Tiểu luận Đánh giá các phương thức bảo vệ quyền sở hữu bằng biện pháp dân sự

MỤC LỤC

MỤC LỤC . 1

I. ĐẶT VẤN ĐỀ . 2

II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 2

1. Khái quát chung về quyền sở hữu và bảo vệ quyền sở hữu 3

1.1 Quyền sở hữu . 3

1.2 Bảo vệ quyền sở hữu .

2. Các phương thức bảo vệ quyền sở hữu bằng biện pháp dân sự

2.1 Kiện đòi lại tài sản .

2.2 Kiện yêu cầu ngăn chặn hoặc chấm dứt hành vi cản trở trái pháp luật

Đối với việc thực hiện quyền sở hữu, quyền chiếm hữu hợp pháp .

2.3 Kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại .

3. Đánh giá các phương thức bảo vệ quyền sở hữu bằng biện pháp

dân sự

4. Liên hệ thực tiễn .

4.1 Các vụ kiện điển hình .

4.2 Nhận xét

5. Một số ý kiến nhằm hoàn thiện chế định bảo vệ quyền sở hữu

trong Bộ luật dân sự .

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

 

 

doc19 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 7248 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Đánh giá các phương thức bảo vệ quyền sở hữu bằng biện pháp dân sự, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
u người ngay tình có được tài sản thông qua giao dịch có đền bù và tài sản đó không phải bị mất cắp, bị chiếm hữu ngoài ý chí của chủ sở hữu thì nguyên đơn không thể khởi kiện đòi lại tài sản. Đối với động sản thì phải đăng ký quyền sở hữu hoặc bất động sản, theo Điều 258 BLDS quy định: “Chủ sở hữu được đòi lại động sản phải đăng ký quyền sở hữu và bất động sản, trừ trường hợp người thứ ba chiếm hữu ngay tình nhận được tài sản này thông qua bán đấu giá hoặc giao dịch với người mà theo bản án, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền là chủ sở hữu tài sản nhưng sau đó người này không phải là chủ sở hữu tài sản do bản án, quyết định bị huỷ, sửa .’’ Việc môt người có tài sản thông qua việc mua bán đấu giá hoặc giao dịch với người đã được Nhà nước có thẩm quyền công nhận là chủ sở hữu của tài sản là trường hợp mà người ngay tình hoàn toàn không có lỗi họ sẽ được pháp luật bảo vệ. Chính vì vậy, trong trường hợp này, chủ sở hữu hoặc người chiếm hữu hợp pháp không thể kiện đòi lại tài sản từ người chiếm hữu ngay tình mà chỉ có thể áp dụng phương thức khác để bảo vệ quyền sở hữu của mình như kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại. Ÿ Hậu quả của việc áp dụng phương thức kiện đòi tài sản : Khi phương thức kiện đòi tài sản được thỏa mãn các điều kiện đặt ra thì người chiếm hữu tài sản buộc phải trả lại tài sản cho chủ sở hữu,người chiếm hữu hợp pháp. Tuy nhiên hậu quả sẽ khác nhau trong hai trường hợp sau : - Đối với người chiếm hữu, sử dụng, được lợi từ tài sản không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình thì ý chí của họ hoàn toàn ngay thẳng và họ coi đó là tài sản của chính mình và họ cần được pháp luật bảo vệ. Chính vì vậy tại Điều 200 BLDS thì những người này được quyền chiếm hữu, sử dụng, được lợi không có căn cứ pháp luật ngay tình không phải hoàn trả hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản đó ( Điều 601 BLDS 2005). - Đối với người đang chiếm hữu tài sản thì người chiếm hữu không có căn cứ pháp luật và không ngay tình thì người đó luôn luôn phải trả lại tài sản đồng thời phải hoàn trả cả hoa lợi, lợi tức có được trong thời gian chiếm hữu tài sản cho chủ sở hữu hoặc người chiếm hữu hợp pháp. Như vậy, sự ghi nhận của pháp luật