MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU
Phần I : Tổng quan về ĐTM
Phần II : Mô tả phương pháp sơ đồ mạng lưới
II.1. Nguyên tắc chung
II.2. Phân loại và mô tả phương pháp
Phần III : Đánh giá ưu nhược điểm của phương pháp
III.1 : Ưu điểm của phương pháp
III.2 : Nhược điểm của phương pháp
Phần IV : Các ví dụ về phương pháp mạng lưới
IV.1: Ví dụ PP Mạnglưới cho dự án nạo vét sông hồ (Rorensen-1971)
IV.2: Ví dụ PP Mạng lưới cho Alalyzing Proable Environmental Impact(US.soil Conservation Service 1977)
TÀI LIỆU THAM KHẢO
12 trang |
Chia sẻ: netpro | Lượt xem: 6010 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Đánh giá tác động môi trường - Sơ đồ mạng lưới, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU
Phần I : Tổng quan về ĐTM
Phần II : Mô tả phương pháp sơ đồ mạng lưới
II.1. Nguyên tắc chung
II.2. Phân loại và mô tả phương pháp
Phần III : Đánh giá ưu nhược điểm của phương pháp
III.1 : Ưu điểm của phương pháp
III.2 : Nhược điểm của phương pháp
Phần IV : Các ví dụ về phương pháp mạng lưới
IV.1: Ví dụ PP Mạnglưới cho dự án nạo vét sông hồ (Rorensen-1971)
IV.2: Ví dụ PP Mạng lưới cho Alalyzing Proable Environmental Impact(US.soil Conservation Service 1977)
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Nhóm thực hiện đề tài:
LỜI NÓI ĐẦU: Nguyễn Phương Phúc
Tổng quan về ĐTM: Nguyễn Xuân Tuyển và Phạm Thị Phương
Mô tả phương pháp sơ đồ mạng lưới: Hồ Tuấn Anh
Đánh giá ưu nhược điểm của phương pháp: Phạm Văn Bình, Phạm Thị Phương.
Các ví dụ về phương pháp sơ đồ mạng lưới: Ngô Văn Phúc
LỜI NÓI ĐẦU
Trước thế kỷ 20, con người còn chưa để ý đến ảnh hưởng do chính họat động phát triển của xã hội tới môi trường. Ngày nay, với dân số lớn và kỹ thuật cao, ảnh hưởng của con người lên môi trường đã trở nên trầm trọng và lâu dài, tới mức toàn lục địa hay toàn cầu. Ở những nước đang phát triển và có nhiều dự án lớn thì ảnh hưởng lên môi trường càng mạnh. Rút kinh nghiệm của quá khứ, để giảm bớt sự tàn phá, các nước đều có những luật lệ bảo vệ môi trường. Trước khi thực hiện một dự án lớn, một trong những giai đoạn quan trọng là việc viết một Báo cáo Đánh giá Tác động Môi trường (ĐTM) (Environmental Impact Assessment Report) (EIA). Khởi đầu từ nước Mỹ, sau đó rất hệ thống ĐTM đã được rất nhiều quốc gia ứng dụng. Cùng lúc đó, nhưng nỗ lực quốc tế trong việc phát triển bền vững đã được đẩy mạnh để hỗ trợ những quốc gia đang phát triển. Trong những năm gần đây, khái niệm đánh giá môi trường chiến lược, đặt trong việc xem xét ĐTM ở những bước đầu của việc thiết lập chính sách, trở nên phổ biến và thực tế.
