Tiểu luận Đấu giá, đấu thầu quốc tế đặc điểm, phương thức tiến hành, tình hình áp dụng và giải pháp của hai phương thức giao dịch này trong mua bán hàng hoá của các doanh nghiệp Việt Nam

 

MỤC LỤC

Phần mở đầu 1

Phần nội dung. 2

Phần I: Khái niệm, đặc điểm và phương thức tiến hành của đấu giá và đấu thầu quốc tế. 2

1. Đấu giá quốc tế 2

1.1 Khái niệm 2

1.2 Đặc điểm 2

1.3. Các bước tiến hành đấu giá 3

2. Đấu thầu quốc tế 3

2.1 Khái niệm 3

2.2. Đặc điểm 4

2.3 Các bước tiến hành 4

Phần II: Vận dụng đấu giá và đấu thầu quốc tế vào kinh doanh xuất nhập khẩu ở Việt nam. 5

1. Tình hình áp dụng đấu giá, đấu thầu ở Việt Nam 5

2. Đánh giá tác động của đấu giá và đấu thầu vào xuất nhập khẩu hàng hoá ở Việt nam. 6

Phần III: Các giải pháp để thực hiện đấu giá và đấu thầu vào xuất nhập khẩu hàng hoá ở Việt nam. 7

Kết luận 8

 

 

 

 

