Tiểu luận Đánh giá về trách nhiệm của gia đình trong việc bảo vệ các quyền cơ bản của trẻ em

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

NỘI DUNG 1

I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN 1

1. Những quy định của pháp luật về việc bảo vệ các quyền cơ bản của trẻ em 1

2. Trách nhiệm của gia đình 2

II. Đánh giá trách nhiệm của gia đình trong việc bảo vệ các quyền cơ bản của trẻ em 3

Kết quả đạt được 3

1. Quyền được khai sinh và có quốc tịch 3

2. Quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng 4

3. Quyền sống chung với cha mẹ 5

4. Quyền được tôn trọng, bảo vệ tính mạng, nhân phẩm, danh dự 6

5. Quyền được chăm sóc sức khoẻ 7

6. Quyền được học tập 8

7. Quyền vui chơi, hoạt động văn hoá, thể thao 10

8. Quyền được phát triển năng khiếu 12

9. Quyền có tài sản 14

10. Quyền được tiếp cận thông tin, bày tỏ ý kiến, hoạt động xã hội 16

NGUYÊN NHÂN CỦA NHỮNG TỒN TẠI, HẠN CHẾ 18

BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC 19

KẾT LUẬN 21

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 22

 

 

doc23 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3345 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Đánh giá về trách nhiệm của gia đình trong việc bảo vệ các quyền cơ bản của trẻ em, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
m đối tượng trẻ em đặc biệt chưa được đưa vào Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, như trẻ em bị lạm dụng, bạo lực, trẻ em bị tai nạn thương tích, trẻ em bị ảnh hưởng từ các vụ ly hôn, con nuôi, trẻ em di cư, bị mua bán, trẻ em sống trong các hộ nghèo...Vấn đề truyền thông giáo dục, việc phổ biến kỹ năng bảo vệ và chăm sóc trẻ em ở một bộ phận gia đình còn thiếu chiều sâu, đặc biệt là ở miền núi, vùng sâu, vùng xa. 3. Quyền sống chung với cha mẹ Điều 13 Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em quy định “Trẻ em có quyền sống chung với cha mẹ. Không ai có quyền buộc trẻ em phải cách ly cha mẹ, trừ trường hợp vì lợi ích của trẻ em”. Theo quy định của pháp luật thì cha mẹ có nghĩa vụ và quyền sống chung với con. Như vậy, cả cha mẹ và con chưa thành niên đều có quyền sống chung, trừ trường hợp vì lợi ích của trẻ em. Quy định này hoàn toàn phù hợp và cụ thể hóa thêm các quy định tại Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam hiện hành. Theo các quy định đó thì: Quyền sống chung với cha mẹ là quyền tự nhiên, tất yếu và bất khả xâm phạm của mọi trẻ em, kể cả trong trường hợp trẻ em là con riêng của vợ hoặc chồng. Trong trường hợp cha mẹ ly hôn, theo quy định tại điều 92 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000, việc giao con chưa thành niên cho cha hoặc mẹ chăm nom, nuôi dưỡng, giáo dục phải căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của trẻ em. Về nguyên tắc, trẻ em dưới ba mươi sáu (36) tháng tuổi phải được giao cho người mẹ trực tiếp nuôi dưỡng. Người không nuôi dưỡng có nghĩa vụ và quyền thăm nom, chăm sóc con và phải có nghĩa vụ đóng góp nuôi dưỡng, giáo dục con. Trường hợp trẻ em được nhận làm con nuôi, thì việc giao nhận con nuôi phải tuân theo quy định của pháp luật và phải bảo đảm lợi ích tốt nhất của trẻ em được nhận làm con nuôi. Việc nhận trẻ em từ đủ chín tuổi trở lên làm con nuôi phải được sự đồng ý của trẻ em đó. Khoản 2 Điều 25 Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em quy định "Trường hợp trẻ em được nhận làm con nuôi thì việc giao, nhận trẻ em làm con nuôi, đưa trẻ em ra nước ngoài hoặc từ nước ngoài vào Việt Nam phải tuân theo quy định của pháp luật". 