Thực trạng hiện nay của đơn vị xã,phường tư cách cán bộ và nạn quan liêu sách nhiễu của một số cán bộ chủ chốt,gây không ít sự bất bình trong dân chúng . Ví dụ như quy định của cơ quan giờ làm việc trong ngày bắt đầu từ 7 giờ sáng, nhưng thực sự khi người dân có công việc đến liên hệ thì 8 giờ hoặc có khi gần 9 giờ mà cán bộ tiếp dân vẫn chưa đến cơ quan .Nên khi người dân trình được giấy tờ thì nhiều khi chủ tịch ,phó chủ tịch đã đi vắng gây không ít khó khăn cho họ khi phải sắp xếp thời gian cho lần liên hệ sau vì họ là những người công nhân trực tiếp khai thác tại các vườn cây.Hay vẫn còn đó những nguyên tắt cứng nhắc đáng lý ra phải được thay đổi cho phù hợp theo từng hoàn cảnh nhưng các cán bộ vẫn cố tình làm khó dân .Đó là một chuyện có thật tại địa phương xảy ra vào đêmngày 7/1/2006 có 2 thanh niên đến báo chính quyền xã,kẻ gian vừa lấy trộm xe tẩu thoát ,nhưng trực ban trả lời anh nên về báo với công an thôn .Điều này có đúng không khi mà chính quyền xã có đầy đủ phương tiện liên lạc với các xã lân cận phối hợp truy bắt đối tượng hơn là công an thôn .
19 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 14240 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Đấu tranh chống tình trạng quan liêu, tham ô, lãng phí hiện nay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hông nắm được tình hình cụ thể của đơn vị, địa phương mình, không gần gũi học hỏi quần chúng… Họ ngại đi xuống cơ sở để hiểu đúng thực tế. Bác bảo: Biểu hiện bệnh quan liêu rất nhiều, nhưng bộc lộ rõ nhất là xa rời quần chúng và xa rời thực tế. Bác chỉ rõ một số nguyên nhân cơ bản dẫn đến bệnh quan liêu: Do cái tâm người cán bộ, đảng viên, công chức nhà nước không trong sáng, động cơ vào Đảng không rõ ràng, giác ngộ Đảng thấp, quan điểm quần chúng lệch lạc…
Nghị quyết Trung ương 9 (khóa IX) đã nhấn mạnh: “Bức xúc nhất hiện nay là tình trạng quan liêu, tham nhũng, lãng phí, suy thoái về tư tưởng, chính trị và phẩm chất đạo đức, lối sống của một bộ phận cán bộ, đảng viên…”. Mới đây, Kết luận số 04/TƯ của Ban chỉ đạo TƯ 6 (2) đã nêu: Trong 2 năm qua, cuộc vận động xây dựng, chỉnh đốn Đảng, đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí đã tạo ra những chuyển biến tích cực, nhưng vẫn chưa đạt yêu cầu, chưa tạo được những chuyển biến cơ bản, chưa chặn đứng và đẩy lùi được tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí. Trong thực tế hiện tượng quan liêu, tham nhũng, lãng phí đã, đang diễn ra hết sức phức tạp.
Theo ông Trần Bạch Đằng thì “ quan liêu là sản phẩm của một cơ chế lấy đẳng cấp làm chuẩn , lấy quyền lực làm phương châm hành xử , lấy hư danh làm xúc cảm . Người ta thường đổ cho chế độ phong kiến vỗ béo bệnh quan liêu . Quả vua chúa đã gây ra tai nạn này nhưng không phải chỉ có vua chúa , chế độ tư sản cũng quan liêu không kém . Ngay ở những nước mà vua chúa, tư bản cuốn gói đi từ lâu , bệnh quan liêu vẫn ở lại . Không chỉ “muôn tâu bệ hạ ” , “ khép nép kính trình ông chủ ” mà ngay gọi nhau bằng đồng chí ở nơi này nơi khác với “ báo cáo với anh ” vẫn chứa vi trùng quan liêu . Có quan liêu thời bao cấp và có luôn quan liêu thời kinh tế thị trường . Những thủ tục , những lề lối nào phê duyệt, nào thông qua , nào xét đơn , nào duyệt dự án này , dự án kia v...v... như một số sơ đồ của mọi hành trình quan liêu . Đôi khi quan liêu không đồng nghĩa với tham nhũng , song một cái hấp hàm , một cái quắc mắt , trịch thượng trị giá không kém hơn một vụ ăn hội lộ . Đồng bào ta tham phiền khi có việc đến cửa công . Những cán bộ trẽ tiếp dân lạnh hơn “ gió mùa đông bắc ” . Những người ấy không cần biết những nhu cầu bức xúc của dân còn nói gì đến nổi khổ của dân . Guồng máy của Đảng và Nhà nước tắc nghẽn từ những nhân vật : người gác cổng , người thư kí riêng của thủ trưởng .” (2)
Tệ quan liêu biểu hiện ra bằng những mệnh lệnh , hách dịch , cửa quyền , ức hiếp , và đàn áp quần chúng , độc đoán chuyên nghề , đặc quyền , đặc lợi ; sợ dân chủ và công khai .Ngoài ra quan liêu còn phô trương , hình thức , thích tăng quan tiến chức , thích địa vị , thích chức vụ , muốn một bộ máy tổ chức cồng kềnh nhiều tầng nấc , nhiều biên chế, nhưng là một bộ máy không có hiệu lực, một bộ máy ăn bám.
