- Ở Việt Nam, pháp luật phát hành trái phiếu doanh nghiệp không quy định mức vốn điều lệ tối thiểu trong điều kiện chào bán trái phiếu riêng lẻ.
- Phần lớn các chứng khoán được chào bán riêng lẻ là những chứng khoán chưa được niêm yết và giao dịch ngoài thị trường tập trung do vậy, mức rủi ro khá cao. Cho nên cần phải tăng cường tính hiệu quả quản lý nhà nước đối với hoạt động chào bán chứng khoán riêng lẻ và đưa ra các giao dịch chứng khoán chưa niêm yết vào khuôn khổ pháp lý. Đặc biệt, tăng cường công tác thanh tra, giám sát trong việc xác định tiêu chuẩn, điều kiện, thủ tục chào bán, quy định về hồ sơ, công bố thông tin trước và sau khi chòa bán,. bảo đảm cho hoạt động này diễn ra côn bằng, đúng pháp luật.
13 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2836 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Đánh giá pháp luật về chào bán chứng khoán ở Việt Nam và tìm hiểu pháp luật về chào bán chứng khoán so với yêu cầu thực tiễn ở Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
mở rộng sản xuất, kinh doanh. Trong những năm qua, hoạt động chào bán chứng khoán đã trỏe thành giải pháp hiệu quả giúp các doanh nghiệp giải quyết vấn đề về vốn của mình. Tham gia hoạt động chào bán chứng khoán còn tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đổi mới hình thức quản lý, quản trị doanh nghiệp, nâng cao năng lực cạnh tranh.
Hoạt động chào bán chứng khoán là hoạt động phát hành chứng khoán diễn ra trên thị trường chứng khoán sơ cấp để thu hút vốn để thỏa mãn nhu cầu về vốn của chủ thể chào bán. Thông qua hoạt động chào bán chứng khoán trên thị trường sơ cấp, vốn của nhà đầu tư được chuyển giao cho tổ chức chào bán thông qua việc nhà đầu tư mua chứng khoán để huy động vốn mở rộng sản xuất kinh doanh.
Chào bán chứng khoán là hoạt động phát hành chứng khoán để thu hút vốn nhằm thỏa mãn nhu cầu về vốn của chủ thể chào bán. Chủ thể chào bán chứng khoán rất đa dạng có thể là các doanh nghiệp, Chính phủ, Chính quyền đại phương. Chào bán chứng khoán có vai trò quan trọng không chỉ đối với chủ thể chào bán mà còn đối với cả nền kinh tế nói chung.
Đối với Chính phủ, việc chào bán chứng khoán chủ yếu là việc chào bán chứng khoán dưới dạng trái phiếu hoặc tín phiếu kho bạc để huy động vốn, đáp ứng nhu cầu chi tiêu của Chính phủ khi nguồn ngân sách Nhà nước hoặc ngân sách địa phương không đủ để đáp ứng nhu cầu chi tiêu.
Các doanh nghiệp có thể chào bán chứng khoán dưới dạng cổ phiếu, trái phiếu hoặc cả cổ phiếu và trái phiếu tùy thuộc vào từng loại hình doanh nghiệp để huy động vốn vào quá trình sản xuất kinh doanh. Chào bán chứng khoán là kênh huy động vốn quan trọng của các doanh nghiệp, giúp các doanh nghiệp giải quyết khó khăn về huy động vốn, cho phép các doanh nghiệp có thể huy động được vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế, bớt được khâu trung gian trong việc huy động vốn. hơn nữa, chào bán chứng khoán có khả năng đem lại cho doanh nghiệp các nguồn vốn dài hạn và ổn định do với nguồn vốn doanh nghiệp vay từ ngân hàng.
2. Đánh giá các quy định pháp luật về chào bán chứng khoán ở Việt Nam.
Chào bán chứng khoán thường được chào bán theo hai phương thức, đó là chào bán riêng lẻ và chào bán ra công chúng.
2.1. Đánh giá các quy định của pháp luật về chào bán chứng khoán ra công chúng.
