Tiểu luận Đánh giá tác động của chính sách tỷ giá hối đoái lên hoạt động xuất nhập khẩu

 

LỜI MỞ ĐẦU 2

I. LÝ LUẬN CHUNG VỀ TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI VÀ CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI 3

1. Tỷ giá hối đoái 3

1.1. Khái niệm 3

1.2. Xác định tỷ giá 3

2. Chính sách tỷ giá hối đoái 4

2.1. Khái niệm 4

2.2. Các công cụ của chính sách tỷ giá 4

2.3. Tác động của tỷ giá, chính sách tỷ giá đến hoạt động xuất nhập khẩu 5

II. THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI VÀ TÌNH HÌNH XUẤT NHẬP KHẨU CỦA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1986-2010 9

1. Giai đoạn trước 1989: Cố định và đa tỷ giá 9

1.1. Chính sách tỷ giá 9

1.2. Tác động của tỷ giá lên hoạt động xuất nhập khẩu 9

2. Thời kỳ 1989-1991 : “Thả nổi” tỷ giá hối đoái 12

2.1. Chính sách tỷ giá. 12

2.2. Đánh giá tác động 12

3. Giai đoạn 1992 – 1999 14

3.1 Chính sách tỷ giá 14

3.2 Tác động của tỷ giá hối đoái lên hoạt động xuất nhập khẩu 15

4. Thời kỳ 2000-2010 17

4.1. Chính sách tỷ giá 18

4.2. Đánh giá tác động 19

III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG TÁC ĐỘNG TÍCH CỰC CỦA TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI LÊN HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU CỦA VIỆT NAM 21

1. Giải pháp mang tính vĩ mô 21

1.1 Phương pháp xác định và điều chỉnh tỷ giá 21

1.2 Xây dựng và hoàn thiện thị trường ngoại hối ở Việt Nam 21

1.3. Kết hợp các chính sách tiền tệ khác 22

1.4 Một số giải pháp vĩ mô khác 22

2. Những giải pháp đối với các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu 23

2.1 Các giải pháp nghiệp vụ trong quá trình ký kết hợp đồng ngoại thương 23

2.2 Các chiến lược tự bảo hiểm của các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu 23

2.3 Các giải pháp trong quá trình sản xuất và chuẩn bị nguồn hàng cho doanh nghiệp xuất khẩu 23

2.4 Sử dụng quỹ dự phòng để bù đắp rủi ro hối đoái 24

KẾT LUẬN 25

 

 