Quan liêu vô trách nhiệm , bảo thủ , trì trệ , sợ trách nhiệm và lẫn tránh những vấn đề do thực tiễn đặt ra. Như chúng ta đã biết Quốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất mà còn phải phát biểu rằng các bộ trưởng cần nghiêm túc hơn trong vấn đề chất vấn , bộ trưởng đi công tác đúng lúc chất vấn thế này như đi du ngoạn . Bộ trưởng khác thì nhận kiến nghị của nhân dân mấy tháng sau mới trả lời , khi trả lời thì sai nặng nề (3) . Ấy chính vì quan liêu vô trách nhiệm mà các bộ trưởng lẩn tránh những vấn đề do Quốc hội chất vấn , vậy là đi ngược lại dân chủ , xem thường kiến nghị của nhân dân .
Chính Thủ Tướng Phan Văn Khải trong kì họp Quốc Hội cuối năm 1999 có nêu vấn đề chính sách đúng đắn của Chính phủ đôi khi bị méo mó biến dạng qua những tầng lớp qua liêu Và cũng chính vì quan liêu mà niềm tin của nhân dân vào Đảng suy giảm .“... hình ảnh “Đảng là đạo đức ” đang có sự suy giảm trong lòng nhân dân , do một bộ phận cán bộ , đảng viên mắc vào quan liêu, tham nhũng . Họ là số ít nhưng họ lại ở trong số những người có chức , có quyền nên tác hại không nhỏ .”(4) Đó cũng là trăn trở day dứt đối với một bộ phận trong nội bộ Đảng và Chính quyền hư hỏng , thoái hoá làm ảnh hưởng đến uy tín của Đảng và nhà nước . Bệnh quan liêu trong bộ máy hành chính đã gây trắc trở về thông tin giữa người lãnh đạo với cơ sở , với dân vẫn còn tồn tại trong bộ máy của Đảng và nhà nước ta hiện nay .(5)
Chúng ta thấy tệ quan liêu tai hại biết chừng nào , phải tìm ra những biện pháp để chống chủ nghĩa quan liêu .Vấn đề cơ bản nhất , quyết định nhất là thực hiện chế độ dân chủ xã hội chủ nghĩa ; hoàn thiện các hình thức dân chủ đại diện .
Thí dụ Quốc hội phải là cơ quan quyền lực cao nhất đúng nghĩa do dân bầu ra và có quyền bãi nhiệm những thành viên trong Chính phủ làm việc kém năng lực . Thu hút nhân dân lao động vào việc tham gia quản lý nhà nước , quản lý kinh tế , phát triển những hình thức dân chu,û nhân dân trực tiếp quản lý .
Kế đến là vấn đề cải cách bộ máy tổ chức nhà nước , cơ cấu tổ chức và cơ chế quản lý của nhà nước ; định rõ chức năng lãnh đạo của Đảng và quản lý của nhà nước ; định rõ chức năng lãnh đạo của Đảng và quản lý của nhà nước . Tinh giảm bộ máy nhà nước cho gọn nhe bớt cồng kềnh .
Chúng ta thấy hai vấn đề trên , thực hiện chế độ dân chủ xã hội chủ nghĩa và cải cách bộ máy tổ chức là hai phạm trù độc lập nhưng gắn bó mật thiết với nhau .
