Tiểu luận Đánh giá hiệu quả kinh tế mô hình chăn nuôi tập trung xa khu dân cư trên địa bàn Huyện Hoài Nhơn,Tỉnh Bình Định

MỤC LỤC

 

Trang

PHẦN I MỞ ĐẦU 1

1.1 Tính cấp thiết 1

1.2 Mục tiêu nghiên cứu 2

1.2.1 Mục tiêu chung 2

1.2.2 Mục tiêu cụ thể 3

1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3

1.3.1 Đối tượng nghiên cứu 3

1.3.2 Phạm vi nghiên cứu 3

PHẦN II. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 4

2.1 Cơ sở lý luận 4

2.1.1 Lý luận về chăn nuôi 4

2.1.2 Một số vấn đề liên quan tới hiệu quả kinh tế 7

2.1.3 Nội dung nghiên cứu HQKT chăn nuôi tập trung xa khu dân cư 13

2.2 Cơ sở thực tiễn 16

2.2.1 HQKT mô hình chăn nuôi ở một số nước trên thế giới 16

2.2.2 HQKT chăn nuôi tập trung xa khu dân cư ở việt nam 18

PHẦN III. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 26

3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 26

3.1.1. Đặc điểm tự nhiên 26

3.1.2 Đặc điểm kinh tế xã hội 27

3.2 Phương pháp nghiên cứu 38

3.2.1 Phương pháp chọn điểm nghiên cứu 38

3.2.2 Phương pháp thu thập số liệu, thông tin 38

3.2.3 Phương pháp phân tích số liệu, thông tin 40

3.2.4 Hệ thống các chỉ tiêu 41

PHẦN IV KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 43

4.1 Thực trạng chăn nuôi của Huyện Hoài Nhơn 43

4.1.1 Thực trạng chung về chăn nuôi của Huyện Hoài Nhơn 43

4.1.2 Chính sách đưa chăn nuôi tập trung ra xa khu dân cư tại Huyện 46

4.2 Thực trạng chăn nuôi tập trung xa khu dân cư tại Huyện 48

4.2.1 Đặc điểm của các hộ điều tra 48

4.2.2 Cơ sở hạ tầng kỹ thuật của khu chăn nuôi tập trung 49

4.2.3 Tình hình sử dụng đất của khu CNTT 54

4.2.4 Vốn sản xuất của các hộ trong khu chăn nuôi tập trung 55

4.2.5 Lao động 58

4.2.6 Dịch vụ cho chăn nuôi tập trung 60

4.2.7 Thị trường tiêu thụ 61

4.2.8 Sản lượng, năng suất của các loại vật nuôi trong khu CNTT 62

4.3 HQKT của mô hình CNTT xa khu dân cư trong các hộ điều tra 64

4.3.1 Chi phí sản xuất của khu chăn nuôi tập trung năm 2010 64

4.3.2 Giá trị sản phẩm hàng hóa của khu chăn nuôi tập trung Huyện Hoài Nhơn 65

4.3.3 Hiệu quả kinh tế của khu chăn nuôi tập trung 66

4.3.4 Một số hiệu quả xã hội từ khu CNTT 73

4.4 Một số nhân tố ảnh hưởng hiệu quả mô hình CNTT xa khu dân cư 82

4.4.1 Trình độ kiến thức của chủ hộ 82

4.4.2 Loài vật nuôi 82

4.4.3 Giống 83

4.5.4 Thức ăn 83

4.5.5 Công tác thú y, phòng chống dịch bệnh 84

4.5.6 Diện tích chăn nuôi 85

4.5.7 Vốn 85

4.5.8 Thị trường tiêu thụ 86

4.6 Một số biện pháp nâng cao hiệu quả và phát triển mô hình CNTT xa khu dân cư Huyện Hoài Nhơn 87

4.6.1 Những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội thách, thức trong phát triển CNTT xa khu dân cư Huyện Hoài Nhơn 87

4.6.2 Một số biện pháp 89

4.6.3 Định hướng phát triển mô hình CNTT xa khu dân cư trên địa bàn Huyện 92

PHẦN V KẾT LUẬN & KIẾN NGHỊ 93

5.1 Kết luận 93

5.2 Kiến nghị 95

 

