MỤC LỤC
Phần I : Cơ sở lý luận về quản trị chất lượng và hệ thống quản trị chất lượng
I.Hệ thống quản trị chất lượng
1.Định nghĩa hệ thống quản trị chất lượng
2.Sự cần thiết của hệ thống quản trị chất lượng
3.Mô hình hệ thống quản trị chất lượng
II.Quản lý chất lượng
1.khái niệm
2.Sự cần thiết
Phần II.Thực trạng vấn đề quản lý chất lượng đối với sản phẩm thuỷ sản xuất khẩu.
I.Nhận thức của các doanh nghiệp đối với vấn đề chất lượng
1.Tổng quan về ngành thuỷ sản
2.Nhận thức của các doanh nghiệp đối với vấn đề chất lượng
3.Tìm hiểu một số tiêu chuẩn chất lượng áp dụng cho ngành thuỷ sản
4.Thực trạng về vấn đề quản lý chất lượng đối với sản phẩm thuỷ sản xuất khẩu
A.Thực trạng
B.Sự chuyển biến đối với chất lượng sản phẩm thuỷ sản xuất khẩu
C.Hiệu quả trong việc đổi mới hệ thống chất lượng
5.Thực tế về tình hình áp dụng hệ thống quản lý chất lượng tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu Thuỷ sản Minh Phú
Phần III.Các kiến nghị và giải pháp hoàn thiện
I.Những suy nghĩ và nhận xét về vấn đề chất lượng và quản lý chất lượng hiện nay
1.Nhận xét về việc quản lý chất lượng sản phẩm thủy sản xuất khẩu
2.Nhận xét về việc phổ biến và áp dụng các tiêu chuẩn chất lượng
II.Những giải pháp hoàn thiện hệ thông chất lượng đối với sản phẩm thuỷ sản xuất khẩu
1.Định hướng nâng cao quản lý chất lượng trong thời gian tới
2.Những giải pháp
2.1.Về phía các doanh nghiệp
2.2.Về phía Nhà Nước
2.3.Tăng cường việc giáo dục đào tạo cho cán bộ quản lý và công nhân
3.Về phía nhà trường và xã hội
39 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3594 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Đánh giá và phân tích môi trường vĩ mô, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
giảm,ảnh hưởng xấu đến các hoạt động kinh tế,đến việc tạo vốn và sử dụng vốn sản xuất kinh doanh.Ngược lại,nếu tỷ lệ lạm phát giảm hoặc kiềm chế được lạm phát,sẽ đảm bảo được giá trị của đồng tiền,thúc đẩy việc phát triển kinh tế và phát triển sản xuất kinh doanh.
Ngoài ra,tỷ lệ lạm phát tăng hay giảm còn ảnh hưởng đến việc tạo công ăn việc làm cho người lao động,ảnh hưởng đến tình hình thất nghiệp
-Khủng hoảng thừa thiếu hàng hoá đều ảnh hưởng đến hoạt động chiến lược cảu của các ngành và các doanh nghiệp,nó thể hiện ở hai mặt cụ thể là:Nếu xuất hiện khủng hoảng thừa,dẫn đến hiện tượng cung lớn hơn cầu,hàng hoá ứ đọng khó tiêu thụ,các doanh nghiệp đua nhau giảm giá.Điều này vừa gây thiệt hại cho nền kinh tế,vừa thiệt hại cho các ngành và các doanh nghiệp trong việc đình đốn,đình trệ sản xuất kinh doanh.Ngược lại,nếu xuất hiện khủng hoảng thiếu,dẫn đến hiện tượng cung nhỏ hơn cầu,hàng hoá khan hiếm,các doanh nghiệp đau nhau tăng giá,cũng gây thiệt hại,khó khăn cho phát triển và phát triển sản xuất kinh doanh của nhiều ngành và nhiều doanh nghiệp.
3.Nhân tố kỹ thuật-công nghệ
Trong môi trường kinh doanh quốc gia,nhân tố kỹ thuật-công nghệ luôn giữ vai trò trung tâm và có ảnh hưởng lớn,trực tiếp sâu sắc và toàn diện đến hoạt động chiến lược của các ngành và các doanh nghiệp.Bên cạnh đó,nó còn là nhân tố có tầm quan trọng đặc biệt đối với việc tạo ra lợi thế và khả năng cạnh tranh của các đơn vị hoạt động trên thương trường.
