Mục lục
Phần I: Những lý luận cơ bản về năng suất lao động
1. Khái niệm năng suất lao động và tăng năng suất lao động
2. Phân loại năng suất
3. phản ánh mặt lượng của năng suất lao động sử dụng các chỉ tiêu
4. phân tích sự biến động của nslđ
5. các vấn đề cần giải quyết va phương pháp giải quyết các vấn đê ảnh hưởng biến động của nslđ.
Phần II: Phân tích thực trạng về năng suất lao động tại công ty thương mại và dịch vụ ô tô châu âu
1. Quá trình hình thành, phát triển và một số đặc điểm chủ yếu của công ty ảnh hưởng tới năng suất lao động tại Công ty
2. Phân tích năng suất lao động tại Công ty thương mại và dịch vụ ô tô châu âu
3. nhận xét
ưu điểm
những tồn tại
Phần III: Một số giải pháp nâng cao năng suất lao động tại công ty
1. Tăng cường đầu tư mua sắm các máy móc thiết bị mới có công nghệ hiện đại, năng suất cao thay thế các loại máy móc thiết bị lạc hậu.
2. Tuyển chọn công nhân cần căn cứ vào kế hoạch sản xuất kinh doanh
3. Xác định rõ chức năng của từng phòng ban cũng như kết cấu công nhân viên cho phù hợp hơn.
4. Công tác tạo động lực và khuyến khích lao động.
5. Kỷ luật lao động
6. Đào tạo và phát triển
Kết luận
42 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 6090 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Để phân tích sự biến động của năng suất lao động cần giải quyết những vấn đề gì?, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ần-NVA
Doanh thu –DT
Lợi nhuận-M
Cá chỉ tiêu chi phí có thể là:
Tổng số lao động trong doanh nghiệp
Tổng số ngày người làm việc
Tổng số công nhân sản xuất
Theo phương pháp chọn giá gốc so sánh
Năng suất lao động thuận: biểu hiện bằng cách lấy chỉ tiêu kết quả chia cho chi phí
Năng suất lao động nghịch: biểu hiện bằng chỉ tiêu chi phí chia cho chỉ tiêu kết quả.
Hai chỉ tiêu này đều biểu hiện năng suất lao động nhưng có ý nghĩa khác nhau nên có tác dụng phân tích khác nhau . năng suất lao động thuận nói lên : cứ một đơn vị lao động hao phí trong kỳ tạo ra một đơn vị kết quả cần bao nhiêu chi phí cho lao động trong kỳ
Theo ý nghĩa của chỉ tiêu : chia NSLĐ thành 3 loại
Năng suất lao động trung bình
Năng suất lao động cận biên
Năng suất lao động ca biệt
Ngoài ra còn có một số cách phân loại năng suất lao động khác nữa dựa trên nhiều quan điểm và tiêu thức phân loại khác nhau
Mối quan hệ của năng suất lao động với các phạm trù khác.
- Mối quan hệ giữa năng suất lao động và việc làm:
Việt Nam đã đạt được những kết quả quan trọng trong giải quyết việc làm cũng như cải thiện đáng kể năng suất lao động. Tuy nhiên vẫn còn những hạn chế mà chúng ta cần khắc phục để lao động và năng suất lao động không trở thành điểm “nghẽn” của tăng trưởng. Lao động và năng suất lao động có vai trò to lớn do tạo ra thu nhập và sức mua có khả năng thanh toán, làm tăng tiêu thụ ở trong nước – động lực của tăng trưởng kinh tế, là “cứu cánh” của tăng trưởng kinh tế trước những bất ổn ở bên ngoài.
.
Kết quả tích cực
Kết quả rõ nhất là số lượng lao động đang làm việc trong nền kinh tế trong 20 năm qua ở nước ta đã tăng bình quân khoảng 965.000 người/năm, suy ra số người được giải quyết công ăn việc làm hàng năm là khá lớn (cao gấp rưỡi số trên để còn thay thế cho số người hết tuổi lao động hoặc các nguyên nhân khác).
Nhờ việc giải quyết việc làm tích cực, cộng với tốc độ tăng dân số giảm, nên tỷ lệ thất nghiệp đã giảmnhanh trong thời kỳ 1989- 1996 (từ khoảng 13% xuống dưới 6%); sau đó tăng lên do cuộc khủng hoảng 1997- 1998 ở khu vực tác động (trên 6%); từ năm 2003 đã giảm xuống dưới 6% và từ 2006 đã giảm xuống dưới 5%.
