MỤC LỤC
Đặt vấn đề 1
Nội dung chính 1
1. Khái quát chung 1
2. Đào tạo luật ở Vương Quốc Anh 2
2.1. Đào tạo cử nhân luật 2
2.2. Đào tạo nghề luật 2
3. Những kinh nghiệm có thể tiếp thu và ứng dụng ở Việt Nam 3
Kết luận 4
Danh mục tài liệu tham khảo 5
6 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 5127 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Đào tạo luật ở Vương quốc Anh và những kinh nghiệm cho đào tạo luật ở Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
Đặt vấn đề 1
Nội dung chính 1
1. Khái quát chung 1
2. Đào tạo luật ở Vương Quốc Anh 2
2.1. Đào tạo cử nhân luật 2
2.2. Đào tạo nghề luật 2
3. Những kinh nghiệm có thể tiếp thu và ứng dụng ở Việt Nam 3
Kết luận 4
Danh mục tài liệu tham khảo 5
ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong thời gian gần đây, việc đào tạo luật ở nước ta đã được chú trọng hơn rất nhiều. Hiện nay, cả nước có 11 cơ sở đào tạo luật với khoảng 9000 cử nhân luật tốt nghiệp mỗi năm. Tuy nhiên có một thực tế đó là chất lượng đầu ra của các cử nhân luật là chưa thực sự đáp ứng được các yêu cầu của xã hội đặt ra đang ngày càng nâng cao. Vì vậy, cần phải có sự đánh giá một cách khách quan, khoa học, dựa trên những thông số thật sự chính xác, trung thực để có biện pháp chấn chỉnh, cải thiện, nâng cao và đổi mới phương pháp đào tạo luật ở Việt Nam. Để thực hiện điều này chúng ta cần có những phép so sánh đối với việc đào tạo luật ở một số quốc gia khác trên thế giới từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm cần thiết cho mình. Vương quốc Anh là một quốc gia có hệ thống đào tạo luật phát triển và có chất lượng hàng đầu trên thế giới. Vì vậy, việc nghiên cứu một cách tổng quan về đào tạo luật ở Anh, qua đó rút ra những bài học kinh nghiệm cho đào tạo luật ở Việt Nam là việc hết sức cần thiết.
NỘI DUNG CHÍNH
1. Khái quát chung.
Pháp luật Anh là đại diện tiêu biểu cho dòng họ common law. Đào tạo luật ở Anh quốc là hoạt động hướng tới hai mục tiêu: nhằm trang bị kiến thức khoa học pháp lý (acedamic) cho người học. Với mục tiêu này, người học sẽ được cấp bằng cử nhân luật sau khi kết thúc khóa học. Hai là, mục đích dạy nghề, và với mục đích này, người học sẽ được cấp chứng chỉ hành nghề luật.
Việc đào tạo luật ở Anh được thực hiện trong một số lĩnh vực nhất định như sau: về đào tạo cử nhân luật, đào tạo nghề luật. Trong đó, đào tạo nghề luật ở Anh thì gồm có đào tạo trong một số lĩnh vực như: đào tạo luật sư tư vấn, đào tạo luật sư tranh tụng. Đào tạo cử nhân luật là quá trình đào tạo học viên ở bậc đại học và thuộc về chức năng của các trường đại học đảm nhiệm; còn dạy nghề là đào tạo học viên ở bậc sau đại học và thuộc về chức năng của các cơ sở đào tạo được cấp phép bởi Đoàn luật sư (cơ sở đào tạo luật sư tranh tụng) và bởi Hội luật gia (cơ sở đào tạo luật sư tư vấn).
Việt Nam là một nước thuộc dòng họ pháp luật Xã hội chủ nghĩa, tuy nhiên, cũng giống như ở Anh, Việt Nam cũng có các trường bậc đại học đào tạo cử nhân luật như Đại học Luật Hà Nội, khoa luật – Đại học Quốc Gia, Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh… và có trường dạy nghề cho cử nhân luật theo các ngành khác nhau như luật sư, thẩm phán, kiểm sát viên… là Học viện Tư pháp.
Chính vì vậy, khi nghiên cứu đào tạo luật ở Anh và Việt Nam ta có thể nghiên cứu theo quy trình đào tạo cử nhân luật và đào tạo nghề luật.
2. Đào tạo luật.
