Kể từ sau thất bại tại Hội nghị Cancun đến nay, trên cơ sở Tuyên bố Cancun, Đại hội đồng và Tổng giám đốc WTO đã tiến hành một số cuộc tham vấn từ đầu tháng 10/2003 với mục đích là: xem xét mức độ linh hoạt và khả năng đồng thuận chung trong từng lĩnh vực đàm phán; và tìm cách đẩy mạnh tiến trình đàm phán. Tại các cuộc tham vấn và các cuộc họp Bộ trưởng ngoài phạm vi WTO khác, tất cả các thành viên WTO đều tái khẳng định quyết tâm lấy lại và hoàn thành Vòng đàm phán đúng thời hạn đã định, trước 1/1/2005. Các cuộc tham vấn và các cuộc họp này đã cho thấy quan điểm giữa các nước phát triển và đang phát triển vẫn còn rất khác biệt.
Ngoài sự khác biệt về quan điểm giữa các nước phát triển và đang phát triển, nguyên nhân chủ yếu làm cho tiến trình đàm phán Doha không có bước chuyển biến rõ rệt là thái độ "xem ai cần ai hơn" của các nước phát triển. Tuy nhiên, dưới hình thức này hay hình thức khác, cuối cùng các nước phát triển, cụ thể là EU và Mỹ đã phải chủ động hơn ai hết trong việc lấy lại đàm phán. Điều này được thể hiện rất rõ thông qua các nỗ lực ngoại giao gần đây của cả ông Lamy và ông Joellick nhằm “vận động lấy lại đàm phán Dôha và thăm dò phản ứng của các đối tác chính đối với quan điểm của họ". Các quan điểm và đề xuất chính hiện nay của EU và Mỹ trong các lĩnh vực đàm phán Doha chưa được rõ ràng và thực sự hấp dẫn đối với các nước đang phát triển, cụ thể như sau:
11 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1953 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Diễn biến đàm phán ngay trước và sau Hội nghị Cancun, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
oát khỏi nghĩa vụ xoá bỏ trợ cấp xuất khẩu và siết chặt quy định về tín dụng xuất khẩu, (ii) đưa ra công thức "pha trộn" cho việc cắt giảm thuế, theo đó các dòng thuế cao của họ sẽ không bị cắt giảm nhiều, trong khi các thành viên đang phát triển sẽ phải cắt giảm với diện rộng hơn và mức độ sâu hơn, (iii) không dành S&D đáng kể cho các thành viên đang phát triển. Bản đề xuất đã đặt ra tình thế bất lợi và đi ngược lại lợi ích của các nước đang phát triển.
Trước bối cảnh đó, các nước xuất khẩu nông sản đang phát triển đã tỏ ra phẫn nộ và liên kết lại thành Nhóm G-20. Ngày 20/8/2003, nhóm này đã đưa ra đề xuất riêng của mình, nhằm đáp lại bản đề xuất chung của Mỹ và EU, với những nội dung chính là:(i) các nước giàu phải cam kết cắt giảm đáng kể tất cả các hình thức trợ cấp trong nước, và xoá bỏ trợ cấp xuất khẩu nếu áp dụng công thức cắt giảm "pha trộn", (ii) dành S&D cho các thành viên đang phát triển, với các cam kết cắt giảm thuế quan ít hơn, và (iii) đưa ra khái niệm "các sản phẩm đặc biệt" và "cơ chế tự vệ đặc biệt (SSM)" đối với sự gia tăng nhập khẩu đột ngột.
Trong thư gửi ông Derbez ngày 31/8/2003, ông Castillo và ông Supachai đã kỳ vọng tại Can cun sẽ đạt được thống nhất về "khuôn khổ chung" cho đàm phán nông nghiệp và chỉ đạo các bước tiếp theo để thiết lập "phương thức đàm phán". Dự thảo Tuyên bố Cancun ngày 24/8/2003 gửi kèm theo thư này được xem là cơ sở cho Hội nghị Can cun xem xét đã nghiêng về bản đề xuất chung của Mỹ và EU và lạnh nhạt với những quan tâm cũng như lợi ích của các nước đang phát triển.