Những hoạt động của con người đã gây ra các nguồn ô nhiễm không khí chính: giao thông, công nghiệp, hoạt động đô thị, khai thác hầm mỏ và rất nhiều thứ khác. Để có thể kiểm soát những hoạt động này nhằm giảm sự ô nhiễm, rất cần thiết phát triển luật pháp và các quy tắc ban đầu là để cấm các hoạt động với những ảnh hưởng lớn đến môi trường, thứ hai là để đưa ra một dạng dự báo ảnh hưởng một dự án có thể có đối với môi trường, bằng cách so sánh những ảnh hưởng này với những chỉ thị chất lượng không khí (tín hiệu hoặc những giá trị xác định). Đó là lý do cần đến Đánh giá tác động môi trường (ĐTM). Đó là một quá trình bao gồm định nghĩa, dự đoán, đánh giá và giảm nhẹ những ảnh hưởng sinh hoạt, xã hội và các khía cạnh liên quan của những hoạt động vì mục đích phát triển , từ đó đưa ra quyết định và cam kết. Mục đích của ĐTM là đảm bảo việc bảo vệ môi trường được quan tâm và kết hợp chặt chẽ với quá trình đưa ra quyết định, để lường trước và tránh, giảm thiểu hoặc bù đắp những ảnh hưởng tới môi trường, để bảo vệ sản xuất và sức chứa của hệ sinh thái và những quá trình sinh học, để đẩy mạnh phát triển bền vững và nắm bắt các cơ hội.
Phần I : Tổng quan về ĐTM
Đánh giá tác động môi trường là một công cụ lập kế hoạch. Mục đích chính của nó là: “đặt môi trường vào đúng vị trí của nó bằng cách đánh giá rõ ràng hậu quả về môi trường của một hoạt động dự kiến trước khi hành động. Khái niệm này có ý nghĩa lâu dài cho tất cả các hoạt động phát triển vì phát triển bền vững phụ thuộc vào bảo vệ nguồn tài nguyên tự nhiên, nền móng cho những bước phát triển về sau.”
Lịch sử của ĐTM, xét là một công cụ hợp pháp, bắt đầu vào cuối năm 1969, khi NEPA (Tổ chức hành động vì môi trường quốc gia) có hiệu lực ở Mỹ. Từ đó, trong một quá trình truyền bá không ngừng, rất nhiều quốc gia và khu vực đã công nhận ĐTM như một công cụ quan trọng.
Mỹ là nước đầu tiên phát triển một hệ thống đánh giá tác động môi trường. Khi Rachel Carson viết cuốn “Mùa xuân im lặng” xuất bản năm 1962, những nhận thức xã hội về các vấn đề môi trường ở Mỹ đã đạt được một tỷ lệ khá cao và phát triển mạnh vào cuối những năm 1960. Với nền tảng xã hội như vậy, tổ chức hành động vì môi trường quốc gia của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ (NEPA) đã được lập ra và lần đầu tiên, việc xem xét đến ĐTM ở những dự án lớn được bắt buộc như một đạo luật. Ảnh hưởng của NEPA trong khái niệm của hệ thống ĐTM được mở rộng và thúc đẩy chính sách ĐTM ở rất nhiều nước châu Âu và chấu Á. Tiếp theo sáng kiến của Mỹ, rất nhiều nước bắt đầu cung cấp hệ thống ĐTM, ví dụ như Australia (1974), Thailand (1975), France (1976), Philippines (1978), Israel (1981) và Pakistan (1983).
Nhìn chung, ĐTM có ảnh hưởng hơn khi được thi hành càng sớm càng tốt, ví dụ như ở thời kỳ hình thành dụ án hay các đạo luật. Khi áp dụng, thời kỳ tiến hành ĐTM, phạm vi và những quá trình của nó thay đổi ở từng nước và từng tổ chức, và mỗi hệ thống có những đặc trưng riêng của họ.
