Tiểu luận Điều kiện, các nguyên tắc trong việc bồi thường thiệt hại, cách xác định thiệt hại

MỤC LỤC

Tiêu đề Trang

A. Đặt vấn đề 1

B. Giải quyết vấn đề 2

I. Khái niệm

1. Phương tiện giao thông vận tải cơ giới

2. Người điều khiển phương tiện giao thông vận tại cơ giới

3. Bồi thường thiệt hại do phương tiện .

II. Điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường

1. Có thiệt hại xảy ra

2. Hành vi gây thiệt hại là hành vi trái pháp luật

3. Có lỗi của người gây thiệt hại

4. Co mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm và thiệt hại

III. Nguyên tắc bồi thường và xác định mức bổi thường.

1. Nguyên tắc bồi thường thiệt hại

2. Xác định mức độ thiệt hại

IV. Chủ thể chịu trách nhiệm bồi thường trong các trường hợp bồi thường

1. Chủ sở hữu phương tiện

2. Người chiếm hữu, sử dụng phương tiện

3. Cơ quan bảo hiểm

V. Các trường hợp loại trừ trách nhiệm bồi thường thiệt hại

1. Người bị thiệt hại hoàn toàn có lỗi

 

 

 

 

 

doc26 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3191 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Điều kiện, các nguyên tắc trong việc bồi thường thiệt hại, cách xác định thiệt hại, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hành vi gây thiệt hại có thể là việc người điều khiển phương tiện không tuân thủ các quy định về bảo quản phương tiện vận tải dẫn đến việc phương tiện bị chiếm hữu một cách bất hợp pháp thì chủ sở hữu vẫn có trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Đôi khi, chủ sở hữu phương tiện, người điều khiển phương tiện không có hành vi trái pháp luật nhưng vẫn có trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Nguyên nhân của việc này là các phương tiện giao thông vận tải cơ giới tự thân nó là nguồn nguy hiểm cao độ nên khi chủ sở hữu quyết định đăng ký quyền sở hữu nghĩa là họ đã chấp nhận rủi ro có thể xảy đến với phương tiện của mình. Tất nhiên, khi họ đã chấp nhận điều đó đồng nghĩa với việc họ phải bồi thường thiệt hại ngay cả khi họ không có hành vi gây thiệt hại. 3. Có lỗi của người gây thiệt hại. Nguyên tắc trong việc áp dụng luật dân sự cũng như luật hình sự là một người chỉ bị áp dụng chế tài khi họ có lỗi đối với việc gây ra thiệt hại, và lỗi của họ đến đâu thì áp dụng chế tài đến đó. Do vậy, người điều khiển phương tiện chỉ phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp họ có lỗi trong việc gây ra thiệt hại (trừ trường hợp thiệt hại xảy ra được xác định là do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra). Theo quy định của điều 604 thì lỗi của người điều khiển phương tiện nói riêng, người gây thiệt hại nói riêng có thể là lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý. Cố ý gây thiệt hại là một người nhận thức rõ hành vi của mình sẽ gây thiệt hại cho người khác mà vẫn thực hiện và mong muốn, hoặc không mong muốn nhưng có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra. Vô ý gây thiệt hại là một người không thấy trước hành vi của mình có khả năng gây thiệt hại mặc dù phải biết trước thiệt hại sẽ xảy ra hoặc có thể thấy trước hành vi của mình có khả năng gây thiệt hại, nhưng cho rằng thiệt hại sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn chặn được. Xung quanh việc xác định hình thức lỗi cố ý của người điều khiển phương tiện giao thông vận tải cơ giới còn có nhiều ý kiến khác nhau. Có người cho rằng việc gây thiệt hại với lỗi cố ý của người điều khiển