đối với phương thức kiện đòi tài sản thể hiện thái độ tôn trọng, bảo vệ tuyệt đối của Nhà nước đối với quền sở hữu hợp pháp của chủ thể trong xã hội. Thông thường chủ sở hữu nào cũng mong muốn lựa chọn phương thức đòi lại tài sản bởi vì đó là phương thức bảo hộ thiết thực và hiệu quả mà không cần quan tâm đến khả năng tài chính của người phải thực hiện nghĩa vụ. Tuy nhiên nếu không thỏa mãn các điều kiện đòi lại tài sản thì chủ thể bị xâm phạm có thể áp dụng phương thức kiện đòi bồi thường thiệt hại để bảo vệ lợi ích cho mình. Kiện yêu cầu ngăn chặn hoặc chấm dứt hành vi cản trở trái pháp luật đối với việc thực hiện quyền sở hữu, quyền chiếm hữu hợp pháp Chủ sở hữu có toàn quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt tài sản của mình, có quyền khai thác lợi ích vật chất của tài sản để thỏa mãn các nhu cầu trong sinh hoạt cũng như trong sản xuất,kinh doanh theo quy định của pháp luật. Nói cách khác : ‘’ Chủ sở hữu được thực hiện mọi hành vi theo ý chí của mình đối với tài sản nhưng không được làm thiệt hại và ảnh hưởng tới lợi ích của nhà nước, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác .’’ ( Điều 165 BLDS) Bằng các quy phạm pháp luật cụ thể, BLDS đã tạo điều kiện để các chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp thực hiện quyền của mình, bảo vệ các quyền lợi hợp pháp đó và cấm mọi hành vi cản trở pháp luật. Người không phải chủ sở hữu cũng có quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản không thuộc quyền sở hữu của mình theo thỏa thuận với chủ sở hữu của tài sản đó hoặc theo quy định của pháp luật ( Điều 194 BLDS) . Theo quy định tại Điều 259 BLDS thì : ‘‘ Khi thực hiện quyền sở hữu, quyền chiếm hữu của mình, chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp có quyền yêu cầu người có hành vi cản trở trái pháp luật phải chấm dứt hành vi đó; nếu không có sự chấm dứt tự nguyện thì có quyền yêu cầu Toà án, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền khác buộc người đó chấm dứt hành vi vi phạm.’’ Theo quy định đó thì khi pháp hiện hành vi xâm phạm tới việc thực hiện các quyền năng của mình thì chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp có một trong hai quyền năng sau: - Tự mình yêu cầu người có hình vi cản trở trái pháp luật phải chấm dứt hành vi đó: ngay khi phát hiện ra hành vi xâm phạm hoặc khả năng xâm phạm quyền, lợi ích chính đáng của mình, chủ sở hữu,người chiếm hữu hợp pháp có quyền yêu cầu người xâm phạm chấm dứt hành vi mà không cần chờ bất cứ một thủ tục nào. Biện pháp tự bảo vệ này mang tính kịp thời, tạo khả năng ngăn chặn hành vi ngay từ đầu, tránh được vụ việc xảy ra nghiêm trong hơn. - Yêu cầu Tòa án. cơ quan có thẩm quyền khác buộc người có hành vi xâm phạm chấm dứt hành vi đó. Nếu biện pháp tự yêu cầu của chủ thể đạt hiệu quả không cao và bên xâm phạm không tự nguyện, thiện chí chấm dứt hành vi xâm phạm, khắc phục hậu quả đã gây ra thì pháp luật cho phép chủ thể có quyền yêu cầu Tòa án hoặc cơ quan tổ chức có thẩm quyền khác giải quyết. Khi đó các cơ quan này sẽ sử dụng quyền lực Nhà nước để buộc người có hành vi xâm phạm quyền sở hữu, quyền chiếm hữu hợp pháp tài sản của người khác phải chấm dứt hành vi xâm phạm. Như vậy, mục đích chính của phương pháp này là nhằm đảm bảo để chủ sở hữu hoặc người chiếm hữu hợp pháp được sử dụng và khai thác công dụng của tài sản một cách bình