Tiểu luận Đầu tư mạo hiểm tại Việt Nam

Quỹ Mekong Enterprise Fund đã đầu tư vào Lạc Việt trong tháng 10 năm 2003. Doanh thu của Lạc Việt đã tăng 143% trong suốt thời gian Quỹ Mekong Enterprise đầu tư vào công ty.

- Lạc Việt là một trong số các công ty chuyên về công nghệ thông tin hàng đầu tại Việt Nam, cung cấp nhiều sản phẩm và dịch vụ đa dạng về phần cứng cũng như phần mềm, đáp ứng nhu cầu của khách hàng cho một giải pháp trọn gói. Lạc Việt đã xây dựng một số phần mềm ứng dụng hoàn chỉnh, một số trong số đó là các sản phẩm hàng đầu trong thị trường ở Việt Nam. Sức mạnh của Lạc Việt thể hiện qua cam kết của công ty không ngừng hoàn thiện quy trình và hệ thống quản lý và sự tiên phong của công ty trong việc nhận dạng và đáp ứng các yêu cầu của khách hàng. Lạc Việt cũng là công ty độc nhất ở Việt Nam tính đến thời điểm này có nhiều thành viên trong đội ngũ quản lý là cổ đông của công ty

 

doc32 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2493 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Đầu tư mạo hiểm tại Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iện nay, Prudential được xem là quỹ đầu tư lớn nhất với quy mô quỹ vào khoảng 500 triệu USD. Tuy nhiên, 65% vốn của quỹ này dành để đầu tư vào trái phiếu Chính phủ, chỉ có khoảng 35% còn lại tương đương với khoảng 175 triệu USD là dành đầu tư vào tài sản vốn và thị trường chứng khoán. Ø Vietnam Enterprise Investment Fund (VEIL) : VEIL là quỹ đầu tư nước ngoài duy nhất có thời gian hoạt động lâu nhất tại Việt Nam. Quỹ được thành lập vào tháng 7-1995 với tổng số vốn huy động ban đầu là 35 triệu USD, và trong hơn 10 năm hoạt động đó VEIL đã vượt qua khủng hoảng kinh tế khu vực và nâng số vốn huy động lên đến hơn 109 triệu USD. Hiện nay, VEIL là quỹ đứng thứ hai tại Việt Nam về mặt quy mô vốn huy động nhưng lại đứng đầu về lượng vốn hóa thị trường. Nguồn vốn đầu tư của VEIL được huy động từ các nhà đầu tư có tổ chức nước ngoài chủ yếu từ Anh, Mỹ và Canada. Bên cạnh đó, VEIL có một phần vay từ tổ chức tài chính quốc tế IFC trực thuộc Ngân hàng Thế giới WorldBank. VEIL là quỹ đóng và được niêm yết trên thị trường chứng khoán (TTCK) NCB ở Ailen. Quỹ VEIL được thành lập bởi Công ty quản lý quỹ Dragon Capital với mục tiêu đầu tư vào các công ty tư nhân, doanh nghiệp nhà nước đang cổ phần hóa, công ty cổ phần niêm yết hoặc chưa niêm yết và các công ty có vốn đầu tư nước ngoài mà nguồn doanh thu chủ yếu từ Việt Nam. VEIL ưu tiên đầu tư vào 5 ngành chính là tài chính ngân hàng, cơ sở hạ tầng, bưu chính - viễn thông, du lịch, khai thác khoáng sản và hàng tiêu dùng. VEIL tập trung đầu tư vào doanh nghiệp có quy mô vốn từ 2 - 3 triệu USD trở lên và đặc biệt không đầu tư vào các công ty được quản lý bởi gia đình. Trong năm 2005, VEIL được xem là quỹ có kết quả hoạt động tốt nhất tại Việt Nam khi giá trị tài sản ròng trên một cổ phiếu quỹ tăng 37,1% so với các năm trước và giá của một đơn vị quỹ VEIL được giao dịch cao hơn gần 11% giá trị tài sản ròng. Ø Vietnam Growth Fund (VGF) : Quỹ VGF cũng được quản lý bởi Dragon Capital và thành lập vào tháng 10-2004 với số vốn huy động ban đầu là 60 triệu USD. Cũng như VEIL, VGF là quỹ đóng và được niêm yết ở TTCK NCB ở Ailen. VGF có tốc độ tăng vốn khá nhanh so với VEIL, chỉ sau hơn một năm hoạt động quy mô