phương tiện thì sẽ không áp dụng trách nhiệm bồi thiệt hại do nguời điểu khiển phương tiện giao thông vận tải gây ra, việc áp dụng trách nhiệm dân sự nêu trên chỉ áp dụng khi người điều khiển phương tiện có lỗi vô ý, còn khi đã có lỗi cố ý thì phải áp dụng trường hợp bồi thường do hành vi của con người gây ra. Em không đồng ý với quan điểm nêu trên, em cho rằng người điều khiển phương tiện giao thông vận tải cơ giới vẫn có thể có lỗi cố ý được. Thứ nhất, người điều khiển phương tiện biết việc thực hiện hành vi của mình là có khả năng gây thiệt hại nhưng vẫn thực hiện, khi thiệt hại xảy ra thì được coi là người này đã có lỗi cố ý với hành vi và vô ý đối với hậu quả. VD: Một người vượt đèn đỏ biết được hành vi của mình có thể gây thiệt hại nhưng không mong muốn và tin rằng hậu quả sẽ không xảy ra, tuy nhiên hành vi đó đã gây thiệt hại cho người đi đường khi họ đi đúng tín hiệu giao thông. Thứ hai, người điều khiển phương tiện cố ý với cả hành vi và hậu quả thiệt hại khi họ cho rằng họ được phép gây thiệt hại trong trường hợp loại trừ trách nhiệm bồi thường thiệt hại. VD: A đang lái xe ô tô thì bị một đám thanh niên đuổi đánh, A đã nhằm thẳng một người đang dùng vũ khí đập xe mình và đâm thẳng vào người đó. Nếu như hành vi của A chỉ dừng lại ở đó thì được coi là phòng vệ chính đáng và không phải bồi thường, nhưng A lo ngại người này sẽ đứng dậy được và tiếp tục đập xe lên A đã lùi xe lại cán gẫy chân người này. Trường hợp này A đã gây thiệt hại so vượt quá giới hạn của phòng vệ chính đáng và phải bồi thường thiệt hại. Tuy vậy, ta cần đặc biệt chú ý tới trường hợp gây thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra, lúc này chủ sở hữu, người chiếm hữu phải bồi thường thiệt hại ngay cả trong trường hợp họ không có lỗi. BLDS coi đây là một loại “trách nhiệm dân sự nâng cao” đối với chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp. Thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra phải là thiệt hại do tự thân của phương tiện khi vận hành gây ra. Đây là điểm khác biệt của hai trường hợp bồi thương thiệt hại do phương tiện và bồi thường thiệt hại do người điều khiển phương tiện gây ra. VD: Chị Hoa gửi xe vào trong bãi đậu xe của anh Hoàng. Khoảng 15 phút sau, chiếc xe bất chợt phát nổ gây thiệt hại cho những chiếc xe xung quanh. Trong trường hợp này, người chủ sở hữu phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại chứ không phải người đang chiếm hữu phương tiện. 4. Có mối quan hệ nhân quả giữa thiệt hại và hành vi trái pháp luật. Thiệt hại xảy ra trong các vụ tai nạn giao thông là kết quả của hành vi trái pháp luật, hay nói cách khác, hành vi trái pháp luật là nguyên nhân của thiệt hại xảy ra. Điều này được quy định tại điều 604: “Người nào… xâm phạm …mà gây thiệt hại” thì phải bồi thường. Ở đây ta thấy hành vi gây thiệt hại đến tính mạng, sức khoẻ, tài sản… là nguyên nhân và thiệt hại là hậu quả của hành vi đó. Mối quan hệ nhân quả thể hiện trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại tương tự như mối quan hệ của cặp phạm trù nhân quả. Nghĩa là hành vi gây ra thiệt hại do người điều khiển phương tiện phải diễn ra trước về mặt thời gian so với thiệt hại thực tế xảy ra. VD: A lái xe đâm vào một xác chết (xác của một người bị một nhóm nguời giết rổi vứt ra đường) dẫn tới nát phần đùi bên trái của xác chết, thì việc đâm phải xác chết này không được coi là xâm phậm đến tính