doc106 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 3908 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Đánh giá hiệu quả kinh tế mô hình chăn nuôi tập trung xa khu dân cư trên địa bàn Huyện Hoài Nhơn,Tỉnh Bình Định, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ó 963 cơ sở, giao thông vận tải 20 cơ sở, thương nghiệp, dịch vụ 155 cơ sở. Giá trị sản xuất của tất cả các lĩnh vực kinh tế trên địa bàn xã đều tăng qua các năm. Trong lĩnh vực nông nghiệp, GTSX của trồng trọt tăng không nhiều với tốc độ bình quân đạt hơn 15%. Chăn nuôi từ năm 2009 tới năm 2010 có sự biến động mạnh mẽ. Năm 2008, 2009 dịch cúm gia cầm, lở mồm long móng phát triển mạnh, thị trường chăn nuôi trở nên ảm đạm, trong khi giá các nguyên liệu đầu vào chăn nuôi đều tăng thì giá các sản phẩm đầu ra chăn nuôi lại rất thấp, GTSX của người chăn nuôi giảm nhiều. Sang năm 2010, ngành chăn nuôi bắt đầu hồi phục, nhu cầu thị trường tăng kéo theo giá cả phẩm chăn nuôi tăng lên mang lại Giá trị sản xuất lớn hơn năm 2009 tới gần 75%. Như vậy hướng chuyển đổi cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp của xã là hoàn toàn phù hợp với tình hình thực tế. Việc chuyển đổi diện tích cấy lúa kém hiệu quả sang các hình thức canh tác mới như nuôi trồng thuỷ sản, chăn nuôi mang lại HQKT cao hơn rất nhiều. Giá trị sản xuất từ công nghiệp, TTCN, thương mại, dịch vụ cũng có tốc độ tăng khá nhanh, nhất là vào năm 2010. Tốc độ tăng bình quân giá trị sản xuất từ công nghiệp – TTCN là 44,55%, từ thương mại - dịch vụ là 51,46%. Bảng 3.4 Kết quả phát triển kinh tế của Huyện Hoài Nhơn, 2008 -2010 Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 So sánh (%) SL (tr.đ) SL (tr.đ) SL (tr.đ) 09/08 10/09 BQ I. Tổng GTSX 76000 104800 155800 137,89 148,66 143,18 1. Nông nghiệp 40280 52400 77900 130,09 148,66 139,07 Trồng trọt 24168 26200 32150 108,41 122,71 115,34 Chăn nuôi 16112 26200 45750 162,61 174,62 168,51 2. CN – TTCN 19760 28296 41287 143,20 145,91 144,55 3. TMDV 15960 24104 36613 151,03 151,90 151,46 II. Chỉ tiêu BQ 1. GTSX/hộ 37,68 51,75 71,17 137,35 137,52 137,43 2. GTSX/khẩu 9,19 13,06 18,61 142,04 142,52 142,28 3. GTSX/LĐ 20,23 28,13 39,43 139,08 140,15 139,61 (Nguồn: Ban thống kê xã Huyện Hoài Nhơn) Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Đồ thị 3.1 Cơ cấu kinh tế Huyện Hoài Nhơn qua các năm (Nguồn: tính toán từ kết quả điều tra) Qua ba năm, Giá trị sản xuất của các hộ dân trong xã đều tăng lên với tốc độ tăng bình quân hơn 37%, Giá trị sản xuất bình quân trên khẩu và trên lao động cũng tăng lên tương ứng là 42,28% và 39,61%. Năm 2010, tình hình kinh tế ở xã phát triển khá thuận lợi, ở tất cả các chỉ tiêu trên đều có tốc độ tăng khá cao so với năm 2009. Hoạt động SXKD của Hoài Nhơn hiện nay được thể hiện trên mô hình sau: DL SINH THÁI DL LÀNG NGHỀ DL VĂN HOÁ MÔ HÌNH KINH TẾ LÀM GIÒ CHẢ NÔNG NGHIỆP TTCN-LÀNG NGH Ề D ỊCH VỤ TRỒNG TRỌT CHĂN NUÔI THUỶ SẢN ĐAN NÓN L Á Mô hình kinh tế Huyện Hoài Nhơn Như vậy có thể thấy cơ cấu kinh tế toàn xã đang chuyển biến theo hướng tích cực, giảm tỷ trọng nông nghiệp, tăng tỷ trọng công nghiệp, TTCN, thương mại - dịch vụ. Nền kinh tế phát triển, hiệu quả sản xuất cao lên, nhờ đó mà đời sống nhân dân được cải thiện cả về vật chất và tinh thần. 3.1.3 Những thuận lợi, khó khăn về điều kiện tự nhiên – kinh tế - xã hội đối với chăn nuôi tập trung xa khu dân cư trên địa bàn Huyện Hoài Nhơn 3.1.3.1 Thuận lợi Phát triển khu chăn nuôi tập trung xa khu dân cư phụ thuộc vào nhiều yếu tố như đất đai, lao động, nguồn vốn… Chính vì vậy những điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội có vai trò quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển những khu chăn nuôi tập trung xa khu dân cư trên địa bàn Huyên Hoài Nhơn. Với những điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội như hiện nay, xã có một số điều kiện thuận lợi để phát triển khu chăn nuôi tập trung sau: - Huyện Hoài Nhơn có vị trí tương đối thuận lợi có đường QL 1A chạy qua. Đây là cơ hội để giao lưu, thông thương với các thị trường lớn về nông sản, lao động, dịch vụ. Là cơ hội tốt về thị trường tiêu thụ khi phát triển khu chăn nuôi tập trung với quy mô, sản lượng lớn. - Địa hình bằng phẳng, hệ thống kênh mương dày đặc, điều kiện khí hậu thích hợp cho hoạt động sản xuất nông nghiệp nói chung, hoạt động chăn nuôi nói riêng. - Nguồn lao động trong xã dồi dào, chiếm khoảng 49% dân số, họ sẽ là lực lượng quan trọng trong các trang trại chăn nuôi ở khu CNTT. - Tiềm năng đất nông nghiệp cao, đất nông nghiệp chiếm 77% diện tích đất tự nhiên. Khu CNTT xa khu dân cư sẽ được xây dựng trên quỹ đất này. Do đó cần tính toán, quy hoạch chuyển đổi hợp lý, đảm bảo mang lại HQKT cao nhất. 3.1.3.2 Khó khăn Bên cạnh những yếu tố thuận lợi, việc phát triển khu CNTT xa khu dân cư ở đây cũng gặp không ít những khó khăn do điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội mang lại, như: - Hệ thống giao thông ra khu vực đồng đa số vẫn là đường đất, bề mặt đường chật hẹp nên việc giao thông gặp nhiều khó khăn, nhất là khi trời mưa, đường trở nên rất trơn và lầy lội. hiện nay đường ra khu CNTT xa khu dân cư của xã vẫn là đường đất, chật hẹp. - Hệ thống điện hiện nay nếu để cung cấp phục vụ sinh hoạt thì đã tạm ổn nhưng nếu để phát triển khu CNTT thì chưa đáp ứng được nhu cầu sử dụng. - Chưa có hệ thống cấp thoát nước, việc cấp thoát nước chủ yếu do người dân tự chủ động nên tình trạng thải nước thải sinh hoạt, sản xuất ra môi trường diễn ra nhiều, hầu hết các kênh mương đều bị ô nhiễm. - Lao động tuy dồi dào nhưng qua đào tạo chưa cao trong khi phát triển chăn nuôi quy mô lớn đòi hỏi tính chuyên nghiệp, người lao động cần có trình độ kỹ thuật cao, có kỹ năng tổ chức, quản lý tốt. 3.2 Phương pháp nghiên cứu 3.2.1 Phương pháp chọn điểm nghiên cứu Những năm gần đây, Tỉnh Bình Định đã có chủ trương xây dựng một số khu CNTT xa khu dân cư ở các huyện ngoại thành có nghành chăn nuôi phát triển. Tuy nhiên, do nhiều vướng mắc cho tới nay vẫn chưa có nhiều khu CNTT được hình thành và đưa vào hoạt động. Huyện Hoài Nhơn là nơi có ngành chăn nuôi phát triển khá mạnh trong Tỉnh Bình Định, nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững cho ngành chăn nuôi trên địa bàn Huyện, UBND Huyện đã phối hợp với các cấp ngành, vận động nhân dân cùng tiến hành xây dựng khu CNTT xa khu dân cư trên một phần diện tích lúa kém hiệu quả.. Hiện nay, khu CNTT này đã được đưa vào hoạt động vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu đánh giá HQKT của khu CNTT này trên cơ sở đó nhìn nhận những lợi ích thu được thừ khu CNTT. 3.2.2 Phương pháp thu thập số liệu, thông tin 3.2.2.1 Thu thập số liệu, thông tin thứ cấp Các số liệu thứ cấp sử dụng trong báo cáo được thu thập tổng hợp, chọn lọc từ nhiều nguồn khác nhau như: Các báo cáo thường niên, báo cáo định kỳ, báo cáo tổng hợp của các cơ quan ban ngành, trên Internet…thể hiện cụ thể trong bảng sau: Nội dung số liệu Địa điểm thu thập - Số liệu về cơ sở lý luận, thực tiễn ở Việt Nam và thế giới. - Sách, báo, Internet và các nghiên cứu có liên quan. - Số liệu về đặc điểm địa bàn nghiên cứu: Tình hình phân bổ đất dân số, lao động, tình hình phát triển kinh tế, cơ sở hạ tầng. tình hình chăn nuôi của Huyện - Số liệu về tình hình CNTT xa dân cư của xã: Diện tích vùng, số hộ tham gia, GTSX, cơ sở hạ tầng… - Phòng thống