Ngoài ra, sau CPH thì sự nhìn nhận và ứng xử của nhiều cơ quan, đối tác đối với công ty cổ phần là có sự khác biệt, làm nảy sinh hàng loạt những vấn đề hậu CPH như không xác lập được quyền sở hữu tài sản của DN, quản trị kinh doanh ít thay đổi, không còn được tín chấp vay ngân hàng, thủ tục đi nước ngoài khó khăn hơn., gây trở ngại cho DN. Nói chung, sau khi DNNN CPH, không có một cơ quan nào đứng ra theo dõi, giúp đỡ DN tháo gỡ khó khăn.
Mặc dù chúng ta đã thực hiện chủ trương công ty hoá, nhưng ở nhiều nơi vẫn nhìn và đối xử với công ty cổ phần không khác gì DNNN trước đây. Thậm chí, cơ quan quản lý nhà nước còn can thiệp nhiều vào DN, thể hiện qua việc quản lý cán bộ, quản lý chi phí, chỉ đạo phương hướng sản xuất, kinh doanh. Bên cạnh đó, việc sử dụng một số DNNN lớn làm công cụ điều tiết bình ổn giá của Nhà nước, nhưng không có cơ chế bù trừ gì cho DN và có những điều không phù hợp với cơ chế thị trường, gây khó khăn cho hoạt động kinh doanh của DN.
20 trang |
Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 1671 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Đánh giá thực trạng công tác cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước và các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đẩy quá trình ra đời, phát triển thị trường chứng khoán VN. CPH mang lại cho các DN cơ chế quản lý năng động, hiệu quả (một điều tra cho thấy các DN CPH bình quân giảm được 25% chi phí gián tiếp). Bên cạnh đó, CPH cũng tạo những điều kiện vật chất và pháp lý để người lao động - cổ đông nâng cao vai trò làm chủ.
Cổ phần hóa đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp thu hút vốn đầu tư, lành mạnh hóa tài chính doanh nghiệp, giúp hoạt động kinh doanh tốt hơn, các chỉ tiêu chủ yếu đều tăng trưởng khả quan. Sau khi chuyển sang công ty cổ phần, hầu hết các doanh nghiệp đều hoạt động có hiệu quả hơn; vốn điều lệ tăng từ 44% so với trước khi cổ phần hóa, doanh thu tăng 23,6%, lợi nhuận tăng tới 139%, thu nhập người lao động tăng 11,8%, mức trả cổ tức cho các cổ đông bình quân đạt 17%...
Đặc biệt một số doanh nghiệp sau khi cổ phần hóa, vốn điều lệ đã tăng từ 7 đến 10 lần, thậm chí có trưởng hợp tăng tới 30 lần. Cụ thể như vốn điều lệ Công ty cổ phần Bảo vệ thực vật An Giang tăng 7 lần, của Công ty cổ phần Cơ điện lạnh tăng 13 lần, Công ty cổ phần Đại lý liên hiệp vận chuyển tăng tới 30 lần… Đây là những động lực cụ thể nhất cho quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước trong thời gian tới. Ngoài ra, thông qua việc thực hiện cổ phần hóa, đa dạng hóa sẽ thay đổi tận gốc phương thức quản lý trong các doanh nghiệp nhà nước trước đây để áp dụng phương thức quản lý mới, tự chủ hơn, linh hoạt và trách nhiệm hơn.
Tính đến cuối năm 2005, cả nước đã thực hiện cổ phần hóa được 3.107 doanh nghiệp và đơn vị phụ thuộc của công ty nhà nước. Trong đó có 1.245 công ty được chuyển đổi từ bộ, ngành Trung ương, 1.826 công ty được chuyển đổi từ các công ty thuộc UBND cấp tỉnh.
Những kết quả trên đã khẳng định tính đúng đắn của Nghị quyết TW3 khóa 9. đặc biệt sau khi có nghị quyết TW9 khoá 9, đã tạo được sự thống nhất cao trong tư tưởng nhận thức của cán bộ, đảng viên, công nhân viên, nhân dân và được dư luận quốc tế đồng tình; cho thấy đa dạng hoá sở hữu trong kinh tế, phát triển kinh tế nhiều thành phần đang là động lực thúc đẩy nền kinh tế nước ta phát triển và có khả năng cạnh tranh hội nhập.