mạng, sức khoẻ của người chết được. Bên cạnh đó, hành vi trái pháp luật phải là nguyên nhân trực tiếp, chủ yếu dẫn đến hậu quả thiệt hại. VD: An là xe ôm, An chở một lúc 2 người đến trường Đại học Luật Hà Nội. Đang ngồi trên xe thì B nhảy xuống xe để trốn tiền xe ôm khi xe đang chạy dẫn đến tử vong do va đầu vào gạch ven đường. Ở đây ta không thể cho rằng việc An chở quá số người quy định là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến cái chết của B được. III. Chủ thể chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong các trường hợp gây thiệt hại. Người điều khiển phương tiện giao thông vận tải gây thiệt hại có thể là chủ sở hữu phương tiện, người chiếm hữu phương tiện hợp pháp hoặc bất hợp pháp. Thông qua mối quan hệ giữa các chủ thể ta có thể xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại thuộc về một chủ thể, hoặc các chủ thể liên đới chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Ngoài ra, do các phương tiện giao thông vận tải cơ giới phải mua bảo hiểm trách nhiệm dân sự bắt buộc nên xuất hiện một chủ thể nữa có trách nhiệm bồi thường thiệt hại là cơ quan bảo hiểm. 1. Chủ sở hữu phương tiện. Chủ sở hữu phương tiện cơ giới có thể là cá nhân hay tổ chức. Chủ sở hữu phương tiện đuợc pháp luật công nhận quyền sở hữu của mình đối với phương tiện vận tải cơ giới, bởi vậy họ có quyền sử dụng phương tiện vào các mục đích hợp pháp theo ý muốn của mình. Xuất phát từ việc khai thác công dụng của phương tiện, chủ sở hữu cũng đồng thời phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi sử dụng phương tiện dẫn tới việc gây thiệt hại đến xã hội. Chủ sở hữu phải bồi thường thiệt hại trong những trường hợp sau: - Trong trường hợp chủ sở hữu là người đang vận hành phương tiện, thiệt hại xảy ra do tự thân phương tiện gây ra, đây trường hợp chủ sở hữu phương tiện phải bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ do mình đang chiếm hữu, sử dụng gây ra. - Chủ sở hữu là người trực tiếp điều khiển phương tiện có hành vi gây thiệt hại cho xã hội. Các hành vi gây thiệt hại cho xã hội mà người điều khiển phương tiện giao thông vận tải có thể gây ra cho xã hội: Gây thiệt hại do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng; gây thiệt hại trong trường hợp vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết; điều khiển phương tiện sau khi dùng chất kích thích; gây thiệt hại trong trường hợp người điều khiển phương tiện và người bị thiệt hại cùng có lỗi. - Chủ sở hữu có lỗi trong việc trông coi, bảo quản phương tiện để người khác chiếm hữu, sử dụng bất hợp pháp gây tai nạn mà không xác định được người chiếm hữu, sử dụng bất hợp pháp hoặc trong trường hợp chủ sở hữu có lỗi trong việc bảo quản dẫn đến việc để người không có năng lực hành vi chiếm hữu, sử dụng phương tiện gây tai nạn. - Chủ sở hữu giao cho người khác sử dụng theo quan hệ của hợp đồng lao động, theo chế độ công vụ. Về nguyên tắc, người điều khiển phương tiện theo hợp đồng lao động, theo chế độ công vụ thì chủ sở hữu phải bồi thường thiệt hại trong mọi trường hợp phương tiện thuộc quyền sở hữu của mình gây thiệt hại. Chủ sở hữu phương tiện phải liên đới chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại đối với các trường hợp sau: - Người được chủ sở hữu giao phương tiện trong hợp đồng khoán việc gây thiệt hại. Trong trường hợp này chủ sở hữu có trách nhiệm bồi thường liên đới với người điều khiển phương