thường. Do đó khi phương pháp kiện này áp dụng thì sẽ mang lại hậu quả pháp lí buộc phải chấm dứt hành vi xâm phạm quyền sở hữu của người khác bị buộc phải chấm dứt hành vi xâm phạm như dừng việc xây dựng lấn chiếm sang đất nhà hàng xóm, hay xây bịt lối đi chung… 2.3 Kiện đòi bồi thường thiệt hại ( kiện trái quyền) Theo Điều 260 BLDS đã quy định : “ Chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp có quyền yêu cầu người có hành vi xâm phạm quyền sở hữu, quyền chiếm hữu của mình bồi thường thiệt hại.” Trong trường hợp một người có hành vi trái pháp luật gây thiệt hại tới tài sản của người khác thì chủ sở hữu của tài sản có quyền kiện tới Tòa án yêu cầu bồi thường thiệt hại. Trong trường hợp này, chủ sở hữu hoặc người chiếm hữu hợp pháp đã không thể kiện đòi lại tài sản do tài sản đã bị hư hỏng hoặc đang nằm trong sự chiếm hữu của chủ thể khác không xác định được hoặc người chiếm hữu tài sản đó là người chiếm hữu không có căn cứ pháp luật ngay tình và không phải trả lại tài sản. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại về tài sản cho chủ sở hữu hoặc người chiếm hữu hợp pháp có thể đặt ra đối với trường hợp bồi thường thiệt hại theo hợp đồng hoặc ngoài hợp đồng. Đối với trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo hợp đồng thì các bên có thể thỏa thận về điều kiện bồi thường, mức bồi thường, phương thức bồi thường… trong hợp đồng và khi có tranh chấp xảy ra, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền sẽ căn cứ vào sự thỏa thuận của các bên trong hợp đồng để giải quyết. Đối với trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng thì điều kiện để có thể áp dụng biện pháp khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại do tài sản bị xâm hại bao gồm: Thứ nhất, có thiệt hại xảy ra: đây là điều kiện đầu tiên, cần thiết để áp dụng trách nhiệm bồi thường thiệt hại bởi lẽ trách nhiệm bồi thường thiệt hại được đặt ra là nhằm khôi phục thiệt hại cho người bị thiệt hại. Do đó nếu không có thiệt hại xảy ra thì cũng sẽ không thể buộc người có hành vi xâm phạm phải bồi thường thiệt hại. Thứ hai, có hành vi trái pháp luật: nếu hành vi gây thiệt hại được coi là hành vi hợp pháp như trường hợp người gây thiệt hại đang thi hành công vụ, gây thiệt hại trong trường hợp phòng vệ chính đáng hoặc tình thế cấp thiết thì người gây thiệt hại sẽ không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Thứ ba, có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và thiệt hại xảy ra. Hành vi trái pháp luât phải là nguyên nhân và tất yếu dẫn tới một thiệt hại xảy ra về tài sản thì người có hành vi đó mới phải chịu trách nhiệm bồi thường. Nếu ngyên nhân không phải do hành vi mà có thể là do tài sản đó tự bị hư hỏng do hết thời gian sử dụng hay do chất lượng kém… thì người thực hiện hành vi đó sẽ không phải bồi thường thiệt hại mà chủ sở hữu hoặc người chiếm hữu hợp pháp phải chịu rủi ro. Thứ tư, có lỗi của người gây thiệt hại: người gây thiệt hại chỉ phải bồi thường thiệt hại nếu có lỗi gây ra thiệt hại trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Nếu gây thiệt hại trong trường hợp bất khả kháng hoặc thiệt hại xảy ra là hoàn toàn do lỗi của chủ sở hữu hoặc người chiếm hữu hợp pháp đối với tài sản thì người gây ra thiệt hại sẽ không phải chịu trách nhiệm bồi thường. Tuy nhiên, trong trường hợp tài sản bị gây thiệt hại không phải do