MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ QUẢN LÝ NGOẠI HỐI 3
1. Khái niệm về quản lý ngoại hối: 3
1.1. Thị trường ngoại hối. 3
1.1.1. Khái niệm: 3
1.1.2. Đặc điểm: 3
1.2. Quản lý ngoại hối. 4
2. mục đích quản lý ngoại hối. 5
2.1. Điều tiết tỷ giá thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia. 5
2.2. Bảo tồn quỹ dự trữ ngoại hối Nhà nước: 6
2.3. Cải thiện cán cân thanh toán quốc tế. 6
3. Cơ chế quản lý ngoại hối. 6
3.1. Cơ chế tự do ngoại hối: 6
3.2. Cơ chế quản lý: 7
3.2.1. Cơ chế Nhà nước thực hiện hoàn toàn: 7
3.2.2. Cơ chế quản lý có điều tiết: 7
4. Hoạt động ngoại hối của NHTW. 7
4.1. Hoạt động mua bán ngoại hối: 7
4.1.1. Mua bán trên thị trường trong nước: 7
4.1.2. Mua bán trên thị trường quốc tế: 8
4.2. Hoạt động quản lý ngoại hối: 8
5. Hoạt động quản lý ngoại hối trên thế giới năm 2002: 8
CHƯƠNG II: HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ NGOẠI HỐI CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY 10
1. Bối cảnh chung: 10
2. Hoạt động quản lý ngoại hối của NHNN VN trong thời gian qua: 11
2.1. Đánh giá hoạt động quản lý ngoại hối của NHNN VN năm 1999-2000: 11
2.2. Đánh giá hoạt động quản lý ngoại hối của NHNN VN trong năm 2001: 12
2.3. Đánh giá hoạt động quản lý ngoại hối của NHNN VN trong năm 2002: 14
2.3.1. Hoạt động quản lý ngoại hối của NHNN trong năm 2002: 14
2.3.2. Đánh giá hoạt động quản lý ngoại hối của NHNN VN trong năm 2002: 16
CHƯƠNG III: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VỀ HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ NGOẠI HỐI CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM 19
1. Những hạn chế trong quản lý ngoại hối của NHNN VN những năm gần đây. 19
2. Một số kiến nghị về hoạt động quản lý ngoại hối của NHNN VN. 21
2.1. Thiết lập cơ chế điều hành tỷ giá thích hợp: 21
2.2. Gia tăng quỹ dự trữ ngoại hối quốc gia: 21
2.3. NHNN phải thực hiện chức năng là người mua bán ngoại tệ cuối cùng: 22
2.4. Có biện pháp hạn chế tình trạng Dolla hoá đang có chiều hướng tăng bằng cách: 22
2.5. Nghiên cứu, bổ sung, sửa đổi các nghị định, quy định, luật về ngoại hối và quản lý ngoại hối. 22
3. Phương hướng công tác quản lý ngoại hối năm 2003. 23
KẾT LUẬN 25
TÀI LIỆU THAM KHẢO 26
28 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1810 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Đánh giá hoạt động quản lý ngoại hối của Ngân hàng nhà nước Việt Nam trong những năm gần đây và đưa ra một số kiến nghị, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hu từ hoạt động xuất khẩu, các khoản đầu tư bằng ngoại tệ, đi vay bằng ngoại tệ
Các nghiệp vụ:
Giao dịch ngay (spot): là việc mua, bán ngoại tệ mà việc chuyển giao ngoại tệ được thực hiện ngay hay chậm nhất là trong 2 ngày làm việc kể từ khi các hợp đồng mua bán được ký kết.
Giao dịch có kỳ hạn (forward): là hợp đồng mua (bán) ngoại tệ mà việc giao dịch ngoại tệ sẽ được thực hiện sau một thời hạn nhất định kể từ ngày thoả thuận hợp đồng.
Nghiệp vụ hoán đổi ngoại tệ (swap): là nghiệp vụ trao đổi khoản nợ bằng một đồng tiền này cho một khoản nợ bằng đồng tiền khác.
4.1.2. Mua bán trên thị trường quốc tế:
NHTW thực hiện mua bán trên thị trường quốc tế nhằm bảo tồn và phát triển quỹ dự trữ ngoại hối. NHTW phải tính toán gửi ngoại hối ở nước nào có lợi mà vẫn an toàn. Mục đích là sinh lời. Qua mua, bán ngoại hối có chênh lệch giá thì phần chênh lệch đó hình thành lợi nhuận của ngân hàng.
4.2. Hoạt động quản lý ngoại hối:
Quản lý, điều hành thị trường ngoại hối, thị trường ngoại tệ liên ngân hàng, bằng cách đưa ra các quy chế gia nhập thành viên, quy chế hoạt động quy định giới hạn tỷ giá mua, bán ngoại tệ trên thị trường.