doc26 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4628 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Đánh giá tác động của chính sách tỷ giá hối đoái lên hoạt động xuất nhập khẩu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
lợi hơn. Qua nghiên cứu các bài học kinh nghiệm của Thái Lan, có thể nhận thấy, để sử dụng công cụ tỷ giá hối đoái thành công, các nước đã sử dụng đồng bộ với các chính sách kinh tế vĩ mô khác trong cải cách, duy trì một chính sách tỷ giá hối đoái phù hợp với từng giai đoạn phát triển kinh tế, lựa chọn thời điểm hợp lý để phá giá đồng nội tệ trên cơ sở không neo giữ đồng nội tệ với ngoại tệ mạnh và giảm tình trạng đô la hóa trong nền kinh tế. II. THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI VÀ TÌNH HÌNH XUẤT NHẬP KHẨU CỦA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1986-2010 1. Giai đoạn trước 1989: Cố định và đa tỷ giá Trong giai đoạn này, nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế đóng cửa và hướng nội. Đây là thời kỳ của cơ chế tập trung quan liêu bao cấp. Các bạn hàng chủ yếu là các nước xã hội chủ nghĩa (gọi tắt là XHCN) trong hội đồng tương trợ kinh tế. Hình thức trao đổi thương mại chủ yếu là hàng đổi hàng giữa các nước theo một tỷ giá đã được thoả thuận trong hiệp định ký kết song phương hay đa phương. 1.1. Chính sách tỷ giá Tỷ giá được xác định dựa trên việc so sánh sức mua giữa hai đồng tiền, sau đó được qui định trong các hiệp định thanh toán được ký kết giữa các nước XHCN. Tỷ giá của Việt Nam lần đầu tiên được công bố vào ngày 25/11/1955 là tỷ giá giữa đồng Nhân dân tệ (CNY) và VND là 1CNY=1470VND. Sau đó, khi Việt Nam có quan hệ ngoại thương với Liên Xô, tỷ giá giữa VND và đồng Rúp (SUR) được tính chéo nhờ tỷ giá giữa CNY và SUR đã có từ trước. 1 SUR = 0.5 CNY Þ 1 SUR = 735 VND.Tỷ giá hối đoái trong giai đoạn này được giữ cố định trong một thời gian dài. Một đặc trưng nữa của tỷ giá trong giai đoạn này là “đa tỷ giá” tức là việc tồn tại song song nhiều loại tỷ giá. Do nhà nước ấn định một mức tỷ giá cố định trong khi các giao dịch chủ yếu là hàng đổi hàng nên khi hàng xuất khẩu của Việt Nam từ đầu năm tính theo tỷ giá cố định và hàng đổi lại nhập khẩu từ nước ngoài vào cuối năm trong khi đồng ngoại tệ lại có sự biến đổi (tăng giảm giá trị ngoại tệ và chi phí sản xuất) nên để phù hợp với hợp đồng trao đổi hàng hóa, tỷ giá trong giao dịch nhập khẩu này được điều chỉnh cho phù hợp và khác với tỷ giá do nhà nước ấn định. Ngoài ra, với chính sách ưu tiê xuất khẩu và nhập khẩu một số ngành hàng nên tỷ giá khi tính giá trị xuất/nhập các mặt hàng này cũng được điều chỉnh cho phù hợp với chính sách ưu tiên. 1.2. Tác động của tỷ giá lên hoạt động xuất nhập khẩu Thực ra trong giai đoạn này do quan hệ thương mại đầu tư của Việt Nam và khối SEV là quan hệ hàng đổi hàng, mang nặng tính chất viện trợ, việc di chuyển, chuyển giao về ngoại tệ là không có nên việc quy định tỷ giá hối đoái giữa VND và các ngoại tệ khác chỉ mang tính hạch toán. Bên cạnh đó, nền kinh tế Việt Nam còn yếu, vị thế trên thị trường chưa có nên Việt Nam không có lợi thế trong việc đàm phán mức tỷ giá có lợi cho mình nên đồng VND luôn được định giá quá cao Cán cân thương mại bị thâm hụt nặng, xuất khẩu gặp nhiều bất lợi trong khi nhập khẩu thì có lợi và thường xuyên tăng lên. Hậu quả là hàng nội bị hàng ngoại chèn ép, sản xuất trong nước bị đình đốn. Nhà nước phải áp dụng tỷ giá kết toán nội bộ để bù lỗ cho các đơn vị sản xuất hàng xuất khẩu nhưng chưa đáp ứng được nhu cầu và chưa đủ bù đắp chi phí sản xuất. Cán cân thanh toán bị bội chi, dự trữ ngoại tệ bị giảm