Hoạt động của Liên hiệp quốc bắt đầu từ năm 1982, với sự thông qua của Hiến chương quốc tế về tự nhiên ở Hội đồng Liên hiệp quốc. Hiến chương chỉ ra rằng đánh giá tác động môi trường cần bảo đảm giảm những ảnh ưởng có hại đến tự nhiên, việc đánh giá tự nhiên cần bao gồm những yếu tố cơ bản của tất cả các kế hoạch và được công bố và thảo luận công khai. Chương trình quốc tế về môi trường (UNEP) đã tuân theo quy định này, thiết lập một hội đồng ĐTM cấp cao và đưa ra những hướng dẫn chung, kiểm tra những tiêu chuẩn và mẫu, và đến năm 1987 đưa ra “ Mục đích và quy tắc của Đánh giá tác động môi trường”. 13 quy tắc này tạo điều kiện giới thiệu hệ thống ĐTM ở những nước thành viên cũng như đẩy mạnh sự phát triển của các thủ tục ĐTM quốc tế trong trường hợp một số nước muốn mở rộng ranh giới ảnh hưởng đến các nước khác. Năm 1987, Hiệp đồng thế giới về môi trường và phát triển đã đưa ra bản báo cáo (thường được biết đến như báo cáo Bruntland). Nó đã nhấn mạnh vai trò của ĐTM trong việc đẩy mạnh phát triển bền vững. Nó cũng chỉ ra: “khi một dự án có ảnh hưởng lến đến môi trường, cần xem xét kỹ lưỡng ý kiến của cộng đồng, và quyết được cần được cồng đồng phê chuẩn, có thể bằng một cuộc trưng cầu ý dân”.
Điều luật 17 của Tuyên bố Rio 1992 về môi trường và phát triển là về ĐTM: “Đánh giá tác động môi trường, như một công cụ quốc gia, cần phải đám trách cho những hoạt động có thể có những ảnh hưởng có hại tới môi trường và là một phần của quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền”.
Phần II : Mô tả phương pháp sơ đồ mạng lưới
II.1. Nguyên tắc chung
Phương pháp này có mục đích phân tích các tác động song song và nối tiếp do các hành động của hoạt động gây ra. Sử dụng phương pháp mạng lưới trước hết phải liệt kê toàn bộ các hành động trong hoạt động và xác định mối quan hệ nhân quả giữa những hành động đó. Các quan hệ đó nối các hành động lại với nhau thành một mạng lưới. Trên mạng lưới có thể phân biệt được những tác động bậc 1 do tác động trực tiếp gây ra, rồi tác động bậc 2 do tác động bậc 1 gây ra và lần lượt các tác động bậc 3, bậc 4… Các chuỗi tác động đó cuối cùng dẫn về các tác động cuối cùng, hiểu theo nghĩa là những sự việc có lợi hoặc hại cho tài nguyên và môi trường.
Do nắm được quan hệ nhân quả và liên quan của nhiều hành động và tác động trên mạng lưới, ta có thể dùng phương pháp này để xem xét các biện pháp phòng tránh hạn chế các tác động tiêu cực đến tài nguyên môi trường.
Nguyên tắc cơ bản là bắt đầu với danh sách những hoạt động của dự án. Từ đó tạo ra mạng liên hệ giữa nguyên nhân - điều kiện - hậu quả của những hoạt động.
Đây là phương pháp cơ bản có thể thấy được những tác động có thể xảy ra do từng hoạt động của dự án. Kết quả sẽ cung cấp một dạng sơ đồ đường để xác định những ảnh hưởng tiếp theo.
Ý kiến được bắt đầu từ hoạt động của dự án và xác định những dạng ảnh hưởng có thể xảy ra đầu tiên. Bước tiếp theo là chọn những tác động có thể dẫn đến hậu quả tiếp theo. Quá trình này được lập lại cho đến khi tất cả những tác động có thể xảy ra được xác định.
Phương pháp mạng lưới nảy sinh từ những kinh nghiệm nghiên cứu về dòng năng lượng và cân bằng năng lượng trong các hệ sinh thái. Sau đó được vận dụng rộng rãi vào việc phát triển các vùng ven biển nhằm giải quyết mâu thuẫn giữa các yêu cầu sử dụng của các ngành kinh tế khác nhau và ngăn chặn xu thế thoái hóa tài nguyên tại các vùng này.