tiện. - Trường hợp gây thiệt hại do rủi ro trong quá trình vận hành phương tiện. Rủi ro trong chế định này là một trong những đặc điểm của nguồn nguy hiểm cao độ. Trong quá trình sử dụng phương tiện, chủ sở hữu phương tiện, người được giao chiếm hữu sử dụng phương tiện có thể ý thức được sự rủi ro nhưng không thể ngăn ngừa được. - Giao quyền chiếm hữu, quyền sử dụng trong trường hợp cho thuê phương tiện. Trong quan hệ thuê phương tiện thì mục đích của chủ sở hữu phương tiện là nhằm thu lợi từ việc cho thuê tài sản của mình, còn người thuê phương tiện có thể nhằm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt hay nhằm mục đích thu lợi thông qua việc sử dụng phương tiện. 2. Người chiếm hữu, sử dụng phương tiện giao thông vận tải cơ giới. Người chiếm hữu, sử dụng phương tiện không phải là chủ sở hữu phương tiện. Họ có thể là người được chủ sở hữu giao phương tiện thông qua một hợp đồng dân sự, cũng có thể họ là người chiếm hữu, sử dụng phương tiện một cách bất hợp pháp, không có căn cứ pháp luật. 2.1 Người chiếm hữu, sử dụng phương tiện không có căn cứ pháp luật. Phương tiện giao thông vận tải cơ giới là nguồn nguy hiểm cao độ, khi xuất hiện rủi ro dẫn đến việc gây thiệt hại đến tính mạng, tài sản, sức khoẻ của người khác thì theo quy định tại khoản 4 điều 623 BLDS thì: “Trong trường hợp nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì người đang chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ trái pháp luật phải bồi thường thiệt hại”. Như vậy, khi một người có hành vi chiếm hữu, sử dụng phương tiện giao thông vận tải một cách bất hợp pháp thì họ có trách nhiệm bồi thường toàn bộ thiệt hại khi chủ phương tiện đã chấp hành đầy các biện pháp về bảo quản, trông giữ phương tiện. VD: A gửi xe ô tô tại bãi đỗ xe Ngọc Khánh. A đã khoá xe cẩn thận, nhưng B là nhân viên giữ xe đã dùng chìa khoá vạn năng để mở khoá xe để lấy xe đi chơi. Trong trường hợp này nếu B gây thiệt hại thì B có trách nhiệm hoàn toàn trong việc bồi thường thiệt hại. Trong trường hợp người chiếm hữu, sử dụng phương tiện một cách trái pháp luật và chủ sở hữu phương tiện có lỗi để phương tiện bị chiếm hữu một cách bất hợp pháp thì người chiếm hữu, sử dụng phương tiện bất hợp pháp phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại liên đới với chủ sở hữu phương tiện. Quy định này làm tăng trách nhiệm của chủ sở hữu phương tiện trong việc bảo quản, trông giữ phương tiện của mình. VD: Anh Vịnh lái xe tải về làng, anh để xe tải đầu làng nhưng lại không rút chìa khoá điện. Minh là em họ của anh Vịnh đang học lái xe thấy thế lén lút lên xe và cho xe chạy. Khi đang chạy xe thì chiếc xe bị gẫy trục gây thiệt hại cho anh Cảnh đang đi cùng chiều. Trong trường hợp này, anh Vịnh và Minh có trách nhiệm liên đới bồi thường thiệt hại cho anh Cảnh. 2.2 Người chiếm hữu, sử dụng phương tiện có căn cứ pháp luật thông qua một hợp đồng dân sự. Người chiếm hữu, sử dụng phương tiện giao thông vận tải hợp pháp là người được chủ sở hữu phương tiện chuyển giao quyền chiếm hữu, sử dụng phương tiện trong một khoảng thời gian nhất định. Ngoài những trường hợp liên đới bồi thường thiệt hại với chủ sở hữu phương tiện đã nêu ở phần trên, thì người chiếm hữu, sử dụng phương tiện phải bồi thường trong những trường hợp sau đây: - Người chiếm hữu, sử dụng phương tiện giao thông vận tải hợp pháp chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ mà họ đang chiếm