Tiểu luận Đánh giá hiệu quả của chính sách đối ngoại Việt Nam trong việc thúc đẩy mối quan hệ và nâng cao ảnh hưởng trong ASEAN từ 1995-2006

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU 1

1.1.Giới thiệu chung về ASEAN: 3

1.2. Tổng quan về quan hệ Việt Nam – ASEAN từ 1995 đến 2006: 3

2. Đánh giá hiệu quả của chính sách đối ngoại đến mối quan hệ và vai trò của Việt Nam thể hiện qua các mặt cụ thể: 4

2.1. Về an ninh - chính trị và ngoại giao: 4

2.1.1. Chính sách đối ngoại của Việt Nam đối với ASEAN từ năm 1995 tới 2006: 4

2.1.2 Đánh giá hiệu quả của các chính sách đối ngoại của Việt Nam trên lĩnh vực chính trị - an ninh và ngoại giao: 7

2.2. Về kinh tế: 8

2.2.1. Chính sách đối ngoại của Việt Nam đối với ASEAN từ năm 1995 tới 2006: 8

2.2.2. Đánh giá hiệu quả của các chính sách đối ngoại của Việt Nam trên lĩnh vực kinh tế: 10

2.3. Về văn hóa: 11

3. Bài học kinh nghiệm: 13

TỔNG KẾT 15

Tài liệu tham khảo 16

 

 

