Tiểu luận Đạo đức kinh doanh - Công ty Vedan và những sai trái trong việc xả thải ra sông Thụy Vải

Mục Lục

 

Lời nói đầu

1. Đạo đức kinh doanh và văn hóa doanh nghiệp là gì?

1.1 Đạo đức kinh doanh

1.1.2 Khái niệm về kinh doanh

1.1.3 Sự cần thiết của đạo đức kinh doanh

1.2 Văn hóa doanh nghiệp

1.2.1 Khái niệm văn hóa

1.2.2 Văn hóa doanh nghiệp

2. Giới thiệu về công ty Vedan

2.1 Thành lập

2.2 Quá trình phát triển

2.3 Những thành tựu đạt được trước khi ngừng sản xuất

3. Quá trình công ty Vedan “ đầu độc” sông Thị Vải

3.1 Những thủ đoạn công ty vedan xã nước thải chưa qua sông Thị Vải

3.2 Việc phát hiện hành vi trái pháp của công ty Vedan

3.3 Những rắc rối công ty Vedan gặp phải khi bị phát giác.

4. Biện pháp của công ty Vedan về giảm thiểu ô nhiễm ở sông Thị Vải và hình phạt của cơ quan chức năng đối với công ty Vedan.

4.1 Biện pháp của công ty Vedan

4.2 Hình phạt của cơ quan chức năng đối với công ty vedan

5. Những thay đổi của sông Thị Vải khi vấn đề về công ty Vedan được giải quyết

 