hữu sử dụng phương tiện gây ra. Trường hợp này, trách nhiệm bảo quản, tuân thủ đầy đủ các quy định về an toàn giao thông từ chủ phương tiện đã được chuyển giao cho người chiếm hữu, sử dụng phương tiện hợp pháp, do vậy nên học có trách nhiệm bồi thường thiệt hại do tự thân phương tiện gây ra. Tuy nhiên, người chiếm hữu, sử dụng phương tiện giao thông vận tải chỉ phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp họ đang khai thác công dụng từ phương tiện, còn trong trường hợp họ chỉ chiếm hữu qua hợp đồng gửi giữ thì họ không có trách nhiệm bồi thường thiệt hại. - Trong trường hợp người chiếm hữu, sử dụng phương tiện có được phương tiện thông qua một hợp đồng mượn tài sản. Bên mượn tài sản (có thể bao gồm người mượn và người điều khiển phương tiện) phải bồi thường thiệt hại khi gây thiệ hại cho xã hội. Tuy nhiên, ta cũng cần lưu ý một trường hợp đó là chủ sở hữu phương tiện đã giao cho người mượn (mà chủ sở hữu biết rõ là không đủ điều kiện điều khiển phương tiện cho mượn) thì sẽ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại liên đới giữa các chủ thể. - Trường hợp chủ sở hữu phương tiện giao phương tiện cho người khác chiếm hữu, sử dụng dưới hình thức cho thuê phương tiện, thì giữa họ có thể thoả thuận viêc bồi thường thiệt hại khi tai nạn xảy ra. Thông thường trên thực tế các bên thoả thuân việc bồi thường thiệt hại thuộc về người thuê phương tiện. 3. Cơ quan bảo hiểm thực hiện việc bồi thường thiệt hại. Xuất phát từ đặc điểm riêng biệt của phương tiện giao thông vận tải cơ giới khi hoạt động thường gây nguy hiểm đối với người xung quanh, khả năng gây ra thiệt hại là rất lớn. Vì vậy, các phương tiện giao thông vận tải cơ giới khi đăng ký hoạt động bắt buộc phải mua bảo hiểm trách nhiệm dân sự (bảo hiểm trách nhiệm dân sự bắt buộc đối với phương tiện giao thông vận tải cơ giới đường bộ, bảo hiểm trách nhiệm dân sự bắt buộc đối với chủ tàu…). Việc mua bảo hiểm trách nhiệm dân sự bắt buộc cho xe cơ giới có ý nghĩa quan trọng nhằm đảm bảo nguyên tắc bồi thường toàn bộ, kịp thời thiệt hại. Bên cạnh đó, quy định này còn nhằm ổn định tài chính cho chủ sở hữu phương tiện khi gây thiệt hại quá lớn so với khả năng tài chính của chủ xe và người bị thiệt hại. Cơ quan bảo hiểm tiến hành bảo hiểm theo nguyên tắc bảo hiểm toàn diện, được thảo thuận cụ thể trong hợp đồng bảo hiểm. Tất cả thiệt hại xảy ra đều được bồi thường. Song cơ quan bảo hiểm sẽ không chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong các trường hợp vi phạm các quy tắc bảo hiểm, các trường hợp loại trừ trách nhiệm bảo hiểm. Những trường hợp loại trừ trách nhiệm bảo hiểm sẽ được quy định chặt chẽ trong hợp đồng bảo hiểm và được sự đồng ý của các bên tham gia bảo hiểm. Trong trường hợp hỗn hợp lỗi thì cơ quan bảo hiểm chỉ chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại tương ứng với phần người điều khiển phương tiện có lỗi. Phần lỗi không thuộc về người điều khiển phương tiện, cơ quan bảo hiểm không chịu trách nhiệm bồi thường. IV. Nguyên tắc bồi thường thiệt hại và xác định mức độ thiệt hại. 1. Nguyên tắc bồi thường thiệt hại. Nhằm đảm bảo được mục đích của việc bồi thường thiệt hại khi hành vi trái pháp luật gây ra, khi tiến hành bồi thường thiệt hại cần đảm bảo những nguyên tắc việc bồi thường thiệt hại. Nguyên tắc bồi thường toàn bộ, kịp thời. Nguyên tắc chung nhất trong bồi thường thiệt hại nói chung và bồi thường thiệt hại