doc19 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1987 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Đánh giá hiệu quả của chính sách đối ngoại Việt Nam trong việc thúc đẩy mối quan hệ và nâng cao ảnh hưởng trong ASEAN từ 1995-2006, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ại rằng “Hòa bình chung và chia sẻ thịnh vượng sẽ là những mục tiêu chính của ASEAN”. 1.2. Tổng quan về quan hệ Việt Nam – ASEAN từ 1995 đến 2006: Sau chiến tranh lạnh, quan hệ giữa Việt Nam và ASEAN đã được cải thiện đáng kể. Đặc biệt khi nhân dân Việt Nam đánh thắng đế quốc Mỹ đã buộc các nước ASEAN phải tính toán lại chiến lược cả mình và nhìn nhận lại vai trò của Việt Nam ở Đông Nam Á. Bên cạnh đó, chính những thay đổi trong tư duy và đường lối đối ngoại “ đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ” đã đưa Việt Nam đến gần ASEAN hơn. Ngày 28 tháng 7 năm 1995, Việt Nam chính thức gia nhập tổ chức ASEAN. Việc gia nhập của Việt Nam đã “bắt lửa” cho việc gia nhập của Myanma, Lào và Campuchia, biến ước mơ và ý tưởng về một khối thống nhất bao gồm 10 quốc gia của Đông Nam Á, do Đông Nam Á và vì Đông Nam Á thành hiện thực. Ngay sau khi trở thành thành viên chính thức của ASEAN, mặc dù còn nhiều khó khăn, Việt Nam đã sớm phát huy vai trò tích cực của mình trong Hiệp hội với việc tham gia sâu rộng vào tất cả các lĩnh vực của cơ chế hợp tác ASEAN, từ chính trị - an ninh, kinh tế - thương mại cho đến hợp tác chuyên ngành. Quan hệ hợp tác, phát triển trong các lĩnh vực của đời sống kinh tế, chính trị giữa Việt Nam với các quốc gia trong khối ASEAN ngày càng được phát triển và mở rộng vả về chiều rộng và chiều sâu. Cả hai bên đều đang dần trở thành đối tác tin cậy và quan trọng của nhau. Sau khi trở thành thành viên thứ 7 của ASEAN, Việt Nam đã tích cực tham gia vào các hoạt động của Hiệp hội: tham dự hội nghị cấp cao lần thứ V tại Băng cốc tháng 12 năm 1995, tham dự diễn đàn hợp tác Á - Âu (ASEM) lần đầu tiên tại Thái Lan tháng 3-1996. Việt Nam đã tổ chức thành công hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 6 vào tháng 12-1998, một trong những hội nghị cấp cao có tầm quan trọng đặc biệt trong lịch sử phát triển của ASEAN. Hội nghị đã thông qua Tuyên bố Hà Nội, Chương trình hành động Hà Nội và nhiều văn kiện quan trọng khác nhằm hiện thực hóa “Tầm nhìn ASEAN năm 2020” và đề ra những biện pháp khắc phục hậu quả của cuộc khủng hoảng tiền tệ năm 1997. Thành công của hội nghị cấp cao lần thứ VI đã khẳng đinh vai trò và vị trí quan trọng của nước ta ở khu vực Đông Nam Á. Tiếp sau đó, Việt Nam được cử giữ chức Chủ tịch Ban thường trực ASEAN (ASC) và chủ tịch ARF nhiệm kì 2000-2001, tổ chức thành công Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao AMM lần thứ 34 và Hội nghị ARF lần thứ 8 vào tháng 7 năm 2001. Qua những hoạt động trên, Việt Nam đã thể hiện khả năng tập hợp và góp phần dàn xếp tốt những vấn đề nội bộ của Hiệp hội, cùng các nước thành viên đóng góp vào sự lớn mạnh của ASEAN, nâng cao vị thế của ASEAN cũng như Việt Nam trên trường quốc tế. 2. Đánh giá hiệu quả của chính sách đối ngoại đến mối quan hệ và vai trò của Việt Nam thể hiện qua các mặt cụ thể: 2.1. Về an ninh - chính trị và ngoại giao: 2.1.1. Chính sách đối ngoại của Việt Nam đối với ASEAN từ năm 1995 tới 2006: Mối quan hệ Việt Nam – ASEAN không phải ngay từ đầu đã là mối quan hệ tốt đẹp, mà đó là một mối quan hệ phức tạp, đặt trong những biến đổi của tình hình thế giới cũng như khu vực. Việt Nam – ASEAN trong lịch sử đã có lúc đối đầu nhau, nhưng cũng có những lúc hòa dịu, mong muốn hòa bình. Nhưng thực sự phải tới năm 1991, khi chiến tranh lạnh kết thúc và vấn đề về Campuchia được giải quyết một cách triệt để thì quan hệ Việt Nam – ASEAN mới dần bước sang