Thu nhập bình quân đầu người của một quốc gia thể hiện mức sống trung bình của người dẫn ở quốc gia đó, tại Việt Nam GDP/người tăng liên tục và càng ngày càng có xu hướng tăng nhanh.
Tốc độ gia tăng dân số tại Việt Nam dao động quanh mức 1.2%/năm, trong khi tốc độ tăng GDP tăng nhanh, do đó thu nhập bình quân đầu người tăng nhanh.
21 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 7161 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Đánh giá tình hình tăng trưởng kinh tế của Việt Nam thời gian qua (từ 1991 đến nay), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề tài:
Đánh giá tình hình tăng trưởng kinh tế của Việt Nam thời gian qua (từ 1991 đến nay) qua các số liệu về: Tốc độ tăng trưởng GDP chung của từng ngành, GDP/người, năng suất lao động, so sánh tốc độ tăng trưởng GO và GDP đóng góp vào tăng trưởng theo ngành, đóng góp vào tăng trưởng theo đầu vào. Rút ra nhận xét về mô hình tăng trưởng ở Việt Nam thời gian qua
Đặt vấn đề:
I. Mục tiêu nghiên cứu:
Tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững là điều kiện tiên quyết của nhiều quốc gia đang phát triển giải quyết các mục tiêu vĩ mô và đuổi kịp các quốc gia phát triển, Việt Nam cũng nằm trong số đó. Để đạt được điều này, việc áp dụng mô hình tăng trưởng kinh tế nào là yếu tố quan trọng nhất. Từ năm 1991 đến nay, kinh tế Việt Nam đã có nhiều chuyển biến, tăng trưởng GDP không ngừng gia tăng qua các năm, đạt được nhiều thành tựu đáng kể. Nhóm 8 chúng tôi xin trình bày những nét cơ bản về kinh tế Việt Nam trong giai đoạn 1991 – 2009 và mô hình tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong giai đoạn này.
II. Giới hạn nghiên cứu:
Trên cơ sở các số liệu thống kê về tình hình kinh tế Việt Nam về tốc độ tăng trưởng GDP chung, của từng ngành; GDP bình quân đầu người; năng suất lao động; tốc độ tăng trưởng GO và GDP; đóng góp vào tăng trưởng theo ngành; đóng góp vào tăng trưởng theo đầu vào (K,L, TFP), nhóm chúng tôi thực hiện đánh giá chung nền kinh tế Việt Nam trong giai đoạn 1991 – 2009, qua đó phân tích mô hình tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong giai đoạn này.
III. Kết cấu nội dung nghiên cứu:
1. Tăng trưởng trong phát triển kinh tế.
2. Đánh giá tình hình kinh tế Việt Nam giai đoạn 1991 – 2009.
3. Mô hình tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong giai đoạn 1991 – 2009 và những kiến nghị.
I. Tăng trưởng trong phát triển kinh tế:
1. Nội hàm của tăng trưởng kinh tế:
1.1 Khái niệm về tăng trưởng kinh tế:
- Tăng trưởng kinh tế là một phạm trù kinh tế, nó phản ánh quy mô tăng lên hay giảm đi của nền kinh tế ở năm này so với năm trước đó hoặc của thời kỳ này so với thời kỳ trước đó. Tăng trưởng kinh tế có thể biểu hiện bằng quy mô tăng trưởng và tốc độ tăng trưởng.
- Qui mô tăng trưởng phản ánh sự gia tăng lên hay giảm đi nhiều hay ít, còn tốc độ tăng trưởng được sử dụng với ý nghĩa so sánh tương đối và phản ánh sự gia tăng nhanh hay chậm của nền kinh tế giữa năm hay các thời kỳ.
1.2 Thước đo và các nhân tố ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế:
a) Các thước đo tăng trưởng kinh tế:
- GO-Tổng giá trị sản xuất: là tổng giá trị sản xuất vật chất và dịch vụ được tạo nên trên phạm vi lãnh thổ của một quốc gia trong một thời kỳ nhất định.