Chào bán chứng khoán ra công chúng là việc bán chứng khoán cho một số lượng lớn công chúng đầu tư, trong đó có một số lượng chứng khoán phải được phân phối cho các nhà đầu tư nhỏ, khối lượng phát hành phải đạt một tỷ lệ nhất định. Các chứng khoán chào bán ra công chúng phải được niêm yết và giao dịch trên thị trường tập trung. Các công ty chào bán chứng khoán ra công chúng có lợi thế trong việc quảng bá hình ảnh, tên tuổi và mặc nhiên được coi là có tình hình tài chính lành mạnh, hoạt động kinh doanh ổn định. Đây là lợi thế lớn cho công ty khi ký kết hợp đồng, tìm kiếm bạn hàng,...
- Xét dưới góc độ pháp luật Việt Nam quy định về chào bán chứng khoán ra công chúng, pháp luật Việt nam đã xây dựng được một hệ thống văn bản pháp luật hiện hành điều chỉnh rất chi tiết và cụ thể:
Trước hết quy định tại Luật chứng khoán năm 2006 do Quốc hội ban hành, cụ thể quy định về chào bán chứng khoán ra công chúng tại chương II( từ điều 10 đến điều 24).
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật chứng khoán năm 2006, trong đó sửa đổi, bổ sung chương II Luật chứng khoán một số điều khoản liên quan đến chào bán chứng khoán ra công chúng (Bổ sung điểm d khoản 1 Điều 12; Điểm d khoản 1 Điều 14; Khoản 1 Điều 24 ).
Nghị định của Chính phủ số 14/2007/NĐ-CP ngày 19/1/2007 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật chứng khoán.
Nghị định của Chính phủ số 84/2010/NĐ-CP ngày 2/8/2010 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 14/2007/NĐ-CP.
Bộ Tài chính ban hành Thông tư 17-2007/TT-BTC hướng dẫn dồ sơ đăng kí chào bán chứng khoán ra công chúng
Thông tư của Bộ tài chính số 112/2008/BTC ngày 26/11/2008 sửa đổi, bổ sung thông tư 17/2007/TT-BTC hướng dẫn dồ sơ đăng kí chào bán chứng khoán ra công chúng.
Pháp luật chào bán chứng khoán ra công chúng là tổng thể các quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành để điều chỉnh các vấn đề phát sinh giữa các chủ thể tham gia hoạt động chào bán chứng khoán ra công chúng. Việt Nam là một trong số các quốc gia đang phát triển áp dụng chế độ quản lý theo chất lượng, công bố thông tin chủ yếu tập trung vào việc quản lý chất lượng thông tin công bố cho các nhà đầu tư thì pháp luật về chào bán chứng khoán ra công chúng về cơ bản thường gồm các quy định về chủ thể phát hành chứng khoán ra công chúng, điều kiện chào bán, về công bố thông tin, hồ sơ trình tự thủ tục chào bán, trách nhiệm của chủ thể phát hành, quy định về phân phối chứng khoán, đình chỉ chào bán chứng khoán, thời hạn chào bán chứng khoán ra công chúng. Theo quy định của pháp luật Việt Nam thì những nội dung về chào bán chứng khoán ra công chúng được quy định cụ thể tại chương II Luật chứng khoán năm 2006.
Các quy định của pháp luật Việt Nam hiện nay về chào bán chứng khoán khá chặt chẽ và đầy đủ. Trong đó, các chủ thể muốn kinh doanh trong lĩnh vực chứng khoán cần phải tuân thủ các quy định chặt chẽ về điều kiện thành lập cũng như điều kiện hoạt động của doanh nghiệp, các quy định về báo cáo lên các cơ quan nhà nước và chế độ công bố thông tin, thanh tra, xử lý vi phạm và giải quyết tranh chấp khá đầy đủ. Pháp luật chứng khoán quy định khá chặt chẽ về điều kiện thành lập của các chủ thể kinh doanh chứng khoán, điều kiện chào bán chứng khoán ra công chúng.