Tham gia xây dựng các dự án pháp luật và ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành luật về quản lý ngoại hối.
Cấp giấy phép và thu hồi giấy phép hoạt động ngoại hối.
Kiểm tra giám sát việc xuất nhập khẩu ngoại hối, kiểm soát các hoạt động ngoại hối của các tổ chức tín dụng.
Biên lập cán cân thanh toán quốc tế.
Thực hiện các quyền hạn, nhiệm vụ khác về quản lý ngoại hối.
5. Hoạt động quản lý ngoại hối trên thế giới năm 2002:
Các trung tâm ngoại hối lớn nhất hiện nay là London, New York, Tokyo, Singapore, Frank furt. Doanh số mua bán toàn cầu (chỉ tính doanh số một chiều mua hoặc bán) tại thời điểm tháng 4/1995 ước tính vào khoảng trên 1250 tỷ$/ngày. Thị trường hoạt động tích cực nhất là thị trường London với doanh số giao dịch hàng ngày lên tới 464 tỷ$.
Năm 2002 là năm biến động mạnh của thị trường quốc tế, đặc biệt là sự xuống giá nghiêm trọng của đồng USD. Sau 3 tháng đầu năm tăng nhanh, bắt đầu từ tháng 4/2002 đồng USD liên tục chịu sức ép giảm giá trên thị trường ngoại hối (mất giá tới 10.85% so với đồng EURO, 9.28% so với đồng Yên Nhật). Đây là mức giảm giá thấp nhất trong 28 tháng qua so với đồng EURO, trong 9 tháng qua so với đồng Yên Nhật.
Diễn biến tỷ giá USD với các ngoại tệ khác trên thị trường thế giới:
28/02/02
29/03/02
29/04/02
31/05/02
28/06/02
%USD
EUR/USD
0.8658
0.8724
0.9025
0.9371
0.9923
-10.83%
USD/JPY
133.62
132.55
127.82
123.83
119.1
-9.28%
GBP/USD
1.414
1.4254
1.461
1.4655
1.5315
-5.38%
USD/SGD
1.8323
1.8418
1.8063
1.7829
1.7614
-4.73%
Chương ii
hoạt động quản lý ngoại hối của ngân hàng nhà nước việt nam trong những năm gần đây
1. Bối cảnh chung:
Kết thúc chiến tranh đã hơn 20 năm, Việt Nam đi lên từ việc hàn gắn khôi phục nền kinh tế – xã hội do hậu quả của chiến tranh đã bị tàn phá nặng nề. Từng bước xây dựng, chuyển đổi, phát triển nền kinh tế – xã hội theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng XHCN. Một quãng thời gian chưa dài so với những khối lượng công việc đồ sộ và vô cùng phức tạp của một quốc gia. Mọi thứ cần phải làm để xây dựng một đất nước phồn vinh: dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh…
Trong lộ trình hội nhập quốc tế, công tác quản lý ngoại hối được đánh giá là lĩnh vực nhạy cảm và có nhiều biến động. Lĩnh vực này thu hút sự chú ý không chỉ của các tổ chức, cá nhân, các doanh nghiệp trong nước mà còn là sự quan tâm của các doanh nghiệp, các nhà đầu tư, các chính phủ nước ngoài có quan hệ kinh tế với Việt Nam, các tổ chức quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
Quản lý ngoại hối bao gồm những nội dung; những chính sách liên quan đến ngoại tệ trong các lĩnh vực tỷ giá, vay nợ nước ngoài, đầu tư trực tiếp (FDI), đầu tư gián tiếp (FPI), của nước ngoài, kiều hối, chuyển ngoại tệ của cá nhân ra nước ngoài… Đó là những vấn đề liên quan trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, quyền lợi của cá nhân, đặc biệt là trong giai đoạn mở cửa, hội nhập, khi các mối quan hệ với nước ngoài đã trở thành tất yếu không thể thiếu trong đời sống kinh tế – xã hội.
Xây dựng thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN đã được Đảng xác định trong giai đoạn hiện nay là thiết lập đồng bộ hệ thống các thị trường, giảm sự can thiệp bằng các công cụ hành chính của Nhà nước, tự do hoá kinh doanh theo pháp luật. Công tác quản lý ngoại hối thời gian qua đã thực sự hướng vào mục tiêu này với các nội dung mà ta sẽ nghiên cứu dưới đây.
