Tiểu luận Đấu tranh phòng chống tội mua bán phụ nữ trên địa bàn thành phố Hà Nội

MỤC LỤC

A. ĐẶT VẤN ĐỀ 1

B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1

I. Tóm tắt những biện pháp phòng ngừa tội phạm mua bán phụ nữ trên địa bàn thành phố Hà Nội 1

1. Biện pháp về kinh tế - xã hội 1

2. Biện pháp về văn hóa – giáo dục 2

3. Biện pháp nâng cao nhận thức và tuyên truyền pháp luật 3

4. Biện pháp nâng cao hiệu quả trong hoạt động quản lí nhà nước về phòng ngừa tội phạm 4

5. Biện pháp nâng cao hiệu quả của các cơ quan thi hành pháp luật 5

6. Các biện pháp khác 6

(*) Biện pháp về phía nạn nhân và gia đình họ: 6

(*) Hoàn thiện các quy định của pháp luật: 7

II. Nhận xét của cá nhân về cách trình bày của tác giả 7

1. Nhận xét: 7

2. Đề xuất một số biện pháp mà tác giả chưa đề cập: 9

III. KẾT THÚC VẤN ĐỀ 11

TÀI LIỆU THAM KHẢO: 12

 

 

doc13 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3866 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Đấu tranh phòng chống tội mua bán phụ nữ trên địa bàn thành phố Hà Nội, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC A. ĐẶT VẤN ĐỀ Phòng ngừa tình hình tội phạm là việc áp dụng một cách tổng thể các biện pháp kinh tế, chính trị, tư tưởng, pháp luật… do các cơ quan, tổ chức và công dân tiến hành dưới sự lãnh đạo của Đảng nhằm xóa bỏ hoặc vô hiệu hóa các nguyên nhân, điều kiện phạm tội, không để cho tội phạm xảy ra; làm giảm tội phạm và tiến tới loại trừ hoàn toàn tình hình tội phạm ra khỏi đời sống xã hội. Trong bài tập cá nhân lần này, em xin tóm tắt những biện pháp phòng ngừa tội phạm được trình bày trong luận văn thạc sĩ luật học của tác giả Đinh Phương Thúy về đề tài: “Đấu tranh phòng chống tội mua bán phụ nữ trên địa bàn thành phố Hà Nội” và qua đó, em cũng xin đưa ra một số nhận xét cá nhân về cách trình bày của tác giả trong luận văn. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ Tóm tắt những biện pháp phòng ngừa tội phạm mua bán phụ nữ trên địa bàn thành phố Hà Nội Biện pháp về kinh tế - xã hội - Thứ nhất, để giảm bớt sự phân hóa giàu nghèo giữa các tầng lớp trong xã hội, thành phố cần có chính sách hỗ trợ người nghèo phát triển sản xuất, cụ thể như sau: Hỗ trợ nhà ở cho người nghèo Hỗ trợ cho người nghèo vay vốn để phát triển sản xuất với điều kiện lãi xuất ưu đãi, hướng dẫn sử dụng vốn một cách có hiệu quả Phổ biến, nhân rộng mô hình các hội, đoàn thể giúp nhau phát triển kinh tế, hướng dẫn nhau cách giữ gìn gia đình hạnh phúc, chăm sóc, giáo dục con cái, cùng nhau phòng chống tội phạm - Thứ hai, cần có chính sách giải quyết việc làm cho người lao động: Cần có chính sách tăng cường ổn định và phát triển kinh tế đề tạo việc làm cho người lao động Có chính sách đào tạo nghề hợp lí Có chính sách hợp lí đối với hoạt động xuất khẩu lao động Phát triển các dịch vụ việc làm Thành phố Hà Nội cần có những biện pháp cụ thể để kiềm chế lạm phát, phòng chống tham nhũng, lãng phí để tạo điều kiện phát triển kinh tế xã hội Thứ ba, thành phố cần có biện pháp để quản lí tốt các ngành nghề, loại hình dịch vụ trên địa bàn. Biện pháp về văn hóa – giáo dục Tuyên truyền lối sống lành mạnh, xây dựng và thực hiện có hiệu quả mô hình gia đình văn hóa, hạnh phúc Tổ chức các hoạt động sinh hoạt văn hóa lành mạnh ở khu dân cư, đặc biệt là những phụ nữ trong chi hội phụ nữ cần chủ động sáng tạo trong việc tổ chức các buổi nói chuyện, giao lưu, tọa đàm, biểu diễn văn nghệ… để từ đó hiểu thêm về hoàn cảnh của nhau và có biện pháp giúp đỡ cho phù hợp. Đối với công tác giáo dục từ phía gia đình: cần phát huy hơn nữa vai trò giáo dục của gia đình; ông bà, cha mẹ phải là tấm gương tốt cho con cái noi theo; bố mẹ cần phải quan tâm hơn nữa đến đời sống tâm sinh lí của con trẻ. Đối với công tác giáo dục từ phía nhà trường: tăng cường sự phối hợp giữa nhà trường với gia đình trong việc quản lí, giáo dục học sinh. Nhà trường cần tổ chức các buổi giáo dục pháp luật, phổ cập kiến thức pháp luật cho các em. Công tác giáo dục cần phải được thực hiện trên diện rộng, tăng cường quan tâm giáo dục đến những đối tượng lang thang, có tiền án, tiền sự… Biện pháp nâng cao nhận thức và tuyên truyền pháp luật Tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật là một mặt trận quan trọng trong công tác đấu tranh phòng ngừa tội phạm mua bán phụ nữ. Nó tạo ra sự chuyển biến về mặt nhận thức, nâng cao ý thức trách nhiệm của các tầng lớp nhân dân trong phòng ngừa và tham gia chống tội phạm. Muốn vậy phải làm tốt một số vấn đề sau: Phát huy hơn nữa hiệu quả của công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật Hoạt động tuyên truyền cần tập trung vào các đại bàn thường xảy ra tội phạm, chú trọng đến các đối tượng có tiền án, tiền sự, các đối tượng lang thang, không có việc làm… Trong công tác tuyên truyền pháp luật cần không ngừng đổi mới nội dung và hình thức tuyên truyền cho phù hợp với từng đối tượng, từng hoàn cảnh để tạo nên sự phong phú, đa dạng, dễ hiểu, dễ làm theo Chính quyền các cấp phải xây dựng, phát triển đội ngũ tuyên truyền viên cả về số lượng và chất lượng. 4. Biện pháp nâng cao hiệu quả trong hoạt động quản lí nhà nước về phòng ngừa tội phạm - Nâng cao hiệu quả công tác quản lí nhà nước về cư trú: Quy định chặt chẽ về việc quản lí đăng kí hộ khẩu, khai báo tạm trú, tạm vắng Tăng cường công tác quản lí cư trú đối với những người dân di cư từ nơi khác đến, hạn chế số người nhập cư bất hợp pháp Mỗi khu dân cư cần lập danh sách quản lí các đối tượng đã có tiền án, tiền sự, lang thang, không có việc làm, có nhân thân xấu… để theo dõi và kịp thời phát hiện hành vi tiêu cực của những đối tượng này Tăng cường số lượng cán bộ làm công tác quản lí nhân khẩu, hộ khẩu trên địa bàn - Tăng cường phòng chống tệ nạn mại dâm gắn liền với công tác quản lí các cơ sở kinh doanh dịch vụ “nhạy cảm”: Có quy định cụ thể về danh mục chỗ làm việc, việc sử dụng lao động, giờ lao động… của các cơ sở kinh doanh Tổ chức kiểm tra thường xuyên để phát hiện và xử lí kịp thời, nghiêm minh những trường hợp vi phạm Cần có những chế tài nghiêm khắc hơn để xử lí các cơ sở vi phạm Cần có quy hoạch nhà hàng karaoke, vũ trường, quán bar, trung tâm mát xa thư giãn, gội đầu tẩm quất… cho phù hợp với nhu cầu phát triển của thủ đô và nhân dân Quản lí chặt chẽ việc cấp hộ chiếu, thị thực cho người ra nước ngoài vì đây là lĩnh vực được các đối tượng phạm tối sử dụng để đưa phụ nữ ra nước ngoài một cách trá hình. Biện pháp nâng cao hiệu quả của các cơ quan thi hành pháp luật Phòng chống tội phạm mua bán phụ nữ là nhiệm vụ của các cấp, các ngành và của toàn xã hội. Nhưng trước tiên, xuất phát từ chức