Mục lục
Lời nói đầu 1
Mục lục 2
I. Tổng quan về đánh giá tác động môi trường 3
I.1 Khái niệm 3
I.2 Cấu trúc báo cáo đánh giá tác động môi trường 3
I.3 Các phương pháp sử dụng 4
II. Phương pháp ý kiến chuyên gia 4
II.1 Định nghĩa 4
II.2 Lựa chọn và thành lập nhóm chuyên gia 5
II.3 Phương pháp trưng cầu ý kiến chuyên gia 7
II.4 Phân tích kết quả trưng cầu ý kiến 8
II.5 Ưu , nhược điểm 13
III. Kết luận chung 14
IV. Phương pháp Delphi 14
Tài liệu tham khảo 16
17 trang |
Chia sẻ: netpro | Lượt xem: 11632 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Đánh giá tác động môi trường - Phương pháp chuyên gia, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
quan trọng về một trong những nỗ lực đó
Đánh giá tác động môi trường (ĐTM ) ( Tiếng anh là : Environmental Impact Assessment (EIA) ) là căn cứ mang tính chất pháp lý bắt buộc của dự án phát triển . Theo quy định của luật bảo vệ môi trường thì ĐTM phải được thông qua thì dự án mới được cấp phép đầu tư.
Đánh giá tác động môi trường nhằm mục đích cân nhắc giữa môi trường và phát triển nhằm hạn chế tối đa các tác động có hại cho môi trường.
Việc thực hiện báo cáo đánh giá tác động môi trường sử dụng nhiều phương pháp khoa học kỹ thuật , kinh tế , kinh nghiêm v.v. Và phương pháp tham khảo ý kiến chuyên gia để đánh giá , dự báo các vấn đề trong báo cáo là một trong các phương pháp được áp dụng.
Do nguồn tài liệu hạn chế nên bài tiểu luận không tránh khỏi sự thiếu sót rất mong được sự đóng góp của thầy và các bạn . Xin chân thành cám ơn!
Tiểu luận được hoàn thành với sự đóng góp của cả nhóm .
Mục lục
Lời nói đầu 1
Mục lục 2
I. Tổng quan về đánh giá tác động môi trường 3
I.1 Khái niệm 3
I.2 Cấu trúc báo cáo đánh giá tác động môi trường 3
I.3 Các phương pháp sử dụng 4
II. Phương pháp ý kiến chuyên gia 4
II.1 Định nghĩa 4
II.2 Lựa chọn và thành lập nhóm chuyên gia 5
II.3 Phương pháp trưng cầu ý kiến chuyên gia 7
II.4 Phân tích kết quả trưng cầu ý kiến 8
II.5 Ưu , nhược điểm 13
III. Kết luận chung 14
IV. Phương pháp Delphi 14
Tài liệu tham khảo 16
I. Tổng quan về đánh giá tác động môi trường
I.1 Khái niệm
Đánh giá tác động môi trường là quá trình phân tích, đánh giá, dự báo ảnh hưởng đến môi trường của các dự án quy hoạch, phát triển kinh tế - xã hội, của các cơ sở sản xuất, kinh doanh, công trình kinh tế, khoa học kỹ thuật, y tế, văn hoá, xã hội, an ninh, quốc phòng và các công trình khác, đề xuất các giải pháp thích hợp về bảo vệ môi trường.
Hoạt động phát triển kinh tế - xã hội ở đây có loại mang tính kinh tế - xã hội của quốc gia, của một địa phương lớn, hoặc một ngành kinh tế văn hóa quan trọng (luật lệ, chính sách quốc gia, những chương trình quốc gia về phát triển kinh tế - xã hội, kế hoạch quốc gia dài hạn), có loại mang tính kinh tế - xã hội vi mô như đề án xây dựng công trình xây dựng cơ bản, quy hoạch phát triển, sơ đồ sử dụng một dạng hoặc nhiều dạng tài nguyên thiên nhiên tại một địa phương nhỏ. Tuy nhiên, một hoạt động có ý nghĩa vi mô đối với cấp quốc gia, nhưng có thể có ý nghĩa vĩ mô đối với xí nghiệp. Hoạt động vi mô nhưng được tổ chức một cách phổ biến trên địa bàn rộng có khi lại mang ý nghĩa vĩ mô.