2. Hoạt động quản lý ngoại hối của NHNN VN trong thời gian qua:
2.1. Đánh giá hoạt động quản lý ngoại hối của NHNN VN năm 1999-2000:
Có thể khẳng định, thành công lớn nhất trong điều hành chính sách tiền tệ năm 1999-2000 là mặc dù trong bối cảnh giá vàng trên thị trường thế giới biến động mạnh, tỷ giá giữa nhiều đồng tiền mạnh trên thị trường thế giới như: Yên Nhật, Đôla Mĩ, Euro… biến động lớn nhưng giá trị đồng tiền Việt Nam vẫn ổn định trong suốt cả năm 1999 chỉ ở mức 14000 VND/USD. Mức biến động giá Đôla chỉ tăng 1.1%. Bên cạnh đó, cán cân thanh toán, thâm hụt cán cân vãng lai được cải thiện, dự trữ ngoại tệ quốc gia và dự trữ ngoại tệ của ngành ngân hàng dồi dào.
Chính phủ và NHNN VN thực hiện nhiều chủ trương, quyết định và giải pháp về quản lý ngoại hối, điều hành tỷ giá linh hoạt và có hiệu quả. Do đó, tỷ giá hối đoái và thị trường ngoại tệ ổn định, tác động tích cực đến xuất nhập khẩu, dự trữ của Nhà nước và phát triển kinh tế – xã hội. Năm 1999 NHNN chấm dứt công bố tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng, mà chỉ công bố tỷ giá giao dịch bình quân. Việc can thiệp của Nhà nước đối với tỷ giá được thực hiện thông qua việc mua bán của NHNN trên thị trường, xoá bỏ phương thức quản lý mang nặng tính hành chính, chủ quan như trước đây. Đến năm 2000 tỷ giá trên thị trường tăng dần: trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng tăng 3.5% (14501/14016); thị trường tự do tăng 3.3% (14600/14139). Tốc độ tăng tiền gửi ngoại tệ gấp 3 lần tốc độ tăng tiền gửi nội tệ (VND) và chiếm khoảng 40% tổng số dự trữ tiền gửi.
Từ năm 1999 NHNN đã thay đổi chính sách về quản lý ngoại hối, giảm lượng kết hối từ 80% xuống còn 50%, rồi 40% (Theo quyết định 61/2001/QĐ-TTg ngày 25/4/2001 của Thủ tướng Chính phủ về nghiệp vụ mua, bán ngoại tệ của người cư trú là tổ chức). Nhà nước bỏ việc thu thuế đối với người nhận kiều hối. Các khoản kiều hối chuyển về Việt Nam không bị bắt buộc phải bán ngoại tệ cho ngân hàng, mà người nhận được quyền nhận đầy đủ bằng ngoại tệ hay bán cho ngân hàng theo hình thức tự nguyện. Việc mang ngoại tệ vào Việt Nam cũng được nới lỏng. Do đó lượng kiều hối chuyển vào Việt Nam năm 1999 tăng gấp 1.4 lần doanh thu năm 1998, đạt khoảng 1 tỷ USD, lượng tiền gửi ngoại tệ vào hệ thống ngân hàng tăng nhanh.
Do chênh lệch lãi suất tiền gửi của USD tại Việt Nam với thị trường quốc tế dãn rộng trong vòng 1 năm kể từ cuối năm 1999, làm tăng cầu tiền gửi bằng USD, hạn chế chuyển đổi các nguồn thu vãng lai bằng ngoại tệ ra VND, qua đó tác động đáng kể làm tăng giá USD. ảnh hưởng này rất đáng kể vì tổng cả 2 năm 1999 và 2000 nguồn thu vãng lai, trong đó có kiều hối và thu nhập của lao động xuất khẩu đạt hơn 3 tỷ USD. Tình hình cán cân thanh toán sau khi tổng hợp cán cân thương mại, cán cân vốn và tài chính và vãng lai vẫn là nhân tố có ảnh hưởng quyết định đến tỷ giá của USD so với VND. Cùng với việc Chính phủ tháo dỡ những hạn chế tài chính đã làm cho nguồn thu kiều hối bị hút mạnh theo hướng đô la hoá.
Như vậy, hoạt động quản lý ngoại hối trong 2 năm 1999 và 2000 của NHNN VN đã có những thu hoạch đáng kể, rất hiệu quả đối với sự phát triển chung của cả nền kinh tế.
2.2. Đánh giá hoạt động quản lý ngoại hối của NHNN VN trong năm 2001:
Trong những tháng đầu năm 2001 tỷ giá ổn định, từ tháng 5/2001 đến cuối năm tỷ giá có xu hướng tăng, với mức tăng trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng bình quân là 3.2% so với cuối năm 2000; tỷ giá trên thị trường tự do tăng 3.8%.
