Tiểu luận Diễn biến sơ lược về vụ kiện bán phá giá hàng da giầy xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường EU

Trên thực tế, kể từ khi EC rục rịch áp thuế bán phá giá với da giầy Việt Nam, thị phần xuất khẩu giày dép của Việt Nam vào thị trường EU đã bị giảm mạnh. Thống kê mới nhất của Hiệp hội Da giày Việt Nam cho biết, xuất khẩu vào EU chỉ chiếm 50% tổng kim ngạch xuất khẩu giày dép so với tỷ lệ 70% trước đây. Hoạt động sản xuất và xuất khẩu của chúng ta đã bị ảnh hưởng mạnh, số đơn hàng có mũ từ da giảm tới hơn 30% so với cùng kỳ năm 2004. Trong quý 4/2005, các đơn hàng xuất khẩu giảm mạnh, nhiều doanh nghiệp phải cho công nhân nghỉ chờ việc hoặc thu hẹp sản xuất. Tại nhiều công ty, số lượng người mất việc làm lên tới 30-50%: chẳng hạn như Công ty giầy An Giang phải thu hẹp sản xuất, giảm số lao động từ 700 xuống chỉ còn 400 lao động; nhà máy giầy Phú Hà thuộc công ty giầy Phú Lâm cũng phải cho nghỉ việc 750 trên tổng số 1.950; 800 công nhân xí nghiệp giầy Phú Hải mất việc làm.Trong khi đó, Công ty da giầy Hà Nội hiện đang thiếu đơn hàng trầm trọng, gần 900 lao động phải nghỉ chờ việc, nhiều doanh nghiệp khác cũng rơi vào tình trạng tương tự. Vì vậy, kim ngạch xuất khẩu ngành da giày khó có điều kiện tăng trưởng, thu nhập người lao động giảm sút (do thiếu việc làm, thu nhập bình quân của công nhân hiện chỉ còn 400 ngàn đồng/tháng và ở những doanh nghiệp khá hơn cũng chỉ bình quân 800 ngàn -1 triệu đồng/tháng).

doc22 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2522 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Diễn biến sơ lược về vụ kiện bán phá giá hàng da giầy xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường EU, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
khởi kiện được thực hiện bởi Hiệp hội các nhà sản xuất giày dép châu Âu (CEC), nơi đại diện cho các nhà sản xuất đang chiếm 40% sản phẩm giày da có nguồn gốc tự nhiên sản xuất tại EU. Theo CEC, lý do để khởi kiện là các sản phẩm giày dép nói trên có nguồn gốc xuất xứ từ Việt Nam và Trung Quốc đã tăng đột biến về số lượng nhưng lại giảm đáng kể về mặt giá trị từ đầu năm 2005 đến nay. Liên minh Sản xuất Giày da châu Âu cũng đưa ra danh sách 60 doanh nghiệp bị kiện phá giá. Trong danh sách này, có những doanh nghiệp chỉ nhận gia công, có doanh nghiệp chỉ làm nguyên phụ liệu bán trong nước... không liên quan đến việc định giá và xuất khẩu vào châu Âu. Vì vậy, danh sách 60 doanh nghiệp bị kiện do Liên minh Sản xuất Giày da châu Âu cung cấp có thể chưa chính xác. Nhiều doanh nghiệp da giày muốn rút lui khỏi vụ kiện bán phá giá của EU vì lo ngại những rắc rối về thủ tục pháp lý và tốn kém. Sáng 24/2/2006, phái đoàn Ủy ban châu Âu (EC) tại Việt Nam đã họp báo công bố chính thức về đề xuất áp thuế chống bán phá đối với giày da Việt Nam. Mức thuế này do chính Cao Uỷ thương mại EC ông Peter Manderson đề nghị. Theo đó, việc áp dụng thuế đối với Việt Nam bắt đầu từ 7/4 và qua bốn giai đoạn, mức khởi điểm ban đầu là 4% sau đó tăng dần lên tới mức 16,8%. Mặc dù đây mới là mức đề xuất nhưng việc thảo luận thêm với các nước thành viên EU chỉ còn mang tính hình thức và EC khẳng định không có sự thay đổi nào đối với mức thuế sơ bộ này.  