4. Quyền được tôn trọng, bảo vệ tính mạng, nhân phẩm, danh dự Điều 14 Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em quy định “Trẻ em được gia đình, Nhà nước và xã hội tôn trọng, bảo vệ tính mạng, thân thể, nhân phẩm và danh dự”. Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định về các quyền này của công dân như sau: Khoản 1 Điều 32 quy định "Cá nhân có quyền được bảo đảm an toàn về tính mạng, sức khoẻ, thân thể"; Điều 37 quy định “Danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ”. Đây cũng là một trong những quyền cơ bản của công dân đã được Hiến pháp năm 1992 ghi nhận "Công dân có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm" (Điều 71). Các văn bản pháp luật có liên quan đã quy định các quyền được tôn trọng, bảo vệ tính mạng, nhân phẩm, danh dự và các biện pháp chế tài để bảo đảm quyền này. Chương X Bộ luật hình sự năm 1999 quy định về người chưa thành niên phạm tội; Chương XII quy định về các tội xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm của con người trong đó đã thể hiện những quan điểm nhân đạo, chính sách quan tâm bảo vệ trẻ em và quy định những khung hình phạt nghiêm khắc đối với những hành vi của người lớn xâm phạm đến tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm của trẻ em. Tuy nhiên, trong thực tiễn cuộc sống, trẻ em còn nhỏ tuổi và thường được coi là người phụ thuộc, nên trong quan hệ của gia đình và xã hội, vẫn còn nhiều cha mẹ, anh chị em và người lớn hay coi thường trẻ em, gọi là “trẻ con”, mắng chửi trẻ em đến mức không tôn trọng nhân phẩm, danh dự của trẻ em. Do vậy, cần tăng cường tuyên truyền, vận động nhằm làm thay đổi quan niệm và hành vi đối xử với trẻ em theo hướng tôn trọng quyền này của trẻ em.Tuy nhiên, trong thực tiễn cuộc sống thì việc bảo vệ tính mạng, thân thể, nhân phẩm, danh dự của trẻ em cần thường xuyên được chú trọng để thực hiện các biện pháp phòng ngừa tai nạn thương tích cho trẻ em. Với quan niệm, trẻ em là "trẻ con", "yêu cho roi cho vọt" đã dẫn tới cách xử sự mà trong điều kiện hiện nay được đánh giá là thiếu tôn trọng nhân phẩm, danh dự của trẻ em. Với lối sống tùy tiện trong sinh hoạt và trong những việc làm cụ thể có thể dẫn tới nguy cơ gây tai nạn về tính mạng, nhân phẩm, danh dự của trẻ em. 5. Quyền được chăm sóc sức khoẻ Khoản 1 Điều 15 Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em quy định “Trẻ em có quyền được chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ”. Khoản 1 Điều 1 Luật bảo vệ sức khoẻ nhân dân năm 1989 quy định “Công dân có quyền được bảo vệ sức khoẻ, nghỉ ngơi, giải trí, rèn luyện thân thể; được bảo đảm vệ sinh trong lao động, vệ sinh dinh dưỡng, vệ sinh môi trường và được phục vụ về chuyên môn y tế”. Khoản 1 Điều 27 Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em quy định “Cha mẹ, người giám hộ có trách nhiệm thực hiện những quy định về kiểm tra sức khoẻ, tiêm chủng, khám bệnh, chữa bệnh cho trẻ em”. Quy định này khẳng định trách nhiệm trước tiên thuộc về cha mẹ, người giám hộ và đòi hỏi cha mẹ, người giám hộ phải có kiến thức, sự hiểu biết và thực hiện đầy đủ các hướng dẫn, quy định về phòng bệnh và chữa bệnh cho trẻ em. 6. Quyền được học