Một kết quả tích cực khác là cơ cấu lao động theo ngành đã có sự chuyển dịch theo hướng tích cực. Tỷ trọng lao động nhóm ngành nông, lâm nghiệp- thuỷ sản đã giảm (từ 73% năm 1990 xuống còn 71,3% năm 1995; khoảng 51,9% năm 2009 và năm 2010 khả năng còn dưới 51% gần đạt mục tiêu đề ra).
Tỷ trọng lao động nhóm ngành công nghiệp- xây dựng tăng liên tục (từ 11,2% năm 1990 lên 11,4%, lên khoảng 13,1% năm 2000, lên 18,2% năm 2005, lên 21,5% năm 2009). Tỷ trọng lao động nhóm ngành dịch vụ tăng liên tục và nhanh nhất (từ 15,8% năm 1990, lên 17,4% năm 1995, lên khoảng 21,8% năm 2000, lên 24,7% năm 2005 và lên 26,6% năm 2010).
Xuất khẩu lao động đã đạt kết quả tích cực: Hàng năm đã có khoảng 75.000 lao động đi làm việc ở nước ngoài, đưa tổng số lao động Việt Nam làm việc ở nước ngoài hiện đạt khoảng trên 400.000 người, ở khoảng 40 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới. Theo tính toán ban đầu, tổng số tiền của số lao động làm việc ở nước ngoài gửi về nước đạt khoảng 1,7- 1,8 tỷ USD.
- Năng suất lao động trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh
Trong bối cảnh nền kinh tê thị trường cạnh tranh và toàn câu hóa các doanh nghiệp đều phải đối mặt với rủi ro sự thâm hụt, hoặc tình hình trạng lãi lỗ thất thường cho dù các doanh nghiệp luôn có kế hoạch mục tiêu và các kế hoạch cụ thể. Một tổ chức hoạt động với năng suất cao có thể có nhiều khả năng thu hồi vốn đầu tư hơn. Những tổ chức như vậy cũng có sức đề kháng cao hơn với mọi trạng thái của nền kinh tế. mặt khác một tổ chức hoạt động với năng suất thấp cũng có thể đạt được thặng dư tương đối do các điều kiện cạnh tranh khác trong kinh doanh mang lại, nhưng bên cạnh đó rất dễ bị tổn thương và lâm vào tình trạng khủng hoảng trong một số điều kiện nhất đinh.
Trong hoạt động sản xuất kinh doanh, cạnh tranh là dành ưu thế mở rộng thị phần, bán được nhiều hàng hóa dịch vụ hơn và thu được lợi nhuận nhiều hơn. Cạnh tranh luôn được nhìn nhận trong trạng thái với sự nhìn nhận trong trạng thái động và sự ràng buộc của các mối quan hệ tương đối. trong xu thế hội nhập và tự do thương mại hóa, cạnh tranh diễn ra đồng thời ở các cấp độ từ doanh nghiệp tới cả nền kinh tế quốc dân. Cạnh tranh được quan tâm trước hết ở cấp doanh nghiệp thể hiện trên hàng hóa dịch vụ. ở tầm quốc gia cạnh tranh chủ yếu được tích tụ từ sức cạnh tranh của các doanh nghiệp kết hợp với một số yếu tố khác như chiến lược, chính sách và những vấn đề quản lí vĩ mô. Với các doanh nghiệp vấn đề cạnh tranh thường liên quan đến cơ sở hạn tầng, công nghệ, lao động, vốn thị trường, quản lí. Mức độ ưu thế của từng yếu tố và ưu thế tích hợp của các yếu tố ấy là cơ sở để có thể tạo ra sức cạnh tranh cao hay thấp. các chỉ tiêu được quan tâm xem xét là: năng suất, công nghệ, hiệu quả sản xuất và tiêu thụ hàng hóa dịch vụ, hàm lượng công nghệ, giá trị thương hiệu, giá, hệ thống phân phối, sự ổn định các nguồn cung ứng đầu vào. Như vậy, năng suất một trong những yếu tố quan trọng tác động tới cức cạnh tranh của doanh nghiệp trong việc tạo ra những hàng hóa và dịch vụ chất lượng cao với gía thành rể đảm bảo sự tăng trưởng và lợi nhuận.
- Năng suất với hiệu quả kinh tế.
Hai mươi năm Đổi mới tuy chưa phải là dài đối với một nền kinh tế nhưng nó là cả một chặng đường phấn đấu. Toàn bộ hệ thống kinh tế đã và đang chuyển mình, gặt hái được những thành công to lớn, có những thay đổi cả về chất và lượng. Tất nhiên đó là kết quả trực tiếp của nhận thức đúng đắn và bước đi khoa học trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Là một vũ khí trên thương trường hiện nay, nhận thức về năng suất và chất lượng đã có sự tiến bộ rõ rệt.