sút, phản ứng của chính phủ lúc này là tăng cường quản lý ngoại hối, bảo hộ mậu dịch và kiểm soát hàng nhập khẩu. Nhưng từ đó nảy sinh tình trạng khan hiếm vật tư, hàng hóa, nguyên vật liệu cần thiết khiến cho tốc độ tăng trưởng chậm lại, sản xuất trong nước trì trệ, đình đốn lại càng trở nên tồi tệ, sức ép lạm phát tăng vọt. Trước tình hình đó, tỷ giá cũng được bước đầu điều chỉnh mặc dù chỉ số giá cả hằng năm biến động rất lớn. Tuy nhiên , trong những năm 1988,1989 xuất khẩu chỉ bằng 1/3 nhập khẩu . Vì vậy, khi nâng  tỷ giá cao đột ngột sẽ gây tác động mạnh đến mức giá trong nước . Ngày 20/10/1988 Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là thủ tướng Chính phủ ) ra quyết định số 271/CT cho phép Ngân hàng Nhà nước được phép điều chỉnh  tỷ giá phù hợp với sự biến động giá cả trong nước theo nguyên tắc thời giá trừ lùi 10% đến 30% cá biệt đến 50%. Nghị định 53/HĐBT ra đời, qui định về việc tách hệ thống Ngân hàng Việt Nam từ một cấp thành hai cấp, bao gồm ngân hàng nhà nước thực hiện chức năng quản lý vĩ mô và hệ thống ngân hàng thương mại thực hiện chức năng kinh doanh tiền tệ và tín dụng. Tỷ giá mua bán của các ngân hàng được phép dựa trên cơ sở tỷ giá chính thức do NHNN công bố cộng trừ 5%. Quá trình xóa bỏ chế độ tỷ giá kết toán nội bộ diễn ta cùng lúc với việc điều chỉnh giảm giá mạnh nội tệ. Để giảm bớt chênh lệch tỷ giá nhằm tiến tới điều hành tỷ giá dựa chủ yếu vào quan hệ cung cầu trên thị trường, nhà nước đã thông qua chính sách tỷ giá linh hoạt hơn – điều chỉnh tỷ giá chính thức theo tỷ giá trên thị trường tự do sao cho mức chênh lệch nhỏ hơn 20%. Kết quả là mức chênh lệch tỷ giá được thu hẹp. Bảng 01: Tỷ giá hối đoái và xuất nhập khẩu giai đoạn 1986-1989 Năm Tỷ giá chính thức (USD/VND) Xuất khẩu Nhập khẩu Cán cân thương mại Tỷ giá thị trường (USD/VND) Mức tỷ giá (đồng) %Tăng, giảm Kim ngạch (triệu USD) % Tăng, giảm Kim ngạch (triệu USD) % Tăng, giảm Giá trị (triệu USD) % Tăng, giảm Mức tỷ giá (đồng) % Tăng, giảm 1986 80 100 789,1 100 2155,1 100 -1366 100 425 369,56 1987 368 460 854,2 108,25 2455,1 113,92 -1600,9 117,20 1270 298,82 1988 3000 815,21 1038,4 121,56 2756,7 112,29 -1718,3 107,33 5000 393,70 Nguồn : Tính toán dựa trên số liệu Tổng Cục Thống Kê Có thể dễ dàng nhận thấy trước thời điểm 1989, khi Nhà nước càng cố gắng hạ giá đồng nội tệ thì nhập siêu lại càng nặng. Nếu nhập siêu năm 1987 khoảng 1,6 tỷ USD thì sang năm 1988, khi tỷ giá bị hạ xuống thấp hơn so với năm trước đó 8 lần thì nhập siêu lại lên đến hơn 1,7 tỷ. Điều này cho thấy việc hạ giá đồng Việt Nam trong bối cảnh vẫn áp dụng tỷ giá kết toán nội bộ không những không kích thích được ngoại thương mà còn đẩy hoạt động này đến tình cảnh nhập siêu trầm trọng hơn. Năm 1989, sau khi xóa bỏ tỷ giá kết toán nội bộ, thực hiện thống nhất tỷ giá, bộ mặt ngoại thương lập tức có biến chuyển rõ nét. Mặc dù mức giá đồng ngoại tệ chỉ tăng 30% ( ít hơn so với giai đoạn trước đó) song nhập khẩu đã giảm xuống chỉ bằng 93% so với năm trước, xuất khẩu được kích thích tăng trưởng nên kim ngạch đã đạt được 1,3 tỷ đô la, thu hẹp khoảng cách nhập siêu xuống còn 1,2 tỷ đô la (so với mức 1,7 tỷ đô la năm 1988). Thời kỳ 86-89, tổng độ co giãn xuất nhập khẩu chỉ đạt 0,003 một chỉ số quá thấp thể hiện nền kinh tế tăng trưởng không bền vững hay đúng hơn là không tăng trưởng. Trung bình giá đồng nội tệ giảm 1 đồng thì xuất khẩu chỉ tăng có 0,195 đồng và nhập khẩu giảm 0,192 đồng. Nhưng do lượng hàng xuất đi luôn nhỏ hơn lượng hàng nhập về nên tình trạng kim ngạch nhập khẩu lớn gấp hai, ba lần kim ngạch xuất khẩu diễn ra liên tục trong 3 năm 