hành vi của con người gây ra thì chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp vẫn có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại nếu chứng minh được thiệt hại xảy ra nguyên nhân là chính do tài sản đó gây ra. Trong trường hợp này chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp hoặc người chiếm hữu bất hợp pháp tài sản gây thiệt hại sẽ phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho chủ sở hữu, nguwoif chiếm hữu hợp pháp tài sản bị xâm phạm. Ÿ Hậu quả của việc áp dụng phương thức đòi bồi thường thiệt hại: Nếu các bên không có thỏa thuận khác về mức bồi thường, phương thức bồi thường thì thiệt hại về tài sản được bồi thường toàn bộ theo nguyên tắc thiệt hại bao nhiêu thì bồi thường bấy nhiêu và có thể bao gồm những thiệt hại sau đây: - Thiệt hại do tài sản bị mất - Thiệt hại do tài sản bị hủy hoại hoặc bị hư hỏng - Lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác tài sản - Chi phí hợp lí để ngăn chặn, hạn chế và khăc phục thiệt hại III. Đánh giá các phương thức bảo vệ quyền sở hữu bằng biện pháp dân sự Có thể nhận thấy rằng, so với các phương thức bảo vệ quyền sở hữu khác thì phương thức kiện dân sự có những điểm khác biệt và nó làm nên tính ưu việt cũng như cũng có những hạn chế nhất định so với các phương thức khác. Những ưu điểm chủ yếu của phương thức kiện dân sự gồm có: Thứ nhất, đây là phương thức mang tính thực tế rất lớn. Tính thực tế này xuất phát từ chỗ những hành vi xâm phạm đến quyền sở hữu thông thường nảy sinh trong đời sống xã hội, xâm phạm tới các quyền tài sản của các chủ thể và do vậy chủ yếu thuộc sự điều chỉnh của pháp luật dân sự. Do xuất phát điểm là các hành vi xâm phạm quyền sở hữu chủ yếu thuộc pháp luật dân sự nên biện pháp kiện dân sự cũng được áp dụng phổ biến hơn. Hơn nữa, mục đích lớn nhất của chủ thể khi sử dụng phương thức kiện dân sự nhằm bảo vệ quyền sở hữu của mình chính là việc khôi phục lại tình trạng ban đầu (tình trạng trước khi bị vi phạm) về mặt vật chất hay chính là đảm bảo sự nguyên vẹn của tài sản cho chủ sở hữu hoặc cho người chiếm hữu hợp pháp. Sau khi áp dụng các phương thức bảo vệ quyền sở hữu bằng biện pháp dân sự, chủ sở hữu hoặc người chiếm hữu hợp pháp có thể khôi phục lại trạng thái tài sản ban đầu hoặc được bù đắp về mặt vật chất cho những xâm phạm đến quyền sở hữu của họ, đáp ứng được lợi ích cơ bản của việc bảo vệ quyền sở hữu của các chủ thể được nhà nước ghi nhân. Mặc dù phương thức bảo vệ quyền sở hữu của ngành luật hành chính cũng nhằm mục đích này nhưng thông thường tài sản bị xâm phạm lại là các tài sản của Nhà nước. Còn phương thức bảo vệ quyền sở hữu của ngành luật hình sự thì mục đích lớn nhất lại là trừng trị và răn đe. Thứ hai, phương thức kiện dân sự được áp dụng một cách rộng rãi hơn các biện pháp khác. Thông thường biện pháp bảo vệ quyền sở hữu trong ngành luật hình sự chỉ áp dụng khi hành vi xâm phạm đó được cấu thành tội phạm theo quy định trong Bộ luật hinh sự sự (BLHS). Mà trong BLHS thì hiện nay quy định chỉ có vài chục hành vi xâm phạm vào 2 nhóm sở hữu chính là sở hữu Xã hội Chủ nghĩa và sở hữu của công dân (từ Điều 133 đến Điều 144 BLHS). Biện pháp thuộc ngành luật hành chính thông thường áp dụng khi tài sản bị xâm phạm tới là tài sản của Nhà nước. Chủ thể áp dụng biện pháp hành chính và biện pháp hình sự chỉ có thể là các cơ quan nhà nước bởi vậy