Từ ngày 17/07/2001 NHNN đã sử dụng công cụ tỷ giá thông qua nghiệp vụ mua bán ngoại tệ hoán đổi – swap để can thiệp, đáp ứng nhu cầu vay vốn ngắn hạn – VND cho các NHTM. NHNN còn thực hiện quản lý quỹ dự trữ ngoại hối và vàng của quốc gia; quỹ bình ổn thị trường ngoại hối.
Tỷ lệ kết hối được quy định đối với các doanh nghiệp trong năm 2001 là 40%. Để khuyến khích thu hút nguồn kiều hối về nước, những quy định về vấn đề này cũng dần dần được sửa đổi và hoàn thiện. Từ chỗ người nhận kiều hối trong nước bắt buộc phải bán ngoại tệ cho ngân hàng theo tỷ giá quy định, chỉ được nhận nội tệ, đã thay đổi bằng việc họ tự nhận lấy ngoại tệ hay bán cho ngân hàng lấy VNĐ. Đây cũng là nghiệp vụ được các NHTM tích cực mở rộng để tăng nguồn thu dịch vụ, đẩy mạnh cạnh tranh với tư nhân trong việc chuyển kiều hối. Cũng nhìn nhận một cách dài hạn hơn chúng ta có thể thấy, cơ chế quản lý ngoại hối, điều hành tỷ giá và mở rộng dịch vụ ngân hàng đã có tác động tích cực vào việc thu hút kiều hối về Việt Nam.
Chuyển qua ngân hàng: 950 triệu USD chiếm 54.6%; qua các doanh nghiệp: 165 triệu USD chiếm 9.39%; chuyển qua hải quan: 610 triệu USD chiếm 34.7%; qua bưu điện: 32 triệu USD chiếm 1.82%.
Trong năm 2001, NHNN ban hành cơ chế đổi mới mạnh mẽ quy định mang ngoại tệ xuất nhập cảnh, có hiệu lực từ ngày 1/1/2001. Theo đó, công dân Việt Nam được mang ngoại tệ tiết kiệm của mình đi học hay đi chữa bệnh ở nước ngoài; thay vì phải mua ngoại tệ của ngân hàng như thời gian trước. Mỗi người xuất cảnh được mang tối đa 3000 USD không phải khai báo và không xin giấy phép. Ngoài số tiền này, du học sinh, người đi chữa bệnh được mang thêm tương ứng 5000 USD và 10000 USD (ngoài tiền viện phí và học phí) nhưng phải có giấy phép của NHNN. NHNN thực hiện cải cách hành chính, phân cấp cho các địa phương nên người ở tỉnh, thành phố thì xin giấy phép ở chi nhánh NHNN đó, thay vì phải về tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh như trước đây.
Vấn đề được đặt ra là NHNN cần điều chỉnh linh hoạt hơn về tỷ giá, việc bán ngoại tệ can thiệp trên thị trường liên ngân hàng, giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc tiền gửi ngoại tệ, bỏ quy định kết hối, tăng quyền tự chủ hơn cho các NHTM trong thực hiện tỷ giá mua bán ngoại tệ.
Diễn biến tỷ giá USD trong nửa đầu năm 2001
1/2001
2/2001
3/2001
4/2001
5/2001
6/2001
Tỷ giá T.T LNH (VND/USD)
14534
14558
14573
14595
14696
14865
Tăng so với tháng trước
33
24
15
22
1001
169
Tỷ giá T.T tự do (VND/USD)
14630
14680
14730
14790
14910
15050
Tăng so với tháng trước
90
50
50
60
120
140
Như vậy vấn đề then chốt nhưng cũng nan giải của năm 2001 là làm thế nào để thúc đẩy chu chuyển đồng ngoại tệ và khai thác tối đa nguồn ngoại tệ của quốc gia. Nếu khai thác tốt, thì trong điều kiện nền kinh tế, ngoại thương, đầu tư của mình, Việt Nam sẽ không mất cân đối ngoại tệ. Vậy là hoạt động quản lý ngoại hối của NHNN VN đã, đang từng bước chuyển dịch, đổi mới theo cơ chế thị trường trong điều kiện đất nước đang trong quá trình hội nhập vào nền kinh tế thế giới.
2.3. Đánh giá hoạt động quản lý ngoại hối của NHNN VN trong năm 2002:
2.3.1. Hoạt động quản lý ngoại hối của NHNN trong năm 2002:
Một trong những thành công quan trọng trong thực thi chính sách tiền tệ và thực hiện chức năng của NHNN trong năm 2002 là đổi mới công tác quản lý ngoại hối và ổn thị trường ngoại tệ.
Trong vài năm gần đây tỷ giá VND/USD liên tục tăng cao hơn tốc độ tăng của chỉ số giá chung và tăng cao hơn giá vàng nhưng năm 2002 lại tăng thấp hơn.