Tại Cancun, các thành viên phát triển và đang phát triển (đại diện là Nhóm G-20) đều thể hiện quan điểm bảo lưu các đề xuất nêu trên của mình và kiên quyết không nhân nhượng nhau nên hội nghị đã không thông qua Bản Dự thảo Tuyên bố Cancun ngày 13/9/2003 (được gọi là Dự thảo Derbez). Theo phân tích của Mạng Third World Network (TWN), nội dung của Dự thảo Derbez về cơ bản là tương tự Dự thảo ngày 24/8/2003. Nếu dự thảo này được thông qua tại Cancun, thì cơ nghiệp của nông dân và vấn đề an ninh lương thực tại các nước đang phát triển có thể bị đe doạ từ việc nhập khẩu lương thực giá rẻ của nước ngoài. Nó cho phép các nước phát triển có thể tiếp tục duy trì hoặc thậm chí gia tăng bảo hộ nông nghiệp thông qua những linh hoạt đáng kể trong hỗ trợ trong nước (chuyển từ hình thức hỗ trợ này sang hình thức hỗ trợ khác), trong tiếp cận thị trường (áp dụng công thức cắt giảm thuế "Pha trộn") và trong cạnh tranh xuất khẩu (không có thời hạn xoá bỏ trợ cấp xuất khẩu và trợ cấp trong hệ thống tín dụng xuất khẩu). Trong khi đó, các nước đang và chậm phát triển không được dành S&D và những linh hoạt cần thiết trong quá trình tiếp tục cải cách nông nghiệp.
NAMA:
Quá trình tự do hoá thông qua Hiệp định GATT từ năm - 1948 đã hạ thấp đáng kể rào cản đối với thương mại hàng công nghiệp trên thế giới. Hiện tại mức thuế quan nhập khẩu hàng công nghiệp bình quân tại các nước phát triển là dưới 5% và tại các nước đang và chậm phát triển dưới 15%. Không giống như hàng nông sản, với những lợi thế so sánh rõ rệt và nền thuế quan thấp, một lần nữa tại Vòng Doha, các quốc gia phát triển muốn nhanh chóng phá vỡ thế bảo hộ hàng công nghiệp trên thị trường thế giới.
Tháng 8/2003, Mỹ, Canada và EU đã đưa ra Bản đề xuất chung về phương thức đàm phán NAMA. Bản đề xuất này đã thể hiện tham vọng của các nước phát triển muốn ép các nước đang phát triển phải cắt giảm nhanh và mạnh thuế quan hàng công nghiệp nhưng lại không làm rõ nhiệm vụ "tính đến nhu cầu đặc biệt và lợi ích của các nước này, trong đó có nguyên tắc có đi có lại không tương xứng" trong Tuyên bố Doha. Các nước đang phát triển muốn đàm phán một "công thức cắt giảm linh hoạt hơn" và tham gia "cắt giảm thuế theo ngành trên cơ sở tự nguyện".
Theo phân tích của TWN, bản đề xuất chung đã từng bị các nước đang phát triển phản đối trong suốt quá trình đàm phán tại Geneva vì nó làm giảm đáng kể mức độ linh hoạt trong hoạch định chính sách phát triển công nghiệp và đe doạ đến sự tồn tại, việc làm của ngành công nghiệp ở các nước này. Tuy nhiên, nội dung cơ bản của nó vẫn được đưa vào trong Dự thảo ngày 24/8/2003 để các Bộ trưởng xem xét tại Cancun, đó là: (i) đưa ra công thức cắt giảm thuế "phi tuyến tính" buộc các nước đang phát triển phải cắt giảm các dòng thuế đang được bảo hộ với thuế suất cao; (ii) tăng diện ràng buộc thuế quan ở mức tối thiểu là 95% đối với các nước đang phát triển để đưa vào quy định cắt giảm; (iii) tất cả các thành viên tham gia "cắt giảm thuế theo ngành" trên cơ sở bắt buộc, giảm thuế suất xuống 0 theo lộ trình cắt giảm nhanh.
Thư gửi ông Derbez ngày 31/8/2003 đã kỳ vọng là 2 điểm còn nhiều bất đồng nhất trong đàm phán NAMA là "công thức cắt giảm thuế" và "cắt giảm thuế theo ngành" sẽ được thu hẹp để đi đến thống nhất về "khuôn khổ chung", tiến tới thiết lập "phương thức đàm phán". Tuy nhiên, do tại Cancun không đạt được tiến triển gì đáng kể nên hầu hết nội dung của Dự thảo Derbez trùng với dự thảo ngày 24/8/2003, nghĩa là với đề xuất của Mỹ, Canada và EU trước đây và chỉ khác nhau về cách diễn đạt ý trong phần nội dung cắt giảm thuế theo ngành.