2.1. Đào tạo cử nhân luật
Để thi đỗ vào khoa luật ở một trường đại học nào đó của Anh thì thường phải là những học sinh xuất sắc, có điểm thi đầu vào rất cao (đạt mức “A”). Vì vậy, chất lượng sinh viên đầu vào của các trường đào tạo cử nhân luật ở Anh là rất cao. Giống như ở Anh, điểm thi đầu vào các trường luật của nước ta cũng rất cao, có thể được xếp vào các trường “top trên” và có danh giá. Để lấy được bằng cử nhân luật, sinh viên Anh phải theo học ba năm tại khoa luật mà không phải là một khóa học bốn năm như ở nước ta. Trong thời gian theo học khóa học này, các sinh viên ở cả 2 nước sẽ được cung cấp các kiến thức khoa học pháp lý cơ bản cho người học, đó là bất cứ những kiến thức mà bất cứ người hành nghề luật nào cũng cần phải có trước khi có thể hành nghề luật. Chúng ta có thể thấy công tác đào tạo luật của Anh được chú trọng ngay từ khâu đầu tiên, với chất lượng sinh viên khá cao, đảm bảo cho việc tiếp thu các kiến thức pháp lý một cách tốt nhất, từ đó cũng giúp hình thành nên các luồng tư duy mới hơn trong suốt quá trình học tập và giảng dạy. Trong quá trình đào tạo ở Anh, các sinh viên được tiếp cận với các phương thức giảng dạy mới và tiên tiến dưới dạng thuyết trình, thảo luận, tranh luận với các giáo sư hoặc những người đang hành nghề luật nhằm đưa việc học luật sát với thực tiễn đúng với đặc điểm của dòng họ common law. Ở Việt Nam hiện nay, với đặc trưng của dòng họ pháp luật xã hội chủ nghĩa, có thể coi là một nhánh của dòng họ civil law thì việc đào tạo cử nhân luật gắn liền với việc dạy lí thuyết tuy nhiên việc đưa thực tiễn vào dạy luật ở nước ta cũng đã được quan tâm nhiều hơn.
Sau khi có bằng cử nhân luật, tốt nghiệp sinh viên có thể quyết định lựa chọn để trở thành luật sư tư vấn hay luật sư tranh tụng. Còn ở Việt Nam không có sự phân biệt luật sư tranh tụng và luật sư tư vấn. Cử nhân luật tốt nghiệp có thể lựa chọn theo học để trở thành thẩm phán, luật sư, kiểm sát viên… hay có thể học tiếp 2 năm rưỡi để trở thành thạc sĩ, và thêm 3 năm nữa để trở thành tiến sĩ…
2.2 Đào tạo nghề luật.
Ở Anh, đào tạo nghề luật tiếp nhận cả người có bằng cử nhân luật và không có bằng cử nhân luật nhưng phải có một bằng đại học khác. Và những người không có bằng cử nhân luật mà đã có một bằng đại học khác chỉ có thể học nghề sau khi đã tham dự khóa học kéo dài một năm để vượt qua kỳ thi sát hạch nghề nghiệp phổ thông (CPE) hoặc học để lấy bằng Diplom về luật. Ở nước Anh, nghề luật được hiểu là nghề luật sư – một nghề vô cùng danh giá. Ở vương quốc Anh, người hành nghề luật sư được phân thành hai nhóm: luật sư tranh tụng và luật sư tư vấn. Việc mở lớp, cơ sở đào tạo nghề luật, bao gồm các cơ sở đào tạo luật sư tư vấn và luật sư tranh tụng đều do cơ quan có thẩm quyền là Hội luật gia (đối với luật sư tư vấn) và Đoàn luật sư (đối với luật sư tranh tụng) cấp phép, quản lí, giám sát và kiểm tra. Để một cử nhân luật trở thành luật sư tranh tụng hay tư vấn đều bao gồm hai giai đoạn: (1)Các cử nhân luật phải tham dự khóa đào tạo nghề một năm (2)Giai đoạn thực tập: để trở thành luật sư tư vấn, tốt nghiệp sinh phải cam kết thực tập tại một công ty luật sư tư vấn trong vòng 2 năm; còn để trở thành luật sư tranh tụng, tốt nghiệp sinh sẽ phải thực tập một năm dưới sự giám sát của một luật sư tranh tụng. Chúng ta có thể thấy rằng công tác đào tạo luật ở Anh quốc thực sự được chú trọng và quan tâm đặc biệt đào tạo nên các luật gia thực sự giỏi về chuyên môn.
Đối với Việt Nam, cũng giống như nhiều nước khác trên thế giới, không có sự phân chia giữa luật sư tư vấn và luật sư tranh tụng. Đạo tạo nghề luật ở Việt Nam là đào tạo các cử nhân luật theo các con đường luật sư, thẩm phán, kiểm sát viên, công chứng viên… và các nghề khác liên quan tới luật như giáo viên pháp luật, chuyên viên pháp lý… Việc đào tạo nghề được thực hiện ở cơ sơ duy nhất đó là Học Viện Pháp lý.
3. Những kinh nghiệm có thể tiếp thu và ứng dụng ở Việt Nam.
Qua khảo sát và thực tế khách quan cho thấy trong những năm gần đây, việc đào tạo luật ở nước ta cũng đã ít nhiều được quan tâm chú trọng và đã đạt được một số thành tựu đáng kể trong công tác đào tạo luật, tuy nhiên việc học hỏi kinh nghiệm của các nước tiên tiến trên thế giói là việc cần thiết phải làm. Nhưng vấn đề đặt ra là chúng ta phải học hỏi những gì và học hỏi như thế nào cho phù hợp với thực tiễn trong nước.