Giờ đây, năng suất không còn là sản xuất nhiều hơn khi sử dụng những nguồn lực như nhau hay sản xuất cùng sản phẩm nhưng sử dụng ít nguồn lực hơn mà điều thiết yếu là sản xuất ra đúng sản phẩm với giá cả cạnh tranh để luôn luôn đảm bảo sự thỏa mãn khách hàng ở mức cao nhất. Về chất lượng, không chỉ dừng lại ở chất lượng sản phẩm, ở kiểm tra chất lượng, chất lượng hiện nay được hiểu ở quy mô rộng hơn là chất lượng quá trình, chất lượng toàn diện. Vì vậy để nâng cao sức cạnh tranh thì gia tăng và cải tiến năng suất- chất lượng là 1 yếu tố tiên quyết.
- năng suất lao động và tiền lương.
Kết quả khảo sát về tiền lương, năng suất lao động tại 500 doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế mới đây của Bộ LĐ-TBXH cho thấy mức lương bình quân cao nhất đối với các vị trí quản lý tại các doanh nghiệp (DN) có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) là 12 triệu đồng/tháng; lương bình quân của lao động có chuyên môn, nghiệp vụ: 2,2 triệu đồng/tháng và lao động trực tiếp: 1,3 triệu đồng/tháng.Mức lương thấp nhất là các DN nhà nước, trong đó mức lương bình quân của cán bộ quản lý là 3 triệu đồng/tháng; có chuyên môn nghiệp vụ: 1,4 triệu đồng/tháng và trực tiếp sản xuất: 1,1 triệu đồng/tháng. Kết quả khảo sát, điều tra cũng cho thấy mức độ tăng lương ở các DN không tương xứng với tốc độ tăng năng suất lao động và lợi nhuận.Ở khu vực FDI, tốc độ tăng lợi nhuận năm 2004 tăng hơn năm 2003 là 41% và năng suất lao động tăng trên 18% nhưng tiền lương chỉ tăng 13%. Bất hợp lý nhất là khu vực DN nhà nước, năng suất tăng 10%, lợi nhuận tăng 54% nhưng tiền lương tăng chưa đầy 3%.
3. Phản ánh mặt lượng của năng suất lao động sử dụng các chỉ tiêu
3.1 Mức bán trung bình của 1 nhân viên
W = MT
Trong đó: M: mức hàng hóa tiêu thụ trong kỳ
T: số lao động bình quân trong kỳ
Nếu mẫu số chỉ bao gồm số lao động trực tiếp, chỉ tiêu tính được là NSLĐ của bộ phận lao động trực tiếp. nếu mẫu số là số lao động nói chung( gồm lao động trực tiếp và lao động gián tiếp) thì chỉ tiêu tính được là NSLĐ nói chung:
W’= MT'
Trong đó: W’ : NSLĐ của bộ phận lao động trực tiếp
T’ : số lao động trực tiếp
3.2 Lượng lao động hao phí trong 1 đơn vị mức tiêu thụ
t = TM
Trong đó : t: lượng lao động hao phí bình quân cho 1 đơn vị mức tiêu thụ hàng hóa
M: mức hàng hóa tiêu thụ trong kỳ
T: số lao động bình quân trong kỳ
Đây là chỉ tiêu nghịch đảo của NSLĐ, t càng nhỏ chứng tỏ lượng lao động hao phí cho một đơn vị mức tiêu thụ càng ít, có nghĩa là NSLĐ càng nâng cao, ngược lại thì NSLĐ càng giảm
4. Phân tích sự biến động của NSLĐ
Ta có: IW= W1W0=M1T1M0T0
Sự biến động của NSLĐ chịu ảnh hưởng của đồng thời rất nhiều nhân tố như giá cả, kết cấu mức tiêu thụ, kết cấu số nhân viên. Vì vậy để phản ánh chính xác sự biến động của NSLĐ chúng ta cần loại trừ ảnh hưởng của các nhân tố trên
Loại trừ ảnh hưởng của giá cả bằng cách tính mức tiêu thụ ở kỳ nghiên cứu theo giá kỳ gốc
IWss = W1ssW0=M1ssT1M0T0=M1T1M0T0×1IP
Loại trừ ảnh hưởng của kết cấu mức tiêu thụ bằng cách tính chỉ số NSLĐ theo CT:
IW= iw .T1T1
Loại trừ ảnh hưởng của kết cấu số nhân viên
W0=W.TT=W.TT
Vì vậy, sự biến động của NSLĐ chịu ảnh hưởng của 2 nguyên nhân:
bản thân NSLĐ
kết cấu số nhân viên
IW=W1W0=W1W01×W01W0
(b) (c)