vốn của quỹ đã tăng 66,7% đạt 100 triệu USD. Mục tiêu đầu tư của VGF là nhằm vào những công ty có tốc độ tăng trưởng nhanh và thuộc những ngành đầu tư như VEIL. VGF đặc biệt không đầu tư vào thị trường bất động sản. Giá trị tài sản ròng trên một cổ phiếu quỹ và giá giao dịch của VGF vào cuối năm 2006 tăng 15% và 17,6% so với năm trước. Ø Vietnam Dragon Fund (VDF) : Dragon Capital cho biết mới vừa thành lập Quỹ VDF vào đầu năm 2006 với số vốn đầu tư ban đầu là 35 triệu USD. Quỹ VDF được huy động vốn bởi các nhà đầu tư Nhật Bản. Đây cũng là một quỹ đóng và được niêm yết ở TTCK NCB. Mục tiêu đầu tư của VDF tương tự như VEIL là ưu tiên đầu tư vào 5 ngành chính là tài chính - ngân hàng, cơ sở hạ tầng, bưu chính - viễn thông, du lịch, khai thác khoáng sản và hàng tiêu dùng. Trong 9 tháng đầu năm 2006, VDF đã thực hiện 30 khoảng đầu tư vào các công ty niêm yết và không niêm yết hoạt động chủ yếu ở Việt Nam. Tổng giá trị tài sản ròng tính đến cuối tháng 9-2006 đạt hơn 169 triệu USD tăng gần 22,5% so với tháng 12-2005. Ø Vietnam Opportunity Fund (VOF): VOF của Vinacapital bắt đầu hoạt động tại Việt Nam từ tháng 9-2003, đến tháng 9-2006 có quy mô tổng vốn huy động 171 triệu USD được tập trung đầu tư vào những ngành có tốc độ tăng trưởng nhanh như dịch vụ tài chính, hàng tiêu dùng, bán lẻ, bất động sản, du lịch, cơ sở hạ tầng và ngành công nghệ. Mới hoạt động hơn 3 năm, VOF đã đạt kết quả đầu tư tốt và tốc độ tăng vốn nhanh. Giá trị chứng chỉ quỹ luôn được giao dịch cao hơn giá trị tài sản ròng trên một cổ phiếu quỹ khoảng 20 – 25% và thậm chí đạt đến đỉnh điểm 44,6%. Giá trị tài sản ròng trên một cổ phiếu quỹ vào đầu năm 2006 đạt 1,6 USD, tăng 39,1% so với cùng kỳ năm trước. Quy mô vốn của VOF vào cuối năm 2005 nhỏ hơn VEIL, nhưng gần đây VOF đã huy động thêm được hơn 76 triệu USD từ nhà đầu tư Millenium Parnerts của Mỹ và vươn lên đứng đầu về vốn đầu tư tại Việt Nam. Ø PXP Vietnam Fund : Thành lập sau VOF chừng 3 tháng, PXP Việt Nam chỉ tập trung đầu tư vào những công ty đã niêm yết hoặc chuẩn bị niêm yết tại TTCK Việt Nam. Quỹ PXP đầu tư dài hạn vào những công ty Việt Nam hoặc có vốn đầu tư nước ngoài nhưng lượng vốn hóa ở mỗi công ty phải đạt tối thiểu 5 triệu USD hay có chỉ số giá trên thu nhập (P/E) của công ty đó phải tương đương với P/E thị trường. Nhờ vào sự tăng trưởng mạnh của TTCK Việt Nam nên PXP đã cải thiện nhanh kết quả đầu tư, sau 2 năm hoạt động giá trị tài sản ròng trên một đơn vị quỹ đạt 3,2 USD, tăng 33,3% so với năm trước. Với việc đầu tư vào Công ty Dược phẩm Imexpharm, trong cùng thời gian này PXP đã nâng tổng số công ty đã đầu tư lên 23 đơn vị và đạt 93% tổng lượng vốn huy động. Tất cả 10 công ty chiếm tỷ lệ cao nhất trong tổng tài sản ròng của PXP là những doanh nghiệp đã niêm yết trên TTCK và có kết quả kinh doanh tốt trong năm vừa qua. Ngoài việc thành lập quỹ mới VEEF vào cuối tháng 11-2005, PXP tăng quy mô quỹ từ 25,8 triệu USD lên khoảng 40 triệu vào quý 2-2006 bằng cách phát hành thêm hơn 2 triệu cổ phiếu. Ø Vietnam Emerging Equity Fund (VEEF) : Bên cạnh PXP Việt Nam, PXP Asset Management đã mở thêm quỹ đầu tư mới Vietnam Emerging Equity Fund (VEEF) vào thị trường Việt Nam với quỹ mô vốn khoảng 15,9 triệu USD từ tháng 11-2005 và được niêm yết tại TTCK Ai-len (NCB). VEEF cũng tập trung