tập Khoản 1 Điều 16 Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em quy định “Trẻ em có quyền được học tập”. Pháp luật nước ta đã khẳng định "Học tập là quyền và nghĩa vụ của công dân". Mọi công dân không phân biệt điều kiện và hoàn cảnh đều được bình đẳng về cơ hội học tập, được tạo điều kiện để ai cũng được học hành. Khoản 2 Điều 16 Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em quy định “Trẻ em học bậc tiểu học trong các cơ sở giáo dục công lập không phải trả học phí”. Theo quy định của pháp luật, giáo dục tiểu học là bậc học bắt buộc đối với mọi trẻ em từ sáu tuổi đến mười bốn tuổi (từ lớp 1 đến lớp 5). Vì vậy " Mọi công dân trong độ tuổi quy định có nghĩa vụ học tập để đạt trình độ giáo dục phổ cập" (Khoản 2 Điều 11 Luật giáo dục năm 2005). Đến năm 2002, đã có 100 % số tỉnh, thành phố hoàn thành giáo dục phổ cập bậc tiểu học và 19 tỉnh, thành phố đạt trình độ giáo dục phổ cập bậc trung học cơ sở. "Mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện; có đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc" (Điều 2 Luật giáo dục năm 2005). Với ý nghĩa đó, trẻ em có quyền được tiếp cận một nền giáo dục cơ bản, có chất lượng để trở thành công dân có đức, có tài, nắm chắc khoa học kỹ thuật và công nghệ mới phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Khoản 1 Điều 16 Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em quy định “Gia đình, Nhà nước có trách nhiệm bảo đảm cho trẻ em thực hiện quyền học tập; học hết chương trình giáo dục phổ cập; tạo điều kiện cho trẻ em theo học ở trình độ cao hơn”. Theo quy định, trách nhiệm trước tiên thuộc về gia đình mà trực tiếp là cha mẹ, người giám hộ trong việc thực hiện ba nhiệm vụ cụ thể là bảo đảm điều kiện học tập, học hết chương trình giáo dục phổ cập và điều kiện học ở trình độ cao hơn đối với trẻ em. Trách nhiệm của gia đình trong việc bảo đảm điều kiện học tập của trẻ như chăm sóc, nuôi dưỡng (ăn, mặc, ở, đi lại cho trẻ em); xây dựng gia đình văn hoá (tinh thần thoải mái cho trẻ em); các thành viên trong gia đình gương mẫu, giúp đỡ, hướng dẫn trẻ em học tập; tạo điều kiện trực tiếp cho trẻ em học tập về bảo đảm thời gian học tập ở lớp và tự học ở nhà, cung cấp đủ sách vở, dụng cụ học tập, bố trí góc học tập, đóng góp các khoản chi phí học tập theo quy định và phối hợp chặt chẽ với nhà trường trong việc giúp đỡ việc học tập, tu dưỡng đạo đức của trẻ em. Bậc tiểu học là bắt buộc, đây là nghĩa vụ của mỗi công dân, cha mẹ, người giám hộ có trách nhiệm bảo đảm cho trẻ em học hết chương trình giáo dục phổ cập. Giáo dục tiểu học nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học trung học cơ sở. Tri thức là vô hạn, nên nhiệm vụ học, học nữa, học mãi luôn là nghĩa vụ của công dân, đặc biệt là trẻ em để thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước ta nhằm tạo ra "một xã hội học tập". Vì vậy, gia đình với vai trò đặc biệt quan trọng phải có trách nhiệm với khả năng cao nhất có thể được để tạo điều kiện cho trẻ em theo học ở trình độ cao hơn. Việc học tập của trẻ em không chỉ học tập tri thức, kỹ năng mà cả học tập thẩm mỹ, truyền thống, đạo đức, niềm tin và pháp luật thông qua giáo dục nhà trường, giáo dục gia đình và giáo dục xã hội. Hiện nay, việc học tập của trẻ em được gia đình và xã hội đặc biệt quan tâm. Các bậc phụ huynh đã nhận thức rõ hơn tầm quan trọng của việc