-Nhờ có ứng dụng khoa học kỹ thuật ngày càng tiên tiến,các doanh nghiệp càng có thể thực hiện chiến lược cảu doanh nghiệp mình một cách hiệu quả hơn,khẳng định được vị thế của mình trên thương trường.Đồng thời,thông qua đổi mới công nghệ,đổi mới khoa học công nghệ đã nâng cao trình độ quản lý kỹ thuật cho doanh nghiệp
Cần phải nhận thức được rằng,khoa học công nghệ có tác động mạnh mẽ ở mọi khía cạnh đối với doanh nghiệp
-Các loại công nghệ mới xuất hiện trên thương trường sẽ đồng thời cùng một lúc vừa tạo ra thời cơ cho một số ngành này,doanh nghiệp này,nhưng lại vừa gây ra nguy cơ cho một số ngành khác,doanh nghiệp khác.Bởi lẽ,để sủ dụng được chúng,các doanh nghiệp phải có những điều kiện nhất định,không phải cùng một công nghệ mà bất cứ ngành nào,doanh nghiệp nào cũng có thể áp dụng và sử dụng tốt.Các doanh nghiệp cần phải biết lựa chọn công nghệ phù hợp với doanh nghiệp.
-Mức độ ảnh hưởng của các tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ mới đối với các ngành và các doanh nghiệp có sự khác nhau,chẳng hạn như :Đối với nghàng công nghệ viễn thông,điện tử,hàng không có mức ảnh hưởng lớn hơn so với các nghành sản xuất xi măng,chế biến kim loại và nghành dệt may.bởi vì,công nghệ cử những nghành này có sự thay đổi nhanh hơn
-Sự ảnh hưởng của tiến bộ khoa học-kĩ thuật và công nghệ không chỉ đối với các nghành sản xuất,mà còn tác động mạnh mẽ đến nghành thông tin-kinh tế,xã hội,thị trường giá cả và thông tin trong quản trị chiến lược
-Thị trường công nghệ và chuyển giao công nghệ:Nói đến thị trường công nghệ là nói đến sự biến đổi cung và cầu về công nghệ,nói đến việc mua bán công nghệ hay còn gọi là chuyển giao công nghệ sự biến động này vừa tạo ra thời cơ đối với những doanh nghiệp có dư nguồn lực,trình độ quản lý và tay nghề,vừa gây ran guy cơ đối với doanh nghiệp mà không có đủ điều kiện thiết yếu.
4. Nhân tố tự nhiên
Nhân tố này cũng ảnh hưởng khá lớn đến sản xuất-kinh doanh của các nghành kinh tế-kĩ thuật và các doanh nghiệp thông qua các thành tố của nó như:thời tiết,khí hậu,mưa gió,bão lụt,hạn hán,mùa vụ,môi trường sinh thái,các nguồn tài nguyên thiên nhiên trên mặt đất,trong lòng đất,trên mặt biển,sông ngòi,và trong lòng biển.
Môi trường sinh thái tốt hay xấu,ô nhiễm hay không ô nhiễm đều ảnh hưởng tốt hay xấu đến hoạt động chiến lược của các nghành các doanh nghiệp và đời sống văn hoá xã hội của con người.
Các loại tài nguyên thiên nhiên phong phú hay nghèo nàn,như các loại mỏ than,thiếc,sắt,cao lanh,apatít,crôm,vàng…đều là những yếu tố vào,ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất kinh doanh của các nghành và các doanh nghiệp việc khai thác tài nguyên thiên nhiên bừa bãi,thiếu quy tắc sẽ dẫn đến tình trạng lãnh phí tài nguyên,đồng thời cũng làm cho lượng thiếu hụt tài nguyên thiên nhiên tăng lên.đây sẽ là 1 khó khăn đối với những nghành sản xuất có đầu vào phụ thuộc lớn bởi tài nguyên thiên nhiên.việc thiếu này cũng làm cho chi phí khai thác tăng lên,chi phí năng lượng tăng…Đều ảnh hưởng không tốt.Chẳng hạn như nghành sản xuất mây tre đan …
Nhân tố tự nhiên,không chỉ có tài nguyên thiên nhiên các vấn đề thời tiết khí hậu,địa hình…cũng ảnh hưởng không nhỏ đối hoạt động sản xuất của các nghành doanh nghiệp,đặc biệt là những nghành có liên quan trực tiếp đéan tự nhiên như nghành trồng hoa;nghành giầy dép;may mặc;chăn nuôi;trồng trọt;lương thực;thực phẩm;giao thông vẩn tải;nghành sản xuất đồ hộp;mía đường.