(a): chỉ số NSLĐ bình quân. Phản ánh sự thay đổi NSLĐ bình quân chung của tổng thể nghiên cứu
(b) : chỉ số NSLĐ bình quân cố định kết cấu số lao động. phản ánh sự biến động của NSLĐ bình quân do thay đổi của bản thân NSLĐ của từng đơn vị trong tổng thể
(c) : chỉ số NSLĐ bình quân ảnh hưởng sự thay đổi kết cấu số lượng lao động, phản ánh do kết cấu số lượng lao động của từng đơn vị trong tổng thể thay đổi làm cho NSLĐ bình quân chung của tổng thể thay đổi
Trong đó:
W1=W1.T1T1
W0=W0.T0T0
W01=W0.T1T1
Phân tích bằng số tuyệt đối:
W1-W0=W1-W01+W01-W0
Ảnh hưởng đến tổng mức tiêu thụ :
W1-W0T1= W1-W01T1+(W01-W0)T1
5. Những vấn đề ảnh hưởng đến năng suất lao động.
Có những cách phân loại khác nhau về các yếu tố tác động tới năng suất lao động. Các nhân tố ảnh hưởng tới năng suất lao động có thể được chia thành ba nhóm sau: các yếu tố gắn liền với con người và quản lý con người; các yếu tố gắn liền với phát triển và sử dụng các tư liệu sản xuất; các yếu tố gắn liền với điều kiện thiên nhiên.
Chúng ta phải thừa nhận rằng, máy móc hiện đại là yếu tố mạnh mẽ nhất làm tăng năng suất lao động. Sự phát triển của lực lượng sản xuất xã hội thường bắt đầu từ sự thay đổi và phát triển của công cụ sản xuất, lấy máy móc thay thế cho lao động thủ công, lấy máy móc hiện đại thay thế cho các náy móc cũ.
Cùng với quá trình phát triển và sử dụng các tư liệu sản xuất, trình độ sáng chế và sử dụng các đối tượng lao động ngày một được nâng cao, các nguyên vật liệu mới với các tính năng đa dạng, tiện lợi và hữu ích hơn ngày một xuất hiện nhiều thay thế cho các nguyên vật liệu cũ đã kéo theo sự gia tăng năng suất lao động xã hội ngày một cao, khoảng cách giữa năng suất lao động trước kia và ngày nay càng một xa hơn.
Con người và quản lý con người tác động rất lớn đến năng suất lao động. Để đạt năng suất tối đa cần tạo ra môi trường tốt nhất cho phối hợp giữa quản lý, lao động và yếu tố công nghệ. Mối quan hệ đó bản thân nó là kết quả của năng suất. Xây dựng tốt mối quan hệ giữa người quản lý và người lao động, hình thành tinh thần quản lý mới trong đó luôn tôn trọng và khuyến khích tính tự chủ, sáng tạo của lực lượng lao động tao ra sức mạnh tổng hợp phát huy hiệu quả của các yếu tố sản suất, đặc biệt là con người.
Cũng như quản lý, lao động là nhân tố đầu tiên và quan trọng nhất tác động tới năng suất lao động. Năng suất của mỗi quốc gia, ngành và doanh nghiệp phụ thuộc vào trình độ văn hóa, chuyên môn, tay nghề, kỹ năng và năng lực của đội ngũ lao động. Nêú không có sự phối hợp phát triển tốt nguồn nhân lực thì các yếu tố vốn, công nghệ khó có thể phát huy tác dụng.
Trong một doanh nghiệp, khi xét đến các nhân tố tác động tới năng suất lao động thì người ta thường đề cập đến các nhân tố như:
+ Biến động về mức và tốc độ năng suất lao động qua một số năm.
+ Kết cấu công nhân viên ảnh hưởng tới năng suất lao động của doanh nghiệp như thế nào.
+ Khả năng giảm lượng lao động của sản phẩm để tăng năng suất lao động được thực hiện như thế nào (bao gồm khả năng giảm lượng lao động năm thực hiện so với kế hoạch và khả năng giảm lượng lao động hao phí cho một triệu đồng giá trị sản lượng).
+ Khả năng sử dụng hợp lý thời gian lao động công nhân để tăng năng suất lao động (bao gồm việc sử dụng quỹ thời gian lao động ngày, tháng và năm).