Tuy nhiên, đây chỉ là mức thuế áp dụng tạm thời. Sau 6 tháng, các nước thành viên và EU sẽ xem xét lại mức thuế này. Đối thủ chính của Việt Nam cũng là nước bị kiện bán phá giá lần này là Trung Quốc chịu mức thuế lên đến 19,4%. Lịch trình áp thuế chống bán phá giá dự kiến của EU đối với da giầy Việt Nam và Trung Quốc: Việt Nam Trung Quốc Thời gian Mức thuế Thời gian Mức thuế 07/04/2006 4,2% 07/04/2006 4,8% 02/06/2006 8,4% 02/06/2006 9,7% 14/07/2006 12,6% 14/07/2006 14,5% 15/09/2006 16,8% 15/09/2006 19,4% (hoặc 19,64%) Khuyến khích đầu tư không phải bóp méo thị trường Trong bản báo cáo của mình, ông Peter Manderson đã khẳng định với EC rằng, qua quá trình điều tra đã tìm thấy những bằng chứng hiển nhiên vể sự can thiệp nghiêm trọng của nhà nước dẫn đến việc bán phá giá. Theo ông Peter Manderson những yếu tố đó là: tài chính rẻ, giảm hoặc miễn thuế, thuê đất không theo giá thị trường, định giá tài sản không thích hợp... Và những sự can thiệp này là không thể chấp nhận được theo luật lệ WTO. Dẫn chứng về sự tổn hại được EC đưa ra là trong năm 2005, mức tăng xuất khẩu về giày da của Việt Nam sang thị trường EU so với năm 2001 tăng  95% và giá bán giày da của Việt Nam trong thời gian này đã giảm 20%. Điều này là nguyên nhân khiến sản xuất giày da trong khối này bị giảm 30%. Khoảng 40.000 việc làm trong ngành đã bị mất. Vụ kiện bán phá giá giày: Da giày VN đối mặt với nhiều khó khăn .Thông tin Uỷ ban châu Âu (EC) không công nhận 8 công ty trong danh sách điều tra vụ kiện bán phá giá da giày hoạt động theo cơ chế nền kinh tế thị trường khiến doanh nghiệp lao đao. Tham tán Thương mại châu Âu (EU) tại VN Felipe Palacios Sureda cho rằng, 8 doanh nghiệp VN đã không chứng minh được mình đáp ứng đầy đủ cả 5 tiêu chí hoạt động theo nền kinh tế thị trường. Tuy nhiên ở từng giai đoạn điều tra tất cả các bên liên quan đều có quyền đưa ra bình luận hay cung cấp thêm những thông tin. Nếu có thể cung cấp thông tin đầy đủ và tin tưởng rằng nó có thể thay đổi được tình hình thì VN vẫn nên tiếp tục cung cấp. Theo Bộ Thương mại cho biết, 80% các doanh nghiệp xuất khẩu giày của VN là gia công cho nước ngoài chứ không phải sản xuất, xuất khẩu trực tiếp sang EU. Các đơn vị này không tham gia vào công đoạn chủ yếu trong quá trình sản xuất cũng như quyết định giá thành sản phẩm nên không thể coi là nguyên nhân và là yếu tố căn bản tạo ra việc bán phá giá. Điều này cho thấy, da giày VN không thể gây thiệt hại cho ngành sản xuất giày da của các doanh nghiệp ở EU. Tuy nhiên, về phía Việt Nam, bà Đinh Thị Mỹ Loan, Cục trưởng Cục Quản lý cạnh tranh khẳng định, các doanh nghiệp sản xuất giày da của VN không bán phá giá vào thị trường EU. Việc EC áp dụng mức thuế chống bán phá giá sơ bộ đối với giày có mũ da của VN là không phản ánh đúng thực tế. Giày dép Việt Nam có giá bán rẻ là nhờ những lợi thế kinh doanh về giá nhân công rẻ và công nghệ sản xuất hiện đại. Bình luận về những yếu tố mà EC cho rằng có sự can thiệp của nhà nuớc, bà Loan cho rằng, các doanh nghiệp Việt Nam hoạt động theo nguyên tắc kinh tế thị trường và họ được tự do kinh doanh và cạnh tranh công bằng. Chính phủ Việt Nam không can thiệp và không trợ giá cho hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. Theo bà Loan, EC cần hiểu rằng, Việt Nam là nước có nền kinh tế đang chuyển đổi, thu hút đầu tư nước ngoài đóng một vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế. Những cáo buộc của EU như: miễn giảm tiền thuê đất, ưu đãi thuế... cũng chỉ là một công cụ khuyến khích đầu tư. Đây cũng là một công cụ chung của các chính sách kinh tế được các nền kinh tế