Khi quyết định đi vay thì DN lại cần cân nhắc giữa việc vay ngân hàng hay phát hành tín phiếu công ty (là giấy chứng nhận nợ ngắn hạn do DN phát hành để huy động vốn ngắn hạn bù đắp cho thiếu hụt vốn tạm thời) thì phải tính toán cụ thể các khoản chi phí trong từng trường hợp để quyết định. Chi phí vay ngân hàng bao gồm lãi và chi phí giao dịch, còn phát hành tín phiếu là vay trên thị trường tiền tệ sẽ bao gồm lãi phải trả và chi phí phát hành. Bởi vậy, thông thường thì các công ty nhỏ chưa có uy tín lớn thì việc đi vay ngân hàng sẽ rẻ hơn vay trên thị trường tiền tệ vì uy tín DN thấp thì ứng với rủi ro cao, cũng có nghĩa là DN phải trả lãi cao hơn lãi ngân hàng thì mới có khả năng huy động được vốn.
12 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3213 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Đánh giá thực trạng quản trị vốn tại của các doanh nghiệp ở Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU
Quản trị tài chính là một trong những chức năng quản lý cơ bản và quan trọng nhất, có vai trò quyết định đến hiệu quả hoạt động và sự phát triển của một doanh nghiệp. Quản trị tài chính doanh nghiệp là việc lựa chọn và đưa ra các quyết định tài chính, tổ chức thực hiện các quyết định đó nhằm đạt được mục tiêu hoạt động tài chính của doanh nghiệp, đó là tối đa hóa lợi nhuận, không ngừng làm tăng giá trị doanh nghiệp và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường. Quản trị tài chính bao gồm các hoạt động liên quan đến quản trị tài sản của doanh nghiệp, quản trị vốn, quản trị ngân quỹ, sử dụng các báo cáo tài chính và thông tin tài chính trong quá trình ra quyết định. Quản trị vốn là một bộ phận của quản trị tài chính doanh nghiệp bao gồm các công việc, xác định quy mô vốn cần của doanh nghiệp, huy động vốn, chi phí vốn và cơ cấu vốn. Hiệu quả của hoạt động quản trị vốn sẽ quyết định tới hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, do đó việc tìm hiểu và nghiên cứu kỹ hoạt động quản trị vốn của doanh nghiệp để thực hiện tốt hoạt động này có ý nghĩa rất quan trọng trong thực tế.
Hiện nay, trước bờ vực suy thoái kinh tế toàn cầu, tình trạng lạm phát leo thang và sự thắt chặt của chính sách tiền tệ đã làm cho việc huy động vốn của các doanh nghiệp tại Việt Nam gặp rất nhiều khó khăn. Tìm vốn luôn là bài toán khó của các doanh nghiệp, đặc biệt đối với các doanh nghiệp Việt Nam. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều kênh khác có thể tận dụng để huy động vốn như kênh phát hành cổ phiếu, trái phiếu, hợp tác công – tư, đi thuê tài chính hay liên doanh liên kết…
Bài tập cá nhân này đánh giá thực trạng quản trị vốn tại của các doanh nghiệp ở Việt Nam, chủ yếu nêu lên thực trạng khó khăn trong việc huy động vốn và đưa ra một số giải pháp cho doanh nghiệp. Tuy đã có nhiều cố gắng nhưng do phương pháp luận còn hạn chế và kiến thức hiểu biết chưa sâu nên bài tập chắc chắn còn nhiều thiếu sót mong nhận được góp ý của cô giáo và các bạn.
NỘI DUNG
1. Lý thuyết chung
1.1 Khái niệm vốn
Vốn là khái niệm được xuất phát từ tiếng Anh “ capital” có nghĩa là Tư bản. Theo Marx, dưới góc độ yếu tố sản xuất, vốn được khái quát hóa thành phạm trù tư bản. K.Marx cho rằng: Vốn ( tư bản) là giá trị đem lại giá trị thặng dư, là đầu vào của quá trình sản xuất. Định nghĩa này có một tầm khái quát lớn vì bao hàm cả bản chất và vai trò của vốn. Bản chất của vốn là giá trị cho dù nó được biểu hiện dưới nhiều hình thức khác nhau như: tài sản cố định, nhà cửa, nguyên vật liệu, tiền công,… Vốn là giá trị đem lại giá trị thặng dự vì nó tạo ra sự sinh sôi về giá trị thông qua các hoạt động sản xuất kinh doanh.