kê, phòng kinh tế, phòng địa chính, trạm khuyến nông của xã, phòng thống kê huyện Hoài Nhơn, ban quản lý dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cho khu CNTT ở Huyện 3.2.2.2 Thu thập số liệu sơ cấp * Điều tra bảng hỏi hộ chăn nuôi - Đối tượng điều tra: Số liệu sơ cấp cần thiết cho đề tài được thu thập thông qua phỏng vấn trực tiếp các hộ chăn nuôi và một số cán bộ địa phương, cán bộ dự án đầu tư cơ sở hạ tầng cho CNTT xa khu dân cư. - Chọn mẫu điều tra: + Tiến hành điều tra sâu tất cả các hộ đã tham gia mô hình CNTT xa khu dân cư (20 hộ), ngoài ra điều tra ngẫu nhiên 20 hộ chăn nuôi trong khu dân cư trong đó có 10 hộ chăn nuôi nhỏ lẻ theo quy mô hộ gia đình và 10 hộ chăn nuôi quy mô vừa, lớn (trang trại, gia trại) để làm cơ sở so sánh, đánh giá hiệu quả của mô hình CNTT xa khu dân cư. - Nội dung điều tra: Thu thập những thông tin về: + Đặc điểm của các hộ điều tra bao gồm: trình độ học vấn, kinh nghiệm trong chăn nuôi, tuổi chủ hộ, giới tính… + Thành phần, diện tích và số lượng, vật nuôi: Lợn, gà, thủy sản… + Số lượng và giá cả các đầu vào: đất đai, con giống, lao động, thức ăn, thuốc thú y… + Sản lượng và giá trị các sản phẩm đầu ra bao gồm cả sản phẩm chính, sản phẩm phụ. + Tình hình tiêu thụ sản phẩm : Lượng sản phẩm bán ra, bán ở đâu ?... + Những thuận lợi khó khăn, mong muốn, đề xuất trong CNTT xa khu dân cư của các hộ chăn nuôi ở Huyện Hoài Nhơn – Tỉnh Bình Định.. * Phương pháp PRA: Tổ chức thảo luận nhóm nhằm thu thập số liệu, thông tin sơ cấp qua việc sử dụng một số công cụ PRA như: Lược sử thôn bản, sơ đồ venn,… * Thu thập số liệu, thông tin sơ cấp có liên quan nhất là các thông tin mang tính định tính thông qua các buổi gặp gỡ, thảo luận, các buổi hội nghị, hội thảo phổ biến kiến thức, kinh nghiệm chăn nuôi,… mà dự án “ Đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật cho khu CNTT trên địa bàn Huyện Hoài Nhơn” sẽ tổ chức. * Phương pháp chuyên gia Trao đổi phỏng vấn một số chuyên gia có chuyên môn sâu, có hiểu biết sâu rộng về tình hình sản xuất trên địa bàn xã, những chuyên gia về mô hình CNTT như: Cán bộ khuyến nông, lãnh đạo nông nghiệp, thành viên dự án… hay những chủ trang trại có trình độ và có kinh nghiệp đã thực hiện CNTT xa khu dân cư. Qua đó tìm hiểu về mục đích xây dựng khu CNTT xa khu dân cư, về những yếu tố ảnh hưởng, những vấn đề cần chú ý quan tâm khi phát triển CNTT xa dân cư…Đồng thời khai thác những ý kiến, đánh giá nhận định của các chuyên gia về vấn đề nghiên cứu. * Nghiên cứu điển hình: Để làm rõ hiệu quả có thể đạt được từ mô hình CNTT xa khu dân cư chúng tôi tiến hành nghiên cứu điển hình mô hình chăn nuôi của ông Nguyễn Chí Công. Đây là mô hình được phát triển theo hướng công ty cổ phần với vật nuôi chủ yếu là Lợn, trong vài năm qua cách thức tổ chức SXKD của công ty trở thành một điển hình của mô hình chăn nuôi đạt hiệu quả cao, thu hút được nhiều người tới tham quan học hỏi. 3.2.3 Phương pháp phân tích số liệu, thông tin 3.2.3.1 Phương pháp thống kê mô tả Thống kê, mô tả lại các hoạt động trong quá trình chăn nuôi của các trang trại, như tình hình sử dụng vốn, lao động, giá trị sản xuất kinh doanh, mô tả về quy trình xử lý chất thải chăn nuôi….Mô tả sẽ giúp nắm bắt được thực trạng chăn nuôi của các trang trại điều tra. Sử dụng phần mềm excel tổng hợp số liệu điều tra, tính toán các chỉ tiêu thống kê như: tổng đàn gia súc, gia cầm, các giá trị bình quân (chi phí, lợi nhuận…)… Từ đó đưa ra nhận xét, đánh giá về hiệu quả và tác động của mô hình CNTT xa dân cư, tìm hiểu nhưng lợi ích mà mô hình này mang lại…So sánh các chỉ tiêu tương đương về hiệu quả đặc biệt là HQKT giữa CNTT xa khu dân cư và chăn nuôi nhỏ lẻ, phân