Tiểu luận Điểm độc đáo của cấu trúc nguồn luật của luật hồi giáo so với cấu trúc nguồn luật Civil law và Common law

MỤC LỤC

Trang

A. MỞ ĐẦU . 1

B. NỘI DUNG . .1

1. Cấu trúc hệ thống nguồn luật của Luật Hồi giáo gồm những loại nguồn không đồng nhất và khác biệt so với Common law và Civil law .1

2. Những nguồn luật được ghi nhận trong luật Hồi giáo mang tính tôn giáo, thể hiện ý chí của thánh Alan .3

3. Những nguồn luật phổ biến trong Common law và Civil law nhưng không được thừa nhận trong luật Hồi giáo và những thay đổi của luật Hồi giáo hiện nay .3

C. KẾT LUẬN . .3

DANH MỤC THAM KHẢO .4

 

 

 

doc5 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4522 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Điểm độc đáo của cấu trúc nguồn luật của luật hồi giáo so với cấu trúc nguồn luật Civil law và Common law, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC Trang A. MỞ ĐẦU……………………………………………………..……………1 B. NỘI DUNG………………………………………………………..………..1 1. Cấu trúc hệ thống nguồn luật của Luật Hồi giáo gồm những loại nguồn không đồng nhất và khác biệt so với Common law và Civil law…...1 2. Những nguồn luật được ghi nhận trong luật Hồi giáo mang tính tôn giáo, thể hiện ý chí của thánh Alan………………………………..3 3. Những nguồn luật phổ biến trong Common law và Civil law nhưng không được thừa nhận trong luật Hồi giáo và những thay đổi của luật Hồi giáo hiện nay…………………………………………..3 C. KẾT LUẬN…………………………………………………………...…….3 DANH MỤC THAM KHẢO………………………………………………….4 A. MỞ ĐẦU. Luật Hồi giáo cũng là một hệ thống pháp luật lớn trên thế giới, nhưng hệ thống cấu trúc nguồn luật của luật Hồi giáo có những nét khác biệt rất độc đáo so với cấu trúc nguồn luật của Civil law và Common law. B. NỘI DUNG. 1. Cấu trúc hệ thống nguồn luật của Luật Hồi giáo gồm những loại nguồn không đồng nhất và khác biệt so với Common law và Civil law . Trong khi Common law và Civil law đều có những loại nguồn cơ bản: án lệ (phán quyết của toà án), pháp luật thành văn, tập quán. Do đó ta sẽ rất ngạc nhiên khi thấy luật Hồi giáo không thừa nhận luật thành văn, án lệ và tập quán là nguồn luật như ở Civil law và Common law. Nguồn luật cơ bản của luật Hồi giáo là kinh thánh. Nguồn luật của luật Hồi giáo gồm: nguồn cơ bản (kinh Koran và Sunna); nguồn phát sinh (Ijma và Qias), đây là bốn nguồn không đồng nhất và chỉ duy nhất có ở luật Hồi giáo. - Kinh Koran là cuốn thánh kinh của đạo Hồi gồm 114 chương (sura) và được chia thành các tiết (ayah) với 6.237 đoạn thơ, nêu ra rất nhiều luật lệ mà các tín đồ Hồi giáo phải tuân thủ. Những luật lệ này bao trùm một phạm vi rất rộng, từ quy tắc ứng xử cá nhân tới gia đình, láng giềng và tới cả lĩnh vực chính trị quốc gia,… Tuy nhiên, trong kinh Koran chỉ có rất ít đoạn có thể áp dụng như những quy phạm pháp luật (3%). Những đoạn này thường không đủ độ chính xác và cụ thể như những quy phạm pháp luật và điều chỉnh nhiều vấn đề như nhân thân (70 đoạn), quyền dân sự (70 đoạn), hình sự (30 đoạn) , thủ tục tư pháp (13 đoạn),…. Đây chính là điểm độc nhất của nguồn luật của luật Hồi giáo. Trong các nguồn luật của luật Hồi giáo, thì kinh Koran quan trọng nhất, được coi là đạo luật gốc, cơ bản nhất, có thể coi là Hiến pháp của luật Hồi giáo. - Nguồn cơ bản thứ hai là Sunna, Sunna nghĩa là “con đương quen đi), là lối sống, cách hành xử trong cuộc đời của nhà tiên tri Mohammed. Sunna bao gồm những hành động cụ thể, những lời khuyên dạy hoặc cấm đoán phát xuất trực tiếp từ Mohammed. Sunna là nguồn luật quan trọng của Islam sau kinh Koran, và nó có vai trò đưa ra các quy định mà trong kinh Koran không có chẳng hạn quy định cấm uống rượu. Sunna có một điều rất lạ và độc đáo đó là quy định về tầm quan trọng của lời thề trong tố tụng tư pháp, một quy định khó thấy trong Civil law và Common law. - Thứ ba là hai nguồn phát sinh: Ijma và Qias. Cả hai nguồn phát sinh này đều có vai trò làm rõ các nguồn cơ bản. Ijma gần giống với án lệ của Common law nhưng không phải là án lệ vì nó là các quan điểm chung, các giải pháp