doc9 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2141 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Đấu giá, đấu thầu quốc tế đặc điểm, phương thức tiến hành, tình hình áp dụng và giải pháp của hai phương thức giao dịch này trong mua bán hàng hoá của các doanh nghiệp Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phần mở đầu Trong hoàn cảnh nền kinh tế nước ta đang vận động trên con đường công nghiệp hoá và hiện đại hoá tiến tới hội nhập cùng các nước trong khu vực và trên toàn cầu thì việc thường xuyên có các cuộc đấu giá quốc tế, đấu thầu quốc tế là điều đương nhiên. Nó diễn ra giữa các công ty, các tập đoàn liên quốc gia hay trong nước, trong các cuộc đấu giá quốc tế và đấu thầu quốc tế đều có người thắng và người bại. Trong đấu giá quốc tế người mua được là người trả với mức giá cao nhất thì trong đấu thầu quốc tế lại là điều ngược lại các cá nhân, công ty, tập đoàn … nào trả với giá thấp và có các mô hình, các kế hoạch, thiết kế khả thi sẽ trúng thầu. Nó là một vấn đề không mới nhưng lại rất thiết thực và hữu ích đối với các công ty, các doanh nghiệp và các nhà kinh doanh nhất là chúng ta những nhà kinh doanh tương lai của đất nước thì càng cần phải nắm rõ và hiểu sâu về đấu giá và đấu thầu quốc tế để có thể giành được chiến thắng trong các cuộc mở thầu ở trong nước cũng như ngoài nước. Do vậy cùng với sự giúp đỡ nhiệt tình của thầy giáo TS. Trần Hoè em đã chọn đề tài: "Đấu giá, đấu thầu quốc tế đặc điểm, phương thức tiến hành, tình hình áp dụng và giải pháp của hai phương thức giao dịch này trong mua bán hàng hoá của các doanh nghiệp Việt Nam ”. Bài tiểu luận của em được chia ra làm ba phần: I. Khái niệm , đặc điểm và phương thức tiến hành của đấu giá và đấu thầu quốc tế. II. áp dụng đấu giá và đấu thầu quốc tế vào xuất nhập khẩu ở Việt nam. III. Các giải pháp để thực hiện đấu giá và đấu thầu vào XNK Việt nam. Với kiến thức và sự hiểu biết còn nhiều hạn chế về đấu giá và đấu thầu quốc tế, chắc hẳn bài tiểu luận của em còn có nhiều điều thiếu sót. Em rất mong nhận được sự chỉ bảo và góp ý của bạn bè và thầy cô trong khoa để em hiểu sâu và rõ hơn về vấn đề này. Em xin chân thành cảm ơn! Phần nội dung. ở trên thế giới nhất là ở các quốc gia có nền kinh tế phát triển như Mỹ, Anh, thì đấu giá và đấu thầu đã diễn ra từ rất lâu nay rồi, họ có và ra đời thậm chí từ hàng một vài thế kỷ nay, còn ở nước ta thì mới tiếp xúc hai khái niệm này trong vài năm trở lại đây khi nền kinh tế mở cửa để các công ty, các doanh nghiệp trong nước làm ăn với các doanh nghiệp nước ngoài và các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào thị trường trong nước. Do đó, trước hết chúng ta đi tìm hiểu chung về hai phương thức đấu giá đấu thầu quốc tế. Phần I: Khái niệm, đặc điểm và phương thức tiến hành của đấu giá và đấu thầu quốc tế. 1. Đấu giá quốc tế 1.1 Khái niệm: Là phương thức mua bán đặc biệt, được tổ chức tại một địa điểm công khai, tại một địa điểm nhất định, tại đó người bán trưng bày và giới thiệu hàng hoá. Người mua tự do xem hàng hoá và trả giá. Hàng hoá được bán cho người trả giá cao nhất. 1.2 Đặc điểm: - Đấu giá quốc tế khai thác cạnh tranh của người mua để bán hàng được giá cao nhất. Đối tượng mua bán hàng thông qua đấu giá gồm: + Hàng mặc định (Specific, goods) + Hàng hoá có khối lượng lớn, chất lượng đồng đều. + Dịch vụ. Bản đấu giá có thể được tổ chức thường xuyên hoặc không thường xuyên (như ở nước ta là không thường xuyên) còn tổ chức đấu giá thường xuyên thì thành lập các trung tâm đấu giá như các trung tâm nổi tiếng LonDon, New York , Amsterdam… có từ hàng vài thế kỷ nay. 1.3. Các bước tiến hành đấu giá: - Chuẩn bị đấu giá: Phân lô hàng, đề ra thể lệ điều lệ đấu giá, in Catalogue giới thiệu hàng cho mọi người