thị trường, trong đó có cả châu Âu. Vì vậy, bà Loan khẳng định, không nên xem các hình thức khuyến khích đầu tư là sự bóp méo về chi phí sản xuất và trở thành những yếu tố bán phá giá. Gặp gỡ báo chí chiều 23-12-2006, Thứ trưởng Bộ Công thương Lê Danh Vĩnh cho hay vì đa số doanh nghiệp của VN có quy mô vừa và nhỏ, thị phần của hàng hóa VN trong tổng mức nhập khẩu của EU chỉ ở mức trên dưới 10% nên không có khả năng bán phá giá để cạnh tranh hay đe dọa việc sản xuất, kinh doanh của các nhà sản xuất trong EU thông qua bán phá giá. Phương pháp tính toán biên độ bán phá giá của Ủy ban châu Âu cũng có vấn đề khi sử dụng Brazil làm nước so sánh trong quá trình điều tra, trong khi Brazil có điều kiện hoàn toàn khác biệt so với VN. Ủy ban châu Âu từng thừa nhận những yếu tố khác biệt này nhưng vẫn sử dụng Brazil làm nước thay thế trong việc tính toán biên độ phá giá cho VN mặc dù hoàn toàn có thể lựa chọn Indonesia, Thái Lan... có các điều kiện tương đồng với VN. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao VN Nguyễn Phương Nga lên tiếng: “VN rất bất bình trước quyết định này.” Cả bà Nga và ông Vĩnh đều khẳng định quyết định này không công bằng, không hợp lý, không phản ánh đúng thực tế hoạt động sản xuất kinh doanh mặt hàng này tại VN. Còn Bộ trưởng Bộ Công thương Vũ Huy Hoàng cho biết quyết định này ảnh hưởng không nhỏ đến thu nhập, việc làm của lao động VN, phần lớn là phụ nữ. Kim ngạch xuất khẩu của ngành da giày Việt Nam có mức tăng trưởng trung bình hàng năm 16%, đạt mức 3,96 tỉ USD năm 2007, đứng thứ 3 sau ngành dệt may và dầu khí. Kim ngạch xuất khẩu giày dép các loại trong tháng 4/2008 ước đạt 330 triệu USD, tăng 5,4% so với tháng trước và tăng 17% so với cùng kỳ năm 2007. Tổng kim ngạch xuất khẩu da giày các loại trong 4 tháng năm 2008 ước đạt 1,356 tỉ USD, tăng 15,7% so với cùng kỳ năm 2007. Dự báo đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm ngành da giày Việt Nam sẽ đạt 6,2 tỉ USD. Vì vậy, ngành da giầy Việt Nam gặp phải trở ngại và khó khăn rất lớn sau quyết định áp thuế chống bán phá giá đối với các sản phầm da giầy của Việt Nam xuất khẩu sang thị trường EU của Ủy ban Châu Âu ( EC ). Trên thực tế, theo quyết định EC ban hành tháng 10/2006, mức thuế chống bán phá giá 10% đối với giày mũ da Việt Nam sang EU sẽ hết hạn vào ngày 7/10/2008. Nhưng ngày 2/10/2008, EC đã thông báo sẽ tiến hành rà soát trong vòng 12-15 tháng và duy trì mức thuế này cho đến khi có kết quả rà soát. Ngày 17-12 - 2009 , tại cuộc họp Ðại sứ các nước thành viên, Liên hiệp châu Âu (EU) đã quyết định kéo dài thời hạn áp thuế chống bán phá giá đối với mặt hàng giày mũ da nhập khẩu từ Việt Nam thêm 15 tháng. Theo kế hoạch, quyết định trên sẽ được các Bộ trưởng EU bỏ phiếu thông qua vào ngày 22-12 tới, nhằm đưa ra quyết định cuối cùng về vấn đề này. Ðiều đáng nói là, quyết định ngày 17-12 của EU được đưa ra bất chấp ý kiến phản đối của nhiều nước thành viên, trong đó gay gắt nhất là Anh, trong việc Ủy ban châu Âu (EC) áp thuế chống bán phá giá đối với giày da của Việt Nam suốt ba năm qua. 15 trong số 27 quốc gia thành viên EU và Ủy ban tư vấn chống bán phá giá của EU đã bỏ phiếu phản đối gia hạn áp thuế. Tuy nhiên, EC đã chính thức đề xuất kéo dài việc áp thuế, bất chấp Anh và sáu quốc gia EU khác muốn bãi bỏ các mức thuế nói trên. Việt Nam rất bất bình trước quyết định này. Đây là một quyết định không công bằng, không