Các vấn đề Singapore:
Các vấn đề Singapore là đầu tư, cạnh tranh, minh bạch hoá mua sắm chính phủ và thuận lợi hoá thương mại đã được các nước giàu đưa ra từ Hội nghị Singapore năm 1996. Do gặp phải sự phản đối mạnh mẽ từ các nước nghèo nên tại hội nghị này không có bất kỳ thoả thuận nào liên quan đến việc phát động đàm phán. Đàm phán về các vấn đề Singapore đã tạm thời lắng xuống kể từ đó đến Hội nghị Doha. Tại Doha, tiếp tục theo đuổi ý đồ phát động đàm phán, các nước phát triển, đặc biệt là EU và Nhật Bản đã thành công khi đưa vào Tuyên bố Doha cam kết: “đàm phán về các vấn đề Singapore sẽ được bắt đầu từ sau Hội nghị Cancun nếu các thành viên có được sự nhất trí rõ ràng về các phương thức đàm phán".
Như đã đề cập, cùng với vấn đề thương mại - môi trường, đàm phán về các vấn đề Singapore được xem là nhân tố mới của Vòng Doha. Trong bối cảnh đàm phán Doha trong các lĩnh vực khác chưa có bước tiến triển rõ rệt, thì việc thúc đẩy đàm phán các vấn đề mới chắc chắn gặp khó khăn. Ngay trước Hội nghị Cancun, các nước đang phát triển cho rằng "làm rõ" các yếu tố như nêu trong Tuyên bố Doha là "điều kiện cần" để phát động đàm phán. Trong khi đó, các nước phát triển và một số nước đang phát triển ở trình độ cao tỏ ra áp đặt khi khẳng định là cần phải phát động đàm phán sau Hội nghị Cancun trên cơ sở các đề xuất về phương thức đàm phán của họ. Các tổ chức xã hội trên thế giới cũng đã lên tiếng phản đối việc phát động đàm phán các vấn đề này trong WTO vì theo họ ít nhất 3 trong 4 vấn đề trên là các vấn đề phi thương mại và việc thiết lập các khuôn khổ đa phương mới sẽ chỉ có lợi cho các công ty đa quốc gia và đe doạ đến an sinh tại các nước nghèo.
Theo thư gửi ông Derbez ngày 31/8/2003, quá trình tham vấn tại Geneva về phương thức đàm phán cho các vấn đề này đã không đạt kết quả, tuy nhiên mức độ có khác nhau trong từng vấn đề. Do đó, để có thể phát động đàm phán, thì tại Cancun các Bộ trưởng sẽ phải thảo luận nhiều để đi đến thống nhất về các phương thức đàm phán. Nội dung Dự thảo ngày 24/8/2003 đã cho thấy sự phức tạp trong đàm phán về các vấn đề Singapore. Đối với từng vấn đề, dự thảo đã đưa ra 2 phương án để các Bộ trưởng xem xét tại Cancun là: (i) quyết định phát động đàm phán sau Hội nghị Cancun; (ii) tiếp tục quá trình làm rõ vấn đề tại Geneva.
Sự khác biệt về quan điểm đó vẫn không được thu hẹp mà còn trở nên sâu sắc hơn tại Cancun. Đa số các nước đang phát triển tiếp tục yêu cầu làm rõ các vấn đề này, đặc biệt là tác động của chúng đối với thương mại. Để tránh làm ảnh hưởng đến tiến bộ đàm phán tại các mặt trận khác của vòng Doha, họ cũng yêu cầu không gắn việc đàm phán này với việc đàm phán về các vấn đề khác và không được lấy nó ra "mặc cả" đàm phán. Một nhóm nhỏ các nước đang phát triển cho rằng cần phải xem xét từng vấn đề theo mức độ tác động riêng của nó và ủng hộ phát động đàm phán về vấn đề thuận lợi hoá thương mại và minh bạch hoá mua sắm chính phủ vì 2 vấn đề này có nhiều khả năng đạt được đồng thuận hơn 2 vấn đề còn lại. Chính mâu thuẫn trong đàm phán về các vấn đề Singapore là một nguyên nhân dẫn đến thất bại của Hội nghị Cancun.
Tại Cancun, các nước phát triển đã lập luận rằng đàm phán về các vấn đề Singapore, giống như các lĩnh vực khác, là một nhiệm vụ của Vòng Doha. Bảy (07) năm thảo luận vừa qua đã làm rõ các vấn đề này, nếu trì hoãn đàm phán, thì các nước đang phát triển sẽ chịu tổn thất nhiều hơn. Tuy nhiên, trước quan điểm cứng rắn của các nước đang phát triển, một số nước phát triển, trong đó có EU đã "chịu lùi" khi tỏ ra sẵn sàng tiếp tục quá trình làm rõ vấn đề đầu tư và cạnh tranh, và chỉ bắt đầu đàm phán về thuận lợi hoá thương mại và minh bạch hoá mua sắm chính phủ. Theo phân tích của TWN, Dự thảo Derbez đã không đi theo phương án nào nêu trên, dưới hình thức nguỵ trạng bằng ngôn ngữ, thực chất dự thảo đã ủng hộ quan điểm trước đây của các nước phát triển là phát động đàm phán cả 4 vấn đề Singapore.