trong rất nhiều trường hợp việc phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm trên thực tế không phát huy được hiệu quả một cách tuyệt đối. Riêng biện pháp kiện dân sự được áp dụng rộng rãi bởi lẽ: việc xâm phạm tài sản mang tính chất dân sự diễn ra phổ biến; các chủ thể có thể áp dụng các phương thức kiện dân sự một cách dễ dàng bằng việc yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấm dứt hành vi vi phạm hoặc yêu cầu chủ thể vi phạm bồi thường thiệt hại. Thứ ba, phương thức kiện dân sự tạo điều kiện rất thuận lợi và dễ dàng cho mọi chủ thể có quyền sở hữu bị xâm phạm tự mình chủ động thực hiện phương thức này. Đây là một điểm khác biệt rất lớn so với các phương thức khác. Phương thức bảo vệ trong ngành luật hành chính tuân thủ các thủ tục hành chính tương đối phức tạp của các cơ quan Nhà nước. Còn phương thức trong ngành luật hình sự thì đỏi hỏi phải đáp ứng đủ việc cấu thành tội phạm và tuân theo thủ tục tố tụng hình sự cũng tương đối phức tạp và mất thời gian, khó có thể khôi phục nhanh chóng tình trạng tái sản như ban đầu. Riêng phương thức kiện dân sự vì tuân theo thủ tục tương đối nhanh gọn, khắc phục nhanh chóng tình trạng như ban đầu, hơn nữa khi các chủ thể có thể đã đệ đơn yêu cầu toà án ra quyết định buộc chủ thể có hành vi xâm phạm quyền sở hữu chấm dứt hành vi, bồi thường thiệt hại hoặc đòi lại tài sản cho mình nhưng vẫn có thể được quyền thoả thuận và rút lại đơn kiện. Đó là các điểm ưu điểm của phương thức kiện dân sự so với các phương thức bảo vệ quyền sở hữu khác. Tuy nhiên, phương thức kiện dân sự cũng mang những hạn chế nhất định, ví dụ trong nhiều trường hợp hiệu quả của các phương thức dân sự trong việc bảo vệ quyền sở hữu trên thực tế rất thấp. Trong các phương thức dân sự, tự bảo vệ là biện pháp được các chủ thể áp dụng phổ biến nhất nhưng do thiếu tính cưỡng chế và quyền lực nhà nước nên trên thực tế khi có hành vi xâm phạm các chủ thể vẫn phải áp dụng đồng thời các biện pháp khác để bảo vệ quyền sở hữu của mình. Ngoài ra hiệu quả của việc bảo vệ quyền sở hữu bằng biện pháp dân sự gắn liền với việc thi hành án dân sự nên trên thực tế bị ảnh hưởng rất nhiều bởi công tác thi hành án dân sự cũng là một hạn chế trong việc bảo vệ quyền lợi của các chủ sở hữu hợp pháp, người chiếm hữu hợp pháp trên thực tế. 4. LIÊN HỆ THỰC TIỄN Theo báo cáo tổng kết của Toà án nhân dân tối cao, trong những năm vừa qua, các tranh chấp liên quan đến quyền sở hữu có xu hướng ngày càng tăng. Trong số đó chủ yếu là các tranh chấp liên quan đến tài sản và quyền sở hữu. Trong điều kiện án lệ vẫn chưa được thừa nhận là một nguồn của pháp luật, thì việc vận dụng các quy định của Bộ luật dân sự và các văn bản pháp luật có liên quan để giải quyết các tranh chấp thuộc loại này đã phát sinh những khó khăn nhất định. Dưới đây là một số vụ kiện trong rất nhiều vụ kiện xảy ra thực tế hiện nay về bảo vệ quyền sở hữu: 4.1 Một số vụ kiện điển hình ► Vụ kiện thứ nhất: “Đòi Tài sản” tại Toà án tỉnh Vĩnh Phúc. Nguyên đơn: bà Nguyễn Thị Th Bị đơn: ông Đặng Huy S và bà Hoàng Thị Ch Nội dung của vụ kiện như sau: Ngày 20/2/2002, ông Đặng Huy S ký hợp đồng mua máy xúc đào hiệu DAEWOOSOLAR-130W-III sản xuất năm 1994 của Công ty thương mại Minh Anh với giá 115.000.000đ. Ngày 22/2/2002, bà Hoàng Thị Ch (vợ ông Đặng Huy S) và bà Nguyễn Thị Th ( vợ ông Trần Văn B) ký giấy xác nhận