Tiểu luận Đánh giá lĩnh vực luật dân sự trong bộ luật Hammurabi

MỤC LỤC

I/ Đặt vấn đề:

II/ Giải quyết vấn đề:

1. Chế định hợp đồng:

a) Hợp đồng mua bán:

b) Hợp đồng vay mượn:

c) Hợp đồng lĩnh canh ruộng đất:

2. Chế định thừa kế:

3. Chế định hôn nhân và gia đình:

III/ Kết thúc vấn đề:

Danh mục tài liệu tham khảo:

 

 

 

doc8 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3647 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Đánh giá lĩnh vực luật dân sự trong bộ luật Hammurabi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC I/ Đặt vấn đề: II/ Giải quyết vấn đề: Chế định hợp đồng: Hợp đồng mua bán: Hợp đồng vay mượn: Hợp đồng lĩnh canh ruộng đất: Chế định thừa kế: Chế định hôn nhân và gia đình: III/ Kết thúc vấn đề: Danh mục tài liệu tham khảo: I/ ĐẶT VẤN ĐỀ Nền kinh tế hàng hóa Lưỡng Hà xuất hiện sớm và phát triển vào bậc nhất ở Phương Đông cổ đại, nên luật pháp Lưỡng Hà cũng phát triển nổi trội hơn so với các vùng khác. Ngày nay các nhà khảo cổ học đã phát hiện thấy một số văn bản pháp luật Lưỡng Hà – Đó là những văn bản về mua bán ruộng đất và một vài bộ luật. Trong đó, bộ luật Hammurabi có giá trị lớn nhất. Bộ luật Hammurabi có 282 điều nhưng chỉ đọc được 247 điều. Hình ảnh Hammurabi đứng trước thần mặt trời Samat, được thần Samat (vị thần tượng trưng cho công lý) trao cho bộ luật. Tác giả bộ luật đã ý thức sâu sắc kết hợp thần quyền, vương quyền và pháp quyền, khiến bộ luật trở nên được “thiêng hóa” nhằm đạt được mục đích cai trị dân chúng. Qua đề tài lần này: “Đánh giá lĩnh vực luật dân sự trong bộ luật Hammurabi”, chúng ta sẽ đi từ không gian nhỏ - trong lĩnh vực luật dân sự, để thấy rõ những mặt tiêu biểu và hạn chế trong bộ luật Hammurabi – Bộ luật cổ xưa nhất của nhân loại. II/ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ Luật Hammurabi điều chỉnh hầu hết những quan hệ xã hội thời Babilon cổ, tuy bộ luật chưa phân chia thành những ngành luật như hiện nay nhưng tác giả bộ luật đã có ý thức sắp xếp các điều khoản thành từng nhóm riêng theo từng loại quan hệ trong xã hội bấy giờ. Qua các điều khoản, ta có thể qui nội dung của bộ luật thành những chế định sau: Chế định hợp đồng, Chế định về hôn nhân và gia đình, Chế định về thừa kế, Những chế định hình sự, Những chế định tố tụng. Trong đó lĩnh vực luật dân sự đề cập đến những chế định sau: 1. Chế định hợp đồng: a) Hợp đồng mua bán: Loại hợp đồng này, bộ luật đề cập khá nhiều và cụ thể. Theo qui định của bộ luật. hợp đồng mua bán phải đầy đủ ba điều kiện thì mới có giá trị: Tài sản mua bán phải được bảo đúng giá trị sử dụng của nó. Điều 108 của bộ luật qui định: Nếu mụ bán rượu khước từ không nhận thóc và đòi nhận tiền và có hành vi cân đong gian dối hoặc hạ giá thóc. Mụ bán rượu sẽ phải chịu hình phạt ném xuống sông. Người bán phải là người chủ thực sự của tài sản. Điều 9: Nếu người bán bị người làm chứng tố cáo là bán tài sản của người khác bị coi là trộm cắp và bị xử tội chết. Người đã bán tài sản không chứng minh nguồn gốc của tài sản mà mình đã bán bị coi là trộm cắp, thì sẽ bị tử hình. Khi tiến hành hợp đồng phải có người thứ ba làm chứng. Điều 119: Nếu dân tự do đem vàng, bạc hoặc bất cứ thứ gì nhờ một người dân tự do khác cất giữ thì phải có người làm chứng. Nếu thiếu một trong ba điều kiện trên thì hợp đồng mua bán không có giá trị. Các điều kiện trên chứng tỏ giá trị thực tiễn của bộ luật và thể hiện trình độ làm luật của người Lưỡng Hà cổ đại đã khá cao, đã mang những tư tưởng tiến bộ. Nhưng các chế tài của hợp đồng thường là chế tài hình sự (hình phạt), rất hà khắc và dã man, đây là điểm hạn chế của bộ luật. b) Hợp đồng vay mượn: - Bộ luật qui định mức lãi tối đa của hợp đồng vay tiền là 1/5, vay thóc là 1/3. Điều 89: Nếu tam ca cho vay thóc hoặc bạc lấy