Tác động đến môi trường có thể tốt hoặc xấu, có lợi hoặc có hại nhưng việc đánh giá tác động môi trường sẽ giúp những nhà ra quyết định chủ động lựa chọn những phương án khả thi và tối ưu về kinh tế và kỹ thuật trong bất cứ một kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội nào. (
I.2 Cấu trúc của báo cáo đánh giá tác động môi trường
Tuy luật các nước có những đòi hỏi chi tiết hơi khác nhau về ĐTM , nhưng những điểm chính thì không có gì khác biệt và đều có những phần sau đây:
- Dự án và những lựa chọn: Mục đích, các chi tiết kỹ thuật cụ thể của công trình (chẳng hạn nếu là nhà máy thì sẽ có những bộ phận gì, dùng vật liệu gì, tiêu bao nhiêu năng lượng, dùng bao nhiêu công nhân, mặt bàn ra sao, v.v.). Ngoài ra, cần cho biết những lựa chọn khác (alternatives) và so sánh chúng với dự án hiện tại. Những so sánh này cần phải khách quan và khoa học chứ không được "một chiều" theo kiểu luật sư bào chữa cho thân chủ.
- Khung cảnh môi trường nền của dự án: tả rõ môi trường có thể bị ảnh hưởng. Đây không phải chỉ là môi trường thiên nhiên mà còn cả môi trường con người: cảnh quan, văn hóa, di tích lịch sử, xã hội (đời sống xã hội của dân chúng, giải trí), kinh tế (công ăn việc làm, lợi tức cho địa phương và toàn quốc).
- Tác dụng của công trình lên môi trường: phần này là một danh sách các tác dụng mà dự án có thể có lên môi trường. Danh sách này cần đầy đủ và khách quan. Tất cả những hoạt động chi tiết liên quan đến dự án phải được liệt kê, trong các giai đoạn: xây dựng, hoạt động, và dọn dẹp sau khi ngừng hoạt động. Sau đó, tác động của từng hoạt động lên các thành tố môi trường được xem xét và dánh giá. Các thành tố môi trường cần được xem xét gồm các thành tố thiên nhiên và con người, như đã nói ở trên.
- Những biện pháp chủ dự án sẽ dùng để khắc phục hay giảm tới mức tối thiểu những tác động xấu của dự án.
- Kết luận - tóm tắt các điểm chính để chứng minh rằng tác động lợi nhiều hơn là hại.
I.3 Các phương pháp thường sử dụng trong lập báo cáo ĐTM
Hiện nay có rất nhiều phương pháp sử dụng rong đánh giá tác động môi trường , nhưng người ta sử dụng các phương pháp sau :
Phương pháp liệt kê
Phương pháp danh mục kiểm tra
Phương pháp ma trận
Phương pháp chập bản đồ
Phương pháp sơ đồ mạng
Phương pháp mô hình hoá
Phương pháp chuyên gia
Phươnh pháp sử dụng hệ thống thong tin địa lý
II. Phương pháp ý kiến chuyên gia đánh giá tác động môi trường
II.1 Định nghĩa
Phương pháp chuyên gia là phương pháp thu thập và xử lý những đánh giá, dự báo bằng cách tập hợp và hỏi ý kiến các chuyên gia giỏi thuộc một lĩnh vực hẹp của khoa học – kỹ thuật hoặc sản xuất. Quá trình áp dụng phương pháp chuyên gia có thể chia thành ba giai đoạn lớn:
Lựa chọn chuyên gia;
Trưng cầu ý kiến chuyên gia;
Thu thập và xử lý các đánh giá dự báo.
Chuyên gia giỏi là người thấy rõ nhất những mâu thuẫn và những vấn đề tồn tại trong lĩnh vực hoạt động của mình, đồng thời về mặt tâm lý họ luôn luôn hướng về tương lai để giải quyết những vấn đề đó dựa trên những hiểu biết sâu sắc, kinh nghiệm sản xuất phong phú và linh cảm nghề nghiệp nhạy bén.