4. Vấn đề phát triển:
Đàm phán về vấn đề phát triển bao gồm 2 vấn đề chính là vấn đề thực hiện các cam kết đã có và vấn đề S&D. Từ sau Hội nghị Doha, các nước phát triển đã tỏ ra không mặn mà với việc đàm phán về vấn đề phát triển vì một số lý do sau: Bản thân các nước phát triển đã không thực hiện một số cam kết đã có; Vấn đề S&D là quyền lợi của các nước đang phát triển;và các nước phát triển muốn tập trung thúc đẩy đàm phán trong các lĩnh vực khác.
Ngược lại, vấn đề phát triển là vấn đề luôn được các nước đang phát triển quan tâm vì nó gắn liền với quyền lợi của họ và các nước này đang gặp khó khăn trong việc thực hiện các hiệp định của Vòng Urugoay.
Theo đánh giá của TWN, trước Cancun chưa có tiến triển gì đáng kể trong đàm phán về vấn đề S&D ngoài 24 đề xuất về S&D được đưa ra trong dự thảo ngày 24/8/2003 để các Bộ trưởng xem xét tại Cancun. Về vấn đề thực hiện các cam kết đã có, theo thư gửi ông Derbez ngày 31/8/2003, tại Cancun các Bộ trưởng cần có chỉ đạo thực hiện Điều 12 của Tuyên bố Doha vì điều này đã dẫn đến cách diễn giải là chỉ đàm phán về các vấn đề thực hiện trong các lĩnh vực có nhiệm vụ đàm phán Doha cụ thể.
Tại Cancun, các nước đang phát triển đã yêu cầu tăng cường S&D sao cho tương xứng với nhu cầu của họ và tinh thần của Tuyên bố Doha. Họ cũng yêu cầu cải tiến 24 đề xuất trên theo hướng gia tăng giá trị kinh tế và mở rộng đáng kể sự linh hoạt cho các nước đang phát triển. Về vấn đề thực hiện các cam kết đã có, tại Cancun, các nước đang phát triển đã đề nghị phải dành ưu tiên đàm phán vấn đề thực hiện các cam kết đã có và đề xuất thành lập một Nhóm đàm phán về các vấn đề thực hiện còn lại thay vì ưu tiên đàm phán tại các cơ quan chức năng của WTO như nêu trong Tuyên bố Doha.
Tuy nhiên, các đề xuất của các nước đang phát triển đã không được đưa vào Dự thảo Derbez và trong dự thảo này cũng không có các thời hạn cụ thể đối với các nhiệm vụ đàm phán về vấn đề thực hiện và vấn đề S&D.
5. Dịch vụ:
Như đã đề cập, đàm phán Doha về dịch vụ là tiếp tục nhiệm vụ của Vòng Urugoay được nêu tại Hiệp định GATS (Điều XIX). Cho tới nay, có thể nói đàm phán trong lĩnh vực dịch vụ là "thuận buồm xuôi gió" hơn cả bởi lẽ lĩnh vực này đã có phương thức đàm phán(Bản hướng dẫn và trình tự về đàm phán dịch vụ ngày 28/3/2001 của Hội đồng Thương mại Dịch vụ). Nhiệm vụ đàm phán Doha về dịch vụ chỉ đơn thuần là: trên cơ sở phương thức đàm phán, các thành viên sẽ đưa ra Biểu cam kết cụ thể của mình thông qua cách thức đàm phán dịch vụ thông thường là "yêu cầu "và "bản chào".
Thực tế cho thấy khâu khó khăn nhất và phức tạp nhất trong toàn bộ quá trình đàm phán Doha là đàm phán để đi đến thống nhất về phương thức đàm phán trong các lĩnh vực. Do đã có phương thức đàm phán, nên đến nay đàm phán về vấn đề dịch vụ đã không trở nên gay cấn như các lĩnh vực khác. Tại Cancun, các thành viên đã không đả động gì đến lĩnh vực đàm phán dịch vụ.