Một thực tế đáng buồn cho thấy chất lượng đào tạo cử nhân luật của chúng ta vẫn còn chưa cao do trình độ nhận thức của sinh viên còn nhiều hạn chế, cũng như ý thức tự học còn chưa cao. Vì vậy chúng ta có thể học tập nước Anh ngay trong công tác tuyển sinh đầu vào trong các trường đào tạo cử nhân luật. Chúng ta giảm bớt số lượng sinh viên đầu vào, đồng thời có thể nâng cao hơn nữa mức điểm tuyển sinh tại các trường đại học đào tạo cử nhân luật từ đó đưa đào tạo đi sâu vào chất lượng thật sự mà không đào tạo một cách ồ ạt, nhưng kết quả đào tạo không cao.
Đồng thời, chúng ta còn học tập nước Anh ở điểm đó là nên phân chia đào tạo luật sư ra thành đào tạo luật trong một số lĩnh vực cụ thể như: đào tạo luật sư tư vấn, luật sư tranh tụng để có thể đào tạo được một cách chuyên sâu hơn tập trung trong một lĩnh vực cụ thể. Từ đó, sau này khi các Luật sư hành nghề sẽ có được một khối kiến thức chuyên môn cho chuyên ngành mà mình định thực hiện trong tương lai để có thể thực hiện tốt nhất một lĩnh vực cụ thể đã lựa chọn.
Chúng ta nên rút ngắn thời gian đào tạo cử nhân luật ở các trường đào tạo nghề luật như vương quốc Anh. Chương trình không nên kéo dài quá ba năm với dao động từ 70-80 tín chỉ. Thay vào đó là đào tạo một cách có hệ thống, tập trung vào một số vấn đề cốt lõi nhất,giảng dạy, đào tạo chủ yếu các vấn đề về kiến thức pháp lý chuyên ngành, kiến thức thực tiễn, cũng như các kỹ năng chủ yếu để có thể hành nghề luật sau khi ra trường.
Trong đào tạo, chúng ta nên học tập các phương pháp giảng dạy khoa học, có bài bản, và cho sinh viên tham gia vào các buổi diễn án, cũng như tăng cường cho sinh viên giải quyết các tình huống giả định, thuyết trình, thảo luận, làm việc nhóm, mời các giáo sư, những người đang hành nghề luật về giảng dạy… như của các trường đào tạo cử nhân luật ở Anh. Đa số các sinh viên luật của chúng ta khi ra trường còn thiếu kiến thức thực tiễn rất nhiều. Luật học không chỉ là lý thuyết, dạy luật là phải đi đôi với thực hành.
Nhà nước nên mở thêm các cơ sở đào tạo, các lớp dạy nghề luật sư và có sự giám sát chặt chẽ của Nhà nước, có kiểm tra theo định kỳ mà không phải chỉ là một cơ sở đào tạo duy nhất đó là một lớp đào tạo hành nghề luật sư trong vòng sáu tháng hay đào tạo thẩm phán trong vòng một năm cho các cử nhân luật tại Học viện Tư pháp.
Cuối cùng, chúng ta có thể học tập nước Anh ở điểm đó là cho phép các cử nhân đã tốt nghiệp ở các trường đại học khác mà không phải chỉ là các trường đại học đào tạo cử nhân luật mới có thể tham dự vào khóa đào tạo hành nghề luật. Thay vào đó, chúng ta cũng nên quy định cho họ tham gia vào học các lớp đào tạo hành nghề luật, khi họ đáp ứng được các điều kiện mà Nhà nước quy định. Có thể là mở cho họ một kỳ thi sát hạch kiến thức pháp lý về pháp luật, nếu đạt tiêu chuẩn thì có thể tham gia vào các khóa học đó. Điều này có thể thay thế cho việc đào tạo văn bằng hai, vừa tốn thời gian mà hiệu quả lại không cao.
KẾT LUẬN
Một trong những yêu cầu cơ bản và quan trọng trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN ở Việt Nam là hoạt động của cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội và hành vi xử sự của công dân đều phải dựa trên cơ sở pháp luật. Muốn vậy, chúng ta phải đào tạo được những người có hiểu biết nhất định về pháp luật. Chính vì vậy việc nghiên cứu đào tạo luật của các nước khác trên thế giới nói chung và nước Anh nói riêng từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm quý giá cho Việt Nam là một việc làm vô cùng cần thiết.
Danh mục tài liệu tham khảo
1. Trường Đại học Luật Hà Nội, giáo trình Luật so sánh, NXB Công an nhân dân, Hà Nội, 2008.
2. Ths Lê Tiến Châu, Thực trạng đào tạo cử nhân luật ở Việt Nam, Tạp chí khoa học pháp lý số 4/2005.
Các website:
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Bài tập lớn học kỳ Luật so sánh Đào tạo luật ở Vương quốc Anh và những kinh nghiệm cho đào tạo luật ở Việt Nam.doc