Phương pháp chuyên gia dựa trên cơ sở đánh giá tổng kết kinh nghiệm, khả năng phản ánh tương lai một cách tự nhiên của các chuyên gia giỏi và xử lý thống kê các câu trả lời một cách khoa học. Nhiệm vụ của phương pháp là đưa ra những dự báo khách quan về tương lai phát triển của khoa học kỹ thuật hoặc sản xuất dựa trên việc xử lý có hệ thống các đánh giá dự báo của các chuyên gia. ( ThS. Nguyễn Quốc Tòng. ( )
Phương pháp chuyên gia là phương pháp tổng hợp nhiều phương pháp mang tính kinh nghiệm cao của các chuyên gia
II.2. Lựa chọn và thành lập nhóm chuyên gia, kết hợp:
Như định nghĩa phương pháp , đánh giá một vấn đề cần 1 nhóm các chuyên gia , việc lựa chọn và kết hợp các chuyên gia quyết định sự thành công của quá trình dánh giá . Mỗi một dự án có đặc thù riêng nên lựa chọn chuyên gia cần kết hợp họ thành 1 nhóm có đầy đủ kinh nghiệm và hiểu biết về chuyên môn và các vấn đề liên quan.
II.2.1. Cơ cấu nhóm chuyên gia:
Khi đánh giá ,dự báo bằng phương pháp chuyên gia, chúng ta cần thành lập nhóm chuyên gia, chủ yếu có 2 nhóm sau đây:
a) Nhóm chuyên gia thường trực:
Thành phần nhóm này, thực chất là chủ nhiệm đề tài (hoặc chuyên đề đang nghiên cứu) gồm từ nhóm người cùng phối hợp tham gia, trong đó có 1 chuyên gia chủ trí xây dựng đề cương nghiên cứu và phương pháp luận của đề tài về các vấn đề về môi trường và phát triển mà chủ đầu tư đã vạch ra trong dự án phát triển , quy hoạch , dự luật v.v.. Như vậy phải hình thành nhóm thường trực.
b) Lập danh sách mời chuyên gia:
Dựa trên các vấn đề chính của đối tượng của dự án nhóm chuyên gia thường trực đề xuất mời các chuyên gia tham gia đánh giá ,dự báo. Một vấn đề vô cùng quan trọng ở khâu này là xác định cho được vấn đề trong số chuyên gia trong tất cả các lĩnh vực cần tham khảo ý kiến chuyên gia là tỷ lệ số chuyên gia cũng như số lượng chuyên gia là bao nhiêu. Nếu chúng ta không có cách tiếp cận đúng về vấn đề này thì khi mời chuyên gia và xử lý kết quả sẽ cho ta một kết quả “hội làng” và phản ánh không đúng xu hướng đánh giá của dự án .
II.2.2. Thu thập xây dựng các tư liệu về lĩnh vực liên quan:
Để phục vụ cho công việc tuyển chọn chuyên gia, chúng ta phải tiến hành sưu tầm danh sách chuyên gia, thu thập các thông tin có liên quan đến dự án , quy hoạch v.v. gồm các tiêu chí như:
Nguồn lao động (nhu cầu)
Môi trường tự nhiên , môi trường vật lý , môi trường xã hội
Vị trí địa lý , địa hình , khí hậu.
Tài nguyên , hệ sinh thái
Lịch sử phát triển các vấn đề tương tự
Và một số tư liệu khác có liên quan như chủ trương phát triển vùng , chính sách ưu tiên , hạn chế , các điều luật liên qua
.v.v.
II.2.3. Xây dựng biểu câu hỏi lấy ý kiến chuyên gia:
Khi ta có được các phương án, xác định được các vấn đề của đối tượng đánh giá , dự báo, chúng ta có cơ sở đưa ra những câu hỏi về mặt số lượng, đồng thời căn cứ vào yêu cầu đề ra cần soạn thảo thêm các câu hỏi nhằm thu được các thông tin đánh giá về mặt chất lượng và quan hệ. Các câu hỏi luôn phải xoay quanh trọng tâm để có sự thống nhất và toàn diện.
II.2.4. Cung cấp thông tin cần thiết cho các chuyên gia:
Đưa ra các câu hỏi phải dựa trên cơ sở các phương án đã chọn, cần cung cấp cho chuyên gia các thông tin có liên quan và nguồn gốc của nó. Để nhận được sự đánh giá khách quan. Khi cung cấp thông tin không được gợi ý chuyên gia ngã theo ý kiến này hoặc ý kiến nọ. Thông tin đưa ra cô đọng, đủ, rõ không làm rối và gây ra lạc đề. Thông tin phải chọn lọc và là chất xúc tác tạo ra các phản ứng trả lời có cảm hứng từ phía các chuyên gia.