Thông qua việc bán đấu giá lần đầu 720.000 cổ phần của Công ty Sữa Việt Nam (Vinamilk), Nhà nước thu thêm được 39,6 tỷ đồng, bình quân tăng 55% so với mệnh giá; Công ty Bảo hiểm TP.HCM bán đấu giá 434.000 cổ phần lần đầu thu thêm được 30 tỷ đồng, tăng 223% so với mệnh giá. Đó là những ví dụ sinh động về kết quả cổ phần hoá (CPH) các doanh nghiệp nhà nước (DNNN) gần đây.
Trong năm 2005, Tp.HCM đã hoàn thành cổ phần hoá 55 doanh nghiệp, vượt 5 doanh nghiệp so với chỉ tiêu của Chính phủ. Thành phố cũng sắp xếp và chuyển đổi 19 doanh nghiệp sang công ty TNHH 1 thành viên, và thông qua đề án chuyển 17 Tổng Công ty và công ty lớn sang hoạt động theo mô hình Công ty mẹ-công ty con. Như vậy, qua 5 năm thực hiện chương trình sắp xếp, đổi mới các doanh nghiệp Nhà nước, Tp.HCM đã sắp xếp và chuyển đổi 285 doanh nghiệp, trong đó có 172 doanh nghiệp được cổ phần hóa, đi đầu cả nước trong công tác đổi mới doanh nghiệp. Các doanh nghiệp sau cổ phần hóa đều đạt hiệu quả rõ rệt trong sản xuất kinh doanh và thực hiện được các mục tiêu đề ra, tạo ra nhiều loại hình sở hữu trong đó người lao động thực sự giữ quyền làm chủ.
II.2 Những tồn tại, vướng mắc:
Nhìn chung, công tác sắp xếp đổi mới DNNN vẫn bộc lộ nhiều yếu kém, việc sắp xếp, đổi mới, nhất là CPH DNNN theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 3 chậm so với mục tiêu đề ra. Trong khi việc sắp xếp lại các DNNN đạt 81% thì CPH DNNN chỉ đạt gần 63%. Sáu tháng đầu năm 2004 chỉ đạt 20%. Hơn nữa, CPH thực hiện hầu hết ở các DN vừa và nhỏ, mới chỉ gần 6% số vốn có tại DNNN được CPH.
Tiến trình CPH hiện nay vẫn còn rất nhiều hạn chế, tồn tại cần khắc phục: Tốc độ chậm, quy mô nhỏ, nhiều vướng mắc, lúng túng cả trong lý luận lẫn thực tiễn, quyền lợi của người lao động chưa được đảm bảo, cả những tiêu cực trong việc biến vốn nhà nước thành vốn của một nhóm người ở một số nơi...
II.2.1 Tư tưởng và nhận thức chưa được nhất quán trong các cấp, ngành và cơ sở
Nhiều cấp bộ Đảng mới dừng lại ở mức phổ biến nghị quyết, chưa tổ chức học tập nghiên cứu sâu để đảng viên thấy hết yêu cầu cần thiết và lợi ích của việc CPH DNNN. Tâm lý hoài nghi, lo lắng trong cán bộ công nhân viên rất phổ biến. Một bộ phận cán bộ lãnh đạo DNNN, các cấp chủ quản còn chần chừ do dự, sợ mất quyền, mất lợi ở doanh nghiệp.
II.2.2 Rào cản về chính sách:
Các văn bản hướng dẫn thực hiện Nghị định 64/2002/NĐ-CP chậm, còn bộc lộ nhiều khó khăn cho DN như: Việc bán tối thiểu 30% số cổ phần còn lại ra ngoài DN qua các đơn vị tài chính trung gian; việc xác định giá trị DN rất phức tạp, thủ tục rườm rà. Các chỉ thị, thông tư và quy định của các cấp, các ngành thiếu thống nhất, nhiều chỗ không phù hợp với Nghị định 64 của Chính phủ cũng đang là ách tắc.
Quy trình CPH còn rườm rà, phức tạp, cứng nhắc, chưa gắn được với cải cách hành chính làm cho các DN, TCty thậm chí tỉnh, bộ cũng bị động.
Chủ trương của Đảng đề ra là người lao động phải có cổ phần để phát huy vai trò làm chủ trực tiếp tại công ty, nhưng trên thực tế, ở nhiều nơi người lao động lại bán “chui” cổ phần ưu đãi và hiện nay quy định của Nhà nước cũng không cấm việc này
II.2.3 Thiếu minh bạch trong tiến trình CPH
Tài chính trong DNNN khi thực hiện CPH không rõ ràng, công nợ nhiều doanh nghiệp không đối chiếu được, lỗ lãi không rõ, không xác định được nguyên nhân.