năng, nhiệm vụ của mình, lực lượng công an phải là nòng cốt, xung kích đi đầu trong cuộc đấu trạnh lâu dài, phức tạp này. Cụ thể, các cơ quan thi hành pháp luật cần: - Nâng cao chất lượng tiếp nhận và xử lí thông tin, tin báo về tội phạm: Cần hoàn thiện chế độ tiếp nhận tin báo tội phạm sau đó phải báo cáo thông tin thu được một cách nhanh nhất, đồng thời tiến hành xác minh thông tin; Phải có cơ chế bảo vệ bí mật và sự an toàn cho người tố giác. - Nâng cao hiệu quả của công tác điều tra: Cơ quan công an phải thường xuyên sử dụng các biện pháp cần thiết để nghiên cứu, nắm vững tình hình, diễn biến và địa bàn hoạt động của tội phạm; Xây dựng đội ngũ cán bộ chuyên trách làm công tác điều tra, có lập trường tư tưởng vững vàng, có tinh thần đấu tranh kiên quyết, nắm vững nghiệp vụ và đủ bản lĩnh đấu tranh với tội phạm này. - Nâng cao vai trò của Viện kiểm sát, Tòa án trong hoạt động truy tố, xét xử: Truy tố đúng thời hạn, tránh tình trạng kéo dài vụ án, cử những Kiểm sát viên có năng lực, kinh nghiệm tham gia để đẩy nhanh tiến độ, chất lượng điều tra, truy tố; Tòa án phải đảm bảo sự công minh của pháp luật; giải quyết tốt vấn đề chứng cứ và người làm chứng tại tòa; tổ chức các lớp tập huấn , bồi dưỡng nhiệm vụ cho đội ngũ Kiểm sát viên, thẩm phán và hội thẩm nhân dân; Đề xuất Quốc hội tăng tiền lương, chế độ phụ cấp, trách nhiệm thỏa đáng cho đội ngũ cán bộ để họ yên tâm công tác. Làm tốt công tác giam giữ, cải tạo đối tượng phạm tội. Các biện pháp khác (*) Biện pháp về phía nạn nhân và gia đình họ: - Tái hòa nhập cộng đồng, ổn định cuộc sống cho các nạn nhân bị buôn bán: Trước hết phải tiếp nhận nạn nhân trở về, sau đó ổn định cuộc sống cho họ để họ hòa nhập với cộng đồng. Có các quy định cụ thể để bảo vệ nạn nhân, nhân chứng trước, trong và sau quá trình tố tụng, kể cả nhân thân của họ. Gia đình có trách nhiệm tuyên truyền, giáo dục cho các thành viên về nạn mua bán phụ nữ; động viên, giúp đỡ, có thái độ yêu thương đối với những người thân trở về hòa nhập với gia đình, xã hội. (*) Hoàn thiện các quy định của pháp luật: Cần sớm xây dựng Luật phòng chống buôn bán người nói chung vì Bộ luật hình sự Việt Nam mới chỉ điều chỉnh đối với hành vi mua bán phụ nữ, trẻ em, còn hành vi mua bán đàn ông chưa được luật hóa. Cần xem xét, bổ sung một số tình tiết tăng nặng định khung hình phạt tại khoản 2 Điều 119 Bộ luật hình sự. Quy định rõ trách nhiệm hình sự của những đồng phạm khi họ tham gia vào một khâu trong hoạt động mua bán phụ nữ như: tuyển mộ, vận chuyển, môi giới. Hoàn thiện những quy định của pháp luật tố tụng hình sự. Hoàn thiện các quy đinh về xử lí hành chính, bồi thường dân sự, hôn nhân gia đình liên quan đến hành vi mua bán phụ nữ. Có những quy định thống nhất trong công tác phối hợp liên ngành (lao động tương binh và xã hội, công an, sở giáo dục, sở y tế, sở thương mại…) Xây dựng và ban hành các văn bản pháp luật cho việc hợp tác quốc tế; đẩy mạnh việc kí kết các hiệp định tương trợ tư pháp với các nước để tạo điều kiện cho việc dẫn độ cũng như xử lí tư pháp quốc tế. Nhận xét của cá nhân về cách trình bày của tác giả Nhận xét: Luận văn thạc sĩ luật học của tác giả Đinh Thị Phương Thúy về đề tài: “Đấu tranh phòng chống tội mua bán phụ nữ trên địa bàn thành phố Hà Nội” đã góp phần vào công cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm buôn bán phụ nữ trên địa bàn thành phố Hà Nội nói riêng và trên cả nước nói chung, luận văn đã đưa ra được một số biện pháp ngăn ngừa tội phạm này, đáp ứng được phần nào nhu cầu cấp thiết của xã hội trong giai đoạn hiện nay. Nhìn chung, em hoàn toàn đồng ý với bố cục trình bày của tác giả trong bài cũng như các biện pháp phòng ngừa tội phạm buôn bán phụ nữ trên địa bàn thành phố Hà Nội mà tác giả đã đưa ra, tuy nhiên em xin đưa ra một số đánh giá chủ quan của mình về một số điểm trong luận văn như sau: Luận văn được viết vào năm 2009, khi đó những điều khoản được sửa đổi, bổ sung trong BLHS năm 1999 chưa có hiệu lực thi hành. Do đó, trong phần 6. Các biện pháp khác, phần Hoàn thiện các quy định của pháp luật, tác giả nhận xét rằng BLHS Việt Nam mới chỉ điều chỉnh hành vi mua bán phụ nữ và trẻ em, còn hành vi mua bán đàn ông chưa được luật hóa. Cho đến thời điểm hiện tại, khi mà BLHS năm 1999 được sửa đổi, bổ sung ngày 19/6/2009 đã có hiệu lực thi hành thì nhận xét đó là không còn phù hợp nữa. Điều 119 BLHS đã được sửa đổi, bổ sung, quy định về “Tội mua bán người” nói chung chứ không chỉ là mua bán phụ nữ hay trẻ em. Do đó, xét đến thời điểm hiện tại thì biện pháp này là không cần thiết nữa, tuy nhiên nếu xét theo thời điểm mà tác giả viết luận văn này thì giải pháp này là hoàn toàn phù hợp với đòi hỏi cấp thiết của công cuộc đấu tranh phòng ngừa tội phạm. Cũng trong phần 6. Các biện pháp khác: Biện pháp về phía nạn nhân và gia đình họ, theo em thì việc tác giả đưa ra biện pháp này là không cần thiết và không phù hợp với nội dung của phần mà tác giả đang trình bày. Bởi lẽ, trong phần này tác giả đang trình bày về các biện pháp phòng ngừa tội phạm mua bán phụ nữ trên địa bàn thành phố Hà Nội, tức là việc phòng ngừa phải được tiến hành trước khi tội phạm xảy ra chứ không phải là đến lúc tội phạm xảy ra rồi, nạn nhân đã trở về rồi thì mới giúp họ hòa nhập với cộng đồng… rồi coi đó như là một biện pháp phòng ngừa tội phạm ! Trong các biện pháp mà tác giả đưa ra, nhóm các biện pháp phòng ngừa về văn hóa – xã hội, giáo dục, tuyên truyền mới chỉ chú trọng đến phía những người có nguy cơ trở thành nạn nhân của tội mua bán phụ nữ mà chưa đưa ra được biện pháp phòng ngừa về phía nhóm người có nguy cơ cao trở thành chủ thể mua bán phụ nữ, đây là nhóm người tham lam lại lười lao động nên cần đưa ra các biện pháp phù hợp để ngăn ngừa họ phạm tội. Phần trình bày của tác giả về các biện pháp phòng ngừa tội phạm có bố cục rõ ràng, hợp lí, dễ hiểu, tuy nhiên tác giả nên đưa ra một số ví dụ cụ thể đã có trên thực tế để người đọc có thể nhận thấy rõ tác dụng của các biện pháp đó được phát huy trên thực tế như thế nào, hiệu quả của nó ra sao, các biện pháp đó còn có gì hạn chế khi áp dụng vào thực tế để từ đó đưa ra những giải pháp hỗ trợ, khắc phục cho phù hợp. Ngoài ra, tác giả mới chỉ đưa ra được tầm quan trọng của từng biện pháp phòng ngừa riêng lẻ mà vẫn chưa đưa ra được tầm quan trọng của các biện pháp trong phòng ngừa tội phạm nói chung. Theo em đây là điều cần thiết cần được đề cập đến khi nghiên cứu về biện pháp phòng ngừa tội phạm trong một luận văn thạc sĩ luật học. Đề xuất một số biện pháp mà tác giả chưa đề cập: Trong nhóm các giải pháp về kinh tế - xã hội, văn hóa – giáo dục, tuyên