doc10 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 15812 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Đạo đức kinh doanh - Công ty Vedan và những sai trái trong việc xả thải ra sông Thụy Vải, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mục Lục Lời nói đầu 1. Đạo đức kinh doanh và văn hóa doanh nghiệp là gì? 1.1 Đạo đức kinh doanh 1.1.2 Khái niệm về kinh doanh 1.1.3 Sự cần thiết của đạo đức kinh doanh 1.2 Văn hóa doanh nghiệp 1.2.1 Khái niệm văn hóa 1.2.2 Văn hóa doanh nghiệp 2. Giới thiệu về công ty Vedan 2.1 Thành lập 2.2 Quá trình phát triển 2.3 Những thành tựu đạt được trước khi ngừng sản xuất 3. Quá trình công ty Vedan “ đầu độc” sông Thị Vải 3.1 Những thủ đoạn công ty vedan xã nước thải chưa qua sông Thị Vải 3.2 Việc phát hiện hành vi trái pháp của công ty Vedan 3.3 Những rắc rối công ty Vedan gặp phải khi bị phát giác. 4. Biện pháp của công ty Vedan về giảm thiểu ô nhiễm ở sông Thị Vải và hình phạt của cơ quan chức năng đối với công ty Vedan. 4.1 Biện pháp của công ty Vedan 4.2 Hình phạt của cơ quan chức năng đối với công ty vedan 5. Những thay đổi của sông Thị Vải khi vấn đề về công ty Vedan được giải quyết Tài liệu tham khảo : 1, Giáo trình Đạo Đức Kinh Doanh – Nhà xuất bản Lao Động 2, Http:// www.vedan.com.vn 3, Http:// www.laodong.com.vn Lời nói đầu Hiện nay, vấn đề đạo đức và văn hóa là những vấn đề được chúng ta đề cập rất nhiều trong thời gian gần đây, và có thể nói đây là hai vấn đề hết sức lí thú khi tiếp cận và nghiên cứu văn hóa và đạo đức vì ở đâu chúng ta cũng thấy nói đến văn hóa và vai trò quan trọng của nó đối với các vấn đề khác nhau trong đời sống xã hội. Trong xu thế hội nhập toàn cầu về kinh tế như ngày nay, chúng ta thấy rằng trong bất kỳ lĩnh vực nào cũng đều có rất nhiều doanh nghiệp cùng tham gia sản xuất kinh doanh. Trong số đó có rất nhiều doanh nghiệp không những chú trọng phát triển kinh tế, đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp đó, cho đất nước, mà họ còn chú trọng đến vấn đề bảo vệ môi trường như lắp đặt hệ thống xử lí chất thải an toàn… Nhưng đi ngược lại với điều đó, cũng tồn tại rất nhiều những doanh nghiệp làm trái với đạo đức kinh doanh và văn hóa doanh nghiệp Bên cạnh đó toàn thế giới cũng như ở Việt Nam cũng rất quan tâm đến vấn đề trên. Với những biện pháp tối ưu để thúc đẩy các doanh nghiệp cũng như kiểm soát để các doanh nghiệp đi đúng hướng. Tuy nhiên với việc quản lí chưa chặt chẽ, xử phạt chưa nghiêm minh nên vẫn có nhiều doanh nghiệp vi phạm. Vì vậy vấn đề này cần được quan tâm hơn nữa. 1. Đạo đức kinh doanh và văn hóa doanh nghiệp 1.1 Đạo đức kinh doanh 1.1.1 Khái niệm về đạo đức Đạo đức là toàn bộ quy tắc, chuẩn mực xã hội nhờ con người tự giác điều chỉnh và đánh giá hành vi của mình trong quan hệ với bản thân, xã hội và tự nhiên 1.1.2 Khái niệm kinh doanh Kinh doanh là toàn bộ hay một phần quá trình đầu tư từ sản xuất, tiêu thụ đến dịch vụ trên trên thị trường nhằm mục đích sinh lời. 1.1.3 Sự cần thiết của đạo đức kinh doanh Từ khái niệm trên, ta mới thấy được sự cần thiết của đạo đức kinh doanh trong hoạt động kinh tế xã hội ngày nay. Đặc biệt các doanh nhân ngày nay đã ý thức rõ ràng về các phạm trù đạo đức cơ bản, phổ biến trong truyền thống luân lí tốt đẹp của dân tộc ta từ xưa như tính trung thực, lương tâm trong sáng, phân biệt rõ thiện ác… Các chuẩn mực đạo đức kinh doanh là cơ sở tình cảm, trí tuệ cụ thể định hướng cho doanh nhân có thể nghĩ đúng, làm đúng, định hướng trong các hoạch định và tổ chức kinh doanh để đảm bảo được sự phát triển kinh tế xã hội cho doanh nghiệp của mình. 1.2 Văn hóa doanh nghiệp 1.2.1 Khái niệm văn hóa Văn hóa là một phạm trù hết sức lí thú và rộng lớn. Vì vậy để hiểu một cách chính xác văn hóa là gì thì đòi hỏi chúng ta phải tìm hiểu sâu hơn. Như vây, tùy vào cách hiểu của mỗi người để đưa ra nhiều khái niệm khác nhau. Theo E.Heriot:” Cái gì còn lại khi tất cả những cái