Ở nước ta những quy định về hàng thừa kế theo pháp luật dựa trên bản chất thừa kế được hiểu là : “Nhóm người có quan hệ cùng tính chất gần gũi với người để lại di sản”. Trước năm 1945 về hàng thừa kế, pháp luật của chế độ thực dân phong kiến quy định người thừa kế theo trật tự hàng trước hết là bảo vệ quyền hưởng di sản của những người trong quan hệ huyết thống nội tộc với người để lại di sản. Bản chất pháp luật thừa kế thực dân phong kiến luôn bảo vệ tài sản nội tộc nhằm củng cố gia đình theo ý thức hệ phong kiến không có sự bình đẳng giữa người vợ góa với anh, chị, em ruột thịt bên nhà chồng; chú, bá, cô, dì,cậu ruột và bố mẹ chồng. Hàng thừa kế theo pháp luật và người thừa kế theo hàng cũng bị những tư tưởng phong kiến chi phối mạnh mẽ và được thể chế hóa bằng pháp luật. Từ năm 1945 đến nay, qua nhiều lần thay đổi các pháp lệnh thông tư được nhà nước ban hành đã dần dần khắc phục các nhược điểm, hạn chế, những điểm lạc hậu, chưa thỏa đáng thiếu bình đẳng của các quy định về hàng thừa kế trong pháp luật để hoàn thành BLDS năm 2005 với những quy định về pháp luật thừa kế tiến bộ và công bằng.
19 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2251 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Diện thừa kế và hàng thừa kế - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n rộng vừa khái quát, vừa khoa học phù hợp với thực tế và có tính khả thi, thuyết phục khi cần giải quyết những tranh chấp về quyền thừa kế.
b, Phạm vi những người được hưởng thừa kế theo pháp luật được xác định dựa trên ba mối quan hệ. Những quan hệ giữa người để lại di sản và những người thuộc phạm vi thừa kế theo pháp luật là : quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống và quan hệ nuôi dưỡng.
– Căn cứ xác định diện thừa kế theo pháp luật dựa trên quan hệ hôn nhân. Quan hệ hôn nhân là quan hệ vợ chồng cho đến thời điểm mở thừa kế phải được xác định là hôn nhân hợp pháp. Quan hệ hôn nhân hợp pháp là quan hệ vợ chồng tuân thủ những quy định của pháp luật hôn nhân về độ tuổi kết hôn, ý chí tự do, tự nguyện trong kết hôn, tự do thỏa thuận , không có sự áp đặt ý chí của một bên đối với bên kia trong kết hôn, không vi phạm quan hệ huyết thống, không vi phạm chế độ một vợ một chồng và không vi phạm các điều cấm khác của pháp luật trong kết hôn. Sự thừa nhận của pháp luật đối với cuộc hôn nhân là cơ sở để bảo vệ các quyền, lợi ích chính đáng của vợ chồng trong mối quan hệ tài sản chung, trong nghĩa vụ đối với con cái, trong sự thể hiện nghĩa vụ của vợ chồng đối với nhauvà trách nhiệm của vợ hoặc chồng trong quan hệ với người thứ ba. Tuy nhiên lịch sử nước ta đã trải qua những giai đoạn chống ngoại xâm, chế độ phong kiến đã tồn tại hang ngàn năm trước khi nước Việt Nam dân chủ cộng hòa được thành lập. Thời kì phong kiến các quy định về hôn nhân bình đẳng không được coi trọng, chế độ đa thê tồn tại hàng ngàn năm. Cách mạng tháng 8 thành công, nhà nước dân chủ nhân dân ra đời nhưng cũng không thể xóa bỏ ngay lập tức các quan hệ vợ chồng bất bình đẳng có trong xã hội. Thực trạng đa thê, tảo hôn vẫn diễn ra. Trong thời kì chiến tranh kéo dài , đất nước bị chia cắt, tình trạng cán bộ chiến sĩ miền Nam tập kết ra Bắc có hai vợ khá phổ biến. Pháp luật được áp dụng tai miền Nam khi đó cũng là pháp luật của nhà nước Việt Nam cộng hòa. Cho nên Nhà nước ta đã quy định quan hệ hôn nhân của vợ chồng xác lập đối với miền Bắc trước ngày 13/1/1960, đối với miền Nam trước ngày 25/3/1977 tuy có vi phạm chế độ một vợ một chồng nhưng coi là không trái pháp luật. Khi chồng chết những người vợ đề là người thừa kế hàng thứ nhất của người chồng và ngược lại, khi các vợ chết chồng được thừa kế của các vợ.