- Tuy nhiên, hệ thống pháp luật về chào bán chứng khoán ra công chúng trong thời gian qua đang còn hạn chế và thiếu sót cần phải sửa đổi và bổ sung, cụ thể:
Thứ nhất, Theo điều kiện chào bán chứng khoán ra công chúng, các doanh nghiệp vốn nhỏ hơn 10 tỷ đồng nhưng số lượng cổ đông trên 100 người không đủ điều kiện phát hành chứng khoán ra công chúng (Đặc biệt là các doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa và đã trở thành công ty cổ phần nhưng chưa phải là công ty đại chúng theo quy định của Luật Chứng khoán). Nhiều doanh nghiệp muốn phát hành cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu để tăng vốn phục vụ hoạt động sản xuất - kinh doanh nhưng do vốn điều lệ dưới 10 tỷ đồng nên chưa đủ điều kiện phát hành. Vì vậy, nhiều ý kiến cho rằng, trước đòi hỏi của sự vận động, phát triển của nền kinh tế và nhu cầu huy động vốn thông qua việc phát hành chứng khoán của doanh nghiệp, cần phải sửa đổi, bổ sung các quy định có liên quan theo hướng, có thể bỏ điều kiện về vốn, giữ nguyên điều kiện về hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp thực hiện chào bán chứng khoán ra công chúng.
Đây cũng là quan điểm của cơ quan quản lý. Theo một thành viên Ban soạn thảo và Tổ biên tập dự án Luật Chứng khoán sửa đổi bổ sung (dự kiến được Quốc hội xem xét thông qua vào năm 2011), luật mới sẽ tạo điều kiện cho việc huy động vốn của các doanh nghiệp thông qua việc phát hành chứng khoán ra công chúng (với quy định bỏ điều kiện về mức vốn tối thiểu), đồng thời vẫn đảm bảo chất lượng hàng hóa khi tham gia thị trường (với quy định về điều kiện kết quả kinh doanh có lãi của năm liền trước năm đăng ký). Qua đó giảm bớt việc doanh nghiệp phải “phát hành chui” vi phạm pháp luật.
Thứ hai, là quy định về bản cáo bạch, báo cáo tài chính là một trong những căn cứ để nhà đầu tư đưa ra quyết định đầu tư. Nhưng làm thế nào để kiểm chứng được thông tin mà doanh nghiệp công bố trong bản cáo bạch khi chào bán chứng khoán ra công chúng là chính xác khi mà hiện nay chưa có quy định nào buộc doanh nghiệp phải chứng thực cho các thông tin trong bản cáo bạch. Do vậy, để nâng cao hơn nữa trách nhiệm của các tổ chức phát hành đối với các thông tin trong bản cáo bạch, để bảo vệ quyền lợi chính đáng, hợp pháp của các nhà đầu tư pháp luật cần đưa ra các tiêu chuẩn cụ thể để đánh giá tính tính trung thực của bản cáo bạch cũng như các thông tin liên quan đến tài chính.
Thứ ba, hiện nay tình trạng các công ty kiểm toán hoặc kiểm toán viên và doanh nghiệp chào bán chứng khoán ra công chúng vì mục đích lợi nhuận hoặc lợi ích kinh tế đã thông đồng với nhau để đưa ra những thông tin gian lận gây thiệt hại cho nhà đầu tư. Những hành vi này gây hậu quả rất lớn không chỉ đối với các nhà đầu tư mà còn đối với thị trường chứng khoán. Tuy nhiên các hình thức xử lý đối với hành vi nêu trên được quy định trong luật chứng khoán là chưa đủ sức răn đe. Để nâng cao tính răn đe, tăng cường tính giáo dục đối với các chủ thể vi phạm, pháp luật cần bổ sung các quy định về xử lý hình sự đối với các loại vi phạm này.
Thứ tư, Quy định không được chào bán chứng khoán ra công chúng để thành lập doanh nghiệp trừ trường hợp chào bán chứng khoán để thành lập doanh nghiệp thuộc lĩnh vực cơ sở hạ tầng, công nghệ cao, quy định này mâu thuẫn với pháp luật Ngân hàng. Cụ thể, theo danh mục vốn pháp định của tổ chức tín dụng ban hành kèm theo Nghị định số 141/2006/NĐ-Cp ngày 22 tháng 11 năm 2006 thì Ngân hàng thương mại cổ phần khi thành lập có mức vố pháp định từ 1000 tỷ đồng đến 3000 tỷ đồng và theo quy chế cấp giấy phép thành lập và hoạt động ngân hàng thương mại cổ phần ban hành kèm theo quyết định số 24/2007/QĐ-NHNN ngày 07/6/2007 thì phải có tối thiểu 100 cổ đông tham gia góp vốn thành lập ngân hàng. Như vậy, nếu như theo quy định của pháp luật về chào bán chứng khoán ra công chúng thì các Ngân hàng thương mại cổ phần không được thành lập. Còn nếu theo pháp luật về ngân hàng thì lại vi phạm pháp luật về chào bán chứng khoán ra công chúng. Do đó, pháp luật về chào bán chứng khoán ra công chúng nên bỏ quy định không được chào bán chứng khoán ra công chúng để thành lập doanh nghiệp đối với công ty cổ phần.