+ Phân tích quan hệ giữa tốc độ tăng năng suất lao động và tăng tiền lương bình quân qua một số năm.
Ngoài ra, người ta có thể dùng một số nhân tố khác để phân tích về năng suất lao động của doanh nghiệp. Việc phân tích những nhân tố nào là tùy thuộc vào điều kiện cụ thể của từng doanh nghiệp và tùy thuộc vào mục đích nghiên cứu.
Các yếu tố gắn liền với điều kiện thiên nhiên ảnh hưởng không nhỏ tới năng suất lao động. Sự ảnh hưởng của yếu tố này tới năng suất lao động là một khách quan. Điều kiện thiên nhiên của mỗi quốc gia khác nhau rất khác nhau và tác động đến năng suất lao động cũng không giống nhau. Điều kiện đó tạo ra những thuận lợi và khó khăn riêng và con người cần phát huy lợi thế và hạn chế sự ảnh hưởng không có lợi của tự nhiên. Điều kiện khí hậu nóng lạnh khác nhau đã tạo ra những sản phẩm khác nhau với giá trị không giống nhau. Nếu như đất đai ảnh hưởng đến nông nghiệp rất lớn, tạo ra năng suất và chủng loại cây trồng khác nhau thì sự giàu có về tài nguyên khoáng sản và địa hình thuận lợi đã tạo điều kiện rất tốt cho công nghiệp khai khoáng với giá thành rẻ hơn và năng suất khai thác cao hơn.
Con người đã khai thác những nguồn năng tiềm tàng của tự nhiên để phục vụ cho cuộc sống với hiệu quả khai thác và sử dụng ngày càng cao. Và việc hạn chế những tác hại của tự nhiên cũng đã được tiến hành từ khi xuất hiện loài người. Tuy nhiên, con người vẫn chưa ngăn ngừa hoàn toàn được sự tác hại của tự nhiên đối với sản xuất, cũng như chưa thể khai thác hết tiềm năng của tự nhiên. Vì vậy, sự tác động của tự nhiên tới năng suất lao động vẫn tồn tại một cách khách quan.
Phần II: Phân tích thực trạng về năng suất lao động tại công ty thương mại và dịch vụ ô tô châu âu
1. Quá trình hình thành, phát triển và một số đặc điểm chủ yếu của công ty ảnh hưởng tới năng suất lao động tại Công ty
a. Quá trình hình thành và phát triển:
Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ ôtô Châu Âu ( EMC ) là Công ty chuyên sửa chữa và bảo dưỡng nhãn hiệu xe BMW và các nhãn hiệu xe cao cấp khác.
Địa chỉ : phòng 301 nhà B2, Tôn Thất Tùng, phường Trung Tự, quận Đống Đa, Hà Nội. Công ty có xưởng sửa chữa tại 963 Tam Trinh, Hoàng Mai, Hà Nội.
Công ty thương mại và dịch vụ ô tô thành lập theo quyết định số 218/ TCCB- LĐ ngày 29/03/2004 của hội đồng quản trị tổng công ty công nghiệp ô tô Việt Nam
b. Một số đặc điểm của công ty ảnh hưởng đến năng suất lao động:
Xưởng sửa chữa EMC có hệ thống trang thiết bị chẩn đoán, tra cứu phụ tùng hiện đại theo đúng tiêu chuẩn của hãng. Xưởng sửa chữa, bảo dưỡng ôtô EMC được đầu tư hệ thống trang thiết bị hiên đại, liên tục được nâng cấp theo đúng tiêu chuẩn của hãng. Với sản phẩm dịch vụ và đội ngũ chuyên viên kỹ thuật, thợ lành nghề đã từng được đào tạo và làm việc tại hãng BMW. Đội ngũ chuyên viên và công nhân của EMC đều đã từng được đào tạo và làm việc tại Trung tâm BMW-Minh Khai trước đây. Xưởng cung cấp các dịch vụ :
· Kiểm tra tình trạng kỹ thuật của xe ôtô.
· Bảo dưỡng định kỳ.
· Tư vấn, sửa chữa tại chỗ và cứu hộ 24h/24h qua đường dây nóng: 0912379731-0988458269-0912593639.
· Sửa chữa nhỏ, trung, đại tu.
· Sơn vỏ xe với chất lượng như mới.
· Thay thế vật tư, phụ tùng mới 100% và đạt tiêu chuẩn của hãng.