lãi thì mỗi guru có thể lấy lại 100 ca thóc, nếu cho vay bạc trắng thì mỗi xikho bạc có thể lấy lại 1/6 và 6 seum. Như vậy, hợp đồng vay mượn đã qui định mức lãi suất rất cao mà còn hợp pháp. Hợp đồng này đã tạo điều kiện cho những người giàu có về tài sản, sau quá trình cho vay họ đã thu về một lượng tài sản rất lớn mà còn hợp pháp, đẩy nhanh quá trình phân hóa giàu nghèo. - Ngoài ra, trong hợp đồng còn dùng thân thể con người để làm vật đảm bảo. Chủ nợ có quyền giữ người nợ và các thành viên trong gia đình người mắc nợ để làm con tin, hoặc giữ những bất động sản (Điều 115, Điều 119). Điều kiện này đã vi phạm đến quyền con người, chà đạp lên tình cảm, nhân phẩm và danh dự của con người, họ coi con người như một thứ đồ vật đem ra trao đổi cho những thứ nợ nần của mình. Đây là điểm hết sức hạn chế của bộ luật. - Bộ luật còn qui định về thời hạn phục dịch ở nhà người bán hoặc người mua. Đây là điểm tiến bộ của bộ luật vì có những bộ luật khác thì thời hạn này là suốt đời. Nhưng qui định này chỉ áp dụng với những người cùng là dân tự do. Điều 117: Nhưng nếu người bị bán đi là vợ con của dân tự do (có nghĩa họ cùng là dân tự do) thì họ chỉ phải phục dịch ở nhà người mua hoặc chủ nợ trong 3 năm, đến năm thứ 4 họ được trả tự do. c) Hợp đồng lĩnh canh ruộng đất: Việc lĩnh canh ruộng đất đã trở thành hiện tượng phổ biến trong xã hội Babilon cổ. Bao gồm những đặc điểm sau: - Luật qui định mức thu tô khác nhau đối với lĩnh canh ruộng và vườn. Đối với ruộng, người lĩnh canh nhận mỗi mùa từ 1/3 đến 1/2 số sản phẩm thu hoạch. Điều 46: Nếu người này không thu tiền thuê ruộng, mà sẽ căn cứ theo thu hoạch để thu tô 1/2 hay 1/3 thì thu hoạch của ruộng đất sẽ do nông dân và chủ ruộng căn cứ theo tỉ lệ đã định để chia nhau. Đối với vườn thì người lĩnh canh được nhận 1/3 số sản phẩm thu hoạch. Điều 64: ...nếu dân tự do đem giao vườn cho người làm vườn trồng cây chà là thì người trồng vườn phải nộp 2/3 số thu hoạch trong vườn mà mình quản lí cho chủ vườn, còn mình thì được 1/3... Luật còn qui định trách nhiệm của người làm ruộng trong trường hợp không chuyên cần, cẩu thả trong công việc làm cho thu hoạch bị mất mùa (Điều 42,43,44) Trách nhiệm của người làm ruộng cũng được luật qui định khác nhau tùy vào ý chí của người vi phạm cố ý hay vô ý. Điều 45 qui định: Dân tự do đem ruộng của mình phát canh cho nông dân, và đã thu tiền thuê ruộng mà về sau thần A dát làm ngập ruộng hoặc lụt phá hủy mất hoa màu, thì người nông dân thuê ruộng phải chịu sự thiệt hại đó. Từ những đặc điểm trên ta rút ra nguyên tắc: Khi thuê mướn thì chủ ruộng và người lĩnh canh bao giờ cũng thỏa thuận thông qua hợp đồng. Chủ ruộng bao giờ cũng thu được tô, phần rủi ro thì người thuê mướn phải chịu. Như vậy, những chế định trên nhằm bảo vệ quyền lợi của giai cấp thống trị. Những kẻ giàu có cho vay mượn, thuê mướn luôn luôn được pháp luật bảo vệ, còn nhân dân lao động nghèo khổ là đối tượng trừng trị của pháp luật. 2. Chế định thừa kế: - Trong tư duy pháp lý ở thời điểm đó, nhà làm luật đã có ý thức phân chia rạch ròi hai loại thừa kế: Thừa kế theo pháp luật và Thừa kế theo di chúc. +)Thừa kế theo pháp luật: Nếu người cho thừa kế không để lại di chúc thì tài sản được chuyển đến cho những người có quyền đối với tài sản đó theo luật định. Thời gian đầu, tài sản tập trung ở dòng họ và dần dần được chuyển về gia đình có quyền thừa kế và thành tài sản chung của gia đình. +)Thừa kế theo di chúc: Bộ luật đã hạn chế quyền tự do của người viết di chúc như qui định người cha không được tước quyền thừa kế của con trai nếu người con mới phạm lỗi lần đầu và lỗi không nghiêm trọng. Tiến bộ hơn nữa là bộ luật đã qui định con trai, con gái đều được hưởng quyền thừa kế ngang nhau. Điều 169 qui định: Nếu người con phạm tội