II.2.5 Đánh giá năng lực chuyên gia:
Điều rõ ràng là chất lượng đánh giá , dự báo phụ thuộc nhiều vào trình độ chuyên gia. Do đó có thể thông qua việc chuyên gia tự đánh giá mình để lựa chọn chuyên gia hoặc dùng bản tự khai, chúng ta đều có thể chọn lựa được chuyên gia.
a) Phương pháp tự đánh giá mình (cho điểm):
Ta lập thang điểm từ 0-1 và ghi sẵn các câu hỏi và để chuyên gia tự đánh giá vào các ô. Nhóm chuyên gia thường trực sẽ thu hồi phiếu và xử lý theo nguyên tắc 0 ≤ Ti ≤ 1 (Ti: trình độ chuyên gia).
b) Phương pháp điền bản tự khai:
Phương pháp này khác phương pháp cho điểm là xây dựng các tiêu chí đánh giá trình độ chuyên gia, dựa vào các câu hỏi để kiểm tra trình độ chuyên gia. Các câu hỏi của bản tự khai gồm các nhóm như sau:
Nhóm thông tin về tuổi tác, nghề nghiệp, chuyên môn, kinh nghiệm công tác, sở trường sở đoán, v.v...
Nhóm thông tin có tính phương án mà các chuyên gia phải lựa chọn trả lời.
Nhóm thông tin nêu bật bản chất của vấn đề nghiên cứu.
Hình thức câu hỏi bản tự khai, chúng ta có thể dùng các loại câu hỏi đóng, mở, trực tiếp hoặc gián tiếp... nhằm đa dạng thu thập thông tin và tìm giải pháp tối ưu để có số liệu xử lý theo ý muốn.
II.2.6. Thành lập nhóm chuyên gia:
Trong quá trình chọn chuyên gia, vấn đề xác định nhóm chuyên gia cần thiết của nhóm là vấn đề đóng vai trò quan trọng trong quá trình lựa chọn chuyên gia. Vì đánh giá của mỗi nhóm chuyên gia của mỗi nhóm vấn đề đều ảnh hưởng đến kết quả chung. Ngược lại khi tăng số lượng chuyên gia trong một nhóm có thể làm kết quả sai lệch. Ở đây chúng ta dùng phương pháp tính điểm Ti (trình độ trung bình của chuyên gia) để sắp xếp các danh sách chuyên gia theo thang điểm giảm dần. Như vậy, việc loại bỏ chuyên gia nào đều phụ thuộc vào hai yếu tố: Chi phí và mức độ tin cậy của vấn đề đánh giá ,dự báo.
II.3. Phương pháp trưng cầu lấy ý kiến chuyên gia:
II.3.1. Phương pháp trưng cầu:
Đây là giai đoạn quan trọng của phương pháp. Chúng ta có 2 cách tiếp cận để trưng cầu chuyên gia:
Trưng cầu theo nhóm và cá nhân.
Trưng cầu có mặt và vắng mặt.
SƠ ĐỒ TRƯNG CẦU BẰNG PHƯƠNG PHÁP CHUYÊN GIA
PHƯƠNG PHÁP CHUYÊN GIA
CÁ NHÂN
TẬP THỂ CÓ VÀ VẮNG MẶT
TRƯNG CẦU CÁ NHÂN
TRƯNG CẦU THEO NHÓM
CÁ NHÂN
TRƯNG CẦU TẬP THỂ
II.3.2. Các hình thức tổ chức trưng cầu lấy ý kiến chuyên gia:
Ta có các cách để áp dụng sau đây:
a) Phương pháp não công: Dựa trên nguyên tắc là thu được các ý tưởng mới, một quyết định về vấn đề nào đó mang tính sáng tạo của tập thể hoặc một nhóm người. Nhiệm vụ chính của phương pháp tấn công não là:
Đề xuất tư tưởng mới.
Phân tích và đánh giá tư tưởng đã nêu.
b) Phỏng vấn: là hình thức trưng cầu mà các nhà phân tích đặt ra các câu hỏi cho các chuyên gia đánh giá theo một chương trình đã định trước.
c) Hội thảo.
d) Hội nghị.
II.4. Phân tích kết quả trưng cầu ý kiến chuyên gia:
Đây là giai đoạn cuối và rất quan trọng trong quá trình áp dụng phương pháp chuyên gia.
Chúng ta phải giải quyết 2 vấn đề khi xử lý ý kiến chuyên gia:
Đánh giá thời gian hoàn thành sự kiện ,thời gian xuất hiện sự kiện mới.
