những chính sách cải cách dân chủ trong những năm đầu kháng chiến đã không còn đáp ứng được nhiệm vụ bồi dưỡng, động viên lực lượng nhân dân nữa, Đảng ta đã chủ trương tiến hành triệt để giảm tô, giảm tức, phóng tay phát động quần chúng tiến hành cải cách ruộng đất, xóa bỏ toàn bộ giai cấp địa chủ phong kiến Việt Nam, chia hẳn ruộng đất cho dân cày. Đầu tháng 4-1953, đợt 1 phát động quần chúng giảm tô và cũng là đợt thí điểm mở ra trong 25 xã thuộc các tỉnh Thái Nguyên, Phú Thọ và Thanh Hóa nhằm rút kinh nghiệm, xây dựng chủ trương chính sách và kế hoạch cụ thể. Cán bộ Đảng được cử về địa phương đã đi sâu vào quần chúng bần cố nông, tuyên truyền rộng rãi chính sách của Đảng và Chính phủ. Chủ trương phát động quần chúng giảm tô được quần chúng nhiệt liệt hoan nghênh. Đợt thí điểm đã đạt được những kết quả to lớn và căn bản. Đợt 2 giảm tô được tiến hành trong 163 xã và cũng đã đạt được thắng lợi lớn. Khi đợt 2 giảm tô chuyển vào tổng kết thì cũng là lúc chúng ta chuẩn bị mở đợt thí điểm cải cách ruộng đất. Vào đầu tháng 12- 1953, khi cuộc phát động quần chúng giảm tô chuyển sang đợt 3 thì cải cách ruộng đất bắt đầu mở đợt thí điểm. Đợt thí điểm cải cách ruộng đất được tiến hành trong 6 xã thuộc huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên. Tiếp sau thí điểm, đợt 1 cải cách ruộng đất đã diễn ra trong 53 xã thuộc các tỉnh Thái Nguyên, Bắc Giang, Thanh Hóa. Thắng lợi của đợt cải cách ruộng đất đầu tiên và đợt 1 đã vượt ra ngoài phạm vi của những địa phương nhỏ hẹp. Ảnh hưởng của nó vang dội trong toàn quốc, làm nức lòng quần chúng công nông ở hậu phương và các chiến sĩ ngoài tiền tuyến. Khi đó cũng là lúc ta bắt đầu trận đánh quyết chiến chiến lược Điện Biên Phủ. Tin thắng lợi đó đã tiếp thêm tinh thần chiến đấu to lớn, thúc đẩy bộ đội ta thi đua giết giặc. Sức mạnh tinh thần đã chuyển hóa thành sức mạnh vật chất tạo nên những kỳ tích của quân đội Việt Nam. Như vậy, việc thực hiện giảm tô, giảm tức và cải cách ruộng đất vào giai đoạn cuối của cuộc kháng chiến đã góp phần thúc đẩy mạnh mẽ tinh thần chiến đấu của các chiến sĩ ngoài mặt trận, nhân dân tích cực chi viện cho chiến trường. Cuộc cải cách này đã vượt qua được cả việc hoàn thành nhiện vụ dân chủ là đem lại ruộng đất cho dân cày, biến ước mơ ngàn đời của người nông dân trở thành sự thật mà nó còn góp phần vào việc thực hiện nhiệm vụ dân tộc to lớn. Tuy vậy, thắng lợi quân sự của Việt Nam trong thời điểm này phản ánh quá trình vừa kháng chiến vừa kiến quốc; vừa chiến đấu, vừa xây dựng hậu phương, của cả quá trình thực hiện chính sách ruộng đất từng bước ở nông thôn trước năm 1953. Để tiến thêm một bước trong việc xóa bỏ sự chiếm hữu ruộng đất của điạ chủ, tăng cường hơn nữa sở hữu ruộng đất cho nông dân, bồi dưỡng lực lượng chính cho cuộc kháng chiến, phát triển sản xuất, chi viện cho chiến trường, hoàn thành cuộc cách mạng

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doccch m7841nh dn t7897c dn ch7911 nhn dn.doc
Tài liệu liên quan