khác bị quên đi, đó là văn hóa” Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh:” Văn hóa là sự tổng hợp mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sinh tồn” Còn theo UNESCO:”Văn hóa phản ảnh và thể hiện một cách tổng quát, sống động mọi mặt của cuộc sống cá (cá nhân và cộng đồng), đã diễn ra trong quá khứ, cũng như đang diễn ra trong hiện tại, qua hàng thế kỷ nó đã hình thành nên một hệ thống các giá trị, truyền thống, thẩm mĩ và lối sống. Dựa vào đó, từng dân tộc đã thể hiện những bản sắc của riêng mình. 1.2.2 Văn hóa doanh nghiệp Văn hóa doanh nghiệp là toàn bộ những giá trị mà doanh nghiệp đã tạo ra trong quá trình sản xuất kinh doanh. Nó tác động đén tình cảm, lý trí và hành vi của các thành viên trong doanh nghiệp, là sợi dây liên kết thành viên trong tổ chức lại và nhân lên sức mạnh của doanh nghiệp. Chính vì vậy có thể nói thành công hay thất bại của doanh nghiệp đều gắn với việc có hay không có Văn hóa Doanh nghiệp. 2. Giới thiệu công ty Vedan 2.1 Thành lập Năm 1991, tập đoàn Vedan - Đài Loan đã chọn Đồng Nai, Việt Nam là một trong những địa điểm triển khai dự án đầu tư ra nước ngoài của mình.Dự án của Vedan với diện tích 120 hecta đặt tại xã Phước Thái, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai, nằm ở phí đông nam thành phố Hồ Chí Minh đã biến vùng đất tuy nghèo nhưng bình yên, xanh tươi đó sớm thành khu công nghiệp Gò Dỗu phát triển, với dòng sông chết Thị Vải ( bị đầu độc bởi 5000m3 chất thải/ ngày trong nhiều năm của Vedan ) khiến môi trường bị tàn phá năng nề và cuộc sông người dân trong vùng bị đe doạ nghiêm trọng. 2.2 Quá trình phát triển Các hạng mục của công ty Vedan được đưa vào sản xuất gồm có : Nhà máy Xút – clo, nhà máy bột ngọt, nhà máy tinh bột biến đổi, nhà máy lysin, nhà máy phát điện và hơi, hồ chứa nước cho sản xuất 60.000m3, cảng Phước Thái Vedan, đường giao thông chuyên dụng, các khu làm việc, sinh hoạt, vui chơi. Hiện tổng số nhân viên đã lên đến1.800 người. trong đó trình độ đại học và trung cấp là 20%, trình độ cấp 3 là 25%, bồi dưỡng cán bộ bản địa hoá đến cấp phó giám đốc, trưởng phòng phó. 2.3 Thành tựu Công ty Vedan Việt Nam được chứng nhận chất lượng ISO 9002 năm 1999. Chủ tịch nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam tặng thưởng Huân chương lao động hạng ba cho công ty Vedan Việt Nam. Bộ thương mại nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam tặng thưởng bằng khen cho công ty ngày 19/7/2001 về thành tích xuất sắc trong xuất khẩu. Các nhà máy của công ty đã vận hành tốt với công suất cao và hàng năm đã xuất khẩu được một lượng lớn sản phẩm ra nước ngoài.Tính đến năm 2000 thì đã nộp cho ngân sách trên 8 triệu USD. 3. Quá trình “Đầu độc” sông Thị Vải của công ty Vedan 3.1 Những thủ đoạn công ty vedan xã nước thải chưa qua sông Thị Vải Từ những năm 90 của thế kỷ trước, cụ thể là những năm 1990-1995, công ty Vedan đã lắp đặt một hệ thống xử lý có chủ ý, hệ thống bơm nhiều tầng, có các van đóng - mở linh hoạt và dẫn ra một đường ống “bí mật” được cắm sâu trong lòng đất trực tiếp đổ ra sông Thị Vải. Chỉ cần một cái lắc tay nhẹ nhàng, toàn bộ nước thải, lẽ ra phải đi vào hệ thống vận hành, sẽ đổ thẳng xuống dòng sông vô tội, mà bằng mắt thường khó mà phát hiện được. Theo dư luận, người dân xung quanh khu vực cho biết hầu như hệ thống này chỉ làm việc quá nửa khuya. Khi vụ việc được người dân phát giác, từ năm 2002 UNND Tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đã thành lập Trung tâm Quan trắc và phân tịch môi trường, tiến hành quan trắc nước sông Thị Vải. Kết quả cho thấy, nước sông Thị Vải đã bị ô nhiễm nghiêm trọng trong một thời gian dài, chủ yếu là ô nhiễm hữu cơ và dinh dưỡng, vượt tiêu chuẩn môi trường Việt Nam rất nhiều lần. Sau đó Chi cục bảo vệ môi trường TP.HCM xét nghiệm nước sông Thị Vải cũng cho kết quả tương tự. Ngày 21-4-2005 UBND Tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đã có