một bước ngoặt mới về sự hòa bình và ổn định. Trong giai đoạn từ 1991 tới 1995, Việt Nam đã thay đổi cách nhìn về ASEAN, đánh giá ASEAN không còn là kẻ thù nữa mà chuyển sang giai đoạn hòa bình, hợp tác. Chính sách đối ngoại của Việt Nam lúc này cũng là đẩy mạnh mối quan hệ giữa Việt Nam và khối ASEAN. Cựu thứ trưởng ngoại giao Hoa Kỳ Richard Armitage và giáo sư Quan hệ quốc tế thuộc Đại học Harvard Joseph Nye cho rằng: “Đông Nam Á sẽ tiếp tục có ý nghĩa quan trọng đối với Mỹ và Nhật Bản, đặc biệt là ý nghĩa chiến lược trong vấn đề hàng hải…ASEAN sẽ tiếp tục là trọng tâm trong việc củng cố vị trí của khu vực này và là động lực cho sự liên kết xuyên Á”, nhận định trên không những đã cho thấy tầm quan trọng của ASEAN mà còn đề cập tới việc chính là cầu nối giữa một phần khu vực châu Á với các nước có nền công nghiệp cao. Vì thế, việc Việt Nam mở rộng quan hệ với các nước trong ASEAN là một mục tiêu vô cùng quan trọng, giúp nước ta nhanh chóng khôi phục nền kinh tế và hòa nhập với trào lưu phát triển của khu vực. Tới năm 1995, Việt Nam đã gia nhập ASEAN và trở thành thành viên chính thức của tổ chức này. Trên lĩnh vực chính trị, ngoại giao và an ninh, mục đích trước hết của Việt Nam khi tham gia ASEAN tăng cường quan hệ hữu nghị và hợp tác với các quốc gia thành viên, thúc đẩy xu thế hoà bình, ổn định và hợp tác ở khu vực, duy trì môi trường quốc tế thuận lợi cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Thứ hai là thông qua hợp tác ASEAN thúc đẩy thêm quan hệ song phương và đa phương của Việt Nam với các đối tác trong và ngoài khu vực, nhất là các bên đối thoại của ASEAN, góp phần cải thiện và nâng cao vị thế của Việt Nam trong quan hệ quốc tế, mở rộng quan hệ với các nước lớn. Thứ ba là đẩy mạnh hợp tác giữa Việt Nam và các quốc gia thành viên ASEAN khác đóng góp vào việc củng cố hoà bình, ổn định và phát triển ở khu vực và trên thế giới. Thứ tư là tham gia ASEAN cũng là bước chuẩn bị, tích luỹ kinh nghiệm và tranh thủ sự ủng hộ tích cực nhằm tạo thuận lợi cho Việt Nam tham gia hội nhập khu vực và quốc tế sâu rộng hơn và tham gia hiệu quả các thể chế hợp tác như Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF), Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á- Thái Bình Dương (APEC), Diễn đàn Á-Âu (ASEM)… Những tư tưởng về đường lối đối ngoại quan trọng này của Đảng và Nhà nước Việt Nam đã được triển khai một cách chủ động, tích cực và hiệu quả. Hội nghị Trung ương 8 khóa IX đã nhấn mạnh: “ Những ai chủ trương tôn trọng độc lập chủ quyền, thiết lập và mở rộng quan hệ hữu nghị và hợp tác bình đẳng cùng có lợi với Việt Nam đều là đối tác của chúng ta. Bất kể thế lực nào có âm mưu và hành động chống phá mục tiêu của nước ta trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc đều là đối tượng đấu tranh… Trong mỗi đối tượng vẫn có mặt cần tranh thủ, hợp tác; trong một số đối tác, có thể có mặt khác, mâu thuẫn với lợi ích của ta…”. Trong tổng thể chính sách đối ngoại đa phương hóa, đa dạng hóa, Việt Nam luôn coi trọng và dành ưu tiên cho quan hệ với các nước láng giềng, khu vực. Các nước ASEAN có vị trí đặc biệt đối với Việt Nam vì có nhiều nét tương đồng về văn hóa, có quan hệ láng giềng, truyền thống và gắn bó chặt chẽ về an ninh, chính trị, kinh tế với Việt Nam. Việt Nam tuy là thành viên mới, nhưng đã tham gia tích cực và đóng vai trò quan trọng trong những nỗ lực duy trì hòa bình, ổn định và thúc đẩy phát triển của Hiệp hội. Việt Nam cũng góp phần tích cực cùng các nước ASEAN thúc đẩy và phát huy tác dụng của các cơ chế bảo đảm an ninh khu vực, nhất là Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác ở Đông Nam Á (TAC). Việt Nam đã ký Hiệp ước xây dựng Đông Nam Á thành khu vực không có vũ khí hạt nhân (SEANWFZ) và