pháp lí cho những tình huống mới do các học giả Hồi giáo đưa ra, trên cơ sở các nguyên tắc chung của nguồn luật cơ bản, được những người có thẩm quyền chấp nhận. Tuy Ijma gần giống tập quán của Civil law nhưng lại không phải tập quán, vì nó không cần sự chấp nhận của mọi tín đồ hoặc của cộng đồng mà chỉ cần sự chấp nhận của những người có thẩm quyền. Khi những người có thẩm quyền nhất trí giải pháp pháp lí nào đó thì đó được coi là luật, tuy nhiên những giải pháp đó vẫn gắn bó mật thiết với các nguyên tắc chung của nguồn luật cơ bản. Ngày nay chỉ có một số nhà bác học lớn nghiên cứu trực tiếp 2 loại nguồn cơ bản. Còn lại đa số các luật gia hồi giáo phải sử dụng Ijma để đưa ra giải pháp cho các vấn đề của dân số hiện đại. Ví dụ như vấn đề sinh đẻ,…. Do đó Ijma có tầm quan trọng đặc biệt trong thực tiễn. Còn Qias là phương pháp suy luận tương tự để giải thích luật. Bằng phương pháp này các luật gia có thể “kết hợp ý chí của thần thánh với ý chí của con người”. Qias được cộng đồng hồi giáo tuân thủ nhờ dựa trên kinh Koran và Sunna. Việc suy luận theo sự việc tương tự chỉ được xem như phương thức giải thích và áp dụng pháp luật do luật hồi giáo được xác định trên cơ sở của nguyên tắc uy tín. Luật Hồi giáo không thừa nhận án lệ, pháp luật thành văn và tập quán là nguồn luật vì luật Hồi giáo gắn liền với tôn giáo (đạo Hồi). Vì Hồi giáo được thừa nhận là quốc giáo nên luật Hồi giáo được thừa nhận. Do luật Hồi giáo quy định những quy định của pháp luật phải được sự chỉ đạo, chỉ dạy của thánh Alan, không ai được sáng tạo luật thay thánh Alan (điều này được viết trong kinh Koran). 2. Những nguồn luật được ghi nhận trong luật Hồi giáo mang tính tôn giáo, thể hiện ý chí của thánh Alan. Nguồn của luật Hồi giáo do Thượng đế đặt ra, thể hiện ý chí của Thượng đế hay thánh Alan, là thiêng liêng bất khả xâm phạm, tín đồ chỉ có thể tuân theo chứ không được sửa đổi, vì luật Hồi giáo độc lập so với cơ quan nhà nước hay quyền lực nhà nước. Điều này hoàn toàn khác với Civil law và common law, các nguồn luật của hai dòng họ pháp luật này thể hiện ý chí của nhà nước, do các cơ quan nhà nước ban hành, thừa nhận (pháp luật thành văn, án lệ, tập quán) và có được sửa đổi. 3. Những nguồn luật phổ biến trong Common law và Civil law nhưng không được thừa nhận trong luật Hồi giáo và những thay đổi của luật Hồi giáo hiện nay Như đã nêu ở trên, pháp luậ thành văn, án lệ và tập quán được coi là những nguồn luật cơ bản của Common law và Civil law, nhưng luật Hồi giáo lại không thừa nhận và coi trọng những nguồn luật này. Ở dòng họ Common law, thường thì các tác phẩm gồm các cuốn sách do tác giả có uy tín viết cũng được coi là nguồn luật thì trong Luật Hồi giáo lại không được coi trọng. Ở dòng họ Civil law, các nguyên tắc chung của pháp luật cũng được coi là nguồn của pháp luật. trong khi đó ở lluật hồi giáo không có loại nguồn này. Để phù hợp với thế giới hiện đại, luật Hồi giáo đã có nhiều sự thay đổi. Tuy tập quán không phải nguồn luật nhưng có lúc được dung để lấp cho trống của pháp luật. Ở nhiều nước Hồi giáo luật thành văn, đặc biệt là hiến pháp đã được thừa nhận và ngày càng nâng cao vai trò tuy nhiên những nội dung của pháp luật thành văn không được trái với các quy định của luật Hồi giáo như Iran, Afghanistan, Thổ Nhĩ Kì,.. C. KẾT LUẬN. Thật sự luật Hồi giáo rất độc đáo về cấu trúc nguồn luật. Nhờ sự độc đáo này, luật Hồi giáo đã trở nên khác biệt hoàn toàn và không bị nhầm lẫn với các hệ thống pháp luật khác trên thế giới. Điều này tạo nên sự đa dạng của các hệ thống pháp luật trên thế giới. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO. 1. Giáo trình Luật so sánh, Nhà xuất bản công an nhân dân, quý II năm 2009. 2. Giáo trình Luật so sánh, Đại học Huế. 3. Luật so sánh (bản tiếng Việt), Michael Bogdan. 4. http:// www.sinhvienluat.vn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docĐiểm độc đáo của cấu trúc nguồn luật của luật hồi giáo so với cấu trúc nguồn luật Civil law và Common law.doc
Tài liệu liên quan