Theo chủ tịch Trần Đức Lương thì cải cách hành chính phải được tập trung vào ba tuyến chủ yếu : một là phải thực hiện cho bằng được quyền dân chủ của nhân dân , nhất là dân chủ cơ sở . Gắn các phong trào thi đua yêu nước với thực hiện quyền dân chủ là để xoá quan liêu , khắc phục sự xa cách giữa hệ thống chính quyền , công chức Nhà nước với nhân dân . Chúng ta đã có quy chế , đã có nhiều kinh nghiệm quý báu , cần được triển khai một cách sâu rộng . Hai là phải tập trung chống tham nhũng , chống tiêu cực , chống sự sách nhiễu của cán bộ , công chức đối với dân .
Tất cả những Nghị quyết trung ương 6 lần 2, pháp lệnh chống tham nhũng , pháp lệnh thực hành tiết kiệm chống lãng phí cần được tổ chức thực hiện một cách có hiệu qủa ba là phải tiếp tục hoàn thiện hệ thống chính sách ,hoàn thiện hệ thống luật pháp , như quốc hội chúng ta đang làm, khắc phục cho được những bất hợp lý , tránh sự chồng chéo và hướng dẫn thi hành cho sát với cơ sơ,û sát với người dân, để mọi công dân ,mọi tổ chức trong xã hội ta đều am hiểu pháp luật , chủ động chấp hành pháp luật . Đó là những điều rất cơ bản trong qúa trình thúc đẩy cải cách hành chính ở nước ta .
Ngoài ra , để cải cách nền hành chánh vừa cồng kềnh , nặng nề vừa kém hiệu qủa này chúng ta phải xem xét thêm ba mặt : một là hệ thống tổ chức ,hai là chế độ trách nhiệm và ba là cơ chế vận hành của tổ chức này .Chỉ xem xét và giải quyết riêng vấn đề bộ máy cồng kềnh không thì chưa đủ ,còn chế độ trách nhiệm là yếu tố rất quan trọng, vì hiện nay nhiều chủ trương chính sách thực hiện không tốt nhưng trách nhiệm không rõ .Vì vậy chúng ta vừa phải giải quyết hệ thống tổ chức bộ máy ,làm sao cho nó bớt chồng chéo ,bớt xa cách với dân , vừa phải tăng cường và xác định rõ ràng chế độ trách nhiệm của mỗi cán bộ,công chức .Về cơ chế vận hành ,hiện nay không phải chỉ có cấp trên quan liêu mà tệ quan liêu ,xa cách dân cũng khá nặng nề ở nhiều cơ sở ,nên phải tiến hành cải cách , đổi mới từ cấp cơ sở trở đi .(6)
II/ THỰC TRẠNG :
Hiện nay trong Đảng, trong đội ngũ cán bộ đương giữ các trọng trách lãnh đạo và quản lý còn có một bộ phận không thực hiện như lời Bác Hồ dạy "Cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư", còn tệ tham nhũng, lợi dụng chức quyền để làm giàu bất chính. Hậu quả là làm giảm niềm tin của nhân dân đối với Đảng, bản chất và sức chiến đấu của Đảng bị tổn thương, nội bộ Đảng mất đoàn kết, nhất là giữa những đảng viên chân chính, trung thực với đảng viên cơ hội, làm giàu bất chính; giữa đảng viên có chức có quyền không trong sạch với những đảng viên thường, đảng viên đã nghỉ hưu. Vì vậy, chống tham nhũng không chỉ là nhiệm vụ vừa thường xuyên, vừa bức xúc còn là việc làm cụ thể, thiết thực để bảo vệ Đảng, bảo vệ sự đoàn kết thống nhất trong Đảng.