Năm
Chỉ số giá chung
Giá vàng
Giá USD
1997
3.6%
-6.6%
14.2%
1998
9.2%
0.7%
9.6%
1999
0.1%
-0.2%
1.1%
2000
-0.6%
-1.7%
3.4%
2001
0.8%
5.0%
2.8%
2002 (ước)
4.0%
20.0%
2.1%
Năm 2002 các luồng ngoại tệ tiền mặt chuyển vào Việt Nam tăng cao. Với trên 2.5 triệu Việt Kiều, 310000 người Việt Nam đi xuất khẩu lao động chuyển về nước trong cả năm ước tính đạt 2.2 tỷ USD. Dù nhập siêu lớn nhưng do nguồn ngoại tệ tiền mặt tăng cao làm hạn chế tình trạng đầu cơ ngoại tệ. Bên cạnh đó NHNN tiếp tục đổi mới mạnh mẽ công cụ điều hành tỷ giá và quản lý ngoại hối.
Từ tháng 9/2002 mở rộng đối tượng được làm dịch vụ chi trả kiều hối. Từ tháng 4/2002 điều chỉnh giảm tỷ lệ tiền gửi dự trữ bắt buộc bằng ngoại tệ từ 12% xuống còn 8% và từ tháng 12/2002 tiếp tục giảm xuống còn 5%.
Từ tháng 10/2002 trạng thái ngoại hối của các NHTM được quyết định mở rộng, tăng gấp đôi, từ 15% lên 30%. Nghiệp vụ Swaps hoán đổi ngoại tệ cho các NHTM được sử dụng linh hoạt để đáp ứng nhu cầu VND cho nền kinh tế.
Trong năm 2002, chỉ riêng trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, chi nhánh NHNN đã cấp phép cho 191 bàn uỷ nhiệm thu đổi ngoại tệ, xác nhận 70 bàn thu đổi trực tiếp, nâng tổng số bàn hiện đang hoạt động thu đổi ở đây lên 382 bàn, với doanh số thu đổi đạt 902 triệu USD. Số lượng kiều hối chuyển về thành phố theo con đường chính thức thống kê được bình quân mỗi tháng đạt 80 triệu USD, ước tính cả năm đạt 1 tỷ USD. Chi nhánh NHNN cung cấp 1956 giấy phép chuyển ngoại tệ cá nhân ra nước ngoài, với số tiền 17.6 triệu USD cho nhu cầu du học, chữa bệnh, định cư…
Tại Hà Nội, hiện có 250 bàn thu đổi ngoại tệ được phép hoạt động, với doanh số thu đổi trong năm 2002 đạt 210 triệu USD tăng 17.5% so với năm 2001; trong đó 110 bàn thu đại lý thu đổi trên 40 triệu USD và 140 bàn thu đổi của các NHTM đạt doanh số 170 triệu USD, tăng 30.7%. Chi nhánh NHNN tại Hà Nội cũng cấp 1200 giấy phép chuyển ngoại tệ ra nước ngoài cho người cư trú là công dân Việt Nam, với doanh số 15 triệu USD.
Theo số liệu của cục Hải quan, trong năm 2002, bình quân mỗi tháng số ngoại tệ tiền mặt cá nhân mang vào nước ta qua các cửa khẩu kiểm soát được đạt bình quân 57.7 triệu USD. Nhiều vụ xuất lậu ngoại tệ của Việt Kiều và người nước ngoài tại các cửa khẩu đã được phát hiện, xử lý kịp thời, đúng pháp luật, hỗ trợ tích cực cho việc thực thi chính sách quản lý ngoại hối. Thực tế ở cả Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh cho thấy, người dân và khách du lịch tìm đến đổi ngoại tệ tại các bàn thu đổi hợp pháp ngày càng nhiều. Nhà nước ngày càng kiểm soát được tối đa lượng ngoại tệ đưa ra, đưa vào và thu đổi, chủ động trong điều tiết cung cầu và điều hành chính sách tiền tệ. Nguồn cung ngoại tệ dồi dào, lãi suất USD ở mức thấp, ngày càng có số đông người lựa chọn VND để gửi NHTM. Thị trường tự do về ngoại hối ngày càng bị thu hẹp.
Ngày 13/9/2002 Thống đốc NHNN đã ban hành quy định số 958/2002/QĐ-NHNN về quản lý ngoại hối đối với việc mua bán chứng khoán của các tổ chức cá nhân nước ngoài tại trung tâm giao dịch chứng khoán.
Tháng 10/2002 Thống đốc NHNN đã ban hành quy định mới về trạng thái ngoại tệ đối với các NHTM. Những thay đổi về quản lý ngoại hối này mang tính tích cực, tháo gỡ về kinh doanh ngoại hối, tạo điều kiện cho các NHTM chủ động đáp ứng nhu cầu ngoại tệ cho các doanh nghiệp thực hiện các hợp đồng nhập khẩu.