đang tích cực vận động các cường quốc hạt nhân tham gia ký kết Nghị định thư của Hiệp ước để làm cho Hiệp ước thực sự có ý nghĩa; có đóng góp lớn trong việc xây dựng Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và hiện đang thúc đẩy sớm xây dựng Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC). Việt Nam đã cùng các nước tích cực trao đổi tại các diễn đàn khu vực khác nhau, nhằm thúc đẩy nhận thức chung và tăng cường hợp tác vì hòa bình, ổn định và hợp tác ở Biển Đông. Hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn hàng hải ở Biển Đông là nguyện vọng và lợi ích chung của các nước trong khu vực và các nước liên quan. Đối với Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF), Việt Nam luôn giữ vai trò đầu tàu của ASEAN trong việc thúc đẩy ARF phát triển đúng hướng và đề ra nhiều định hướng và biện pháp hợp tác quan trọng trong lĩnh vực chính trị-an ninh trong thập kỷ tới. Việt Nam tiếp tục đẩy mạnh hợp tác với các nước trong khu vực nhằm ứng phó hiệu quả với các thách thức an ninh phi truyền thống như biến đổi khí hậu, thiên tai, chống khủng bố-tội phạm... Các hoạt động hợp tác của Việt Nam với các đối tác trong lĩnh vực này đã được dành ưu tiên cao và đạt được nhiều kết quả thực chất hơn; đồng thời, đã được triển khai rộng rãi ở nhiều cấp độ và các khuôn khổ hợp tác khác nhau, kể cả ở cấp khu vực, nhiều bên và song phương, trong đó có các khuôn khổ ASEAN+1, ASEAN+3, ARF… Việt Nam chủ trương xử lý phù hợp các vấn đề phức tạp nảy sinh trên cơ sở đối thoại xây dựng, các nguyên tắc của luật pháp quốc tế và Hiến chương ASEAN, kiên trì đối thoại, xây dựng lòng tin và giải quyết hòa bình các tranh chấp, trước hết là giữa các nước liên quan, duy trì bầu không khí thuận lợi cho hợp tác, đối thoại tin cậy và xây dựng về những vấn đề cùng quan tâm, vì lợi ích chung. Sự lớn mạnh của Hiệp hội trong đó có đóng góp tích cực của Việt Nam đã góp phần củng cố môi trường hòa bình, ổn định và phát triển ở khu vực, hỗ trợ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, nâng cao vị thế của Việt Nam ở khu vực và trên thế giới. 2.1.2 Đánh giá hiệu quả của các chính sách đối ngoại của Việt Nam trên lĩnh vực chính trị - an ninh và ngoại giao: Trong thực tiễn, Việt Nam đã giành được những thắng lợi to lớn trong việc góp phần bảo đảm môi trường hòa bình, an ninh và hợp tác ở khu vực. Đóng góp quan trọng đầu tiên của Việt Nam là góp phần tích cực thúc đẩy kết nạp các nước Lào, Myanmar và Campuchia, hình thành một khối ASEAN thống nhất, quy tụ tất cả 10 quốc gia ở Đông Nam Á. Tổ chức thành công Hội nghị Cấp cao ASEAN VI tại Hà Nội tháng 12/1998, giúp ASEAN duy trì đoàn kết, hợp tác và củng cố vị thế quốc tế của Hiệp hội trong thời điểm khó khăn nhất. Việt Nam đã đóng vai trò quan trọng trong việc xác định phương hướng hợp tác và các quyết sách lớn của ASEAN, như xây dựng “Tầm nhìn 2020”, “Chương trình Hành động Hà Nội”, “Tuyên bố Hà Nội về Thu hẹp khoảng cách phát triển”... tạo đà cho ASEAN vượt qua khủng hoảng, góp phần khôi phục lòng tin của cộng đồng quốc tế đối với vai trò và tương lai phát triển của ASEAN.Việt Nam tăng cường đẩy mạnh hợp tác và đối thoại xây dựng lòng tin, vì hòa bình, ổn định và an ninh khu vực, thông qua nhiều khuôn khổ, cấp độ và diễn đàn hợp tác khác nhau, trên cơ sở các nguyên tắc chung là tôn trọng độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp nội bộ và giải quyết hòa bình các tranh chấp ở khu vực. Có thể nói, trong bối cảnh khu vực còn có những diễn biến phức tạp, việc gia tăng các đối thoại xây dựng lòng tin đã đóng góp có ý nghĩa cho thúc đẩy môi trường hòa bình, an ninh và ổn định ở khu vực, cũng như giải quyết các phức tạp nảy sinh. Việt Nam đã có những dấu ấn quan trọng và đậm nét trong lĩnh