đầu tư vào những công ty niêm yết hoặc chuẩn bị niêm yết trên TTCK Việt Nam. Đến giữa quý 3-2006, VEEF đầu tư vào 28 công ty Việt Nam, giá trị tài sản ròng đạt 52,5 USD, tăng 36% so với lúc mới thành lập. Ø Mekong Enterprise Fund (MEF) : Trong số 7 quỹ tư nhân và quỹ không niêm yết của nước ngoài đầu tư tại Việt Nam, MEF ra đời từ tháng 4-2002 với quy mô vốn 18,5 triệu USD và do Công ty Mekong Capital quản lý. Đối tượng đầu tư của MEF là những công ty gia đình vừa và nhỏ, có kết quả kinh doanh tốt, đặc biệt năng động trong kinh doanh và có khuynh hướng niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán. MEF không quan tâm đến những công ty có quy mô lớn và thường cung cấp dịch vụ hỗ trợ sau đầu tư để giúp các công ty đó cải thiện hoạt động quản lý doanh nghiệp và có thể phát triển vượt bậc trong tương lai. Với tốc độ đầu tư khoảng 3 - 4 công ty mỗi năm, đến nay MEF đã đầu tư 10 doanh nghiệp với tổng vốn khoảng 13 – 14 triệu USD. MEF đã đầu tư gần hết lượng vốn huy động, vì vậy Mekong Capital mở thêm quỹ mới vào năm 2006 với quy mô vốn khoảng 40 triệu USD và cùng chiến lược đầu tư như MEF. Ø IDG Ventures Vietnam (IDG) : IDG Ventures Vietnam (IDGVV) là quỹ đầu tư mạo hiểm đầu tiên của Mỹ tập trung vào lĩnh vực công nghệ cao được thành lập vào tháng 3-2004. Quỹ này ưu tiên đầu tiên vào các doanh nghiệp trẻ kinh doanh các ngành công nghệ cao tại Việt Nam. Với quy mô 100 triệu USD, IDGVV đầu tư vào những doanh nghiệp có tiềm năng phát triển cao thuộc các ngành công nghệ thông tin, viễn thông, internet, truyền thông và công nghệ sinh học. Đến nay, IDGVV đã đầu tư 5 triệu USD vào 4 doanh nghiệp PeaceSoft, Isphere, VinaGame và VietnamWorks.com. Trong thời gian 7 năm (2003-2010), IDG dự kiến dành khoảng 100 triệu USD đầu tư CNTT tại Việt Nam, riêng đầu tư mạo hiểm chiếm tới 80 triệu USD. Cho đến nay, IDG có 16 dự án đầu tư vào các công ty của Việt Nam với tổng số vốn trên 25 triệu USD. Theo kế hoạch, từ nay tới cuối năm, IDG sẽ đầu tư vào hai công ty nữa với số vốn từ 10 đến 12 triệu USD. Theo IDG Ventures, yếu tố chính để họ quyết định đầu tư vào các công ty được lựa chọn là yếu tố con người, lãnh đạo. Trung bình 1 tháng IDG nhận được hơn 100 dự án mời gọi đầu tư của các công ty Việt Nam. Lĩnh vực mà IDG quan tâm nhất vẫn là công nghệ cao và media. 2. Một số chứng cứ thực nghiệm: ¶ IDG Ventures Vietnam (IDG) : Ø Ngay khi mới thành lập, Quỹ IDGVV đã chọn đầu tư đầu tiên vào hai công ty Việt Nam là Công ty Giải pháp Phần mềm Hoà Bình (Peacesoft) và Công ty phần mềm iSphere, đều là các DN trẻ của Hà Nội. - Lý do chọn Peacesoft và ISphere là : + PeaceSoft có một cổng thông tin đa dạng với website www.chodientu.com à PeaceSoft sẽ là công ty hàng đầu về phát triển thị trường thương mại điện tử tại VN. + Còn ISphere là công ty có nhiều kinh nghiệm trong việc phát triển các ứng dụng DN và ứng dụng trên nền tảng website. - Hình thức đầu tư: + Đối với PeaceSoft, nguồn vốn đầu tư của IDG sẽ được sử dụng để tiếp tục phát triển các dòng sản phẩm truyền thống của công ty, mở rộng thị trường, và phát triển một dự án về Thương mại điện tử có tên gọi CHỢĐIỆNTỬ.COM. + Số tiền đầu tư sẽ được tính theo hình thức góp vốn mua cổ phiếu. Sau 3-5 năm (thời gian dự kiến hoàn vốn), cổ phiếu sẽ được rao bán trên thị trường chứng