Từ khi nước ta thực hiện nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, mở cửa, hội nhập kinh tế quốc tế, cùng với những thành tựu to lớn đã đạt được thì tham nhũng cũng diễn biến phức tạp. Trong đó, tập trung nhiều ở lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản, quản lý sử dụng đất, quản lý doanh nghiệp nhà nước, thu, chi ngân sách nhà nước và sử dụng tài sản công... ở lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản, tình trạng “chạy”, “xin” dự án, gian lận trong đấu thầu, mua bán thầu, chỉ định thầu, mua đi bán lại quyền thi công, khai khống vật tư, thiết bị, khối lượng đào, đắp, dùng vật liệu kém chất lượng, bớt xén vật tư, nguyên liệu so với thiết kế... xảy ra ở nhiều dự án. Theo kết quả điều tra của nhiều đoàn thanh tra thì tỉ lệ thất thoát trong xây dựng cơ bản thường lên tới trên 10%, cá biệt có công trình đến 30 - 40% tổng giá trị công trình. Mỗi năm, Nhà nước đầu tư cho xây dựng cơ bản lên tới hàng trăm nghìn tỉ đồng thì số tiền tham nhũng là bao nhiêu? Trong lĩnh vực quản lý sử dụng đất, tham nhũng xảy ra khi giao, cấp, chuyển đổi mục đích sử dụng, sai thẩm quyền, sai quy hoạch. Đất là tài sản lớn của quốc gia, nhưng ở nhiều địa phương, cơ quan, đơn vị coi đất như “vô chủ”, để những cán bộ có chức, quyền lấn chiếm, cấp không, bán rẻ cho nhau hoặc bán cho người khác với giá thấp để nhận hối lộ... Trong khu vực doanh nghiệp nhà nước, tham nhũng xảy ra khi ký kết các hợp đồng kinh tế, đấu thầu các dự án, mua, bán thiết bị máy, nguyên, vật liệu hoặc trong đánh giá tài sản doanh nghiệp khi cổ phần hoá, khi cán bộ ngân hàng móc nối với các doanh nghiệp cho vay sai nguyên tắc, sai quy trình với những khoản vốn lớn, khi phân phối hạn ngạch xuất khẩu, kiểm tra hàng hoá xuất nhập khẩu, hoàn thuế giá trị gia tăng... Trong khu vực sử dụng ngân sách nhà nước, sử dụng tài sản công, tham nhũng xảy ra khi xây dựng, sửa chữa trụ sở làm việc, mua sắm, sử dụng ô tô, trang thiết bị phục vụ công tác, tổ chức lễ kỷ niệm, hội nghị v.v... Ngoài ra, tham nhũng còn xuất hiện ở cả những lĩnh vực nhạy cảm như thực hiện chính sách xã hội. Đã có không ít vụ, việc cán bộ, công chức nhận hối lộ để làm hồ sơ thương binh giả hoặc chiếm đoạt tiền của chương trình xoá đói, giảm nghèo, tiền cứu trợ, ủng hộ đồng bào bão lụt. Thậm chí, hoạt động của cơ quan bảo vệ luật pháp cũng xuất hiện hối lộ, tống tiền... trong các khâu điều tra, truy tố, xét xử. Tham nhũng đang trở thành vấn đề xã hội bức xúc, giặc nội xâm nguy hiểm cần được loại trừ khỏi xã hội ta.
Ngày xưa vào thời phong kiến ,tệ quan liêu tham nhũng đè nặng trên đầu người dân ,nhưng cũng có những vi vua có lòng thương dân đôi khi cải trang thành dân thường để tìm hiểu dân tình .Chuyện kể rằng vua Lê Thánh Tông rất thích vi hành để được tai nghe mắt thấy mọi chuyện vui , buồn sướng khổ của dân,ngõ hầu điều chỉnh chủ trương ,chính sách làm cho quốc thái dân an .(7)
Ấy là ngày xưa thông tin liên lạc còn kém ,vua phải tự vi hành để tìm hiểu trực tiếp dân tình, để bớt xa cách dân .Nếu cứ võng lọng ,tiền hô hậu ủng thì chẳng bao giờ biết được nổi khổ của dân .Và cũng cái thời phong kiến ấy ,người dân bị điều oan ức có thể gióng trống kêu oan ở sân chầu nhà vua. Trong khi đó thời đại chúng ta hiện nay là thời đại dân chu,û thông tin liên lạc hiện đại ,không cần cải trang vi hành mà vẫn biết được những gì xảy ra khắp đất nước .Thế nhưng cũng vẫn có những người dân bị ức hiếp như ở tỉnh Thái Bình ,như ở tỉnh Kiên Giang một ông nông dân theo đuổi kiện cáo 15 năm để đòi đất bị chiếm ...