Nhìn về mặt chất, các DNNN khi thực hiện CPH còn bộc lộ một số vấn đề sau: Mới có 8% cổ phần do cổ đông bên ngoài, cán bộ công nhân viên chiếm 54%, Nhà nước 38% thì thực chất vẫn là CPH khép kín. Chưa thu hút được nhà đầu tư chiến lược, chưa thay đổi được cơ bản phương thức quản trị DN. Vì vậy mục tiêu được nêu trong nghị quyết TW3 là chưa đạt. Chỉ 6% vốn nhà nước trong các DNNN được đem ra CPH, chủ yếu bằng hình thức bán bớt vốn nhà nước và CPH các công ty nhỏ, kém hiệu quả. Vì vậy, tính hấp dẫn chưa cao. Cần tổng kết rút kinh nghiệm về loại hình DN CPH mà Nhà nước giữ trên 50% cổ phần chi phối xem hiệu quả thực của nó thế nào? Vì đây là loại hình DN mà sự quản lý của Nhà nước sẽ lỏng hơn nhiều, sự giám sát của cổ đông không cao. Do đó dễ có khả năng phát sinh tiêu cực chưa lường được.
Bên cạnh đó, trong tiến trình CPH hiện vẫn còn không ít tồn tại. Điển hình như việc CPH "khép kín" mà dư luận đã hơn một lần đả phá. Rất nhiều DN thuộc diện Nhà nước không cần nắm giữ vốn chi phối nhưng các bộ, ngành vẫn kiên quyết nắm giữ, phổ biến nhất là trong các TCty thuộc Bộ Xây dựng và Bộ GTVT (Bộ GTVT có tới 82% số DN đã CPH nhà nước vẫn nắm giữ vốn chi phối).
Việc thu hút cổ đông ngoài DN mới chỉ chiếm hơn 15% vốn điều lệ và chưa rộng rãi. Các cổ đông chiến lược - những nhà đầu tư có tiềm lực - vẫn rất khó có cơ hội mua CP. Có tới 860 DN đã CPH (chiếm 38,4%) không có CP bán ra ngoài DN.
Điển hình là tỉnh Hải Dương 28/28, Bộ Thương mại 36/59 DN không bán CP ra bên ngoài. CPH khép kín tất yếu dẫn tới hiện tượng định giá DN thấp so với giá thị trường, gây thất thoát tài sản nhà nước. Tính minh bạch trong tiến trình CPH của nhiều DN vẫn là điều khiến chúng ta phải nghi ngờ.
II.2.4 Khó khăn trong định giá doanh nghiệp
Thứ nhất, về mặt phương pháp. Theo quy định hiện hành, có hai cơ chế định giá được phép áp dụng là thành lập Hội đồng định giá hoặc thuê công ty tư vấn định giá độc lập. Thành viên hội đồng định giá là cán bộ đại diện của nhiều cơ quan quản lý Nhà nước khác nhau: sở tài chính, sở KH-CN, Uûy ban nhân dân,…vì thế ý kiến đánh giá của họ không phải bao giờ cũng thống nhất và có thể bị nghiêng về những mục tiêu quản lý riêng. Do đó, định giá theo cơ chế này thường không phản ánh được giá trị thực tế của DNNN. Hơn nữa, mâu thuẩn về quyền lợi giữa DNNN với các cơ quan quản lý nhiều khi làm cho việc định giá chậm được thống nhất. Việc sử dụng công ty tư vấn độc lập để định giá tỏ ra có hiệu quả hơn nhưng vẫn có những hạn chế trong việc xác định giá trị tài sản vô hình như thương hiệu hay lợi thế kinh doanh. Hơn nữa, hầu hết các công ty tư vấn độc lập của Việt Nam vẫn chưa đủ kinh nghiệm và trình độ để định giá các DNNN lớn và phức tạp. Về mặt kỹ thuật, tuy trên thế giới có nhiều phương pháp định giá nhưng theo quy định của Bộ Tài chính chỉ có hai phương pháp được phép áp dụng là tài sản ròng và dòng tiền chiết khấu. Hai phương pháp này được quy định kèm theo các công thức tính toán cố định. Điều này hạn chế việc tìm kiếm và áp dụng những phương pháp định giá phù hợp hơn.