- GDP-Tổng sản phẩm quốc nội: là tổng giá trị sản xuất vật chất và dịch vụ cuối cùng do kết quả hoạt động kinh tế trên phạm vi lãnh thổ của một quốc gia tạo nên trong một thời kỳ nhất định.
- Ngoài ra còn các thước đo khác như GNI - tổng thu nhập quốc dân, GDP bình quân đầu người, năng suất lao động...
b) Các nhân tố tác động đến tăng trưởng kinh tế:
Bao gồm các nhân tố kinh tế và nhân tố phi kinh tế. Tuy nhiên do giới hạn nghiên cứu nên nhóm chúng tôi chỉ nêu ra các nhân tố kinh tế.
Việc gia tăng sản lượng ở các nước này bắt nguồn từ sự gia tăng đầu vào của các yếu tố sản xuất theo quan hệ hàm số với sản lượng, các yếu tố này bao gồm vốn, lao động, đất đai tài nguyên, công nghệ và kỹ thuật.
- Vốn là một yếu tố được trực tiếp sử dụng vào quá trình sản xuất. Nó bao gồm các máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải, nhà kho và cơ sở hạ tầng kỹ thuật …(không tính tài nguyên thiên nhiên như đất đai và khoáng sản…). Trong điều kiện các yếu tố khác không đổi thì tăng tổng số vốn sẽ làm sản lượng tăng.
- Lao động với tư cách là nguồn lực của sản xuất, được đánh giá bằng tiền trên cơ sở thị trường. Lao động là nhân tố sản xuất đặc biệt, lao động không đơn thuần chỉ là số lượng lao động hay thời gian lao động mà nó còn bao gồm cả chất lượng lao động mà người ta gọi là vốn nhân lực. Đó là con người bao gồm trình độ tri thức, học vấn và những kỹ năng, kinh nghiệm lao động sản xuất nhất định. Chi phí nhằm nâng cao trình độ của lao động được coi như đầu tư dài hạn cho đầu vào.
- Đất đai, tài nguyên: đất đai là một yếu tố đầu vào quan trọng trong sản xuất nông nghiệp. Mặc dù ngày càng có nhiều nước có nền kinh tế công nghiệp hiện đại, nhưng cũng không thể không cần đất đai. Do diện tích đất đai là cố định, người ta phải thường xuyên nâng cao hiệu quả sử dụng đất đai bằng cách đầu tư thêm lao động và vốn trên một đơn vị diện tích đất. Các tài nguyên cũng là đầu vào trong quá trình sản xuất: các sản phẩm từ trong lòng đất, từ rừng và biển, nguồn tài nguyên thiên nhiên dồi dào, phong phú được khai thác sẽ làm tăng sản lượng một cách nhanh chóng, nhất là đối với các nước đang phát triển. Nói chung tài nguyên là khan hiếm tương đối so với nhu cầu. Vì phần lớn tài nguyên cần thiết cho sản xuất và đời sống đều có hạn, do đó có nguồn tài nguyên phong phú hay tiết kiệm nguồn tài nguyên trong sử dụng cũng có một ý nghĩa tương đương như việc tạo ra một lượng giá trị gia tăng so với chi phí các đầu vào khác để tạo ra để tạo ra nó.
- Những thành tựu kỹ thuật và công nghệ mới (tiến bộ công nghệ): đây là kết quả có được nhờ sự tích lũy kinh nghiệm trong lịch sử hoặc nhờ phát minh mới áp dụng trong kỹ thuật hiện tại. Công nghệ và kỹ thuật mới ngày càng trở thành một trong những yếu tố sản xuất quan trọng nhất đối với tăng trưởng kinh tế. Hiện nay, các nước phát triển đang tích cực nghiên cứu và triển khai, nhằm áp dụng các thành tựu khoa học và kỹ thuật tiên tiến, đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế. Trong khi đó, các nước đang phát triển thường chịu sự phụ thuộc vào công nghệ, kỹ thuật được chuyển giao từ các nước công nghiệp phát triển, bản thân các nước này cũng tích cực trong việc triển khai áp dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến nhằm đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế.