Từ đầu tháng 9/2002 với chủ trương của chính phủ, NHNN đã sửa đổi Thông tư số 02-2000, về việc khuyến khích người Việt Nam ở nước ngoài chuyển tiền về nước. Tạo điều kiện mở rộng đối tượng được làm dịch vụ chi trả kiều hối, NHNN vẫn duy trì và vận hành có hiệu quả hoạt động của thị trường ngoại tệ liên ngân hàng, thực hiện nghiệp vụ swap trong giao dịch hoán đổi ngoại tệ lấy vốn nội tệ giữa NHTM và NHNN.
Như vậy, thị trường ngoại hối nước ta trong năm 2002 tương đối ổn, tỷ giá biến động không nhiều. Trong suốt cả năm 2002 tỷ giá VND/USD chỉ tăng 2.0%. Cùng với hàng loạt đổi mới trong chính sách quản lý ngoại hối. Đã tạo những cơ hội mới cho các cá nhân, doanh nghiệp và cả nền kinh tế đất nước phát triển.
2.3.2. Đánh giá hoạt động quản lý ngoại hối của NHNN VN trong năm 2002:
Công tác quản lý ngoại hối thời gian qua đã hướng vào mục tiêu: xây dựng thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN đã được Đảng xác định là: thiết lập đồng bộ hệ thống các thị trường, giảm sự can thiệp bằng các công cụ hành chính của Nhà nước, tự do hoá kinh doanh theo pháp luật. Hoạt động quản lý ngoại hối của NHNN VN trong năm 2002 được đánh giá như sau:
Tiếp tục hoàn thiện hệ thống văn bản chính sách:
Do nền kinh tế phát triển mạnh và có nhiều biến động phức tạp, nhất là sau cuộc khủng hoảng tiền tệ – tài chính khu vực nên đã xuất hiện yêu cầu phải có sự sửa đổi hệ thống văn bản chính sách về quản lý ngoại hối. Từ năm 1999 đến nay, hầu hết các chính sách về quản lý ngoại hối đã được đổi mới với nhiều nghị định của Chính phủ, nhiều quyết định của Thủ tướng Chính phủ và văn bản hướng dẫn của NHNN: Quyết định số 61/2001/QĐ-TTg ngày 25/4/2001 của Thủ tướng Chính phủ; Thông tư số 05/2001/TT-NHNN ngày 31/5/2001 của Thống đốc NHNN; quyết định số 711/2001/QĐ-NHNN ngày 25/5/2001; Nghị định số 24/2000/NĐ-CP ngày 31/7/2000. Thông tư số 04/2001/TT-NHNN ngày 18/05/2001; nghị định số 22/1999/NĐ-CP ngày 14/4/1999; thông tư số 01/2001/Tt-NHNN ngày 19/01/2001. Sự thay đổi này đã bước đầu phù hợp với yêu cầu khách quan của quá trình cải cách theo Chiến lược phát triển kinh tế của Đảng và được dư luận đánh giá cao. Bắt đầu từ Nghị định số 63/1998/NĐ-CP về quản lý ngoại hối thay thế Nghị định số 161/NĐ-HĐBT của Chính phủ từ năm 1988, các chính sách về quản lý ngoại hối đã được xây dựng theo hướng minh bạch hoá, xác định rõ quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp, tạo hành lang pháp lý thông thoáng cho các đối tượng liên quan áp dụng. Trong năm 2002, chính sách quản lý ngoại hối tiếp tục được đổi mới với một số nội dung chính là:
Giảm tỷ lệ kết hối từ 40% xuống còn 30%.
Mở rộng biên độ tỷ giá từ ±0.1% lên ±0.25%.
Quy định về quản lý ngoại hối đối với việc mua, bán chứng khoán của tổ chức và cá nhân nước ngoài tại trung tâm giao dịch chứng khoán.
Quy định mới về trạng thái ngoại hối.
Mở rộng đối tượng làm dịch vụ chi trả kiều hối.
Như vậy, cho đến nay, các giao dịch vãng lai đã được tự do hoá, các giao dịch vốn vẫn được kiểm soát tốt trên cơ sở bước đầu có sự nới lỏng hơn phù hợp với thông lệ quốc tế. Số lượng các loại giấy phép đã giảm nhiều theo tinh thần của luật doanh nghiệp. Việc mở rộng biên độ tỷ giá đã giúp cho các NHTM có điều kiện yết giá cạnh tranh, cùng với quy định mới về trạng thái ngoại tệ đã làm tăng tốc độ chu chuyển vốn ngoại tệ, đáp ứng tốt hơn nhu cầu nhập khẩu và trả nợ nước ngoài, hạn chế hiện tượng đầu cơ, găm giữ ngoại tệ, qua đó góp phần bình ổn tỷ giá và hỗ trợ cho vị thế của đồng Việt Nam, khắc phục dần tình trạng “đô la hoá” trên con đường hướng tới mục tiêu “Trên lãnh thổ Việt Nam chỉ sử dụng đồng Việt Nam”.