Đánh giá tâm quan trọng tương đối giữa các sự kiện.
II.4.1. Đánh giá thời gian hoàn thành sự kiện, thời gian xuất hiện sự kiện mới.
Phân tích xử lý các ý kiến chuyên gia phải xác định được đại lượng đặc trưng cho ý kiến của nhóm, của tập thể chuyên gia và độ thống nhất ý kiến của họ. Để đánh giá được thời gian xuất hiện các sự kiện và quá trình kinh tế mới ta dùng trung bị và khoảng tứ phân vị.
+ Trung vị: Trong dự báo trung vị được xem như là giá trị của ý kiến đánh giá dự báo có tổng số những ý kiến đánh giá trước giá trị đó bằng tổng số những ý kiến đánh giá sau giá trị đó.
+ Khoảng tứ phân vị: Là khoảng chứa chừng 50% những đánh giá dự báo của tập thể chuyên gia nằm giữa khoảng 25% những đánh giá cao nhất và 25% những ý kiến đánh giá thấp nhất. Giá trị giới hạn trên (dưới) của khoảng tứ phân vị được gọi là số tứ phân vị trên (dưới) được minh họa như sau :
0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 110
t0,25 t0,50 t0,75
Khoảng tứ phân vị
- Cách tính trung vị:
Trong đó:
XMemin: Giá trị dưới của tổ chứa số trung vị
dMe: Khoảng cách của tổ chứa số trung vị
n: Tổng số chuyên giá chứa số trung vị
F(Me-1): Tần số tích luỹ của tổ đứng trước tổ chứa số trung vị
Ta có: F(Me-1) = ∑f(Me-1)
fMe: Tần số của tổ chứa số trung vị
+ Công thức tính khoảng tứ phân vị:
Trong đó:
XMe’min, XMe”min: Giới hạn dưới của tổ chứa số tứ phân vị dưới và tứ phân vị trên.
dMe’, dMe”: Khoảng cách của tổ chứa số tứ phân vị dưới và trên.
(Me’-1), F(Me”-1): Tần số tích luỹ của tổ đứng trước tổ chứa số tứ phân vị dưới và trên.
fMe’, fMe”: Tần số của tổ chứa số tứ phân vị dưới và trên.
Ví dụ : Tham khảo ý kiến chuyên gia về sự xuất hiện vấn đề môi trường của dự án . Có 50 chuyên gia được hỏi. Kết quả như sau:
Bảng 1. Kết quả ý kiến của các chuyên gia về thời gian xuất vấn đề môi trường
Thời gian xuất hiện vấn đề môi trường
Số chuyên gia đồng ý (Tần số)
Tần số tích luỹ
1 - 2 năm
2
2
2 - 4 năm
4
6
4 - 6 năm
20
36
6-8 năm
17
43
8-10 năm
7
50
> 10 năm
0
50
- Xử lý ý kiến chuyên gia
+ Tính số trung vị để biết được số chuyên gia đồng ý và không đồng ý với năm sẽ xuất hiện vấn đề môi trường
Số trung vị
Thay số vào công thức trên ta có: Me = 4 + 2*(50/2 - 6)/20 = 5,9 năm
Kết luận: Như vậy một nửa số chuyên gia được hỏi ý kiến cho rằng khoảng gần 6 năm nữa (5,9 năm) sẽ có vấn đề môi trường xảy ra từ khi dự án đựợc phê duyệt
II.4.2. Đánh giá tầm quan trọng tương đối giữa các sự kiện:
Để thực hiện mục tiêu tổng quát, phải thực hiện được mục tiêu con. Trong trường hợp cần phải đánh giá mục tiêu nào quan trọng hơn mục tiêu nào, ta phải tập trung vào mục tiêu ưu tiên, mũi nhọn.
Ví dụ: Các mục tiêu kinh tế - xã hội gồm:
Tốc độ tăng trưởng GDP;
Công ăn việc làm;
Nhu cầu tiêu dùng;
Phân phối thu nhập;
Đầu tư phát triển;
V.v....
Khi sử dụng phương pháp chuyên gia để giải quyết vấn đề này, người ta thường dùng các chỉ tiêu:
Giá trị điểm trung bình của từng mục tiêu (Cj);
Hệ số nhất trí riêng (Wj);
Hệ số nhất trí chung (W).