Vốn của một doanh nghiệp bao gồm hai bộ phận là vốn chủ sở hữu và nợ. Mỗi bộ phận này được cấu thành bởi nhiều khoản mục khác nhau tùy theo tính chất của chúng. Vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp gồm có vốn góp ban đầu, lợi nhuận không chia, tăng vốn bằng phát hành cổ phiếu. Để bổ xung vốn cho quá trình sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp có thể sử dụng nợ từ các nguồn như tín dụng ngân hàng, tín dụng thương mại và vay thông qua phát hành trái phiếu.
1.2 Quản trị vốn
Quản trị vốn là một bộ phận của quản trị tài chính doanh nghiệp bao gồm các công việc, xác định quy mô vốn cần của doanh nghiệp, huy động vốn, chi phí vốn và cơ cấu vốn.
1.2.1 Chi phÝ vèn vµ c¬ cÊu vèn
Chi phÝ vốn vµ cơ cấu vốn Chi tiÕt cña bªn ph¶i b¶ng c©n ®èi tµi s¶n chØ ra c¸c nguån vèn cña doanh nghiÖp. Theo c¸ch ph©n chia phæ biÕn nhÊt, nguån vèn bao gåm c¸c kho¶n nî vµ vèn cña chñ. Nî bao gåm nî ng¾n h¹n, nî dµi h¹n. Vèn cña chñ cã thÓ bao gåm vèn huy ®éng b»ng cæ phiÕu thêng, cæ phiÕu u tiªn, lîi nhuËn kh«ng chia. Tû träng cña c¸c nguån ®ã trong tæng nguån chÝnh lµ c¬ cÊu vèn. BÊt cø mét sù t¨ng lªn cña tæng tµi s¶n ph¶i ®îc tµi trî b»ng viÖc t¨ng mét hoÆc nhiÒu yÕu tè cÊu thµnh vèn.
Vèn lµ nh©n tè cÇn thiÕt cña s¶n xuÊt. Còng nh bÊt kú mét nh©n tè nµo kh¸c, ®Ó sö dông vèn, doanh nghiÖp cÇn bá ra mét chi phÝ nhÊt ®Þnh. Chi phÝ cña mçi mét nh©n tè cÊu thµnh gäi lµ chi phÝ nh©n tè cÊu thµnh cña lo¹i vèn cô thÓ ®ã.
Cã thÓ hiÓu chi phÝ vèn lµ chi phÝ c¬ héi cña viÖc sö dông vèn, ®îc
tÝnh b»ng sè lîi nhuËn kú väng ®¹t ®îc trªn vèn ®Çu t vµo dù ¸n hoÆc
doanh nghiÖp ®Ó gi÷ kh«ng lµm gi¶m sè lîi nhuËn dµnh cho chñ së h÷u. VÝ
dô, doanh nghiÖp A cã thÓ vay tiÒn víi l·i suÊt 10% th× chi phÝ cña nî lµ
10%. Chi phÝ cña 4 nh©n tè cÊu thµnh c¬ cÊu vèn bao gåm: nî, cæ phiÕu u tiªn, lîi nhuËn kh«ng chia vµ cæ phiÕu thêng míi. Chi phÝ cÊu thµnh cña chóng ®îc ký hiÖu nh sau:
Kd: chi phÝ nî tríc thuÕ, ®èi víi doanh nghiÖp A lµ 10%.
Kd(1 - T): chi phÝ nî sau thuÕ, trong ®ã, T lµ thuÕ suÊt thuÕ thu nhËp
doanh nghiÖp. §èi víi doanh nghiÖp A víi T = 40% th× Kd(1-T) = 6%.
Kp: chi phÝ cña cæ phiÕu u tiªn. §èi víi doanh nghiÖp A, Kp = 10,3%.