khoán (IPO). + Ông Nguyễn Bảo Hoàng, Tổng giám đốc IDG Ventures sẽ tham gia điều hành trong Ban Giám đốc của công ty cả hai này à những kinh nghiệm của ông Hoàng sẽ giúp PeaceSoft và Isphere giải quyết nhiều bài toán khó về nhân sự, phương pháp tiếp cận và phát triển thị trường… theo phương pháp tiên tiến và chuyên nghiệp. + Tiền đầu tư của IDG sẽ được sử dụng để tiếp tục xây dựng cơ sở hạ tầng, xây dựng thương hiệu, nghiên cứu và phát triển các lĩnh vực kinh doanh mới, các dịch vụ và sản phẩm, đồng thời hỗ trợ và mở rộng thị trường của iSphere ở VN và Hàn Quốc. Ø Tháng 12-2006, IDG Ventures Viet Nam đầu tư vào Công ty Dream Viet của một doanh nhân trẻ nguyễn Minh Hiếu. IDG đánh giá trang web www.AHA.vn là “cổng thông tin điện tử hàng đầu cung cấp thông tin trực tuyến và so sánh giá cả các sản phẩm tiêu dùng cho người tiêu dùng Việt Nam”. - Lý do chọn đầu tư vào Công ty Dream Viet : + Dream Viet sẽ giải quyết một lĩnh vực còn chưa được chú trọng trong thương mại điện tử tại Việt Nam như: thông tin mua sắm hàng tiêu dùng trực tuyến và so sánh giá trực tuyến. Với tỉ lệ tăng trưởng tiêu dùng hằng năm tại khu vực thành thị lên đến 25%, người tiêu dùng Việt Nam rất cần có thông tin mới nhất và chính xác nhất về những mặt hàng điện tử mới xuất hiện trên thị trường. + AHA.vn đưa ra dịch vụ so sánh giá về sản phẩm từ nhiều nhà cung cấp khác nhau, qua đó tạo ra sự thay đổi cần thiết đối với thị trường tiêu dùng truyền thống tại Việt Nam vốn rất thiếu thông tin rõ ràng giữa người mua và người bán. + Cổng thông tin này còn giúp cho người tiêu dùng có thêm kiến thức  tham khảo trước khi mua sản phẩm, cũng như giúp ích các nhà cung cấp hàng hóa có được khả năng tiếp cận người tiêu dùng rộng rãi hơn nhiều so với các công cụ truyền thông truyền thống.  + Sự ra đời của AHA còn giúp cho người tiêu dùng thay đổi thói quen mua sắm và khảo sát thông tin truyền thống và chuyển sang một hình thức mua sắm và khảo sát thông tin hiện đại và tiện ích của thời đại công nghệ mới. + Nguồn thu của trang web www.AHA.vn là từ các thao tác truy cập (click) của người mua hàng tới website của nhà bán lẻ theo hình thức Pay-per-click, tương tự như dịch vụ quảng cáo AdSense của Google. Hiện trung bình có trên 5.000 người (IP)/ngày, mỗi tháng có khoảng 200.000 lượt người truy cập AHA. + Theo bình chọn của mạng AHA thuộc top 20 website thương mại được người tiêu dùng ưa thích nhất Việt Nam. Ø Ngày 7/11/2007, Công ty cổ phần Tài Việt (Vietstock), đã công bố tiếp nhận khoản đầu tư từ Quỹ IDG Ventures Vietnam. - Lý do chọn đầu tư vào Công ty cổ phần Tài Việt (Vietstock): + Trang web www.vietstock.com.vn của công ty Vietstock chuyên cung cấp các thông tin về tài chính và doanh nghiệp, các bản báo cáo hàng năm, phân tích thị trường và các thông tin chứng khoán, tin kinh tế vĩ mô, vi mô phục vụ cho đầu tư chứng khoán. Ngoài ra, trang web còn có chuyên mục đào tạo, kiến thức chứng khoán, trao đổi các kinh nghiệm đầu tư chứng khoán và văn bản pháp luật về chứng khoán. + Bên cạnh đó, với việc trở thành nhà cung cấp chính thức phần mềm phần tích MetaStock và dữ liệu thị trường chứng khoán Việt Nam của hãng Equis trong thời gian qua, Vietstock đã khẳng định được tên tuổi trong giới các nhà đầu tư nói riêng và thị trường chứng khoán Việt Nam nói chung. + Trang web www.vietstock.com.vn hiện đang xếp hạng 68 trong số 100 trang web có số lượng người truy cập nhiều nhất tại Việt Nam.  - Ngoài đầu tư tài chính, IDG Ventures sẽ hỗ trợ Vietstock trong công tác quản trị doanh nghiệp, hoạch định chiến lược phát triển, kỹ thuật công nghệ thông tin. Ø Ngày 12 tháng 03 năm 2008, Quỹ Đầu tư IDG Ventures Việt Nam chính thức công bố đầu tư vào Công ty Cổ Phần Sản Phẩm Việt – SPV đơn vị chủ quản của Website www.vietnamb2b.com - Lý do chọn đầu tư vào Công ty cổ phần Sản Phẩm Việt – SPV: + www.vietnamb2b.com là sàn thương mại điện tử B2B với mục tiêu hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam trong việc giao thương trong và ngoài nước. Chỉ sau hơn một năm chính thức hoạt động, www.vietnamb2b.com đã có hơn 20.000 doanh nghiệp tham gia làm thành viên. Trong số đó, có hơn 60% doanh nghiệp từ Việt Nam, và số còn lại đến từ hơn 60 nước trên thế giới. Cũng trong thời gian này, www.vietnamb2b.com đã mang lại hơn 40.000 cơ hội giao thương cho các thành viên. + Đặc biệt, SPV có một đội ngũ nhân viên hỗ trợ khách hàng và quan hệ quốc tế, chuyên tìm kiếm các thông tin mua hàng và những nhà nhập khẩu tiềm năng trên thế giới nhằm phục vụ cho các doanh nghiệp thành viên, giúp các doanh nghiệp mở rộng thị trường kinh doanh. Với việc tham gia vào sàn thương mại điện tử này, các doanh nghiệp sẽ gia tăng cơ hội kinh doanh trong thời kỳ hội nhập thế giới hiện nay. - Một đối tác quan trọng khác của SPV là Tổ chức Doanh nghiệp Châu Á Thái Bình Dương (Asia Company Profile-ACP), tổ chức chuyên xác minh và xác nhận tính pháp lý và hoạt động của các doanh nghiệp trên toàn cầu khi giao dịch qua hình thức thương mại điện tử www.vietnamb2b.com là đối tác duy nhất của ACP tại Việt Nam. ACP cũng là đối tác của những website về B2B lớn trên thế giới như www.alibaba.com, www.ec21.com. - Đầu tư vào SPV, Quỹ IDG Ventures Việt Nam tin tưởng sẽ cùng công ty đem lại cho các doanh nghiệp Việt Nam một chọn lựa tốt để thúc đẩy hiệu quả kinh doanh của họ không những ở thị trường trong nước mà cả trên thị trường quốc tế thông qua sàn Thương mại điện tử B2B www.vietnamb2b.com của SPV. ¶ Mekong Capital : Ø Quỹ Mekong Enterprise Fund đã đầu tư vào Lạc Việt trong tháng 10 năm 2003. Doanh thu của Lạc Việt đã tăng 143% trong suốt thời gian Quỹ Mekong Enterprise đầu tư vào công ty. - Lạc Việt là một trong số các công ty chuyên về công nghệ thông tin hàng đầu tại Việt Nam, cung cấp nhiều sản phẩm và dịch vụ đa dạng về phần cứng cũng như phần mềm, đáp ứng nhu cầu của khách hàng cho một giải pháp trọn gói. Lạc Việt đã xây dựng một số phần mềm ứng dụng hoàn chỉnh, một số trong số đó là các sản phẩm hàng đầu trong thị trường ở Việt Nam. Sức mạnh của Lạc Việt thể hiện qua cam kết của công ty không ngừng hoàn thiện quy trình và hệ thống quản lý và sự tiên phong của công ty trong việc nhận dạng và đáp ứng các yêu cầu của khách hàng. Lạc Việt cũng là công ty độc nhất ở Việt Nam tính đến thời điểm này có nhiều thành viên trong đội ngũ quản lý là cổ đông của công ty. Doanh thu năm 2007 của Lạc Việt là 9,7 triệu đô Mỹ, tăng 18% so với năm 2006. Cho đến cuối năm 2005, Lạc Việt đã có khoảng 300 nhân viên ở 3 văn phòng tại TP Hồ Chí Minh, Hà Nội và Đà Nẵng. Ø Quỹ Mekong Enterprise Fund II đã đầu tư vào Công ty cổ phần Hàng Gia