Ta có công thức:
Xác định điểm trung bình của các mục tiêu: (n: chuyên gia)
(m: mục tiêu)
Hệ số nhất trí riêng được xác định theo công thức:
Hệ số nhất trí chung:
(0 ≤ W ≤ 1)
Trong đó: S: là tổng hạng của mục tiêu
Ti: Hệ số năng lực
Ví dụ : đánh giá của các chuyên gia về hoạt động phát triển như sau:
. Bảng xếp hạng các yếu tố của các chuyên gia
Chuyên gia
Vốn
Công nghệ
Quản lý
Lao động
Tăng trưởng
C1
3
1
2
4
5
C2
4,5
2
1
3
4,5
C3
1
2,5
2,5
4
5
C4
2
1
3
4,5
4,5
C5
1
2
3
4
5
C6
1
3,5
2
3,5
5
Tổng Sj
12,5
12
13,5
23
29
j
2,1
2
2,3
3,8
4,8
Để tính hệ số nhất trí chung ta lần lượt tiến hành các bước như sau:
- Bước 1. Tính Tổng các hạng của mục tiêu (Sj), ghi ở cuối bảng
- Bước 2. Tính hạng trung bình
- Bước 3. Tính tổng bình phương các độ lệch
S = (12,5-18)2 + (12-18)2 + (13,5-18)2 + (23-18)2 + (29-18)2 = 232,5
- Bước 4. Tính ΣTj = 138.
L - Là số các nhóm có hạng bằng nhau;
te - Là số lượng bằng nhau các hạng trong nhóm e
T1 = (33 - 3) = 24; T2 = (23 - 2) + (23 - 2) = 12; T3 = (23 - 2) + (23 - 2) = 12;
T4 = (33 - 3) = 24; T5 = (43 - 4) + (23 - 2) = 66
Bước 5. Tính hệ số nhất trí chung
W = 1 : Hoàn toàn nhất trí với nhau về tất cả các mục tiêu.
W>= 0,75 cách xếp hạng của các chuyên gia được chấp nhận.
Nếu W< 0,75 phải điều chỉnh và đánh giá lại các ý kiến của chuyên gia.
Thay số vào công thức trên, ta có:
Như vậy hệ số nhất trí chung W = 0,79 > 0,75
Tóm lại tổ chức dự báo bằng phương pháp chuyên gia tiến hành ba giai đoạn:
Giai đoạn 1: Dự báo các nhân tố theo phương pháp phỏng vấn cá nhân chuyên gia để hình thành các phương án dự báo theo các nhân tố.
Giai đoạn 2: Tổ chức tấn công trí tuệ có thể theo phương pháp Delphi để hoàn chỉnh và lựa chọn các phương án dự báo nhân tố, các kịch bản xảy ra , lập phiếu lấy ý kiến tập thể chuyên gia.
Giai đoạn 3: Tổ chức lấy ý kiến đánh giá của tập thể chuyên gia về khả năng, mức độ hiện thực của từng phương án dự báo.
II.5. Ưu nhược điểm của phương pháp chuyên gia
II.5.1 Ưu điểm
Thực ra, không có một phương pháp dự báo nào lại đóng vai trò “kép” như phương pháp chuyên gia. Có thể coi đây là phương pháp mang ½ là khoa học và ½ là nghệ thuật và là phương pháp ra đời sớm nhất và lâu đời nhất.
Phương pháp chuyên gia đặc biệt thích hợp để dự báo trong trường hợp sau đây:
Đối tượng dự báo thiếu thông tin, thiếu thống kê đầy đủ toàn diện và đáng tin cậy về hình thức biểu hiện trong thực tế của quy luật vận động của đối tượng đánh giá , dự báo trong quá khứ và hiện tại.
Đối tượng dự báo thiếu hoặc không có cơ sở lý luận thực tiễn chắc chắn bảo đảm cho việc mô tả quy luật vận động của đối tượng bằng cách sử dụng các phương pháp giải thích thực nghiệm và mô hình toán học nói chung.
Đối tượng dự báo có độ bất định lớn, độ tin cậy thấp về hình thức thể hiện, về chiều hướng biến thiên về phạm vi bao hàm cũng như quy mô và cơ cấu.