1986-1989. Lý do cơ bản giải thích cho vấn đề này chính là trong khi sản xuất hàng xuất khẩu sụt giảm, động lực xuất khẩu bị thủ tiêu do tính cứng nhắc của tỷ giá, thì nhập khẩu lại tăng lên để phục vụ nhu cầu tiêu dùng thiết yếu, nhu cầu mà sản xuất trong nước chưa thể đáp ứng nổi. 2. Thời kỳ 1989-1991 : “Thả nổi” tỷ giá hối đoái Thời kỳ này đánh dấu sự sụp đổ của hệ thống Xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu. Quan hệ ngoại thương với các thị trường truyền thống bị gián đoạn, khiến chúng ta phải chuyển sang buôn bán với khu vực thanh toán bằng đồng Đô-la Mỹ. Quá trình đổi mới kinh tế thực sự diễn ra mạnh mẽ bắt đầu từ năm 1989. Chính phủ cam kết và thực thi chiến lược ổn định hóa nền kinh tế - tài chính – tiền tệ, trong đó vấn đề tỷ giá được coi là khâu đột phá, có vai trò cực kỳ quan trọng đối với quá trình cải cách, chuyển đổi cơ chế và mở cửa kinh tế. 2.1. Chính sách tỷ giá. Đây là giai đoạn đầu tiên thực hiện cải cách cơ chế điều chỉnh  tỷ giá đồng Việt Nam (VND) với Đôla Mỹ. Ngân hàng Nhà nước đề nghị với chính phủ thành lập Quỹ điều hòa ngoại tệ tại NHNN để có thể can thiệp vào thị trường ngoại hối nhằm ổn định tỷ giá. Chính phủ đã ủy quyền cho Thống đốc NHNN được toàn quyền điều hành quỹ một cách linh hoạt. Ngân hàng Nhà nước đã thành lập Trung tâm giao dịch ngoại tệ tại Thành phố Hồ Chí Minh (tháng 9/1991) và Hà Nội (tháng 11/1991). Đối tượng tham gia giao dịch trên các trung tâm này là các ngân hàng được phép kinh doanh ngoại tệ, các tổ chức xuất nhập khẩu kinh doanh trực tiếp với nước ngoài và NHNN. Ngoài ra, các ngân hàng được phép tập hợp các yêu cầu mua bán ngoại tệ của khách hàng không trực tiếp mua bán tại trung tâm. Trung tâm hoạt động theo nguyên tắc đấu giá từ thấp đến cao hoặc ngược lại để đạt được cân bằng cung cầu về ngoại tệ. Tỷ giá chính thức của Đồng Việt Nam được xác định có căn cứ vào tỷ giá đóng cửa tại các phiên giao dịch ở các trung tâm theo nguyên tắc tỷ giá mua vào không được vượt quá 0,5% so với tỷ giá ấn định tại phiên giao dịch trước. 2.2. Đánh giá tác động Chính phủ đã có những bước đi mới để tỷ giá đồng VND được linh hoạt hơn theo nhu cầu thị trường và điều này đã tạo nên những chuyển biến trong tình hình xuất nhập khẩu của Việt Nam. Bảng 02: Tỷ giá hối đoái và xuất nhập khẩu giai đoạn 1989-1991 Năm Tỷ giá chính thức (USD/VND) Xuất khẩu Nhập khẩu Cán cân thương mại Tỷ giá thị trường (USD/VND) Mức tỷ giá (đồng) %Tăng, giảm Kim ngạch (triệu USD) % Tăng, giảm Kim ngạch (triệu USD) % Tăng, giảm Giá trị (triệu USD) % Tăng, giảm Mức tỷ giá (đồng) % Tăng, giảm 1989 3900 130 1320 127,12 2565,8 93,08 -1245,8 72,50 4100 82 1990 6300 161,54 2404 182,12 2752,4 107,27 -348,4 27,96 6500 158,54 1991 9767 155,03 2087,1 86,82 2338.4 84,96 -251,3 72,13 11975 184,23 Nguồn: Tính toán dựa trên số liệu Tổng Cục Thống Kê Bảng 4 cho thấy giá trị danh nghĩa đồng Việt Nam sụt giảm mạnh và liên tiếp trong suốt giai đoạn 89-92. Từ mức tỷ giá 1USD = 3000VND năm 1989, đồng nội tệ đã giảm xuống 9767 đồng/đôla năm 1991; trong vòng 3 năm, tỷ giá đã sụt giảm gần 3 lần. Sự sụt giảm này đã tác động mạnh mẽ đến hoạt động ngoại thương Việt Nam, đặc biệt là trên phương diện kim ngạch xuất-nhập khẩu trong quan hệ buôn bán với các quốc gia bao gồm cả những nước tư bản phương tây. Do tỷ giá chính thức được điều chỉnh tiến sát với tỷ giá thị trường, hình thành theo quy luật cung cầu nên tác động của tỷ giá đến hoạt động thương mại- xuất nhập khẩu trở nên rõ nét hơn, chính xác hơn. Giá đồng nội tệ giảm xuống thực sự kích thích tăng trưởng xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu. Năm 