Hay xung quanh vụ tham ô của ông Nguyễn văn Toản, nguyên là giám đốc doanh nghiệp nhà nước OSC Việt Nam, tọa lạc tại số 2 đường Lê Lợi thành phố Vũng Tàu .Thời điểm này OSC Việt Nam sở hữu khá nhiều tài sản mà trong đó có một số khách sạn được coi như sang trọng nhất ở Vũng Tàu như :Grand, Thái Bình Dương , Rex ... Trong suốt qúa trình ông Toản làm giám đốc đã xảy ra một số sai phạm về quản lý và chi tiêu mà cụ thể là ký hợp đồng khống ,nâng giá cao hơn giá trị thật để rút tiền chia nhau .Bên cạnh đó ông còn sử dụng danh nghĩa của OSC Việt Nam để mua thẻ hội viên ,loại VIP giá 12.000 USD của sân golt Vũng Tàu Paradise,nhưng thẻ lại mang tên cá nhân ông , mua một chiếc ô tô hiệu Toyota của công ty đông Sài Gòn bỏ túi 131 triệu đồng là 10% trên tổng chiếc xe mà công ty khuyến mãi .Chưa hết sai phạm tiếp sai phạm ông ký hợp đồng vẽ biển quảng cáo giải tennics với gía 55 triệu .Tuy nhiên tấm biển chưa bao giờ xuất hiện vì hợp đồng này thực chất là hợp đồng khống .Đặc biệt hơn nữa những việc làm khó tin nhưng có thật là ông Toản ký 2 bản hợp đồng khống với tiến sỉ M, chủ nhiệm khoa du lịch với tổng số 150 triệu để nâng cao tay nghề cho một số cán, nhưng hoàn toàn đều là hợp đồng khống .Hay theo sổ nhật ký chi tiêu của phòng kế toán trong một tháng mà tiền mua kẹo cao su cho giám đốc nhai chơi là 1 triệu đồng .Nếu tính theo giá thị trường ,một phong kẹo là 2 nghìn thì một triệu mua được 5 trăm phong .Mỗi phong có 5 thanh nên vị chi mỗi ngày giám đốc Tỏan nhai hết ... 83 thanh kẹo cao su .
Thực trạng hiện nay của đơn vị xã,phường tư cách cán bộ và nạn quan liêu sách nhiễu của một số cán bộ chủ chốt,gây không ít sự bất bình trong dân chúng . Ví dụ như quy định của cơ quan giờ làm việc trong ngày bắt đầu từ 7 giờ sáng, nhưng thực sự khi người dân có công việc đến liên hệ thì 8 giờ hoặc có khi gần 9 giờ mà cán bộ tiếp dân vẫn chưa đến cơ quan .Nên khi người dân trình được giấy tờ thì nhiều khi chủ tịch ,phó chủ tịch đã đi vắng gây không ít khó khăn cho họ khi phải sắp xếp thời gian cho lần liên hệ sau vì họ là những người công nhân trực tiếp khai thác tại các vườn cây.Hay vẫn còn đó những nguyên tắt cứng nhắc đáng lý ra phải được thay đổi cho phù hợp theo từng hoàn cảnh nhưng các cán bộ vẫn cố tình làm khó dân .Đó là một chuyện có thật tại địa phương xảy ra vào đêmngày 7/1/2006 có 2 thanh niên đến báo chính quyền xã,kẻ gian vừa lấy trộm xe tẩu thoát ,nhưng trực ban trả lời anh nên về báo với công an thôn .Điều này có đúng không khi mà chính quyền xã có đầy đủ phương tiện liên lạc với các xã lân cận phối hợp truy bắt đối tượng hơn là công an thôn .
Bản thân là Hiệu trưởng của một trường,đóng trên địa bàn xã nên hằng qúy thường có báo cáo cho chính quyền địa phương. Khi nộp báo cáo được bộ phận có trách nhiệm tiếp nhận ký vào sổ công văn đi của nhà trường, nhưng sau đó lại làm thất lạc và cho rằng nhà trường không thực hiện và đòi phát văn bản khiển trách. Thiết nghỉ đây là việc làm hết sức vô trách nhiệm của cán bộ xã chứ đâu phải của nhà trường, và may là cơ quan nên có sổ công văn làm chứng từ để giải trình, chứ nếu là dân thì hậu qủa mà họ phải gánh chịu không thể lường hết được .