Đối tượng dự báo chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố, phần lớn là các nhân tố rất khó lượng hoá (như ví dụ trên) đặc biệt là các nhân tố thuộc về tâm lý xã hội (thị hiếu, thói quen, lối sống, đặc điểm dân cư...) hoặc tiến bộ kỹ thuật (phát minh và ứng dụng, “mốt” mới xuất hiện...). Vì vậy trong quá trình phát triển của mình đối tượng tự báo có nhiều đột biến về quy mô và cơ cấu mà nếu không nhờ đến tài nghệ của chuyên gia thì mọi sự mô phỏng trở nên vô nghĩa.
Khi dự báo dài hạn và siêu dài hạn thì phương pháp chuyên gia đặc biệt phát huy ưu điểm của mình (các phương pháp khác không tính đến sự thay đổi lớn của phát minh, ứng dụng khoa học kỹ thuật).
Phương pháp chuyên gia áp dụng tốt trong trường hợp xác định vấn đề xuất phát và các mục tiêu cơ bản của một chương trình nghiên cứu hoặc của đề tài lớn.
Trong hoàn cảnh cấp bách với khoảng thời gian ngắn mà phải lựa chọn một phương án quan trọng, người ta cũng sử dụng phương pháp chuyên gia.
Áp dụng đối tượng dự báo là hoàn toàn mới mẻ (ngành mới), không chịu ảnh hưởng của chuỗi số liệu lịch sử, mà chịu ảnh hưởng của phát minh khoa học.
II.5.2. Nhược điểm
Phương pháp chuyên gia khi sử dụng cần phải kết hợp với các phương pháp dự báo khác, để có thể lựa chọn phương án tối ưu làm kết quả. Mặt khác trong nhiều trường hợp người ta dùng phương pháp chuyên gia để biện luận – hiệu chỉnh kết quả các phương pháp dự báo khác.
Nhược điểm vốn có của phương pháp chuyên gia là tính khách quan bị hạn chế. Các đánh giá thường bị các yếu tố tâm lý, bản lĩnh chuyên gia chi phối. Do đó một nguyên tắc bất di bất dịch trong quá trình trưng cầu phải dấu tên chuyên gia.
Phương pháp chuyên gia đòi hỏi phải xây dựng cho kỳ được nhóm chuyên gia theo từng vấn đề của đối tượng dự báo (thoả mãn về cả yêu cầu số lượng, chất lượng, cơ cấu), thích hợp với từng loại hình doanh nghiệp, từng ngành, từng lĩnh vực, từng cấp và từng địa bàn.
III. Kết luận chung
Ứng dụng phương pháp chuyên gia dự báo các hoạt động phát triển tuy còn gặp phải một số hạn chế như việc lựa chọn được nhiều chuyên gia giỏi trong lĩnh vực dự báo gặp nhiều khó khăn hay khi thu thập ý kiến của chuyên gia lại tản mạn trái ngược nhau sẽ gây trở ngại trong việc xử lý các ý kiến. Tuy nhiên bên cạnh những nhược điểm đó, phương pháp chuyên gia đặc biệt thích hợp trong việc dự báo những vấn đề mới, nhất là đối với lĩnh vực đánh giá tác động môi trường một lĩnh vực liên quan đến nhiều ngành kinh tế và phát triển xã hội.
Một báo cáo đánh giá tác động môi trường không chỉ gồm 1 phương pháp mà nó là tập hợp của nhiều phương pháp và được thực hiện của nhiều chuyên gia liên quan không chỉ chuyên gia môi trường.
IV . Phương pháp Delphi
1. Định nghĩa
Phương pháp Delphi là một trong các phương pháp chuyên gia . Phương pháp Delphi là phương pháp dự báo định tính theo đó ý kiến của các chuyên gia được kết hợp trong một loạt số lần lặp lại. Kết quả của mỗi lần lặp lại được sử dụng cho lần lặp tiếp theo để thu thập được ý kiến chung của các chuyên gia.
« >
Phương pháp này có thể áp dụng cho bất kỳ lĩnh vực nghề nghiệp nào. Nó là một kỹ thuật hỗ trợ nhóm đơn giản và “linh hoạt” dựa trên một “quy trình tương tác nhiều giai đoạn, thiết kế nhằm biến ý kiến thành sự đồng thuận nhóm” (Hasson, Keeney và McKenna, 2000). Trong tình huống quản lý nguồn lợi tự nhiên, nó cho phép nhiều yêu cầu cùng được cân nhắc như nhau và đưa ra ý kiến của nhà chuyên môn trong khi tiến tới sự thống nhất hơn (Taylor và Ryder, 2003). Trong trường hợp nghiên cứu về tương lai, nó được sử dụng như một công cụ để dự báo sự phát xuất hiện nhân tố mới .