do phương tiện giao thông vận tải cơ giới nói riêng là bồi thường toàn bộ, kịp thời cho người bị thiệt hại. Bồi thường toàn bộ thiệt hại do hành vi trái pháp luật của người điều khiển phương tiện gây ra là nguyên tắc công bằng, hợp lý phù hợp với mục đích cũng như chức năng phục hồi của chế định bồi thường thiệt hại. Bồi thường toàn bộ được hiểu là bồi thường toàn bộ những chi phí hợp lý để khắc phục những thiệt hại xảy ra đối với người bị thiệt hại, những thiệt hại này có thể là thiệt hại về tài sản, về thu nhập thực tế bị mất, những tổn thất tinh thần do người thân qua đời đối với những người thân thích của người bị thiệt hại. Việc xác định những khoản bồi thường thiệt hại toàn bộ sẽ được làm rõ ở phần xác định mức độ bồi thường thiệt hại. Bồi thường kịp thời cho người bị thiệt hại được xác định là việc người điều khiển phương tiện, chủ sở hữu phương tiện nhanh chóng bồi thường khoản vật chất cho người bị thiệt hại, nhằm tạo điều kiện cho người bị thiệt hại có thể thuận tiện hơn trong việc khắc phục hậu quả. Điều này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong các vụ tai nạn giao thông ảnh hưởng đến tính mạng, sức khoẻ của người bị thiệt hại. Việc bồi thường thiệt hại kịp thời có ý nghĩa quan trọng trong việc giúp nạn nhân có thể được cứu chữa, hạn chế thiệt hại, bởi không phải nạn nhân nào cũng có điều kiện thanh toán tiền viện phí khi mà số tiền vượt quá khả năng của họ. Do vậy, việc quy định thủ tục tố tụng dân sự đảm bảo yếu tố này là hết sức cần thiết. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi của bản án, quyết định của Toà án. Khi tham gia điều khiển các phương tiện giao thông vận tải cơ giới, người điều khiển phương tiện, chủ sở hữu phương tiện bắt buộc phải mua bảo hiểm trách nhiệm dân sự cho xe cơ giới. Quy định bắt buộc này có ý nghĩa quan trọng khi có thiệt hại xảy ra vượt quá khả năng thực tế của chủ sở hữu, người điều khiển phương tiện. Tuy nhiên, vì một lý do nào đó vẫn có trường hợp người điều khiển phương tiện là xe cơ giới không có hợp đồng bảo hiểm, hoặc bảo hiểm trách nhiệm dân sự đã hết thời hạn bảo hiểm thì việc bồi thường thiệt hại sẽ rất khó khăn cho nạn nhân khi mức độ thiệt hại quá lớn. Theo quy định của khoản 2 điều 605 BLDS thì: “giảm mức bồi thường, nếu do lỗi vô ý mà gây thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế trước mắt và lâu dài của người gây thiệt hại”. Quy định trên nhằm đảm bảo tính khả thi của bản án và quyết định của Toà án. Nếu như ta áp dụng một cách máy móc nguyên tắc bồi thường toàn bộ thiệt hại khi có hành vi trái pháp luật của người điều khiển phương tiện thì bản án sẽ không thể được thực hiện trên thực tế. Thiết nghĩ, ngay cả trong trường hợp người điều khiển phương tiện có lỗi cố ý (phần này đã được trình bày rõ ràng ở mục trên) gây ra thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế trước mắt hay lâu dài của người điều khiển phương tiện thì cũng nên áp dụng nguyên tắc này. Quy định quá lớn so với khả năng kinh tế của người gây thiệt hại không có một mức “trần” trên thực tế được. Vì đối với mỗi người thì khả năng kinh tế sẽ có sự khác biệt nhất định, do vậy cần căn cứ vào tình hình kinh tế thực tế của mỗi người gây thiệt hại để xác định mức độ quá lớn, từ đó làm căn cứ để xác định giảm mức bồi thường thiệt hại. Ta cũng cần phân biệt rõ ràng giữa việc giảm mức bồi thường thiệt hại so với việc tạm đình chỉ quyêt định của