Mặc dù,nhân tốt tự nhiên có ảnh hưởng khá lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh,nhưng nó cũng chỉ ảnh hưởng có giới hạn,bởi lẽ,ở những nước có nền kinh tế phát triển,có công nghệ tiên tiến và hiện đại,thì những khó khăn về tài nguyên cũng không gây cản trở con đường đi lên của doanh nghiệp,thông qua giảI pháp khắc phục như:mua nguyên liệu thô về chế biến mà vẫn đạt hiệu quả cao
5. Nhân tố văn hoá-xã hội
Nhân tố này tác động,gây ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động sản xuất-kinh doanh của doanh nghiệp.nó tạo ra cơ hội (hay thuận lợi) và gây ra nguy cơ (khó khăn) cho hoạt động chiến lược của các nghành và các doanh nghiệp,do đó,cần phải phân tích và đánh giá nhân tố văn hoá-xã hội.Sự tác động của nhân tố này đối với hoạt động chiến lược thường được thể hiện qua các thành tố của nó như:trình độ,dân trí,tỷ lệ kết hôn,tỷ lệ sinh đẻ,tỷ lệ tăng dân số,lối sống,phong cách sống,chuẩn mực đạo đức,vui chơi,giải trí,sử dụng lao động nữ,phong tục tập quán của các dân tộc,vấn đề tôn giáo và tín ngưỡng,tổ chức của hiệp hội người tiêu dùng….
-Trình độ dân trí càng cao,thì đối với hoạt động chiến lược-sản xuất kinh doanh càng lớn.bởi lẽ,nó ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ,thị hiếu,kiểu dáng,mẫu mã,màu sắc của hàng hoá mà người tiêu dùng đòi hỏi.
-Tỷ lệ kết hôn và sinh đẻ,tỷ lệ tăng dân số hợp lí hay không hợp lý đều có ảnh hưởng đén nhu cầu tiêu dùng hàng hoá trên thương trường và đều ảnh hưởng đến hoạt động chiến lược sản xuất-kinh doanh của các đơn vị kinh tế.
-Lối sống,phong cách sống,chuẩn mực đạo đức,vui chơi ,giải trí,văn hoá nghệ thuật.nếu như lành mạnh và phát triển theo hướng tiến bộ sẽ tạo ra tính tích cực trong tiêu dùng hàng hoá.Ngược lại,nếu không lành mạnh sẽ gây ra nhiều tiêu cực,tệ nạn xã hội,làm cản sự phát triển của sản xuất-kinh doanh.
-Vai trò của phụ nữ và sử dụng lao động nữ trong cách nghành các doanh nghiệp.Ngày nay,ở nhiều quốc gia trên thế giới và đặc biệt là nước ta,người phụ nữ có vai trò xứng đáng trong nền kinh tế-xã hội,có nghĩa vụ quyền lợi ngang với nam giới.
-Trong các ngành kinh tế-kỹ thuật và các doanh nghiệp,có nhiều lĩnh vực,có nhiều hoạt động rất cần lao động nữ.Thí dụ trong nghành hàng không,hoạt động của các tiếp viên trên các chuyến bay cần nhiều lao động nữ ;trong ngành du lịch,trong các nghành dệt kim,tỷ lệ nữ chiếm từ 60% đến70%
-Từ vấn đề này cho thấy,lao động nữ nằm trong nguồn lực của các nghành và các doanh nghiệp.Vì vậy,trong quá trình xây dựng và thực hiện chiến lược cần tính đến thành tố này.
-Phong tục tập quán của các dân tộc.Theo số liệu thống kê thì nước ta có tới 54 dân tộc là anh em.Mỗi dân tộc đều có phong tục tập quán riêng,sử dụng hay tiêu dùng hành hoá theo phong cách sống của họ.Vì vậy,để đảm bảo thoả mãn kịp thời nhu cầu hàng hoá cho mỗi dân tộc trong từng thời kì kế hoạch,các nghành và các doanh nghiệp phải quan tâm và tính đến thành tố này trong hoạt định chiến lược của mình.
-vấn đề tôn giáo và tín ngưỡng.Sự phát triển của các thành tố này cũng có liên quan và ảnh hưởng đến sự hoạt động cảu các ngành và các doanh nghiệp.Nó được thể hiện ở chỗ nhu cầu về hàng hoá cần được đáp ứng.Đối với hình thức tôn giáo tín ngưỡng,ngoài những loại hàng hoá thông thường,thiết yếu còn cần những laọi hàng hoá đặc thù như: vàng mã, các loại hương, các loại nến,các laọi mõ,các loại chuông…Đó là những hàng hoá phục vụ cho tín ngưỡng của họ.Do đó,trong quá trình hoạch định chiến lược sản xuất kinh doanh của mình,các ngành và các doanh nghiệp cần phải tính đén và có một mối quan tâm nhất định đến nhu cầu của thành tố này.