học tập đối với trẻ. Do đó, cha mẹ đã tạo những điều kiện tốt nhất cho việc học tập của trẻ: cho trẻ đi lớp từ khi còn rất nhỏ, theo học những lớp năng khiếu, mua đồ dùng trang thiết bị phục vụ cho học tập của trẻ…Tuy nhiên, việc nhận thức tầm quan trọng của việc học đối với trẻ, để từ đó tạo điều kiện tốt nhất cho trẻ trong học tập chỉ được chú trọng tại các thành phố, thị xã nơi có điều kiện kinh tế - xã hội phát triển; còn tại các vùng nông thôn, vùng sâu vùng xa, kinh tế còn khó khăn, điều kiện vật chất còn thiếu thốn thì nhiều gia đình vẫn coi nhẹ việc học tập của trẻ, không tạo điều kiện cho trẻ đi học. Ở những vùng này trẻ em thường phải lao động từ khi còn nhỏ tuổi mà không được đi học. Tâm lý của các bậc phụ huynh thường không muốn cho con đi học vì theo họ, học cũng không để làm gì, chỉ phí cơm gạo ( đặc biệt là với trẻ em gái). Chính vì vậy, công tác giáo dục ở vùng còn khó khăn cần được đề cao hơn nữa, và có nhiều biện pháp để thúc đẩy, cũng như để đảm bảo việc thực hiện có hiệu quả quyền học tập của trẻ. 7. Quyền vui chơi, hoạt động văn hoá, thể thao Điều 17 Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em quy định “Trẻ em có quyền vui chơi, giải trí lành mạnh, được hoạt động văn hoá, nghệ thuật, thể dục, thể thao, du lịch phù hợp với lứa tuổi”. Vui chơi giải trí là nhu cầu của con người, song đối với trẻ em thì được pháp luật thừa nhận là một quyền, điều này xuất phát từ đặc điểm của trẻ em và xuất phát từ nhu cầu thực tiễn. Quyền vui chơi giải trí lành mạnh không những là nhu cầu mà còn là điều kiện để trẻ em phát triển hài hoà về thể chất và tinh thần. Thực hiện quyền vui chơi, giải trí lành mạnh của trẻ em đòi hỏi phải thay đổi quan niệm cũ coi “vui, chơi, giải trí” là hoạt động của những kẻ “vô công rồi nghề”, những trẻ “hư”, sang quan niệm mới coi vui chơi, giải trí lành mạnh là một yếu tố để trẻ em khôn lớn, phát triển tốt hơn về thể chất và tinh thần. Các quốc gia trên thế giới xác định rằng, trong thời đại văn minh trí tuệ thì mọi người, kể cả trẻ em sẽ phải làm việc nhiều hơn bằng trí óc, làm việc bằng nội lực nhiều hơn lao động chân tay, nên con người sẽ mỏi mệt hơn, căng thẳng hơn, dễ dẫn đến stress hơn thì việc vui chơi, giải trí là liều thuốc bổ tạo nên sự thoải mái về tinh thần, cân bằng về sức khoẻ. Vì vậy, thực hiện quyền vui chơi, giải trí của trẻ em chính là chuẩn bị tâm lý, sự năng động, sự thích nghi trong một xã hội công nghiệp với hoạt động trí óc là chủ yếu. Vấn đề quan trọng để thực hiện quyền trẻ em về vui chơi, giải trí là việc tổ chức vui chơi, giải trí một cách khoa học, có văn hoá để mọi trẻ em đều được "chơi mà học, học mà chơi" để trẻ phát triển nhân cách toàn diện. Vui chơi, giải trí gắn liền trong học tập, trong hoạt động văn hoá, nghệ thuật, thể dục, thể thao ở mọi nơi, mọi lúc phù hợp với từng lứa tuổi của trẻ em. Nâng cao đời sống văn hoá tinh thần của trẻ em và thực hiện quyền trẻ em được hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể dục, thể thao là mục tiêu, biện pháp quan trọng của chiến lược con người. Các hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể dục, thể thao, vui chơi, giải trí phải hướng vào mục tiêu bồi dưỡng về trí tuệ, thể lực, đạo đức, tâm hồn, tình cảm, lối sống, thế giới quan, nhân sinh quan khoa học, hướng tới chân, thiện, mỹ. Phát huy những giá trị di sản văn