công văn đề nghị bộ Tài Nguyên-Môi Trường chủ trì phối hợp với UBND Tỉnh Đồng Nai, Bà Rịa-Vũng Tàu tiến hành kiểm tra các cơ sở sản xuất, kinh doanh và các khu công nghiệp đang hoạt động trên lưu vực sông Thị Vải. Ngày 21-8-2006 Bộ Tài Nguyên-Môi Trường đã báo với Thủ tướng Chính phủ về tình hình ô nhiễm môi trường sông Thị Vải. Theo đó nước sông Thị Vải bị ô nhiễm nghiêm trọng do các chất hưu cơ và chất dinh dưỡng, chất lơ lửng, mùi hôi và vi khuẩn. Nguyên nhân ô nhiễm là do nước thải công nghiệp của hầu hết các cơ sở, khu công nghiệp, đặc biệt là công ty Vedan nằm trên thượng nguồn sông Thị Vải gây ra. Kết quả xét nghiệm mẫu nước thải tại khu vực bể bàn âm và bồn chứa của công ty Vedan cho thấy các thông số về độ màu, COD, BOD5,…tỉ lệ vượt từ 10 cho đến 2000 lần, cá biệt lên tới 3075 lần. Ngoài ra công ty Vedan đã thiết kế và lắp đặt hệ thống bơm, đường ống kĩ thuật để bơm dịch thải sau lên men của nhà máy sản xuất bột ngọt và Lysin từ bể chứa bàn âm và bồn chứa theo hệ thống đường ống ra cầu cảng số một qua đường ống cao su, gân thép chìm sâu dưới sông Thị Vải và cầu cảng số hai, qua hai trụ bơm cũng được cắm sâu xuống lòng sông nhằm đổ chất thải trực tiếp ra sông Thị Vải. Theo tính toán của đoàn kiểm tra, tổng lượng dịch thải sau lên men xả trực tiếp ra sông Thị Vải đã xác định được tính đến ngày 25-9-2008 từ xưởng Lysin và các bể chứa là 105600 m3/tháng. 3.2 Việc phát hiện hành vi trái pháp luật của công ty Vedan Từ phán ánh, bức xúc của người dân địa phương về tình trạng lén lút xả Nước thải không qua xử lí ra môi trường, sau hơn ba tháng theo dõi, ngày 13-9-2008 đoàn kiểm tra liên nghành đã bắt quả tang công ty Vedan đóng tại huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai xả một lượng nước thải lớn chưa qua xử lí ra sông Thị Vải. Theo ước tính, Vedan có thể xả nước thải tới 5000m3/ngày ra sông. Tại hiện trường phó Giám Đốc phụ trách văn phòng công tyvedan Việt Nam đã thừa nhận hành vi vi phạm của công ty trong đó Bộ tài nguyên và môi trường công bố kết quả điều tra 10 sai phạm của của vedan. 1, Xã nước phải vượt tiêu chuẩn cho phép từ 10 lần trở lên đối với nhà máy sản xuất tinh bột biến tính của công ty. 2, Xã nước thải vượt tiêu chuẩn cho phép đối với các nhà máy sản xuất bột ngọt và lysin của công ty. 3, Xã nước thải vượt tiêu chuẩn cho phép từ 10 lần trở lên đối với các nhà máy khác của công ty. 4, Nộp không đầy đủ các số liệu điều tra, khỏa sát, quan trắc liệu thông tin về môi trường theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. 5, Không đăng ký cam kết bảo vệ môi trường với cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường đối với trại chăn nuôi heo. 6, không lấp báo cáo đánh giá tác động môi trường mà đã xây dựng đưa công trình vào hoạt động đối với dự án đầu tư nâng công suất phân xưởng sản xuất xút – axit từ 3.1116 tấn/tháng lên 6.600 tấn/tháng. 7, Không lập báo cáo đánh giá tác động môi trường mà đã xây dựng và đưa vào công trình vào hoạt động đối với dự án đầu tư nâng công suất các nhà máy bột ngọt từ 5.000tấn/tháng lên 15.000tấn/tháng, tinh bột biến tính từ 2.000tấn/tháng lên 4.000tấn /tháng, lysin từ 1.200tấn/tháng lên 1.400tấn/tháng, bột gia vị cao cấp 20tấn/tháng, PGA 700tấn/năm phân Vedagro 70.000tấn/năm (rắn), 280.000tấn/ năm ( lỏng). 8, Thải mùi hôi thối, mùi khó chịu trực tiếp vào môi trường không qua thiết bị môi trường. 9, Quản lý chất thải nguy hại không đúng quy định về bảo vệ môi trường. 10, Công ty xả nước thải vào nguồn nước không đúng vị trí quy định trong giấy phép. Với nhữn hành vi vi phạm nghiêm trọng trên của công ty Vedan, các cơ quan chức năng sẽ có những hình thức xử lý nghiệm vi phạm đạo đức trong sản xuất kinh doanh. 