Ngoài việc đánh giá và phân tích 5 nhân tố trên,các ngành và các doanh nghiệp cũng cần phải quan tâm đến một nhân tố đó là: môi trường quốc tế.Nhân tố này cung có vai trò và ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình hoạch định chiến lược,đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.Nội dung cụ thể của nhân tố này được trình bày chi tiết trong mục 6 dưới đây:
6. Môi trường quốc tế
Môi trường kinh doanh quốc tế được hiểu là môi trường toàn cầu,môi trường bên ngoài của doanh nghiệp.
Mục đích cảu việc phân tích và đánh giá môi trường này là xá định rõ ràng và đúng đắn các thời cơ,các nguy cơ của từng nhân tố tạo thành môi trường ảnh hưởng đến hoạt động chiến lược của doanh nghiệp.
Môi trường quốc tế là một môi trường bao trùm cả môi trường quốc gia,nó cũng chịu tác động của các nhân tố như: chính trị thế giới; luật pháp và các thông lệ quốc tế; kỹ thuật-công nghệ; và văn hoá xã hội.
*Nhân tố chính trị thế giới
Nhân tố này được thể hiện qua các thành tố như : chính trị,ngoại giao,quan điểm đường lối chính trị quốc tế,xung đột về quan điểm chính trị giữa các quốc gia…Tất cả những thành tố này sẽ làm nảy sinh các thời cơ và nguy cơ trong môi trường cụ thể ở chỗ:
Các thành tố về chính trị ,ngoại giao: được coi là dấu hiệu đầu tiên và có ảnh hưởng lớn đến các hoạt động chiến lược của doanh nghiệp,đặc biệt là doanh nghiệp xuất-nhập khẩu,chẳng hạn như: chính sách mở cửa,hoạt động ngoại thương,hoạt động kinh doanh của các nền kinh tế…Mức độ ảnh hưởng cảu nhân tố này lớn hay nhỏ,tạo ra thuận lợi( thời cơ) hay khó khăn( nguy cơ) đến đâu tuỳ thuộc vào đường lối chính trị,ngoại giao mở rộng hay thu hẹp,đơn giản hay phức tạp,cứng rắn hay mềm dẻo… của từng quốc gia trên thế giới.
Thành tố về quan điểm chính trị của mỗi quốc gia trên thế giới
Thành tố về sự xung đột quan điểm chính trị,dẫn đến chiến tranh giữa các quốc gia
Như vậy,việc phân tích và đánh giá nhân tố chính trị thế giới đảm bảo,nắm bắt kịp thời các thời cơ,ngăn ngừa đảy lùi các nguy cơ trong môi trường kinh doanh quốc tế không phải là vấn đề đơn giản dễ dàng.Trái lại,nó gặp nhiều khó khăn phức tạp bởi vì diễn biến và ảnh hưởng của chúng đối với các hoạt động chiến lược của các quốc gia,của ngành kinh tế-kỹ thuật và các doanh nghiệp có những nét khác biệt,cụ thể ở những điểm sau đây:
-Việt Nam ra nhập khối ASEAN đã và đang tạo ra các thời cơ cho các doanh nghiệp về đầu tư,thâm nhập và phát triển thị trường; bán các yếu tố đầu ra,mua các yếu tố đầu vào.Song,nó cũng đang gây ra nhiều thách thức,nguy cơ,đặc biệt là chất lượng và giá cả hàng hoá,khả năng cạnh trạnh mà các doanh nghiệp cảu ta đang phải đương đầu.Do đó phải cần có nhiều giải pháp hữu hiệu để đối phó,giải quyết khó khăn.
-Tự do hoá thương mại trong khu vực và xoá bỏ hàng rào thuế quan vào năm 2006,có thể sẽ là thời cơ cho một số nước trong khối ASEAN,nhưng đối với nước ta thì đó lại là nguy cơ.Bởi lẽ,còn không ít doanh nghiệp đang trong giai đoạn yếu kém về khả năng cạnh tranh.Hơn nữa,bản thân khối ASEAN cũng phải đặt trong mối quan hệ với toàn cầu,đương đầu trong sự cạnh tranh có tính thế giới giữa các khu vực và giữa các nước như:Khối EU,Bắc Mỹ,Nhật Bản,Trung Quốc…
-Kể từ tháng 11/1998,Việt Nam đã là thành viên chính thức cả diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á-Thái Bình Dương,gọi tắt là APEC.Diễn đàn này hiện đang chiếm 40% dân số thế giới,56% GDP và 46% tổng giá trị thương mại thế giới.Đây là thời cơ cho các doanh nghiệp,các ngành kinh tế kỹ thuật và nền kinh tế nước ta trong việc có thêm thị trường rộng lớn để mua các yếu tố đầu vào và bán các yếu tố đầu ra mà chúng ta có tiềm năng.Song,để đặt được hiệu quả cao trong việc đưa hàng hoá vào thị trường này cũng không phải đơn giản,dễ dàng.