tán trong khu dân cư. 3.2.3.2 Phương pháp so sánh Trong đề tài chúng tôi tiến hành thống kê, so sánh các chỉ tiêu về hiệu quả trong các loại hộ chăn nuôi theo quy mô của các hộ chăn nuôi trong khu tập trung xa khu dân cư. So sánh các chỉ tiêu cả tương đối, tuyệt đối của hai nhóm hộ chăn nuôi trong và ngoài khu dân cư về vốn, lao động, cơ sở vật chất xây dựng phục vụ chăn nuôi, hiệu quả chăn nuôi, nhận thức về mô hình CNTT xa khu dân cư… Trên cơ sở đó có những nhận định, đánh giá về hiệu quả, về tình hình và quá trình phát triển CNTT xa khu dân cư ở Huyện Hoài Nhơn – Tỉnh Bình Định. 3.2.4 Hệ thống các chỉ tiêu 3.2.4.1 Hệ thống các chỉ tiêu về chi phí, kết quả và hiệu quả sản xuất * Các chỉ tiêu chi phí, kết quả: - Tổng giá trị sản xuất: GO = ∑ Pi * Qi (i = 1,2,3,….) - Chi phí trung gian: IC là toàn bộ các khoản CP vật chất trừ KHTSCĐ và dịch vụ - Giá trị gia tăng: VA = GO - IC - Thu nhập hỗn hợp: MI = VA – (A+CPLĐ thuê ngoài). A: KHTSCĐ - Tổng chi phí: TC = IC + A + CP tài chính + CP thuê LĐ - Tỷ suất giá trị sản phẩm hàng hóa là tỷ trọng giá trị sản phẩm hàng hóa/ ∑ giá trị sản xuất. - Số gia súc, gia cầm bình quân hộ * Chỉ tiêu hiệu quả HQKT - (GO, VA, MI)/IC: Là giá trị sản xuất, giá trị gia tăng, thu nhập hỗn hợp tính trên một đồng chi phí trung gian. - (GO, VA, MI)/TC : Là giá trị sản xuất, giá trị gia tăng, thu nhập hỗn hợp tính trên một đồng tổng chi phí. - Tỷ trọng số lượng, giá trị đàn vật nuôi của khu CNTT xa khu dân cư so với tổng đàn vật nuôi toàn xã. Hiệu quả xã hội và môi trường - Số lượng việc làm được tạo ra từ các trang trại trong khu CNTT - Mức đóng góp vào ngân sách nhà nước từ hoạt động SXKD của trang trại - Những ảnh hưởng tới trình độ kỹ thuật, tay nghề của người lao động, trình độ chuyên môn của người quản lý. - Những ảnh hưởng tới kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội như tình hình giao thông,hệ thống điện... -Tác động tới môi trường từ hoạt động đầu tư, SXKD của các trang trại 3.2.4.2 Hệ thống chỉ tiêu thể hiện các yếu tố ảnh hưởng tới HQKT của các hộ chăn nuôi trong mô hình - Trình độ của chủ hộ - Diện tích trang trại, quy mô chăn nuôi - Số lượng vật tư, cơ sở vật chất phục vụ chăn nuôi. - Tỷ lệ chết của gia súc, gia cầm - Diện tích đất nông nghiệp bình quân trên một hộ - Số thửa bình quân trên hộ - Yêu cầu vốn - Các chỉ tiêu phản ánh môi trường sống của hộ dân cư PHẦN IV KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Thực trạng chăn nuôi của Huyện Hoài Nhơn 4.1.1 Thực trạng chung về chăn nuôi của Huyện Hoài Nhơn. 4.1.1.1 Diễn biến số lượng đàn vật nuôi Năm 2007, giá trị ngành chăn nuôi của xã đứng thứ 2 trong Tỉnh Bình Định. Trong đó, số đầu lợn là 6486 con xếp thứ 8, số gia cầm có 31622 xếp thứ 11 trên toàn huyện. Sang năm 2008, với sự hoạt động hiệu quả của khu CNTT xa khu dân cư, tổng đàn Lợn năm 2008 tăng lên rõ rệt đạt 10500 con. Cũng trong năm 2008 đàn gia cầm được đưa vào chăn nuôi tăng mạnh, nhưng do ảnh hưởng của dịch bệnh nhất là cúm gia cầm mà số lượng gia cầm sống giảm đi so với năm trước chỉ còn 29911 con. Đàn trâu bò của xã năm 2008 cũng chiếm 8,48% tổng đàn trâu bò toàn huyện. Ngoài ra, do sự chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất, một phần diện tích trồng lúa hiệu quả thấp đã được chuyển sang nuôi trồng thủy sản nên diện tích đất mặt nước nuôi trồng thủy sản của xã đã tăng đáng kể. Cơ cấu đàn vật nuôi của xã không ngừng biến động: Diễn biến số lượng đàn vật nuôi của Huyện Hoài Nhơn 2008 - 2010 Diễn giải ĐVT Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 So sánh (%) 09/08 10/09 BQ 1. Đàn gia cầm Con 29914 28993 32400 96,92 111,75 104,07 - Đàn gà Con 7414 6093 8500 82,18 139,50 107,07 - Đàn Thủy cầm Con 22500 22900 23900 101,78 104,37 103,06 2.