hợp lý, không phản ánh đúng thực tế hoạt động sản xuất, kinh doanh mặt hàng này tại Việt Nam, đi ngược lại tinh thần tự do hóa thương mại mà EU vẫn thúc đẩy. 2, Những ảnh hưởng tiêu cực Việt Nam được xếp hạng là một trong 10 nước xuất khẩu hàng đầu trên thị trường quốc tế hiện nay về da giày, riêng ở thị trường EU, Việt Nam xếp thứ hai sau Trung Quốc. Thứ trưởng Bộ Công Thương - Nguyễn Thành Biên khẳng định : Trong bối cảnh kinh tế thế giới chưa phục hồi hoàn toàn, việc Liên minh châu Âu kéo dài áp thuế sẽ làm trầm trọng hơn những khó khăn của doanh nghiệp và cuộc sống người lao động Việt Nam và quyết định này không chỉ tác động tiêu cực ở Việt Nam mà còn ảnh hưởng đến nhiều doanh nghiệp sản xuất giầy Châu Âu đang kinh doanh tại Việt Nam và đặc biệt là quyền lợi của một bộ phận không nhỏ người tiêu dùng châu Âu. 2.1, Ảnh hưởng tiêu cực tới ngành da giầy Việt Nam nói riêng và nền kinh tế Việt Nam nói chung : Theo ông Nguyễn Gia Thảo, Chủ tịch Hiệp hội da giầy Việt Nam (Lefaso), việc EC công bố chính thức áp dụng mức thuế sơ bộ từ 7/4/2006 đối với mặt hàng giầy có mũ da của Việt Nam xuất khẩu vào thị trường EU sẽ gây những tác động tiêu cực đến sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam nói chung cũng như ngành da giầy - một trong những ngành sản xuất, xuất khẩu chủ lực của Việt Nam - nói riêng. Từ đầu năm 2006 đến nay, ngành da giày xuất khẩu Việt Nam vẫn bị ảnh hưởng khá nghiêm trọng. Đó là tình trạng thiếu việc làm diễn ra trên diện rộng và nhiều doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn vì chưa có hợp đồng xuất khẩu. Hiện ngành da giầy thu hút hơn 500.000 lao động, trong đó trên 85% là lao động nữ. Việc áp thuế chống bán phá giá như công bố của EC sẽ đẩy ngành da giầy Việt Nam vào tình trạng khó khăn, sẽ làm cho khoảng 80.000 - 90.000 người lao động trong ngành và các ngành liên quan mất việc làm. Nguyên nhân của việc này là do cuối năm 2005, sự kiện Liên minh châu Âu (EU) kiện Trung Quốc và Việt Nam bán phá giá mặt hàng giày có mũ da đã khiến nhiều khách hàng lo ngại, chỉ đặt hàng cầm chừng cho năm 2006 vì chưa biết diễn biến vụ việc tới đâu, chưa biết giá cả thế nào. Trên thực tế, kể từ khi EC rục rịch áp thuế bán phá giá với da giầy Việt Nam, thị phần xuất khẩu giày dép của Việt Nam vào thị trường EU đã bị giảm mạnh. Thống kê mới nhất của Hiệp hội Da giày Việt Nam cho biết, xuất khẩu vào EU chỉ chiếm 50% tổng kim ngạch xuất khẩu giày dép so với tỷ lệ 70% trước đây. Hoạt động sản xuất và xuất khẩu của chúng ta đã bị ảnh hưởng mạnh, số đơn hàng có mũ từ da giảm tới hơn 30% so với cùng kỳ năm 2004. Trong quý 4/2005, các đơn hàng xuất khẩu giảm mạnh, nhiều doanh nghiệp phải cho công nhân nghỉ chờ việc hoặc thu hẹp sản xuất. Tại nhiều công ty, số lượng người mất việc làm lên tới 30-50%: chẳng hạn như Công ty giầy An Giang phải thu hẹp sản xuất, giảm số lao động từ 700 xuống chỉ còn 400 lao động; nhà máy giầy Phú Hà thuộc công ty giầy Phú Lâm cũng phải cho nghỉ việc 750 trên tổng số 1.950; 800 công nhân xí nghiệp giầy Phú Hải mất việc làm...Trong khi đó, Công ty da giầy Hà Nội hiện đang thiếu đơn hàng trầm trọng, gần 900 lao động phải nghỉ chờ việc, nhiều doanh nghiệp khác cũng rơi vào tình trạng tương tự. Vì vậy, kim ngạch xuất khẩu ngành da giày khó có điều kiện tăng trưởng, thu nhập người lao động giảm sút (do thiếu việc làm, thu nhập bình quân của công nhân hiện chỉ còn 400 ngàn