hai gia đình mua chung máy xúc đào hiệu SOLAR 130 sản xuất năm 1998 với giá 270.000.000đ (giấy xác nhận ghi tên ông S, ông B nhưng không có chữ ký tên hai ông), có xác nhận của ủy ban nhân dân xã. Ngày14/5/2003, vợ chồng bà Ch, ông S bán máy xúc cho ông Luân với giá 300.000.000đ. Bà Th khởi kiện yêu cầu vợ chồng bà Ch trả 1/2 trị giá máy xúc mua chung là 135.000.000đ tính đến thời điểm 25/10/2002, sau thời điểm này gia đình bà Ch phải chịu lãi suất ngân hàng và trị giá chênh lệch tài sản. Bà Ch không thừa nhận việc mua chung máy xúc và chữ ký tên bà trên giấy xác nhận mua chung máy. Tòa án thu thập chứng cứ, xác minh cho thấy chỉ có một cái máy xúc. Kết luận giám định của Cơ quan công an tỉnh và Viện khoa học kỹ thuật hình sự Bộ công an đều xác định chữ ký, chữ viết tên là của bà Ch Quyết định Bản án dân sự sở thẩm số 07/DS/ST ngày 18/6/2004 của Tòa án huyện TD quyết định: Buộc gia đình ông S, bà Ch phải trả cho gia đình bà Th tiền bán máy xúc đào và tiền lãi là 164.775.000đ. Bản án dân sự phúc thẩm số 24/DSPT ngày 20/4/2005 của Tòa án tỉnh VP quyết định: Không chấp nhận kháng cáo của gia đình bà Ch. Y toàn bộ án sơ thẩm. Ngày 18/52005 Viện kiểm sát tỉnh VP có công văn số 742/BC-VKS-P5 đề nghị Viện kiểm sát tối cao kháng nghị bản án phúc thẩm theo thủ tục giám đốc thẩm. Viện kiểm sát tối cao có công văn trả lời VKS tỉnh không có căn cứ kháng nghị bản án phúc thẩm theo thủ tục giám đốc thẩm. Bình luận Nghĩa vụ chứng minh trong tố tụng dân sự: VKS tỉnh cho rằng tài liệu chứng cứ còn nhiều mâu thuẫn: Hợp đồng giữa ông S với Công ty Minh Anh phản ánh máy xúc sx năm 1994, giá mua 115.000.000đ, nhưng giấy xác nhận mua chung máy giữa hai gia đình thì giá mua là 270.000.000đ, máy sx năm 1998. Do vậy, nếu chỉ căn cứ giấy xác nhận mua chung máy để buộc gia đình bà Ch phải thanh toán trả 1/2 trị giá máy xúc mua chung là không đúng, bởi lẽ chiếc máy xúc gia đình ông S mua với máy xúc ghi trong giấy xác nhận mua chung không phải là một. Vấn đề đặt ra: Người khởi kiện đưa ra yêu cầu đòi tài sản và xuất trình chứng cứ là giấy xác nhận mua chung tài sản chứng minh quyền sở hữu của mình đối với 1/2 tài sản. Người bị kiện có nghĩa vụ chứng minh nếu không thừa nhận người khởi kiện có quyền sở hữu. Chứng cứ mà người bị kiện xuất trình phải có giá trị phủ nhận đối với chứng cứ xác định có việc mua chung máy xúc. Đối tượng chứng minh là giá trị pháp lý của giấy xác nhận mua chung máy xúc. Các khả năng chứng minh có thể: giấy xác nhận mua chung máy xúc có sự giả mạo, đây là hợp đồng giả cách, bị lừa dối. Như vậy, để bác bỏ yêu cầu của nguyên đơn, thì bị đơn phải chứng minh được giấy xác nhận mua chung máy xúc không có giá trị pháp lý đồng nghĩa với việc không có sự kiện mua chung máy xúc hay yêu cầu của nguyên đơn là không có căn cứ. Những tình tiết liên quan đến máy xúc trong hợp đồng và trong giấy xác nhận có thể không đồng nhất, nhưng không có giá trị phủ nhận tình tiết về việc mua chung máy xúc. Như vậy, Bên cạnh nghĩa vụ chứng minh thì các vấn đề liên quan đến hoạt động chứng minh như xác định chứng cứ, giá trị chứng minh của chứng cứ, đánh giá chứng cứ cần được xem xét một cách toàn diện…  ► Vụ kiện thứ hai: “Đòi bồi thường thiệt hại về tài sản” tại Toà án tỉnh Bến Tre. Nguyên đơn: Ông Nguyễn Văn Lãnh. Bị đơn: Ông Trần Văn Tuấn và Ông Trần Văn Bé Nội dung của vụ kiện: Ông Nguyễn Văn Lãnh là