- Ngoài các nhân tố trên, ngày nay người ta còn đưa hàng loạt các nhân tố kinh tế khác tác động tới tổng cung, như lợi thế do qui mô sản xuất, khả năng tổ chức quản lý ... Các nhân tố tác động đến tổng cung này mặc dù tạo ra sự tăng trưởng nhất định, song trên thực tế rất khó đo lường, không thể đối chiếu cụ thể như những yếu tố sản xuất khác, bởi ảnh hưởng phức tạp của nó đến các luồng đầu vào khác. Do vậy, chỉ có thể coi đó là các dữ kiện hơn là các yếu tố sản xuất.
2. Ý nghĩa nghiên cứu của tăng trưởng kinh tế trong phát triển kinh tế:
Phát triển kinh tế mang nội hàm rộng hơn tăng trưởng kinh tế. Nó bao gồm tăng trưởng kinh tế cùng với những thay đổi về chất của nền kinh tế (như phúc lợi xã hội, tuổi thọ, v.v.) và những thay đổi về cơ cấu kinh tế (giảm tỷ trọng của khu vực sơ khai, tăng tỷ trọng của khu vực chế tạo và dịch vụ). Phát triển kinh tế là một quá trình hoàn thiện về mọi mặt của nền kinh tế bao gồm kinh tế, xã hội, môi trường, thể chế trong một thời gian nhất định nhằm đảm bảo rằng GDP cao hơn đồng nghĩa với mức độ hạnh phúc hơn.
Ngày nay, tăng trưởng kinh tế được gắn với chất lượng tăng trưởng. Mặt số lượng của tăng trưởng kinh tế được thể hiện ở qui mô, tốc độ của tăng trưởng. Còn mặt chất lượng của tăng trưởng kinh tế là tính qui định vốn có của nó, là sự thống nhất hữu cơ làm cho hiện tượng tăng trưởng kinh tế khác với các hiện tượng khác. Chất lượng tăng trưởng được qui định bởi các yếu tố cấu thành và phương thức liên kết giữa các yếu tố cấu thành nên tăng trưởng kinh tế.
Nghiên cứu tăng trưởng kinh tế trong phát triển kinh tế là một vấn đề vô cùng quan trọng.Tăng trưởng kinh tế là tiêu chí quan trọng nhất để đánh giá một cách tổng quát tình hình kinh tế của mỗi nền kinh tế, là căn cứ để dự báo sự phát triển tiếp theo của nền kinh tế đó trong những năm sau.
Để đạt được sự tăng trưởng kinh tế tốt nhất là đề đạt được sự tăng trưởng ở mức cao thì cần có sự phối hợp đồng bộ giữa điều hành vĩ mô và điều khiển vi mô, kết hợp nhân tố khách quan và nhân tố chủ quan, vận dụng các quy luật kinh tế và sử dụng các công cụ đòn bẩy như thuế, tiền tệ, lãi suất, việc làm... Trong điều kiện kinh tế thị trường toàn cầu như hiện nay, mỗi nước không thể tự đóng khung mình lại mà phải trao đổi, giao lưu và hội nhập với thế giới bên ngoài, mờ rộng quan hệ kinh tế quốc tế, đấy mạnh xuất - nhập khẩu, tổ chức kinh tế theo hưởng mở có kiểm soát.
Do vậy và đương nhiên, tăng trưởng kinh tế là vấn đề cực kỳ quan trọng, liên quan đến sự thịnh suy của một quốc gia. Bởi thế, chính phủ nước nào cũng ưu tiên các nguồn lực của mình cho sự tăng trưởng kinh tế, coi đó là cái gốc, là nền tảng để giải quyết mọi vấn đề khác. Trên cơ sở giải quyết vấn đề tảng trưởng kinh tế tạo ra nhiều của cải mới, người ta mới có thể giải quyết hàng loạt vấn đề khác như cân bằng ngân sách, đầu tư chiều sâu, phúc lợi xã hội, giải quyết việc làm, chống lại các loại tội phạm, đảm bảo ngân sách cho quốc phòng an ninh... Ngược lại nếu không đạt được sự tăng trưởng kinh tế ở mức độ cần thiết thì trong xã hội sẽ có khả năng nảy sinh hàng loạt vấn đề rất nan giải. Bài học của Việt Nam trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế trầm trọng (khoảng những năm 1976 - 1986) đã cho ta thấy rõ vai trò của sự tăng trưởng kinh tế quan trọng như thế nào.