vực chính trị, ngoại giao và an ninh. Trong quan hệ đối ngoại của ASEAN, Việt Nam đã có nhiều đóng góp tích cực cho việc thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa ASEAN với các nước đối thoại, góp phần nâng cao tiếng nói và vị thế của ASEAN trên thế giới. Việt Nam đã thực sự chủ động, trách nhiệm, đề xuất nhiều sáng kiến, biện pháp hợp tác, nỗ lực tham vấn sâu rộng trong ASEAN và với các đối tác, nhằm đẩy mạnh đối thoại tin cậy và xây dựng lòng tin; tranh thủ được sự đồng tình cao về các vấn đề thuộc quan tâm chung và để có thể đi đến được những quyết sách quan trọng của khu vực, cũng như trong việc xử lý các vấn đề phức tạp nảy sinh. Vai trò của Việt Nam trong ASEAN về lĩnh vực chính trị - an ninh và ngoại giao: Việt Nam đã có nhận thức đúng đắn về cộng đồng ASEAN và các trụ cột, đặc biệt là nhận thức về trụ cột Cộng đồng an ninh ASEAN “không nhằm tạo ra khối phòng thủ chung, mà mục tiêu là tạo dựng một môi trường hòa bình và an ninh cho phát triển ở khu vực Đông Nam Á thông qua việc nâng hợp tác chính trị - an ninh ASEAN lên một tầm cao mới, với sự tham gia, đóng góp xây dựng của các đối tác bên ngoài”. Việt Nam đã hoàn thành tốt vai trò của mình, trong việc củng cố và phát triển một nền hòa bình cần có để các nước phát triển kinh tế, thương mại, trong đó có cả Việt Nam. Hiệp ước thân thiện, hợp tác (TAC) cũng có một phần đóng góp của Việt Nam, ngay cả Hiệp ước về một Đông Nam Á không có vũ khí hạt nhân cũng vậy. Những điều đó thế hiện rằng Việt Nam dần khẳng định vai trò quan trọng của mình trong lĩnh vực an ninh, chính trị của khu vực. Việt Nam đã chủ động, tích cực tham gia vào các tổ chức ASEAN và luôn giữ vững mối quan hệ hợp tác bình đẳng. đôi bên cùng có lợi nhằm tạo sự thịnh vượng chung của Đông Nam Á. Việt Nam cũng luôn đặt ra thiện chí quan hệ hòa bình, hữu nghị, hợp tác với các nước khác trong ASEAN, góp phần xây dựng mỗi quan hệ bền chặt giữa từng thành viên với nhau. Vai trò của Việt Nam trong ASEAN ngày cảng được mở rộng ngày càng có nhiều sự hợp tác hơn. Việt Nam cũng đóng vai trò cầu nối giữa các nước ASEAN cũ và mới trong việc đề xuất, thảo luận và thông qua các chương trình chung. Uy tín và vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế cũng được cải thiện và nâng cao rõ rệt, nhất là sau hàng loạt những thành công có tiếng vang của chúng ta trong ASEAN. 2.2. Về kinh tế: 2.2.1. Chính sách đối ngoại của Việt Nam đối với ASEAN từ năm 1995 tới 2006: Về hợp tác kinh tế, Việt Nam đã thực hiện nghiêm túc các cam kết theo Hiệp định CEPT/AFTA, tích cực tham gia các lĩnh vực hợp tác kinh tế cụ thể khác như tài chính tiền tệ, dịch vụ, công nghiệp, năng lượng và giao thông vận tải. Đối với tiến trình thu hẹp khoảng cách phát triển trong ASEAN, Việt Nam đưa ra sáng kiến quan trọng về phát triển kinh tế các vùng nghèo liên quốc gia dọc hành lang Đông Tây (WEC) và đóng góp tích cực vào các chương trình dự án lớn của ASEAN như Sáng kiến hội nhập ASEAN (IAI), Chương trình hợp tác tiểu vùng Mêkông... Việt Nam cũng chủ động nêu ra những biện pháp phù hợp nhằm thúc đẩy thực hiện Hiệp định khung về 12 lĩnh vực ưu tiên hội nhập của ASEAN, hướng tới mục tiêu xây dựng Cộng đồng kinh tế ASEAN. Bên cạnh đó, Việt Nam chú trọng đẩy mạnh việc tham gia các thỏa thuận về tự do hóa mậu dịch, đầu tư và dịch vụ trong ASEAN, thúc đẩy liên kết kinh tế sâu rộng hơn. Đồng thời, Việt Nam nỗ lực phát huy vai trò chủ đạo trong việc thực hiện “Sáng kiến liên kết ASEAN” hỗ trợ các thành viên mới, các chương trình phát triển Tiểu vùng Mêkông, Hành lang Đông - Tây nhằm thu hẹp khoảng cách phát triển và hỗ trợ liên kết kinh tế khu vực. Trong hợp tác kinh tế ASEAN, Việt Nam đã nỗ lực hợp tác với tư cách là một nước thành viên mới với trên 120 dự