Ks: chi phÝ cña lîi nhuËn kh«ng chia. §èi víi doanh nghiÖp A, Ks =13,4%.
Ke: chi phÝ vèn cæ phiÕu thêng míi. Trêng hîp doanh nghiÖp A, Ke = 14%.
WACC: chi phÝ trung b×nh cña vèn. NÕu doanh nghiÖp muèn t¹o vèn míi ®Ó tµi trî cho viÖc më réng tµi s¶n vµ duy tr× mét c¬ cÊu vèn c©n b»ng, th× nã ph¶i t¹o ra mét phÇn nî míi, mét phÇn cæ phiÕu u tiªn vµ mét phÇn cæ phiÕu thêng (lÊy tõ lîi nhuËn kh«ng chia hoÆc ph¸t hµnh cæ phiÕu thêng míi) theo cïng mét tû lÖ.
1.2.2 Các phương thức huy động vốn
Huy động vốn bao gồm huy động vốn ngắn hạn và huy động vốn dài hạn. Huy động vốn bao gồm nhiều khâu công việc từ việc xác định số lượng vốn cần huy động là bao nhiêu và cơ cấu các loại vốn huy động từ các cách thức khác nhau thế nào, đặc biệt là đối với huy động vốn dài hạn thì phương án huy động vốn đòi hỏi chất lượng rất cao, tính minh bạch, cụ thể và chi tiết là điều bắt buộc phải đáp ứng.
Trong cơ cấu vốn của DN thì ngoài vốn chủ sở hữu, các nguồn vốn huy động được chính là những khoản vốn vay từ các nguồn khác nhau và được gọi dưới các hình thức khác nhau. Với đặc trưng được phép khấu trừ các chi phí vay khi tính thuế thu nhập DN, lợi ích cơ bản khi DN tài trợ vốn bằng nợ vay chính là tạo ra lá chắn thuế cho DN.
Huy động vốn ngắn hạn là để đáp ứng nhu cầu tài trợ ngắn hạn của DN bao gồm nhu cầu tài trợ thường xuyên và nhu cầu tài trợ ngắn hạn thời vụ. Trong đó, nhu cầu tài trợ ngắn hạn thường xuyên phát sinh từ sự chênh lệch nhau về thời gian và quy mô giữa dòng tiền vào và dòng tiền ra của DN. Nhu cầu tài trợ ngắn hạn thời vụ do đặc điểm thời vụ của hoạt động sản xuất kinh doanh khiến nhu cầu vốn ngắn hạn tăng đột biến. Nguồn vốn ngắn hạn của DN về nguyên tắc là dùng để tài trợ cho việc đầu tư vào tài sản lưu động, thường bao gồm tiền giao dịch, các khoản phải thu và tồn kho. Các nguồn vốn tài trợ ngắn hạn thường bao gồm các khoản nợ phải trả người bán; các khoản ứng trước người mua; Thuế và các khoản phải nộp nhà nước; các khoản phải trả công nhân viên; các khoản phải trả khác; và vay ngắn hạn từ ngân hàng. Trên thực tế, DN cần tận dụng mọi nguồn vốn ngắn hạn nói trên, nếu vẫn thiếu hụt thì DN mới phải sử dụng tới nguồn vốn vay ngắn hạn của ngân hàng.
DN vay ngắn hạn ngân hàng hoặc huy động bằng phát hành tín phiếu công ty. Khi cân nhắc việc vay hay là sử dụng tín dụng thương mại cần hiểu rõ tín dụng thương mại là các khoản tín dụng phát sinh trong quan hệ mua chịu hàng hóa và nguồn này cũng không phải miễn phí cho DN bởi khi mua chịu hàng hóa thì điều kiện nhà cung cấp đặt ra khác hẳn so với việc mua bán thanh toán ngay. Chính vì vậy DN cần phải có tính toán cụ thể để so sánh với chi phí lãi vay làm căn cứ quyết định có sử dụng tín dụng thương mại của đối tác hay không.