2.2. Đánh giá các quy định của pháp luật về chào bán chứng khoán riêng lẻ.
Chào bán chứng khoán riêng lẻ là việc đưa thêm chủng loại chứng khoán mới vào thị trường, bao gồm tất cả các hoạt động như xin phép, mời chào, phát hành, phân phối chứng khoán với mục đích cuối cùng là đưa ra thị trường, tạo tính thanh khoản cho chứng khoán. Hoạt động này chỉ diễn ra trên thị trường sơ cấp – nơi chứng khoán lần đầu được phát hành. Chào bán chứng khoán riêng lẻ là việc chào bán chứng khoán trong phạm vi một số nhà đầu tư nhất định, thông thường là những nhà đầu tư có tổ chức với những điều kiện hạn chế, không tiến hành chào bán chứng khoán rộng rãi ra công chúng.
- Xét dưới góc độ pháp luật Việt Nam quy định về chào bán chứng khoán riêng lẻ, pháp luật Việt nam đã xây dựng được một hệ thống văn bản pháp luật hiện hành điều chỉnh rất chi tiết và cụ thể:
Trước hết quy định tại Luật chứng khoán năm 2006 do Quốc hội ban hành
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật chứng khoán năm 2006
Nghị định của Chính phủ số 14/2007/NĐ-CP ngày 19/1/2007 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật chứng khoán.
Nghị định của Chính phủ số 84/2010/NĐ-CP ngày 2/8/2010 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 14/2007/NĐ-CP.
Luật doanh nghiệp 2005 và các văn bản hướng dẫn thi hành;
Nghị định 109/2007/NĐ-CP ngày 26/6/2007 về chuyển doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành công ty cổ phần và các văn bản hướng dẫn thi hành;
Nghị định 38/2003/NĐ-CP về việc chuyển đổi một số doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sang hình thức hoạt động công ty cổ phần;
Nghị định 52/2006/NĐ-CP về phát hành trái phiếu doanh nghiệp.
Nghị định 01/2010/NĐ-CP quy định về
Các quy định của pháp luật chứng khoán riêng lẻ nhìn chung là khá đầy đủ đáp ứng được nhu cầu hội nhập hóa nền kinh tế quốc tế và nền kinh tế thị trường hiện nay. Các quy định của pháp luật đã đáp ứng phần nào nhu cầu về huy động vốn của các chủ thể phát hành.
Chào bán chứng khoán riêng lẻ có những ưu điểm riêng của nó như việc chào bán chứng khoán riêng lẻ không phải tuân thủ các điều kiện ngặt nghèo về công bố thông tin như chào bán chứng khoán ra công chúng mà việc tìm hiểu thông tin thì do các nhà đầu tư tự tìm hiểu, việc này đòi hỏi các nhà đầu tư phải là những tổ chức chuyên nghiệp để có thể đánh giá thông tin về tổ chức phát hành; chào bán chứng khoán riêng lẻ chỉ hướng đến một lượng nhà đầu tư xác định; chi phí cho việc chào bán riêng lẻ ít hơn so với chào bán chứng khoán ra công chúng,.. Tuy nhiên, tùy vào điều kiện cụ thể của chủ thể phát hành mà chủ thể có thể lựa chọn hình thức chào bán theo phương thức nào. Những tổ chức lựa chọn phát hành chứng khoán theo phương thức chào bán chứng khoán riêng lẻ khi lượng vốn cần cho nhu cầu sản xuất kinh doanh không lớn, ít vốn để tổ chức chào bán và hướng đến một số nhà đầu tư nhất định.