dụng Quốc tế ICP : - ICP là một trong những doanh nghiệp phát triển nhanh nhất trong ngành hàng tiêu dùng tiêu thụ nhanh tại Việt Nam với một số nhãn hiệu đã có chỗ đứng trên thị trường như Vegy, OCleen, X-Men, Dr.Men, X-men for boss, Hatrick, Teen-X, L’Ovité, Q-girl, X-series. Có được thành công này là do cam kết lâu dài của công ty trong việc đem đến cho người tiêu dùng những sản phẩm chất lượng quốc tế và đầu tư dài hạn cho hoạt động xây dựng thương hiệu. Doanh thu của ICP trong năm 2007 là 20 triệu đô-la Mỹ, tăng 60% so với năm 2006. - Việc đầu tư này không chỉ phản ảnh thành công của ICP mà còn giúp cho công ty có thêm nguồn lực để tiếp tục giữ vững vị trí dẫn đầu trên thị trường và đeo đuổi các kế hoạch giúp tăng trưởng bền vững. Ø Tháng 06/2007 Quỹ Mekong Enterprise Fund II đầu tư 4,5 triệu USD vào Công ty Cổ phần Thế giới Di động - Lý do chọn đầu tư vào Công ty Cổ phần Thế giới Di động : + Thế giới Di động có một hình thức kinh doanh rất ấn tượng và đã thành công trong việc lôi cuốn các khách hàng đến các siêu thị của mình, chỉ cần ghé thăm bất cứ một siêu thị nào trong hệ thống của Thế giới Di động là có thể thấy trung bình lượng khách hàng vào đông hơn các cửa tiệm khác. + Ban lãnh đạo của Thế giới Di động đã rất thành công trong việc xây dựng một hệ thống quản lý tinh vi hỗ trợ cho khả năng phát triển quy mô nhanh chóng, từ đó dẫn đến những mốc phát triển ấn tượng. Chỉ sau hơn 2 năm hoạt động, Công ty Thế giới Di động đã trở thành hệ thống siêu thị điện thoại di động có số lượng bán lẻ lớn nhất Việt Nam với 20% thị phần hàng chính hãng tại Tp.HCM. + Thành lập vào năm 2004 bởi một đội ngũ doanh nhân trẻ nhưng Thế giới Di động đã nhanh chóng trở thành một hệ thống siêu thị điện thoại di động hàng đầu và phát triển nhanh nhất tại Việt Nam. Hiện công ty này đang sở hữu 8 siêu thị điện thoại di động, một siêu thị laptop và một trung tâm bảo hành tại TP.HCM. Trang web www.thegioididong.com của công ty là một trang web hàng đầu về thương mại điện tử, theo đánh giá của Alexa có thứ hạng 12 ở Việt Nam với khoảng 500.000 lượt truy cập mỗi ngày. Trung bình mỗi tháng công ty này bán khoảng 20.000 chiếc máy ĐTDĐ (chiếm 20% thị phần hàng chính hãng tại Việt Nam) với doanh thu bình quân 55-60 tỷ đồng/tháng. - Hình thức đầu tư : + MEF II chủ động và tích cực giúp đỡ Thế giới Di động trong việc tuyển dụng nhân sự cho những vị trí chủ chốt nhằm phục vụ cho kế hoạch phát triển mạnh mẽ của công ty. + Bên cạnh đó giúp công ty hoàn thiện hệ thống tài chính kế toán cũng như các phương pháp quản trị doanh nghiệp và kiểm soát nội bộ tiên tiến. Việc này nhằm giúp công ty trở nên hấp dẫn hơn đối với các nhà đầu tư bên ngoài khi công ty tiến hành IPO và niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Ø Mekong Enterprise Fund II đã đầu tư 4 triệu đô-la Mỹ vào công ty cổ phần Thông minh MK vào tháng 12 năm 2007: - Công ty cổ phần Thông minh MK là nhà sản xuất và cung cấp các dịch vụ đi kèm cho ngành thẻ (thẻ ngân hàng, thẻ hội viên, SIM điện thoại, thẻ cào, thẻ nhận dạng…) và các dịch vụ in ấn văn phòng khác cho thị trường viễn thông, tài chính, nhận dạng và hội viên. Công ty đặt trụ sở chính và Trung Tâm nghiên cứu và phát triển giải pháp tại Hà Nội, nhà máy tại khu công nghiệp Quang Minh, tỉnh Vĩnh Phúc và có văn