đến mua biết mẫu mã kiểu hàng bán đấu giá. Quảng cáo giới thiệu hàng, mời khách dự… để tăng phần long trọng và đồng thời khích lệ người đến dự đấu giá trả giá cao. - Trưng bày và giới thiệu hàng để người mua xem biết để mua mà trả giá cho thích hợp với từng loại hàng mà mình mua. Tiến hành đấu giá (tổ chức đấu giá) Điều khiển bán hàng theo lô hàng, theo kiện hàng, tá hàng hay theo từng chiếc, cái một… Phương pháp nâng giá từ thấp lên cao (theo kiểu Đức) kiểu này được áp dụng khá là phổ biến ở các nước trên thế giới. Sau khi người tổ chức đưa ra giá sàn người mua lô hàng phải trả giá từ thấp lên cao ai cao nhất thì mua được Phương pháp hạ giá từ cao xuống thấp do người tổ chức đấu giá đề xướng giá (theo kiểu Hà lan – Holand Auction) loại này thường áp dụng khi bán hàng tươi sống như hoa quả, cá…, phương pháp này áp dụng không phổ biến và có những hạn chế nhất định. - Ký kết hợp đồng, giao nhận hàng và thanh toán những mặt hàng được bán đấu giá thường là những hàng quý hiếm, độc đáo như tranh cổ, đồ cổ Những hàng khó tiêu chuẩn hoá như da lông thú, chè hoa, hương liệu… Những trung tâm đấu giá nổi tiếng thế giới tổ chức theo mặt hàng: + Về da lông thú leningrad của Nga, London, NewYork + Về hương liệu Amsterdam… + Về len thô London, Liverpool, Sydney + Về chè: Calcutta, Colombia, Nairobie + Về hoa, rau quả Amsterdam… + Về đồ cổ: tranh cổ NewYork, Pari…, bát chén cổ … Amsterdam. Đã bán một số đồ bát chén cổ tìm được ở biển Việt nam phối hợp tìm giữa nước ta và Hà lan. Sắp tới chúng ta tiếp tục phối hợp với Hà lan bán một số bát chén cổ vớt được ở biển do tàu buôn của Trung Quốc đắm chìm, do bảo tàng Mĩ Sơn lưu trữ sắp đem ra bán đấu giá. 2. Đấu thầu quốc tế 2.1 Khái niệm: là phương thức mua bán đặc biệt trong đó người gọi thầu (người mua) công bố trước các điều kiện mua hàng để người dự thầu (người bán) báo giá và các điều kiện chất lượng của hàng hoá, cạnh tranh nhau chào mức thấp. Người gọi thầu sẽ chọn giá nào rẻ nhất và điều kiện chào hàng tốt nhất (như tin dụng thuận lợi). 2.2. Đặc điểm: - Phương thức đấu thầu: Khách quan, minh bạch nhất. - Đấu thầu được áp dụng rộng rãi trong việc mua sắm hàng, trong xây dựng các công trình lớn. - Đấu thầu là phương thức cạnh tranh của người bán, người mua thì mua được hàng hoá bảo đảm với chi phí thấp. - Thông qua đấu thầu để mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hoá, tìm được bạn hàng. Các loại hình đấu thầu: + Đấu thầu cạnh tranh quốc tế (ICB) hay còn gọi là đấu thầu mở rộng. Hạn chế là chỉ mời một số nhà thầu có kinh nghiệm và năng lực tham gia đấu thầu. Không hạn chế là cách thức thông báo rộng rãi trên toàn thị trường thế giới, tất cả các công ty, các tập đoàn có khả năng đều có thể tham gia + Đấu thầu hạn chế hoặc khép kín là chỉ mời một số người mời dự thầu lựa chọn (chỉ định thầu). 2.3 Các bước tiến hành: - Chuẩn bị đấu thầu xây dựng bản điều lệ, điều kiện (bidding document) thông báo gọi thầu. - Thu nhận các đơn chào hàng (báo giá) bằng phong bì kín chưa mở ngay. - Khai mạc đấu thầu, lựa chọn người bán hàng sau khi công khai các thư chào hàng. - Kí kết hợp đồng, giao nhận và thanh toán thực hiện các điều khoản ghi trên hợp đồng của mỗi bên tham gia Phần II Vận dụng đấu giá và đấu thầu quốc tế vào kinh doanh xuất nhập khẩu ở Việt nam. 1. Tình hình áp dụng đấu giá, đấu thầu ở Việt Nam ở nước ta trong vài năm trở lại đây nhờ có đường lối phát triển kinh tế đúng đắn của Chính phủ nên kinh tế không ngừng phát triển, tỉ lệ tăng trưởng hàng năm luôn đạt kết quả cao từ 7 – 8% năm được đánh giá là một trong những nước có nền kinh tế phát triển nhanh trong khu vực và trên thế giới, bộ mặt xã hội thay đổi từng ngày từng giờ, đâu đâu cũng thấy các công trường nhà máy, xí nghiệp mọc lên mọi