Như vậy, việc pháp luật quy định chủ thể phát hành có thể lựa chọn hình thức chào bán chứng khoán riêng lẻ nhằm tạo điều kiện cho những chủ thể đầu tư có thể lựa chọn hình thức chào bán phù hợp với tình hình thực tế của doanh nghiệp.
Pháp luật chào bán chứng khoán riêng lẻ quy định về chào bán chứng khoán riêng lẻ khá đơn giản, chủ thể phát hành không cần phải làm thủ tục đăng ký chào bán với cơ quan quản lý nhà nước về chứng khoán. Điều này khắc phục được tình trạng điều kiện phải làm thủ tục đăng ký phức tạp của chào bán chứng khoán ra công chúng. Tuy nhiên, chủ thể phát hành chứng khoán riêng lẻ vẫn phải đảm bảo cung cấp cho các nhà đầu tư một cách đầy đủ, trung thực các thông tin về cuộc chào bán và chủ thể chào bán chứng khoán riêng lẻ đó và về loại chứng khoán sắp chào bán thông qua việc công bố thông báo chào bán chứng khoán riêng lẻ. Như vậy, quy định này của pháp luật một mặt tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức phát hành mặt khác lại tạo điều kiện cho việc quản lý của các cơ quan quản lý nhà nước về chứng khoán nhằm ngăn chặn các hành vi vi phạm, lừa đảo trên thị trường phát hành chứng khoán nói riêng và thị trường chứng khoán nói chung.
Khác với chào bán chứng khoán ra công chúng, chào bán chứng khoán riêng lẻ chỉ được tiến hành trên phạm vi hẹp nhằm phân phối chứng khoán cho một số ít nhà đầu tư chuyên nghiệp hoặc số ít nhà đầu tư cá nhân đặc biệt. Việc pháp luật quy định như vậy vì đại đa số các nhà đầu tư mua chứng khoán trong trường hợp này đều là những người có kiến thức chuyên môn sâu về đầu tư chứng khoán, có khả năng tự đánh giá, phân tích tình hình sản xuất kinh doanh và thị trường tài chính của tổ chức phát hành, cũng chính là tự đánh giá được giá trị của chứng khoán được chào bán. Như vậy, vẫn đáp ứng được yêu cầu bảo vệ nhà đầu tư trong chào bán chứng khoán riêng lẻ.
Pháp luật về hoạt động chào bán chứng khoán riêng lẻ của doanh nghiệp Việt Nam hiện nay về cơ bản đã tạo những cơ sở pháp lý quan trọng cho hoạt động phát hành trái phiếu riêng lẻ diễn ra thuận lợi, phù hợp với thông lệ chung.
* Tuy nhiên, pháp luật chứng khoán về chào bán chứng khoán riêng lẻ còn tồn tại một số bát cập và hạn chế như sau:
- Chào bán chứng khoán riêng lẻ khác với chào bán ra công chúng ở chỗ chào bán chứng khoán được tiến hành với những thủ tục đơn giản hơn với chế độ công bố thông tin đơn giản hơn. Nhưng nghị định 01/2010 ra đời đã ràng buộc về chế độ công bố thông tin ngặt nghèo giống như chào bán chứng khoán ra công chúng làm cho ranh giới của chào bán chứng khoán ra công chúng và chào bán chứng khoán riêng lẻ bị xóa mờ.
- Ở Việt Nam, pháp luật phát hành trái phiếu doanh nghiệp không quy định mức vốn điều lệ tối thiểu trong điều kiện chào bán trái phiếu riêng lẻ.
- Phần lớn các chứng khoán được chào bán riêng lẻ là những chứng khoán chưa được niêm yết và giao dịch ngoài thị trường tập trung do vậy, mức rủi ro khá cao. Cho nên cần phải tăng cường tính hiệu quả quản lý nhà nước đối với hoạt động chào bán chứng khoán riêng lẻ và đưa ra các giao dịch chứng khoán chưa niêm yết vào khuôn khổ pháp lý. Đặc biệt, tăng cường công tác thanh tra, giám sát trong việc xác định tiêu chuẩn, điều kiện, thủ tục chào bán, quy định về hồ sơ, công bố thông tin trước và sau khi chòa bán,... bảo đảm cho hoạt động này diễn ra côn bằng, đúng pháp luật.