Thứ hai, là việc tính giá trị quyền sở hữu đất khi định giá. Quyền sở hữu đất của nhiều DNNN tính theo giá thị trường là rất lớn, thậm chí có thể còn lớn hơn cả giá trị của tất cả các tài sản khác của doanh nghiệp. Nếu không tính đến giá trị quyền sở hữu đất thì DNNN có thể bị định giá quá thấp. Vì vậy, Nhà nước đã có chủ trương thực hiện tính giá trị quyền sở hữu đất khi định giá DNNN để cổ phần hóa. Tuy nhiên thực hiện chủ trương này trên thực tế còn rất nhiều khó khăn do thiếu những quy định cụ thể, chưa có thị trường cũng như các tổ chức định giá chuyên nghiệp. Lãnh đạo các DNNN chuẩn bị cổ phần hóa thường không đồng tình với chính sách tính giá trị quyền sở hữu đất khi định giá để cổ phần hóa vì làm như vậy sẽ đẩy giá cổ phần của các DNNN cổ phần hóa lên quá cao, làm cho họ bất lợi hơn các doanh nghiệp khác và không hấp dẫn các nhà đầu tư tiềm năng. Các doanh nghiệp nhà nước và tư nhân khác, theo Luật đất đai sửa đổi, vẫn được quyền lựa chọ hình thức thuê đất nên không phải tính giá trị quyền sở hữu đất vào giá trị doanh nghiệp, do đó hấp dẫn các nhà đầu tư hơn.
Thứ ba, là khó khăn trong việc định giá tài sản vô hình. Một số DNNN lớn, hoạt động tốt như Vinamilk, Bảo Minh, Vietcombank,… đều có thương hiệu và tên tuổi nổi tiếng, tài sản vô hình có thể có giá trị không kém các tài sản hữu hình. Mặc dù Bộ tài chính đã quy định công thức tính giá trị lợi thế kinh doanh của các DNNN nhưng các công thức này khó áp dụng trên thực tế. Vấn đề này đặc biệt nghiêm trọng đối với các DNNN lớn trong các ngành dịch vụ như bảo hiểm, ngân hàng, tư vấn. Nhiều quan điểm cho rằng phương pháp định giá tốt nhất trong những trường hợp này là đấu giá công khai. Song một số DNNN lo ngại rằng đấu giá công khai chỉ thu hút các nhà đầu tư cá nhân nhỏ lẻ chứ không giúp họ đạt được mục tiêu chính khi cổ phần hóa là đem lại những định chế đầu tư chiến lược để đóng góp kinh nghiệm quản lý và chiến lược kinh doanh cho doanh nghiệp. Vì thế có rất nhiều tranh luận xung quanh việc tìm ra giải pháp định giá tài sản vô hình cho phù hợp, đặc biệt là đối với các DNNN lớn.
Thứ tư, là định giá phần góp vốn của DNNN trong liên doanh. Nhiều DNNN có vốn góp tham gia liên doanh gặp khó khăn trong việc xác định phần vốn góp này khi cổ phần hóa. Trong nhiều trường hợp, DNNN góp vốn bằng quyền sở hữu đất, và một số DNNN giờ đây thừa nhận rằng quyền sở hữu đất đó có thể đã được định giá quá cao khi thành lập liên doanh. Một vấn đề khác là phần lớn các liên doanh đều phát sinh lỗ trong những năm đầu hoạt động, do vậy nếu tính giá trị phần vốn góp tại thời điểm DNNN cổ phần hóa thì phần vốn góp đó thường bị thấp hơn so với số liệu ban đầu khi thành lập liên doanh. Trong những trường hợp này, cơ quan tài chính không chấp nhận xác định giá trị phần vốn góp liên doanh theo sổ sách tại thời điểm cổ phần hóa nhưng cũng chưa tìm ra được một giải pháp định giá nào hợp lý. Hiện nay có rất nhiều DNNN có vốn góp liên doanh với nước ngoài chưa thể cổ phần hóa vì lý do này.
Ngoài ra một số quy định khác về cổ phần hóa có thể gây cản trở cho việc định giá. Rất nhiều DNNN phàn nàn rằng các quy định về xác định giá trị các khoản phải thu khó đòi của Bộ tài chính là quá cứng nhắc, ví dụ như chỉ được phép xóa nợ khi chứng minh được con nợ đã chết hoặc phá sản. Do vậy, có những DNNN buộc phải tính các khoản phải thu hầu như không có khả năng thu hồi vào giá trị tài sản của doanh nghiệp để cổ phần hóa. Trong khi đó, các ngân hàng thương mại quốc doanh cũng không xóa các khoản nợ đã bị quá hạn hoặc treo cho những DNNN này. Kết quả là những DNNN đó có thể bị định giá quá cao nên gặp rất nhiều khó khăn trong việc huy động cổ đông.