Đặc điểm hoạt động: công ty hoạt động dựa trên chiến lược của tổng công ty. Tổng công ty với tư cách là công ty mẹ quản lý trực tiếp công ty. Định kỳ tháng, quý, năm công ty phải báo cáo tình hình sản xuất, kinh doanh của công ty để trình cấp trên. Cuối mỗi niên độ kế toán, công ty phỉa lập báo cáo quyết toán và chuyển toàn bộ kết quả kinh doanh tài chính lên tổng công ty. Tuy vậy công ty được độc lập về kinh doanh, doanh số cũng như là nghĩa vụ trả lương cho công nhân viên.
*Đặc điểm về quy trinh kinh doanh: các hoạt động của công ty:
- Căn cứ vào đơn đặt hàng của khách hàng, tiến hành yêu cầu báo giá. Trên cơ sở lựa chọn các chỉ tiêu về giá, chất lượng sản phẩm, thời gian cấp hàng và điều kiện thanh toán để lựa chọn nhà cung cấp tốt nhất.
- Tiến hành lập hợp đồng trên cơ sở các báo giá được lựa chọn.
- Thực hiện hợp đồng kinh tế, báo cho bên mua tiến độ giao hàng, điều kiện thanh toán để bên mua thực hiện đúng thời hạn thanh toán.
- Tiến hành giao nhận hàng. Thực hiện nghĩa vụ giao nhận hàng theo yêu cầu.
- Thực hiện dịch vụ sau bán, kiểm tra chất lượng sản phẩm bằng cách thường xuyên liên lạc với khách hàng. Nếu phát hiện hư hỏng thì phải báo cho cơ sở sản xuất, nếu là lỗi của khách hàng thì phải hướng dẫn cụ thể để chất lượng hàng hóa tốt hơn.
Để thực hiện việc tăng năng suất, công ty đã không ngừng đầu tư vào cơ sở vật chất, tăng vốn cố định bằng việc thuê thêm mặt bằng trưng bày sản phẩm, xây dựng hệ thống bán hàng hợp lý. Công ty còn đặc biệt chú trọng đến công tác tuyển chọn và đào tạo đội ngũ lao động chất lượng có trình độ, thường xuyên tập huấn, luyện tập khả năng giao tiếp, bán hàng cho từng nhân viên. Công ty còn tạo lập trang Web riêng cho mình, tại đây khách hàng có thể tìm hiểu hoạt động bán hàng, các chương trình giảm giá khuyến mại của công ty…
Năng suất lao động là nhân tố đảm bảo cho sản xuất phát triển nà đời sống con người được nâng cao. Nhờ tăng năng suất lao động mà khối lượng sản phẩm vật chất và dịch vụ cho xã hội, doanh thu và lợi nhuận tăng. Tăng năng suất lao động là yếu tố quyết định nâng cáo năng lực cạnh tranh quốc gia, góp phần mở rộng quan hệ và hợp tác quốc tế, thúc đẩy hội nhập… Vì vậy phân tích việc làm thế nào để tăng năng suất lao động là một công việc cần thiết của doanh nghiệp
2. Phân tích năng suất lao động tại Công ty thương mại và dịch vụ ô tô châu âu
Theo bảng báo cáo của công ty thương mại và dịch vụ châu âu:
Các chỉ tiêu
Đơn vị tính
Năm 2009
Năm2010
Chênh lệch năm 2009 với năm 2010
+
-
%
1.Tổng doanh thu
Trđ
2400
2900
+500
120,8
Doanh thu chi nhánh 1
Trđ
1564
1825
+216
116,7
Doanh thu chi nhánh 2
Trđ
660
800
+140
121,2
Doanh thu chi nhánh 3
Trđ
176
275
+99
156,25
2.Lao động bình quân
Người
70
68
-2
97,14
Chi nhánh 1
Người
24
23
-1
95,8
Chi nhánh 2
Người
20
18
-2
90
Chi nhánh 3
Người
26
27
+1
103.8
3.Tổng quỹ lương
Trđ
470
492,8
+26,8
105,7
4. Năng suất lao động bình quân
Trđ
34,3
42,6
+7,2
120,7
5, Tiền lương bình quân
Trđ
6,7
7,2
+0,4
105,9
Tiền lương tháng
Trđ
0,567
0,6
+0.03
105,9
6.Tỉ suất tiền lương
%
19,6
17,1
-2,5
87,24
a/ Phân tích biến động mức và tốc độ tăng NSLĐ.