– Diện thừa kế theo pháp luật được xác định theo quan hệ huyết thống : Quan hệ huyết thống là quan hệ do sự kiện sinh ra cùng một gốc “ông tổ” ( như giữa cụ và ông, bà; giữa ông bà và cha mẹ; giữa anh chị em cùng cha mẹ, cùng mẹ khác cha, cùng cha khác mẹ). Pháp luật về hôn nhân và gia đình bảo vệ lợi ích chính đáng của những người con xét về quan hệ huyết thống với cha mẹ và nghĩa vụ của người làm cha làm mẹ của con. Quyền thừa kế của con không phụ thuộc vào hình thức hôn nhân của cha, mẹ đẻ. Việc xác định quan hệ huyết thống giữa cha mẹ và các con là một việc quan trọng. Mục đích xác định quan hệ huyết thống nhằm bảo vệ những quyền lợi tài sản và nhân thân cho cá nhân và là đạo lý của đời sống xã hội, với quan đỉểm mỗi người sinh ra đều phải có cha, mẹ là cội nguồn của mối quan hệ ruột thịt, là căn cứ để xác định nghĩa vụ và quyền lợi của các chủ thể trong quan hệ gia đình và xã hội. Và trong trường hợp cần thiết xác định trách nhiệm của họ đối với nhau và nghĩa vụ giám hộ cho nhau, đại diện cho nhau trong các quan hệ dân sự và các quan hệ xã hội khác. Thông qua quan hệ huyết thống với cha mẹ ta mới có thể xác định được các mối quan hệ huyết thống khác như ông bà, anh chị em ruột…
– Diện thừa kế theo pháp luật được xác định theo quan hệ nuôi dưỡng : Quan hệ nuôi dưỡng là sự thể hiện nghĩa vụ chăm sóc nhau, nuôi dưỡng nhau giữa những người thân thuộc theo quan hệ của pháp luật
+ Mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái không tách rời nghĩa vụ nuôi dưỡng nhau mà còn là đại diện đương nhiên của nhau trước pháp luật khi một bên không có năng lực hành vi dân sự.
+ Quan hệ nuôi dưỡng còn được thể hiện giữa anh chị em ruột đối với nhau trong hòan cảnh mồ côi cha mẹ hoặc cha mẹ còn những không có khả năng lao động hoặc đều không có năng lực hành vi dân sự.
+ Quan hệ nuôi dưỡng giữa ông bà nội, ngoại và các cháu nội, ngoại. Ngoài nghĩa vụ nuôi dưỡng, cháu và ông bà còn là người giám hộ đương nhiên của nhau và đồng thời cũng có nghĩa vụ đại diện theo pháp luật cho nhau.
+ Quan hệ giữa cha kế, mẹ kế với con riêng của vợ, của chồng : Cha kế, mẹ kế với con riêng của vợ, chồng luật không quy định có nghĩa vụ nuôi dưỡng, chăm sóc nhau và giám hộ, đại diện đương nhiên của nhau. Nhưng trong thực tế cha kế, mẹ kế với con riêng của vợ, chồng đã thể hiện được nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng nhau như cha con, mẹ con thì theo Điều 679 BLDS quy định “Con riêng và bố dượng, mẹ kế nếu có quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng nhau như cha con, mẹ con thì được thừa kế di sản của nhau và còn được thừa kế di sản theo quy định tại Điều 676 và Điều 677 Bộ luật Dân sự 2005” họ được thừa kế của nhau. Nếu con riêng của vợ, chồng mà chết trước cha kế, mẹ kế thì con của họ được thừa kế thế vị nhận di sản của ông bà kế khi qua đời. Con riêng và cha dượng, mẹ kế nếu có quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng nhau như cha con, mẹ con thì được thừa kế tài sản của nhau và còn được thừa kế theo quy định tại Điều 676, 677 BLDS năm 2005.