Khi quyết định đi vay thì DN lại cần cân nhắc giữa việc vay ngân hàng hay phát hành tín phiếu công ty (là giấy chứng nhận nợ ngắn hạn do DN phát hành để huy động vốn ngắn hạn bù đắp cho thiếu hụt vốn tạm thời) thì phải tính toán cụ thể các khoản chi phí trong từng trường hợp để quyết định. Chi phí vay ngân hàng bao gồm lãi và chi phí giao dịch, còn phát hành tín phiếu là vay trên thị trường tiền tệ sẽ bao gồm lãi phải trả và chi phí phát hành. Bởi vậy, thông thường thì các công ty nhỏ chưa có uy tín lớn thì việc đi vay ngân hàng sẽ rẻ hơn vay trên thị trường tiền tệ vì uy tín DN thấp thì ứng với rủi ro cao, cũng có nghĩa là DN phải trả lãi cao hơn lãi ngân hàng thì mới có khả năng huy động được vốn.
Huy động vốn dài hạn là để đáp ứng nhu cầu tài trợ cho các dự án đầu tư hay tài trợ cho những kế hoạch kinh doanh dài hạn hoặc đầu tư vào tài sản lưu động thường xuyên bị thiếu hụt. Vốn dài hạn của DN bao gồm vốn chủ dưới dạng cổ phần thường, nguồn vốn vay dài hạn và nguồn vốn cổ phần ưu đãi. Nguồn vốn chủ sở hữu gồm vốn do chủ sở hữu đóng góp hình thành hoặc phần lợi nhuận được chia thuộc quyền của chủ sở hữu nhưng chưa phân chia mà giữ lại để tái đầu tư. Vốn chủ sở hữu được phản ánh bằng cổ phiếu là cổ phần thường, giá trị thặng dư vốn và lợi nhuận giữ lại. Còn nguồn vốn cổ phần ưu đãi cũng là vốn chủ sở hữu tuy nhiên còn có tính chất của nợ vì được chia cổ tức và tài sản trước các cổ đông nắm giữ cổ phiếu thường. Kênh phát hành thêm cổ phần mới trên thị trường chứng khoán là một phương thức huy động vốn rất quan trọng của nhiều DN.
Nguồn vốn vay dài hạn theo thông lệ là nguồn vốn DN có thể huy động được dưới hình thức nợ vay có thời hạn từ một năm trở lên. Nguồn vốn vay bao gồm nguồn vay nợ ngân hàng và nợ huy động qua thị trường vốn dưới hình thức phát hành trái phiếu. Vay nợ ngân hàng có thể có thế chấp tài sản ứng với số vốn đi vay, cũng có thể thế chấp bằng chính tài sản mà ngân hàng tài trợ cho vay để trang bị (điển hình là trường hợp thuê mua tài sản là máy móc thiết bị) hay dựa vào tính hiệu quả của dự án sản xuất kinh doanh có nhu cầu vay vốn và tính khả thi của phương án trả nợ.
Về huy động vốn dài hạn thông qua thị trường vốn, trên thị trường vốn, nợ dài hạn là một cam kết của công ty đi vay sẽ trả lại vốn gốc vào một thời điểm nhất định. Nợ dài hạn có thể chia thành nợ trung hạn và nợ dài hạn nếu căn cứ vào thời hạn. Căn cứ vào nhu cầu vốn dài hạn của DN, vào thực tiễn của thị trường vốn, DN triển khai phát hành trái phiếu để huy động vốn trên thị trường.
2. Thực trạng huy động vốn của doanh nghiệp Việt Nam và một số giải pháp
Lý luận và thực tiễn đều chỉ rõ, dù trong nền kinh tế nào, việc huy động vốn dù là huy động từ việc phát hành cổ phiếu hay từ vay nợ bằng rất nhiều hình thức khác cũng cần phải cân nhắc kỹ ưu điểm, nhược điểm thuộc về bản chất của từng phương thức mà sử dụng. Tuy nhiên, với mỗi một điều kiện kinh tế khác nhau, những yếu tố vĩ mô cũng là những nhân tố quan trọng chi phối phương thức huy động vốn của DN ở từng thời kỳ.