phòng tại TP. Hồ Chí Minh. - Với đội ngũ quản lý giàu kinh nghiệm trong ngành và có nhiều trải nghiệm quốc tế, công ty cổ phần Thông minh MK đã đạt được những thành quả đáng tự hào từ khi thành lập, xác định được chỗ đững vững chắc trên thị trường và hiện đang đứng trước nhiều cơ hội phát triển tại thị trường trong nước và khu vực. - Máy móc hiện đại và qui trình sản xuất trên qui mô lớn khép kín từ in thẻ, gắn bộ vi xử lý, cá thể hóa tới đóng gói đem lại cho MK lợi thế cạnh tranh về giải pháp an toàn và thẻ chất lượng cao, không chỉ giới hạn ở những sản phẩm thẻ từ, thẻ tiếp xúc với đầu đọc, thẻ không tiếp xúc với đầu đọc, thẻ kết hợp, thẻ chip. 3. Những trở lực và thực trạng đầu tư mạo hiểm tại Việt Nam: Với những thông tin về quỹ đầu tư mạo hiểm, rõ ràng đây là một hình thức đầu tư hứa hẹn sẽ có tác động tích cực vào ngành công nghiệp phần mềm nước ta. Nhưng trên thực tế, việc triển khai quỹ mạo hiểm ở nước ta không phải là đơn giản và dễ dàng. Việc thiếu một thị trường chứng khoán đúng nghĩa đã gây khó khăn rất lớn cho các nhà đầu tư mạo hiểm muốn đổ tiền vào các công ty thông qua vấn đề niêm yết công ty. Thị trường chứng khoán Việt Nam chỉ mới nổi lên và vẫn còn nhỏ bé nên gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là trong thời kỳ khủng hoảng tài chính hiện nay. Các nhà đầu tư sẽ gặp khó khăn trong việc thu hồi vốn nhanh trên thị trường chứng khoán. Vấn đề tiếp theo là sự thiếu hụt đầu tư chất lượng doanh nghiệp ở Việt Nam. Nhiều doanh nghiệp đã tiếp cận được với các quỹ đầu tư mạo hiểm nhưng lại không đáp ứng được các tiêu chuẩn của quỹ. Đó cũng là lý do để một quỹ đầu tư mạo hiểm đã phải rút khỏi Việt Nam vào năm 1998. Ví dụ quỹ IDG, đến thời điểm này, nói là mạo hiểm, nhưng IDG vẫn rất thận trọng trong việc chọn đối tác đầu tư mạo hiểm! - Sự thận trọng đến từ các nhà đầu tư mạo hiểm một phần đến từ sự chưa sẵn sàng của môi trường pháp lý. Nghị định 99 của Chính phủ ban hành quy chế Khu công nghệ cao cũng chỉ mới đề cập chung về định nghĩa và chức năng của Quỹ đầu tư mạo hiểm mà thiếu những quy định về cấu trúc pháp lý cũng như các ưu đãi cho các nhà đầu tư khi thiết lập quỹ mạo hiểm tại Việt Nam dẫn đến trường hợp của IDG phải lựa chọn hình thức quỹ nước ngoài đầu tư vào Việt Nam thay vì một quỹ được thiết lập ngay tại Việt Nam. - Các nhà đầu tư nước ngoài chỉ được phép góp vốn, mua cổ phần trong các doanh nghiệp Việt Nam với tỷ lệ không quá 30% vốn điều lệ doanh nghiệp Việt Nam. Trong khi đối tượng tiếp nhận đầu tư mạo hiểm lại cần vốn lớn. Sự khống chế đó cũng không cho phép nhà đầu tư được can thiệp vào các quyết định chiến lược phát triển kinh doanh vốn là một điểm yếu của các doanh nghiệp Việt Nam, nhất là doanh nghiệp khởi sự. - Ngành công nghệ phần mềm nước ta sẽ có cơ hội phát triển mạnh mẽ hơn khi có sự trợ giúp từ các quỹ đầu tư mạo hiểm. Tuy nhiên, sự sẵn sàng tiếp nhận loại hình đầu tư này ở Việt Nam chưa cao từ góc độ doanh nghiệp lẫn môi trường pháp lý. Số lượng DN Việt Nam đủ điều kiện tiếp cận các quỹ nói trên còn quá ít, nhiều công ty công nghệ thông tin tại Việt Nam quá nhỏ đối với những nhà đầu tư vốn cổ phần tư nhân , trừ những nhà đầu tư mạo hiểm như IDG Ventures có thể sẵn sàng đầu tư vào công ty nhỏ. Hầu hết các công ty công nghệ thông tin hạn chế ở điểm chưa đầu