Như vậy, đối với xã hội, vấn đề mấu chốt không chỉ là phát triển mà là sự phát triển bền vững, không chỉ nhằm tới sự giàu có của hiện tại mà là sự phồn vinh trong tương lai. Phát triển bền vững đang là một bài toán rất khó giải đối với nhiều quốc gia trên thế giới hiện nay.
Có thể hiểu quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển như quan hệ giữa phương tiện và mục đích. Tất cả các nước đều đặt ra mục tiêu phát triển, muốn phát triển được phải dựa trên đôi cánh của tăng trưởng kinh tế. Nhưng, tăng trưởng kinh tế không phải là đôi cánh duy nhất, mặc dù nó được coi là quan trọng nhất cho sự phát triển. Có thể coi ý kiến của các chuyên gia kinh tế thuộc Ngân hàng thế giới sau đây là rất có cơ sở: "Phát triển là nâng cao phúc lợi của nhân dân. Nâng cao tiêu chuẩn sống và cải tiến giáo dục, sức khỏe và bình đẳng về cơ hội là tất cả những thành phần cơ bản của phát triển kinh tế. Báo đảm các quyền chính trị và công dân là một mục tiêu phát triển rộng hơn. Tăng trưởng kinh tế là một cách cơ bản để có thể có được sự phát triển, nhưng trong bản thân nó là một đại diện rất không toàn vẹn của tiến bộ".
Như vậy, ngoài tăng trưởng kinh tế, sự phát triển và tiến bộ xã hội còn cần phải được đại diện bằng những tiêu chí nào? Một tiêu chí khác của sự phát triển cũng quan trọng không kém so với tiêu chí tăng trưởng kinh tế đó là công bàng xã hội và các giá trị con người.
II. Đánh giá tăng trưởng kinh tế Việt Nam thời gian qua:
1. Tốc độ tăng trưởng GDP chung và thu nhập bình quân đầu người:
1.1 Tốc độ tăng trưởng GDP:
Tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam luôn đạt ở mức cao và được duy trì trong nhiều năm:
Năm
1991
1992
1993
1994
1995
1996
1997
1998
1999
2000
Tốc độ tăng trưởng
5.8
8.69
8.07
8.83
9.54
9.34
8.15
5.76
4.77
6.78
Năm
2001
2002
2003
2004
2005
2006
2007
2008
2009
2010
Tốc độ tăng trưởng
6.89
7.08
7.34
7.78
8.44
8.22
8.45
6.23
5.32
5,8
Bảng 2.Bảng 1.1: Tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam từ năm 1991 đến quý I năm 2010.
Nhìn chung tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam qua các năm là khá cao trong khu vực. Tuy vậy tính chu kỳ thể hiện quan các năm cũng rất rõ rệt, cụ thể:
- Tốc độ tăng trưởng đạt 5.8% (năm 1991), đây là kết quả đạt được trong giai đoạn đầu thời kỳ đổi mới, liên tục tăng trong những năm tiếp theo và vượt mức 9% (năm 1995, 1996). Đây là giai đoạn kinh tế Việt Nam có những bước chuyển biến mạnh mẽ, đạt được nhiều thành tựu và được đánh giá cao trong con mắt bạn bè quốc tế. Cuối năm 1997, tốc độ tăng trưởng sụt giảm xuống 8.15% và giảm mạnh vào năm 1998 do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á bắt nguồn từ Thái Lan. Đến năm 1999, tốc độ tăng trưởng của Việt Nam chỉ còn 4.77%.