đồng/tháng và ở những doanh nghiệp khá hơn cũng chỉ bình quân 800 ngàn -1 triệu đồng/tháng). Nhìn chung, không khí ảm đạm đang bao trùm lên ngành da giày xuất khẩu, nhất là khi những thông tin về việc có khoảng 20% đơn hàng của Trung Quốc và Việt Nam đang được chuyển sang thị trường Indonesia. Nhiều đối tác của Việt Nam tại EU sẽ tìm kiếm cơ hội hợp tác mới tại các nước khác trong khu vực như Indonesia, Thái Lan, Ấn Độ... để đặt hàng Thứ trưởng Nguyễn Thành Biên cũng cho rằng quyết định sẽ gây ra những quan ngại và tác động tiêu cực tới hoạt động kinh doanh, đầu tư giữa các doanh nghiệp Việt Nam và các đối tác châu Âu. Dự báo về hoạt động xuất khẩu giày dép của Việt Nam vào thị trường EU trong thời gian tới, Thứ trưởng cho rằng, việc tiếp tục áp thuế và quyết định rà soát này, cộng với việc loại giày dép Việt Nam ra khỏi diện được hưởng thuế ưu đãi thuế quan phổ cập từ 1/1/2009 sẽ  là “tác động kép” khiến ngành da giày Việt Nam gặp “khó khăn chồng chất”. Đó là chưa kể tác động từ những khó khăn của kinh tế toàn cầu khiến sức mua tại EU có thể giảm. Nếu EU không dỡ bỏ thuế bán phá giá, thì các doanh nghiệp thuộc Hội Da giày TP.HCM khó có thể phục hồi hoạt động sản xuất, kinh doanh vì người lao động sẽ bỏ sang các ngành khác trong khi lao động hiện rất hiếm. Doanh nghiệp nhỏ và vừa với sức đề kháng yếu sẽ là người lãnh hậu quả nặng nhất, còn các doanh nghiệp lớn có thị trường lớn, đối tác lớn hy vọng sẽ cầm cự và vượt qua thời điểm khó khăn này. Kim ngạch xuất khẩu ngành da giày năm nay nếu không đạt kế hoạch sẽ ảnh hưởng đến tốc độ tăng tưởng kinh tế chung của cả nước. Để giữ được chỉ tiêu tăng trưởng GDP 8%/năm, kim ngạch xuất khẩu sang thị trường châu Âu cần phải có mức tăng trưởng 19%/năm và phải chiếm tỷ trọng khoảng 20%-22% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước.Trong các mặt hàng chủ yếu xuất sang châu Âu như dệt may, giày dép, hàng điện tử, sản phẩm gỗ, nhựa, xe đạp và phụ tùng, kim ngạch xuất khẩu của mặt hàng da giày chiếm trên 60% trong tổng kim ngạch toàn ngành dự kiến 3,35-3,5 tỷ USD. Trong khi đó, với tình hình hiện nay, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam sẽ rất khó khăn để đạt được những chỉ tiêu đã đề ra. 2.2. Ảnh hưởng của thuế chống bán phá giá da giầy xuất khẩu của Việt Nam tới EU. Đại sứ Anh Mark Kent cho biết Anh đã cố gắng đạt đủ số phiếu để chống lại quyết định đó nhưng không thành công và Anh rất thất vọng trước quyết định trên. “Chúng tôi tin rằng cách thoát khỏi suy thoái toàn cầu hiện nay là thông qua thương mại tự do chứ không phải bảo hộ. Tương tự VN, Anh là nước phụ thuộc vào dòng chảy thương mại tự do để tiếp tục phát triển đất nước. Chúng tôi tin rằng thương mại tự do và công bằng là phần quan trọng nhằm đảm bảo thành công phát triển của VN, thậm chí về dài hạn còn quan trọng hơn ODA” - ông phân tích. Đại sứ cho rằng hiện nay khi lợi thế tương đối của VN là lao động giá rẻ và sản xuất chi phí thấp nên nếu VN có thể sản xuất giày rẻ hơn và hiệu quả hơn châu Âu thì châu Âu nên mua giày VN. Ông nói: “Trên thực tế, các công ty giày dép châu Âu, kể cả của Anh, đã xây dựng cơ sở sản xuất của họ ở VN chính vì lý do ấy. Giờ họ sẽ bị tác động tiêu cực. Châu Âu không nên bảo vệ các ngành công nghiệp thiếu hiệu quả và thất bại khi họ không còn lợi thế tương đối. Thay vì vậy, họ nên chuyển công nhân từ những ngành ấy sang các lĩnh vực có lợi thế tương đối