II.2.5 Môi trường kinh doanh chưa bình đẳng
Ngoài ra, sau CPH thì sự nhìn nhận và ứng xử của nhiều cơ quan, đối tác đối với công ty cổ phần là có sự khác biệt, làm nảy sinh hàng loạt những vấn đề hậu CPH như không xác lập được quyền sở hữu tài sản của DN, quản trị kinh doanh ít thay đổi, không còn được tín chấp vay ngân hàng, thủ tục đi nước ngoài khó khăn hơn..., gây trở ngại cho DN. Nói chung, sau khi DNNN CPH, không có một cơ quan nào đứng ra theo dõi, giúp đỡ DN tháo gỡ khó khăn.
Mặc dù chúng ta đã thực hiện chủ trương công ty hoá, nhưng ở nhiều nơi vẫn nhìn và đối xử với công ty cổ phần không khác gì DNNN trước đây. Thậm chí, cơ quan quản lý nhà nước còn can thiệp nhiều vào DN, thể hiện qua việc quản lý cán bộ, quản lý chi phí, chỉ đạo phương hướng sản xuất, kinh doanh... Bên cạnh đó, việc sử dụng một số DNNN lớn làm công cụ điều tiết bình ổn giá của Nhà nước, nhưng không có cơ chế bù trừ gì cho DN và có những điều không phù hợp với cơ chế thị trường, gây khó khăn cho hoạt động kinh doanh của DN.
II.2.6 Chất lượng CPH chưa cao
Tuy vậy, vẫn phải thừa nhận rằng tỉ trọng vốn của các DN CPH trong khối DNNN vẫn còn quá khiêm tốn (17.700 tỉ đồng, chỉ bằng 8,2% tổng vốn của toàn bộ khối DNNN). Vốn huy động ngoài xã hội chỉ chiếm 53,4%, chưa tương xứng với tiềm năng.Trong hơn mười năm qua, chúng ta phần nhiều chỉ CPH các DNNN quy mô nhỏ, nên tuy số lượng thì nhiều, nhưng đồng vốn lại chẳng bao nhiêu. Đối với một số "đại gia" như Điện lực, Dầu khí, Bưu chính viễn thông - những người nắm giữ những khoản vốn khổng lồ của Nhà nước, hầu như quá trình CPH mới chỉ bắt đầu...
Số lượng DN CPH thì nhiều nhưng số vốn đưa ra CPH chỉ mới chiếm 6,3% tổng vốn của Nhà nước tại DN (khoảng 240.000 tỉ đồng). Số DN có vốn trên 10 tỉ, chỉ chiếm 13%. CPH còn mang tính chất "khép kín": Không chỉ số vốn đưa ra CPH còn nhỏ, mà Nhà nước còn giữ lại trong đó một tỉ lệ khoảng 45,6%, CBCNV giữ 39,3%, cổ đông bên ngoài chỉ giữ 15,1%. Số lượng DN CPH được Nhà nước giữ CP chi phối (trên 50%) chiếm đến 27,4%. Tỉ lệ cổ phần bán giá ưu đãi rất cao, tỉ lệ đem bán đấu giá lại quá thấp, vừa gây thất thoát cho Nhà nước, vừa không tạo điều kiện cho công chúng tham gia. Sự thất thoát tài sản nhà nước cho đến nay chưa ai có thể đánh giá đầy đủ. Vấn đề này vẫn còn nằm ngoài tầm kiểm soát của Ban chỉ đạo Đổi mới & Phát triển doanh nghiệp. Một nguyên nhân nữa gây thất thoát là cách xác định giá trị tài sản DN thời gian qua còn cứng nhắc, chưa tính được giá trị vô hình như thương hiệu, lợi thế đất đai...
CPH DNNN so với yêu cầu đổi mới vẫn còn chậm. Việc thu hút các cổ đông ngoài DN còn hạn chế. Nhà nước còn chiếm tỉ trọng lớn trong vốn điều lệ ở nhiều DN đã làm hạn chế sự đổi mới trong quản trị Cty, phương pháp quản lý, lề lối làm việc, tư duy quản lý vẫn còn như DNNN.