+ Quan hệ giữa con nuôi và cha mẹ nuôi theo pháp luật quy định : “con nuôi có quyền lợi và nghĩa vụ như con đẻ” – Điều 24 Luật hôn nhân và gia đình năm 1959. Nghĩa vụ nuôi dưỡng nhau giữa các thành viên trong gia đình là cơ sở bền vững nhất trong việc giữ gìn an ninh và sự bình ổn trong gia đình và toàn xã hội.
+ Con dâu, con rể chỉ có quan hệ thừa kế với gia đình cha mẹ đẻ cảu mình mà không có quan hện thừa kế với gia đình chồng hoặc vợ. Tương tự như vậy bố mẹ vợ hoặc bố mẹ chồng cũng không được thừa kế di sản của con rể hoặc con dâu. Tuy nhiên trong thực tế có những trường hợp nếu người con dâu hoặc con rể có công lao đóng góp trong việc duy trì và phát triển khối tài sản chung của gia đình vợ chồng kể cả công lao chăm sóc, nuôi dưỡng thì phải coi người con dâu, con rể có một phần trong khối tài sản chung của gia đình và được hưởng một phần di sản để lại.
Xác định diện những người thừa kế theo pháp luật, trước hết để xác định những người có
quyền hưởng di sản. Sau nữa loại trừ những người không thuộc diện thừa kế theo pháp luật hoặc thuộc diện thừa kế theo pháp luật nhưng không có quyền thừa kế theo pháp luật.
Ba mối quan hệ hôn nhân, huyết thống và nuôi dưỡng có tính độc lập tương đối vì quan hệ này là tiền đề của quan hệ kia. Tuy nhiên, từng quan hệ được xác định theo quy định của pháp luật giữa người để lại di sản và người thừa kế. Chỉ có sự xác định diện những người thừa kế theo pháp luật mới ngăn chặn được sự mất đoàn kết trong dòng tộc và có tác dụng giáo dục ý thức sống, ý thức pháp luật cho những người thuộc diện thừa kế.
2. Hàng thừa kế
Ở nước ta những quy định về hàng thừa kế theo pháp luật dựa trên bản chất thừa kế được hiểu là : “Nhóm người có quan hệ cùng tính chất gần gũi với người để lại di sản”. Trước năm 1945 về hàng thừa kế, pháp luật của chế độ thực dân phong kiến quy định người thừa kế theo trật tự hàng trước hết là bảo vệ quyền hưởng di sản của những người trong quan hệ huyết thống nội tộc với người để lại di sản. Bản chất pháp luật thừa kế thực dân phong kiến luôn bảo vệ tài sản nội tộc nhằm củng cố gia đình theo ý thức hệ phong kiến không có sự bình đẳng giữa người vợ góa với anh, chị, em ruột thịt bên nhà chồng; chú, bá, cô, dì,cậu ruột và bố mẹ chồng. Hàng thừa kế theo pháp luật và người thừa kế theo hàng cũng bị những tư tưởng phong kiến chi phối mạnh mẽ và được thể chế hóa bằng pháp luật. Từ năm 1945 đến nay, qua nhiều lần thay đổi các pháp lệnh thông tư được nhà nước ban hành đã dần dần khắc phục các nhược điểm, hạn chế, những điểm lạc hậu, chưa thỏa đáng thiếu bình đẳng của các quy định về hàng thừa kế trong pháp luật để hoàn thành BLDS năm 2005 với những quy định về pháp luật thừa kế tiến bộ và công bằng.
Theo quy định tại Điều 674 BLDS năm 2005 thì : “ Thừa kế theo pháp luật là thừa kế theo hàng thừa kế, điều kiện và trình tự thừa kế do pháp luật quy định”. Hàng thừa kế theo pháp luật quy định tại điều 676 BLDS gồm có ba hàng :
Hàng thừa kế thứ nhất gồm : vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người đã chết.
Hàng thừa kế thứ hai gồm : Ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột, của người đã chết; cháu ruột của người đã chết mà người đã chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại.