Tiếp tục cải cách thủ tục hành chính, đổi mới cơ chế chỉ đạo, điều hành.
Từ năm 2002, NHNN đã thực hiện việc phân cấp, uỷ quyền quản lý ngoại hối cho chi nhánh NHNN các tỉnh, thành phố. Việc phân cấp này một mặt tạo thuận lợi cho các tổ chức và cá nhân khi thực hiện các giao dịch ngoại hối, đồng thời nâng cao trách nhiệm của các chi nhánh NHNN để thực hiện tốt vai trò “là cánh tay kéo dài của Thống đốc” khi tổ chức thực hiện các chính sách cũng như tham mưu cho cấp uỷ và chính quyền địa phương. Mặt khác phân cấp quản lý đã giúp cho cán bộ ở Trung ương giảm được công việc sự vụ, tập trung vào công tác tham mưu, hoạch định chính sách theo đúng mô hình NHTW hiện đại. Trong năm 2002, NHTW tiếp tục giải quyết các vướng mắc xuất hiện để nghiên cứu việc tiếp tục mở rộng việc phân cấp quản lý khi điều kiện cho phép.
Dốy mạnh việc ứng dụng công nghệ tin học và đào tạo để nâng cao chất lượng công tác quản lý ngoại hối.
Thực tế cho thấy, công cuộc đổi mới và đẩy mạnh hội nhập quốc tế bắt buộc phải nâng cao trình độ ứng dụng tin học. Trong thời gian qua, nhiều ứng dụng loại này đã được triển khai trong công tác quản lý ngoại hối như: chương trình tính toán tỷ giá do ADB tài trợ. Đây là một công cụ quan trọng khi xác định tỷ giá thực của đồng Việt Nam trong quan hệ “rổ tiền tệ” phù hợp với tình hình cán cân thanh toán quốc tế. Chương trình quản lý nợ nước ngoài DMFAS do UNCTAD và Chính phủ Thuỵ Sĩ tài trợ. Trong năm 2002, chương trình quản lý nợ nước ngoài (nợ trung-dài hạn) tiếp tục được nâng cấp và chuẩn bị được chuyển giao cho chi nhánh NHNN cấp tỉnh và thành phố và nối mạng với các đơn vị quản lý khác như Bộ tài chính, Bộ Kế hoạch và đầu tư, Văn phòng chính phủ. Đồng thời NHNN đang tiếp nhận chuyển giao chương trình quản lý chu chuyển vốn quốc tế ngắn hạn do Chính phủ Nhật Bản tài trợ.
Có thể nói, việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ tin học đã tạo ra bước đột phá trong công tác quản lý. Tuy nhiên, việc phân cấp quản lý lại đòi hỏi hệ thống thông tin hai chiều chất lượng cao từ chi nhánh lên NHTW và ngược lại. Vì vậy, trong năm 2002, NHNN đã tập trung chỉnh sửa hệ thống báo cáo thống kê nhằm giám sát tốt hơn việc thực hiện chính sách sau khi phân cấp quản lý. Theo đó hệ thống mẫu biểu thống kê về ngoại hối đạng được thay đổi theo hướng cố định những tiêu thức quan trọng, thường xuyên, chỉ thay đổi những tiêu thức liên quan đến việc kiểm tra thực hiện chính sách.
Nói đến đổi mới và hội nhập quốc tế không thể quên yếu tố con người. Trong thời gian qua, để phục vụ thiết thực yêu cầu công việc công tác đào tạo, đào tạo lại các cán bộ làm công tác quản lý ngoại hối đã được đặc biệt chú trọng nhằm nâng cao trình độ cán bộ cả về chuyên môn, ngoại ngữ, vi tính. Với gần 30% cán bộ đã và đang đào tạo sau đại học, trong đó hơn một nửa được đào tạo ở nước ngoài đã giúp cho năng lực cán bộ làm công tác quản lý ngoại hối có sự chuyển biến về chất, phục vụ tốt hơn lộ trình hội nhập quốc tế.