Toà án. Nguyên tắc thay đổi mức bồi thường. Với tính chất là một vụ việc dân sự, các đương sự có thể thoả thuận với nhau về mức độ bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật, khi các bên không thoả thuận được thì Toà án sẽ xác định mức độ bồi thường thiệt hại. Tuy nhiên, mức độ bồi thường thiệt hại do thoả thuận hoặc quyết định của Toà án có thể bị thay đồi nếu mức độ bồi thường thiệt hại “không còn phù hợp với thực tế nữa”. Việc xác định mức độ bồi thường thiệt hại không còn phù hợp với thực tế nữa dựa vào tình hình thực tế của xã hội, biến động giá cả, tình hình sức khoẻ của người bị thiệt hại, chi phí cho việc chữa chạy cho người bị thiệt hại… Toà án sẽ căn cứ vào tình hình thực tế, khi có yêu cầu của các bên thì xem xét việc thay đồi mức bồi thường thiệt hại. VD: Năm 2000, Lâm là lái xe taxi do không làm chủ được tốc độ nên đã gây tai nạn dẫn đến việc anh Bình bị liệt nửa người, anh Bình phải nằm điều trị liên tục ở bệnh viện. Do anh Bình là cán bộ công chức nhà nước nên Lâm có trách nhiệm phải bồi thường khoản thu nhập thực tế bị mất cho anh Bình. Khi có sự thay đổi về mức lương cơ bản dành cho cán bộ công chức thì anh Bình có quyền yêu cầu Toà án buộc Lâm phải tăng mức bồi thường do chi phí thực tế bị mất. 2. Xác định mức độ thiệt hại. Nhằm đảm bảo tính chính xác của các nguyên tắc bồi thường thiệt hại, ta cần xác định được mức độ bồi thường thiệt hại thực tế để từ đó là cở sở ấn định mức bồi thường. Theo quy định của Mục 2 chương XXI Phần thứ ba BLDS thì các loại thiệt hại đuợc bồi thường bao gồm: thiệt hại về tài sản; thiệt hại về sức khoẻ; thiệt hại về tính mạng, danh dự, nhân phẩm, uy tín. 2.1 Thiệt hại về tài sản. Theo quy định của Điều 608 BLDS thì thiệt hại về tài sản bao gồm các thiệt hại do tài sản “bị mất, bị huỷ hoại hoặc bị hư hỏng, lợi ích gắn liền với việc sử dụng khai thác tài sản, chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục thiệt hại”. Như vậy, thiệt hại về tài sản bao gồm thiệt hại trực tiếp nhằm khôi phục tình trạng ban đầu của tài sản và thiệt hại gián tiếp liên quan đến việc khai thác tài sản từ thời điểm bị thiệt hại đến thời điểm được bồi thường. Trong các vụ tai nạn giao thông, do người điều khiển phương tiện giao thông vận tải cơ giới gây ra thì thiệt hại tài sản chủ yếu là do sự tác động một lực vật lý vào tài sản dẫn đến việc tài sản bị biến dạng, mất đi những thuộc tính ban đầu của tài sản. Cùng với đó, trong thời gian tài sản sửa chữa có thể ảnh hưởng đến việc thu hao lợi, lợi tức có được từ việc khai thác tài sản cũng đưụơc xác định thiệt hại gián tiếp do hành vi trái pháp luật của người điều khiển phương tiện gây ra. Khi tiến hành bồi thường thiệt hại về tài sản, các bên thoả thuận về mức bồi thường, cách thức tiến hành. Bồi thường trực tiếp có thể được thực hiện thông qua việc đền bù một khoản tiền, thay thế bằng một vật khác, hoặc thực hiện một công việc cho người bị thiệt hại (như việc người gây thiệt hại đã tự mình sửa lại tài sản cho người bị thiệt hại). Nếu việc bồi thường bằng hiện vật không thể tiến hành trên thực tế thì các bên căn cứ căn cứ vào giá trị của tài sản (có trừ đi khấu hao do sử dụng) đê bồi thường bằng tiền. Việc bồi thường bằng tiền có thể tiến hành một lần, hoặc nhiều lần tuỳ vào sự thoả thuận của các bên. 2.2 Thiệt hại về sức khoẻ. Thực tế, sức khoẻ là vốn quý giá nhât của con người. Do vậy, việc bồi thường thiệt hại chỉ là bồi