Hàng thừa kế thứ ba gồm : Cụ nội, cụ ngoại của người đã chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người đã chết; cháu ruột của người đã chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người đã chết mà người đã chết là cụ nội, cụ ngoại.
Theo nguyên tắc phân chia di sản theo trình tự hàng, người thừa kế ở hàng thứ nhất có quyền hưởng di sản trước tiên so với các hàng thừa kế sau. Thừa kế theo hàng là thừa kế theo trật tự hàng gần hơn loại hàng xa hơn, Thừa kế theo trật tự hàng mang tính tuyệt đối. Những người ở cùng một hàng được nhận phần di sản ngang nhau đảm bảo tính công bằng của pháp luật.
a, Nội dung
* Hàng thừa kế thứ nhất gồm : vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người đã chết.
– Người thừa kế là vợ, chồng : cơ sở để vợ, chồng được thừa kế tài sản của nhau là quan hệ vợ chồng được xác lập thong qua việc kết hôn.
Trong trường hợp vợ chồng xin ly hôn mà chưa được Tòa án cho ly hôn bằng văn bản hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật, nếu một người chết thì người còn sống vẫn được thừa kế di sản của người đã chết (khoản 2 Điều 680 BLDS).
Trong trường hợp vợ, chồng đã chia tài sản chung khi hôn nhân còn tồn tại (sống riêng nhưng chưa ly hôn) mà sau đó một người chết thì người còn sống vẫn được thừa kế di sản của người đã mất.
Khoản 3 Điều 680 cũng quy định : “Người đang là vợ hoặc chồng của một người tại thời điểm người đó chết thì dù sau đó đã kết hôn với người khác vẫn được thừa kế di sản của người chết”.
– Người thừa kế là cha, mẹ, con : Cha mẹ là người thừa kế hàng thứ nhất của con đẻ và con đẻ là người thừa kế hàng thứ nhất của cha mẹ mình. Khái niệm con đẻ bao gồm cả con trong giá thú và con ngoài giá thú.
Trong pháp luật thừa kế với người thừa kế là con đã tuân theo các nguyên tắc :
+ Nguyên tắc không phân biệt đối xử theo giới tính : Công nhận con gái có quyền hưởng di sản là giải pháp riêng của tục lệ nhân dân Việt Nam đã tồn tại từ lâu đời. Đó cũng là sự phản ánh trong pháp luật thừa kế địa vị của người phụ nữ trong lĩnh vực kinh tế : lao động nông nghiệp của nữ giới ngang bằng với nam giới hay quyền hạn của người phụ nữ đối với kinh tế gia đình quan trọng không kém người đàn ông.
+ Nguyên tắc không phân biệt đối xử tùy theo tình trạng pháp lý.
Trong thời phong kiến quyền thừa kế của người con chính thức luôn được bảo đảm. Con của vợ lẽ hay nàng hầu khi chia di sản sẽ phải chịu phần kém hơn. Luật thực định đã thay thế thuật ngữ con chính thức bằng thuật ngữ “con trong giá thú” (Điều 32 Luật Hôn nhân và gia đình năm 1986). Và tất nhiên do hệ qủa của nguyên tắc không phân biệt đối xử giữa các con (Điều 64 Hiến pháp 1980, 1992) con trong hay ngoài giá thú đều có đầy đủ quyền lợi về di sản.
Pháp luật phong kiến cũng đã ghi nhận con nuôi vẫn được hưởng một phần di sản của cha mẹ nuôi. Tuy nhiên pháp luật không ghi nhận việc con nuôi có quyền thừa kế di sản của cha mẹ ruột. Đến BLDS hiện nay việc con nuôi có đầy đủ quyền thừa kế theo pháp luật của các thành viên gia đình cha mẹ ruột đã được quy định chi tiết tại Điều 676, 677 BLDS.