hoá, nghệ thuật của dân tộc, đồng thời giáo dục trẻ em chọn lọc, tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại. Phát hiện và bồi dưỡng kịp thời các năng khiếu, tài năng của trẻ em về văn hoá, văn nghệ, thể thao Các nhà khoa học trên thế giới đều nhất trí rằng, trẻ em phát triển và hình thành thể chất, trí tuệ, nhân cách... một cách toàn diện một phần là nhờ tham gia các hoạt động vui chơi - giải trí phù hợp. Điều 29 Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em 2004 đề cập đến trách nhiệm bảo đảm điều kiện vui chơi, giải trí, hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể dục, thể thao, du lịch như sau: “1. Gia đình, nhà trường và xã hội có trách nhiệm tạo điều kiện để trẻ em được vui chơi, giải trí, hoạt động văn hoá, nghệ thuật, thể dục, thể thao, du lịch phù hợp với lứa tuổi…” Hơn nữa, Điều 31 Công ước của Liên hợp quốc về quyền trẻ em cũng khẳng định quyền được vui chơi của trẻ em. Nói thế để thấy rằng quyền được vui chơi giải trí, hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể dục, thể thao, du lịch của trẻ em là rất quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình phát triển nhân cách cũng như trưởng thành của trẻ. Đối với trẻ em, vui chơi lành mạnh là điều kiện quan trọng và cần thiết giúp ác em phát triển trí tuệ, rèn luyện kỹ năng sống. Tuy nhiên hiện nay sân chơi cho trẻ em là vấn đề nhức nhối. Thực tế, không ít trẻ em đã chọn các internet làm sân chơi với các game bạo lực hay những hình ảnh đồi trụy. Một số trẻ em khác lại chọn lòng đường, vỉa hè, sông suối, ao hồ… làm nơi tổ chức những trò chơi có thể nguy hiểm đến tính mạng. Thực trạng cho thấy trẻ em Việt Nam đang thiếu những sân chơi lành mạnh, bổ ích để có cơ hội phát triển toàn diện. Đã đến lúc trách nhiệm tạo ra sân chơi cho trẻ em không chỉ dựa vào Nhà nước mà cần có sự tham gia của toàn xã hội. 8. Quyền được phát triển năng khiếu Điều 18 Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em quy định:“Trẻ em có quyền được phát triển năng khiếu. Mọi năng khiếu của trẻ em đều được khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để phát triển”. “Năng khiếu” được hiểu là khả năng vượt trội của trẻ em như: năng khiếu nghệ thuật, năng khiếu học tập… ; không phải trẻ em nào cũng có những năng khiếu này do đó nếu phát hiện ra năng khiếu của trẻ thì gia đình cần quan tâm phát triển khả năng đó để trẻ em đạt được những thành tích cao nhất. Khả năng vượt trội của trẻ em phụ thuộc nhiều vào yếu tố gia đình (điều kiện kinh tế của gia đình, ý thức của cha mẹ..); ví dụ cha mẹ hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật như: điện ảnh, ca hát, múa… thì con cái cũng thường có những năng khiếu đó vì từ khi còn rất nhỏ đã được tiếp xúc với những loại hình nghệ thuật này. Điều 59 Hiến pháp năm 1992 quy định “Học sinh có năng khiếu được Nhà nước và xã hội tạo điều kiện học tập để phát triển tài năng”. Điều 10 Luật giáo dục năm 2005 quy định “… Nhà nước và cộng đồng … tạo điều kiện để những người có năng khiếu phát triển tài năng”. Các văn bản pháp luật có liên quan quy định quyền được phát triển năng khiếu trong lĩnh vực văn hoá, thể thao và trong các ngành lĩnh vực kinh tế - xã hội. Ngoài ra, Điều 30 Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em còn quy định cụ thể trách nhiệm bảo đảm quyền phát triển năng khiếu của gia đình: “Gia đình, nhà trường và xã hội có trách nhiệm phát hiện, khuyến khích, bồi dưỡng, phát triển năng khiếu của trẻ em….”