1989 nếu tỷ giá giảm 1 đồng, xuất khẩu lập tức tăng lên 0,97 đồng, thì bước sang năm 1990 sau khi giảm tỷ giá xuống trên 60% thì 1 đồng giảm của tỷ giá lại khiến xuất khẩu tăng những 1,13 đồng, một mức tăng khá, thể hiện xuất khẩu co giãn hoàn toàn với tỷ giá do đó có tác động tích cực lên hoạt động xuất khẩu. Trong ba năm 1989-1991 yếu tố nổi bật trong tác động của tỷ giá đến hoạt động nhập khẩu là mức giảm giá đồng nội tệ càng lớn thì mức tăng nhập khẩu càng giảm. Đơn cử như năm 1989, mức giảm giá 30%, trong đó 1 đồng giảm giá kéo theo mức tăng 0,71 đồng thì bước sang năm 1990, tỷ giá giảm đến 60% đã lập tức thu hẹp mức tăng nhập khẩu xuống còn 0,66 đồng. Xét về tác động của tỷ giá lên cơ cấu mặt hàng xuất nhập khẩu giai đoạn 1989-1991, cùng với sự tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu trên cơ sở giảm giá đồng nội tệ, nền kinh tế đã tích lũy được một số vốn sử dụng trong việc đầu tư, mở rộng sản xuất. Sản xuất lương thực trong nước đối với một số mặt hàng nhờ có vốn đã bắt đầu đủ đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước. Số lượng gạo nhập khẩu giảm, thay vào đó là các mặt hàng thuộc danh mục tư liệu sản xuất, nguyên nhiên vật liệu. Cơ cấu xuất khẩu cũng có sự thay đổi, danh mục các mặt hàng xuất khẩu được mở rộng. Năm 1989, Việt Nam bắt đầu xuất khẩu dầu thô với sản lượng 1,5 triệu tấn, đó là chưa kể đến hàng loạt các nhà máy cũ được đổi mới, các nhà máy mới được xây dựng nhằm phục vụ công tác xuất khẩu. Ngoại thương được đa dạng hóa ở mức cao, tạo ra được gần 10 mặt hàng chủ lực có kim ngạch xuất khẩu trên 100 triệu USD. Bên cạnh đó, việc tỷ giá giảm mạnh kéo theo sự tăng lên đáng kể trong đầu tư nước ngoài đặc biệt là đầu tư trực tiếp đã làm phong phú hơn danh mục xuất nhập khẩu của Việt Nam. Việc liên doanh thường dẫn đến tình trạng góp vốn thông qua công nghệ và thế là Việt Nam bắt đầu nhập về những công nghệ mới như công nghệ dán da, công nghệ xử lý chất thải...những công nghệ từ trước tới nay chưa từng có trong danh mục nhập khẩu để rồi đi đến sản xuất những chủng loại hàng có thể cũng chưa bao giờ xuất hiện trong danh mục xuất khẩu. Về thị trường xuất nhập khẩu, do tỷ giá hối đoái neo với đồng đô la được xem là chuẩn mực nên khu vực thị trường xuất nhập khẩu cũng có xu thế chuyển hướng sang những khu vực sử dụng đồng đô la trong thanh toán. Tỷ trọng xuất nhập khẩu từ khu vực đồng Rúp giảm hẳn, chỉ còn khoảng 15% năm 1989 so với 85% năm 1987. Thị trường Đông Âu không còn giữ vai trò chủ đạo, thay vào đó là sự lên ngôi của thị trường Châu Á trong hợp tác thương mại với Việt Nam trên cả lĩnh vực xuất khẩu lẫn nhập khẩu. Đối với các doanh nghiệp xuất khẩu, thời kỳ này do có lợi thế về giá cộng với rủi ro tỷ giá hoàn toàn không có nên đã yên tâm phát triển sản xuất, mạnh bạo hơn trong vấn đề vay vốn và bước đầu sản xuất hàng xuất khẩu có hiệu quả. Có thể nói, việc mở rộng hoạt động ngoại thương sang khu vực đồng USD là một bước đi quan trọng, tỷ giá đồng VND được điều chỉnh bởi thị trường đã góp phần thay đổi bộ mặt xuất nhập khẩu của Việt Nam. 3. Giai đoạn 1992 – 1999 3.1 Chính sách tỷ giáChị Thùy ơi em thấy phần này về chính sách tỷ giá, em điều chỉnh lại thành chung chung thế này nhé vì chia nhỏ giai đoạn như trc em chẳng thấy cái “đấu giá tại trung tâm giao dịch” đâu cả Tiếp tục những bước thay đổi trong chính sách điều hành tỷ giá, ngày 20/10/1994, thị trường ngoại tệ liên ngân hàng được thành lập với quy mô lớn hơn, hoạt động linh hoạt hơn. Do đó, tỷ giá hối đoái ngày cảng phản đầy đủ hơn quan hệ cung cầu thị trường. Qua thị trường liên ngân hàng, NHNN nắm