chủ sở hữu hai chiếc tàu TG 1986 và BĐ 2539. Ông thuê hai tài công sử dụng tàu đánh bắt tài sản. Khi tàu hoạt động có mua một số nguyên vật liệu của ông Trần Văn Tuấn và Trần Văn Bé. Ông Lãnh cho rằng khoản tiền mua nguyên liệu là do các tài công phải trả vì có thoả thuận miệng giữa ông với tài công về hưởng lợi nhuận và chịu chi phí, nhưng điều này không được các tài công thừa nhận, trong khi ông Lãnh lại ký xác nhận nợ với ông Tuấn và ông Bé. Do việc ông Lãnh không trả nợ cho ông Tuấn, ông Bé nên ngày 8/3/2000 các bên yêu cầu Công an huyện giải quyết và lập biên bản hoà giải với nội dung: Ông Lãnh đưa tàu BĐ 2539 về sửa chữa, để lại tàu TG 1986 cùng nhau thuê tài công tại địa phương để làm ăn khắc phục hậu quả. Tuy nhiên, hai bên đã không thực hiện thoả thuận này và ngày 18/11/2000 khi ông Lãnh định đưa tàu TG 1986 về thì bị ông Tuấn, ông Bé giữ tàu yêu cầu ông Lãnh thanh toán nợ mới được đưa tàu đi. Sự việc đã không được giải quyết dứt điểm đẫn dến tàu chìm thiệt hại 100%. Ngày 4/9/2002, ông Lãnh khởi kiện yêu cầu Toà án huyện Ba Tri buộc ông Tuấn, ông Bé liên đới bồi thường 70% giá trị còn lại của tàu (432.253.000đ x 70% = 302.773.000đ) và tiền mất thu nhập bình quân mỗi tháng 3.000.000đ tính từ tháng 11/2000. Quyết định - Bản án dân sự sơ thẩm số 124/2006/DS-ST ngày 7/8/2006 của Toà án huyện Ba Tri quyết định: Bác yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại về tài sản của ông Nguyễn Văn Lãnh đối với ông Trần Văn Tuấn, ông Trần Văn Bé. Buộc ông Lãnh phải trả cho ông Tuấn, ông Bé mỗi người số tiền là 33.790.000đ (Vốn 15.000.000, lãi 20.790.000đ) - Bản án dân sự phúc thẩm số 21 ngày 18/10/2006 của Tòa án tỉnh Bến Tre quyết định: Chấp nhận 1 phần kháng cáo của ông Lãnh, sửa án sơ thẩm, xử: Chấp nhận một phần yêu cầu của ông Lãnh về việc bồi thường số tiền 495.000.000đ trong đó tiền thiệt hại tàu là 375.000.000đ và tiền mất thu nhập là 120.000.000đ (48 tháng x 3.000.000đ). Buộc ông Lãnh trả cho ông Tuấn, ông Bé mỗi người số tiền 35.790.000đ trong đó tiền vốn là 15.000.000đ, lãi là 20.000.000đ - Ngày 11/7/2007, Viện kiểm sát nhân dân tối cao số 69/QĐ-KNGĐT-V5 kháng nghị bản án phúc thẩm trên. - Quyết định giám đốc thẩm số 232/2007/DS-GĐT ngày 24/8/2007 của Toà dân sự Toà án tối cao quyết định: Chấp nhận kháng nghị của VKSNDTC, huỷ án sơ thẩm, án phúc thẩm, xét xử sơ thẩm lại. Bình luận Quy định pháp luật: Điều 609 Bộ luật dân sự năm 1995 về “Trách nhiệm bồi thường thiệt hại”, Điều 604.1 Bộ luật dân sự năm 2005 về “Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại” tuy tên điều luật có sửa đổi nhưng nội dung đều thể hiện: Người chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại có lỗi khi thực hiện hành vi trái pháp luật xâm hại đến nhân thân, tài sản của người khác mà gây thiệt hại.. Bản án sơ thẩm quyết định bác yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại về tài sản của ông Lãnh không xem xét đến trách nhiệm của ông Tuấn, ông Bé đã chiếm giữ tàu không có căn cứ pháp luật. Bản án phúc thẩm buộc ông Tuấn, ông Bé liên đới chịu trách nhiệm bồi thường toàn bộ thiệt hại theo lời khai của ông Lãnh mà không xem xét đến lỗi của các bên đối với thiệt hại xẩy ra. Tại biên bản giải quyết ngày 8/3/2000 các bên không thoả thuận về trách nhiệm giữ gìn, bảo quản tàu. Về nguyên tắc, chủ sở hữu có quyền khai thác, sử dụng, định đoạt tài sản đáp ứng