Đàn lợn Con 10500 9485 11230 90,33 118,40 103,42 - Lợn nái Con 1200 1180 1250 98,33 105,93 102,06 - Lợn thịt Con 9300 8305 9980 89,30 120,17 103,59 BQ lợn thịt XC Kg 80 - 90 80 - 90 80 – 90 3. Đàn Trâu, bò Con 560 418 321 74,64 76,79 75,71 - Đàn Trâu Con 287 216 162 75,26 75,00 75,13 - Đàn bò Con 273 202 159 73,99 78,71 76,32 4. NTTS Ha 25,5 35 35 137,26 100 117,16 (Nguồn: Ban thống kê Huyện Hoài Nhơn) Tiếp tục xu hướng của năm 2008, tình hình thời tiết phức tạp, dịch bệnh diễn biến khó lường, giá cả đầu vào, đầu ra cho chăn nuôi bất ổn, hầu hết đàn vật nuôi của xã năm 2009 đều có xu hướng giảm ở tất cả các chủng loại: Đàn gia cầm giảm hơn 3%; lợn giảm gần 10%; trâu, bò giảm hơn 25%. Riêng chỉ có diện tích nuôi trồng thủy sản là tăng lên nhờ chính sách chuyển đổi vùng đất trũng cấy lúa kém hiệu quả sang nuôi trồng thủy sản. Tuy nhiên tới năm 2010, dịch bệnh được kiểm soát chặt chẽ, tâm lý hoang mang lo sợ dịch bệnh của người dân lắng xuống, nhu cầu thị trường về các sản phẩm chăn nuôi tăng cao, giá cả các sản phẩm chăn nuôi trên thị trường tăng đã kéo theo sự phục hồi mạnh mẽ của ngành chăn nuôi trên địa bàn xã. So với năm 2009, đàn gia cầm tăng lên 20% đạt 32400 con; Đàn lợn tăng mạnh lên tới hơn 18%, trong đó lợn thịt tăng tới 20,17%; Đàn trâu bò, vẫn tiếp tục giảm với mức hơn 23%, cho thấy trâu bò không phải là thế mạnh của xã; Diện tích mặt nước dành cho nuôi trồng thủy sản năm 2010 không thay đổi so với năm 2009. Sự phát triển nhanh chóng của ngành chăn nuôi năm 2010 đã nâng vị thế ngành chăn nuôi của xã trong cơ cấu ngành chăn nuôi của Tỉnh Bình Định. So sánh tuyệt đối số lượng đàn vật nuôi của xã so với huyện được thể hiện ở đồ thị sau: 32.4 1083 11.23 125.4 0.321 7.148 0.035 1.192 0 200 400 600 800 1000 1200 Nghìn con, Nghìn ha Gia Cầm Lợn Trâu, bò NTTS Huyện Hoài Nhơn Tỉnh Bình Định So sánh ngành chăn nuôi Huyện Hoài Nhơn với Tỉnh Bình Định (Nguồn: Tổng hợp từ số liệu thống kê của phòng thống kê huyệnHoài Nhơn) 4.1.1.2 Diễn biến giá trị ngành chăn nuôi của Huyện Do tình hình lạm phát, đồng tiền bị mất giá nên giá cả các sản phẩm thu từ chăn nuôi trên thị trường có xu hướng tăng theo thời gian. Cùng với đó, sự biến động không ngừng của đàn vật nuôi, nhất là ở đàn vật nuôi chủ lực có giá trị cao (lợn) làm cho giá trị ngành chăn nuôi của xã trong ba năm qua tiếp tục tăng lên. Trong nông nghiệp nói chung và chăn nuôi nói riêng có một bộ phận sản phẩm sẽ được giữ lại phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng gia đình, phần còn lại sẽ được tiêu thụ trên thị trường. Giá trị sản phẩm hàng hóa từ chăn nuôi được thể hiện trong bảng sau: Về chăn nuôi gia cầm: Có một lượng lớn hộ dân trong xã chăn nuôi gia cầm với số lượng từ một vài chục con tới vài nghìn con. Những hộ chăn nuôi nhỏ lẻ cỡ vài chục con thì chủ yếu nhằm phục vụ nhu cầu tiêu dùng gia đình là chính, những hộ chăn nuôi lớn như trang trại thì lại hướng tới mục đích sản xuất hàng hóa. Năm 2009, sản lượng gia cầm hàng hóa chỉ tăng hơn năm 2008 1% nhưng giá trị SPHH lại tăng gần 14%. Năm 2010, chăn nuôi gia cầm ở xã bắt đầu phục hồi, số lượng gia cầm tăng, giá trị SPHH tăng 246% so với năm 2009. Đàn lợn của xã chủ yếu gồm lợn thịt và lợn sinh sản, sản lượng thịt hơi năm 2009 giảm so với 2008 11% nhưng giá trị chỉ giảm 0,8%. Năm 2010 giá trị lợn hàng hóa tăng gần 70% so với 2009; 68,60% so với năm 2008. Dù trâu bò không phải là thế mạnh của ngành chăn nuôi ở xã với số đầu con không nhiều lại có xu hướng giảm dần qua các năm nhưng nó cũng đóng góp hơn 1 tỷ đồng vào giá trị các sản phẩm từ chăn nuôi. Về nuôi trồng thủy sản: Sự kết