Việc đấu giá DNNN ở Kiến An (Hải Phòng) đã cho kinh nghiệm rất quý báu, giá khởi điểm 854 triệu nhưng đấu giá lên tới 4,6 tỉ cộng 2 tỉ nhận nợ là 6,6 tỉ, tăng 8 lần so với giá khởi điểm; thực chất là mua quyền sử dụng 1,6ha đất ở Kiến An. Vì lâu nay ta không đưa giá trị quyền sử dụng đất vào giá trị doanh nghiệp, đã làm thiệt thòi cho Nhà nước và gây ra bao nhiêu vụ kiện rất phức tạp. Nhà nước không tính giá trị quyền sử dụng vào giá trị DNNN nhưng thị trường vẫn cứ tính. Khi người lao động nắm giữ CP thì không thể cấm họ bán CP, vì lẽ, họ có quyền sở hữu tài sản, nếu cấm, họ hoàn toàn có thể thế chấp CP để "vay" tiền, sau đó uỷ quyền cho "người cho vay" đi họp ĐHĐCĐ.
Thực tế vừa qua nhiều người lao động đã bán CP với giá gấp 5,7 lần giá sàn, có lẽ ít người lao động nghĩ đến quản trị một công ty CP thế nào cho tốt, có lẽ cái họ thường nghĩ đến là mua được rẻ để bán đắt. Do vậy NQ 34 NQ/TW đã quy định "giá trị DNNN CPH có giá trị QSD đất về nguyên tắc phải do thị trường quyết định", thiết nghĩ quy định này sẽ cơ bản xoá được sự chênh lệch giá CP hiện nay.
II.2.7 Khó khăn khi thực hiện CPH các doanh nghiệp lớn
Hiện nay khi thực hiện các CPH các TCty và các DN quy mô lớn thì nhiều khó khăn mới đang đặt ra. Trước hết, khung pháp lý (kể cả Nghị định 64 của Chính phủ) phải sửa đổi phương pháp CPH, không thể áp dụng như trước đây đối với DN vừa và nhỏ. Nhất là các vấn đề phát hành cổ phiếu, trái phiếu trên thị trường chứng khoán, vai trò cổ đông thiểu số, quản lý của Nhà nước đối với TCty cổ phần, giá trị quyền sử dụng đất, thương hiệu và thương quyền.
Đối với các NHTMNN, việc thực hiện CPH còn gặp khó khăn hơn vì đây là lĩnh vực hết sức nhạy cảm. Giải thích nguyên nhân của những khó khăn này, TS Lê Hoàng Nga (Học viện Ngân hàng) nhấn mạnh: Trong hệ thống tài chính VN, các NHTM giữ trọng trách chi phối các dòng vốn của nền kinh tế và phải gánh chịu phần lớn các rủi ro của nền kinh tế do ít có tính chuyển đổi. NHTMNN lại nắm giữ tới 70-80% các luân chuyển vốn và 90% nguồn vốn cung ứng cho các hoạt động kinh tế nên trọng trách lớn và áp lực rủi ro cũng lớn.
Trong khi đó, hành lang pháp lý để điểu chỉnh về CPH có nhiều điểm không phù hợp với các NHTMNN. Ông Lê Xuân Nghĩa dẫn ra ví dụ cụ thể: Các NHTMNN không thuộc diện áp dụng Quyết định 58/2002/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về ban hành tiêu chí, danh mục phân loại DNNN và tổng công ty nhà nước. Nghị định 64/2002/NĐ-CP về việc chuyển DNNN thành công ty cổ phần yêu cầu doanh nghiệp có trách nhiệm đối chiếu, xác nhận, thu hồi và xử lý các khoản nợ phải thu trước khi CPH. Nhưng việc đối chiếu này là không thể thực hiện được do mỗi NHTMNN có hàng vạn khách hàng vay vốn.
Quy định về xử lý nợ trong Nghị định 64 cũng không thực hiện được do nợ quá hạn theo tiêu chuẩn quốc tế tại các NHTMNN rất lớn, trong khi Chính phủ lại chưa có cơ chế tài chính bù đắp tổn thất trong xử lý những khoản nợ không có khả năng thu hồi tại các NHTMNN trước khi CPH.
Quy định "thoả thuận với các chủ nợ để chuyển nợ thành vốn góp cổ phần" theo tại điều 11, Nghị định 64 cũng không khả thi, vì hoạt động ngân hàng rất nhạy cảm, nếu thủ tục xử lý quá phiền hà dễ dẫn đến việc rút tiền của người gửi, gây đổ vỡ ngân hàng. Trong khi đó, Thông tư 79/2002/TT-BTC của Bộ Tài chính về hướng dẫn xác định giá trị doanh nghiệp khi chuyển thành công ty cổ phần có nhiều điểm không phù hợp với đặc điểm của ngân hàng, nhất là việc đánh giá và xác định chất lượng các khoản cho vay, đầu tư...
III. CÁC GIẢI PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH TIẾN TRÌNH CỔ PHẦN HOÁ DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC TRONG GIAI ĐOẠN 2006 – 2010.