hơn”. Trong suốt ba năm qua, việc áp mức thuế 10% đối với mặt hàng giày da của Việt Nam, cùng với quyết định loại bỏ ngành giày da Việt Nam khỏi diện hưởng Quy chế ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) giai đoạn 2009 - 2011, được EC đưa ra tháng 6-2008, không chỉ gây thiệt hại lớn cho ngành công nghiệp giày da của Việt Nam, mà ảnh hưởng trực tiếp quyền lợi của người tiêu dùng châu Âu. Những loại thuế chống bán phá giá đối với mặt hàng giày dép nhập khẩu từ Việt Nam vấp phải sự phản đối mạnh mẽ của các hiệp hội, tổ chức và doanh nghiệp (trong đó có cả doanh nghiệp sản xuất giày dép), các nhà nhập khẩu và bán lẻ ở châu Âu. Ý kiến chung cho rằng, chính sách bất bình đẳng nói trên đã tước đi cơ hội của chính người tiêu dùng châu Âu lựa chọn những sản phẩm phù hợp, trong khi không giúp cải thiện được năng lực cạnh tranh của ngành sản xuất giày dép của châu Âu. Tổng Thư ký Eurocommerce, một tổ chức đại diện cho các doanh nghiệp châu Âu, ông X.Ðuy-ri-ơ cho rằng, việc EC tiếp tục áp các loại thuế chống bán phá giá đối với giày da nhập khẩu từ  Việt Nam và Trung Quốc không chỉ gây thiệt hại cho các nhà nhập khẩu, bán lẻ và sản xuất ở châu Âu,  mà còn làm giảm sức mua của người tiêu dùng và vì thế làm chậm quá trình phục hồi kinh tế của châu lục này. Ông Ðuy-ri-ơ khẳng định, các hạn chế thương mại cũng không giúp giải quyết bài toán nâng cao tính cạnh tranh của các nhà sản xuất châu Âu... Cũng theo ông Nguyễn Gia Thảo – Chủ tịch Hiệp hội da giầy Việt Nam (Lefaso) việc áp dụng mức thuế dự kiến còn làm tổn hại đến lợi ích của những người tham gia trực tiếp trong kênh phân phối, trong chuối giá trị gia tăng sản phẩm như các nhà thiết kế, các thương nhân, các nhà cung ứng...và đặc biệt là lợi ích của người tiêu dùng tại 25 nước EU. Với mức thuế phá giá dự kiến cao như công bố của EC, mỗi đôi giầy da của Việt Nam xuất khẩu vào EU sẽ tăng lên từ 1,5-2 Euro/đôi... Các quyết định của EC áp thuế chống bán phá giá đối với giày da của Việt Nam cũng tạo ra sự chia rẽ giữa các quốc gia thành viên EU. Nhóm các nước phản đối, đứng đầu là Anh, mô tả việc áp thuế trên là một biện pháp bảo hộ mậu dịch, ảnh hưởng nghiêm trọng quan hệ thương mại dài hạn giữa châu Âu với Việt Nam. Bộ trưởng Thương mại Anh P.Man-đen-xơn đã khẳng định rằng hiện không còn cơ sở pháp lý để áp dụng loại thuế trên, ngược lại tiếp tục áp thuế sẽ gây thiệt hại lớn cho người tiêu dùng và các nhà sản xuất châu Âu. Chủ tịch Phòng Thương mại châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) A.Ca-ni cảnh báo, việc tiếp tục áp thuế chống bán phá giá sẽ đặc biệt ảnh hưởng tiêu cực lợi ích của các doanh nghiệp sản xuất giày Châu Âu và các doanh nghiệp có liên quan của Châu Âu đang hoạt động tại Việt Nam.  Nhìn chung, việc áp thuế chống bán phá giá đối với ngành da giầy – ngành xuất khẩu chủ lực của Việt Nam là không công bằng với các doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt ảnh hưởng sâu sắc tới đời sống của người dân Việt Nam và ảnh hưởng xấu tới người tiêu dùng Châu Âu. 3, Giải pháp cho rào cản chống bán phá sản phẩm da giày từ phía EU: 3.1, Giải pháp tình thế : a/ Hoàn thiện sổ sách và đưa ra những thông tin phủ nhận quyết định sai lầm từ phía EU: Khác với Trung Quốc, Việt Nam không có đủ tiềm lực để có thể đưa ra những đòn trả đũa đối với cộng đồng chung châu Âu, mà biên pháp trước tiên của Việt Nam chỉ là những hành động ít nhiều mang