-Ngày 11/01/2007 Viêt Nam trở thành thành viên chính thức của ổ chức thương mại thế giới-WTO,các doanh nghiệp nước ta có cơ hội thuận lợi đẻ mở rộng thị trường mua các yếu tố đầu vào và thị trường xuất khẩu sang các nước khác,được hưởng quy chế tối huệ quốc và không bị phân biệt đối xử,phân biệt trong thương mại quốc tế.Tuy nhiên,trái với điều trên thì vẫn luôn có những nguy cơ và thách thức đối với chúng ta,không chỉ bởi sự cạnh tranh quyết liệt trên thị trường,mà còn do chính các doanh nghiệp Việt Nam khi mà vẫn chưa thực sự đi vào guồng máy công nghiệp,vẫn còn nhưng tình trạng vi pham luật kinh doanh,vi phạm an toàn vệ sinh thực phẩm,vi phạm bản quyền…Đây là những vấn đề cần phải được quan tâm giải quyết một cách nghiêm túc và triệt để,đồng thời cũng cần phải nghiên cứu để có nhiều giải pháp hữu hiệu trong viêc phòng ngừa.
*Nhân tố luật pháp và các thông lệ quốc tế
Để đạt được hiệu quả cao trong kinh doanh quốc tế,vấn đề có tính thiết yếu là các nhà chiến lược hay các nhà quản trị doanh nghiệp phải hiểu biết thông thạo luật pháp và các thông lệ quốc tế,bởi những vấn đề sau:
-Mỗi một quốc gia trên thế giới đều có chủ quyền,có luật pháp kinh doanh và có quan điểm phát triển kinh tế riêng.Do đó,muốn đạt hiệu quả tốt trong buôn bán làm ăn với các nước thì nhất thiết phải biết và nắm rõ luật pháp cùng quan điểm phát triển kinh tế của nước đối tác.
-Do xu hướng hội nhập,liên kết kinh tế,tạo lập các khu vực và các khối kinh tế ngày càng gia tăng,nên sự ra đời hay xuất hiện các hiệp định,các cam kết và các thông lệ ngày càng nhiều và hoàn thiện hơn.
Hai vấn đề trên nhấn mạnh rằng,muốn tiến hành kinh doanh,buôn bán với các khối các khu vực kinh tế này thì nhất thiết các nhà chiến lược phải chấp hành và tuân theo những thủ tục,những thông lệ quốc tế trên đường vận chuyển hàng hoá…Các quản trị gia doanh nghiệp phải quán triệt luật pháp và các thông lệ quốc tế.
*Nhân tố kinh tế quốc tế
Nhân tố này cũng thường tạo ra các thời cơ và gây ra nguy cơ đối với hoạt động chiến lược của các nước,các ngành kinh tế kỹ thuật,và các doanh nghiệp trong hoạt động xuất-nhập khẩu.Nhân tố này thường bao gồm các nhân tố như: khủng hoảng kinh tế,sự bất đồng về quan điểm phát triển kinh tế,các chính sách lãi suất…
-Khủng hoảng kinh tế (1929-1933),sự bất đồng về quan điểm phát triển kinh tế của các nước,các khối kinh tế về vấn đề như :Khai thác dầu lửa,đánh bắt hải sản,tôm cá đông lạnh,hàng dệt may,da giày…đã để lại hậu quả khôn lường đối với nền kinh tế thế giới nói chung và vói nền kinh tế của nhiều quốc gia nói riêng.
-Các chính sách lãi suất khác nhau cảu ngân hàng và quỹ tiền tệ quốc tế cũng ảnh hưởng đến tỷ giá đồng tiền của nhiều nước.Chúng có thể tạo ra thuận lợi hoặc gây ra nhiều khó khăn đối với hoạt động chiến lược của nhiều quốc gia.
-Khủng hoảng tài chính tiền tệ năm 1997 ở Đông Nam Á,Đông Á đã làm giảm giá trị của đồng tiền,gây hậu quả nặng nề về kinh tế cho nhiều nước.
*Nhân tố kỹ thuật-công nghệ
Đây là yếu tố mang tính then chốt và tác động mạnh mẽ đến hoạt động chiến lược của nhiều quốc gia,nhiều nghành,và nhiều doanh nghiệp.