án đầu tư đang triển khai ở các nước ASEAN với tổng vốn 700 triệu USD và thu hút gần 1000 dự án đầu tư, với số vốn trên 13 tỉ USD, chiếm khoảng 20% FDI Việt Nam tính đến hết năm 2006. Dù xuất phát điểm thấp hơn các nước ASEAN cũ rất nhiều, song với quyết tâm và ý thức trách nghiệm cao, Việt Nam đã tham gia tích cực vào các hoạt động hợp tác kinh tế trong ASEAN và nghiêm chỉnh thực hiện tất cả các cam kết của mình trong khuôn khổ các chương trình hội nhập kinh tế quan trọng. Đó là chương trình ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung (CEPF) để thực hiện khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA). Hiệp định khung ASEAN về dịch vụ (AFAS), hiệp định hợp tác đầu tư (AIA), chương trình hợp tác công nghiệp (AICO)... Việt Nam luôn coi các nước trong cộng đồng ASEAN là địa điểm đầu tư có lợi. Bằng chứng là kim ngạch thương mại Việt Nam –ASEAN tăng trưởng trung bình hàng năm trên 20%; tỉ trọng tổng giá trị thu nhập xuất khẩu của Việt Nam với ASEAN từ 21% năm 1994 tăng lên trên 25% đầu những năm 2000. Tính đến năm 2006 trở đi danh mục giảm thuế (IL) của Việt Nam đạt 10.277 dòng thuế ,tương đương 96,15% tổng số dòng thuế CEFT/AFTA. Như vậy quan hệ thương mại đầu tư giữa Việt Nam và các nước ASEAN ngày càng chuyển biến tích cực, hợp tác đầu tư gia tăng. Đây là điều kiện tốt để Việt Nam tiếp tục thu hút nhiều hơn đầu tư của các nước ASEAN, góp phần đẩy mạnh công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước và hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế khu vực cả thế giới. Từ khi gia nhập ASEAN, Việt Nam đã thực hiện lộ trình AFTA, tích cực chủ động tham gia mọi chương trình hợp tác kinh tế của ASEAN, phù hợp với quyền lợi đất nước và sự phát triển chung của khu vực. Tháng 2/2001 chính phủ Việt Nam đã công bố lịch trình tổng thể cắt giảm thuế theo hiệp định CEFT cho đến 1/1/2006 là thời điểm đầy đủ hội nhập vào AFTA . 2.2.2. Đánh giá hiệu quả của các chính sách đối ngoại của Việt Nam trên lĩnh vực kinh tế: Trong giai đoạn hiện nay, trước những biến đổi nhanh chóng của tình hình khu vực và thế giới, đặc biệt là sự tác động mạnh mẽ của quá trình toàn cầu hóa, Việt Nam đang năng động đẩy mạnh triển khai chính sách đối ngoại rộng mở, đa dạng hóa, đa phương hóa các quan hệ quốc tế, song vẫn dành ưu tiên cao đối với việc phát triển quan hệ toàn diện với ASEAN. Việt Nam luôn xác định ASEAN đã và sẽ tiếp tục là nhân tố quan trọng hàng đầu đối với việc duy trì môi trường hòa bình, an ninh, hợp tác vì phát triển ở Đông Nam Á vì vậy tăng cường phát triển quan hệ toàn diện với ASEAN đã và đang hỗ trợ đắc lực cho mục tiêu an ninh và phát triển của Việt Nam. Trên chặng đường hơn 15 năm kể từ khi gia nhập ASEAN, Việt Nam đã đóng góp quan trọng trong việc xác định các phương hướng hợp tác và tương lai phát triển cũng như trong các quyết sách lớn của ASEAN, góp phần tăng cường đoàn kết và hợp tác, nâng cao vai trò và vị thế quốc tế của Hiệp hội. Khi nhận xét những đóng góp của Việt Nam khi gia nhập ASEAN: Ông Ong Keng Yong – tổng thư kí ASEAN đã nói “Sự tham gia tích cực của Việt Nam vào ASEAN đã để lại kết quả ở sự tăng trưởng kinh tế ở mức cao liên tục, đứng đầu trong ASEAN. Kể từ khi Việt Nam tham gia ASEAN, rất nhiều quyết định quan trọng mang tính lịch sử của ASEAN đã được thực hiện ở Hà Nội. “Kế hoạch hành động Hà Nội”, được thông qua tại hội nghị thượng đỉnh ASEAN lần thứ 6 tại Việt Nam đã mang lai sự hiện thức hóa sớm của AFTA và giúp các nước trong khu vực hồi phục kinh tế mạnh sau khủng hoảng tài chính tiền tệ năm 1997”. Trích: “ Cải thiện quan hệ với các nước Đông Nam Á và gia nhập ASEAN” - Ngoại giao Việt Nam 1945-2000, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002. Sự hội nhập và gắn kết kinh