Kết luận chung:
Mục đích của Hội nghị Cancun là rà soát và có chỉ đạo để tiếp tục tiến trình đàm phán Doha. Trong thực tế, hội nghị đã không đạt được mục đích đề ra. Các Bộ trưởng WTO đã không đạt được bất kỳ sự đồng thuận nào đáng kể để định hướng cho đàm phán tiếp theo. Tuyên bố Cancun chỉ bao gồm 6 điểm vẻn vẹn trong chưa đầy nửa trang A4 với mục đích duy nhất là: các Bộ trưởng WTO thể hiện quyết tâm hoàn thành các nhiệm vụ đàm phán của Vòng Doha đúng thời hạn đã tuyên bố. Đây là một bước lùi trong tiến trình đàm phán Doha.
Tuy nhiên, hội nghị đã cho thế giới thấy rõ hơn quan điểm của nhóm nước phát triển và đang phát triển cũng như sự bất đồng quan điểm sâu sắc giữa 2 nhóm nước này. Đồng thời, nó cũng cho thấy tham vọng quá mức của các nước phát triển và sức mạnh đoàn kết giữa các nước đang phát triển trước sức ép của các nước phát triển trong tiến trình đàm phán Doha.
II. Diễn biến đàm phán sau hội nghị Can cun đến nay
Kể từ sau thất bại tại Hội nghị Cancun đến nay, trên cơ sở Tuyên bố Cancun, Đại hội đồng và Tổng giám đốc WTO đã tiến hành một số cuộc tham vấn từ đầu tháng 10/2003 với mục đích là: xem xét mức độ linh hoạt và khả năng đồng thuận chung trong từng lĩnh vực đàm phán; và tìm cách đẩy mạnh tiến trình đàm phán. Tại các cuộc tham vấn và các cuộc họp Bộ trưởng ngoài phạm vi WTO khác, tất cả các thành viên WTO đều tái khẳng định quyết tâm lấy lại và hoàn thành Vòng đàm phán đúng thời hạn đã định, trước 1/1/2005. Các cuộc tham vấn và các cuộc họp này đã cho thấy quan điểm giữa các nước phát triển và đang phát triển vẫn còn rất khác biệt.
Ngoài sự khác biệt về quan điểm giữa các nước phát triển và đang phát triển, nguyên nhân chủ yếu làm cho tiến trình đàm phán Doha không có bước chuyển biến rõ rệt là thái độ "xem ai cần ai hơn" của các nước phát triển. Tuy nhiên, dưới hình thức này hay hình thức khác, cuối cùng các nước phát triển, cụ thể là EU và Mỹ đã phải chủ động hơn ai hết trong việc lấy lại đàm phán. Điều này được thể hiện rất rõ thông qua các nỗ lực ngoại giao gần đây của cả ông Lamy và ông Joellick nhằm “vận động lấy lại đàm phán Dôha và thăm dò phản ứng của các đối tác chính đối với quan điểm của họ". Các quan điểm và đề xuất chính hiện nay của EU và Mỹ trong các lĩnh vực đàm phán Doha chưa được rõ ràng và thực sự hấp dẫn đối với các nước đang phát triển, cụ thể như sau:
Đối với EU:
Thời gian gần đây EU đã thể hiện quyết tâm thúc đẩy đàm phán Doha tới đích trước 1/1/2005. EU đã kêu gọi các thành viên WTO biến quyết tâm chính trị thành các cuộc đàm phán và các giải pháp thực đối với các vấn đề cụ thể, nhất là trong các lĩnh vực nông nghiệp, NAMA, các vấn đề Singapore và vấn đề phát triển.
Về Nông nghiệp, EU sẵn sàng tham gia đàm phán tất cả các vấn đề trong lĩnh vực này, đó là tiếp cận thị trường, trợ cấp xuất khẩu và hỗ trợ trong nước. EU muốn các nước giàu cần mở cửa thị trường với mức thuế bằng 0 đối với 50% nhập khẩu của họ từ các nước nghèo, và muốn có cơ chế tự vệ đặc biệt vì mục đích an ninh lương thực. EU sẵn sàng và muốn các nước trong Nhóm G-20 cũng như các thành viên WTO khác xoá bỏ các trợ cấp xuất khẩu đối với một danh mục các sản phẩm mà các nước đang phát triển quan tâm. Đồng thời, EU muốn các nước này có cam kết toàn diện về dỡ bỏ các hình thức hỗ trợ xuất khẩu.