Mặt khác con nuôi và cha nuôi, mẹ nuôi được thừa kế tài sản của nhau và còn được thừa kế tài sản theo quy định tại điều 677, 678 BLDS. Về phía gia đình cha nuôi, mẹ nuôi, con nuôi chỉ có quan hệ thừa kế với cha nuôi, mẹ nuôi mà không có quan hệ thừa kế với cha mẹ và con đẻ của người nuôi con nuôi. Cha mẹ đẻ của người nuôi con nuôi cũng không được thừa kế của người con nuôi đó.
Trường hợp cha nuôi, mẹ nuôi kết hôn với người khác thì người con nuôi không đương nhiên trở thành con nuôi của người đó cho nên họ không phải là người thừa kế của nhau theo pháp luật.
Người đã làm con nuôi người khác vẫn có quan hệ thừa kế với cha, mẹ đẻ, ông bà nội, ông bà ngoại, anh chị em ruột, bác cô dì chú cậu ruột như người không làm con nuôi người khác.
Con riêng và bố dượng, mẹ kế nếu có quan hệ chăm sóc nuôi dưỡng nhau như cha con, mẹ con thì được thừa kế tài sản của nhau và còn được thừa kế tài sản theo quy định tại Điều 677, 678 BLDS.
* Hàng thừa kế thứ hai gồm : Ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột, của người đã chết; cháu ruột của người đã chết mà người đã chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại.
Ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại là những người thừa kế hàng thứ hai của cháu nội, cháu ngoại. Ngược lại, pháp luật còn dự liệu các trường hợp người chế không còn các con hoặc có con nhưng con không có quyền thừa kế, từ chối nhận di sản thì cháu sẽ được thừa kế của ông bà.
Anh chị em ruột là người thừa kế hàng thứ hai của nhau. Anh ruột, chị ruột, em ruột là anh chị em cùng mẹ hoặc cùng cha, không phụ thuộc vào việc trong hay ngoài giá thú.
Con riêng của vợ và con riêng của chồng thì không phải là anh chị em ruột của nhau.
Con nuôi của một người cũng không đương nhiên trở thành anh, chị, em của con đẻ người đó. Do đó, con nuôi và con đẻ của một người không phải là người thừa kế hàng thứ hai của nhau.
Người làm con nuôi của người khác vẫn là người thừa kế hàng thứ hai của anh chị em ruột của mình và ngược lại.
* Hàng thừa kế thứ ba gồm : Cụ nội, cụ ngoại của người đã chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người đã chết; cháu ruột của người đã chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người đã chết mà người đã chết là cụ nội, cụ ngoại.
Trường hợp cụ nội, cụ ngoại chết không có người thừa kế là con và cháu hoặc có người thừa kế nhưng họ đề thừ chối nhận di sản hoặc không có quyền hưởng di sản thì chắt sẽ được hưởng di sản của cụ.
Người thừa kế là bác, chú, dì, cô ruột của người chết, cháu ruột của người chết là bác ruột, chú ruột, cô ruột, cậu ruột, dì ruột. Quan hệ thừa kế được hiểu như sau : Anh chị em ruột của cha mẹ của cháu là những người thừa kế hàng thứ ba của cháu và ngược lại.
Xác định người có hay không có quyền thừa kế theo pháp luật là xác định chủ thể tham gia vào quan hệ thừa kế. Điều kiện người thừa kế theo pháp luật phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế của người để lại di sản. Điều kiện của người thừa kế theo pháp luật cũng được xác định trên ba mối quan hệ hôn nhân, huyết thống và nuôi dưỡng với người để lại di sản cho tới thời điểm mở thừa kế và người đó phải là người có quyền hưởng di sản. Pháp luật về thừa kế quy định những trường hợp người thừa kế không có quyền hưởng di sản do đã có hành vi trái pháp luật và đã bị kết án vì hành vi đó. Đồng thời, pháp luật cũng quy định những trường hợp thừa kế không thể bị người để lại di sản truất quyền hưởng di sản.
Quy đinh về ba hàng thừa kế theo pháp luật là bước tiến trong quá trình lập pháp ở nước ta và bảo vệ các quyền, lợi ích chính đáng của người thừa kế có quan hệ huyết thống với người để lại di sản. Pháp lệnh thừa kế được ban hành như một phản ứng linh hoạt của trình độ lập pháp nước nhà trước sự đổi mới toàn diện của đât nước và trong các mối quan hệ xã hội cùng tồn tại nhiều thành phần kinh tế và nhiều hình thức sở hữu tồn tại và phát triển.