lớn đủ để bị tước đoạt quyền thừa kế của mình thì quan tòa có thể rộng lượng tha thứ cho người con này phạm tội lần đầu, nếu người con này lại phạm tội lớn lần nữa thì người cha có quyền tước đoạt quyền thừa kế của người con này. - Con ngoài giá thú của chủ nô đối với nữ nô lệ, nếu được người cha thừa nhận những đứa con này là của y thì họ cũng được hưởng quyền thừa kế. Như vậy, những người con của nữ nô lệ nếu được chấp nhận là con của chủ nô thì được hưởng những quyền như những người con khác. Đây là điểm tiến bộ mà ở luật La Mã là không có. 3. Chế định về hôn nhân và gia đình: - Chế độ hôn nhân và gia đình của luật Hammurabi đã xác lập chế độ hôn nhân bất bình đẳng không tự do và chế độ gia đình gia trưởng phụ quyền với nguyên tắc bảo vệ lợi ích của người chồng, người cha trong gia đình. Người chồng có vị trí rất quan trọng, vừa là người làm chủ về kinh tế, vừa thay mặt cho gia đình trong các quan hệ xã hội. Thí dụ, nếu không có con, người chồng có quyền li dị hoặc bán vợ hoặc lấy vợ lẽ; nếu bắt được vợ ngoại tình thì chồng có quyền trói vợ và nhân tình của vợ ném xuống sông cho chết. Điều 129: Nếu vợ của dân tự do ngủ với người đàn ông khác mà bị bắt thì phải trói cả hai người này lại và ném xuống sông. Ngược lại, nếu vợ bắt được chồng ngoại tình, vợ chỉ có quyền bỏ chồng mà thôi. Trong gia đình, người cha có quyền bán đứa con của mình. - Một điểm nổi bật trong qui định về hôn nhân và gia đình đó là ở thời điểm đó bộ luật đã có qui định việc kết hôn phải có giấy tờ. Điều 128 qui định: Nếu dân tự do cưới vợ mà không làm giấy tờ thì người phụ nữ đó không phải là vợ y. - Hơn nữa, bộ luật Hammurabi đã có những qui định tiến bộ, nhân đạo trong các qui định tiến về hôn nhân gia đình nhằm bảo vệ địa vị của người phụ nữ. Điều 148 qui định: Người vợ có quyền li hôn khi người chồng đi khỏi nhà không có lí do, người chồng có quan hệ ngoại tình hay vu cáo vợ ngoại tình; người chồng không được bỏ vợ khi biết người vợ mắc bệnh phong hủi; nếu dân tự do lấy vợ, người vợ bị hủi mà người này muốn lấy một người khác thì cho phép nhưng không được bỏ người vợ bị bệnh hủi, người vợ đó được ở trong nhà y và y phải nuôi nấng suốt đời. Nhìn chung, chế định này đã thể hiện những tư tưởng tiến bộ, nhân đạo, vẫn được áp dụng trong luật pháp ngày nay nhưng sự bao trùm của quan hệ đa thê đã làm cho địa vị của người phụ nữ trở nên thấp kém. Đây cũng là điểm hạn chế của bộ luật Hammurabi so với bộ luật La Mã, luật La Mã qui định hôn nhân một vợ một chồng và do sự tự nguyện đồng ý của hai người, quyền lực của người cha đã bị hạn chế. III/ KẾT THÚC VẤN ĐỀ Vượt qua khỏi hạn chế về tính giai cấp, có thể thấy chứa đựng trong nhiều qui phạm của bộ luật vẫn hàm chứa đậm nét những giá trị tiến bộ, nhân văn, đặc biệt là về kĩ thuật lập pháp trong các qui định từ hôn nhân gia đình đến thừa kế và qui định về hợp đồng. Gấp bộ luật lại và suy ngẫm ta thấy không khỏi ngạc nhiên và trân trọng những giá trị lịch sử - pháp lý của bộ luật, những qui định ra đời cách đây gần 4000 năm vẫn chứa đựng nhiều giá trị đương đại đáng kế thừa và phát triển. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình lịch sử nhà nước và pháp luật thế giới, Nxb. CAND, Hà Nội, 2008. 2. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình lịch sử nhà nước và pháp luật thế giới, Nxb. CAND, Hà Nội, 2003. 3. Nguyễn Minh Tuấn, “Bộ luật Hammurabi – bộ luật cổ xưa nhất của nhân loại”, Tạp chí luật học, số 6/ 2005. 4. Nguyễn Anh Tuấn, Khảo lược bộ luật Hamurabi của nhà nước Lưỡng Hà cổ đại, Nxb. CTQG, Hà Nội, 2008. 5. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình luật La Mã, Nxb.CAND, Hà Nội, 2003. 6. 7.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docĐánh giá lĩnh vực luật dân sự trong bộ luật Hammurabi.doc