Về NAMA, EU sẵn sàng tìm một giải pháp trung hoà là giảm toàn bộ các dòng thuế để giải quyết vấn đề leo thang thuế quan, và đồng ý với mức giảm thuế thấp hơn dành cho các nước đang phát triển. EU không đòi hỏi các nước quá nghèo, các nước chậm phát triển, các nước nhỏ và các nước đang phát triển dễ bị tổn thương phải cắt giảm thuế nhiều. EU có đề xuất tiếp tục mở cửa thị trường theo từng bước và quá trình mở cửa thị trường cần thực sự thúc đẩy thương mại Nam-Nam, trong đó các nước đang phát triển giàu hơn, chẳng hạn như các nước lớn trong nhóm G-20.
Đối với các vấn đề Singapore, EU cho rằng các vấn đề Singapore vẫn là một trong những chủ đề chính của Vòng Doha, trong đó thuận lợi hoá thương mại và minh bạch hoá mua sắm chính phủ là cách thức quan trọng và thiết thực để nới lỏng thương mại, xoá đói nghèo và tham nhũng. EU muốn 2 vấn đề này phải là các nội dung trong cam kết cả gói của vòng Doha. Ngoài ra, đối với 2 vấn đề còn lại là đầu tư và cạnh tranh, EU cho rằng các thành viên WTO quan tâm sẽ tham gia trên cơ sở thoả thuận nhiều bên trong WTO, không bắt buộc tham gia và không thành viên nào được cản trở sự tham gia của các thành viên quan tâm.
Về vấn đề phát triển, EU xem vấn đề phát triển là hết sức quan trọng để đạt được "cân đối" trong đàm phán Doha. EU cho rằng cần xem xét cụ thể những khó khăn của các thành viên đang phát triển và sẵn sàng dành nhiều linh hoạt hơn trong vấn đề S&D.
Đối với Mỹ:
Tương tự EU, Mỹ đã thể hiện quyết tâm thúc đẩy đàm phán khi đề xuất hoàn thành việc thiết lập "các phương thức đàm phán" trong các lĩnh vực vào giữa năm 2004. Các quan điểm và đề xuất chính liên quan của Mỹ là như sau:
Trong lĩnh vực nông nghiệp, Mỹ đề nghị các thành viên WTO nhất trí về các điểm sau: (i) xoá bỏ các trợ cấp xuất khẩu với một thời hạn cụ thể, (ii) cắt giảm đáng kể và hài hoà hoá sự chênh lệch về hỗ trợ trong nước bóp méo thương mại, (iii) tăng cường đáng kể cơ hội tiếp cận thị trường ở cả các nền kinh tế phát triển và đang phát triển lớn hơn. Mỹ cũng đề xuất cam kết toàn diện để cắt giảm hỗ trợ trong nước và trợ cấp xuất khẩu.
Về NAMA, Mỹ đề xuất công thức cắt giảm thuế tham vọng đối với hàng công nghiệp với đầy đủ linh hoạt và phù hợp với tất cả các thành viên. Mỹ cho rằng chương trình "cắt giảm thuế quan theo ngành xuống tới 0" là một bộ phận không thể thiết được trong đàm phán và đề xuất hình thức tham gia theo "Nhóm cốt yếu" (trên cơ sở nhiều bên). Đồng thời, Mỹ cũng cho rằng cần sớm đi đến đồng thuận trong việc giải quyết các rào cản phi thuế quan.
Đối với các vấn đề Singapore, Mỹ đề xuất tiếp tục đàm phán về vấn đề thuận lợi hoá thương mại và tiếp tục xem xét các hệ quả của vấn đề minh bạch hoá mua sắm chính phủ, đồng thời đề xuất loại bỏ hay xây dựng kế hoạch tiếp tục nghiên cứu về 2 vấn đề còn lại là đầu tư và cạnh tranh.
Về lĩnh vực dịch vụ, Mỹ đề xuất các thành viên thúc đẩy quá trình đưa ra "bản chào ban đầu" cũng như hỗ trợ kỹ thuật cho các nước đang phát triển trong việc xây dựng bản chào này.
Kết luận: Đàm phán Doha đến nay chưa có bước tiến triển rõ rệt trong khi thời gian đàm phán chỉ còn chưa đầy 10 tháng nên rất có thể Dự thảo Derbez sẽ được các thành viên chấp nhận làm cơ sở lấy lại đàm phán và, nếu vậy, sẽ tiếp tục tạo ra bất lợi cho các nước nghèo. Qua các quan điểm và đề xuất trên của Mỹ và EU, có thể thấy rõ ý đồ của các nước này là muốn chia rẽ các nước trong nhóm G-20, tách các nước đang phát triển có nền kinh tế lớn (như Trung Quốc, ấn Độ,...) ra khỏi nhóm này với 3 lý do chính sau: Làm giảm sức chiến đấu của nhóm này để tránh không gặp lại một nhóm G-20 đoàn kết như ở Cancun; Lo ngại trước sức ép cạnh tranh ngày càng lớn của các nền kinh tế lớn trong Nhóm G-20, nhất là khi họ cũng được hưởng các S&D như các nền kinh tế đang và chậm phát triển khác; Lôi kéo các nước này vào bàn đàm phán Doha, nhất là trong lĩnh vực nông nghiệp.