Hàng thừa kế thứ nhất còn có thể được bổ sung thêm người thừa kế là con riêng và cha dượng, mẹ kế được thừa kế theo pháp luật của nhau khi một bên chết trước nếu có quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng nhau. Do vậy, con riêng và cha, mẹ kế không phải là những người đương nhiên được thừa kế của nhau theo pháp luật mà cơ sở để xác định thừa kế là quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng nhau như cha con, mẹ con. Từ căn cứ con riêng và cha mẹ kế được thừa kế theo pháp luật của nhau ở hàng thứ nhất, do vậy con đẻ của con riêng được thừa kế thế vị theo điều 677 BLDS. Quy định này là sự tiến bộ phù hợp với đời sống thực tế nhằm ngăn chặn những tư tưởng lạc hậu thường tồn tại trong tư tưởng và quan hệ của một bộ phận người.
Điểm mới của BLDS năm 2005 so với BLDS năm 1995 về hàng thừa kế là việc bổ sung cháu nội, cháu ngoại của người để lại di sản vào hàng thừa kế thứ hai và chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại vào hàng thứ ba. Quy định này nhằm mục đích bảo vệ triệt để hơn nữa quyền thừa kế theo pháp luật của các cháu, chắt của người để lại di sản trong những trường hợp cụ thể. Quy định tại điểm b, c khoản 1 Điều 676 BLDS năm 2005 đã mở rộng phạm vi người thừa kế theo hàng nhằm giải quyết có hiệu quả các quan hệ xã hội có liên quan đến việc chia di sản và nhận di sản thừa kế.
b, Những vấn đề cần lưu ý
* Thứ nhất, trong trường hợp những người được pháp luật chỉ định là người thừa kế tại hàng thừa kế thứ nhất vào thời điểm mở thừa kế đều đã chết mà trong số những người đã chết đó có cha hoặc mẹ của cháu thì trong trường hợp này cháu được hưởng thừa kế thế vị, cháu không phải là người được hưởng thừa kế theo hàng thừa kế thứ hai (theo quy định tại Điều 677 BLDS năm 2005). Vậy không phải trong mọi trường hợp toàn bộ những người ở hàng thừa kế thứ nhất đều đã chết thì những người thừa kế ở hàng thứ hai được hưởng di sản. Những trường hợp thừa kế thế vị thì di sản vẫn chia cho người thừa kế ở hàng thừa kế thứ nhất xác định được để có căn cứ xác định suất thừa kế được chia theo pháp luật.
* Thứ hai, trong trường hợp không còn ai ở hàng thừa kế thứ nhất do không có quyền hưởng di sản , bị truất quyền hưởng thừa kế hoặc từ chối nhận di sản thì cháu được thừa kế theo hàng thừa kế thứ hai cùng với anh, chị em ruột, ông, bà nội, ngoại. Cháu nội, ngoại của người để lại di sản vẫn được hưởng di sản theo trình tự hàng thừa kế thứ hai nếu cha mẹ của cháu cùng những người thừa kế khác tại hàng thừa kế thứ nhất đều không có quyền hưởng di sản do đều bị tước quyền thừa kế (tòa án tước), đều bị truất quyền hưởng di sản (người lập di chúc truất) hoặc đều từ chối hợp pháp quyền nhận di sản (Điều 642 BLDS). Cháu nội, ngoại chỉ được hưởng di sản trong một hoặc hai trường hợp. Không có trường hợp nào cháu nội, ngoại vừa được thừa kế thế vị vừa được thừa kế theo hàng thứ hai.
c, Việc thừa kế của những người có quyền thừa kế di sản của nhau mà chết trong cùng một thời điểm.
Theo Điều 641 BLDS : “Trong trường hợp những người có quyền thừa kế di sản của nhau đều chết cùng thời điểm hoặc được coi là chết cùng thời điểm do không thể xác định được người nào chết trước (sau đây gọi là chết cùng thời điểm) thì họ không được thừa kế di sản của nhau và di sản của mỗi người do người thừa kế của người đó hưởng, trừ trường hợp thừa kế thế vị theo quy định tại Điều 677 của Bộ luật này”.