thường một phần đối với người bị thiệt hại, nhằm tạo điều kiện cho nạn nhân, gia đình nạn nhân khắc phục những khó khăn do tai nạn gây nên. Trong một số trường hợp việc bồi thường còn có ý nghĩa là một trợ cấp cho nạn nhân, gia đình nạn nhân. Mức độ thiệt hại về sức khoẻ bao gồm: Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi các chức năng bị mất, bị giảm sút; thu nhập thực tế của người bị tai nạn, người chăm sóc người bị hại bị mất hoặc giảm sút; thu nhập chênh lệch trước và sau tai nạn; tổn thất về tinh thần mà nạn nhân phải gánh chịu. Việc bồi thường thiệt hại do tổn thất về tinh thần là một khái niệm mang tính trừu tượng. Hiện tại, pháp luật không có mẫu số chung cho việc xác định mức bồi thường thiệt hại này đối với tất cả mọi người một cách chính xác. Việc xác định mức bồi thường thiệt hại do tổn thất về tinh thần phụ thuộc vào từng cá nhân của người bị thiệt hại. Mức bồi thường sẽ do các bên thoả thuận; nếu không thoả thuận được thì tối đa không vượt quá ba mươi tháng lương tối thiểu của nhà nước. 2.3 Thiệt hại về tính mạng bị xâm hại. Tính mạng của con người là vô giá không thể tính thành tiền được. Vì vậy, bồi thường thiệt về tính mạng thực chất là vật chất bỏ ra liên quan đến cái chết của người bị thiệt hại. Những chi phí bỏ ra bao gồm: - Những chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi thường chăm sóc nạn nhân trước khi chết, chi phí hợp lý cho việc mai táng phù hợp với phong tục tập quán của địa phương. - Tiền cấp dưỡng cho những người mà người chết có nghĩa vụ phải cấp dưỡng khi họ còn sống (con chưa thành niên, con đã thành niên nhưng không có khả năng lao động…) - Khoản tiền để bù đắp tổn thất về tinh thần cho những người thân thích thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người bị thiệt hại, nếu không có những người này thì người mà người bị thiệt hại đã trực tiếp nuôi dưỡng, người đã trực tiếp nuôi dưỡng người bị thiệt hại. Mức bồi thường sẽ do các bên thoả thuận, nếu không thoả thuận được thì mức tối đa không quá sáu mươi tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định. V. Các trường hợp loại trừ trách nhiệm bồi thường thiệt hại do phương tiện giao thông vận tải cơ giới và người điều khiển phương tiện gây ra. 1. Người bị thiệt hại hoàn toàn có lỗi. Theo quy định của điểm a, khoản 3 điều 623 thì chủ sở hữu, người chiếm hữu sử dụng phương tiện hợp pháp không phải bồi thường thiệt hại khi: “Thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi cố ý của người bị thiệt hại”. Trong trường hợp này người điều khiển phương tiện không có lỗi trong việc gây ra thiệt hại, thiệt hại xảy đến hoàn toàn do lỗi của người bị thiệt hại. Do thiếu yếu tố lỗi trong điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại, nên người điều khiển phương tiện không có trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Quy định này hoàn toàn phù hợp với tình hình thực tế của hoạt động giao thông vận tải của các chủ phương tiện. Bởi lẽ khi tham gia giao thông, mặc dù người điều khiển phương tiện dù cố gắng đến đâu, khi đối diện với những tình huống chủ định của người bị thiệt hại thì cũng không thể tránh được thiệt hại xảy ra

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docĐiều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường, các nguyên tắc trong việc bồi thường thiệt hại, cách xác định thiệt hại, cùng với đó là những trường hợp l.doc
Tài liệu liên quan