Sau Hội nghị Cancun(Mêxicô) các thành viên chủ chốt của WTO đã nỗ lực tháo gỡ bế tắc của Vòng đàm phán Doha. Nhờ thế Vòng đàm phán Doha đã chính thức được khởi động lại vào cuối tháng 04/2004. Các cuộc đàm phán cam go sau đó đã dẫn tới việc đạt được một “Bộ thoả thuận khung vào tháng 07/2004” (The July 2004 Packge) vào ngày 31/07/2004. Bộ thoả thuận khung bao gồm tiêu chí khá cụ thể làm cơ sở cho việc thiết lập các phương thức đàm phán trong các lĩnh vực còn nhiều quan điểm bất đồng. Với bộ thoả thuận khung này, lần đầu tiên đàm phán đạt được những tiến bộ đáng kể.
Thời hạn đặt ra ban đầu cho việc kết thúc Vòng đàm phán vào ngày 01/01/2005 đã không đạt được. Hội nghị Bộ trưởng Hồng Kông họp vào các ngày từ 13 đến 18/12/2005 được đánh giá là gặt hái được một số kết quả đáng kể. Hội nghị đi đến một thoả thuận về bông với việc đấy nhanh loại bỏ trợ cấp xuất khẩu và cắt giảm trợ cấp trong nước bóp méo thương mại. trong nông nghiệp và NAMA đã đưa ra được một khuôn khổ cho thể thức đàm phán. Mặc dù vậy Hội nghị Hồng Kông chưa giải quyết được những vấn đề đặt ra đối với đàm phán do vẫn còn nhiều bất đồng trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là nông nghiệp.
Hội nghị đã đưa ra một chương trình nghị sự chi tiết cho đàm phán trong năm 2006 và đặt mục tiêu kết thúc Vòng đàm phán vào cuối năm 2006. Tuy nhiên vào tháng 07/2006 tiến trình đàm phán đã dừng toàn bộ, kết thúc mà không đạt được sự thoả thuận nào giữa các nền kinh tế thành viên, do không có sự nhượng bộ. Những vấn đề đàm phán đã phải kéo dài rồi lại làm tắc nghẽn hoàn toàn cả Vòng đàm phán cuối cùng.
Vào tháng 07/2008 Vòng đàm phán Doha được tái khởi động tại Geveva (Thuỵ Sỹ) với những tín hiệu tích cực đầu tiên. Liên minh Châu Âu (EU) đã tỏ rõ thiện chí bằng việc đề xuất cắt giảm tới 60% trợ cấp nông nghiệp của mình ngay tại lễ khai mạc. Trước những diễn biến này đại diện thương mại Mỹ nói rằng sẵn sàng để cuộc đàm phán thành công nếu các nền kinh tế mới nổi cũng nhượng bộ. Các nước giàu như Mỹ, EU đang đòi hỏi được tiếp cận nhiều hơn vào thị trường các nước phát triển, đặc biệt cho các nhà sản xuất và ngân hàng. Cuộc đàm phán này diễn ra từ ngày 21 đến ngày 26/07/2008 tại trụ sở WTO của bộ trưởng 35 nước thành viên chủ chốt của WTO được kỳ vọng sẽ tìm lối thoát cho Vòng đàm phán Doha về tự do thương mại hoá toàn cầu, nhưng đã diễn ra trong bất đồng và chưa đưa ra sự thoả thuận nào mang tính chất đột phá. Các cuộc đàm phán đã đổ vỡ sau khi Ấn Độ và Mỹ mâu thuẫn về việc các nước nghèo tăng biểu thuế nhập khẩu và bảo hộ các ngành nông nghiệp dễ bị thua thiệt của mình.
Tại Hội nghị các bộ trưởng quy mô nhỏ diễn ra hai ngày của WTO tại New Delhi Ấn Độ đã kết thúc vào ngày 04/09 sau cuộc họp các bên nhất trí đồng ý trong năm 2010 sẽ có kết thúc vòng đàm phán Doha, đồng thời đã xác định đại diện quan chức các bên tham gia đàm phán sẽ bắt đầu mở cuộc họp tại Geneva vào ngày 19/09 vạch ra chương trình nghị sự và trình tự đàm phán sau này.