Những khó khăn chủ quan nêu trên cộng thêm tác động của các yếu tố khách quan như môi trường kinh doanh chịu tác động của khủng hoảng tài chính tiền tệ và các hệ quả của cơ chế quản lý kiểu cũ chưa khắc phục được hết đã làm cho quá trình CPH trong những năm qua và trong thời gian tới không thể diễn ra suôn sẻ. Vì thế đòi hỏi chúng ta phải cố gắng và quyết tâm cao, có cách làm phù hợp để có thể hoàn thành cơ bản chương trình CPH DNNN.
III.1 Nhất quán nhận thức về CPH
Kết hợp tuyên truyền, thuyết phục với áp dụng biện pháp hành chính đối với những doanh nghiệp thuộc diện cổ phần hóa. Tăng cường công tác tuyên truyền cổ phần hóa, khuyến khích các DNNN tự nguyện đăng ký cổ phần hóa đồng thời áp dụng các biện pháp hành chính buộc các DNNN thuộc diện cổ phần hóa phải thực hiện. Sử dụng rộng rãi các hình thức hội thảo khoa học để đẩy mạnh tuyên truyền chủ trương của Đảng và Nhà nước về cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước. Phổ biến, thông tin những kinh nghiệm tốt của một số nước trên thế giới nhất là các nước có điều kiện tương tự như Việt Nam.
Trước đây khi chỉ đạo cổ phần hóa còn chờ vào tinh thần tự nguyện của doanh nghiệp và cơ quan chủ quản thì họ tìm ra rất nhiều lý do để chậm trễ cổ phần hóa càng lâu càng tốt. Thậm chí có những doanh nghiệp nhà nước còn tìm cách tránh cổ phần hóa bằng cách sát nhập vào đơn vị khác, đầu tư để mở rộng sản xuất kinh doanh với hy vọng không nằm trong diện dưới 5 tỷ đồng, không tích cực trong việc xử lý nợ, lao động… Sau khi có Nghị quyết Trung ương 3 (khóa IX) và gần đây là Nghị quyết Trung ương 9 (Khóa IX) thì lý do để lẩn tránh cổ phần hóa ít nhiều đã bị gạt bỏ song thực tâm cán bộ và người lao động vẫn chưa tích cực cổ phần hóa. Vì họ tiếc nuối bệ đỡ khá an toàn của doanh nghiệp nhà nước, tiếc nuối những ưu đãi vẫn mặc nhiên tồn tại cho doanh nghiệp nhà nước như: tín chấp, sử dụng đất, sự quan tâm của các tổ chức kinh tế lớn cũng như của các cơ quan Nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước… vì họ còn lo sợ sự mất an toàn và khó khăn hơn khi chuyển sang công ty cổ phần. Để giải quyết triệt để căn nguyên này cần kiên quyết xóa bỏ các ưu đãi bất hợp lý từ phía các cơ quan Nhà nước cũng như các tổ chức kinh tế của Nhà nước, đặt doanh nghiệp nhà nước 100% vốn Nhà nước trong môi trường cạnh tranh như mọi doanh nghiệp khác, chính sách kinh tế của Nhà nước không nên thiết kế ưu đãi theo thành phần kinh tế mà nên theo ngành, lãnh thổ… Tuy nhiên, để làm được điều này cần phải có nhiều thời gian để chuẩn bị và điều chỉnh dần dần, trong khi đó thời gian để cổ phần hóa không cho phép kéo quá dài hơn nữa. Do đó biện pháp trước mắt là đi đôi với vận động tuyên truyền dưới mọi hình thức phải có sự chỉ đạo chặt chẽ và quyết tâm của tất cả các ngành các cấp.
Về tuyên truyền, nên đa dạng hóa các hình thức và nội dung. Thời gian qua chúng ta mới nặng tuyên truyền thuyết phục, vận động doanh nghiệp và người lao động tự nguyện cổ phần hóa. Giờ đây cần mở rộng giáo dục kiến thức về công ty cổ phần, về quyền và trách nhiệm của cổ đông, của Đại hội cổ đông, Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát và Ban điều hành. Những kiến thức đó cần thiết để người lao động tự giác lựa chọn cổ phần hóa cũng như đủ sức vận hành công ty cổ phần hoạt động có hiệu quả. Đồng thời, cũng cần tuyên truyền rộng rãi các kinh nghiệm, các tấm gương doanh nghiệp sau cổ phần hóa hoạt động hiệu quả để kích thích tính tích cực của những người liên quan đến cổ phần hóa. Các chủ trương chính sách của Nhà nước cũng phải được truyền tải đến tận người lao động để mỗi người biết lựa chọn phương thức hành động tốt nhất cho mình.