Trở ngại chủ yếu của phương pháp là việc thiết lập mạng liên kết giữa nguyên nhân, điều kiện và hậu quả bởi nó cần chi tiết mức độ cần thiết cho việc đưa ra những quyết định. Trong trường hợp những thay đổi về môi trường đã được mô tả một cách chi tiết, và tất cả những khả năng trong mối liên hệ đã được chỉ ra. Kết quả mạng lưới tác động có thể quá dày đặc và phức tạp.
II.2.Phân loại và mô tả phương pháp
* Giới thiệu một số phương pháp sơ đồ mạng lưới:
+Phương pháp sơ đồ mạng lưới cơ bản: Trên đó chỉ cho thấy được nguyên nhân và con đường dẫn đến những hậu quả tích cực hoặc tiêu cực tới môi trường Phương pháp này chỉ là một sơ đồ mạng lưới dựa trên nghiên cứu về dòng năng lượng và cân bằng dòng năng lượng trong hệ sinh thái. Chưa thể hiện rõ được vai trò của từng yếu tố tới hậu quả đó yếu tố nào là chủ yếu.
Dưới đây là một ví dụ đơn giản nhất về sơ đồ mạng lưới hình cây tác động
Trong đó có liệt kê từ hoạt động dự án (project action) đến tác động bậc 1(Primary impact), tác động bậc 2 và các tác độn tiếp theo.
+Một phương pháp sơ đồ mạng lưới thông dụng hiện nay là sử dụng phương pháp ma trận ở dạng trực quan hơn dưới dạng biểu đồ. Các chỉ số đánh giá được đưa vào các bậc tác động. Sơ đồ mạng được đưa vào dưới dạng hình cây, hay hình chuỗi các tác động nên phương pháp này còn có các tên gọi khác như 'relevance', 'impact tree' hay 'sequence diagram' (Cây tác động hay sơ đồ chuỗi).
Bộ môi trường Mĩ đã đưa ra chỉ số hóa cây tác động để có thể phản ánh chính xác và chi tiết hơn. Các bước để đánh giá chỉ số được tiến hành như sau:
Bước 1: Sử dụng phương pháp ma trận để gán những chỉ số tác động lên mỗi bậc của sơ đồ chuỗi. Và các chỉ số đó phải được thể hiện trên cây tác động này
Bước 2: Đánh giá xác suất xảy ra các biến cố trên từng nhánh của cây tác động này.
Bước 3: Tính tổng điểm của tất cả các bậc trên tất cả các nhánh. Từ đó đưa ra các đánh giá tác động của dự án tới tác động môi trường.
Xem xét ví dụ sau:
A là một hoạt động của dự án gây ra các tác động tiếp theo từ bậc một đến bậc 3
Có 4 nhánh tác động trong hình:
A1 → A1.1 → A1.1.1
A1 → A1.1 → A1.1.2
A2 → A2.1
A2 → A2.2 → A2.2.1
Các nhánh sẽ được tính điểm như sau:
Đầu tiên chúng ta sẽ phải tính điểm từng nhánh (goi là Pi với i là số thứ tự của nhánh từ 1 - 4):
M(X): Được cho điểm theo mức độ tác động của nó tới môi trường (Cách cho điểm tương tự như của phương pháp ma trận). Nếu tác động đó là tốt thì điểm đó là điểm (+) , nếu là tác động tiêu cực điểm đó là điểm (-).