Hiện nay Vòng đàm phán Doha đang bị trì hoãn do tính chất phức tạp trong quá trình đàm phán cũng như xung đột lợi ích giữa các bên tham gia, đặc biệt là trong lĩnh vực nông nghiệp.
III. Bình luận về diễn biến Vòng đàm phán Doha
Vòng đàm phán Doha cho thấy sự bất đồng sâu sắc về quan điểm giữa các nước đang phát triển và các nước phát triển, giữa các nhóm lợi ích, đặc biệt là trong lĩnh vực nông nghiệp.
Nội dung quan trọng nhất của Vòng đàm phán Doha là đẩy mạnh tiến trình tự do thương mại hoá thế giới, thúc đẩy sự phát triển của các nước thành viên đang phát triển. Những bất đồng giữa Mỹ, các nước phát triển và các nước đang phát triển đã khiến tình hình đàm phán luôn gặp những rạn nứt, thời hạn thoả thuận liên tục bị chậm trễ. Trong khi đó nền kinh tế thế giới vẫn chưa thoát khỏi cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu vừa qua, khiến xu hướng quay trở lại của chủ nghĩa bảo hộ trở nên rõ rệt hơn bao giờ hết. Do đó tiến trình thực hiện các vòng đàm phán một mặt vừa cấp thiết nhưng mặt khác cũng gặp nhiều khó khăn hơn trước.
Mặc dù đã trải qua 8 năm đàm phán nhưng cho tới nay các cuộc đàm phán về quy tắc chỉ đạt được rất ít tiến bộ. Vòng đàm phán Doha vẫn rơi vào bế tắc mặc dù nhiều lần gia hạn về việc kết thúc đàm phán. Sự bế tắc của Vòng đàm phán Doha đang đặt ra những thách thức cho hợp tác thương mại toàn cầu:
Thứ nhất, nó làm chậm trễ tiến trình tự do hoá thương mại toàn cầu, điều đó sẽ có ảnh hưởng tiêu cực tới tăng trưởng và xoá đói giảm nghèo;
Thứ hai, nó khuyến khích sự phục hồi của chủ nghĩa tư bảo hộ, ảnh hưởng tiêu cực tới nền kinh tế thế giới;
Thứ ba, các nước đang và kém phát triển sẽ bị thua thiệt nhiều hơn khi nông sản là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của họ. Trợ cấp và thuế quan cao như hiện nay của các nước đánh vào hàng nông sản sẽ gây khó khăn lớn cho các nước nghèo trong gia tăng kim ngạch xuất khẩu;
Thứ tư, nó đe doạ ảnh hưởng đến tiếng nói và vai trò của WTO với tư cách là tổ chức trung tâm điều phối hệ thống thương mại đa phương.
Ngoài ra, nó có thể dẫn đến nguy cơ chia rẽ WTO do hình thành những nhó, nước đàm phán có lợi ích xung đột nhau.
Vòng đàm phán Doha từng được xem là một đỉnh cao mới trong hệ thống thương mại toàn cầu. Các mục tiêu và thời hạn kết thúc đàm phán mà tuyên bố Doha đề ra lần lượt bị nhỡ dẫn đến thất bại nặng nề của Hội nghị Bộ trưởng lần thứ năm tháng 09/2003 tại Cancun. Mất gần 1 năm bế tắc sau đó Vòng đàm phán Doha mới tìm lại được sinh khí để khởi động lại. Vào tháng 07/2005 một hợp đồng khung thương được nhắc đến với cái tên “thoả thuận cả gói tháng 7” đã được ký kết tạo tiền đề mới cho các cuộc đàm phán sau đó của Vòng đàm phán Doha. Hiện nay Vòng đàm phán Doha đang tạm ngừng. Tạm ngừng đàm phán Doha có nghĩa là:
- Những tiến bộ đạt được trong suốt quá trình đàm phán từ đầu đến nay sẽ bị treo để chờ đến khi nối lại đàm phán. Và thời điểm nào sẽ nối lại đàm phán thì lại phụ thuộc vào tình hình và bối cảnh thích hợp cũng như phụ thuộc vào sự thay đổi linh hoạt trong quan điểm của các thành viên.
- Mọi việc đang diễn ra tại các nhóm đàm phá
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Diễn biến đàm phán sau hội nghị Can cun đến nay.doc