bắt dấu hiệu thị trường về tỷ giá hối đoái, công bố tỷ giá chính thức hàng ngày và biên độ giao dịch cho các ngân hàng thương mại Từ tháng 7/1997, do chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ Châu Á, đồng Việt Nam chịu áp lực giảm giá mạnh đã khiến cho thị trường ngoại hối rơi vào tình trạng đầu cơ, tích trữ ngoại tệ, cầu ngoại tệ luôn lớn hơn cung. Trong hai năm 1997-1998, nhà nước đã ba lần chủ động điều chỉnh tỷ giá VND/USD, đồng thời nới rộng biên độ giao dịch giữa các ngân hàng thương mại với các khách hàng trên thị trường ngoại tệ. 3.2 Tác động của tỷ giá hối đoái lên hoạt động xuất nhập khẩu Nhìn vào bảng trên có thể thấy trong các năm từ 1992 – 1999, duy chỉ có năm 1992 là Việt Nam đạt xuất siêu. Tuy nhiên, thành tích xuất siêu kéo dài không được bao lâu. Ngay trong năm 1992, trong khi 6 tháng đầu năm xuất siêu do tỷ giá diễn biến có lợi cho xuất khẩu thì 6 tháng cuối năm, nhập siêu liên tục diễn ra. Những năm 90, có ý kiến cho rẳng tỷ giá không hề ảnh hưởng gì đến hoạt động xuất-nhập khẩu nói riêng cũng như ngoại thương nói chung, rằng hoạt động này chịu sự chi phối hoàn toàn của các chiến lược phát triển ngoại thương, cách quản lý hạn ngạch, cách áp đặt thuế suất và nhất là chất lượng sản phẩm. Song thực tế cho thấy trong khi Bộ Thương Mại cùng các cơ quan chức năng đang ra sức củng cố, mở rộng thị trường xuất khẩu, đầu tư mới dây chuyền-công nghệ nhằm nâng cao chất lượng sản xuất hàng xuất khẩu thì mức tăng kim ngạch xuất khẩu lại sụt giảm. Năm 1994, nếu mức tăng kim ngạch xuất khẩu đạt khoảng 36% ở mức giảm giá danh nghĩa nội tệ 2,96% thì sang năm 1995, mức tăng xuất khẩu chỉ đạt khoảng 34% bởi tỷ giá giảm rất thấp, ở mức 0,14%. Bảng 03: Xuất-nhập khẩu Việt Nam trong tương quan với tỷ giá giai đoạn 1992-1999 Năm Tỷ giá chính thức (USD/VND) Xuất khẩu Nhập khẩu Cán cân thương mại Hệ số co giãn Mức tỷ giá %Tăng, giảm Kim ngạch (triệu USD) % Tăng, giảm Kim ngạch (triệu USD) % Tăng, giảm Thâm hụt (triệu USD) % Tăng, giảm Xuất khẩu (ηx) Nhập khẩu (ηn) 1992 10720 109,75 2580,7 123,65 2540,7 108,65 40 -15,92 1993 10640 100 2985,2 100 3924 100 938,8 100 1994 10955 102,9 4054,3 135,8 5825,8 148,5 1771,5 143,7 1,32 -1,44 1995 10970 100,1 5448,9 134,4 8155,4 140 2706,5 149,7 1,34 -1,40 1996 11100 101,2 7255,9 133,2 11143,6 136,6 3887,7 153,6 1,32 -1,35 1997 11175 100,7 9185 126,6 11592,3 104 2407,3 126,2 1,26 -1,03 1998 12985 116,2 9360 101,9 11499,6 99,2 2139,6 122.9 0,88 -0,85 1999 14004 107.848 11541.4 123.306 11742.1 102.109 200.7 101,7 1,14 -0,94 (Nguồn: Tính toán theo số liệu WB, Tổng Cục thống kê, Vụ ngoại hối-Ngân hàng nhà nước) Căn cứ vào số liệu ở Bảng 1 trên, có thể thấy việc tỷ giá luẩn quẩn quanh biên độ giao động +/- 0,5% giai đoạn 93-96 đã thực sự tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động nhập khẩu. Nhập siêu tăng gần gấp đôi trong năm 93, 94. Đặc biệt năm 1996, khi tỷ giá danh nghĩa bị ấn định so với tỷ giá thực ở mức cao nhất 28% thì nhập siêu cũng đạt mức kỷ lục: 3,8 tỷ đô la. Trung bình giai đoạn 94-96, cứ 1 đồng tăng giá nội tệ kéo theo hàng nhập khẩu rẻ đi 1,4 đồng trong khi xuất khẩu sụt giảm 1,3 đồng. Điều này cho thấy tác động của tỷ giá hối đoái lên ngoại thương Việt Nam trong bối cảnh tỷ giá hối đoái nội tệ bị định cao hơn so với giá trị thực của nó vận động rất đúng theo xu thế lí luận chung. Tỷ giá tăng đã kéo lùi tốc độ tăng xuất khẩu, đẩy nhanh tốc độ nhập siêu và thực sự gây tổn hại đến sản xuất trong nước. Đối với cơ cấu mặt hàng xuất nhập khẩu, việc tăng tỷ giá dường như ưu ái cho các mặt hàng nhập khẩu hơn. Tỷ giá danh nghĩa được định cao hơn