- Nỗ lực phục hồi sau cuộc khủng hoảng, chỉ sau một năm, Việt Nam đã lấy lại đà tăng trưởng. Tuy không thực sự cao nhưng lại khá ổn định, từ 6.78% (năm 2000) đến 8.44% (năm 2005). Đầu năm 2006, Việt Nam được công nhận là thành viên của WTO, đây là thành tựu quan trọng góp phần tạo ra nhiều triển vọng cho kinh tế Việt Nam, đồng thời cũng là thách thức to lớn. Cuối năm 2007, đầu năm 2008, sự kiện “vỡ bong bóng “ bất động sản ở Mỹ đã tạo ra nhiều hệ lụy tiêu cực cho nền kinh tế nhiều nước trên thế giới, kết quả là một cuộc khủng hoảng kinh tế - tài chính trên quy mô toàn cầu. Trong quá trình hội nhập, Việt Nam cũng bị ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng này, tốc độ tăng trưởng GDP giảm từ 8.45% (năm 2007) xuống 6.23% (năm 2008) và dừng ở mức 5,32% vào năm 2009.
1.2 Thu nhập bình quân đầu người (GDP trên đầu người):
Tốc độ tăng thu nhập bình quân đầu người được tính theo công thức:
Tốc độ tăng GDP/người = Tốc độ tăng GDP - Tốc độ tăng dân số (I)
Bảng 2: Mức thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam (1995 – 2009)
Thu nhập bình quân đầu người của một quốc gia thể hiện mức sống trung bình của người dẫn ở quốc gia đó, tại Việt Nam GDP/người tăng liên tục và càng ngày càng có xu hướng tăng nhanh.
Tốc độ gia tăng dân số tại Việt Nam dao động quanh mức 1.2%/năm, trong khi tốc độ tăng GDP tăng nhanh, do đó thu nhập bình quân đầu người tăng nhanh.
Tuy vậy, thu nhập bình quân của Việt Nam vẫn được xem là thấp so với các nước khác:
Bảng 3: Mức thu nhập bình quân đầu người 2007(GDP/người theo PPP)
Nguyên nhân của hiện tượng này là do Việt Nam có xuất phát điểm thấp hơn rất nhiều so với các nước khác trên thế giới, tỉ lệ thất nghiệp chưa ổn định, thêm vào đó tốc độ gia tăng dân số không cao nhưng dân số vẫn rất đông.
2. So sánh tốc độ tăng trưởng GO và GDP:
Công thức tính GO:
GO = GDP(VA) + Chi phí trung gian (II)
Bảng 4: Động thái tăng trưởng GO và GDP của Việt Nam(2001- 2006)
Theo công thức (II) và bảng 4, tốc độ tăng trưởng GO cao hơn rất nhiều so với tốc độ tăng trưởng GDP. Tức là chí phí trung gian trong sản xuất của Việt Nam là rất lớn.
Nguyên nhân là do đặc trưng của họat động sản xuất tại Việt Nam, chủ yếu nhập nguyên, nhiên vật liệu từ nước ngoài về gia công, chế biến, lắp ráp để tạo thành phẩm, không đạt hiệu quả kinh tế cao. Hạn chế này cùng với những yêu cầu trong họat động sản xuất là nhiệm vụ đặt ra cho Việt Nam.
3. Đóng góp vào tăng trưởng theo ngành:
Tỷ trọng đóng góp vào tăng trưởng theo ngành của Việt Nam trong thời gian qua có nhiều chuyển biến tích cực:
Bảng 5: tỷ trong đóng góp vào GDP của Việt Nam ( 1991 -2009)
Năm
NN
CNXD
DV
1991
30.73
25.62
43.65
1992
30.22
26.59
43.19
1993
28.87
27.7
43.43
1994
27.42
28.86
43.72
1995
26.24
29.93
43.83
1996
25.05
31.34
43.61
1997
24.16
32.63
43.21
1998
23.65
33.42
42.93
1999
23.76
34.35
41.89
2000
23.28
35.41
41.31
2001
22.43
36.57
41
2002
21.82
37.39
40.79
2003
21.06
38.48
40.46
2004
20.39
39.35
40.26
2005
19.56
40.16
40.28
2006
18.74
40.96
40.3
2007
17.92
41.63
40.45
2008
17.82
43.47
40.81
2009
13.68
45
41.32
Chuyển dịch cơ cấu ngành của Việt Nam theo hướng hiện đại:
- Tỷ trọng của nông nghiệp đã giảm 17% trong 20 năm và đang có xu hướng giảm. Điều này là do quá trình đô thị hóa ở Việt Nam đang diễn ra khá mạnh, diện tích đất nông nghiệp bị giảm sút, ảnh hưởng đến sản lượng của ngành.