. Như vậy, với những quy định này là sự khẳng định chủ trương, chính sách và việc tổ chức thực hiện trong thực tiễn nhằm phát huy tốt nhất năng lực, sở trường của trẻ em ngay từ nhỏ để hướng dẫn, bồi dưỡng và đào tạo để trở thành nhân tài phục vụ đất nước. Ngày nay, tương lai con trẻ được chú trọng một cách đặc biệt. Rất nhiều nhà văn hóa, câu lạc bộ được mở ra cho các nhu cầu học tập và phát triển tài năng của trẻ. Vấn đề là có bao nhiêu mầm non tương lai thực sự yêu thích các môn học, hay do sự thúc ép của các bậc cha mẹ? Ngược lại, các em có năng khiếu, lòng say mê về một môn nào đó đã được cha mẹ tạo điều kiện đúng hướng chưa? Ở Việt Nam, việc phát hiện và phát triển những năng khiếu của trẻ em chủ yếu là từ phía gia đình; từ phía nhà trường là rất ít, thường chỉ là những lớp chuyên, lớp chọn về một môn văn hóa nào đó như : toán, văn , anh… ; còn về các năng khiếu nghệ thuật như: hát, vẽ hay múa dường như ít được phát hiện và bồi dưỡng. Thực tế là hiện nay việc đảm bảo quyền phát triển năng khiếu của trẻ em còn gặp phải một số điểm đáng lưu ý: cha mẹ thường áp đặt ý chí của mình lên con trẻ mà không thật sự hiểu con mình say mê hay có năng khiếu trong lĩnh vực nào? Nguyễn Thanh, một giáo viên dạy họa cho Nhà văn hóa Thiếu nhi các quận của TP Hồ Chí Minh cho biết, nhiều phụ huynh đưa con đến lớp năng khiếu hội họa và tìm đủ mọi cách để biến con mình thành họa sĩ. Có phụ huynh tìm cách đề nghị thầy giáo làm sao chú ý tới con mình nhiều hơn, với niềm tin chắc con mình có năng khiếu nghệ thuật. Nhưng trong số ấy, phần lớn trẻ thực sự không có năng khiếu, chúng đi học chỉ vì bố mẹ muốn và thậm chí nhiều đứa trẻ đến lớp chỉ để... ngủ hoặc tán gẫu với các bạn. Bên cạnh đó, rất nhiều các bậc cha mẹ ảo tưởng con mình có tài năng thiên bẩm vì quá yêu và kỳ vọng vào con. Khi những đứa trẻ bị thúc ép học những môn không phải sở trường, chúng sẽ học để đối phó, để vui lòng cha mẹ mà thôi. Vô tình cha mẹ đặt con mình vào tình trạng căng thẳng, bị động. Thúc ép nhiều dễ làm tổn thương tinh thần trẻ. Thực tế, trong nhiều gia đình có truyền thống khoa cử, bố mẹ chỉ chú trọng tới việc học văn hóa của con, coi những năng khiếu và sở thích của trẻ như hội họa, âm nhạc, văn học, thi ca... là phù phiếm. Nhiều đứa trẻ vì sự đam mê đã bỏ bê học hành, cảm thấy chán ghét trường học, trở nên cô độc, tuyệt vọng vì không ai hiểu và công nhận "cái tôi" của mình. Không ít bậc cha mẹ không chỉ vô tình phớt lờ các năng khiếu của trẻ mà còn cấm đoán không cho chúng phát triển những năng khiếu đó. Nhiều ông bố bà mẹ vì vị kỷ với mong muốn "hổ phụ phải sinh hổ tử" hoặc ít ra phải hướng đến những môn học "thịnh" hiện nay mà không biết mình đã vô tình làm ảnh hưởng đến quyền được phát triển năng khiếu của trẻ em. Những gì không hoặc chưa làm được, cha mẹ đều kỳ vọng những đứa con sẽ hoàn thành tâm nguyện của mình. Một đứa trẻ vừa ra đời đã mang bao mơ ước của các bậc phụ huynh. Tất nhiên, ai trong chúng ta cũng đều mong con mình sẽ làm được một điều gì đó thật lớn lao, phi thường. Nhưng, khi hướng con cái theo con đường mà cha mẹ định sẵn, chúng ta vô tình đã bắt các em phải học những môn cần năng khiếu trong khi các em không có và làm thiên lệch sự phát triển bình thường của trẻ. Trước thực