tỷ giá thực bao nhiêu thì giá hàng nhập khẩu cũng được rẻ đi bấy nhiêu. Giá đô la hạ xuống 12,5% từ khoảng 12.000 tháng 1/1993 xuống 10.600 cuối năm khiến hàng nhập theo giá đô la cũng được rẻ đi 12,5% . Nếu lấy năm 1992 làm mốc, đồng Việt Nam đã lên giá 24% trong 3 năm 1993 – 1995 và theo đó giá hàng xuất khẩu cũng bị đẩy đắt lên 24% trên các thị trường ngoại quốc. Hình 03 : Diễn biến tỷ giá USD/VND giai đoạn 1992 -1999 Ngoài ra, việc đồng Việt Nam tăng giá so với đồng Đô la cũng đã phần nào khiến đồng Việt Nam tăng giá so với các đồng tiền khác như Nhân dân tệ, Yên Nhật...Điều này cũng khiến công tác mở rộng thị trường trở nên khó khăn. Tuy nhiên do công tác xúc tiến thị trường giới thiệu sản phẩm Việt Nam tại thị trường nước ngoài bắt đầu được tiến hành rầm rộ nên qui mô thị trường không những không bị thu hẹp mà ngày càng được mở rộng hay nói cách khác, thời kỳ này tỷ giá không ảnh hưởng mấy đến vấn đề thị trường xuất-nhập khẩu. Khủng hoảng giai đoạn 1997 – 1998 đã thay đổi toàn bộ quan điểm điều hành tỷ giá của Việt Nam. Xét thấy việc cố định tỷ giá ở mức cao là không thể được, ngân hàng Trung Ương đã tiến hành điều chỉnh ngay tỷ giá đồng Việt Nam. Cơ chế điều hành tỷ giá tỏ ra hoạt động có hiệu quả khi chỉ trong vòng 1 năm (1997 so với 1996 ) đồng Việt Nam đã giảm giá 16%, khoảng cách giữa tỷ giá thực và tỷ giá danh nghĩa được thu hẹp, tác động tích cực đến ngoại thương Việt Nam. Rõ nét nhất là kim ngạch nhập khẩu tăng chậm, chỉ dừng ở mức 4%, đưa mức nhập siêu xuống 2,4 tỷ so với 3,8 tỷ năm 1997 so với 1996. Và đặc biệt năm 1999, mức nhập siêu chỉ còn khoảng 200 triệu đô la. Mặc dầu vậy, khi đặt đồng Việt Nam trong tương quan với giá tiền tệ các quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề bởi khủng hoảng thì giá đồng Việt Nam vẫn còn ở mức cao. Trung bình, tỷ lệ mất giá so với đô la của các đồng tiền thuộc khu vực khủng hoảng là 30-40%, cao nhất là đồng Rupiah của Indonesia với độ mất giá đến hơn 80%, ngay cả đồng đô la Singapore cũng bị sụt giá 16% trong khi đó đồng Việt Nam chỉ được giảm giá trung bình 8,25%. Thực tế này đã không mang lại điều kiện về giá cho hàng hóa Việt Nam để có thể cạnh tranh được trên thị trường các nước Đông Nam Á. Đây cũng là nguyên nhân giải thích tại sao lượng xuất khẩu của Việt Nam không tăng mấy trong năm 1998, kéo theo kim ngạch xuất khẩu, tốc độ tăng xuất khẩu đứng ở mức thấp 1,9%. Tóm lại, có thể nói tác động bao trùm của tỷ giá lên hoạt động ngoại thương thời kỳ này mang tính tích cực. Lần đầu tiên chúng ta đã dung hòa được mối quan hệ vốn mâu thuẫn giữa xuất khẩu-tỷ giá-nhập khẩu. Nhập khẩu được kiểm soát còn xuất khẩu trở nên chủ động hơn trên những thị trường mới và thời kỳ 1997-1999 có thể xem là thời kỳ thành công trong điều hành tỷ giá ở Việt Nam. 4. Thời kỳ 2000-2010 Trong 10 năm từ 2000 đến 2001, nền kinh tế Việt Nam vượt qua được khủng hoảng tài chính tiền tệ tại châu Á, từng bước hội nhập sau hơn vào nền kinh tế thế giới. Đặc biệt với sự kiện Việt Nam chính thức trở thành thành viên của tổ chức thương mại quốc tế WTO năm 2005, nền kinh tế Việt Nam mới có cơ hội thử sức mình tại sân chơi cởi mở hơn. Cùng với những cam kết về tự do hóa thương mại mà chính phủ Việt Nam đã kí trong các vòng đàm phán, các rào cản đối với hàng nhập khẩu dẫn dỡ bỏ, hàng hóa 150 nước thành viên vào thị trường Việt Nam thuận lợi hơn và hàng xuất khẩu của Việt Nam cũng có nhiều cơ hội xuất ra thị trường rộng lớn. 4.1. Chính sách tỷ giá Việt Nam thi hành chính sách quản lý tỷ giá “thả nổi có sự điều tiết của nhà nước”. Theo đó, nhà nước sẽ quản lý thông qua “tỷ giá