người đua nhau sản xuất kinh doanh do đó mà sự nghiệp công nghiệp hoá và hiện đại hoá phát triển ngày càng đạt kết quả cao. ở các ngành nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ tỉ lệ tăng ttrưởng hàng năm, năm sau luôn cao hơn năm trước. Nhưng mà việc vận dụng đấu giá và đấu thầu quốc tế vào kinh doanh xuất nhập khẩu ở Việt nam vào các ngành kinh tế là chưa cao như ở các nước có các trung tâm đấu giá và đấu thầu phát triển như ở Mỹ, Anh, Đức hay Hà lan… ở nước ta trong vài năm trở lại đây ở trong một số ngành cũng đã có những cuộc đấu giá và đấu thầu quốc tế như là trong ngành nông nghiệp nước ta liên tục được mùa và trở thành một trong những nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới thì việc các công ty xuất nhập khẩu mặt hàng gạo quốc tế thường xuyên có những cuộc đấu giá các lô hàng gạo trên thị trường quốc tế là đương nhiên. Các mặt hàng nông phẩm khác chúng ta sản xuất có khối lượng lớn và là một trong những nước dẫn đầu thế giới như cà phê sản lượng khoảng 200.000 (tấn), dừa 1,2 triệu (tấn), hồ tiêu tiến tới là mặt hàng trồng hoa xuất khẩu. Về chăn nuôi nước ta cũng có đàn lợn lớn với 17.500.000 con đứng đầu thế giới các mặt hàng này vơí số lượng lớn là tiền đề để cho chúng ta có thể tham gia vào các thị trường đấu giá thế giới như cà phê, chè, hồ tiêu chúng ta có thể tham gia ở trung tâm London hay NewYork… hoa thì ở Amsterdam… đối với các đồ vật cổ như là các tác phẩm kiệt tác như các bức tranh của các danh hoạ nổi tiếng thì chúng ta chưa có, nhưng với các đồ cổ như bát chén thì chúng ta có nhiều như ở bảo tàng Mỹ Sơn có một số lượng lớn chúng ta vớt được ở biển từ các tàu buôn Trung Quốc chìm có niên đại hàng thế kỷ nay có thể phối hợp với trung tâm đấu giá Amsterdam mang ra đấu giá… Đối với lĩnh vực đấu thầu chúng ta cũng đã áp dụng được một vài cuộc đấu thầu quốc tế với các công trình lớn như gần đây nước ta có đăng cai Seagames có xây một sân vận động quốc gia, ta đã mời một số nhà thầu lớn có kinh nghiệm trong lĩnh vực này như các nhà thầu của Anh, Đức, Pháp, Hàn quốc, Trung quốc cuối cùng nhà thầu Trung quốc đã trúng thầu do đã có những ưu điểm nổi trội hơn các nhà thầu khác, đối với các ngành xây dựng các ngành công nghiệp khai thác hay ngay cả với các mặt hàng lúa gạo, cà phê, chè chúng ta đều có thể tham gia đấu thầu trong các cuộc mở thầu quốc tế. Việc chúng ta vận dụng tốt đấu giá và đấu thầu quốc tế vào kinh doanh xuất nhập khẩu là điều rất có lợi cho nền kinh tế nó giúp cho nền kinh tế phải luôn có được sự cạnh tranh linh hoạt giữa các công ty các tập đoàn muốn thắng đấu thầu và đấu giá thì phải có những ưu điểm nổi trội hơn hẳn đối thủ của mình. Do vậy mà chúng ta cần tăng cường chuẩn bị các điều kiện thật tốt để có thể tham gia mở thầu giúp cho kinh doanh xuất nhập khẩu trong nước có thể hoạt động giao lưu, tiếp cận với thị trường thế giới tốt hơn và làm tiền đề để chúng ta có thể xây dựng một trung tâm đấu giá quốc tế ở Việt nam. 2. Đánh giá tác động của đấu giá và đấu thầu vào xuất nhập khẩu hàng hoá ở Việt nam. Tác động của đấu thầu và đấu giá vào xuất nhập khẩu hàng hoá ở Việt nam trong vài năm qua là có phát triển nhưng chưa cao, các doanh nghiệp, công ty hoạt động trong ngành kinh doanh xuất nhập khẩu chưa có sự chuẩn bị các điều kiện tốt nhất và cần thiết nhất để tham gia. Hoặc có sự chuẩn bị nhưng chưa cao và chưa thật chủ động trong nhiều tình huống trên thị trường quốc tế do vậy mà để thúc đẩy đấu thầu và đấu giá vào xuất khẩu hàng hoá ở nước ta trong thời gian tới thì các doanh nghiệp cần phải nỗ lực hơn nữa tìm hiểu thị trường và nguồn hàng có thể thắng thầu trong những lần tham gia; các doanh nghiệp xuất khẩu hàng hoá nhiều hơn tăng kim ngạch xuất khẩu, người dân nhanh bán được