Nhân tố này khi thì tạo ra thời cơ,khi thì gây ra nguy cơ cho hoạt động chiến lược.Nó thường bao gồm các thành tố như:
-Sự phát triển của khoa học kĩ thuật và công nghệ.Do sự phát triển mạnh mẽ như vũ bão của khoa học kĩ thuật và công nghệ tiên tiến thế giới,nên bắt buộc các nhà chiến lược,các nhà quả trị kinh doanh phải kịp thời nắm bắt để học hỏi,để thực hiện chuyển giao công nghệ,đưa nhanh các tiến bộ của khoa học kĩ thuật vào sản xuất và để ứng sử hiện hữu đối với loại thị trường công nghệ.
-Sự xuất hiện trên thị trường thế giới nhiều loại sản phẩm mới và sản phẩm thay thế đã tạo ra thời cơ,vừa gây ra nguy cơ,nên bắt buộc các nhà chiến lược và các nhà quản trị sản xuất phải có giải phát hữu hiệu để hoàn thiện,cải tiến đổi mới sản phẩm của mình cả về chất lượng,hình dáng,mẫu mã nhằm tăng lợi thế và cạnh tranh trên thương trường quốc tế.
-Sản phẩm có hàm lượng chất xám cao:ngày nay,lí luận và thực tiễn đã chứng minh cho luận điểm rằng:nghành nào,doanh nghiệp nào mà có sản phẩm có hàm lượng chất xám cao,thì sản phẩm đó có nhiều khả năng giành được thắng lợi trong cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế.
* Nhân tố văn hoá-xã hội
Nền văn hoá-xã hội của mỗi nước trên thế giới cũng được coi là nhân tố tạo ra thuận lợi hay khó khăn.Nó tác động mạnh mẽ đến chiến lựơc phát triển kinh tế xã hội của mỗi quốc gia và chiến lược sản xuất kinh doanh của các nghành,các doanh nghiệp,không phân biệt các đơn vị có hoạt động hay không hoạt động kinh doanh,buôn bán trên thị trường quốc tế.
Sự khác biệt về văn hoá xã hội giữa các dân tộc,các quốc gia trên thế giới đều được coi là kết quả tổng hợp của nhiều thành tố về lịch sử,ngôn ngữ,tôn giáo,phong tục tập quán,chế độ giáo dục,chế độ phòng chống bệnh dịch,bảo vệ môi trường…các thành tố này,ít hay nhiều mức độ lớn hay nhỏ đều ảnh hưởng đến hoạt động chiến lược.Nói chung,ảnh hưởng theo 2 hướng cơ bản sau:
-Ảnh hưởng đến hành vi của khách hàng và người tiêu dùng đối với các loại hàng hoá và dịch vụ ở thị trường trong và ngoài nước,thị trường dễ tính và khó tính.Đồng thời kéo theo sự ảnh hưởng đến hoạt động chiến lựơc phát triển kinh tế-xã hội của mỗi quốc gia,mỗi doanh nghiệp đến việc sản xuất ra các loại hàng hoá và dịch vụ để đáp ứng kịp thời nhu cầu của thị trường trong nước và xuất khẩu.
-Ảnh hưởng đến hành vi của các nhà chiến lược,các nhà quản trị và các nhà sản xuất kinh doanh trong việc quyết định phạm vi và quy mô của mỗi chiến lược phát triển kinh tế xã hội,chiến lược sản xuất kinh doanh của Nhà nước.
B.NHỮNG CHÚ Ý KHI PHÂN TÍCH&ĐÁNH GIÁ MTVM
Do sự phản ứng không giống nhau của các doanh nghiệp đối với môi trường,nên sự tác động và ảnh hưởng của môi trường đối với mỗi doanh nghiệp cũng là khác nhau.Một nhân tố có thể là cơ hội cho doanh nghiệp này,nhưng cũng có thể lại là nguy cơ đối với doanh nghiệp khác.Điều này đòi hỏi các daonh nghiệp,cụ thể là các nhà quản trị chiến lược phải biết phân tích,đánh giá,và nắm rõ được mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố,đồng thời phải hiểu rõ được khả năng thích ứng của doanh nghiệp với môi trường vĩ mô đó.