Ta có bảng phân tích sau:
Kí hiệu
Đơn vị tính
Năm 2009
Năm 2010
NSLĐ bình quân
W
trđ
34,8
42
Lượng tăng giảm tuyệt đối liên hoàn
ᵟi
trđ
-
7,2
Tốc độ phát triển liên hoàn
Ti
%
-
120,69
Tốc độ phát triển định gốc
Ti
%
-
120,69
Nhận xét :NSLĐ bình quân năm 2010 so với năm 2009 là 120,69 % ,tăng 20,69% hay 7,2 triệu đồng
b/ Phân tích ảnh hưởng kết cấu số công nhân viên tới NSLĐ bình quân.
Gọi Mo, M1 là tổng doanh thu năm 2009, năm 2010 (trđ)
To, T1 là sổ công nhân viên năm 2009, năm 2010 (người)
Wo, W1 là NSLĐ bình quân năm 2009, năm 2010 (trđ)
Chỉ tiêu
Tổng doanh thu
Số nhân viên
M0/T0
(W0)
M0/T0×T1
(W0xT1 )
Mo
M1
To
T1
Chi nhánh 1
1564
1825
24
23
65,17
1498,91
Chi nhánh 2
660
800
20
18
33
594
Chi nhánh 3
176
275
26
27
6,77
182,79
Tổng
2400
2900
70
68
34,78
2275,7
Tổng doanh thu : M= W × T
Hệ thống chỉ số:
Ta có:
= = = 42,6 (trđ)
= (trđ) ,
AD HTCS:
124,2%=127,2% × 97,6%
STĐ:
42,6 – 34,3 = ( 42,6 -33,5 )+ (33,5- 34,3) (trđ)
8,3 =9,1 -0,8 (trđ)
ảnh hưởng tới doanh thu :
(trđ)
564,4 = 618,8 - 54,4 (trđ)
Phân tích:
NSLĐ bình quân của công ty của năm 2010 so với nay 2009 tăng 24,2% hay 8,3(trđ) làm cho doanh thu của toàn công ty tăng 564,4 trđ là do 2 nguyên nhân
Do ảnh hưởng của bản thân NSLĐ của các chi nhánh của công ty ở năm 2010 so với năm 2009 tăng 27,2% hay 9,1 (trd). Làm cho doanh thu của toàn công ty tăng 618,8 (trđ)
Do ảnh hưởng của thay đổi kết cấu số lao động làm cho NSLĐ của các chi nhánh ở năm 2009 so với năm 2010 giảm 2,4 % hay 0,8 trđ. Làm cho doanh thu của toàn công ty giảm 54,4 trđ
Nhận xét:
Doanh nghiệp quản lý kinh doanh tốt tức tình hình sử dụng và phân phối lao động tốt. vì doanh nghiệp có năng suất lao động tăng chủ yếu là do bản thân năng suất lao động. nhưng doanh nghiệp không mở rộng được quy mô do vậy doanh nghiệp kinh doanh vẫn chưa đạt hiệu quả tối ưu.
Có tài liệu tại công ty thương mại và dịch vụ công nghiệp ô tô châu âu qua hai năm năm 2009 và năm 2010 như sau:
Chi nhánh
Doanh thu
Số nhân viên
Chỉ số giá hàng hóa(%)
1
1564
1825
24
23
125
1460
65,17
1498,91
2
660
800
20
18
102
784,3
33
594
3
176
275
26
27
110
250
6,77
182,79
Tổng
2400
2900
70
68
2494,3
2275,7
Sự biến động của năng suất lao động khi loại trừ ảnh hưởng của giá
AD HTCS: (1)
Ta có:
thay vào (1) ta được:
STĐ:
ảnh hưởng tới doanh thu:
Phân tích
NSLĐ bình quân của toàn công ty ở năm 2010 so với năm 2009 tăng 6,9% hay 2,4trđ làm cho doanh thu của toàn doanh nghiệp tăng 163,2 trđ là do 2 nguyên nhân:
Do bản thân NSLĐ sau khi loại trừ ảnh hưởng của giá ở năm 2010 so với nay 2009 thì tăng 9.5% hay 3,2 trđ làm cho doanh thu của doanh nghiệp tăng là 217,6trđ
Do thay đổi kết cấu lao động làm cho NSLĐ ở năm 2009 so với năm 2010 giảm 2,3% hay 0,8 trđ do vậy doanh thu của toàn doanh nghiệp cũng giảm 54,4 trđ
c. Phân tích khả năng giảm lương lao động của sản phẩm để tăng NSLĐ.