3.3 Những rắc rối mà công ty vedan gặp phải khi bị phát giác: Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, công ty Vedan đã phải chịu sản xuất nhiều đơn kiện của những người dân bị hại.Trong đó, ngày 21-10, hội nông dân TP Hồ Chí Minh đã tổ chức cuộc họp về việc hỗ trợ nông dân xã đảo Thạch An, huyện cần giờ kiện công ty Vedan Việt Nam gây ô nhiễm nguồn nước, ảnh hưởng đến đời sống và sản xuất của người dân.Chính vì vậy việc thống kê những thiệt hại từ khi bị ô nhiễm đến nay được tiến hành một cách nhanh chóng. Dựa trên những số liệu này sẽ phân tích để chứng minh sự liên quan của Vedan đối với những thiệt hại của các gộ nông dân. Cùng với đó là sự vào cuộc điều tra của các cơ quan chức năng có thẩm quyền, dẫn đến việc nguy cơ ngừng hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. 4. Biện pháp của công ty và hình thức xử lý của cơ quan chức năng đối với công ty Vedan. 4.1 Biện pháp khắc phục của công ty 4.2 Hình thức xử lý của cơ quan chức năng đối với công ty Vedan Cùng với quyết định xử phạt hành chính, truy thu số tiền trốn phí nước thải, Bộ tài nguyên và môi trường đã có quyết định thu hồi giấy phép xả nước thải vào nguồn nước và đề nghị UBND tỉnh Đồng Nai theo thẩm quyền tạm thời đình chỉ hoạt động của công ty Vedan. Trước mắt, mới xử lý Vedan vi phạm pháp luật môi trường với số tiền 270 triệu và truy thu số tiền phí nước thải từ 2004 trở lại đây với số tiền 127 tỷ đồng. Theo đó, trong việc xử lý có đình chỉ, đóng cửa hoạt động của vedan hay không, theo bộ trưởng Bộ tư pháp Hà Hùng Cường phải dựa trên rất nhiều quy định pháp lý như pháp lệnh bảo vệ nguồn nước, luật đầu tư … chứ không chỉ riêng quy định trong luật bảo vệ môi trường. Chính vì vậy việc thực hiên hai quyết định của Bộ tài nguyên và môi trường về xử phạt hành chính và đình chỉ xả nước vào dòng sông là đủ và phải thực hiện đầy đủ. Thông qua những hình thức xử phạt đó, vấn đề đặt ra ở đây chính là việc vi phạm pháp luật, hay nói cách khác là sự mất hết đạo đức kinh doanh của doanh nghiệp cần được xử lý nghiêm minh. 5. Những thay đổi của dòng sông Thị Vải sau khi vụ vấn đề công ty Vedan được giải quyết Nguồn nước sông Thị Vải dù chưa đạt chuẩn để phục vụ tưới tiêu nhưng chất lượng đã và đang được cải thiện việc kiểm tra công tác bảo vệ môi trường có nhiều chuyển biến, các doanh nghiệp dọc sông Thị Vải cũng đã chú trọng hơn vấn đề bảo vệ môi trường.Theo đánh giá cả Viện sinh học nhiệt đới, kể từ khi bột khoai mì và giảm công suất một số phân xưởng khác, chất lượng môi trường nước và bùn đáy ở sông Thị Vải đã có những thay đổi đáng kể.Số lượng thủy sinh vật tăng so với thời gian trước đó. Sự thay đổi trên là do nguồn nước nước thải của một số khu công nghiệp, doanh nghiệp lớn phần nào đã giảm. Từ đó có thể thấy được sự tác hại lớn của các hóa chất độc hại chưa qua xử lý của các doanh nghiệp sản xuất đối với môi trường tự nhiên.Thông qua đó, các doanh nghiệp bên cạnh sản xuất kinh doanh cũng cần chú ý đến vấn đề xử lý chất thải hợp lý. Kết Luận Vấn đề bảo vệ môi trường là một vấn đề hết sức quan trọng được Nhà nước ta quan tâm đặc biệt. Vì đây là vấn đề có ảnh hưởng đến môi trường sống của con người cũng như giới tự nhiên. Chính vì vậy, vấn đề cấp bách đặt ra hiện nay là việc thực hiện sản xuất kinh doanh cần đi đôi với việc bảo vệ môi trường. Việc này đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải đặt đạo đức trong kinh doanh lên hàng đầu để phục vụ lợi ích lâu dài đối với doanh nghiệp của mình. Pháp luật và đạo đức kinh doanh là những rào cản mà Nhà nước và xã hội đặt ra để điều chỉnh các doanh nghiệp đi đúng hướng, ngăn không để các doanh nghiệp vì lợi nhuận mà vượt quá chuẩn mực chung, đặt lợi ích cá nhân lên trên lợi ích chung của đất nước. Qua đó, cũng thể hiện một chân lý: Một doanh nghiệp bền vững là doanh nghiệp biết kết hợp hài hòa giữa mục tiêu lợi nhuận và trách nhiệm phục vụ cộng đồng trên nền tảng tuân thủ pháp luật và đạo đức kinh doanh.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docĐạo đức kinh doanh - Công ty Vedan và những sai trái trong việc xả thải ra sông thụy vải (TL Hay).doc
Tài liệu liên quan