Nền kinh tế Việt Nam đang trong quá trình phát triển với xuất phát điểm thấp nên có những đặc thù về phía DN cũng như về phía các định chế tài chính, ngân hàng chi phối phương thức huy động vốn của các DN, kể cả huy động vốn vay từ ngân hàng hay huy động vốn từ thị trường vốn, và các kênh huy động vốn khác.
Đối với những nhu cầu vốn ngắn hạn, các DN, nhất là các DN nhỏ đang lạm dụng những nguồn tín dụng phi chính thức từ người thân, từ nhân viên nội bộ DN, thậm chí nhiều DN chiếm dụng vốn của bạn hàng với ý nghĩ rằng lượng vốn chiếm dụng này là “miễn phí” nhưng chưa hề tính toán chi phí thực của vốn chiếm dụng được khi tính toán số tiền phải trả nếu thanh toán ngay cho bạn hàng hoặc số tiền trả chậm để chiếm dụng. Sự thiếu minh bạch khi huy động vốn nội bộ hay vay nợ người thân trong nhiều trường hợp đã khiến mục tiêu vay nợ của DN không đạt được. Thậm chí nhiều DN không huy động được nguồn vốn dài hạn đã đi vay ngắn hạn để tài trợ cho mục tiêu dài hạn khiến cho mức chi phí tăng cao mà nhiều trường hợp mục tiêu tài trợ cũng bị đổ bể.
Về nguồn vốn vay từ hệ thống ngân hàng, hiện nay đây vẫn là kênh tín dụng được coi là rất khó tiếp cận đối với các DN. Ngân hàng đáp ứng được phần vốn còn rất nhỏ so với nhu cầu vay ngân hàng của DN. Đặc biệt là đối với các DN nhỏ và vừa thì các số liệu điều tra cho thấy nhu cầu vay vốn ngân hàng của các DN loại này mới chỉ được đáp ứng khoảng 1/3. Theo tính toán từ các cuộc điều tra khả năng tiếp cận tín dụng của các DN nhỏ và vừa năm 2005-2006 thì tỷ trọng DN vừa và nhỏ tư nhân được các ngân hàng cho vay vốn chỉ chiếm 62,5% tổng số DN nhỏ và vừa khối tư nhân được điều tra còn 100% các DN nhà nước điều tra có quy mô vốn lớn đều được vay vốn từ các NHTM. Thêm vào đó, quy mô các khoản vay, mức vay bình quân cho một DN nhà nước trong diện điều tra lớn hơn gần 10 lần mức vay bình quân của DN tư nhân. Thực tế này xuất phát từ những đặc thù từ phía ngân hàng cũng như từ thực trạng công tác quản trị, tài chính của các DN. Một đặc thù của hệ thống ngân hàng nước ta là cho tới nay, hệ thống 4 NHTM quốc doanh vẫn chiếm tới khoảng 70-80% tổng tài sản của toàn hệ thống ngân hàng và hiện nay các NHTM này vẫn đang trong quá trình đổi mới chính sách cho vay trong bối cảnh nợ khó đòi còn ở mức cao và chịu áp lực của việc xóa bỏ các chính sách cho vay ưu đãi. Bới vậy, hệ thống ngân hàng, đặc biệt là các NHTM gốc gác là ngân hàng quốc doanh đang đứng trước áp lực phải tiếp cận được các số liệu quản lý tài chính có giá trị của các DN, nếu không thì việc cho DN vay vốn không thể giải quyết được, cũng có nghĩa là các DN sẽ bị hạn chế khả năng tiếp cận tín dụng từ nguồn ngân hàng. Tuy nhiên, các DN, đặc biệt là các DN nhỏ và vừa lại không đáp ứng được yêu cầu của ngân hàng về giá trị tài sản thế chấp cho khoản vay (còn thấp), tính minh bạch của các số liệu tài chính – kế toán hoặc nếu đáp ứng được thì không đủ tiêu chuẩn xét cho vay do tính hiệu quả của dự án xin vay thấp hoặc thực tế thì có hiệu quả nhưng do DN thường hạ lợi nhuận để trốn thuế thu nhập DN nên hồ sơ tài chính xin vay không đủ tiêu chuẩn. Còn không ít DN lập phương án sản xuất kinh doanh làm hồ sơ vay vốn còn mang tính đối phó, kế hoạch trả nợ chưa rõ ràng, nên không đủ tiêu chuẩn cho vay theo yêu cầu của ngân hàng. Một vấn đề khác là nhiều khi năng lực phân tích hiệu quả dự án cho vay của cán bộ ngân hàng trong nhiều trường hợp còn chưa theo kịp thực tế DN nên sự đánh giá chưa xác thực khiến DN khó tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng. Các cuộc điều tra cũng chỉ ra rằng 50% DN nhỏ và vừa ít hoặc không tin tưởng vào cán bộ tín dụng, nhiều DN cho rằng cán bộ tín dụng chưa quan tâm đúng mức đến DN. Do đó, để cải thiện tình hình, chỉ tiêu “quan hệ nghiệp vụ” giữa cán bộ tín dụng và DN cần được cải thiện vượt bậc. Về phía DN cần chủ động hơn trong việc đáp ứng yêu cầu của ngân hàng về tính minh bạch trong quản trị tài chính, tính hiệu quả trong phương án sản xuất kinh doanh và sự rõ ràng trong kế hoạch trả nợ.