Với những doanh nghiệp khác nhau thì sự tác động của các nhân tố cũng là khác nhau:
-Nhân tố chính trị và luật pháp: Nó thể hiện ở sự ổn định và chính trị,ở đường lối đổi mới về quản lý kinh tế; ở chủ trương tạo lập các tập đoàn kinh tế mạnh và xây dựng các công trình tầm cỡ quốc gia; ở hệ thống luật pháp và chế độ chính sách…Nhân tố này có ảnh hưởng đến việc xây dựng và thực thi chiến lược của mọi doanh nghiệp.Tuy nhiên,mức độ ảnh hưởng của nó đối với các loại doanh nghiệp là khác nhau.Nó sẽ có ảnh hưởng lớn đối với những doanh nghiệp chịu nhiều ảnh hưởng bởi chính trị và luật pháp,cụ thể như: Các doanh nghiệp liên doanh,liên kết với nước ngoài,doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài…Một đất nước có nền chính trị ổn định,luật pháp nghiêm minh,đồng bộ sẽ là tiền đề cho việc hấp dẫn và thu hút các nhà đầu tư nước ngoài.Còn ngược lại sẽ là cản trở,hạn chế.
-Nhân tố kinh tế:Được biểu hiện thông qua tốc độ tăng trưởng hay suy giảm của nền kinh tế; mức lãi suất hay tỷ lệ lãi suất ngân hàng cao hay thấp; chính sách tiền tệ và tỷ giá hối đoái; tỷ lệ lạm pháp tăng hay giảm,cao hay thấp; khủng khoảng thừa thiếu hàng hoá…
Do những đặc điểm và biểu hiện của nó,nhân tố này có ảnh hưởng đáng kể đến những doanh nghiệp như kinh doanh vàng bạc đá quý,ngoại hối,kiều hối…,đối với các ngân hàng và các doanh nghiệp có vốn vay lớn cũng rất cần phải quan tâm nhiều đến nhân tố này.
-Nhân tố kỹ thuật công nghệ:Nhân tố này được biểu hiện ở những loại công nghệ mới xuất hiện trên thị trường; ở mức độ ảnh hưởng của các tiến bộ khoa học-kỹ thuật và công nghệ; ở thị trường công nghệ và chuyển giao công nghệ…
Việc áp dụng khoa học công nghệ vào mỗi doanh nghiệp là một công việc cần thiết và cấp bách.Tuy nhiên,không phải cứ là một công nghệ tốt,hiện đại thì đều có thể áp dụng được ở bất cứ một doanh nghiệp nào,mà diều quan trọng là công nghệ đó phải phù hợp với doanh nghiệp,phù hợp với trình độ của doanh nghiệp.Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp cần phải nghiên cứu,xem xét các loại công nghệ trước khi áp dung nó vào doanh nghiệp mình.
-Nhân tố văn hoá xã hội: Nhân tố này được biểu hiện thông qua các thành tố như: trình độ dân trí, tỷ lệ kết hôn, tỷ lệ sinh đẻ, tỷ lệ tăng dân số, lối sống, phong cách sống, chuẩn mực về đạo đức, vui chơi giải trí, sử dụng lao động nữ, phong tục tập quán của các dân tộc, vấn đề tôn giáo và tín ngưỡng, tổ chức hiệp hội của người tiêu dùng…
Ở mỗi khu vực khác nhau lại có một nền văn hoá khác nhau,chẳng hạn như nét văn hoá của người dân miền Bắc khác với miền Nam,của miền xuôi khác với miền ngược…đòi hỏi mỗi doanh nghiệp khi lập chiến lược kinh doanh về xâm nhập thị trường,phát triển thị trường,mở rộng thị trường…tìm kiếm lao động,nghiên cứu thị hiếu khách hàng,nhu cầu tiêu dùng…ở bất cứ một khu vực nào đó đều cần phải tìm hiểu cụ thể, hiểu biết rõ những nét văn hoá của vùng đó.Tránh tình trạng dập khuôn máy móc,đưa văn hoá của vùng này áp dụng cho vùng khác.Điều này sẽ gây ra nhiều khó khăn cho doanh nghiệp.Thậm chí lá sai lầm.
-Nhân tố tự nhiên:Nó được biểu hiện qua các thành tố như: thời tiết,khí hậu,mưa gió,bão lụt,hạn hán,mùa vụ,môi trường sinh thái,các nguồn tài nguyên thiên nhiên trên mặt đất,trên mặt biển,sông ngòi và trong lòng biển…
Những nhân tố này sẽ có ảnh hưởng đang kể đối với các doanh nghiệp có đầu vào từ tài nguyên thiên nhiên,hoặc chịu tác động của thiên nhiên,chẳng hạn như các doanh nghiệp thu mua,đánh bắt thuỷ-hải sản,doanh nghiệp cung cấp nguyên vật liệu xây dựng,doanh nghiệp sản xuất hàng mây tre đan...Các daonh nghiệp này cần nghiên cứu cẩn thận,chính xác tình hình tự nhiên,sự khan hiếm của tài nguyên thiên nhiên…để có những biện pháp điều chỉnh kịp thời.