tính chất bị động. Trong quá trinh liên minh Châu Âu tiến hành điều tra hành vi bán phá giá cũng như khi EU tuyên bố chính thức áp ụng thuế chống bán phá giá mặt hàng da giày với Việt Nam và Trung Quốc, Việt Nam hầu như rơi vào trạng thái bị động. Chúng ta cũng tiến hành minh bạch, hoàn thiện sổ sách, tài liệu liên quan nhằm chứng minh sự sai lầm trong quyết định của EU nhưng những hành động ấy thực sự không mang lại hiệu quả cao. Kết quả là chũng ta vẫn bị phía Châu Âu áp dụng mưac thuế chống bán phá giá với mặt hàng giày, mũ da. Thuế chống bán phá giá này lần đ̀ầu được áp dụng từ năm 2006, với 16,5% cho giày nhập từ Trung Quốc và 10% cho giày Việt Nam. Một số quốc gia châu Âu đã phản đối việc gia hạn này, trong đó có Anh quốc. Đại diện Anh, Lord Mandelson nói: "Tôi thất vọng về việc EU quyết định gia hạn thuế chống phá giá. Đáng ra họ phải để cho các loại thuế này hết hiệu lực như hạn định". Ông Mandelson cho rằng gia hạn thuế chống phá giá "phương hại tới thương mại, ảnh hưởng uy tín của châu Âu và buộc khách hàng phải trả giá cao đúng lúc kinh tế gặp khó khăn". Ông cũng kêu gọi EU "từ bỏ chủ nghĩa bảo hộ". Việt Nam chưa có phản ứng tức thời về việc này, nhưng hôm 17/12/2009, khi Đại sứ các thành viên Liên minh Châu Âu (COREPER) bỏ phiếu (với 10 phiếu thuận, 13 phiếu chống và 4 phiếu trắng) ủng hộ việc gia hạn thêm 15 tháng đối với thuế chống bán phá giá, Việt Nam đã lên tiếng phản đối. Đây là quyết định bất công, thiếu công bằng, không khách quan, không phản ánh đúng thực tế hoạt động sản xuất, kinh doanh mặt hàng giầy dép tại Việt Nam. Việt Nam gọi việc gia hạn là "quyết định bất công, thiếu công bằng, không khách quan, không phản ánh đúng thực tế hoạt động sản xuất, kinh doanh mặt hàng giầy dép tại Việt Nam, hoàn toàn đi ngược lại quan hệ hữu nghị hợp tác đang phát triển tốt đẹp giữa Việt Nam và Liên minh Châu Âu, và gây thất vọng sâu sắc đối với Chính phủ, doanh nghiệp và người lao động Việt Nam". Thông cáo của Bộ Ngoại giao Việt Nam khẳng định "các doanh nghiệp giầy da Việt Nam không bán phá giá, không có ý định và cũng không đủ khả năng theo đuổi chính sách này trong một thời gian dài như vậy vì họ là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, chủ yếu gia công cho các đối tác nước ngoài, trong đó có nhiều doanh nghiệp thuộc Liên minh Châu Âu". Việt Nam cũng đề nghị các nước thành viên Liên minh Châu Âu và Uỷ ban Châu Âu xem xét vụ việc này một cách khách quan và công bằng, sớm bãi bỏ hoàn toàn thuế chống bán phá giá. Thứ trưởng Bộ Công thương Lê Danh Vĩnh cho biết vì đa số doanh nghiệp của Việt Nam có quy mô vừa và nhỏ, thị phần của hàng hóa Việt Nam trong tổng mức nhập khẩu của EU chỉ ở mức trên dưới 10% nên không có khả năng bán phá giá để cạnh tranh hay đe dọa việc sản xuất, kinh doanh của các nhà sản xuất trong EU thông qua bán phá giá. Phương pháp tính toán biên độ bán phá giá của Ủy ban châu Âu cũng có vấn đề khi sử dụng Brazil làm nước so sánh trong quá trình điều tra, trong khi Brazil có điều kiện hoàn toàn khác biệt so với Việt Nam. Ủy ban châu Âu từng thừa nhận những yếu tố khác biệt này nhưng vẫn sử dụng Brazil làm nước thay thế trong việc tính toán biên độ phá giá cho Việt Nam mặc dù hoàn toàn có thể lựa chọn Indonesia, Thái Lan... có các điều kiện tương đồng với Việt Nam. Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng cho biết quyết định trên được thúc đẩy bởi lợi ích cục bộ và một vài nhóm nhà sản xuất trong EU. “Nó đi ngược lại các cam kết quốc tế trong việc mở rộng và tạo điều kiện thương mại quốc tế phát triển thuận lợi” - bộ trưởng nói bên lề hội nghị tổng kết công tác hội nhập kinh tế quốc tế ngày 23/12/2009. Trong buổi họp báo chiều cùng ngày về vụ việc bán phá giá này, ông Bạch Văn Mừng - cục trưởng Cục Quản lý cạnh tranh (Bộ Công thương) - phân tích: “Đây là quyết định mang tính chính trị, không gắn với bản chất kỹ thuật của vụ việc có hay không có bán phá giá”. b/ Quan sát tình hình Trung Quốc – WTO để đưa ra quyết định: Nếu như Trung Quốc sẵn sàng kiện EU lên WTO về việc áp thuế chống bán phá giá mặt hàng da giày một cách phi lý thì một lần nữa Việt Nam lại thể hiện sự thụ động khi chưa có quyết định chính thức về việc có đồng hành cũng Trung Quốc trong việc tham vấn và đưa đơn kiện lên WTO hay không. Theo BBC, đầu tháng 2, Trung Quốc vừa khởi kiện Liên minh châu Âu (EU) ra Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) về việc áp thuế chống bán phá giá giày da xuất khẩu. Bà Nguyễn Phương Nga, người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Việt Nam cho rằng, việc các nước thành viên sử dụng cơ chế giải quyết tranh chấp trong WTO để xử lý các vướng mắc trong quan hệ thương mại là bình thường trong quan hệ kinh tế quốc tế. "Việt Nam sẽ theo dõi sát động thái Trung Quốc khởi kiện EU ra WTO và sẽ có hành động phù hợp", bà Nga khẳng định. Bà Nga cho rằng, việc Ủy ban châu Âu quyết định gia hạn áp thuế chống bán phá giá thêm 15 tháng đối với giày da xuất khẩu của Việt Nam là không công bằng, không khách quan, không phản ánh đúng thực tế hoạt động sản xuất, kinh doanh mặt hàng giày dép tại Việt Nam cũng như đi ngược lại tinh thần tự do hóa thương mại mà EU vẫn thúc đẩy. Tuy nhiên, theo Tiến sĩ Luật học, Luật sư Phạm Liêm Chính, một chuyên gia về pháp luật thương mại quốc tế thuộc Đoàn Luật sư Hà Nội, thì việc tuyên bố, bày tỏ phản ứng của Việt Nam là rất cần thiết, song mới chỉ ở mức độ giãi bày: “Nhưng giãi bày thì chưa đủ. Nó chỉ giúp cho những người bạn của Việt Nam họ hiểu chúng ta. Phải dùng công cụ pháp lý quốc tế cho phép để bảo vệ hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam. Chúng ta cần có chiến lược bảo vệ hàng hoá xuất khẩu. WTO có một cơ quan chuyên về xét xử tranh chấp về thương mại giữa các quốc gia. Việt Nam từ 3 năm trở lại đây là thành viên của WTO, có nghĩa vụ và có quyền khi tham gia vào tổ chức này. Quyền của chúng ta là, khi gặp một vụ kiện mà chúng ta thấy bị thiệt hại, thì có quyền đệ đơn để yêu cầu WTO xem xét”. Tiến sĩ Phạm Liêm Chính phân tích, Tổ chức Thương mại Thế giới WTO được hình thành trên cơ sở chính sách tự do thương mại. Tự do thương mại là lý tưởng mà tổ chức này theo đuổi và các thành viên tham gia cũng cam kết. Việt Nam đã mở cửa thị trường và thực hiện các cam kết khi gia nhập WTO. Do vậy hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam cũng phải được đối xử một cách công bằng khi vào thị trường các nước: “Chúng ta đã là thành viên của WTO từ 3 năm nay. Chúng ta hoàn toàn có quyền đệ đơn kiện ra trước cơ quan xử lý tranh chấp của WTO. Cơ quan này sẽ xem xét chúng ta có bán phá giá hay không và ra phán quyết. Phán quyết đó có giá trị thi hành trên bình diện quốc tế và

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docquan h7879 kinh t7871 qu7889c t7871 ki7879n bn ph gi.doc
Tài liệu liên quan