Quy định trên của pháp luật là sự dự liệu tình huống, sự kiện xảy ra trong thực tế đời sống nhằm giải quyết việc chia di sản thừa kế của người chết. Những người có quyền thừa kế di sản của nhau là những người thừa kế theo pháp luật của nhau theo quy định ở Điều 676 BLDS. Nhưng họ đều chết trong cùng một thời điểm hoặc được coi là chết trong cùng một thời đỉểm do có sự kiện pháp lý đã phát sinh trên thực tế.
Theo nguyên tắc quan hệ thừa kế di sản chỉ phát sinh kể từ thời điểm mở thừa kế của người để lại di sản và người thừa kế phải còn sống vào thời điểm mở thừa kế của người để lại di sản. Người thừa kế còn sống vào thời điểm mở thừa kế là căn cứ để xác định quyền thừa kế của người đó. Thời điểm chết của mỗi cá nhân là thời điểm chấm dứt năng lực pháp luật dân sự của người đó. Đồng thời nó cũng là thời điểm mở thừa kế của người đó. Nếu những người có quyền thừa kế di sản của nhau mà không xác định được người nào chết trước người nào chết sau thì họ không có quyền hưởng di sản của nhau. Nhưng trong trường hợp nếu hai người có quan hệ cha, mẹ và con chết cùng thời điểm mà con có người thừa kế thế vị là cháu thì quan hệ thừa kế vẫn được xác lập. Khi đó cháu sẽ thế vị cho người con nhận di sản.
II. MỘT SỐ VẤN ĐỀ THỰC TIỄN
1. So sánh diện và hàng thừa kế theo qui định của pháp luật Việt Nam với qui định của một số nước trên thế giới
a)Nhật Bản
Hàng thừa kế theo qui định của pháp luật Nhật Bản:
– Hàng thứ nhất: Con của người chết, cháu của người chết sẽ thừa kế di sản trong trường hợp con của người chết chết trước hoặc mất quyền hưởng di sản trước thời điểm mở thừa kế.
– Hàng thứ hai:Những người có quan hệ huyết thống với người chết thuộc trực hệ tôn thuộc (những người huyết thống bề trên) .
– Hàng thứ ba bao gồm anh chị em ruột của người để lại di sản.
Khác với luật Việt Nam, trong bộ luật dân sự Nhật bản ta có thể thấy rõ vợ(chồng) của người chết không được liệt vào hàng nào trong ba hàng thừa kế nêu trên. Theo điều 890-BLDS Nhật bản:” Vợ chồng của người để lại thừa kế trở thành người thừa kế trong mọi trường hợp”. Trong trường hợp có bất cứ người nào trở thành người thừa kế phù hợp với các qui định của ba điều trên thì trật tự thừa kế của vợ(chồng) sẽ ngang hàng với người đó. Như vậy ta có thể thâý rõ dù trong bất kì trường hợp nào nếu người vợ chồng còn sống thì họ sẽ được nhận một phần tài sản tương đối lớn so với những người khác. Chứng tỏ pháp luật Nhật Bản coi trọng mối quan hệ hôn nhân hơn Việt rất nhiều điều này khiến cho mối quan hệ vợ chồng càng trở nên thiêng liêng, gắn bó hơn khi nó ràng buộc chặt chẽ vào quan hệ thừa kế.