bình quân thị trường liên ngân hàng và biên độ giao động được phép”. Vào đầu mỗi ngày giao dịch, Ngân hàng nhà nước sẽ ấn định một mức tỷ giá bình quân thị trường liên ngân hàng và theo đó, các ngân hàng thương mại niêm yết tỷ giá mua và bán ngoại tệ của mình trong phạm vi biên độ dao động được phép. Sự tăng và giảm giá đồng Việt Nam được đánh giá dựa vào mức tỷ giá bình quân mà ngân hàng nhà nước ấn định và biên độ dao động được phép thể hiện sự “quản lý” của nhà nước đối với tỷ giá giao dịch của đồng Việt Nam. Hình 04: Biến động tỷ giá 2000-2010 Tổng hợp website Ngân hàng Á Châu : Tiếp tục những bước quản lý từ năm 1999, sang năm 2000, ngân hàng nhà nước Việt Nam vẫn duy trì mức biên độ dao động được phép trong khoảng 1% tuy nhiên đến tháng 3/2008, do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ, nên kinh tế Việt Nam cũng bị ảnh hưởng, tỷ giá bán ra niêm yết tại các ngân hàng thương mại luôn ở mức trần. Đến tháng 3 năm 2008, ngân hàng nhà nước quyết định tăng biên bộ giao động được phép từ 1% lên 3%, tuy nhiên, động thái này của chính phủ cũng chỉ giúp thị trường ngoại tệ tại các ngân hàng bớt căng thẳng đến tháng 3 năm 2009,thêm 1 lần nữa biên độ dao động lại được diều chỉnh tăng thêm 2% lên mức 5% kèm theo đó, tỷ giá bình quân liên ngân hàng cũng được điều chỉnh tăng 3,4%. Với hy vọng những can thiệp mạnh tay của ngân hàng nhà nước cho phép các NHTM chủ động hơn trong việc niêm yết tỷ giá tuy nhiên liên tục tỷ giá của các ngân hàng thương mại đạt mức kịch trần và liêp tiếp trong năm 2009 và năm 2010, nhà nước hạ biên độ giao động và tăng tỷ giá liên ngân hàng và hiện nay, biên độ dao động được phép đang ở mức 1%. Lý giải cho điều này, nguyên nhân chính là từ cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt Nam mất cân đối, hàm lượng chế biến trong hàng xuất khẩu thấp trong khi lại nhập khảu nhiều hàng hóa tiêu dùng mà chưa chú trọng đến việc nhập khẩu để sản xuất hàng hóa trong nước. Điều này làm cho nhập siêu của Việt Nam tăng cao trong năm 2007-2008 dẫn đến nhu cầu về ngoại tệ cho nhập khẩu căng thẳng. Thêm vào đó, để giải quyết ngoại tệ trước mắt cho nhập khẩu đồng thời hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu nên Ngân hàng nhà nước cho phép các ngân hàng Thương mại cho doanh ngiệp vay bằng ngoại tệ để bán lại cho ngân hàng lấy VND để thu mua hàng hóa trong nước nên khi các khế ước vay này đến hạn trả nợ cũng tạo sức ép lên thị trường ngoại tệ. Cũng có 1 lý do nữa cần phải kể đến là trong khi ngân hàng nhà nước kiểm soát và can thiệp mạnh mẽ vào thị trường ngoại tệ mua bán trong các ngân hàng thương mại thì lại thả nổi thị trường tự do. Tâm lý đầu cơ của các doanh nghiệp xuất khẩu găm giữ ngoại tệ trên tài khoản và các cá nhân thì tích trữ ngoại tệ từ thị trường tự do, điều này dẫn đến có sự chênh lệch đáng kể giữa tỷ giá niêm yết tại ngân hàng thương mại và tỷ giá ngoài thị trường tự do có thời điểm lên tới hàng nghìn điểm. 4.2. Đánh giá tác động Cùng với việc tự do hóa thương mại, kim ngạch hàng hóa trao đổi tăng lên cũng là lúc chính phủ cần thận trọng hơn trong chính sách quản lý tỷ giá theo hướng không chủ thúc đẩy kim ngạch xuất nhập khẩu mà còn phải đảm bảo cân bằng cán cân thương mại. Tổng hợp bảng số liệu về tỷ giá hối đoái của Việt Nam và tình hình xuất nhập khẩu giai đoạn 2001-2010: Bảng 04: Xuất-nhập khẩu Việt Nam trong tương quan với tỷ giá giai đoạn 2000-2010 Năm Tỷ giá chính thức (USD/VN

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docĐánh giá tác động của việc thực hiện cam kết quốc tế về thuế của Việt Nam khi gia nhập WTO.doc
Tài liệu liên quan