hàng của mình hơn, để doanh nghiệp và người dân cùng có lợi. Phần III Các giải pháp để thực hiện đấu giá và đấu thầu vào xuất nhập khẩu hàng hoá ở Việt nam. - Chuẩn bị mặt hàng xuất khẩu mà thị trường cần, mặt hàng đó phải có những điều kiện tốt như chất lượng tốt mẫu mã đẹp hợp thị hiếu (da giầy, may mặc…) số lượng giá cả khả quan đã qua kiểm nghiệm để tạo ưu thế hơn các đối thủ khác. - Phải xây dựng bản điều lệ, điều kiện chặt chẽ với từng loại mặt hàng đem ra đấu giá và đấu thầu. - Phải quảng cáo, in Catalogue giới thiệu về mặt hàng chất lượng hàng mà mình đem ra đấu giá và đấu thầu. - Có quan hệ tốt với nhà đấu thầu và đấu giá quốc tế có khả năng và kinh nghiệm để mời họ tham gia và có thể học hỏi từ họ những kiến thức mở dự thầu từ họ. - Phân từng lô hàng, loại mặt hàng để đưa ra giá thích hợp đối với đấu giá thì đưa ra mức giá sàn để họ trả tăng lên dần… -Phải công khai mặt hàng đấu giá và đấu thầu, các nhà tham gia cũng công khai không úp úp mở mở mà ở nước ta thì hay thường gặp phải. - Các doanh nghiệp nước ta kinh doanh xuất nhập khẩu phải thường xuyên tham gia các thị trường đấu giá và đấu thầu quốc tế để có những bạn hàng tạo uy tín tiền đề để xuất khẩu lâu dài điều này là rất có lợi cho một nước như nước ta nền kinh tế vânx còn ở dạng tiềm năng chưa khai thác hết công suất như hiện nay, các doanh nghiệp cũng phải có những chủ trương và đường lối phát triển đúng đắn hợp với pháp luật của Nhà nước. Kết luận Trong nền kinh tế thị trường thì đấu giá và đấu thầu quốc tế là vấn đề rất thiết thực nó gắn liền với lợi ích các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu. Nhất là trong giai đoạn nền kinh tế nước ta đang vận động và phát triển mạnh trên tiến trình công nghiệp hoá và hiện đại hoá thì việc chuẩn bị các điều kiện các mặt hàng tham gia đấu giá và đấu thầu là điều đương nhiên. Việc tổ chức tốt các nguồn hàng tham gia đấu giá và đấu thầu tốt và giành được thắng lợi trong các cuộc mở thầu cũng tạo cho doanh nghiệp và mặt hàng của nước ta có được những chỗ đứng và vị thế tốt trên thị trường quốc tế. Nó giúp chúng ta giới thiệu mặt hàng, phong tục tập quán, điều kiện làm ăn và điều kiện xã hội, con người với bạn bè quốc tế giúp cho họ hiểu rõ hơn về Việt nam, để họ tham gia đầu tư vào thị trường trong nước giúp cho cơ sở hạ tầng, giao thông vận tải… đưa nền kinh tế nước ta đi lên. Việc áp dụng tốt đấu giá và đấu thầu vaò kinh doanh xuất nhập khẩu là một điều rất có lợi cho cả bên mua và bên bán phải cạnh tranh nhau, để chọn ra người có giá rẻ nhất và lại có điều kiện tốt nhất trong tổ chức đấu thầu. Còn tổ chức tốt đấu giá sẽ giúp cho ta bán được mức giá cao nhất mà ta có thể có được khi đem mặt hàng của mình mang ra đấu giá. Nhưng để thu được những hợp đồng bán đấu giá và đấu thầu tốt thì chúng ta cũng phải có những điêù kiện tốt như tổ chức nguồn hàng tốt, điều lệ bán tốt, có sự chuẩn bị quảng cáo, in Catalogue tốt, thông tin về mặt hàng đến những ai quan tâm tới nó nhất, tạo được cho họ yên tâm về mặt hàng chọn mua. Mục lục Phần mở đầu 1 Phần nội dung. 2 Phần I: Khái niệm, đặc điểm và phương thức tiến hành của đấu giá và đấu thầu quốc tế. 2 1. Đấu giá quốc tế 2 1.1 Khái niệm 2 1.2 Đặc điểm 2 1.3. Các bước tiến hành đấu giá 3 2. Đấu thầu quốc tế 3 2.1 Khái niệm 3 2.2. Đặc điểm 4 2.3 Các bước tiến hành 4 Phần II: Vận dụng đấu giá và đấu thầu quốc tế vào kinh doanh xuất nhập khẩu ở Việt nam. 5 1. Tình hình áp dụng đấu giá, đấu thầu ở Việt Nam 5 2. Đánh giá tác động của đấu giá và đấu thầu vào xuất nhập khẩu hàng hoá ở Việt nam. 6 Phần III: Các giải pháp để thực hiện đấu giá và đấu thầu vào xuất nhập khẩu hàng hoá ở Việt nam. 7 Kết luận 8

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc28394.doc
Tài liệu liên quan