hợp giữa diện tích mặt nước sẵn có trên địa bàn và chính sách chuyển một số vùng đất trũng cấy lúa năng suất thấp sang nuôi trồng thủy sản đã góp phần mở rộng diện tích NTTS, giá trị của NTTS cũng tăng lên, năm 2010 đóng góp gần 3 tỷ tương đương 7% vào tổng giá trị SPHH ngành chăn nuôi. 4.1.2 Chính sách đưa chăn nuôi tập trung ra xa khu dân cư tại Huyện Ô nhiễm môi trường chăn nuôi là vấn đề hết sức nhạy cảm, mang tính xã hội cao, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ con người. Chăn nuôi phát triển song phương thức chăn nuôi lạc hậu, đặc biệt là những hộ chăn nuôi quy mô nhỏ chưa quan tâm đến xử lý chất thải. Các chất thải chăn nuôi không được xử lý thải ra môi trường vừa tiềm ẩn các yếu tố gây bệnh, vừa là môi trường thuận lợi để cho các vi khuẩn có hại cho con người và vật nuôi phát triển. Chất thải từ trang trại ngày càng nhiều cho thấy ô nhiễm môi trường về tổng chất thải rắn và những chất khác trong nước thải tăng lên rõ rệt. Nhiều trường hợp đã phát hiện nitrat, nitơ và các chất hữu cơ khác từ phân đã ngấm sâu vào đất và nguồn nước bề mặt. Bên cạnh ô nhiễm đất và nước do chất thải chăn nuôi không được kiểm soát, xử lý vấn đề chất khí CO2, NH3, H2S, CH4... cũng gây hậu quả nghiêm trọng. Ngoài ra, đặc biệt nguy hiểm là ô nhiễm môi trường về vi sinh vật (các mầm bệnh truyền nhiễm) làm phát sinh các loại dịch bệnh như ỉa chảy, lở mồm long móng, tai xanh, cúm gia cầm H5N1...Theo báo cáo của Viện Quy Hoạch và Thiết Kế Nông Nghiệp, 2009: “Cho đến nay ở Việt Nam các kết quả nghiên cứu về vấn đề ô nhiễm môi trường chỉ khiêm tốn dừng ở kết quả sơ bộ tại một số địa điểm mang tính phát hiện là chính, chưa có đánh giá một cách khoa học, đầy đủ về mức độ, phạm vi ô nhiễm. Theo báo cáo của Viện Chăn nuôi khảo sát cho thấy hầu hết các hộ chăn nuôi đều để nước thải và chất thải chảy tự do ra môi trường xung quanh gây mùi hôi thối nồng nặc, đặc biệt vào những ngày oi bức. Nước thải nhiễm E.Coli và 25% số mẫu nhiễm trứng giun với mật độ 4.025 trứng/500ml nước thải. Hàm lượng COD là 3.916mg/l trong khi TCVN quy định mức COD trong chất thải chỉ được phép từ 100 - 400 mg/lít.” Để giải quyết những vấn đề trên, giải pháp xây dựng những khu chăn nuôi tập trung ngoài khu dân cư nông thôn đảm bảo kỹ thuật chăn nuôi và hợp vệ sinh môi trường đã và đang được các tỉnh, thành phố trong cả nước thực hiện. Với mục tiêu phát triển chăn nuôi theo hướng bền vững Thủ tướng Chính phủ đã ban hành quyết định số 394/QĐ-TTg ngày 13 tháng 3 năm 2006 về việc khuyến khích đầu tư xây dựng mới, mở rộng cơ sở giết mổ, bảo quản chế biến gia súc, gia cầm và cơ sở chăn nuôi gia cầm tập trung, công nghiệp. Ngày 19/08/2009 UBND Tỉnh Bình Định cũng ban hành “Chính sách khuyến khích hỗ trợ đầu tư phát triển khu chăn nuôi tập trung xa khu dân cư trên địa bàn Tỉnh Bình Định” với nhiều cơ chế hỗ trợ về đất đai, cơ sở hạ tầng, vốn, khoa học kỹ thuật, xây dựng thương hiệu... Nắm bắt kịp thời các chủ trương chính sách của nhà nước, kết hợp với tình hình thực tế của địa phương, năm 2006 chính quyền xã huyện Hoài Nhơn Tỉnh Bình Định đã lập kế hoạch xây dựng khu CNTT xa khu dân cư trên 15 ha đất sản xuất nông nghiệp kém hiệu quả . Nhiều chủ trương, chính sách về đất đai, về vốn...như chuyển đổi đất, cho thuê đất đầu tư với giá thấp, hỗ trợ vay vốn với lãi suất thấp... đã được tiến hành nhằm thu hút, khuyến khích các hộ chăn nuôi trong khu dân cư chuyển ra ngoài khu CNTT, đến nay trong khu CNTT đã có 20 hộ đầu tư tiến hành chăn nuôi. Năm 2010, Huyện Hoài Nhơn đã phối hợp với Viện Quy hoạch và thiết kế nông nghiệp lập hồ sơ đề xuất dự án “ Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật khu CNTT Huyện Hoài Nhơn, Tỉnh Bình Định” nhằm mục tiêu xây dựng một khu chăn nuôi tập trung hiện đại, đảm bảo vệ sinh, an toàn dịch bệnh, từ đó thu hút khuyến khích thêm các hộ dân tham gia vào sản xuất tại khu chăn nuôi. Hiện nay, dự án đã được phê duyệt và chuẩn bị được triển khai thực hiện vào năm 2011, 2012. 