*. Cơ sở của phương pháp Delphi
Phương pháp này là một sự áp dụng có hiệu quả sự giao thiệp theo nhóm giữa các chuyên gia ở khắp các nơi có sự khác nhau về mặt địa lý (Adler và Ziglio, 1996) . Kỹ thuật này cho phép các chuyên gia giải quyết được các vấn đề khó khăn hay những nhiệm vụ phức tạp một cách có hệ thống công bằng mà nói thì về cơ bản của phương pháp này là dễ hiểu. phương pháp này bao gồm một chuỗi nối tiếp các bản câu hỏi hoặc được gửi qua mail hoặc thông qua các hệ thống mà đã được máy tính hóa cho một nhóm mà các chuyên gia đã lựa chọn trước. Các bài toán được thiết kế để có thể suy luận ra và xây dựng các câu trả lời của từng cá nhân đối với các vấn đề đã được đặt ra và làm cho các chuyên gia có khả năng đánh giá sự giám sát của họ đối với tiến độ thực hiện công việc của nhóm phù hợp với nhiệm vụ được giao. Điểm chủ yếu của phương pháp ngày nó sẽ khắc phục được những khuyết điểm trong việc hoạt động của các ủy ban quy đưa ra các tiêu chuẩn. theo ông Fowles (1978), các thông tin phản hồi được kiểm soát, và câu trả lời được trình bày theo phương pháp thống kê là đặc điểm tiêu biểu của phương pháp delphi. Sự tương tác theo nhóm trong delphi là ẩn danh. Trong trường hợp đối với những lời bình, những lời dự đoán, và những đại thứ đại loại như vậy không xác nhận những người tạo ra chúng tuy nhiên chúng cũng được giải thích cho nhóm này theo một cách thức như thế này để giữ bí mật cho họ.
Trong quá trình của phương pháp delphi nguyên bản, thì những nhân tố chủ chốt là việc đã và đang xây dựng dòng chảy thông tin, sự phản hồi tói các thành viên, và sự dấu tên cho những người tham gia. Rõ ràng là ,các đặc điểm này có thể sẽ đưa ra những ưu điểm nổi bật so với hội thảo trực tiếp về việc quy ước các tiêu chuẩn. những tương tác giữa các thành viên tham gia được kiểm soát bởi một ban giám đốc hoặc ban giám sát những người có nhiệm vụ lọc ra những tài liệu không liên quan tới mục đích hoạt động của nhóm (martino, 1978). Do đó các vấn đề về thủ tục được bỏ qua một cách hoàn toàn
2. Các bước thực hiện
Fowles (1978) mô tả mười bước sau cho phương pháp Delphi:
“ Formation of a team to undertake and monitor a Delphi on a given subject.”: Hình thành 1 nhóm để thực hiện và theo dõi việc thực hiện phương pháp Delphi với 1 chủ đề ( Nhóm chuyên gia thường trực )
“ Selection of one or more panels to participate in the exercise. Customarily, the panelists are experts in the area to be investigated.” ( Lựa chọn 1 hay nhiều nhóm chuyên gia tham gia vào việc đánh giá , dự báo . Thông thường các chuyên gia có mặt trong khu vực sẽ được mời tham gia)
“Development of the first round Delphi questionnaire “:( xây dựng bản câu hỏi delphi tại vòng đầu tiên)
Testing the questionnaire for proper wording (e.g., ambiguities, vagueness)”.( kiểm tra độ chính xác của từ trong câu hỏi (sự tối nghĩa, sự ang áng …)).
Transmission of the first questionnaires to the panelists.( chuyển bản câu hỏi đầu tiên cho các thành viên
Analysis of the first round responses (phân tích các câu trả lời của vòng đầu tiên)
Preparation of the second round questionnaires (and possible testing) :( . chuẩn bị các bản câu hỏi của vòng thứ hai( và kiểm tra các khả năng có thể xẩy ra)).
Transmission of the second round questionnaires to the panelists (chuyển câu hỏi của vòng hai này cho các thành viên) .
Analysis of the second round responses (Steps 7 to
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- ĐTM_Phương pháp chuyên gia.doc