truyền… tác giả cần đưa ra các biện pháp tạo việc làm, giáo dục ý thức… cho nhóm người có nguy cơ trở thành tội phạm của tội mua bán phụ nữ để họ không có cơ hội phạm tội, không chỉ cần chú trọng đến nhóm người có tiền án, tiền sự… mà còn cần chú ý đến cả những đối tượng chưa có tiền án, tiền sự nhưng lười lao động và tham lam… Trong nhóm giải pháp từ phía xã hội, Đảng và Chính phủ nên phát động những phong trào rộng khắp Hà Nội và cả nước về đấu tranh phòng chống tội mua bán phụ nữ hoặc có thể xây dựng những bộ phim, kịch… về vấn đề này để kiến thức về phòng chống tội phạm buôn bán phụ nữ được phổ cập dễ dàng và sâu rộng đến mọi người dân, đặc biệt là những người có thể là nạn nhân của tội phạm này. Trong số các nạn nhân của tội buôn bán phụ nữ trên địa bàn Hà Nội, có những cô gái từ các vùng quê khác, do hoàn cảnh khó khăn nên phải lên Hà Nội kiếm sống, từ đó trở thành nạn nhân của tội phạm này. Do đó, các biện pháp về kinh tế - xã hội không nên chỉ áp dụng trên địa bàn thành phố Hà Nội mà còn phải thực hiện áp dụng ở những địa phương khác, đặc biệt chú trọng đến những nhóm đối tượng có nguy cơ cao. Công an thành phố Hà Nội cần tăng cường phối hợp hoạt động và trao đổi thông tin với công an các địa phương khác trên cả nước, đặc biệt là các địa phương là vùng biên giới, hải đảo; tăng cường phối hợp với cơ quan công an nước ngoài, đặc biệt là những nước láng giềng với Việt Nam để nhằm phát hiện kịp thời và giúp đỡ các nạn nhân được an toàn trở về, tránh được sự trả thù của bọn tội phạm. Lực lượng công an tích cực phối hợp với bộ đội biên phòng và hải quân để tăng cường kiểm tra, giám sát vùng biên giới héo lánh, các vùng biển đảo xa xôi… nơi mà tội phạm thường lợi dụng để đưa các nạn nhân từ Hà Nội đến để chờ vượt biên trái phép. KẾT THÚC VẤN ĐỀ Trên đây là phần tóm tắt những biện pháp phòng ngừa tội phạm trong luận văn thạc sĩ luật học của tác giả Đinh Thị Phương Thúy về đề tài: “Đấu tranh phòng chống tội mua bán phụ nữ trên địa bàn thành phố Hà Nội”, người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Tất Viễn, Hà Nội, 2009, qua bài tập lần này, em cũng đưa ra một số nhận xét của cá nhân về phần trình bày về các biện pháp phòng ngừa tội phạm buôn bán phụ nữ trên địa bàn thành phố Hà Nội của tác giả, ngoài ra em cũng xin đưa ra một số giải pháp khác mà tác giả chưa đề cập đến. Do vốn kiến thức cũng như kĩ năng còn hạn chế nên trong bài viết không thể tránh khỏi những sai sót, em mong thầy cô góp ý để sự phân tích, nhận xét của em được đầy đủ và sâu sắc hơn. Em xin chân thành cảm ơn ! TÀI LIỆU THAM KHẢO: Đấu tranh phòng chống tội mua bán phụ nữ trên địa bàn thành phố Hà Nội: Luận văn thạc sĩ luật học/ Đinh Thị Phương Thúy; người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Tất Viễn – Hà Nội, 2009 Trường đại học Luật Hà Nội, Giáo trình tội phạm học, NXB. CAND, Hà Nội, 2009 Đại học Huế, Trung tâm đào tạo từ xa, Giáo trình tội phạm học, NXB. CAND, Hà Nội, 2008 Nguyễn Ngọc Hòa, “Phòng ngừa tội phạm trong tội phạm học”, Tạp chí luật học, số 6/2007, trang 25-32 Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999, sửa đổi bổ sung ngày 19/6/2009.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docĐấu tranh phòng chống tội phạm mua bán phụ nữ trên địa bàn thành phố Hà Nội.doc
Tài liệu liên quan