Về nguồn vốn từ hình thức tín dụng thuê tài chính, theo kết quả điều tra khả năng tiếp cận tín dụng của DN vừa và nhỏ năm 2006 thì nguyên nhân không sử dụng hình thức thuê tài chính chủ yếu do thiếu hiểu biết về hình thức này còn DN có hiểu biết về hình thức này thì e ngại thủ tục và mức phí cao. Mặt khác, thế mạnh của các tổ chức cho thuê tài chính là ngoài nguồn vốn sẵn sàng cung ứng thì phải có am hiểu sâu sắc về nghiệp vụ (lĩnh vực kinh doanh của các DN nhắm tới) và chủ động về nguồn cung ứng máy móc thiết bị về lĩnh vực đó. Tuy nhiên, các tổ chức thuê mua tài chính ở Việt Nam theo nhiều chuyên gia còn thiếu tính chuyên nghiệp. Bới vậy, hình thức tín dụng này trong nhiều năm qua không phát triển như kỳ vọng.
Về nguồn vốn tín dụng ưu đãi của Nhà nước dành cho các ngành nghề, lĩnh vực cần khuyến khích thì khả năng tiếp cận của các DN lớn tốt hơn hẳn so với các DN nhỏ và vừa. Việc sử dụng bảo lãnh tín dụng của các ngân hàng cũng trong tình trạng tương tự.
Về nguồn vốn huy động từ thị trường tài chính qua kênh phát hành cổ phiếu hoặc trái phiếu thì trong bối cảnh nền kinh tế vĩ mô còn chứa đựng nhiều nhân tố bất ổn, thị trường chứng khoán thiếu sôi động và sụt giảm kéo dài, phương thức huy động vốn này vẫn rất hạn chế trong giai đoạn từ 2008 tới nay, khác hẳn với thực tế huy động vốn qua kênh thị trường chứng khoán rất thành công của năm 2007 (thậm chí trong giai đoạn 2006-2007 thì phần giá trị thặng dư thu lại từ việc phát hành cổ phiếu mới của nhiều DN đạt giá trị rất lớn). Thực tế này chỉ có thể được cải thiện khi các giải pháp ổn định kinh tế vĩ mô phát huy hiệu quả, nền kinh tế trong nước và thế giới bước sang giai đoạn phát triển mới. Khi ấy thị trường chứng khoán mới có nền tảng để phục hồi và mở ra các cơ hội mới cho DN huy động vốn. Trong giai đoạn còn nhiều khó khăn hiện nay, việc huy động vốn qua kênh này dù là phát hành cổ phiếu hay vay nợ bằng trái phiếu thì phương thức huy động vốn chỉ có thể thành công nếu DN có dự án thật sự khả thi và được thể hiện bằng các kế hoạch cụ thể, chi tiết. Các đối tác của DN trong quá trình huy động vốn cần được chọn lọc kỹ để lựa chọn ra đối tác hiểu dự án của DN, có kế hoạch công bố thông tin và thu hút đầu tư hiệu quả và tư vấn cho DN những giới hạn hiệu quả nhất của các chỉ tiêu phát hành huy động thêm vốn chủ sở hữu (phát hành cổ phần) hay huy động vốn vay (phát hành trái phiếu) với quy mô, tỷ trọng nào là phù hợp nhất.