- Tỷ trọng công nghiệp và xây dựng tăng hơn 20%, và có xu hướng tăng lên. Tuy vậy xét theo giá trị thực tế thì sản lượng của ngành không cao, chưa đáp ứng được nhu cầu của quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa.
Nhìn chung sự thay đổi phù hợp với xu hướng giảm dần tỉ trọng ngành nông nghiệp, tăng tỷ trọng ngành công nghiệp, xây dựng và dịch vụ. Đây là một trong những nguyên nhân khiến GDP của Việt Nam tăng trưởng với tốc độ cao trong quá trình đẩy mạnh Công nghệp hóa
4. Đóng góp vào tăng trưởng của các nhân tố đầu vào:
Bảng 6: Đóng góp của các yếu tố đầu vào trong GDP
Nhân tố đầu vào
1993-1997
1998-2002
2003-2007
vốn
69,3%
57,4%
52,73%
Lao động
15,9%
20%
19,07%
TFP
14,8%
22,6%
28,2%
4.1 Nhân tố vốn:
- Từ năm 1993 đến 2007, tỷ lệ đóng góp của vốn đã giảm 7%, nhưng vẫn giữ ở mức cao (hơn 50% trong GDP). Điều này cho thấy nền kinh tế Việt Nam phụ thuộc rất nhiều vào nguồn vốn, trong khi vốn không phải là thế mạnh của Việt Nam.
- Hiện tại mức ICOR của Việt Nam vẫn là khá cao so với các nước , vào năm 2009 ICOR của Việt Nam là 8, năm 2008 là 6,66, hiệu suất đầu tư đã giảm 20%.Chỉ số ICOR cao cho thấy hiểu quả vốn đầu tư đạt mức thấp, gây lãng phí và thất thoát khá nhiều. Nguyên nhân của hiện tượng này là do trình và tình trạng tham ô, tham nhũng của cán bộ quản lý, gây mất lòng tin của các nhà đầu tư.
4.2 Nhân tố lao động:
- Nhân tố lao động là một trong những thế mạnh của Việt Nam, đóng góp của nó cho GDP đang có chiều hướng tăng lên. Nhưng tỷ lệ đó vẫn còn quá thấp so với tiềm lực của nhân tố này.
- Có rất nhiều nguyên nhân :
+ Do công tác giáo dục đào tạo chưa đạt hiệu quả, số lượng lao động qua đào tạo không đủ trình độ chuyên môn, kỹ thuật, không đáp ứng được nhu cầu của thị trường. Đặc biệt đối với các doanh nghiệpliên doanh và doanh nghiệp nước ngoài vốn rất coi trọng tay nghề cả người lao động.
+ Do công tác chăm sóc sức khỏe, ý tế chưa phát triển. Các dịch vụ khám chữa bệnh, dinh dưỡng, bảo hiểm, hưu trí… cho người lao động chưa đầy đủ, làm ảnh hưởng đến năng suất lao động của họ.
+ Tác phong công nghiệp , tinh thần tự giác, kỷ luật: Việt Nam từ một nước nông nghiệp thực hiện quá trình công nghiệp hóa, không thể tránh khỏi những đặc điểm của họat động sản xuất nhỏ trong ý thức của người lao động. Đây lại là những yêu cầu quan trọng trong nền kinh tế thị trường, do đó nó cần phải được thay đổi nhanh chóng.