Kết luận:Qua phân tích ở trên cho thấy,cho dù cùng chịu sự tác động của môi trường giống nhau,nhưng cơ hội và nguy cơ mà các doanh nghiệp gặp phải là không giống nhau.Có doanh nghiệp nhận được những cơ hội thuận lơi,nhưng lại cũng có những doanh nghiệp gặp phải những nguy cơ,thách thức đe doạ.Những điều này nó phụ thuộc chủ yếu ở loại hình doanh nghiệp đang hoạt động,ở mức độ chịu tác động của môi trường ở mỗi doanh nghiệp và ở cả những thời điểm mà doanh nghiệp chịu tác động.Chính vì những lý do đấy,yêu cầu các doanh nghiệp không được chủ quan trong việc phân tích các nhân tố của môi trường vĩ mô,không nên chỉ nhìn thấy bề nổi của nó mà còn cần phải biết được bản chất bên trong để có những giải pháp đối phó kịp thời.
Các doanh nghiệp cần phải phân tích và đánh giá mọi mặt của một nhân tố để vừa có thể phát hiện những cơ hội,tận dụng nó,phát huy nó, biến nó thành công cụ phục vụ đắc lực cho mục tiêu phát triển của doanh nghiệp.Đồng thời tìm ra những nguy cơ,đe doạ,thách thức để hạn chế,tiêu diệt nó giúp cho doanh nghiệp trách khỏi những rào cản trong quá trình phát triển.
Tuy nhiên,đây không phải là một công việc đơn giản,dễ dàng.Nó đòi hỏi cao ở một nhà quản trị chiến lược về trình độ chuyên môn,khả năng xử lý tài tình cùng với việc sử dụng thành thạo các phương pháp đánh giá và phân tích môi trương vĩ mô.Bên cạnh đó,cũng cần phải có sự tổ chức theo dõi,nghiên cứu tình hình môi trường, để có những biện pháp hữu hiệu điều chỉnh kịp thời nhằm hạn chế những nguy cơ thể xẩy ra,đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho cơ hội phát triển hơn nữa.
C.CÁC PHƯƠNG PHÁP CHUYÊN GIA ĐƯỢC ÁP DỤNG ĐỂ DỰ ĐOÁN CÁC THỜI CƠ,NGUY CƠ TRONG MÔI TRƯỜNG VĨ MÔ
Dự đoán về các thời cơ,nguy cơ trong môi trường vĩ mô theo phương pháp chuyên gia có ý nghĩa lớn trong điều kiện thông tin ban đầu về môi trường ở trong và ngoài nước còn quá sơ sài,chưa mang tính chất bao quát và trình độ của người làm dự đoán ở doanh nghiệp còn thấp,chưa có nhiều kinh nghiệm.
Để sử dụng các phương pháp chuyên gia một cách có hiệu quả,theo kinh nghiệm của các doanh nghiệp tiên tiến và làm ăn có lãi thì cần phải tiến hành lựa chọn chuyên gia theo các yêu cầu sau:
-Phải có trình độ kiến thức rộng về nhiều lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp.
-Có khả năng dự đoán,phân tích và đánh giá một cách sâu sắc về sự biến động của đối tượng dự đoán trong tương lai.
-Phải là nhà khoa học,có học hàm,học vị và có nhiều kinh nghiệm trong việc dự đoán sự biến động của các nhân tố trong môi trường kinh doanh.
Trong quá trình lựa chọn chuyên gia,cần biết rõ và phân loại các chuyên gia có trình độ chuyên môn hoá hẹp và rộng để thực hiện sự kết hợp hài hoà trong việc sử dụng hai loại chuyên gia này nhằm đảm bảo sự đánh giá đúng đắn về sự biến động của các nhân tố trong môi trường.
Các phương pháp chuyên gia thường được vận dụng trong việc dự đoán các thời cơ,các nguy cơ trong môi trường vĩ mô bao gồm các phương pháp sau:
*Phương pháp phỏng vấn:Người ta trực tiếp lấy ý kiến của các chuyên gia có kinh nghiệm,có sự hiểu biết sâu sắc về đối tượng dự đoán trong hoạch định chiến lược.Thực hiện phương pháp này bằng cách: các cán bộ nghiên cứu của doanh nghiệp phải chuẩn bị các câu hỏi và biểu mẫu khảo sát để
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Thực trạng vấn đề quản lý chất lượng đối với sản phẩm thuỷ sản xuất khẩu.docx