Viết lại bảng số liệu vể doanh nghiệp đã cho như sau:
Chỉ tiêu
Kí hiệu
Năm 2009
Năm 2010
Chỉ số(%)
1.Tổng doanh thu
M
2400
2900
120,8
2 Số lao động bình quân
T
70
68
97.14
3.Tổng số thu nhập
X
470
492,8
104,8
4.NSLĐ bình quân
W
34,3
42,6
124,2
5.Thu nhập bình quân 1 lao động
6,7
7,2
107,5
6. Tỉ suất thu nhập
X’
0,196
0,169
86,2
Nhìn vào bảng trên ta thấy :
Tốc độ phát triển của NSLĐ > tốc độ phát triển của mức thu nhập trung bình > tốc độ phát triển của tỉ suất thu nhập. Điều đó là tốt với doanh nhiệp, chấp nhận được với người lao động, tỉ suất thu nhập giảm 0,027L ( X’1 – X’0 = 0,027 L) nhưng mức thu nhập bình quân vẫn tăng lên do vậy doanh nghiệp hoàn toàn có khả năng giảm tỉ suất thu nhập để tăng NSL Đ.
e. Phân tích tình hình sử dụng số lao động:
AD HTCS :
120,8%=124,2%97,14%
STĐ:
2900-2400 trđ=(42,6-34,3)68 trđ+(68-70)34,3 trđ
500trđ= 564,4trđ-68,6 trđ
Phân tích
Doanh thu của công ty ở năm 2010 so với năm2009 tăng 20,8% hay 500 trđ là do 2 nguyên nhân:
NSLĐ trung bình mỗi nhân viên ở năm 2009 so với năm 2010 tăng 24,2% hay 8,3 (trđ) làm cho doanh thu tăng 564,4 trđ
Tổng số nhân viên của công ty năm 2010 so với năm 2009 giảm 2,86 % hay 2 người làm cho doanh thu của tổng công ty giảm 68,6trđ
Nhận xét: NSLĐ của toàn công ty vẫn tăng là do tăng mức tiêu thụ hàng hóa trong khí đó thì số lao động của tổng công ty giảm xuống. do vậy doanh nghiệp hoạt động tốt và tình hình quản lý quỹ lao động của công ty là tốt.
NHẬN XÉT
Ưu điểm: khi phân tích biến động của năng suất lao động mà công ty đã phát hiện ra những mặt tốt cần pháp huy:
Tình hình quản lý quỹ lao động tốt vì vậy sẽ giúp cho doanh nghiệp tăng được quy mô sản xuất
Năng suất lao động đã tăng đáng kể của năm 2010 so với năm 2009 mà không phụ thuộc vào số lao động tăng
Mức thu nhập của doanh nghiệp tăng lên
Những tồn tại :
Năng suất bình quân còn thiếu sự ổn định. Có những năm năng suất lao động bình quân còn giảm so với năm trước.
Kết cấu công nhân viên được điều chỉnh ngày càng hợp lý nhưng trong những năm gần đây, sự thay đổi kết cấu công nhân viên diễn ra rất chậm. Điều này cũng ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất kinh doanh của công ty.
Chưa khai thác tốt khả năng sử dụng hợp lý thời gian lao động công nhân để tăng năng suất lao động.
Khả năng giảm lượng lao động của sản phẩm để tăng năng suất lao động là rất lớn nhưng việc khai thác nó diễn ra chưa hiệu quả, có nhiều biến động lớn.
Tốc độ tăng năng suất lao động cao hơn tốc độ tăng tiền lương bình quân nhưng khoảng cách này đang có xu hướng thu hẹp
Phần III: Một số giải pháp nâng cao năng suất lao động tại công ty
1. Tăng cường đầu tư mua sắm các máy móc thiết bị mới có công nghệ hiện đại, năng suất cao thay thế các loại máy móc thiết bị lạc hậu.
2. Tuyển chọn công nhân cần căn cứ vào kế hoạch sản xuất kinh doanh
3. Xác định rõ chức năng của từng phòng ban cũng như kết cấu công nhân viên cho phù hợp hơn.
4. Công tác tạo động lực và khuyến khích lao động.
Người lao động làm việc trong một doanh nghiệp đều có những mối quan tâm và mong muốn riêng được thể hiện qua các mối quan hệ. Xét trên tổng thể, việc thỏa mãn các nhu cầu và mong muốn của người lao động sẽ tạo động lực và tinh thần lao động tốt và là yếu tố rất quan trọng để khuyến khích người lao động. Mức độ thỏa mãn các mong muốn của người lao động được đánh giá bằng sự so sánh với những mong muốn cần đạt được khi thực hiện công việc với thực tế mà người lao
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tktm_nop_thay__3732.docx