- Hệ quả ảnh hưởng đến năng suất lao động:
Tên nước
NSLĐ(USD/LĐ)
So sánh với Việt Nam (lần)
Hoa Kỳ
36.863
125
Canada
29.378
100
Australia
27.058
92
New Zealand
27.666
94,1
Philippine
1.021
3,5
Indonesia
564
1,9
Trung Quốc
373
1,26
Bảng 7: so sánh năng suất lao động của Việt Nam với các quốc gia khác
Do những đặc điểm trên của nguồn nhân lực nên năng suất lao động của Việt Nam vẫn ở mức thấp hơn rất nhiều lần so với các quốc gia trong khu vực và trên thế giới.
4.3 Nhân tố năng suất tổng hợp( TFP):
Tỷ lệ đóng góp của nhân tố năng suất tổng hợp vào GDP có chiều hướng tăng qua các năm, nhưng vẫn còn thấp so với các quốc gia khác trong khu vực.
Nguyên nhân là do trình độ khoa học kỹ thuật chưa cao, trình độ tay nghề của lao động thấp, dẫn đến năng suất lao động ở mức trung bình, đồng thời vấn đề tận dụng, quy hoạch sử dụng nguồn tài nguyên chưa hợp lý, gây ra tình trạng lãng phí.
Nhân tố năng suất tổng hợp của Việt Nam đã góp phần không nhỏ trong việc thúc đẩy tăng trưởng, nhưng vai trò đó chưa thực sự giành quyền quyết định trong tăng trưởng.
III. Mô hình tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam và những kiến nghị
1. Kết luận về mô hình tăng trưởng ở Việt Nam:
1.1. Các mô hình tăng trưởng kinh tế mà Việt Nam đã áp dụng:
- Mô hình tăng trưởng theo chiều sâu
- Mô hình tăng trưởng theo chiều rộng
- Mô hình “gia công”
- Mô hình sử dụng vốn
1.2. Đánh giá các mô hình:
a) Mô hình tăng trưởng theo chiều rộng:
Đặc trưng của mô hình này là sử dụng các nhân tố chiều rộng(K, L) để thúc đẩy quá trình tăng trưởng, lấy xuất khẩu làm mục tiêu mũi nhọn. Nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng cao, thu nhập bình quân tăng nhanh, chuyển dịch cơ cấu ngành theo hướng hiện đại.
Song mô hình này cũng thể hiện tính hai mặt của quá trình tăng trưởng kinh tế: tăng trưởng cao nhưng không bền, bị phụ thuộc nhiều vào môi trường kinh tế bên ngoài, sử dụng tối đa tài nguyên, thúc đẩy “ hố sâu ngăn cách giàu nghèo”, phân hóa giai cấp…
Nếu được áp dụng một cách hợp lý và vừa phải cho mỗi giai đoạn, mô hình này sẽ giúp kinh tế Việt Nam đạt được nhiều mục tiêu trong ngắn hạn.
b) Mô hình tăng trưởng theo chiều sâu:
Mô hình tăng trưởng kinh tế theo chiều sâu tận dụng nguồn tài nguyên, cải thiện năng suất lao động, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế với tốc độ vừa phải và ổn định trong dài hạn.
Mô hình này thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng theo kiểu “ chậm mà chắc”. Nó giúp tránh lãng phí tài nguyên, nâng cao chất lượng cuộc sống, tăng trưởng bền vững và tạo ưu thế độc lập tương đối với môi trường kinh tế thế giới.
c) Mô hình gia công:
Giá trị nhập khẩu lớn, chi phí sản xuất tăng cao dẫn đến tổng giá trị sản lượng (GO) của nền kinh tế ở mức cao là đặc trưng chủ yếu của mô hình này.
Sử dụng nguồn nguyên, nhiên vật liệu chủ yếu từ nhập khẩu có giá thành cao, làm cán cân xuất- nhập khẩu thay đổi tiêu cực, góp phần gây ra hiện tượng nhập siêu. Đồng thời làm giảm khả năng tiêu thụ của hàng hóa đầu vào trong nước, dẫn đến giảm tốc độ tăng trưởng GDP và thu nhập bình quân đầu người.