Tuy nhiên, đối với các DN nhỏ thì uy tín còn thấp, việc phát hành trái phiếu để vay nợ trên thị trường chứng khoán sẽ rất khó khăn so với các DN lớn. Một nguồn vốn chuyên nhằm vào tài trợ cho các DN vừa và nhỏ nên được xem xét là nguồn cung ứng từ các quỹ đầu tư mạo hiểm (venture capital). Các quỹ đầu tư mạo hiểm nhằm vào các DN chưa có thương hiệu, thị phần còn nhỏ, đang trong giai đoạn hình thành và phát triển nhưng có dự án hiệu quả và còn thiếu vốn. Các quỹ đầu tư mạo hiểm đem lại khá nhiều lợi ích cho DN vì ngoài lợi ích về vốn, DN còn đựoc hưởng lợi về danh tiếng, về khả năng chuyên môn hóa quản lý, về thông tin ngành, lĩnh vực của dự án - là những thế mạnh của các quỹ này.
Các DN cần phải đa dạng hóa các kênh huy động vốn khác ngoài ngân hàng như phát hành trái phiếu, cổ phiếu, mua chịu hàng hóa, đi thuê tài chính hay kinh doanh liên kết.
DN hoàn toàn có thể tiếp cận được nguồn vốn phù hợp, giảm bớt sự phụ thuộc vào NH. Tuy nhiên, để phát huy nội lực, các DN Việt Nam cần sử dụng hiệu quả nguồn vốn của mình, trong đó đặc biệt quan tâm tới việc tiết giảm chi phí, tích cực cải tiến công nghệ để nâng cao năng suất và hiệu quả làm việc; tập trung kinh doanh sản phẩm chính; rút ngắn thời hạn thanh toán phân phối để đẩy nhanh vòng vốn, giảm lệ thuộc vào vay ngân hàng; tránh giảm mức tiêu thụ bằng cách phải chấp nhận lỗ để giữ khách hàng...
Thiếu vốn cộng với tình trạng vốn giá cao như hiện nay các doanh nghiệp Việt Nam đang phải đối mặt là một vấn đề mang tính hai mặt. Một mặt, nếu xét trong ngắn hạn sẽ là khó khăn đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, nhưng mặt khác, nếu xét trong dài hạn, có lẽ lại là "động lực" giúp doanh nghiệp phải có chiến lược phù hợp để cấu trúc và sử dụng đồng vốn hiệu quả.
KẾT LUẬN
Trong bối cảnh khủng hoảng nền kinh tế quốc dân, hiệu quả của việc quản trị vốn của các doanh nghiệp sẽ ảnh hưởng lớn đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, quyết định đến sự sống còn của doanh nghiệp. Trong các nhiệm vụ của quản trị vốn của doanh nghiệp thì huy động vốn đang gặp phải rất nhiều khó khăn tuy nhiên vẫn có nhiều lối thoát cho các doanh nghiệp Việt Nam, các doanh nghiệp cần phải chú trọng nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, tăng nhanh tốc độ quay vòng vốn.
Bài tập này được hoàn thiện trong thời gian ngắn, mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng do trình độ chuyên môn còn nhiều hạn chế nên chắc chắn không thể tránh khỏi những thiếu sót rất mong nhận được góp ý của cô giáo và các bạn.
Tài liệu Tham khảo
Lưu Thị Hương, Giáo trình tài chính doanh nghiệp, Nhà xuất bản thống kê, 2005
Nguyễn Hải Sản, Quản trị tài chính doanh nghiệp, Nhà xuất bản thống kê, 2005
Các web site:
www.vneconomy.vn
www.tapchitaichinh.vn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 273nh gi th7921c tr7841ng qu7843n tr7883 v7889n.doc