tế ASEAN và Việt Nam thể hiện ở những con số ngày càng tăng trong các lĩnh vực thương mại ,đầu tư dịch vụ....Trả lời phỏng vấn sau 10 năm Việt Nam gia nhập ASEAN: Nguyên Bộ trưởng Thương mại Trương Đình Tuyển nhận xét: “ Về kinh tế, chúng ta đã tham gia đầy đủ vào khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA), làm cho giao lưu giữa Việt Nam và ASEAN ngày càng thông thoáng hơn và kim ngạch buôn bán giữa Việt Nam và ASEAN không ngừng gia tăng. ASEAN hiện chiếm trên dưới 30% kim ngạch buôn bán của Việt Nam”. Mặt khác, Việt Nam cũng có những lợi ích cụ thể khi gia nhập ASEAN. Là thành viên của của Hiệp hội, Việt Nam đương nhiên trở thành thành viên của các cơ chế mà ASEAN tham gia. Trên thực tế, một phần nhờ sự ủng hộ mạnh mẽ của các nước ASEAN, Việt Nam đã trở thành thành viên của APEC năm 1998. Hiện nay, thách thức lớn đang đặt ra là nước ta phải nỗ lực nhiều hơn để đảm bảo thực hiện các cam kết hội nhập kinh tế khu vực trong bối cảnh có sự khác nhau về cơ cấu kinh tế và cách biệt về trình độ phát triển.Tình hình quốc tế đòi hỏi Việt Nam cũng như các thành viên khác trong ASEAN phải tăng cường hợp tác, liên kết chặt chẽ hơn nữa, cùng nhau đưa ra những ý tưởng mới và các biện pháp thực hiện các ý tưởng đó để có thể biến ý tưởng của “Tầm nhìn 2020” thành hiện thực, xây dựng thành công Cộng đồng ASEAN. 2.3. Về văn hóa: Hội nhập khu vực và quốc tế đem đến cho mỗi quốc gia nhiều cơ hội nhưng đồng thời cũng mang lại thách thức không nhỏ đối với nền văn hóa truyền thống của mỗi dân tộc. Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á - ASEAN gồm 10 quốc gia thành viên là 10 nền văn hóa với những nét đặc trưng riêng. Vì vậy, bên cạnh việc gìn giữ và bảo tồn nền văn hóa truyền thống, Việt Nam không ngừng tăng cường giao lưu văn hóa nhằm tăng thêm sự hiểu biết giữa các dân tộc; đây được coi là biện pháp hữu hiệu nhất nhằm hạn chế “sự đồng nhất hóa các hệ thống giá trị , đe dọa làm suy kiệt khả năng sáng tạo của các nền văn hóa, nhân tố rất quan trọng đối với sự tồn tại lâu dài của nhân loại” (UNESCO). Ngay từ khi gia nhập, Việt Nam đã có đóng góp quan trọng vào công cuộc xây dựng một nền văn hóa ASEAN đầy bản sắc. Cộng đồng ASEAN được xây dựng trên ba trụ cột chính: Cộng đồng văn hóa - xã hội, Cộng đồng chính trị - an ninh và Cộng đồng kinh tế, và một trong ba trụ cột của cộng đồng ASEAN: Cộng đồng văn hóa - xã hội chính là sáng kiến của Việt Nam hướng tới xây dựng Cộng đồng Văn hóa – Xã hội ASEAN. Tháng 7-2000 tại Thái Lan, Nguyên Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Dy Niên đã tham gia kí kết bản “Tuyên bố ASEAN về Di sản văn hóa ASEAN”. Văn kiện này thể hiện rõ nhận thức của Việt Nam về tầm quan trọng của việc bảo tồn phát huy các di sản văn hóa trong ASEAN. Năm 2003, Việt Nam tiếp tục tham gia ký kết “Tuyên bố ASEAN hòa hợp II” (được coi là nối tiếp “Tuyên bố ASEAN hòa hợp I” năm 1976), góp phần tích cực vào công cuộc hiện thực hóa Cộng đồng ASEAN “Tầm nhìn ASEAN 2015”. Trong hơn 15 năm qua, Việt Nam đã tham gia tích cực vào các hoạt động hợp tác ASEAN trên mọi lĩnh vực trong đó hợp tác văn hóa đạt hiệu quả và thu được nhiều thành công nhất. Việc Việt Nam tổ chức thành công các hoạt động văn hóa lớn của ASEAN tại Việt Nam cũng như tham gia tích cực, có chất lượng vào các hoạt động được tổ chức ở các nước khác đã góp phần nâng cao vị thế, hình ảnh về đất nước Việt Nam. Một trong những hoạt động hợp tác có hiệu quả Việt Nam – ASEAN là hợp tác văn hóa thông qua Ủy ban Hợp tác Văn hóa và Thông tin của ASEAN (ASEAN – COCI) Căn cứ quyết định số 822 QĐ/HTQT ngày 23/4/1996 thành lập Ủy ban VHTT ASEAN của VN (ASEAN-COCI Việt Nam). chủ yếu trên 4 lĩnh vực: hợp tác văn học và nghiên cứu về ASEAN; nghệ thuật biểu diễn và trưng