- Cần xây dựng cơ chế giải quyết tranh chấp trong hoạt động chào bán chứng khoán riêng lẻ. Tranh chấp trong hoạt động chào bán chứng khoán rất tinh vi, khó phát hiện, nó có thể là xung đột lợi ích giữa các chủ thể phát hành và nhà đầu tư, có thể là tranh chấp giữa tổ chức phát hành và tổ chức trung gian,... Những tranh chấp này có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng ảnh hưởng đến hoạt động chào bán chứng khoán. Do đó cần có những cơ chế phù hợp xác định tranh chấp và giải quyết tranh chấp trong hoạt động chào bán chứng khoán riêng lẻ. Do vậy, cần phải có những quy định cụ thể về trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp, chế tài áp dụng, cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp.
3. Pháp luật về chào bán chứng khoán đã đáp ứng được yêu cầu thực tiễn ở Việt Nam đến mức độ nào?
Sau hơn một thập kỷ phát triển, thị trường chứng khoán Việt Nam đã có những bước phát triển khá tích cực. Thị trường chứng khoán Việt Nam đã từng trải qua một thời kỳ bùng nổ ấn tượng vào năm 2006 và sau đó lại rơi vào tình trạng suy giảm từ năm 2009 đến nay với những hiện tượng như: giá chứng khoán giảm liên tục xuống mức rất thấp so với mệnh giá, nhiều công ty chứng khoán thua lỗ,... Tuy nhiên chúng ta không thể phủ nhận được vai trò tích cực của thị trường chứng khoán Việt Nam trong thời gian qua đã có những đóng góp to lơn đến thị trường tài chính nói riêng và toàn bộ nền kinh tế quốc dân của Việt Nam.
Thị trường chứng khoán là kênh dẫn vốn quan trọng chuyển vốn từ khu vực tiết kiệm sang khu vực đầu tư; tăng tính minh bạch trong sản xuất kinh doanh; góp phần tăng trường nền kinh tế; nâng cao chất lượng quản trị trong nền kinh tế (vĩ mô và vi mô) ( Võ Chí Thành và Lê Xuân Sang, 2004). Qua hơn một thập kỷ phát triển, chúng ta có thể nhận thấy thị trường chứng khoán Việt Nam đã đóng góp rất lớn đến sự phát triển của nền kinh tế, thị trường chứng khoán đã có mức tăng trưởng khá mạnh và bùng nổ từ năm 2006 đến nay điều này có thể thấy qua mức độ vốn hóa của thị trường, số lượng các công ty niêm yết, số lượng các tài khoản,...tăng rất mạnh trong thời gian ngắn. Đặc biệt là từ khi Việt Nam trở thành thành viên của tổ chức thương mại thế giới WTO năm 2007.
- Những năm gần đây số lượng các công ty niêm yết tăng rất nhanh, trung bình mỗi năm có khoảng hơn 100 công ty lên sàn niêm yết. Ngay cả khi điều kiện khó khăn như năm 2011, chỉ trong 6 tháng đầu năm, đã có 54 công ty chưa niêm yết đăng ký thành công công ty đại chúng, nâng tổng số công ty đại chúng chưa niêm yết lên 994 công ty. Tính đến thời điểm 30/6/2011, tổng cộng cả nước có 1667 công ty đại chúng, trong đó có 673 cong ty đã niêm yết trên sở giaoo dịch chứng khoán, 127 công ty đăng ký giao dịch trên sàn Upcom.
Theo thống kê, huy động vốn qua phát hành lần đầu của thị trường chứng khoán Việt Nam khá ấn tượng qua các năm, nhất là từ năm 2006 đến nay. Ngay cả trong điều kiện thị trường kém sôi động như 6 tháng đầu năm 2011 thì số tiền huy động qua phát hành chứng khoán lần đầu cũng đạt 27 000 tỷ đồng.