trạng trên, nhằm nâng cao trách nhiệm của gia đình trong việc bảo vệ quyền này của trẻ em cần thực hiện được một số giải pháp như: nên cho trẻ quyền chọn lựa thiên hướng về năng khiếu, cha mẹ không nên áp đặt trẻ bởi nếu làm như thế sẽ kiềm chế những sở thích chính đáng của trẻ. Nếu trẻ em thích một lĩnh vực nào đó cha mẹ nên là người tạo điều kiện cho trẻ tiếp xúc và phân tích những mặt mạnh, yếu của lĩnh vực đó. Không nên bày tỏ nguyện vọng của cha mẹ về tương lại của con cái, cũng không nên thất vọng khi tre say mê một nghề nào đó mà cha mẹ không thích. Bởi những thúc ép quá đáng hay sự cấm đoán thiên hương của trẻ đều không có lợi cho một sự phát triển tự nhiên của trẻ. 9. Quyền có tài sản Điều 19 Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em quy định “Trẻ em có quyền có tài sản, quyền thừa kế theo quy định của pháp luật”. Khoản 1 Điều 44 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 quy định "Con có quyền có tài sản riêng. Tài sản riêng của con bao gồm tài sản được thừa kế riêng, thu nhập do lao động của con, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của con và các thu nhập hợp pháp khác". Quyền có tài sản, quyền thừa kế được nhiều văn bản pháp luật có liên quan quy định nhằm bảo đảm sự bình đẳng của mọi chủ thể trong xã hội, trong đó có trẻ em. Tuy nhiên, do trẻ em chưa đủ khả năng quản lý, định đoạt tài sản riêng, nên pháp luật cũng đã quy định trách nhiệm của cha, mẹ đối với con dưới 15 tuổi trong việc quản lý và định đoạt tài sản riêng của con. Đồng thời, pháp luật cũng quy định nghĩa vụ đối với con từ đủ 15 tuổi trở lên còn chung sống với cha mẹ thì có nghĩa vụ chăm lo đời sống chung của gia đình, nếu có thu nhập thì đóng góp vào các nhu cầu thiết yếu của gia đình. Bé xuân mai ra CD năm 2 tuổi khi chưa biết tới nốt nhạc và chữ, Sự ảnh hưởng và thành công của bé Xuân Mai rực rỡ đến mức tôi ví cô như một huyền thoại bất tử của tuổi thơ. Tuổi thơ Xuân Mai là những ngày rong ruổi khắp mọi miền biểu diễn. Cô vào Nam ra Bắc chạy show, bận rộn với nhưng buổi tập luyện bài vở, quay videoclip hay những buổi ghi hình cho các đài truyền hình. Và Xuân Mai cũng là “ca sĩ nhí” đầu tiên tổ chức các liveshow hoành tráng rất thành công. Tuổi thơ Xuân Mai không có những ngày bắt bướm bờ ao, không nhảy dây hay chơi trò trốn tìm... Xuân Mai kiếm tiền từ cái tuổi lên 2 của mình mà báo chí ngày ấy đôi khi xót xa cho tuổi thơ của cô bị đánh mấ Xuân Mai được coi là hiện tượng âm nhạc, là ngôi sao thần đồng khi mới lên 5t . 10 tuổi nhưng đã sở hữu bảng thành tích “khủng” về cờ vua; là một trong 10 gương mặt trẻ thủ đô tiêu biểu năm 2010 nhỏ tuổi nhất, mới đây lại được thành đoàn Hà Nội công nhận là tài năm trẻ Thủ đô năm 2010. Đó là Nguyễn Hoàng Việt Hải, học sinh lớp 4B, trường Tiểu học Khương Mai, Thanh Xuân, Hà Nội. Đến nay, sau 4 năm, Hải đã sở hữu một bộ sưu tập huân chương đáng kinh ngạc: 4 huy chương cá nhân tại giải vô địch cờ vua trẻ toàn quốc, 1 huy chương vàng cá nhân môn cờ nhanh, 1 huy chương đồng đồng đội môn cờ tiêu chuẩn, 1 huy chương đồng đội môn cờ chớp, 1 huy chương đồng đồng đội cờ nhanh... năm học 2007 – 2008; 1 huy chương vàng cá nhân, 1 huy chương vàng đồng đội nội dung cờ tiêu chuẩn tại Giait vô địch Cờ vua trẻ Đông Nam Á mở rộng, được nhận học bổng “Vinamilk ươm mầm tài năng” ... năm học 2008 – 2009. Hải được công nhận là kiện