Với thực trang trên nguyên nhân của quan liêu ,tham nhũng có nhiều, song chỉ xin nêu một số nguyên nhân chủ yếu sau:
* Một là, ở nước ta mới thực hiện nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, cơ chế quản lý kinh tế - xã hội chưa hoàn thiện, còn không ít sơ hở. Cơ chế “xin - cho” các chương trình, dự án, nguồn vốn đầu tư, vốn tín dụng ưu đãi, vốn ODA... còn tồn tại ở không ít nơi. Cơ chế quản lý đầu tư xây dựng cơ bản, quản lý đất, vốn, tài sản nhà nước, tài sản doanh nghiệp, hoạt động xuất, nhập khẩu chưa chặt chẽ. Chức năng, nhiệm vụ của không ít cơ quan chồng chéo hoặc chưa rõ ràng. Quyền hạn, trách nhiệm của tập thể và cá nhân, nhất là người đứng đầu ở không ít nơi chưa được xác định rõ. Việc thực hiện chế độ, chính sách thiếu công khai, minh bạch. Hoạt động thu, chi tài chính, tuyển dụng, đề bạt, bổ nhiệm cán bộ chưa nghiêm. Việc thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở trong các cơ quan, đơn vị chưa tốt. Nhiều thủ tục hành chính phiền hà chậm được xoá bỏ.
* Hai là, một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức suy thoái về phẩm chất đạo đức, sa ngã trước sự cám dỗ vật chất, lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình để trục lợi hoặc để gia đình, người thân làm trái pháp luật. Nhiều cấp uỷ đảng, chính quyền và người đứng đầu các cơ quan chưa kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng, chống sự suy thoái về đạo đức trong một bộ phận cán bộ, đảng viên thuộc cấp mình quản lý. ở không ít nơi chưa tập trung cao cho công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng. Nhiều tổ chức đảng và đảng viên trong tự phê bình và phê bình nể nang, né tránh nên rất ít nơi tìm ra được tham nhũng, tiêu cực từ trong sinh hoạt chi bộ.
* Ba là, ban cán sự đảng hoặc cấp ủy trong các cơ quan bảo vệ pháp luật (công an, kiểm sát, toà án, thanh tra, kiểm tra, kiểm toán) chưa quan tâm đúng mức đến lãnh đạo hoàn thiện cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, quy chế của đơn vị và ngành mình; chưa tăng cường đúng mức cán bộ có bản lĩnh vững vàng, phẩm chất đạo đức tốt, tinh thần trách nhiệm cao vào các vị trí chủ chốt của đơn vị, ngành. Một số không ít vụ việc tham nhũng được dư luận, báo chí phát hiện chậm được xem xét, kết luận hoặc xử lý không triệt để, chưa tạo được sự đồng tình cao của nhân dân, chưa bảo đảm được sự công minh của pháp luật. Một số cán bộ trong ngành vi phạm về phẩm chất đạo đức, lối sống chưa được xem xét, xử lý kỷ luật nghiêm.
* Bốn là, công tác tuyên truyền, giáo dục về cuộc đấu tranh chống tham nhũng chưa được các cấp ủy chỉ đạo thường xuyên, chưa huy động được sức mạnh của toàn xã hội tố giác các hành vi tham nhũng, chưa tạo được dư luận xã hội phê phán, lên án mạnh mẽ những cán bộ có chức, có quyền tham nhũng. Việc biểu dương người tốt, việc tốt, người có công trong cuộc đấu tranh chống tham nhũng làm chưa tốt.
III/ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ :
A/ Giải pháp :
* Việc đấu tranh ngăn chặn tệ tham nhũng, tiêu cực, lãng phí phải được tiến hành thường xuyên, liên tục.
Thực tế cho thấy, tệ quan liêu ,tham nhũng, lãng phí là hiện tượng xã hội, là mặt trái trong hoạt động của các tổ chức trong hệ thống chính trị, ở nơi nào và vào thời điểm nào, các tổ chức trong hệ thống chính trị, nhất là tổ chức đảng lơi lỏng, chủ quan, không tiến hành các biện pháp đấu tranh chống tiêu cực, sai trái thì nơi đó sẽ xuất hiện tệ quan liêu ,tham nhũng, lãng phí. Bài học "xây" và "chống", phát triển nhân tố mới và loại bỏ điều lỗi thời phải được tiến hành đồng bộ và thường xuyên. Nội dung cụ thể của việc chống tệ quan liêu ,tham nhũng, lãng phí đã được chỉ rõ trong các văn bản pháp luật của Nhà nước, Điều lệ Đảng, Quy định "những điều đảng viên không được làm" của Bộ Chính trị. Tuỳ theo thực tế tình hình, cấp uỷ có thẩm quyền ban hành những quy định cụ thể để điều chỉnh một loại hành vi cụ thể (chẳng hạn, Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Đồng Tháp có Chỉ thị số 01 ngày 16-2-2001 về việc tiếp tục nâng cao phẩm chất, đạo đức, lối sống trong cán bộ, đảng viên theo Nghị quyết Trung ương 6 (lần 2), trong đó chấn chỉnh việc cán bộ, đảng viên tiếp khách ở các nhà hàng, cửa hàng ăn uống).