tư để thu hút và phát triển đội ngũ quản lý giỏi. Trong khi nhân tố quan trọng nhất mà các quỹ thường xem xét khi xét chọn đầu tư là sự cam kết, năng lực và động lực của những cổ đông chính và đội ngũ quản lý cao cấp. - Khi chuẩn bị đầu tư vào các doanh nghiệp, quỹ đầu tư mạo hiểm sẽ phải tìm hiểu rất kỹ về doanh nghiệp ấy từ những nguồn lực, con người, công nghệ tới tài chính hiện tại, khả năng phát triển, những rủi ro có thể xảy ra… Nguyên lý của đầu tư mạo hiểm là chấp nhận rủi ro cao để thu lại khoản lợi nhuận lớn. Tuy nhiên, điều dễ nhận thấy tại Việt Nam là các quỹ đầu tư mạo hiểm chỉ chấp nhận rủi ro rất thấp. Hầu hết những cuộc đầu tư của họ hướng tới các doanh nghiệp đã có những thành công nhất định trên thương trường, có uy tín và có lượng khách hàng lớn. Tất nhiên, với thị trường mới như Việt Nam thì nhiều công ty trong Top nhưng vẫn còn rất hạn chế về nhiều mặt. Hơn nữa, môi trường đầu tư tại Việt Nam cũng chưa làm an tâm các nhà đầu tư mạo hiểm. CHƯƠNG III: ĐẦU TƯ MẠO HIỂM TẠI VIỆT NAM SAU CUỘC KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH 2008 VÀ TRONG TÌNH HÌNH HIỆN NAY 1. Tình hình hoạt động của các quỹ đầu tư mạo hiểm: Các tác động chung của cuộc khủng hoảng tài chính còn nhiều yếu tố chưa dự báo trước được, nhưng một tác động rõ nhất là sự tăng trưởng chậm lại của nhiều thị trường, trong đó có các thị trường của các công ty được đầu tư trong lĩnh vực đầu tư mạo hiểm. Vì vậy, việc giảm đầu tư của các quỹ đầu tư ở Trung Quốc và một số nước khác là điều dễ hiểu, vì các thị trường này đã phát triển một thời gian dài và tương đối bão hòa, nên tác động của "cầu" giảm là khá rõ rệt. - Ở Mỹ, đầu tư mạo hiểm quý 1/2009 giảm 61% xuống thấp nhất trong 12 năm. Đầu tư mạo hiểm trong các ngành đồng loạt giảm ba tháng đầu năm 2009, tổng số tiền dành cho đầu tư mạo hiểm chỉ là 3 tỷ USD. Cùng kỳ năm 2008, số tiền đầu tư lên tới 7,74 tỷ USD. - Bên cạnh Mỹ, đầu tư ở Trung Quốc cũng bị thu hẹp. Sau cuộc khủng hoảng tài chính 2008, nhiều quỹ đầu tư mạo hiểm về công nghệ đã rút vốn khỏi thị trường Trung Quốc. Trước cuộc khủng hoảng mang tính chất toàn cầu này, việc đầu tư mạo hiểm Việt Nam vẫn không bị thu hẹp. Nguyên nhân của sự việc này là do ở Việt Nam hiện nay hơn nửa các công ty được quỹ đầu tư mạo hiểm đầu tư đang ở trong thời kỳ xây dựng sản phẩm và thị trường, chưa phải là thời kỳ hiện thực hóa lợi nhuận, nên tác động của khủng hoảng tài chính là không nhiều, chủ yếu nằm ở ba khía cạnh là: chi phí đầu vào cao hơn, thị trường có thể bị giảm trong ngắn hạn, việc quản lý tài chính cần tốt hơn vì việc tiếp cận các nguồn tài chính ngắn hạn cho kinh doanh trong thời kỳ này sẽ không dễ như thời gian trước. Như vậy, đầu tư mạo hiểm trong lĩnh vực công nghệ thông tin sẽ đi vào chiều sâu trong thời kỳ này. Ngoài sứ mệnh tài chính thì nhiệm vụ giúp đỡ các công ty được đầu tư trong việc quản lý tốt nguồn vốn và chi phí sẽ là những ưu tiên trong thời kỳ này của việc đầu tư mạo hiểm trong lĩnh vực công nghệ thông tin. Quỹ đầu tư IDG : Khác với nhiều nước, thị trường của các công ty được đầu tư (phần nhiều trong lĩnh vực công nghệ, internet, viễn thông, truyền thông) tại Việt Nam vẫn còn rất lớn và chưa đến

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTCDN - Đầu tư mạo hiểm.doc
Tài liệu liên quan