Cần gắn trách nhiệm của cán bộ đứng đầu các cơ quan chủ quản đối với tiến độ và chất lượng cổ phần hóa. Mỗi cán bộ này phải giải trình theo định kì 1 năm hoặc 6 tháng nguyên nhân của sự chậm trễ cổ phần hóa. Và nếu không có lý do thỏa đáng thì các cá nhân liên quan phải chịu trách nhiệm hành chính tương xứng. Về phía Nhà nước Trung ương cần cũng cố năng lực của Ban đổi mới và phát triển doanh nghiệp hơn nữa, tăng cường quyền lực cho Ban này để họ đủ sức tham mưu cho Chính phủ tháo gỡ nhanh chóng các ách tắc trong cổ phần hóa. Trong một xu hướng chỉ đạo tích cực như vậy, sẽ có ít doanh nghiệp nhà nước tìm được lý do để lẩn tránh cổ phần hóa hơn trước.
III.2 Hoàn thiện chính sách, quy định về CPH DNNN
Việc quản lý của Nhà nước đối với doanh nghiệp CPH chưa được quy định cụ thể và kịp thời gây ra cho các doanh nghiệp CPH nhiều lúng túng trong hoạt động và có tâm lý ngần ngại khi quyết định chuyển đổi DNNN thành công ty cổ phần.
Việc khống chế tỷ lệ mua cổ phần lần đầu, quy định về số cổ phần ưu đãi nói chung và đối với cán bộ quảnlý nói riêng, xử lý phần vốn tự bổ sung, nợ khó đòi như hiện nay đang dần làm mấ đi sự nhiệt tình và hăng hái của không ít doanh nghiệp và người lao động.
Quy trình CPH còn phức tạp, nhiều thủ tục phiền hà, nhất là việc xử lý những vấn đề tài chính. Việc lập, phê duyệt đề án CPH, điều lệ hoạt động của công ty cổ phần, xác định giá trị doanh nghiệp còn rườm rà, phức tạp và lại chia làm nhiều công đoạn, nhiều tổ chức tham gia đã ảnh hưởng không nhỏ đến tiến trình CPH.
Vì vậy, hệ thống luật định cũng cần rõ ràng, thông thoáng hơn- tạo sự hấp dẫn đối với các doanh nghiệp và người lao động khi họ tham gia vào tiến trình cổ phần hóa.
Mặt khác cần sửa đổi, bổ sung một số quy định để quá trình CPH được chặt chẽ hơn: mở rộng đối tượng cổ phần hóa, đẩy mạnh thực hiện cổ phần hóa các tổng công ty và công ty nhà nước quy mô lớn, kể cả ngân hàng thương mại nhà nước và các tổ chức tài chính nhà nước. Quy định chi tiết các phương thức và biện pháp liên quan đến việc cổ phần hóa các công ty nhà nước lớn và các tổng công ty; cần mở rộng hình thức định giá thông qua các tổ chức thẩm định giá, kiểm toán, tư vấn tài chính; vận dung nguyên tắc thị trường trong cơ chế thực hiện cổ phần hóa. Cần quy đinh đấu giá cổ phiếu bao gồm cả việc đấu giá niêm yết qua trung tâm giao dịch chứng khoán lẫn đấu giá trong nội bộ doanh nghiệp.
Chính phủ đã chỉ đạo tiếp tục đưa thêm một số DN vào diện CPH, và con số phải thực hiện trong thời gian tới là khoảng 1.500 - 1.600 DN. Năm 2006 sẽ sắp xếp khoảng 900 DNNN, trong đó khoảng 600 phải CPH.
Trước hết sẽ chuyển các doanh nghiệp nhà nước giữ 100% vốn sang hoạt động theo Luật Doanh nghiệp chung. Thu hẹp tối đa diện Nhà nước độc quyền; xoá bỏ độc quyền doanh nghiệp. Có cơ chế giám sát và chính sách điều tiết đối với những doanh nghiệp có vị thế độc quyền kinh doanh...
Theo phương án, dự kiến đến cuối năm 2006 cả nước chỉ còn khoảng 1.800 doanh nghiệp nhà nước giữ 100% vốn; 900 doanh nghiệp nhà nước đã cổ phần hóa nhưng Nhà nước nắm giữ cổ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Đánh giá thực trạng công tác cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà Nước.doc