4.2 Thực trạng chăn nuôi tập trung xa khu dân cư tại xã Huyện Hoài Nhơn 4.2.1 Đặc điểm của các hộ điều tra Vai trò của chủ hộ rất quan trọng trong sự tồn tại và phát triển của gia đình Việt Nam. Chủ hộ là người lắng nghe và đưa ra quyết định trong các vấn đề của gia đình. Đối với hộ chăn nuôi nhất là chăn nuôi trang trại quy mô lớn thì vai trò của người chủ hộ càng thể hiện rõ bởi họ là những người trực tiếp đưa ra những quyết định sản xuất kinh doanh, quyết định sử dụng đồng vốn như thế nào để có hiệu quả, mang lại lợi nhuận cao nhất cho trang trại mình. Bảng 4.3 Thông tin chung về các nhóm hộ điều tra Diễn giải Khu CNTT TT, gia trại trong KDC Hộ CN nhỏ trong KDC Số lượng CC(%) Số lượng CC(%) Số lượng CC(%) Tổng số hộ 20 100 10 10 1. Chủ hộ 20 100 10 100 10 20 - Nam 18 90 8 80 7 70 - Nữ 2 10 2 20 3 30 2. Tuổi BQ của chủ hộ 41 43.5 45 3. Trình độ học vấn BQ của chủ hộ 10.3 9.5 10 7.5 4. Trình độ chuyên môn 20 100 10 100 0 0 ĐH, CĐ 4 20 2 20 0 0 Sơ cấp, trung cấp 12 60 5 50 0 0 Không bằng cấp 4 20 3 30 0 O 5. Kinh nghiệm SXNN BQ Từ nhỏ Từ nhỏ Từ nhỏ 6. Kinh nghiệm làm TTCN 6.5 7.5 7. Thời gian SX tại khu CNTT xa KDC 5.5 8. BQ nhân khâu /hộ 4.4 4.5 4.5 9. BQ LĐ gia đình/ hộ 2.3 2.4 2.5 10. BQ LĐ gia đình làm trang trại 2.3 2.4 (Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra) Từ thực tế điều tra chúng tôi thấy: Trong 20 trang trại chăn nuôi trong khu CNTT xa khu dân cư thì có 18 trang trại có chủ hộ là Nam, điều đó cho thấy vai trò của nam giới rất quan trọng trong quyết định gia đình ở khu vực. Các chủ hộ trong khu CNTT xa khu dân cư hầu hết đều là những người hiểu biết rộng, có trình độ văn hóa khá cao, 80% hộ có trình độ chuyên môn từ sơ cấp trở lên, những hộ còn lại cũng là những người ham học hỏi, họ đã tham gia nhiều khóa tập huấn kỹ thuật của cán bộ khuyến nông. Ngoài ra các chủ hộ đều sinh trưởng trong các gia đình có truyền thống nông nghiệp nên từ nhỏ đã gắn bó với sản xuất nông nghiệp. Trước khi xã quy hoạch vùng CNTT thì trong khu vực này đã có 2 hộ dân, tự chuyển đổi đất với các hộ khác và tiến hành chăn nuôi tại khu, các hộ còn lại thì hầu như mới bắt đầu đầu tư làm trang trại khi có chính sách kêu gọi. Các hộ chăn nuôi trong khu dân cư có tỷ lệ chủ hộ là nữ cao hơn, trình độ văn hóa trung bình của chủ hộ thấp hơn. Thông tin chung về hộ thể hiện ở bảng 4.3. 4.2.2 Cơ sở hạ tầng kỹ thuật của khu chăn nuôi tập trung 4.2.2.1 Hệ thống chuồng trại, ao nuôi Khu CNTT xa khu dân cư của Huyện Hoài Nhơn đã bắt đầu được hình thành từ năm 2006 trên 15,531ha , đến nay đã có 20 hộ tham gia đầu tư xây dựng chuồng trại, ao nuôi phục vụ sản xuất trong khu. Về chất lượng chuồng trại: Nhận thức rõ kiên cố hoá hệ thống chuồng trại được xem là hạ tầng kỹ thuật cơ bản cho chăn nuôi nên các hộ chăn nuôi trong khu CNTT đều đầu tư xây dựng những chuồng trại kiên cố để phục vụ chăn nuôi (mức độ kiên cố được thể hiện rằng chuồng được xây kiên cố đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật, thông thoáng, có sàn lát gạch hoặc bê tông cứng, có hệ thống cống thoát...). Các loại chuồng Hệ thống chuồng trại luôn là yếu tố hàng đầu để tiến hành chăn nuôi, song việc lựa chọn xây dựng kiểu c

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docĐánh giá hiệu quả kinh tế mô hình chăn nuôi tập trung xa khu dân cư trên địa bàn Huyện Hoài Nhơn,Tỉnh Bình Định.doc
Tài liệu liên quan