Các công ty thường phát hành và phân phối chứng khoán theo cách thức riêng và có lợi cho một nhóm cổ đông nhất định mà xã hội đề cập là “chứng khoán lậu”. Cho đến nay, đã có khá nhiều dấu hiệu gian lận liên qua đến chứng khoán đã diễn ra trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Theo thống kê chưa đầy đủ thì trong thời kỳ chứng khoán bùng nổ năm 2007 đã có trên 70 công ty đại chúng bị phạt vì lỗi “...chào bán chứng khoán ra công chúng và phân phối chứng khoán khống đúng với quy định tại điều 21 Luật chứng khoán”. Năm 2008, chánh thanh tra Ủy ban chứng khoán nhà nước đã xử phạt hành chính đối với 124 trường hợp có các vi phạm hành chính trên thị trường chứng khoán Việt Nam trong đó có 75,8% trường hợp vi phạm các quy định về công ty đại chúng, chào bán chứng khoán ra công chúng, chế độ báo cáo và công bố thông tin của công ty đại chúng, công ty niêm yết (Hoàng Đức Long, 2008)
Quá trình tăng vốn, phát hành và phân phối chứng khoán không đảm bảo sự công bằng, bởi, trong khi lợi ích đem lại ước tính cho nhóm lợi ích hàng trăm hoặc hàng ngàn tỷ đồng, trong khi chế tài xử phạt chỉ vài chục triệu đồng (xử phạt hành chính) là một cơ chế phân phối của cải xã hội chưa thực sự công bằng và có thể làm gia tăng khoảng cách giàu nghèo hoặc những nhìn nhận tiêu cực về thị trường chứng khoán. Trên thực tế, trong số 100 người giàu nhất Việt Nam được giới báo chí công bố thì đa số đó là những người có liên quan đến thị trường bất động sản và chứng khoán.
Thị trường chứng khoán Việt Nam đã có thời kỳ phát triển nhanh chóng và có dấu hiệu “bong bóng giá” vào năm 2006 – 2007. Khi đó, giá chứng khoán tăng chóng mặt, chỉ số chứng khoán đạt tới trên 1000 điểm. Đi kèm với sự bùng nổ thị trường chứng khoán, Việt Nam đã xuất hiện các dấu hiệu gian lận chứng khoán như làm giả chứng khoán, thao túng thị trường chứng khoán, ... làm cho tình trạng bong bóng càng trầm trọng hơn. Thực tế, trong thời gian qua tại thị trường Việt Nam có khá nhiều chứng khoán lên giá, xuống giá mà không thể giải thích được. Bản thân các cổ đông lớn, các công ty niêm yết cũng công bố thông tin theo cách rất dễ gây nhầm lẫn, khó hiểu ( như công bố thông tin vừa mua, vừa bán cổ phiếu quỹ, hoặc thông báo mua/bán cổ phiếu nhưng xong lại không thực hiện,..). tình trạng này chứa đựng nhiều yếu tố dễ tổn thương, đổ vỡ hệ thống, nếu không có sự tăng cường kiểm soát của hệ thống pháp luật và các cơ quan quản lý chứng khoán.
Một trong những vai trò quan trọng của thị trường chứng khoán là kênh dẫn vốn trung, dài hạn của nền kinh tế, là nơi doanh nghiệp có điều kiện huy động vốn dễ dàng hơn thông qua công chúng đầu tư. Nhưng sau gần 3 năm Luật Chứng khoán có hiệu lực thi hành, những quy định về chào bán chứng khoán đã bộc lộ hạn chế và đòi hỏi cần được xem xét sửa đổi.
Thực tế cho thấy, nhiều quy định hiện hành về điều kiện chào bán chứng khoán ra công chúng còn chưa phù hợp với hoạt động và nhu cầu của nhiều doanh nghiệp (như về quy định vốn tối thiểu của doanh nghiệp phải đạt 10 tỷ đồng), bên cạnh đó quy định về xử phạt hành chính còn bất cập (mức hình phạt quá nhẹ không đủ sức răn đe) và thủ tục từ phía cơ quan quản lý nhà nước tuy đã được cải tiến, nhưng vẫn còn rườm rà. Do vậy, có không ít trường hợp doanh nghiệp cố tình vi phạm để thực hiện việc phát hành chứng khoán ra công chúng khi chưa đáp ứng đủ điều kiện. Nhiều doanh nghiệp lựa chọn hình thức chào bán chứng khoán ra công chúng nhưng không đăng ký và sẵn sàng chịu phạt. Tính tới tháng 6/2009, Thanh tra Ủy ban chứng khoán (UBCK) đã xử phạt hành chính tổng số 219 doanh nghiệp vi phạm về chào bán chứng khoán ra công chúng nhưng không đăng ký. Con số thực tế còn cao hơn rất nhiều do UBCK chỉ phát hiện được vi phạm khi doanh nghiệp đăng ký công ty đại chúng hoăc theo tố cáo của nhà đầu tư. Hiện Thanh tra UBCK đang tiếp tục xử lý khoảng hơn 30 doanh nghiệp vi phạm chào bán chứng khoán ra công chúng.