* Chỉ đạo việc tổ chức tự phê bình và phê bình chặt chẽ, nghiêm túc, thực chất và biết chọn trọng điểm, trọng tâm.
Cấp uỷ cấp trên phải chỉ đạo cấp ủy, tổ chức đảng cấp dưới tiến hành tự phê bình và phê bình nghiêm túc. Tổ chức trong sạch, đảng viên dám nói thẳng, nói đúng thì tự phê và phê bình có chất lượng. ở những nơi có vấn đề nổi cộm, ban thường vụ cấp uỷ phải thảo luận để gợi ý nội dung kiểm điểm và thường trực cấp uỷ hoặc ủy viên ban thường vụ cấp uỷ phụ trách trực tiếp tham dự để tham gia đóng góp ý kiến. Nếu người tự phê bình chưa tự giác nói rõ bản chất khuyết điểm của mình thì tập thể thường trực cấp uỷ phải nêu vấn đề để tập thể xem xét. Vấn đề cốt lõi trong tự phê bình và phê bình là phải phát huy được tính tự giác của các chủ thể tự phê bình và phê bình, xem việc tự phê bình và phê bình là vì đảng bộ trong sạch, vững mạnh, vì sự tiến bộ của mỗi người, là giúp đỡ lẫn nhau trên tình thương yêu đồng chí. Qua tự phê bình và phê bình, các hành vi sai trái phải được phân tích, xử lý nghiêm minh, không bao che, nể nang nhưng có lý, có tình và phải công tâm. Việc xử lý đúng mực sẽ nâng cao ý thức tự giác trong Đảng.
* Lãnh đạo chủ chốt của cấp uỷ và người đứng đầu từng cơ quan phải nêu gương.
Các quy định của Đảng, Nhà nước về chống quan liêu ,tham nhũng, lãng phí có tác dụng răn đe, cảnh báo nên nó cần phải được tổ chức học tập thường xuyên bằng nhiều hình thức khác nhau. Những tấm gương tốt, mẫu mực có sức thuyết phục, cảm hoá dẫn dắt lớn. Thực tế cuộc sống càng khẳng định thêm lời dạy của Bác Hồ: "Một tấm gương sống còn có giá trị hơn một trăm bài diễn văn tuyên truyền"(1). Ở những địa phương, đơn vị mà người đứng đầu thanh liêm, chính trực thì ở đó hiếm có hiện tượng tham nhũng, tiêu cực, lãng phí. Người lãnh đạo mà nói đi đôi với làm, không lãng phí thì cán bộ cấp dưới không dám chi xài phung phí. Do đó, việc chọn người có đức, tài làm cán bộ lãnh đạo, quản lý địa phương, đơn vị là vấn đề có ý nghĩa quyết định về nhiều mặt, trong đó có việc ngăn chặn tệ tham nhũng, tiêu cực, lãng phí.
* Phát huy dân chủ, nghiên cứu và khai thác các kênh thông tin và duy trì chế độ kiểm tra, thanh tra.
Một thực tế đáng lo ngại là phần lớn các đơn vị và cá nhân bị phát hiện có tham nhũng, tiêu cực, lãng phí đều tự đánh giá là trong sạch, vững mạnh và có trường hợp còn được đề nghị khen thưởng cao! ở những đơn vị này, tập thể lãnh đạo, kể cả tập thể chi bộ không còn tính chiến đấu. Do đó, việc phát huy dân chủ và kiểm tra việc thi hành Quy chế dân chủ là rất quan trọng. Các cơ quan lãnh đạo, tham mưu phải hết sức chú ý nghiên cứu, khai thác, phân tích các kênh thông tin, khi nhận được thông tin đáng tin cậy phải làm rõ và đồng thời duy trì chế độ kiểm tra theo đúng quy định.
Tiến hành cuộc đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí phải thường xuyên, liên tục và lâu dài với nhiều biện pháp tổng hợp. Cuộc vận động xây dựng, chỉnh đốn Đảng nếu đ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Tốt nghiệp trung cấp chính trị quan liêu, tham ô, lảng phí.doc