Chương iii
một số kiến nghị về hoạt động quản lý ngoại hối của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
1. Những hạn chế trong quản lý ngoại hối của NHNN VN những năm gần đây.
Nhìn lại việc thực hiện chính sách quản lý ngoại hối, điều hành tỷ giá của Nhà nước trong thời gian qua, ta thấy, các công cụ chính sách quản lý ngoại hối đã được vận hành một cách linh hoạt hơn phù hợp với diễn biến cung cầu ngoại tệ trên thị trường, tác động và thúc đẩy nhanh tiến trình mở cửa nền kinh tế, cải thiện môi trường đầu tư trực tiếp của nước ngoài. Song vẫn còn những hạn chế như sau:
Sử dụng biện pháp hành chính để quy định nghĩa vụ bán và quyền được mua ngoại tệ của người cư trú là tổ chức đã thực sự mang lại kết quả khi cầu ngoại tệ lớn hơn cung ngoại tệ. Nhưng quy định tỷ lệ phải bán cho ngân hàng chỉ là giải pháp tình thế không thể cải thiện cơ bản quan hệ cung – cầu ngoại tệ mà còn phát sinh hiện tượng các tổ chức kinh tế mở nhiều tài khoản ngoại tệ ở nhiều ngân hàng khác nhau tránh phải bán cho ngân hàng theo tỷ lệ quy định.
Điều hành tỷ giá theo hướng phản ánh sát thực hơn cung cầu ngoại tệ trên thị trường, sử dụng các biện pháp hành chính để điều hành, can thiệp tỷ giá là biện pháp trực tiếp. Khi tỷ giá luôn biến động tăng, lượng ngoại tệ mua vào của ngân hàng không đủ để đáp ứng kịp thời các nhu cầu mua ngoại tệ của khách hàng, sẽ tác động đến tâm lý người có thu ngoại tệ không muốn bán cho ngân hàng mà tìm cách găm giữ trên tài khoản. Ngoại tệ của cá nhân không bán, không gửi vào ngân hàng mà tham gia vào thị trường tự do kiếm lời, đây là tác động mặt trái của việc sử dụng biện pháp hành chính để ấn định tỷ giá cố định.
Biên độ giao dịch kỳ hạn chưa phù hợp. Để có được ngoại tệ ngân hàng và các doanh nghiệp tìm cách mua bán với nhau ngoài biên độ như chuyển hoá từ ngoại tệ (USD) do NHNN khống chế biên độ tỷ giá sang ngoại tệ NHNN không ấn định tỷ giá rồi chuyển tiếp sang VND từ VND với lãi suất thấp để doanh nghiệp bán ngoại tệ lại cho ngân hàng với giá trong biên độ quy định… Tình trạng này gây áp lực đối với tỷ giá, không giải quyết được cơ bản cân đối cung cầu ngoại tệ.
NHNN là người mua, bán cuối cùng trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng, tác động trực tiếp đến cân đối cung cầu ngoại tệ của các NHTM. Nhưng thị trường này chỉ các NHTM VN, các chi nhánh lớn hoạt động ở các thành phố trung tâm mới được tham gia. Vì vậy vẫn xảy ra hiện tượng các chi nhánh NHTM ở địa phương thiếu ngoại tệ bán cho doanh nghiệp hoặc bán không đủ doanh nghiệp phải gom ở nhiều ngân hàng rồi chuyển về một ngân hàng. Điều này làm cho nhiều dự án đầu tư nước ngoài mở tài khoản ngoại tệ ở nhiều ngân hàng khác nhau. Điển hình như công ty VEDAN Việt Nam mở 6 tài khoản ngoại tệ ở 6 ngân hàng trên địa bàn và 3 tài khoản ở các ngân hàng trên địa bàn Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.
Việc khuyến khích người Việt Nam định cư ở nước ngoài chuyển tiền về với những ưu đãi như miễn thuế thu nhập cho người được hưởng, có thể lĩnh bằng VND hoặc bằng ngoại tệ tiền mặt. Nhưng lại không hạn chế mức mang vào, chuyển vào; được bán, được mang theo người, được gửi ngân hàng không truy nguồn gốc. Khi người được hưởng có ngoại tệ sẵn sàng tham gia vào thị trường tự do để kiếm lời, tạo điều kiện tiếp tay cho bọn đầu cơ buôn lậu hàng hoá và nhập lậu vàng qua biên giới.
Những can thiệp mang tính chất kỹ thuật nghiệp vụ, cũng cần được xem xét như việc quy định biên độ cho từng kỳ hạn giao dịch hối đoái. Việc ấn định một tỷ lệ cộng thêm vào tỷ giá giao ngay để xác định tỷ giá giao dịch kỳ hạn là một cách tính chủ quan mang tính hành chính, mang tính đối phó với biến động tỷ giá.
Các giao dịch trên thị trường ngoại hối: Hiện nay, việc mua bán ngoại tệ trên thị trường ngoại hối được thực hiện theo 3 hình thức: giao n
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 35463.doc