b)Cộng hoà Pháp
Bộ luật dân sự cộng hoà Pháp, một trong những bộ luật dân sự nổi tiếng trên thế giới qui định về người thừa kế chủ yếu dựa trên quan hệ huyết thống giữa người thừa kế và người để lại di sản: Trước hết di sản được truyền cho những người bề dưới không phân biệt độ tuổi, giới tính và không phụ thuộc vào hình thức hôn nhân của cha mẹ đều được hưởng thừa kế. Nếu như không có những người thừa kế trực hệ phía dưới thì những người thừa kế trực hệ phía trên sẽ thừa kế di sản theo nguyên tắc người ở bậc gần nhất sẽ loại trừ người ở bậc xa hơn và mỗi người hưởng một suất bằng nhau. Về quyền thừa kế của vợ (chồng), theo điều 765-BLDS cộng hòa Pháp:"Khi người chết không còn thân thuộc đến bậc có thể thừa kế hoặc chỉ để lại những thân thuộc bàng hệ không phải là anh chị em hoặc ti thuộc của anh, chị, em, tài sản thừa kế đương nhiên hoàn toàn thuộc về vợ chồng không ly hôn còn sống và không có bản án xử ly thân đã có hiệu lực pháp luật". Theo điều này thì khi người chết không còn người thân trực hệ và không còn một anh chị em hay cháu nữa thì vợ chồng mới được quyền thừa kế. Chứng tỏ quyền thừa kế của vợ chồng không được coi trọng khác hẳn với ở Việt Nam và càng khác xa so với Nhật. Sự khác biệt về luật pháp này có lẽ do sự khác nhau giữa quan niệm đạo đức, giữa lối sống đạo đức của người phương đông với lối sống phóng khoáng của người phương tây.
c)Nga Nga là nước đầu tiên bước trên con đường xã hội chủ nghĩa. Do đó việc nghiên cứu pháp luật của Nga là rất phù hợp cho việc phát triển pháp luât Việt Nam. Bộ luật dân sự Nga chia diện những người thừa kế ra 7 hàng với các qui định tương đối giống với Việt Nam (điều 1141-BLDS Nga): Hàng trên thừa kế trước, hàng dưới thừa kế sau; Những người thừa kế cùng hàng được chia phần bằng nhau và cũng áp dụng các qui định về thừa kế thế vị đối với các hàng thừa kế. Pháp luật Nga cũng có những qui định về trường hợp nuôi con nuôi nhưng khác với Việt Nam, luật pháp Nga không công nhận quyền thừa kế của con nuôi đối với cha mẹ nuôi và ngược lại (khoản 2 điều 1147).
Nhìn chung pháp luật hầu hết các nước trên thế giới đều có những qui định về diện thừa kế dựa trên ba mối quan hệ chính:
+ Mối quan hệ huyết thống được nói đến ở hầu hết quốc gia.
+ Mối quan hệ hôn nhân.
+ Mối quan hệ nuôi dưỡng được nhắc đến nhưng chưa rõ ràng. Điểm tiến bộ của luật pháp Việt Nam là qui định khá rõ về mối quan hệ này.
Hầu hết các nước đều có qui định về phân chia diện thừa kế thành các hàng thừa kế, tuy các hàng thừa kế ở mỗi nước không giống nhau nhưng đều có những qui định về ưu tiên thừa kế cho hàng trên trước hàng dưới sau, đều áp dụng các qui định về thừa kế thế vị đối với các hàng thừa kế và phần di sản chia cho những người trong cùng một hàng thừa kế là như nhau. Pháp luật của các nước cũng luôn chú trọng bảo vệ quyền thừa kế của những người có quan hệ huyết thống với người để lại di sản. Pháp luật thừa kế của Nhật Bản, Nga, Phpá có một đặc điểm chung khi quy đinh các hàng thừa kế là : hàng thừa kế xen kẽ với bậc thừa kế. Thừa kế theo bậc được thực hiện khi người thuộc hàng thừa kế được hưởng di sản đã chết trước hoặc cùng thời điểm với người để lại di sản thì con (cháu) của người đó được hưởng di sản. Họ còn được gọi là người thừa kế đại diện.
Khác biệt so với những quy định về hàng thừa kế và nguyên tắc chia thừa kế theo hàng của một số nước, pháp luật thừa kế nước ta quy định về hàng thừa kế theo nguyên tắc hàng này độc lập với hàng kia, hưởng di sản theo nguyên tắc hàng trước loại trừ hàng sau và không có sự xen kẽ với bậc như pháp luật một số nước quy định.
2. Về quan hệ thừa kế giữa con riêng với cha dượng, mẹ kế
§iÒu 679 cña Bé luËt D©n
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Diện thừa kế và hàng thừa kế - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn.doc