tướng FIDE (liên đoàn cờ vua thế giới – Federation International de Echecs) năm 2010 khi tham dự giải vô địch cờ vua trẻ thế giới, tổ chức tại Antalya, Thổ Nhĩ Kỳ. Tiếp tục vào bảng thành tích, năm học này Hải đã mang về giải nhì cờ vua, cờ tướng cấp quận; huy chương bạc môn cờ tướng tại đại hội thể dục thể thao thành phố Hà Nội.  10. Quyền được tiếp cận thông tin, bày tỏ ý kiến, hoạt động xã hội Khoản 1 Điều 20 Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em “Trẻ em có quyền được tiếp cận thông tin phù hợp với sự phát triển của trẻ em, được bày tỏ ý kiến, nguyện vọng về những vấn đề mình quan tâm”. Quy định này xuất phát từ quan niệm trẻ em là những công dân có đầy tiềm năng, có hiểu biết, có quan điểm riêng, có cách làm sáng tạo, có ý chí và bản lĩnh xây dựng xã hội tương lai tốt đẹp hơn. “Quyền bày tỏ ý kiến” là việc trẻ em được nói lên những suy nghĩ của chính mình về những vấn đề mà chúng quan tâm; nếu không được nói thì không thể hiện được suy nghĩ của mình. Xã hội ngày càng được hiện đại hóa, trẻ em được tiếp xúc với những sản phẩm "trí tuệ", có số lượng kiến thức và kỹ năng hơn hẳn trẻ em cùng lứa tuổi thuộc thế hệ trước. Ngày nay, trẻ em được tiếp cận thông tin hiện đại, được mở rộng tầm hiểu biết, năng động trong tư duy, thích ứng nhanh với những tiến bộ của khoa học và công nghệ và những lối sống, tâm lý mới được hình thành. Vì vậy, việc quy định quyền được tiếp cận thông tin, bày tỏ ý kiến, nguyện vọng về những vấn đề mình quan tâm không những phát huy vai trò tích cực chủ động tham gia của trẻ em mà còn giúp các nhà hoạch định chính sách, chiến lược và các nhà quản lý, tổ chức thực hiện các hoạt động đưa ra các quyết định phù hợp với nhu cầu, tâm lý của trẻ em. Khoản 2 Điều 20 Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em quy định: "Trẻ em được tham gia hoạt động xã hội phù hợp với nhu cầu và năng lực của mình”. Hoạt động xã hội là nhu cầu trẻ em nói riêng và của mọi công dân nói chung. Quyền được tham gia các hoạt động xã hội phải được hiểu linh hoạt, không chỉ là tham gia vào những hoạt động hàng ngày như lao động, học tập... mà còn là những hoạt động mang tính chất xã hội, có tính giáo dục cao: như các hoạt động về bảo vệ môi trường, tuyên truyền phòng chống ma túy, các phong trào ủng người nghèo... Để trẻ em thực hiện được quyền này và thực hiện có hiệu qủa thì xã hội, nhất là Đoàn thanh niên, Hội đồng đội, nhà trường, nhà văn hóa, nhà thiếu nhi phải đứng ra tổ chức các phong trào cho trẻ em thông qua các tổ chức xã hội của chính trẻ em như Đội thiếu niên, sao nhi đồng, các câu lạc bộ của trẻ em. Thêm vào đó, tại Điều 32 cũng quy định “Gia đình… có trách nhiệm tạo điều kiện, giúp đỡ trẻ em được tiếp cận thông tin phù hợp, được phát triển tư duy sáng tạo và bày tỏ nguyện vọng; có trách nhiệm lắng nghe và giải quyết nguyện vọng chính đáng của trẻ em…” Quyền bày tỏ của trẻ em đã được thể hiện thông qua một số Hội thảo, diễn đàn như “Nâng cao nhận thức và thúc đẩy quyền tham gia của trẻ em” do Hội Bảo vệ Quyền trẻ em Việt Nam phối hợp với Tổ chức Cứu trợ trẻ em Việt Nam (20-21/11/2010). Nhiều băn khoăn, vướng mắc của trẻ em đã được các đại biểu giải đáp như nguyên nhân va

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docĐánh giá về trách nhiệm của gia đình trong việc bảo vệ các quyền cơ bản của trẻ em.doc
Tài liệu liên quan