nhu cầu của mình nhưng đồng thời có nghĩa vụ tự bảo quản, giữ gìn tài sản của mình. Vấn đề này đã không được Toà án đề cập khi xem xét trách nhiệm của ông Lãnh để xẩy ra thiệt hại. Nguyên tắc chung trong việc xác định trách nhiệm bồi thường được quy định trong Bộ luật dân sự và trong Nghị quyết số 01/2004/NQ-HĐTP ngày 28/4/2004 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy dịnh của Bộ luật dân sự về bồi thường thiệt hại không được hai cấp Tòa án áp dụng khi giải quyết tranh chấp. Thực tiễn: Ông Lãnh yêu cầu ông Tuấn, ông Bé bồi thường thu nhập bị mất do tàu bị chiếm giữ, không khai thác đánh bắt hải sản như trong điều kiện bình thường. Toà án cấp phúc thẩm chấp nhận yêu cầu của ông Lãnh mà không đề căn cứ xác định thiệt hại đối với thu nhập bị mất được quy định trong Bộ luật dân sự. Hướng dẫn trong Nghị quyết số 01 nói trên chỉ đề cập thu nhập từ lao động trực tiếp của người lao động, mà chưa có hướng dẫn trong trường hợp thu nhập có được từ lợi nhuận trong hoạt động sản xuất, kinh doanh. Toà án cấp phúc thẩm xác định do tàu bị chìm nên không thể xác định mức độ thiệt hại và chấp nhận lời khai của ông Lãnh: Tàu đóng được 6 năm trước thời điểm các bên thoả thuận việc sử dụng tàu để khắc phục hậu quả, giá trị còn lại của tàu là 70% tương ứng với số tiền là 375.000.000đ để buộc ông Tuấn, ông Bé bồi thường. Có ý kiến khác nhau: ý kiến đồng tình với nhận định của Tòa án cấp phúc thẩm, căn cứ xác định thiệt hại dựa trên giá trị còn lại của tàu theo lời khai của chủ sở hữu. ý kiến khác cho rằng giá trị còn lại của tàu cần được xác minh từ thực tiễn tại địa phương, nếu chỉ căn cứ lời khai của chủ sở hữu mà không xác minh là thiếu khách quan. ►Vụ kiện thứ ba:  Vụ kiện đòi nhà tại tỉnh Tiền Giang  Nguyên đơn: Ông Nguyễn Văn B Bị đơn: Ông Huỳnh Văn T Nội dung vụ kiện:  Ngôi nhà tại ấp 4, xã An Hữu, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang được toạ lạc trên tổng diện tích 86,12 m2 nguyên thuộc quyền sở hữu của ông Nguyễn Văn B (diện tích này ông B chưa được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất). Vào năm 1978, ông B cho ông Huỳnh Văn T mượn nền nhà và đất trên để ở tạm. Nay có nhu cầu sử dụng, ông B yêu cầu ông T phải trả nền nhà và đất mà ông đã cho mượn năm 1978, nhưng ông T không thực hiện. Quyết định:  Sau khi thụ lý và điều tra vụ việc, Toà án nhân dân huyện Cái Bè đã đưa vụ án ra xét xử và đã ra phán quyết (bản án số 129/STDS ngày 22/8/1996) với nội dung: buộc ông T phải trả cho ông B toàn bộ nền nhà trên diện tích đất 86,12m2. Ông B có trách nhiệm thanh toán lại cho ông T tiền chi phí nâng cấp nền nhà, lấp ao, xây dựng… với tổng số tiền là 3.152.920 đồng.   Ông T không đồng ý với bản án sơ thẩm và kháng cáo. Tại bản án số 159/DSPT ngày 27/5/1997, Toà án nhân dân tỉnh Tiền Giang đã quyết định: bác yêu cầu đòi nền nhà của ông B và cho rằng không có căn cứ hợp pháp (quyết định khác hẳn án sơ thẩm).   Sau khi có bản án phúc thẩm nói trên, ông B đã gửi đơn khiếu nại lên Toà án nhân dân tối cao. Sau khi xem xét lại toàn bộ vụ kiện, Phó Chánh án Toà án nhân dân tối cao đã kháng nghị bản án phúc thẩm của Toà án nhân dân tỉnh Tiền Giang. Tại bản án giám đốc thẩm số 413 ngày 24/9/1997, Toà Dân sự Toà án nhân dân tối cao

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docQuyền sở hữu và bảo vệ quyền sở hữu Luật dân sự 1.doc
Tài liệu liên quan