Thực trạng pháp luật Việt Nam về chào bán chứng khoán riêng lẻ đa dạng và phức tạp. Có nhiều văn bản khác nhau cùng điều chỉnh hoạt động này nhưng hiệu quả pháp lý không cao, phần lơn là các văn bản dưới luật. Nhiều cơ quan có thẩm quyền quản lý nhưng chưa có cơ quan quản lý chung ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý chung của Nhà nước đối với hoạt động này. Hơn nữa, trong mỗi văn bản điều chỉnh hoạt động chào bán chứng khoán riêng lẻ của các doanh nghiệp còn tồn tạo nhiều bất cập được sửa đổi, bổ sung. Chẳng hạn sự mâu thuẫn trong việc quy định điều kiện chào bán trái phiếu của công ty cổ phần giữa Luật doanh nghiệp 2005 và nghị định 52/2006/NĐ-CP, những bất cập về phương thức tổ chức bán cổ phần lần đầu, cơ quan quyết định cổ phần hóa và xác định giá trị doanh nghiệp, quy định về nhà đầu tư chiến lược,...trong nghị định 187/2004/NĐ-CP, quy định về đối tượng chưa được phép chuyển đổi trong Thông tư liên tịch số 08/2003/TTLT-BKH-BTC, quy định về phương thức chuyển đổi đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chuyển đổi thành công ty cổ phần trong nghị định 38/2003/NĐ-CP. Do vậy, phương hướng hoàn thiện pháp luật về hoạt động chào bán chứng khoán riêng lẻ phải bảo đảm phù hợp với điều kiện thực tế và góp phần giải quyết những mâu thuẫn, bất cập giữa các văn bản pháp luật.
Như vậy, khung pháp lý chưa đảm bảo cho thị trường chứng khoán hoạt động thực sự công bằng, minh bạch cũng như chưa đảm bảo quyền lợi của các nhà đầu tư; thị trường hoạt động trong điều kiện chưa đủ các quy định về chống gian lận trong khâu phát hành đến giao dịch chứng khoán; chưa đủ các quy định về bảo lãnh phát hành,... dễ nhận thấy, các quy định pháp luật cho hoạt động chào bán chứng khoán ở Việt Nam trong thời gian qua còn thiếu hụt đáng kể so với tốc độ tăng quy mô. Các chế tài xử phạt chưa đảm bảo sự nghiêm minh của pháp luật, tính răn đe đối với các trường hợp gian lận chứng khoán, chậm công bố thông tin. Theo Ngân hàng thế giới (WB), hiện tại cơ chế bảo vệ nhà đầu tư ở Việt Nam là điểm còn khá yếu và quan ngại (WB, 2011).
Để thống nhất với các văn bản pháp luật chuyên ngành về ngân hàng, Luật Chứng khoán cần bổ sung quy định về điều kiện cho phép ngân hàng chào bán chứng khoán ra công chúng khi thành lập.
III. KẾT THÚC VẤN ĐỀ.
Hệ thống pháp luật là một trong những yếu tố khách quan tác động đến hoạt động chào bán chứng khoán. Khi hệ thống văn bản pháp luật đầy đủ, hoàn thiện và đồng bộ sẽ tạo điều kiện cho thị trường hoạt động ổn định, công bằng, khuyến khích các nhà đầu tư tham gia vào thị trường chứng kh
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Đánh giá pháp luật về chào bán chứng khoán ở Việt Nam và tìm hiểu pháp luật về chào bán chứng khoán đã đáp ứng được yêu cầu thực tiễn ở Việt Nam đến m.doc