I(X): Tầm quan trọng của tác động
M(A1). I(A1) + M(A1.1). I(A1.1) + M(A1.1.1). I(A1.1.1)
M(A1). I(A1) + M(A1.1). I(A1.1) + M(A1.1.1). I(A1.1.2)
M(A2). I(A2) + M(A2.1). I(A2.1)
M(A2). I(A2) + M(A2.2). I(A2.2) + M(A2.2.2). I(A2.2.2)
Tổng điểm của hoạt động A sẽ được tính bằng tổng điểm các nhánh trong hoạt động này:
∑Pi với i = 1- 4
Chúng ta xem xet một nhánh của dự án xây dựng đại lộ:
Hoạt động doanh nghiệp Mất Gia tăng Gia tăng
Dự án đường → bị di rời → việc → thất → phúc lợi
Cao tốc nghiệp xã hội
Điểm của nhánh được tính như sau:
(-4).5 + (-3).6 + (-1).7 + (-1).1 = -46
Chỉ số mức độ tác động và tầm quan trọng được cho tương ứng. Ngoài ra để phản ánh chính xác chúng ta còn phải xét đến xác suất dẫn tới 4 tác động này lần lượt là (1.0,1.0,1.0,0.1).
Xác suất của nhánh lúc này là: 1,0.1,0.1,0.0,1 = 0,1
Kết quả cần tính là: (-46).0,1 = - 4,6
Tương tự nếu dự án có nhiều hoạt động tổng điểm của dự án sẽ là tổng điểm các hoạt động.
Phần III : Đánh giá ưu nhược điểm của phương pháp
III.1 : Ưu điểm của phương pháp
Mục đích của phưong pháp này là phân tích tác động song song và nối tiếp do các hành động của hoạt động gây ra. Phương pháp này phải liệt kê các hành động trong hoạt động và xác định mối quan hệ nhân quả giữa các hành động đó nên có thể phân tích được nhưũng tác động nhiều bậc và tác động cuối cùng, nên thấy rõ được những hành động đó cuối cùng có tac động tốt hay xấu như thế nào đến tài nguyên và môi trường. Vì thế có thể phát huy những hành động tích cực hạn chế hay phòng tránh được những tac động đến tài nguyên và môi trường. Phương pháp này cho biêt nguyên nhân và con đường dẫn tới những hậu quả tiêu cực tới môi trường, từ đó có thể đề xuất các biện pháp phòng tránh ngay khâu quy hoạch,thiết kế hoạt động phát triển. Cho thấy một cái nhìn tổng quát về tác động lẫn nhau giữa các hoạt động. Từ một hành động ban đầu hay trung gian có thể nhìn thấy ngay được tác động bậc sau đó hay tác động cuối cùng.
III.2 : Nhược điểm của phương pháp
Phải liệt kê toàn bộ các hành động trong hoạt động nên phức tạp cầu kỳ
Không phân biệt được tác động trước mắt và tác động lâu dài
Chưa thể dùng để phân tích các tác động xã hội, các vấn đề về thẩm mỹ
Một hành động có thể là yếu tố tác động đến nhiều nhân tố chịu tác động, và một nhân tố chịu tác động có thể chịu tác động của nhiều yếu tố khác nhau nên việc xây dựng mạng lưới là khó khăn và phức tạp, điều quan trọng là phải tìm ra đâu là tác động chính,
đâu là nguyên nhân chính, và nhân tố chịu tác động chính
So với phương pháp ma trận thì phương pháp này không phân tích được một cách tường minh các tác động của hành động lên các nhân tố vì không cho điểm.
Chưa phân tích được mức độ tác động nặng nhẹ bao nhiêu.
Phần IV : Các ví dụ về phương pháp mạng lưới
IV.1: Ví dụ PP Mạnglưới cho dự án nạo vét sông hồ (Rorensen-1971)
IV.2: Ví dụ PP Mạng lưới cho Alalyzing Proable Environmental Impact(US.soil Conservation Service 1977)
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1)Đánh giá tác động môi trường (Phương pháp luận và kinh nghiệm thực tiễn) NXB Khoa học kĩ thuật
2) US.Soil Conservation Service 1977
3) Rorensen-1971
4) Conducting Environmental Impact Assessment in Developing Countries (UNU, 1999, 375 pages)
5)
6) Guidelines for Environmental Impact Assessment in Development Assistance, FINNIDA, 1989.
7) Environmental impact Assessment (R.R.Barthwal) theo nguồn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- ĐTM_PP Sơ đồ mạng lưới.doc