bày; phát thanh truyền hình và phim-video; in ấn và truyền thông báo chí. TS.Vũ Tuyết Loan – Viện nghiên cứu ĐNA: Hợp tác văn hóa Việt Nam-ASEAN hướng tới một Cộng đồng Văn hóa Xã hội ASEAN. Ngay trong những năm đầu gia nhập ASEAN, Việt Nam đã tham gia và tổ chức nhiều sự kiện, chương trình quảng bá văn hóa lớn trong khu vực. Tháng 12/1996 tại Singapore, Việt Nam tham gia liên hoan hát múa các nước ASEAN lần 4; Hội thảo nghệ thuật múa dân gian các nước ASEAN, Việt Nam đã mang tới bạn bè quốc tế một “Nông thôn Việt Nam, bảo tàng sống của múa dân gian cổ truyền”, tham gia các Festival nghệ thuật trong khu vực, giới thiệu với các nước về đàn đá, cồng, chiêng Êđê và các nhạc cụ dân tộc độc đáo, đạt giải cao trong các triển lãm tranh - mỹ thuật cũng như triển làm phim… Ngoài ra, Việt Nam còn tổ chức nhiều sự kiện lớn, thu hút sự chú ý của đông đảo nhân dân Đông Nam Á như: “Liên hoan giọng hát vàng Hà Nội – ASEAN 1996”, “Liên hoan giai điệu bạn bè Việt Nam – ASEAN – Hà Nội 1997” hay “Triển lãm liên hoan ảnh các nước ASEAN lần thứ nhất” tại Hà Nội nhân dịp kỷ niệm 30 năm thành lập ASEAN. Đặc biệt, nhân dịp kỷ niệm 37 năm thành lập, Tuần văn hóa ASEAN đã khai mạc tại Hà Nội (8/8/2004) với màn biểu diễn khai mạc hoành tráng mang tên "Việt cổ khai hội", Ban tổ chức Tuần lễ văn hóa ASEAN hy vọng sẽ mang lại cho bạn bè quốc tế cái nhìn tổng quát và sâu sắc hơn về lịch sử dựng nước, giữ nước của dân tộc Việt Nam, cùng các phong tục tập quán hình thành từ thời vua Hùng dựng nước. Năm 2003, Việt Nam vinh dự đăng cai SEAGAMES 22 với tinh thần chủ đạo là: “Đoàn kết, hợp tác vì hòa bình và phát triển”, bản sắc riêng Việt Nam cũng thể hiện được qua nghi thức thắp đuốc, hình ảnh Thánh Gióng trong truyền thuyết Việt Nam và đặc biệt “con Trâu vàng” – linh vật của Đại hội mang trong mình rất nhiều ý nghĩa, gắn với nền văn minh lúa nước của Việt Nam - biểu tượng văn hóa mà Việt Nam muốn giới thiệu với bạn bè quốc tế. Bên cạnh đó, Việt Nam đã triển khai rất nhiều dự án quan trọng khác trong đó có một số dự án trong lĩnh vực thanh niên, tích cực đóng góp cho sự phát triển của cộng đồng ASEAN lấy con người là trung tâm và có trách nhiệm xã hội nhằm xây dựng tình đoàn kết và thống nhất bền lâu giữa các quốc gia và dân tộc ASEAN thông qua sáng kiến ASCC (Cộng đồng văn hóa xã hội ASEAN). Có thể nói, thông qua hợp tác văn hoá mà ở Việt Nam cũng như các nước ASEAN dần hình thành luồng tư tưởng tình cảm - nhân cách tốt hơn trong đó mỗi quốc gia - dân tộc không bị mất đi bản sắc của mình mà hợp tác chặt chẽ với dân tộc khác để cùng phát triển. Nói cách khác, phương châm của Việt Nam ta "hội nhập để cùng phát triển nhưng vẫn giữ vững bản sắc dân tộc" đã được thực tế đời sống - trong đó có quan hệ quốc tế - mấy năm qua khẳng định là đúng đắn. Việc đề ra và triển khai thành công các chính sách nhằm quảng bá và nâng cao hình ảnh và nền văn hóa lâu đời Việt Nam trong mắt bạn bè quốc tế đã giúp cho chúng ta nâng cao được vị thế và vai trò của mình trên trường quốc tế, giúp cho mục tiêu bảo vệ, phát triển đất nước và nâng cao tầm ảnh hưởng được phát huy một cách tối đa. 3. Bài học kinh nghiệm: Trong giai đoạn hiện nay, với tư cách là một thành viên có trách nhiệm của ASEAN, Việt Nam tiếp tục khẳng định ASEAN là nhân tố quan trọng hàng đầu đối với việc duy trì môi trường hòa bình, an ninh và hợp tác vì phát triển ở Đông Nam Á; hỗ trợ đắc lực cho mục tiêu an ninh và phát triển của từng nước thành viên cũng như cả Hiệp hội. Việt Nam ngày càng nhận th

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docĐánh giá hiệu quả của chính sách đối ngoại Việt Nam trong việc thúc đẩy mối quan hệ và nâng cao ảnh hưởng trong ASEAN từ 1995-2006- nhóm Lê Thị Thu Trang lớp A.doc
Tài liệu liên quan