Mô hình “ gia công” không tận dụng yếu tố khoa học kỹ thuật trong nước, giảm năng suất lao động của nền kinh tế, chỉ thích hợp với giai đoạn đầu trong tiến trình phát triển kinh tế của các nước đang phát triển, không nên áp dụng trong dài hạn.
d) Mô hình sử dụng vốn:
Đặc trưng là chủ yếu sử dụng nguồn vốn để tạo ra giá trị gia tăng. Mô hình này thúc đẩy sự phát triển của khoa hoc công nghệ, nâng cao chất lượng cuộc sống. Nhược điểm lớn nhất của mô hình này là lệ thuộc quá nhiều vào vốn, gây ra tình trạng thiếu vốn và trị trệ trong họat động sản xuất.
Mô hình sử dụng vốn chỉ nên áp dụng cho nền kinh tế còn thiếu thốn về cơ sở hạ tầng, khoa học kỹ thuật
2. Định hướng về mô hình tăng trưởng mới:
Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 2008 - 2009 đã gây ảnh hưởng không nhỏ cho nền kinh tế nước ta. Do đó Việt Nam đã đề xuất những hướng đi mới nhằm tạo sự tăng trưởng kinh tế cao trong dài hạn. Cụ thể:
- Lấy lại đà tăng trưởng với tốc độ 6,5% năm 2010 và 7- 10% trong những năm tiếp theo. Ổn định nền kinh tế với việc giữ lạm phát ở mức 7%.
- Áp dụng mô hình tăng trưởng theo chiều sâu.
3. Kiến nghị thực hiện :
3.1. Nâng cao chất lượng các nhân tố đầu vào:
- Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn: thanh lọc bộ máy quản lý, thực hiện đầu tư trọng điểm, thu hút đầu tư, giảm sự phụ thuộc vào vốn.
- Hiệu quả nhân tố lao động: cải tiến kỹ năng sư phạm, chất lượng y tế, loại bỏ tư tưởng tiêu cực trong lao động, hỗ trợ lao động có nhu cầu học hỏi, ưu đãi lao động có tay nghề.
- Nâng cao chất lượng nhân tố năng suất tổng hợp: Cải tiến công nghệ, nâng cao năng suất lao động, sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên, khuyến khích nghiên cứu khoa học kỹ thuật.
3.2. Đảm bảo sự hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế, xã hội và môi trường.
3.3 thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu ngành, mở rộng thị trường, tăng khả năng cạnh tranh
Kết luận:
Nền kinh tế Việt Nam đã trải qua 20 năm đã có nhiều chuyển biến, có tốc độ tăng trưởng cao nhưng không bền vững. Qua đó ta thấy được những ưu nhược điểm của mô hình tăng trưởng kinh tế đã và đang áp dụng. Từ đó lựa chọn những định hướng mới cho tương lai vì sự phát triển bền vững, để kinh tế Việt Nam lớn mạnh, ngang tầm với những nền kinh tế khác.
Tài liệu tham khảo và nguồn thông tin:
1. TS. Phan Thị Nhiệm - Chương trình giảng cho các lớp cao học kinh tế
2. Thống kê của Ngân hàng thế giới (World Bank) và cơ sở dữ liệu của UNCTAD
3. CIEM và Thời báo kinh tế Việt Nam
4. Báo cáo Phát triển thế giới ( World Bank)- Năm 2007
5. Kế hoạch 5 năm phát triển kinh tế – xã hội của Việt Nam 2006-2010 và sổ tay KH 2007 (Bộ KH&ĐT)
6. Tư liệu kinh tế các nước thành viên Asean, 2004
7. Hệ thống tài khoản quốc gia (NSA)
8. Tổng cục thống kê, trang web
9. LA.Nguyễn Duy Thục (03/2007), “Chất lượng tăng trưởng kinh tế: Trường hợp tỉnh Bình Định”, Tạp chí Kinh tế và Phát triển - Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 26651.doc